Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

phát triển chăn nuôi thỏ trong kinh tế hộ ở phường xuân khanh – thành phố sơn tây – tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 94 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ
một học hàm học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 19 tháng 05 năm 2008
Người cam đoan
Nguyễn Đức Mạnh
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin chân thành cảm
ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT & PTNT,
cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học
Nông Nghiệp I - Hà Nội.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Dương Văn Hiểu - nguời đã dành thời gian công sức chỉ bảo,
tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập tôi vô cùng cảm ơn cán bộ đang công
tác tại phường Xuân Khanh – thành phố Sơn Tây – tỉnh Hà Tây và
các hộ chăn nuôi thỏ trên địa bàn phường đã tiếp nhận, nhiệt tình
giúp đỡ chỉ bảo và cung cấp các số liệu, những thông tin cần thiết để
phục vụ cho quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình.
Do điều kiện và thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn nên
luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Vì vậy, tôi
mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn


để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Đức Mạnh
2
MỤC LỤC
I. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
II Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Một số vấn đề về hộ và kinh tế hộ nông dân 7
2.1.3 Vị trí, vai trò của chăn nuôi thỏ trong sản xuất nông nghiệp và trong.
nền kinh tế quốc dân 11
2.1.4 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật về chăn nuôi thỏ 13
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi thỏ 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Tình hình sản xuất , tiêu thụ và xuất nhập khẩu thỏ trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình sản xuất thỏ và tiêu thụ thỏ ở Việt Nam 21
2.2.3 Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển chăn nuôi thỏ trong hộ
gia đình ở phường Xuân Khanh 21
2.2.4 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến
chăn nuôi thỏ 22
III Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu 32
3
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 32
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 34
3.2.3 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) 35
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích 35
IV Kết quả nghiên cứu
4.1 Thực trạng chăn nuôi thỏ của phường Xuân Khanh 38
4.1.1 Tình hình chăn nuôi thỏ của phường Xuân Khanh những năm vừa qua
…………………………………………………………………………… 38
4.1.2 Tình hình đàn thỏ nuôi tại các hộ điều tra 39
4.1.3 Tình hình nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi của các hộ điều tra
(55 hộ) 41
4.1.4 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi thỏ trong các hộ điều tra 42
4.2 Phân tích những yếu tố chủ yếu tác động đến kết quả chăn nuôi thỏ 49
4.2.1 Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chăn nuôi thỏ 49
4.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu đến giá trị sản xuất
của thỏ mẹ 59
4.3 Khái quát một số thuận lợi và khó khăn ở các hộ chăn nuôi thỏ 63
4.3.1 Thuận lợi 63
4.3.2 Khó khăn 64
4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi thỏ trong kinh tế hộ ở
phường Xuân khanh 65
4.4.1 Giải pháp quy hoạch vùng trồng cỏ cho chăn nuôi 65
4.4.2 Giải pháp về con giống 66
4.4.3 Giải pháp về thức ăn chăn nuôi 67
4.4.4 Giải pháp về công tác phòng và trị bệnh cho thỏ 70

4.4.5 Giải pháp về chuyển giao tiến bộ kĩ thuật 71
4.4.6 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 72
4.4.7 Giải pháp về mội trường…………………………………………… 73
V Kết luận và kiến nghị
4
5.1 Kết luận 75
5.2 Kiến nghị 76
5.2.1 Đối với chính phủ 76
5.2.2 Đối với địa phương 76
5.2.3 Đối với các hộ gia đình 77
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: Các nước sản xuất thỏ chính trên thế giới năm 1998
Biểu 2.2: Một số nước xuất và nhập khẩu thịt thỏ chính
Biểu 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của Phường qua 3 năm (2005 – 2007)
Biểu 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của phường qua 3 năm
Biểu 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Phường qua 3 năm (2005 – 2007)
Biểu 4.1: Tình hình chăn nuôi thỏ của phường Xuân Khanh
Biểu 4.2: Cơ cấu đàn thỏ tại các hộ chăn nuôi năm 2007
Biểu 4.3: Tình hình nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi thỏ tại các hộ điều
tra năm 2007
Biểu 4.4: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi thỏ sinh sản
(Tính cho 1 thỏ mẹ sinh sản/lứa)
Bảng 4.5: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi thỏ thương phẩm
(Tính cho 2 kg thỏ hơi)
Biểu 4.6: Tổng hợp ý kiến của 55 hộ điều tra về chăn nuôi thỏ
Biểu 4.7: Đầu tư chi phí cho chăn nuôi thỏ sinh sản
(Tính cho một đầu thỏ mẹ trong một chu kì sinh sản)
Biểu 4.8: Đầu tư chi phí cho chăn nuôi thỏ thương phẩm
(Tính cho 2kg thỏ hơi)

Biểu 4.9: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi thỏ sinh sản theo trình độ kĩ thuật
(Tính cho một đầu thỏ sinh sản/lứa)
Biểu 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của thỏ sinh sản
Biểu 4.11: Kết quả nghiên cứu so sánh khả năng sản xuất của giống thỏ
Newzealand White (NZW) nhập nội từ năm 1978, nhập nội năm 2000 và thỏ
mới được lai tươi máu năm 2005
Biểu 4.12: Công thức phối hợp thức ăn tinh hỗn hợp cho thỏ
(Sử dụng cho cả thỏ mẹ và thỏ đã tách mẹ)
Biểu 4.13: Tiêu chuẩn khẩu phần ăn của thỏ (g/con/ngày)
Biểu 4.14: Cách dùng một số loại thuốc phòng và trị bệnh cho thỏ
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA
BQ Bình quân
CC Cơ cấu
Đất NNBQ Đất nông nghiệp bình quân
Đất NNBQ/LĐNN Đất nông nghiệp bình quân/ lao động nông nghiệp
GTSXBQ Giá trị sản xuất bình quân
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
QM Quy mô
SL Sản lượng
SS Sinh sản
SS – CS Sơ sinh đến cai sữa
SXKD Sản xuất kinh doanh
Tmại - Dvụ Thương mại – Dịch vụ
TSCĐ Tài sản cố định
Tỷ.đ Tỷ đồng
XC Xuất chuồng
7
PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển nông thôn là một vấn đề quan trọng của hầu hết các nước
trên thế giới, nơi có một phần nền kinh tế hoạt động dựa vào nông nghiệp và
trên địa bàn nông thôn. Đối với các nước đang phát triển có nền tảng kinh tế
quốc dân dựa chủ yếu vào nông nghiệp thì phát triển nông thôn lại càng chở
nên hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội và chính trị của
quốc gia.
Đối với Việt Nam, nhìn chung là một nước nông nghiệp với 67% lực
lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng 1/4 tổng GDP và 1/3
tổng kim nghạch xuất khẩu là từ nông nghiệp (tháng 5/2007). Do đó, nông
nghiệp là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam về phương diện
việc làm, an ninh lương thực và an sinh xã hội.
Trong những năm vừa qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có sản lượng lớn và giá
trị kinh tế cao đã đem về cho đất nước hàng tỉ USD qua kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng đạt được những thành quả đáng tự hào.
Không những đáp ứng đầy đủ các hàng hoá, thực phẩm thiết yếu mà còn dần
đáp ứng được nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm chất lượng cao ngày càng
tăng của người dân.
Nếu như trước kia con bò, con heo là hai con vật chủ yếu và đi đầu
trong công tác chăn nuôi của người nông dân phường Xuân Khanh – thành
phố Sơn Tây thì hiện nay cùng với sự hỗ trợ nông dân thực hiện chương trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng lựa chọn những cây, con
đạt giá trị sản xuất cao để đưa vào sản xuất của các cấp chính quyền, người
1
dân nơi đây không còn bị giới hạn bởi những con vật truyền thống nữa. Ngày
nay, người ta đặc biệt chú ý đến việc nuôi dê, nuôi thỏ – những con vật mang
lại lợi ích kinh tế cao. Do vậy, phát triển chăn nuôi thỏ có tác động lớn đến
kinh tế – xã hội và đặc biệt là nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Xuân Khanh là một trong những phường có địa hình đồi núi dốc của
thành phố Sơn Tây – tỉnh Hà Tây, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi và lợi
thế so sánh trong việc phát triển chăn nuôi thỏ theo hướng hàng hoá. Trong
những năm qua, được sự quan tâm rất lớn của Đảng bộ và các cấp chính
quyền mà đặc biệt là sự giúp đỡ rất lớn của Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ
Sơn Tây thì phong trào chăn nuôi thỏ xủa Xuân Khanh đang phát triển khá
nhanh, thực sự trở thành động lực thực sự cho phát triển kinh tế xã hội nơi
đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc phát triển chăn nuôi thỏ
của phường Xuân Khanh cũng gặp phải không ít những khó khăn. Một trong
những khó khăn lớn nhất mà hầu hết các hộ chăn nuôi đều gặp phải đó là
thiếu các kiến thức chuyên môn kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc đàn
thỏ chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất. Nuôi thỏ khá đơn giản, có thể tận dụng
lao động phụ gia đình nhưng để có thể nuôi thỏ thành công người chăn nuôi
cần phải nắm được một số đặc điểm tiêu hoá, những hiện tượng bất thường và
đặc điểm sinh sản cũng như kĩ thuật chăn nuôi các loại thỏ theo các lứa tuổi
và cách phòng trị bệnh tật cho thỏ. Bên cạnh đó vấn đề thức xanh cũng luôn
đặt ra những thách thức cho quá trình phát triển nhanh và bền vững ngành
chăn nuôi thỏ trên địa bàn. Đại đa số các hộ gia đình muốn phát triển quy mô
chăn nuôi hoặc muốn bắt đầu bước vào chăn nuôi thỏ đều gặp khó khăn trong
việc giải quyết được vấn đề thức ăn xanh cho thỏ do không có quỹ đất nông
nghiệp để trồng cỏ và nguồn thức ăn cho thỏ vào mùa khô thường bị khan
hiếm do chịu tác động xấu của thời tiết. Ngoài ra các hộ chăn nuôi còn gặp
2
một số khó khăn khác như: Điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, gía
thức ăn tinh tăng cao, khó khăn về thị trường tiêu thụ…
Những khó khăn mà các hộ gặp phải trong quá trình chăn nuôi đã có
ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chăn nuôi thỏ của người nông dân. Để
góp phần giải quyết các khó khăn này và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi trên địa bàn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển

chăn nuôi thỏ trong kinh tế hộ ở phường Xuân Khanh – thành phố Sơn
Tây – tỉnh Hà Tây”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng và hiệu quả kinh tế của chăn
nuôi thỏ trong hộ nông dân, qua đó tìm ra những giải pháp có tính khả thi
nhằm phát triển nhanh và bền vững quá trình chăn nuôi thỏ trong nông hộ trên
địa bàn phường Xuân Khanh – thành phố Sơn Tây – tỉnh Hà Tây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và phương pháp luận về kinh tế hộ và kinh
tế hộ chăn nuôi thỏ.
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi thỏ và hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi thỏ trong nông hộ ở phường Xuân Khanh – thành
phố Sơn Tây – tỉnh Hà Tây.
- Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi thỏ trong nông hộ trên địa bàn.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển mô hình
chăn nuôi thỏ trong nông hộ.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về kinh tế chăn nuôi
thỏ trong hộ gia đình.
- Các vấn đề có liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi thỏ
ở các gia đình trên địa bàn nghiên cứu.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu tình hình chăn
nuôi thỏ trong nông hộ ở phường Xuân Khanh, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà
Tây. Đề tài nghiên cứu vấn đề kinh tế chăn nuôi thỏ, không đi vào vấn đề kĩ
thuật chăn nuôi. Tuy nhiên, kĩ thuật thường gắn với kinh tế cho nên khi
nghiên cứu cũng phải tính đến yếu tố kĩ thuật.

- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu trên địa
bàn phường Xuân Khanh, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành trong thời
gian từ ngày 10/01/2008 đến ngày 23/05/2008.
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Phát triển kinh tế là gì?
Cho đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm phát triển
kinh tế. Tuy nhiên theo Bách khoa toàn thư thì “Phát triển kinh tế là một quá
trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng
kinh tế và đồng thời có sự biến đổi sâu sắc về mọi mặt cơ cấu kinh tế, cơ cấu
xã hội theo chiều hướng tiến bộ”.
Như vậy, phát triển kinh tế mang một số đặc trưng cơ bản sau:
Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy
mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối
dài và ổn định).
Thứ hai: sự thay đổi cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền,
ngành, thành phần kinh tế… thay đổi. Trong đó tỷ trọng các vùng nông thôn
giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành công
nghiệp, dịch vụ tăng đặc biệt là ngành dịch vụ.
Thứ ba: cuộc sống đại bộ phận dân số trong xã hội phải trở lên tươi đẹp
hơn. Giáo dục, y tế, tinh thần dân tộc được chăm lo nhiều hơn, môi trường
được đảm bảo.
Thứ tư: trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi. Để có thể thay đổi trình
độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải có sự mở của nền kinh tế.
Thư năm: phát triển kinh tế là một quá trình tiến hoá theo thời gian và
do những nhân tố bên trong quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.

5
2.1.1.2. Phát triển xã hội là gì?
Khi nói tới phát triển xã hội người ta luôn đề cập tới 5 yếu tố cơ bản
sau:
- An ninh xã hội.
- Xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng.
- Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.
- Di dân và phát triển.
Do vậy, một xã hội được coi là phát triển khi và chỉ khi nó đảm bảo
được 5 yếu tố kể trên.
2.1.1.3 Phát triển nông thôn là gì?
Phát triển nông thôn là vấn đề rất rộng và đa dạng, nó thay đổi theo
từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã
hội của từng quốc gia. Đồng thời nó bao hàm cả sự chuyển biến và tiến bộ
của các vùng nông thôn trên tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá,
nội lực…
Xoay quanh vấn đề phát triển nông thôn cũng có rất nhiều quan điểm
khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của ngân hàng thế giới (WB) thì phát
triển nông thôn là:
- Chiến lược và các hoạt động nhằm cải thiện đời sống kinh tế, xã hội,
văn hoá của một nhóm cư dân nông thôn nhất định – dân nghèo ở nông thôn.
- Phát triển nông thôn liên quan đến việc mở rộng ích lợi của quá trình
phát triển đến cho những người nghèo nhất ở nông thôn, bao gồm tiểu nông,
tá điền và người không có đất canh tác.
6
- Phát triển nông thôn là cải thiện mức sống của một số đông người có
mức thu nhập thấp đang sinh sống ở vùng nông thôn.
- Phát triển nông thôn nhằm tạo lên tiến trình phát triển nông thôn một
cách tự giác và ổn định.
Theo quan điểm phát triển toàn diện thì phát triển nông thôn phải phát

triển tổng hợp tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường.
2.1.2 Một số vấn đề về hộ và kinh tế hộ nông dân
2.1.2.1 Vai trò và vị trí của kinh tế hộ nông dân trong nền kinh tế quốc dân
* Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân đã có từ lâu đời, song cho đến nay đã có nhiều quan điểm
khác nhau như:
- Theo Ellis năm 1988 “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong
một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham
gia trong phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
- Theo Lê Đình Thắng năm 1993: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp nông thôn”.
- Theo Nguyễn Sinh Cúc năm 2001: “Hộ nông nghiệp là những hộ có
toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp, tham gia gián
tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ
nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…) và thông qua nguồn sống chính của
hộ dựa vào nông nghiệp”.
Như vậy, hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo
nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở
nông thôn. Nó mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
7
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ tự cấp tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị
trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau.
* Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế hộ nông dân, mỗi quan điểm

đều có một góc độ tiếp cận khác nhau do vậy khái niệm về kinh tế hộ nông
dân cũng có những cái nhìn khác nhau.
Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển
mạnh mẽ, C. Mác - P.Anghen quan niệm: “Kinh tế nông hộ vốn bị hạn chế,
nên cần được cải tạo thì mới có thể phát triển nông nghiệp lên trình độ xã hội
hoá ngày càng cao”. Do đó lúc đầu các ông dự đoán kinh tế nông hộ hoàn
toàn bị xoá bỏ trong điều kiện phát triển nền đại công nghiệp, sau này với
thực tế phát triển kinh tế ở Anh và các nước Tư bản khác, C.Mác đã thấy
rằng: “Phát triển nông nghiệp không giống như phát triển công nghiệp, kinh tế
nông hộ tỏ ra là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả” (C.Mác,
P.Anghen, Tuyển tập, tập 3, (1962). NXB Sự thật).
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các nhà khoa học của khoa
Kinh tế & PTNT trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội cho rằng: “Kinh tế
hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong
đó có nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là
chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung, mọi quyết định trong sản xuất - kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc và
chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển” (TS.
Đỗ Văn Viện, Th.S. Đặng Văn Tiến, Bài giảng Kinh tế hộ nông dân 2000).
8
Như vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào thì kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại
như một hình thái sản xuất đặc thù bởi nó có những đặc điểm riêng có sau:
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu và quá trình quản lý và
sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Lao động quản lý và lao động sử dụng trực tiếp có quan hệ gắn bó
chặt chẽ và quan hệ huyết tộc. Từ đó dẫn đến lao động có tính thống nhất rất
cao về quyền lợi và lợi ích trong quản lý và tiêu dùng.
- Kinh tế hộ nông dân có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao,
điều này các đơn vị kinh tế khác gần như không thể hoặc rất khó khăn.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người

lao động. Đây là tâm lý chung của người nông dân bởi họ chỉ làm gì mà họ
cho là cần thiết cho lợi ích đối với họ bất kể công việc đó xét về mặt kinh tế
thì không cho giá trị cao.
- Là đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ.
- Kinh tế lao động sử dụng lao động gia đình và tiền vốn của gia đình là
chủ yếu.
2.1.2.2 Tính tất yếu khách quan tồn tại và phát triển kinh tế hộ nông dân
Nếu như không có một cái nhìn toàn diện thì chúng ta rất dễ sẽ đi đến
kết luận sai một vấn đề nào đó, bởi chính C.Mác đã có lúc nhầm tưởng rằng
kinh tế nông hộ sẽ hoàn toàn bị xoá bỏ. Nhưng đứng dưới góc độ thực tiễn từ
đời này sang đời khác thì chúng ta vẫn thấy kinh tế nông hộ tồn tại. Trong bất
cứ hình thái kinh tế nào thì kinh tế nông hộ đều có những sự tự điều chỉnh để
có thể thích ứng và tồn tại.
Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá
đang diễn ra mãnh liệt thì kinh tế nông hộ vẫn có một vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế và tồn tại song song với các thành phần kinh tế khác. Sở dĩ
9
kinh tế hộ nông dân có sức sống mãnh liệt và lâu dài như vậy bởi kinh tế nông
hộ có một số lợi thế đặc biệt sau:
- Hộ nông dân có khả năng tái sản xuất giản đơn.
- Hộ nông dân không đặt ra mục tiêu chủ yếu là tối đa hoá lợi nhuận.
Hộ có thể vượt qua các áp lực của thị trường bằng việc sử dụng lao động gia
đình và hình thức tự bóc lột sức lao động của mình (lấy công làm lãi).
- Quá trình tập trung hoá ruộng đất gặp nhiều khó khăn bởi quá trình
chia nhỏ ruộng đất từ quyền thừa kế luôn tồn tại song song với nó. Điều này
gây cản trở rất lớn trong việc hình thành các trang trại chuyên môn hoá sản
xuất.
- Sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro chính vì vậy nó không hấp
dẫn cho đầu tư tư bản vào sản xuất để trở thành tư bản nông nghiệp.
2.1.2.3 Vai trò và vị trí của kinh tế hộ nông dân trong nền kinh tế quốc dân

Khi bàn tới vai trò của kinh tế hộ nông dân trong nền kinh tế thì ngay
từ cuối thế kỷ XIX C.Mác - P.Anghen (1884) khi bàn về nông dân Châu Á đã
nói: “Hộ nông dân nhỏ Châu Á là mầm mống phát triển các quan hệ tư bản”.
Cho đến ngày nay, khi nghiên cứu thực tế nền kinh tế thế giới và nền kinh tế
trong nước cho thấy kinh tế hộ nông dân có một số vai trò chủ yếu sau:
- Kinh tế nông hộ góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho xã
hội như lương thực, thực phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, nông sản xuất
khẩu.
Ví dụ: Mỹ là nước có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao nhưng
với 1,94 triệu nông trại đã cung cấp cho xã hội lượng nông sản hàng hoá tới
59,2% so với tổng số.
Hunggari, sản phẩm hàng hoá của nông trại gia đình chiếm 60% tổng
sản phẩm hàng hoá trên thị trường nông thôn.
10
Đối với nước ta, kinh tế nông hộ quy mô còn nhỏ và phân tán lượng
vốn còn ít nhưng cung cấp cho xã hội 95% sản lượng thịt, 90% sản lượng
trứng và 93% sản lượng rau quả. Sản xuất nông nghiệp của hộ chiếm 48% giá
trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.
- Kinh tế nông hộ còn góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu
tố sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất.
- Kinh tế nông hộ giúp tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho người
nông dân ở vùng nông thôn.
2.1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ nông dân
Do sản xuất nông nghiệp mang những đặc trưng riêng của nó lên có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế nông hộ như:
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên: do đối tượng sản xuất của nông
nghiệp là các sinh vật sống nên các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, điều
kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước…có ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất. Như vậy, thông thường nước nào, vùng nào có điều kiện tự nhiên thuận
lợi thì kinh tế hộ nông dân phát triển hơn những nước, những vùng có điều

kiện tự nhiên kém thuận lợi hơn.
* Nhóm yếu tố về kinh tế và tổ chức quản lý: có thể nói đây là nhóm
yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế hộ nông dân bởi nó liên
quan trực tiếp tới cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn, hệ thống
chính sách của nhà nước, cách thức tổ chức quản lý sản xuất của từng hộ gia
đình và quy mô sản xuất của họ.
* Nhóm các yếu tố về khoa học kỹ thuật và công nghệ: đây là nhóm yếu
tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh
tế hộ nông dân.
Ngoài ra còn các yếu tố khác như trình độ văn hoá dân cư, phong tục
tập quán, cơ cấu gia đình, cơ cấu thành thị nông thôn, chế độ chính trị xã
11
hội… đây là những yếu tố ảnh hưởng một cách rất chung chung đến sự phát
triển của kinh tế hộ nông dân, chúng ta không thể lượng hoá ảnh hưởng của
chúng đến sự phát triển của kinh tế hộ nông dân được.
2.1.3 Vị trí, vai trò của chăn nuôi thỏ trong sản xuất nông nghiệp và
trong nền kinh tế quốc dân
2.1.3.1 Chăn nuôi thỏ – sự chuyển hướng đúng đắn trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu vật nuôi
Ở nước ta, chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời nhưng chưa được quan tâm
nhiều. Phải đến năm 1995 chăn nuôi thỏ ở Việt Nam mới được phát triển
mạnh theo cơ chế thị trường và cho đến nay chăn nuôi thỏ đã dần chiếm vai
trò quan trọng trong ngành chăn nuôi của nước ta.
Thỏ không những được nuôi làm cảnh trong nhà mà thịt thỏ cũng là
nguồn thực phẩm tươi sạch cân đối và giàu chất dinh dưỡng. Hàm lượng đạm
cao 21%, mỡ thấp: 10%, giàu chất khoáng 1,2% và ít Colesteron nên thịt thỏ
còn được coi là loại thực phẩm điều dưỡng, đặc biệt là không có bệnh truyền
nhiễm nào của thỏ lây sang người. Chính vì vậy trong thời điểm hiện nay, khi
ngành chăn nuôi gia cầm đang ngừng trệ do đại dịch H5N1 đe doạ, dịch lở
mồm long móng và bệnh tai xanh gây ảnh hưởng mạnh đến nghề chăn nuôi

heo, bò…thì nghề chăn nuôi thỏ có lẽ là một hướng lựa chọn kịp thời và đúng
đắn cho nhiều hộ chăn nuôi.
2.1.3.2 Chăn nuôi thỏ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người chăn nuôi
Chăn nuôi thỏ tương đối dễ vì nó không đòi hỏi kĩ thuật cao, không mất
nhiều thời gian cho chăm sóc. Ngoài ra chăn nuôi thỏ cũng đòi hỏi vốn đầu tư
ban đầu thấp nên nó phù hợp với mọi nông hộ trên mọi miền của đất nước.
Xét về thỏ giống thì mỗi hộ chỉ cần đầu tư một khoản tiền nhỏ để mua thỏ
giống là có thể nuôi liên tục được trong vòng 3 năm. Ngoài ra khi nuôi với
quy mô nhỏ trong hộ gia đình thì chuồng trại có thể tận dụng các vật dụng rẻ
12
tiền để tự làm. Vấn đề thức ăn cũng không phải là yêu cầu quá quan trọng đối
với chăn nuôi thỏ bởi thức ăn thô xanh chiếm tới 65 – 80% trong khẩu phần
thức ăn. Tuy nhiên, vòng đời của thỏ ngắn, mắn đẻ, tăng trưởng nhanh, một
năm trung bình đẻ 6 – 7 lứa, mỗi lứa từ 6 – 8 con với tỉ lệ nuôi sống đến cai
sữa là 90% và tới khi xuất chuồng là 85%. Thỏ con sau 3 tháng là có thể xuất
bán với với trọng lượng khoảng 2kg – 3kg và giá bán dao động trong khoảng
30.000 – 45.000 đồng/kg và sau 5,5 – 6 tháng tuổi là thỏ bắt đầu có khả năng
sinh sản.
Như vậy chăn nuôi thỏ cho khả năng thu hồi vốn nhanh, phù hợp với
khả năng chăn nuôi của nhiều hộ gia đình, kể cả những gia đình kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn và đặc biệt là cả những hộ bị mất đất canh tác mà không
có khả năng phát triển các ngành nghề khác thì nuôi thỏ sẽ mở ra hướng làm
ăn mới nhiều triển vọng.
2.1.3.3 Chăn nuôi thỏ có thể tận dụng các nguồn thức ăn rẻ tiền và lao động
phụ gia đình
Khác với chăn nuôi lợn, gà hay vịt … sử dụng tới 95 -100% thức ăn
tinh thì thỏ có khả năng sử dụng được nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu
phần. Tỉ lệ thức ăn thô xanh trong chăn nuôi công nghiệp là 50 – 55% còn
trong chăn nuôi ở hộ gia đình thì có thể lên tới 65 – 80%. Nguồn thức ăn thô
xanh này thường dễ kiếm và có thể tận dụng từ các phụ phẩm nông nghiệp

như lá xu hào, bắp cải, lá sắn, lá sung, lá đu đủ, lá sắn dây, lá khoai lang, lá
dâm bụt, lá lạc, lá tre, trúc, rau muống, rau sam, sắn, bí đỏ, củ dong, ngọn
mía, bã chè, vỏ chuối và cỏ tự nhiên các loại.
Thỏ là loài động vật hiền lành không đòi hỏi công chăm sóc nhiều.
Trong chăn nuôi thỏ chỉ yêu cầu kĩ thuật cao trong các khâu kiểm tra thỏ, do
vậy trong chăn nuôi hộ gia đình hoàn toàn có sử dụng lao động phụ gia đình
trong quá trình chăm sóc đàn thỏ góp phần giải quyết việc làm trong gia đình.
13
2.1.4 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật về chăn nuôi thỏ
Chăn nuôi thỏ đòi hỏi đầu tư vốn ban đầu ít, có thể tận dụng lao động
phụ gia đình vào quá trình chăn nuôi nên có thể thích hợp đối với nhiều loại
hộ gia đình. Thức ăn cho thỏ khá phong phú và đa dạng, chủ yếu là lá cỏ tự
nhiên, cây lá, củ quả và những phụ phẩm trong nông nghiệp. Đó là các loại
thức ăn dễ kiếm với chi phí không cao. Ngoài ra thời gian chăn nuôi thỏ ngắn,
có hệ số quay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Thỏ là loài gia súc đa thai, có thể đẻ từ 6 – 8 con/lứa, thậm chí có thể
lên tới 10 con/lứa. Thỏ cũng là loài mắn đẻ, mỗi năm có thể đẻ từ 6 – 7 lứa.
Thịt thỏ cho tỉ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 52 – 60%. Thịt thỏ cân đối và giàu chất
dinh dưỡng hơn các loại khác, hàm lượng đạm cao 21%, mỡ thấp: 10%, giàu
chất khoáng 1,2% và ít Colesteron.
Chăn nuôi thỏ cũng ít xảy ra dịch bệnh nếu người chăn nuôi làm tốt
công tác vệ sinh chuồng trại. Tuy nhiên, do thỏ là loài gia súc yếu, có sức đề
kháng của cơ thể kém do vậy người chăn nuôi cũng cần quan tâm chú ý đến
các yếu tố thời tiết hay môi trường ngoại cảnh để tránh những tác động xấu
đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn thỏ nuôi.
Như vậy, trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi thỏ nói riêng chúng
ta đều muốn đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì
trước hết chúng ta cần nắm chắc các đặc điểm kinh tế kĩ thuật trong chăn nuôi
thỏ.

Thỏ nhà là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Thỏ có ít
tuyến mồ hôi dưới da, có thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu nhiệt
độ không khí tăng nhanh và nóng kéo dài trên 35
0
C, thì thỏ thở nhanh và nông
để thải nhiệt, khi đó thỏ dễ bị cảm nóng.
14
Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy thành bụng dao
động theo nhịp thở. Nếu thỏ khoẻ, trong môi trường bình thường thì tần số hô
hấp 60 - 90 lần/phút. Nhịp đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ 100
- 120 lần/phút.
Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp đập của tim đều tỷ lệ thuận với nhiệt độ
không khí môi trường. Ở nước ta nhiệt độ môi trường thích hợp nhất với thỏ
là từ 20 - 28,5
0
C.
Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được
con khác đàn mới đưa đến trong vòng một tiếng bằng cách ngửi mùi. Cấu tạo
khoang mũi rất phức tạp, có nhiều vách ngăn chi chít, lẫn các rãnh xoang
ngóc ngách. Bụi bẩn vào sẽ đọng lại ở vách ngăn, kích thích gây viêm xoang
mũi.
Thỏ rất thính và tinh: Trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động
nhỏ xung quanh và vẫn tìm thấy để ăn uống được bình thường.
* Các giống thỏ thường được nuôi tại Việt Nam hiện nay
- Giống thỏ Newzealand White (Tân Tây Lan trắng):
Có nguồn gốc từ Newzealand và được nuôi phổ biến ở các nước Châu
Âu và Mỹ. Giống thỏ này được nhập vào Việt Nam từ Hungari lần đầu vào
năm 1978, năm 2000 và mới được làm tươi máu.
Thỏ Newzealand trắng là giống thỏ tầm trung mắn đẻ, sinh trưởng
nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt. Thỏ có đặc điểm ngoại hình: Lông dày,

màu trắng tuyền, mắt hang, khối lượng trưởng thành từ 5 – 5,5kg/con. Tuổi
động dục lần đầu 4 – 4,5 tháng tuổi và tuổi phối giống lần đầu từ 5 – 6 tháng
tuổi, khối lượng phối giống lần đầu đạt 3 – 3,2kg/con.
15
Hiện nay, giống thỏ này đã thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi gia
đình ở khắp các vùng trong cả nước. Hàng triệu con thỏ giống này đã được
nhân ra cung cấp cho các hộ gia đình nông dân trong cả nước.
- Giống thỏ California:
Có nguồn gốc ở Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila (Nga) với
thỏ Newzealand và cũng được nhập vào Việt Nam từ Hungari lần thứ nhất
vào năm 1978 và làm tươi máu vào năm 2000.
Đây là giống thỏ tầm trung cho thịt, khối lượng trung bình là 4,5 – 5kg,
tỷ lệ thịt xẻ 55 – 60%; thân ngắn hơn thỏ Newzealand, lông trắng nhưng tai,
mũi, 4 chân và đuôi có điểm lông màu đen, vào mùa đông lớp lông màu đen
này đậm hơn và nhạt hơn vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự như thỏ
Newzealand. Giống này cũng đã được nuôi ở nhiều vùng trong cả nước ta.
- Giống thỏ Panon:
Giống thỏ này được nhập vào nước ta từ năm 2000 từ Hungari, đây là
giống thỏ được chọn lọc một cách nghiêm ngặt về khả năng tăng trọng, khối
lượng trưởng thành từ một dòng của giống Newzealand trắng. Vì vậy, chúng
có đặc điểm giống như giống thỏ Newzealand trắng nhưng tăng trọng cao hơn
và khối lượng khi trưởng thành cũng cao hơn đạt 5,5 – 6,2 kg/con. Hiện nay,
giống thỏ này cũng được nhân ra chăn nuôi đạt kết quả tốt ở nhiều vùng nước
ta. Tuy nhiên, chăn nuôi giống thỏ này thường yêu cầu kĩ thuật cao hơn giống
Newzealand White và California cho nên việc chăn nuôi giống thỏ Panon vẫn
chưa thực sự phổ biến.
- Các giống thỏ nội:
Các giống thỏ nội của Việt Nam có khối lượng trưởng thành 3 – 3,5 kg,
mỗi năm đẻ 5 – 6 lứa, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa đạt 65 – 70%.
Hiện nay, các giống thỏ nội cho hiệu quả sản xuất không cao bằng các giống

16
thỏ ngoại chính vì vậy việc chăn nuôi thỏ nội ở nước ta không còn phát triển,
số hộ chăn nuôi các giống thỏ nội ở nước ta còn rất ít.
2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi thỏ
* Điều kiện tự nhiên
Ngành nông nghiệp vẫn luôn là ngành chịu tác động lớn của các điều
kiện tự nhiên và ngành chăn nuôi thỏ cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng
đó.
- Khi nhiệt độ môi trường lên cao quá sẽ làm cho thỏ dễ bị cảm nóng
ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tỉ lệ
thụ thai của thỏ mẹ (chỉ đạt 40 – 45%). Nếu nhiệt độ môi trường xuống quá
thấp sẽ làm thỏ bị nhiễm lạnh, gây ra các chứng bênh về phổi và có thể dẫn
đến tử vong. Theo các nghiên cứu mới đây thì người ta nhận thấy rằng nhiệt
độ thích hợp nhất trong chăn nuôi thỏ là từ 20 – 28,5
0
C.
Từ đó người chăn nuôi cần có các biện pháp thích hợp để chống nóng
hoặc tránh rét cho thỏ để tạo điều kiện cho thỏ sinh trưởng và phát triển thuận
lợi.
- Tuy diện tích đất đai dùng để nuôi thỏ không nhiều nhưng để có thể
tiến lên chăn nuôi thỏ hàng hoá lớn thì đất đai cũng là một yếu tố quan trọng
giúp người chăn nuôi ổn định nguồn thức ăn. Do vậy đất đai cũng là khâu
then chốt cho phát triển quy mô chăn nuôi trong các hộ gia đình.
* Điều kiện kinh tế – xã hội
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: bất kì một nhà sản xuất nào khi bắt đầu
lựa chọn sản xuất kinh doanh đều phải suy tính đến đầu ra cho sản phẩm của
họ sau này bởi thị trường tiêu thụ luôn luôn là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả, tốc độ và tính bền vững trong phát triển chăn nuôi. Thị
trường cần phải nói đến cả thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó xuất
17

khẩu trong tương lai sẽ là hướng tích cực tác động đến phát triển chăn nuôi ở
nước ta. Hiện nay thị trường tiêu thụ thịt thỏ ở nước ta còn chưa rộng lớn lắm
điều này đòi hỏi các nhà chăn nuôi cần có những sự quan tâm thiết thực hơn
nữa tới vần đề này.
- Bên cạnh yếu tố thị trường thì giá cả cũng luôn là sự quan tâm lớn của
các nhà sản xuất. Khi nắm chắc được về giá (giá bán sản phẩm, giá đầu vào,
giá của các sản phẩm thay thế hoặc bổ xung) sẽ giúp các hộ chăn nuôi thỏ nói
riêng và tất cả các nhà sản xuất nói chung đưa ra các quyết định chính xác để
sản xuất sao cho có hiệu quả cao nhất.
- Tuy chăn nuôi thỏ đã xuất hiện ở nước ta từ lâu nhưng tập quán chăn
nuôi thỏ trong hộ gia đình thì vẫn chưa phát triển mạnh và chỉ chủ yếu là nuôi
tận dụng chứ chưa có ý chuyển sang nuôi thương phẩm. Đồng thời thói quen
ăn thịt thỏ trong chúng ta cũng chưa có. Đây là một trong những khó khăn lớn
trong việc phát triển chăn nuôi thỏ thành ngành chăn nuôi hàng hoá.
* Tiến bộ khoa học kĩ thuật
Tiến bộ kĩ thuật khoa học sẽ làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, hạ
giá thành sản phẩm và làm tăng lợi nhuận cho người sản xuất từ đó thúc đẩy
sản xuất phát triển. Đối với chăn nuôi thỏ thì các tiến bộ khoa học kĩ thuật đã
giúp tạo ra đàn thỏ giống có chất lượng cao, tăng trưởng nhanh và chất lượng
thịt tốt. Đây là một trong những thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thỏ quy mô
lớn.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu thỏ trên thế giới
2.2.1.1 Sản xuất thỏ trên thế giới
18

×