Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466 KB, 85 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những số liệu ghi chép trong đề tài hồn tồn trung
thực và chính xác, được căn cứ từ các văn bản của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, từ
nguồn niên giám thống kê 2006, báo cáo, tạp chí, đề tài ngiên cứu khoa học.
Nếu có bất kỳ sự thiếu trung thực nào tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Nguyễn Lê Hà

1


Li cm n
Trong 4 năm học tập và rèn luyện tại trờng Đại học Nông
nghiệp Hà Nội tôi đà đợc sự chỉ bảo dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự
động viên nhiệt tình của gia đình, bạn bè đến nay tôi đà hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Các thầy cô giáo trong
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đà tạo điều kiện cho tôi tích lũy
kiến thức, tu dỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đỗ Kim Chung - Trởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đà tận tình hớng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú trong Vụ Kinh tế nông
nghiệp Bộ Kế hoạch Đầu t đà tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt
luận văn.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đà động
viên giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2008
Sinh viên



Nguyễn Lê Hà

2


MỤC LỤC

3


DANH M ỤC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001 – 2006 trên cả nước..............................- 30 Bảng 4.2: Thực hiện vốn đầu tư phát triển tồn ngành nơng nghiệp theo lĩnh vực năm 2001 –
2005.................................................................................................................................- 31 Bảng 4.3: Hạng mục công trình thủy lợi lớn trên tồn quốc...............................................- 33 Bảng 4.4: Giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước (ĐVT: Tỷ đồng)....................- 40 Bảng 4.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước...................................- 41 Bảng 4.6: Diện tích ni trồng thủy sản và trồng lúa nước ta giai đoạn 2001 -2006...................- 42 Bảng 4.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp và vốn đầu tư thủy lợi.......................................- 45 Bảng 4.8 : Bảng ước lượng hồi quy tuyến tính giữa GTSX NN và Vốn đầu tư thuỷ lợi.....46
Bảng 4.9: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản và gieo trồng lúa nước ta giai đoạn
2001 - 2006..........................................................................................................................48
Bảng 4.10: Tình hình vốn đầu tư thủy lợi và giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản nước ta giai đoạn 2001 - 2006.......................................................................................51
Sơ đồ 2.1: Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng
trưởng nông nghiệp............................................................................................................- 12 Đồ thị 4.1: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001 – 2006 trên cả nước...........................- 30 Đồ thị 4.2: Diện tích gieo trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2001 – 2006 . - 43 Đồ thị 4.3: Sản lượng lúa và sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2001 – 2006 ...............49

4


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vai trị quan trọng và
đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Ngoài việc đáp ứng về cơ
bản nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng với 85 triệu dân, kim ngạch
xuất khẩu nông lâm sản năm 2006 đã đạt trên 7,2 tỷ USD, tăng 22% so với

năm 2005. Một số ngành hàng đã có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới
như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, lâm sản… Có được những thành
cơng đó, một mặt là nhờ đóng góp của người nông dân và các doanh nghiệp
kinh doanh trong nông nghiệp, mặt khác là do có sự quan tâm đặc biệt của
Chính phủ đến nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân.
Hiện nay chúng ta đang hội nhập mạnh với nền kinh tế thế giới. Ngày
11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Kinh tế Thế giới (WTO). Đây là một mốc quan trọng của nền kinh tế Việt
Nam nói riêng và của cả đất nước nói chung. Nó mở ra cho nơng nghiệp
nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách thức. Bối cảnh hội nhập quốc tế đang
đặt ra các yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trường, cắt giảm thuế và tiến tới
thực hiện một khu vực phi thuế quan. Việt Nam không được thực hiện các biện
pháp trợ cấp làm bóp méo thương mại, đặc biệt là các biện pháp trợ cấp xuất
khẩu. Vì thế các biện pháp hỗ trợ trong nơng nghiệp nhất là thực hiện nhóm
chính sách hộp xanh là rất quan trọng và cần thiết, trong đó cần chú trọng vào
đầu tư thủy lợi.
Hiện nay Nhà nước đã có đầu tư rất lớn cho ngành nông nghiệp, đặc biệt
cho phát triển thuỷ lợi. Thuỷ lợi tuy không mang lại hiệu quả trực tiếp như
ngành nông nghiệp hoặc các ngành khác nhưng lại có tác động rất lớn tới
ngành nơng nghiệp, các ngành khác và đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là ảnh
hưởng của nó tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nơng
nghiệp. Thuỷ lợi có vai trị rất quan trọng nhưng đầu tư cho nó như thế nào?
5


Đầu tư bao nhiêu đang là một vấn đề đặt ra? Đất nước ta đang trong q trình
Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, nguồn vốn cho đầu tư
phát triển kinh tế còn thiếu và gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đầu tư cho nơng
nghiệp đã tăng lên đáng kể. Trong thời gian qua Chính phủ cũng đã có những
quan tâm nhất định đến vấn đề này đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông

nghiệp. Tập trung chủ yếu cho xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước,
đập, đê điều, cơ sở vật chất kỹ thuật của các viện, trường, trạm, trại... Trong
đó chính sách thuỷ lợi ln được coi trọng. Trước đổi mới đã coi thuỷ lợi là
mặt trận hàng đầu, quản lý tập trung theo kế hoạch, tập trung xây dựng nhiều
cơng trình lớn, vừa. Sau đổi mới đã bước đầu phi tập trung hố, thu thuỷ lợi
phí, tập trung đầu tư cứng hố kênh mương.
Thủy lợi có vai trị rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Riêng đối
với nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân thì thủy lợi có ý nghĩa quyết định đối
với năng suất, sản lượng, giá thành của các sản phẩm nơng nghiệp có tưới
( như lúa gạo, cà phê, rau, màu, cây ăn quả…). Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm đến thủy lợi và đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách
đối với vấn đề này theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Vì thuỷ lợi tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp và đây đang được
xem là một trong những vấn đề được Chính phủ quan tâm đầu tư trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu
mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Qua nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển thuỷ lợi cũng như sự gia tăng
giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta qua một số năm, sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp từ đó tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư thuỷ lợi với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam.

6


1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hố một số vấn đề lí luận và thực tiễn về mối liên
hệ giữa đầu tư phát triển thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

và tăng trưởng nơng nghiệp.
- Xem xét và đánh giá tình hình đầu tư thuỷ lợi trong thời gian qua ở nước ta
- Xem xét mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thuỷ lợi với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở nước ta.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thuỷ lợi.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình đầu tư thuỷ lợi, tình hình tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp và tình hình trưởng nông nghiệp của nước ta qua một số năm, ở
đây chủ yếu xem xét trong giai đoạn 2001 – 2006.
Bên cạnh việc xem xét tình hình chung của cả nước, nhận thấy vùng
đồng bằng sông Cửu Long là một vùng nhạy cảm với vấn đề đầu tư phát triển
thủy lợi nên chúng tơi tìm hiểu rõ hơn tình hình đầu tư thủy lợi ở vùng này.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của đầu tư thuỷ
lợi tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở
nước ta.
- Phạm vi về khơng gian:
Tình hình đầu tư phát triển thủy lợi, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp và tăng trưởng nơng nghiệp ở Việt Nam.
Tình hình đầu tư phát triển thủy lợi ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long
- Phạm vi về thời gian: Vì chính sách thuỷ lợi là một chính sách trong dài
hạn, ảnh hưởng và tác động của nó là trong một thời gian dài nên thời gian nghiên
cứu dài, do đó số liệu thu thập dùng để nghiên cứu chủ yếu từ năm 2001 – 2006
Thời gian thực tập từ 14/1 đến 20/5/2008

7


PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THUỶ LỢI VỚI CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ TĂNG
TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP
2.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1 Một số lý luận đầu tư phát triển thuỷ lợi và công tác thủy lợi
2.1.1.1 Khái niệm
 Khái niệm đầu tư.
Trong thời đại hiện nay thuật ngữ “Đầu tư” đang được sử dụng rộng rãi
trong mọi lĩnh vực về lý luận cũng như thực tiễn, song thuật ngữ này cũng có
nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau.
Đầu tư là đem một khoản tiền của đã được tích luỹ để sử dụng vào một
việc nhất định nhằm thu lại các lợi ích có gái trị lớn hơn hay vì một mục đích
sinh lợi trong tương lai.
Đầu tư là những biện pháp cường độ hố q trình tái sản xuất thơng
qua việc tạo ra những tài sản cố định mới mở rộng hay hiện đại hóa những tài
sản hiện có nhằm thay thế đổi mới hoặc nâng cao chất lượng, trình độ của các
tài sản cố định đã được sử dụng trong tất cả các khu vực của nền kinh tế.
Đầu tư là bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một cơng trình hay một sự
nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có, liên doanh,
hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện
đại hố, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi cơng
cộng. Có đầu tư sản xuất (xây dựng xí nghiệp, trang bị tư liệu sản xuất để sản
xuất ra của cải và đem lại doanh lợi) và đầu tư dịch vụ (xây dựng những cơ sở
phục vụ lợi ích cơng cộng như bệnh viện, trường học, thương mại, du lịch…)
Như vậy, khái niệm vốn đầu tư sẽ được hiểu là quá trình sử dụng vốn
đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất

8



kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
nói riêng.
Vốn đầu tư là khoản tiền tích luỹ của xã hội từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và số tiền có thể huy động được từ
các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài...
được sử dụng cho hoạt động đầu tư.
 Khái niệm về thủy lợi
- Dự án đầu tư phát triển thuỷ lợi là loại hình đầu tư dùng các biện pháp
kỹ thuật để sử dụng cũng như điều tiết các nguồn nước thiên nhiên một cách
hữu ích nhằm đạt được những mục tiêu nào đó. Một q trình đầu tư có thể là
một mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu khác nhau.
Trong đầu tư mỗi quá trình đầu tư đều đặt ra những mục tiêu chính nhất
định. Quá trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đặt ra chủ yếu phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn. Trong đầu tư có nhiều hình thức đầu tư cho các cơng
trình, có thể là đầu tư xây mới hồn tồn, sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt
thêm máy móc thiết bị.
- Công tác thuỷ lợi là tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ
các nguồn nước trên mặt và nước ngầm, đấu tranh phòng chống và hạn chế
những thiệt hại do nước gây ra đối với kinh tế quốc dân và dân sinh, đồng
thời làm tốt cơng tác bảo vệ mơi trường.
- Cơng trình thuỷ lợi là cơng trình khai thác mặt lợi của nước, phịng
chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Cơng trình thuỷ lợi bao gồm trạm bơm, máy bơm, kênh mương, cống
qua đê,...
- Nâng cấp cơng trình thuỷ lợi là q trình làm tăng khả năng hoạt động
tưới tiêu của cơng trình bằng các biện pháp như tu sửa, lắp đặt thêm máy móc,
thiết bị...
Từ một số khái niệm về đầu tư và công tác thủy lợi ta có thể có thể khái
quát khái niệm về đầu tư thủy lợi: Đầu tư thủy lợi là quá trình sử dụng vốn
9



đầu tư vào việc tu sửa hoặc xây mới một số cơng trình thủy lợi như xây dựng
các hồ chứa, trạm bơm, cống qua đê, kênh mương nội đồng, các tuyến đê
phòng chống lụt bão, ngăn mặn khử chua… nhằm mục đích tưới tiêu, cấp
nước cho sản xuất nơng nghiệp, phòng chống thiên tai bão lũ…
Nguồn vốn dùng để đầu tư phát triển thủy lợi có thể là vốn ngân sách
của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn vay nước ngồi, vốn
do phát hành trái phiếu chính phủ, vốn từ các công ty thủy nông, vốn do dân
đóng góp…
2.1.1.2 Đặc điểm của cơng trình thuỷ lợi và đầu tư thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi hoặc các công trình thủy lợi có những đặc điểm
chung sau:
- Các hệ thống thủy lợi đều phục vụ đa mục tiêu (ít nhất là 2 mục tiêu
trở lên), trong đó có tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công
nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất đai,
môi trường, sinh thái…
- Vốn đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi thường rất lớn. Tùy theo điều
kiện cụ thể ở từng vùng, để có cơng trình khép kín trên diện tích 1 ha được
tưới thì bình quân phải đầu tư thấp nhất 30-50 triệu đồng, cao nhất 100-200
triệu đồng.
- Cơng trình thuỷ lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng
đồng bộ, khép kín từ đầu mối ( phần do Nhà nước đầu tư ) đến tận ruộng
(phần do dân tự xây dựng).
- Mỗi cơng trình, hệ thống cơng trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một
vùng nhất định theo thiết kế, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến
vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ; đều phải có một tổ chức của Nhà nước,
tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử
dụng nước


10


- Hệ thống cơng trình thuỷ lợi nằm rải rác ngồi trời, trải trên diện
rộng, có khi qua các khu dân cư, nên ngồi tác động của thiên nhiên, cịn chịu
tác động trực tiếp của con người (người dân).
- Hiệu quả của cơng trình thủy lợi hết sức lớn và da dạng, có loại có thể
xác định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại
không thể xác định được. Riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả được thể
hiện ở mức độ tưới hết diện tích, tạo khả năng tăng vụ, cấp nước kịp thời vụ,
đảm bảo yêu cầu dùng nước của mỗi loại cây trồng, chi phí quản lý thấp, tăng
năng suất và sản lượng cây trồng... góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho
nông dân ở nông thôn (Nguyễn Xuân Tiệp, 2007 – Thủy lợi phí miễn, giảm
như thế nào- Tạp chí Quản lý kinh tế).
Đặc điểm đầu tư phát triển thuỷ lợi:
Trong đầu tư mỗi quá trình đầu tư đều đặt ra những mục tiêu chính nhất
định. Q trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đặt ra chủ yếu phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn. Trong đầu tư có nhiều hình thức đầu tư cho các cơng
trình, có thể là đầu tư xây mới hoàn toàn, sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt
thêm máy móc thiết bị.
Một đặc điểm lớn đối với các dự án xây dựng công trình thuỷ lợi là loại
hình đầu tư cơ bản mang đầy đủ các đặc điểm của một cơng trình xây dựng:
thời gian đầu tư dài, lợi ích kinh tế xã hội kéo dài trong nhiều năm. Vì thế số
tiền chi phí đầu tư thường khá lớn và phải nằm khê đọng, khơng vận động và
dễ gây thốt vốn trong q trình đầu tư.
Một quá trình đầu tư được coi là thành công chỉ khi đạt được những
mục tiêu đề ra. Chính vì vậy tuổi thọ của các cơng trình cũng như hiệu quả
của các cơng trình mang lại sẽ có thể được sử dụng trong nhiều năm đủ để các
lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn chi phí bỏ ra trong suốt q trình đầu
tư của cơng trình.

Phạm vi và quy mơ ảnh hưởng của các cơng trình thuỷ lợi rất lớn. Cơng
trình ra đời và đi vào vận hành sẽ không chỉ ảnh hưởng đến vùng được đầu tư
11


mà cịn ảnh hưởng đến mơi trường, ảnh hưởng sâu rộng đến các vùng lân cận.
Chính vì vậy mà việc xác định hiệu quả của các cơng trình, đặc biệt là hiệu quả
kinh tế tương đối khó khăn và phức tạp, nhiều khi chỉ mang tính tương đối.
Trong tình hình đất nước cịn khó khăn ngân sách giành cho đầu tư phát
triển cịn hạn hẹp thì nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi nước ta chủ yếu là nguồn
vay của nước ngoài và một phần ngân sách nhà nước. Ngoài ra có một phần
vốn của các cơng ty thuỷ nơng và vốn huy động trong nhân dân.
Từ những đặc điểm trên cho thấy: cơng trình thủy lợi khơng đơn thuần
mang tính kinh tế, kỹ thuật, mà cịn mang tính chính trị, xã hội. Vì vậy việc
đầu tư xây dựng và quản lý, bảo vệ, khai thác cơng trình thủy lợi phải có sự
tham gia của người dân (PIM), thơng qua việc thực hiện chủ trương “ Nhà
nước và nhân dân cùng làm”
2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp thực chất là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp, cấu trúc
này bao gồm các ngành hợp thành các mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua
lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành đó trong điều kiện thời gian
và không gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông – lâm – thuỷ sản và cơ cấu kinh tế nội bộ
các ngành đó.
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm cơ
cấu kinh tế giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp và
cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành đó.

Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp từ trạng thái này
sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc chuyển dịch phải dựa trên cơ
sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc
12


hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ
sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Như vậy thực chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp là q trình
thay đổi các yếu tố bên trong và các mối quan hệ, các yếu tố hợp thành của
kinh tế ngành nông nghiệp theo một chủ định hoặc phương hướng nhất định.
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là xác định
tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nông – lâm - thuỷ sản và nội bộ từng ngành. Những
ngành này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những
điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, cả về mặt định tính và định lượng.
2.1.2.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm phát triển một
nền nông nghiệp tồn diện, đáp ứng nhu cầu về nơng sản của xã hội, nhu cầu
tiêu dùng của dân cư.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là điều kiện và nhu
cầu để mở rộng thị trường
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tạo cơ sở cho việc
thay đổi bộ mặt nơng thơn nói chung và nơng nghiệp nói riêng, xây dựng một
nền nơng nghiệp cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm tạo ra một nền
sản xuất chun mơn hố, thâm canh tiên tiến.
2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
- Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, thời
tiết, nguồn nước... Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự

hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Chúng là
tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, quy mô và cơ cấu sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này đặc biệt là yếu tố nguồn nước.
- Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội. Nhóm này ln có tác động mạnh mẽ
tới sự hình thành và chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Các nhân

13


tố này gồm có: thị trường, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ,
vốn, kết cấu hạ tầng nông thôn, tập quán truyền thống sản xuất của dân cư...
- Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật, nhóm này bao gồm các hình thức
tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
2.1.3 Tăng trưởng kinh tế
2.1.3.1 Khái niệm và một số vấn đề cơ bản về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng là sự gia tăng về thu nhập quốc nội (GDP) hay thu nhập
nhập quốc dân (GNP). Nghĩa là, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc
gia tăng lên nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp
dụng để đánh giá theo từng vùng. Cụ thể, chúng ta có thể dùng để đánh giá sự
tăng trưởng của các vùng nông thôn. Đây là một trong những chỉ tiêu quan
trọng được dùng để đánh giá sự phát triển nông thôn, một chỉ tiêu có tính chất
nền tảng. Như vậy tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc
thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng
kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
2.1.3.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân
đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là

giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất,
tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là
một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản
phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời
gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản
phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
14


Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia
cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc dân
chia cho dân số.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai
kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa
quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô
kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Hạn chế của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước
đo trình dộ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành
mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá
hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.
Nhưng tăng trưởng kinh tế khơng phản ảnh được chính xác phúc lợi
của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể
tăng lên, chênh lệch giữa nơng thơn và thành thị có thể tăng cao và bất bình
đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc

sống có thể khơng tăng, mơi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác
quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng khơng hiệu quả, lãng phí.
2.2 Mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp

15


NGUỒN VỐN

CÁC HẠNG MỤC

HIỆU QUẢ

- Xây dựng các hệ thống thủy lợi
- Ngân sách Chính
phủ
- Vốn đầu tư nước
ngồi
- Vốn vay nước ngồi
- Vốn từ phát hành trái
phiếu Chính phủ
- Vốn từ các cơng ty
thủy nơng
- Vốn đóng góp của
người dân

- Tăng khả năng cung cấp

lớn, hồ đập lớn cung cấp nước tưới


nước tưới chủ động và ổn định

- Xây dựng các hệ thống thủy lợi lớn

- Tiêu úng cho mùa vụ

tiêu nước

- Cung cấp đầy đủ nước sinh

- Xây dựng các cơng trình thủy lợi,

hoạt cho dân sinh và nước

hồ chứa cung cấp nước sinh hoạt,

phục vụ các ngành sản xuất

nước phục vụ sản xuất

- cung cấp nước cho ni

- Các cơng trình kênh mương nội

trồng thủy sản

đồng

- Ngăn mặn, dẫn ngọt, tiêu


- Đê sông, đê biển, bờ bao, cống

chua, ém phèn

dưới đê, hồ chứa phòng chống bão lũ

- Phòng tránh, nâng cao mức

- Kênh mương, bờ bao, đê sơng, đê

đảm bảo an tồn chống lũ,

biển ngăn mặn

kiểm sốt lũ

Sơ đồ 2.1: Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp
16


Diện tích ni trồng thủy sản
tăng

Giá trị và sản lượng thủy sản tăng
lên => Tăng thu nhập => góp
phần xóa đói giảm nghèo, thúc
đẩy tăng trưởng nơng nghiệp

Diện tích hoa màu và lúa cho

năng suất thấp giảm

Chuyển sang những cây trồng
khác cho năng suất cao hơn, sản
xuất thành vùng chuyên canh =>
tăng giá trị sản xuất

- Tăng khả năng cung cấp
nước tưới chủ động và ổn định
- Tiêu úng cho mùa vụ
- Cung cấp đầy đủ nước sinh
hoạt cho dân sinh và nước
phục vụ các ngành sản xuất
- cung cấp nước cho nuôi

Tăng vụ sản xuất, tăng năng suất

trồng thủy sản
- Ngăn mặn, dẫn ngọt, tiêu
chua, ém phèn

và chất lượng cây trồng => Giá trị
Cung cấp nước tưới chủ
động làm tăng vụ sản xuất

sản xuất nông nghiệp tăng lên

Giảm thiệt hại do thiên tai,
bão lũ gây ra


Ổn định xã hội, tiết kiệm chi phí
cho nhà nước , xây dựng nơng thơn
mới, cải thiện điều kiện sinh hoạt,
từ đó nâng cao mức sống, giảm tỷ
lệ hộ nghèo, thúc đẩy tăng trưởng
nông nghiệp

- Phịng tránh, nâng cao mức
đảm bảo an tồn chống lũ,
kiểm soát lũ

Sơ đồ 2.1: Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp
17


Nguồn vốn dùng để đầu tư phát triển thủy lợi có thể là vốn ngân sách
của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn vay nước ngoài, vốn
do phát hành trái phiếu chính phủ, vốn từ các cơng ty thủy nơng, vốn do dân
đóng góp…từ được phân bổ cho xây dựng các cơng trình thủy lợi phục vụ sản
xuất, xây dựng các hồ đập cung cấp nước tưới, xây dựng các hệ thống đê
sông, đê biển… và đã đạt được một số kết quả quan trọng phục vụ tưới tiêu,
cung cấp nước sinh hoạt cũng như nước phục vụ sản xuất; phòng chống và
giảm nhẹ thiên tai bảo lũ, góp phần hạn chế nhiều thiệt hại về tiền của, góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông
nghiệp. Cụ thể:
2.2.1 Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp
Thời gian vừa qua Đảng và Chính phủ đã đầu tư một lượng vốn rất lớn
vào xây dựng và tu bổ hệ thống thủy lợi. Các hệ thống thủy lợi này đã mang lại
hiệu quả rất lớn trong phát triển sản xuất nơng nghiệp bởi tính chất đa mục tiêu.

Các hệ thống thủy lợi hầu hết đều phục vụ đa mục tiêu, vừa cung cấp
nước tưới, vừa là hệ thống tiêu úng cho cây trồng. Vào mùa hè trời khô hạn,
các hồ chứa, các hệ thống thủy lợi, hệ thống mương, hệ thống cống,…làm
nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, dẫn nước từ
nơi thừa đến nơi thiếu. Ngược lại, vào mùa mưa khi đồng ruộng bị ngập úng,
các trạm bơm, hệ thống thủy lợi nội đồng lại làm nhiệm vụ tiêu nước. Kết
quả, những vùng được đầu tư phát triển thủy lợi sản xuất đảm bảo, cho năng
suất và chất lượng cao. Nhờ được tưới tiêu chủ động mà nhiều loại nông sản
được sản xuất theo vùng chuyên canh lớn, tỷ suất hàng hoá tăng nhanh như
gạo, cà phê, cao su, chè, cây ăn quả và thuỷ sản. Đặc biệt từ năm 2000 đến
nay, nông nghiệp đã thực sự chuyển sang chiều sâu, một số sản phẩm đã tăng
trưởng theo chiều sâu.
Những cơng trình thuỷ lợi lớn, những hồ chứa được xây dựng đã cấp
nước cho sinh hoạt và các ngành công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ngày càng
18


tăng. Đầu tư cho thuỷ lợi làm cơ cấu các ngành dịch vụ nông nghiệp trong
nông thôn tăng lên, bên cạnh đó tỉ lệ dân cư nơng thơn được cấp nước sạch
ngày càng tăng.
Những vùng bị ngập mặn, thường xuyên bị thiên tai bão lũ, nhờ hệ
thống đê sông, đê biển, bờ bao, cống dưới đê, hệ thống thủy lợi ngăn mặn, đã
phòng tránh, nâng cao mức đảm bảo an tồn chống lũ và kiểm sốt lũ. Đồng
thời những hệ thống này đã góp phần ngăn mặn, dẫn ngọt, tiêu chua, ém phèn
đảm bảo sản xuất mang lại hiệu quả cao. Có thể phát triển đa dạng cây trồng,
nhất là những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm giảm diện tích
hoa màu và lúa cho năng suất thấp, làm tăng diện tích những loại cây trồng
cho năng suất cao hơn.
Đầu tư thủy lợi đã nâng dần mức bảo đảm nguồn nước cho nuôi trồng
thủy sản, những hệ thống kênh mương, đê sông, bờ bao ngăn mặn tạo điều

kiện cho mở rộng diện tích ni trồng thủy sản vùng nước lợ, chuyển một
phần rất lớn diện tích trồng lúa, hoa màu cho thu nhập thấp, bấp bênh sang
nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả cao gấp nhiều lần. Như vậy đầu tư thuỷ lợi
đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng dần diện tích
ni trồng thuỷ sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Tóm lại, việc phát triển thủy lợi góp phần quan trọng để ngành nông
nghiệp chuyển hướng từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn, giảm
diện tích trồng trọt, mở rộng diện tích ni trồng thủy sản giúp tăng cơ cấu và
giá trị sản xuất ngành này, và góp phần vào sự tăng trưởng của tồn ngành
nông nghiệp.
2.2.2 Mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thủy lợi với tăng trưởng nông nghiệp
Cho đến nay nhiều tài liệu nghiên cứu đã đưa ra những thông tin xác
đáng chứng minh những thành tựu to lớn của nông nghiệp và nông thôn nước
ta trong những năm đổi mới. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia và nhiều
nhà kinh tế nước ngồi có uy tín đã khẳng định và ca ngợi thành tựu giải
quyết vấn đề lương thực, xố đói giảm nghèo... của Việt Nam. Có được
19


những thành tựu này một phần do chính sách đúng đắn của Chính phủ về vấn
đề phát triển thủy lợi trong đó có chính sách đầu tư thủy lợi.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, nông nghiệp vẫn là
ngành sản xuất vật chất cơ bản, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nền
kinh tế quốc dân. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là nội dung
quan trọng trong chiến lược CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn. Trong
phát triển cơ sở hạ tầng thì vấn đề phát triển thuỷ lợi ln được ưu tiên hàng
đầu. Phát triển thuỷ lợi có thể thực hiện được nhiều mục tiêu, đáp ứng cho
nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn, vừa lợi dụng được tác động tổng
hợp của nguồn nước vừa xây dựng được cơ sở hạ tầng nên đầu tư cho thuỷ lợi
tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống cũng như mơi trường, góp phần thúc

đẩy tăng trưởng nơng nghiệp.
Đầu tư xây dựng các hệ thống cơng trình thủy lợi làm tăng khả năng
cung cấp nước tưới chủ động và ổn định, tiêu úng mùa vụ từ đó làm tăng vụ
sản xuất. Làm giá trị sản xuất/đơn vị diện tích tăng, từ đó làm tăng giá trị sản
xuất nơng nghiệp, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.
Đầu tư thủy lợi nâng dần mức đảm bảo nguồn nước cho nuôi trồng thủy
sản làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi theo hướng tích cực,
giảm diện tích lúa và hoa màu cho năng suất thấp, tăng diện tích ni trồng
thủy sản cho năng suất cao, đã góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ nông
dân, làm tăng tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng nguồn thu cho
chính phủ, đảm bảo nền nơng nghiệp phát triển bền vững.
Đầu tư xây dựng thuỷ lợi góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, đóng góp
một phần khơng nhỏ vào phát triển nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Hiện nay cơ sở hạ tầng cho nông thôn vẫn cịn yếu kém. Việc thực hiện các
cơng trình thuỷ lợi cũng là thực hiện xây dựng cơ sở vật chất cho nơng nghiệp
nơng thơn. Các cơng trình thuỷ lợi được xây dựng sẽ góp phần vào tiến trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.

20


Phát triển thuỷ lợi nó cịn là cơ sở để đưa tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào
sản xuất như: Điện khí hố, cơ giới hố sản xuất nơng nghiệp, đưa các giống
có năng suất chất lượng vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng... đồng thời
phát huy các nguồn lực khác.
Đặc biệt đối với những xã nghèo, điều kiện sản xuất chưa được đảm bảo,
chưa được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, sản xuất nơng nghiệp
cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên thì việc đầu tư xây dựng các hệ
thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu chủ động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Năng
suất, sản lượng nông nghiệp sau khi có hệ thống thủy lợi tăng lên, những vùng

đất khơ cằn cũng có thể cải tạo, mở rộng thành diện tích gieo trồng, từ đó cải
thiện thu nhập cho các hộ khó khăn. Bên cạnh cung cấp nước tưới cho sản xuất,
hệ thống thủy lợi góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ phát triển nuôi trồng thủy
sản cho thu nhập cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn.
Hằng năm, ở nước ta những trận bão lũ đã gây ra thiệt hại rất lớn về người
cũng như tiền của của đất nước. Việc đầu tư xây dựng những hệ thống đê sông,
đê biển, bờ bao, cống dưới đê, hồ chứa đã góp phần phịng chống, nâng cao mức
đảm bảo an tồn chống lũ, kiểm sốt lũ, giảm thiệt hại do bão lũ gây ra, tiết kiệm
một lượng lớn ngân sách chính phủ, góp phần ổn định và phát triển xã hội…
Như vậy đầu tư phát triển thuỷ lợi còn góp phần rất lớn vào xây dựng
nơng thơn mới, ổn định xã hội, xố đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm tại
chỗ cho nơng dân, góp phần giải phóng sức lao động trong nơng nghiệp, tạo
điều kiện bố trí dân cư tập trung tránh lũ, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho
nơng dân. Từ đó nâng cao mức sống cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong
nông thôn.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư phát triển thủy lợi
- Chính sách của chính phủ và nguồn ngân sách: Đây là một nhân tố vơ
cùng quan trọng, chính sách thuỷ lợi là một chính sách dài hạn, chính sách
thủy lợi đúng đắn thì sẽ đem lại hiệu quả và tác động tích cực đến vùng được
đầu tư, và ngược lại một chính sách khơng phù hợp khơng những không mang
21


lại hiệu quả mà nhiều lúc cịn ảnh hưởng khơng tốt đến vùng được ban hành
chính sách, ngồi ra cịn gây lãng phí và thất thốt nguồn vốn của chính phủ.
Nguồn ngân sách cũng ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư thủy lợi vì thường
để xây dựng một cơng trình thủy lợi cần một lượng vốn rất lớn, mà đầu tư cho
phát triển thủy lợi phần lớn vốn lấy từ ngân sách Nhà nước do đó nguồn vốn
được đầu tư nhiều hay ít cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng của cơng trình và
khả năng thu lợi của cơng trình đó.

- Thiết chế cộng đồng: Cơng trình thuỷ lợi của nước ta hiện nay có thể
do UBND xã quản lý, có thể do hợp tác xã quản lý, có thể là cán bộ thuỷ nông
của huyện tham gia quản lý một phần, có thể là nhóm hộ dùng nước quản lý.
Sự quản lý này tuỳ theo thiết chế của từng địa phương, từng cộng đồng. Kết
quả là hiệu quả của cơng trình sẽ được phát huy với những mức độ khác nhau...
- Sự tham gia của người dân: Sự tham gia của người dân là rất quan
trọng. Một dự án thuỷ lợi trước hết phải là dân cần, dân có cần thì dự án đó
mới được xem là khả thi và đạt được những hiệu quả nhất định. Ngoài ra sự
tham gia của người dân trong công tác xây dựng, quản lý, sử dụng và hưởng
lợi cũng ảnh hưởng rất lớn.
- Điều kiện tự nhiên: Các cơng trình thuỷ lợi chủ yếu được xây dựng
ngoài trời, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ảnh
hưởng đến đầu tư dự án thuỷ lợi gồm: khí hậu thời tiết, địa hình, lưu vực dịng
chảy có ảnh hưởng trực tiếp tới cơng trình.
2.4 Kinh nghiệm trong và ngồi nước về vấn đề thủy lợi và đầu tư phát
triển thủy lợi
2.4.1 Kinh nghiệm đầu tư phát triển thuỷ lợi ở một số nước trong khu vực
Các nước xung quanh Việt Nam như Malaixia, Trung Quốc, Thái Lan,
Nhật Bản, Đài Loan... đều có chính sách đầu tư lớn vào xây dựng cơ sở hạ
tầng để thúc đẩy sản xuất phát triển. Đặc biệt là đầu tư cho xây dựng hệ thống
thuỷ lợi, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nông dân các vùng nông thôn, tạo
mối quan hệ phát triển hài hồ về kinh tế - xã hội giữa nơng thôn với thành thị.
22


Ở Trung Quốc, trong những năm cải cách và mở cửa, Nhà nước rất chú
trọng phát triển cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông
thôn đã tăng vượt số vốn kể từ ngày đất nước được giải phóng (1949 – 1990),
trong đó tập trung lớn vào lĩnh vực thuỷ lợi. Nhờ công tác thuỷ lợi phục vụ
tưới tiêu Trung Quốc đã biến một vùng đất hoang hoá thành đất trồng trọt

màu mỡ cho năng suất cao: khi chưa có nước tưới năng suất lúa mì đạt 1,1
tấn/ha lên 5 tấn/ha khi có tưới tiêu chủ động. Đã góp phần giúp Trung Quốc
giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực.
Ở Thái Lan – là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chính phủ Thái
Lan cho rằng: muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay và giữ vững vị trí
số một về xuất khẩu gạo của thế giới thì vấn đề thuỷ lợi phải được đặt lên
hàng đầu. Trong giai đoạn 1956 – 1985 Thái Lan đã tiến hành 482 dự án thuỷ
lợi với tổng kinh phí là 5.371 tỉ bạt, chỉ riêng năm 1988 đã có tới 604 dự án
thuỷ lợi quy mô vừa và lớn, 4988 dự án quy mô nhỏ được thực hiện. Theo
đánh giá của các nhà kinh tế nước này, thuỷ lợi đã làm tăng năng suất lao
động lên 0,25%. Riêng vùng đồng bằng trung tâm năng suất lúa gạo đã tăng
gấp 4 lần. Là một nước sản xuất lúa gạo với mục tiêu chủ yếu là xuất khẩu,
nên việc đầu tư cho xây dựng các cơng trình thuỷ lợi của Thái Lan chủ yếu
tập trung vào vùng sản xuất hàng hố lớn, đó là vùng Đồng bằng trung tâm.
Chính phủ Thái Lan đã đứng ra trực tiếp quy hoạch và đầu tư xây dựng các
cơng trình thuỷ lợi mà nơng dân khơng phải đóng góp và trả bất kì một khoản
chi phí nào cho tưới tiêu nước. Hiện nay xu thế chung của cả nước này là thực
hiện chính sách đầu tư phát triển dự án thuỷ lợi có quy mơ nhỏ và vừa, giảm
đầu tư các cơng trình thuỷ lợi có quy mơ lớn, nhằm phát triển nguồn nước tại
chỗ và giải quyết kịp thời các nhu cầu về nước của nông dân.
Ở Malaixia, để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển, chính phủ nước
này đã đầu tư tồn bộ các cơng trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất
nơng nghiệp mà nông dân không phải trả bất cứ khoản thuỷ lợi phí nào.

23


Như vậy xu hướng chung của các nước hiện nay đối với chính sách đầu
tư phát triển thuỷ lợi là giảm dần xây dựng các cơng trình có quy mơ lớn thay
vào đó chính phủ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án có

quy mơ nhỏ nhằm phát huy nguồn nước tại chỗ, giải quyết nhu cầu về nước
cho nhân dân. Ngoài ra kinh nghiệm các nước trên cịn cho thấy việc thu thuỷ
lợi phí là cơng việc khó khăn và phức tạp, vì đặc thù của hệ thống thuỷ lợi là
khơng thể kiểm sốt được mức độ chính xác tồn bộ hoặc từng phần nước cho
mỗi trang trại, mỗi hộ gia đình. Hơn nữa thuỷ lợi không chỉ đáp ứng nhu cầu
về nước cho sản xuất nơng nghiệp mà cịn đáp ứng nhu cầu về nước cho các
ngành sản xuất phi nông nghiệp khác. Đối với các cơng trình thuỷ lợi lớn
nhiều nhà kinh tế cho rằng duy trì mức thu đảm bảo kinh phí cho khai thác,
vận hành cơng trình là hợp lý hơn cả, cịn chi phí sữa chữa nâng cấp cơng
trình thì do Chính phủ cấp. Theo họ thì nước là hàng hố cơng cộng do đó cần
có đầu tư Nhà nước và đầu tư của các dự án quốc tế.
Đây là một số kinh nghiệm của các nước, đã có tác dụng và đạt được
những hiệu quả nhất định mà chúng ta có thể xem xét, đánh giá, học tập, vận
dụng đúng vào hồn cảnh của nước mình, hoặc có thể rút ra những kinh
nghiệm cần thiết từ đó có hướng đầu tư và phát triển thủy lợi phù hợp để đem
lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là đầu tư thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp nước ta, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng nơng nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phù hợp...
2.4.2 Kinh nghiệm đầu tư phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam
Nước rất cần với cây trồng, nhưng khi mưa nhiều lại gây ra úng lụt,
mưa ít thì gây ra hạn hán. Vì vậy, ngay từ thời xa xưa nhân dân ta đã phải đấu
tranh với thiên nhiên tìm ra các biện pháp hữu hiệu để tưới tiêu nước, chống
hạn hán, lũ lụt như tận dụng nước trời gieo trồng vào mùa mưa, tận dụng các
đợt thuỷ triều cho nước ngọt chảy vào ruộng, đào sơng ngịi mương máng để
dẫn thoát nước, đắp đê kè ngăn lũ lụt, sáng tạo các biện pháp kỹ thuật và công
cụ tưới tiêu nước.
24


Đến những năm 90 của thế kỷ 20, nước ta đã có một hệ thống cơ sở vật

chất kỹ thuật về thuỷ lợi khá mạnh, có năng lực hạn chế được tác hại của hạn
hán và úng lụt đối với sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Năng lực tưới tiêu cho lúa năm 1990: Tưới vụ đông xuân là 1.775.370
ha, vụ hè thu là 683.300 ha vụ mùa là 1.906.000 ha, tổng cộng là 4.544.970
ha. Tiêu nước vụ mùa là 900.000 ha, tưới cho rau màu, vây công nghiệp hàng
năm khoảng gần 600.000 ha. Việc phòng chống lũ lụt đã được thực hiện có
hiệu quả với nhiều biện pháp tổng hợp như làm nhiều hồ đập nhỏ, vừa và lớn
ở vùng đồi núi giữ nước phục vụ thuỷ lợi, thuỷ điện, giảm cường độ các cơn
lũ chặt chẽ và tu bổ thường xuyên trên 2.000 km đê sông và đê biển. Kết quả
là trong 50 năm từ năm 1946 đến 1971, đê ở ven sơng chính chỉ vỡ 2 lần (năm
1955 và năm 1971), mặc dù nhiều cơn lũ lớn xuất hiện (so với năm 1945 đầu
thế kỷ XX có đến 18 lần vỡ đê).
Từ những thành tựu của công tác thủy lợi có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm trong vấn đề phát triển như sau:
Qua các thế hệ người dân Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn vai trị
quan trọng của cơng tác thuỷ lợi trong chiến lược phát triển sản xuất, dân sinh.
Từ các triều đại phong kiến, cho tới Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay luôn coi trọng và quan tâm tới phát triển công tác thuỷ lợi. Nhà
nước luôn coi công tác thuỷ lợi là vấn đề quốc sách hàng đầu để giữ vững tình
hình kinh tế - xã hội, luôn dành một khoản ngân sách lớn đề phát triển công
tác này. Đồng thời huy động nguồn vốn và sức lao động từ dân với phương
châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Để công tác thuỷ lợi hoạt động tốt hơn, và các cơng trình thuỷ lợi được
quản lý điều hành đầy đủ ta đã thành lập hệ thống các cơng ty thuỷ nơng hoặc
xí nghiệp thuỷ nơng quản lý các cơng trình vừa và lớn, cùng các cơng trình
thuỷ lợi nhỏ (thuỷ nơng nội đồng) giao cho các Hợp tác xã dịch vụ nơng
nghiệp hoặc nhóm hộ sử dụng nước quản lý.

25



×