Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

tìm hiểu thực trạng quản lý tài nguyên đầm phá tại xã quảng lợi huyện quảng điền – thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.1 MB, 85 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
TS Thủy Sản
KT Khai thác
KTTS Khai thác thủy sản
NTTS Nuôi trồng thủy sản
UBND Ủy ban nhân dân
ĐQL Đồng quản lý
CHNC Chi hội nghề cá
FSPS II Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn II
CCKTVBVNLTS Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đặc điểm cộng đồng sản xuất thủy sản tại điểm nghiên cứu Error:
Reference source not found
Bảng 2: Đặc điểm hộ khảo sát Error: Reference source not found
Bảng 3: Trình độ học vấn của nhóm hộ khảo sát Error: Reference source not
found
Bảng 4: Hoạt động khai thác và NTTS vùng đầm phá Quảng Lợi Error:
Reference source not found
Bảng 5: Tình hình khai thác thủy sản vùng đầm phá Quảng Lợi . Error: Reference
source not found
Bảng 6: Thay đổi về số lượng ngư cụ khai thác ở xã Quảng Lợi . Error: Reference
source not found
Bảng 7: Thay đổi trong hoạt động nuôi cá lồng tại xã Quảng Lợi Error:
Reference source not found
Bảng 8: Thay đổi trong hoạt động nuôi tôm tại xã Quảng Lợi Error: Reference
source not found
Bảng 9 : Đánh giá các hoạt động xây dựng ĐQL tại Quảng Lợi . Error: Reference
source not found
Bảng 10: Số lượng nò sáo dự kiến ở mỗi khu vực sau khi sắp xếp Error:
Reference source not found
Bảng 11: Nhận thức của hộ về thay đổi quản lý tài nguyên đầm phá (%) Error:


Reference source not found
Bảng 12: Thay đổi số hộ và ngư cụ ở Hà Công và Ngư Mỹ Thạnh Error:
Reference source not found
Bảng 13 : Hoạt động khai thác thủy sản bằng nò sáo tại các thôn Error:
Reference source not found
Bảng 14: Hoạt động khai thác thủy sản bằng lừ, lưới tại các thôn Error:
Reference source not found
Bảng 15: Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Ngư Mỹ Thạnh Error: Reference
source not found
Bảng 16: Hoạt động nuôi cá lồng tại thôn Hà Công Error: Reference source not
found
Bảng 17: Nguồn thu và mức thu nhập của hộ (Tr đ/hộ/năm)

. . Error: Reference
source not found
Bảng 18: Nguồn thu và mức thu nhập của các nhóm hộ

Error: Reference
source not found
DANH MỤC ĐỒ THỊ HÌNH ẢNH
Hình 1: Vị trí vùng đầm phá Quảng Lợi Error: Reference source not found
Biểu đồ 1: Thay đổi ngư cụ KT qua các năm của nhóm hộ nghiên cứu Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2: Nguyên nhân suy giảm sản lượng
KT …………………………… Error: Reference source not found
Ảnh 1: Lừ Trung Quốc Error: Reference source not found
Ảnh 2: Hoạt động nuôi cá lồng Error: Reference source not found
Ảnh 3: Hồ nuôi tôm Error: Reference source not found
Ảnh 4: Hoạt động nò sáo Error: Reference source not found
Ảnh 5: Hình ảnh của một số trộ sáo Error: Reference source not found

Ảnh 6: Lưới bén Error: Reference source not found
Ảnh 7: Sản phẩm KTTS trên đầm phá Error: Reference source not found
Ảnh 8: Cảnh bán tôm cá vào buổi sáng Error: Reference source not found
Ảnh 9: Hoạt động KTTS trên phá Error: Reference source not found
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Quản lý và sử dụng tài nguyên thủy sản 3
2.2 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản 6
2.3 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng 7
2.4 Khái niệm về đồng quản lý 9
2.5 Quản lý tài nguyên thủy sản ở hệ đầm phá Tam Giang 11
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Nội dung nghiên cứu 14
3.1.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá 14
3.1.2 Quá trình xây dựng đồng quản lý tại xã Quảng Lợi 14
3.1.3 Đánh giá kết quả cải tiến quản lý 14
3.1.4 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu 14
3.2.1 Chọn điểm và mẫu nghiên cứu 14
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 15
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 15
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 16
4.1.1 Đặc điểm cộng đồng thủy sản vùng nghiên cứu 16
Bảng 1: Đặc điểm cộng đồng sản xuất thủy sản tại điểm nghiên cứu 16
4.1.2 Đặc điểm hộ khảo sát 17
Bảng 2: Đặc điểm hộ khảo sát 18

Bảng 3: Trình độ học vấn của nhóm hộ khảo sát 19
4.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá 20
4.2.1 Đặc điểm tài nguyên và phân vùng quản lý và sử dụng 20
Hình 1: Vị trí vùng đầm phá Quảng Lợi 20
Bảng 4: Hoạt động khai thác và NTTS vùng đầm phá Quảng Lợi 21
4.2.2 Hoạt động khai thác thủy sản 22
Bảng 5: Tình hình khai thác thủy sản vùng đầm phá Quảng Lợi 23
Bảng 6: Thay đổi về số lượng ngư cụ khai thác ở xã Quảng Lợi 24
Ảnh 1: Lừ Trung Quốc 25
4.2.3 Hoạt động nuôi trồng thủy sản 27
Bảng 7: Thay đổi trong hoạt động nuôi cá lồng tại xã Quảng Lợi 28
Bảng 8: Thay đổi trong hoạt động nuôi tôm tại xã Quảng Lợi 29
4.3 Quá trình xây dựng ĐQL tại Quảng Lợi 29
Bảng 9 : Đánh giá các hoạt động xây dựng ĐQL tại Quảng Lợi 30
4.3.1 Xây dựng chi hội 30
4.3.2 Phân vùng quy hoạch quản lý TS có sự tham gia của cộng đồng 32
Bảng 10: Số lượng nò sáo dự kiến ở mỗi khu vực sau khi sắp xếp 32
4.3.3 Hoạt động tuần tra bảo vệ tài nguyên 33
4.3.4 Xây dựng quy chế bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng 34
4.3.5 Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý 35
Bảng 11: Nhận thức của hộ về thay đổi quản lý tài nguyên đầm phá (%) 36
4.4 Đánh giá kết quả cải tiến quản lý 37
4.4.1 Kiểm soát khai thác hủy diệt và cường lực khai thác 37
Bảng 12: Thay đổi số hộ và ngư cụ ở Hà Công và Ngư Mỹ Thạnh 37
4.4.2 Kết quả hoạt động khai thác thủy sản qua các năm 39
Bảng 13 : Hoạt động khai thác thủy sản bằng nò sáo tại các thôn 39
Bảng 14: Hoạt động khai thác thủy sản bằng lừ, lưới tại các thôn 40
Biểu đồ 1: Thay đổi ngư cụ KT qua các năm của nhóm hộ nghiên cứu 41
Biểu đồ 2: Nguyên nhân suy giảm sản lượng KT 42
4.4.3 Kết quả nuôi trồng thủy sản qua các năm 43

Bảng 15: Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Ngư Mỹ Thạnh 43
Bảng 16: Hoạt động nuôi cá lồng tại thôn Hà Công 44
4.4.4 Thay đổi tài nguyên môi trường 45
4.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ 47
Bảng 17: Nguồn thu và mức thu nhập của hộ (Tr đ/hộ/năm) 47
Bảng 18: Nguồn thu và mức thu nhập của các nhóm hộ (Trđ/hộ/năm) 49
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 51
5.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 1: 55
PHỤ LỤC 2 63
PHỤ LỤC 3 66
PHỤ LỤC 4 70
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP 75
Ảnh 2: Hoạt động nuôi cá lồng 75
Ảnh 3: Hồ nuôi tôm 75
Ảnh 4: Hoạt động nò sáo 76
Ảnh 5: Hình ảnh của một số trộ sáo 76
Ảnh 6: Lưới bén 77
Ảnh 7: Sản phẩm KTTS trên đầm phá 77
Ảnh 8: Cảnh bán tôm cá vào buổi sáng 78
Ảnh 9: Hoạt động KTTS trên phá 78
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế là hệ đầm phá
lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 22.000 ha. Hệ đầm phá này có vai trò hết
sức to lớn đối với cộng đồng ven phá cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh. Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai mang trong nó một giá trị lớn về
mặt sinh thái với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, là nơi cung cấp sinh

kế cho nhiều hộ dân làm nghề khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và một số
ngành nghề khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó họat động khai thác và
NTTS trên đầm phá trong những năm qua cũng tạo nên nhiều áp lực tới tình
hình kinh tế - xã hội, môi trường và là một thách thức đối với mục tiêu phát
triển bền vững của tỉnh nói chung và đầm phá nói riêng. Sự phát triển ồ ạt của
hoạt động NTTS và các hoạt động khai thác dày đặc, đặc biệt là hiện tượng sử
dụng công cụ và phương pháp khai thác có tính chất hủy diệt làm suy kiệt
nguồn lợi thủy sản như: sử dụng ngư cụ kích điện, lừ Trung Quốc, các loại
lưới mắt nhỏ hơn quy định, đánh bắt các loài thủy sản chưa trưởng thành…
dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng làm sản lượng khai thác giảm do tài
nguyên thủy sản cạn kiệt, diện tích mặt nước bị thu hẹp, nguồn sinh kế của
ngư dân chưa được đảm bảo…
Suy kiệt tài nguyên ở đầm phá Tam Giang Cầu Hai là một vấn đề đã và
đang thu hút sự quan tâm của ban ngành các cấp Thừa Thiên Huế cũng như
nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Trước thực trạng tài nguyên đầm phá đang
ngày càng suy giảm thì phương thức quản lý tập trung của nhà nước thông
qua các đơn vị hành chính như xã, thôn, đội không còn hiệu quả và phù hợp
với loại tài nguyên dùng chung này.
Để khắc phục tình trạng đó thì UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra quy
định quan trọng nằm trong chính sách quản lý khai thác thủy sản đầm phá là
phát triển hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Với quy định này sẽ góp
phần bảo vệ tài nguyên đầm phá, hạn chế những tác động tiêu cực làm suy giảm
tài nguyên thông qua tổ chức của người dân đồng thời phát huy tính tự chủ và
dân chủ cơ sở trong việc quản lý tài nguyên đầm phá tại địa phương.
1
Do vậy, việc “ Tìm hiểu thực trạng quản lý tài nguyên đầm phá tại xã
Quảng Lợi huyện Quảng Điền – Thừa Thiên Huế” là rất cần thiết nhằm mục
đích xem xét hiệu quả của phương thức cải tiến quản lý đến tài nguyên đầm phá
tại xã Quảng Lợi nói riêng cũng như tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các hoạt động sử dụng tài nguyên, khai thác và nuôi trồng thủy
sản vùng đầm phá xã Quảng Lợi, Thừa Thiên Huế
- Tìm hiểu và đánh giá các cải tiến quản lý thủy sản và vai trò của chi hội
nghề cá trong quản lý tài nguyên.
- Đánh giá kết quả của các cải tiến quản lý và các hoạt động chi hội đối với
chất lượng tài nguyên môi trường đầm phá và cải thiện sinh kế người dân.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Quản lý và sử dụng tài nguyên thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh trong
điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường nói,
NTTS là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước. [11]
Trước đây, khi con người sử dụng thuỷ sản, người ta thường nghĩ đến các
sản phẩm khai thác từ biển hoặc các sông hồ. Nghề nuôi cá ở các ao hồ cũng có
từ lâu nhưng chiếm vị trí quá nhỏ bé so với nghề đánh cá. Nhưng trong thời gian
từ vài thập kỷ trở lại đây, NTTS liên tục tăng mức đóng góp vào sản lượng thuỷ
sản trên thế giới, từ chỗ chỉ chiếm 7,3% sản lượng trong năm 1970, đến năm
2001 đã lên tới 33,92% [11]. Sản lượng NTTS của các nước đang phát triển
chiếm tới 91,2%, cụ thể là trong năm 2001, các nước nghèo đã sản xuất tới
40.515.504 tấn [11]. Thành tựu trong NTTS đã góp phần đáng kể trong việc
tăng thu nhập cho dân cư ở những nước nghèo.
Kể từ hơn 2 thập kỷ qua, Việt Nam cũng từng bước tham gia vào phong
trào phát triển NTTS của thế giới và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm
2003, sản lượng NTTS đạt 1.111.138 tấn [11]. Là một quốc gia với hơn 3.260 km
đường bờ biển, khoảng 3.000 đảo lớn và nhỏ, với hơn 100 cửa sông và khoảng 1
triệu km
2
EEZ, Việt Nam được xem như là quốc gia giàu có về sự đa dạng sinh học
và nguồn tài nguyên thủy sản [11]. Theo đánh giá tình hình kinh tế xã hội của

UNDP (2007) thì một phần rất lớn (gần 1/3 tổng số dân cư miền trung Việt
Nam) tập trung ở các vùng ven biển, thủy vực ven miền trung. Và đại bộ phận
dân cư ở đây sống phụ thuộc tài nguyên này [5]. Họat động nuôi trồng và KTTS
đã rất phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Theo hội nghị IIFET-
2008, Việt Nam là một trong 10 nước dẫn đầu về sản lượng thủy sản và một
trong 5 nước xuất khẩu thủy sản cao nhất. Sản lượng từ 600.000 tấn (1980) đã
tăng đến 4.200.000 tấn (2007); giá trị XK: 11,2 triệu USD (1980) đã tăng đến 3.750
triệu USD (2007). [11]
Tuy nhiên, đứng về góc độ quản lý, ngành NTTS thế giới nói chung và
của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nếu những người
NTTS không có được những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả và đồng nhất thì
không thể phát triển NTTS bền vững được. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật nuôi và
sản xuất giống để có thể nâng cao năng suất và chất lượng thuỷ sản nuôi, đa
dạng hoá đối tượng nuôi, loại hình nuôi, phát triển công nghệ sinh học trong
3
NTTS, sản xuất thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng trị bệnh, phương pháp
bảo quản sau thu hoạch,v.v vốn là các vấn đề mà nghề nuôi truyền thống yêu
cầu còn rất nhiều vấn đề mà bất cứ một nhà quản lý, nghiên cứu về NTTS nào
cũng phải nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của chúng. Ðó là sự ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của các hoạt động nuôi; tình
trạng nhiễm hoá chất và kháng sinh trong thuỷ sản nuôi làm ảnh hưởng tới sức
khoẻ của người tiêu thụ; tình trạng lan truyền mầm bệnh ở các vùng nuôi do
hoạt động di giống, nhập giống thủy sản trên toàn cầu và tình trạng cấp thoát
nước bừa bãi; sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và đầu tư lâu dài đã trở
thành một nguy cơ trước mắt đối với nhiều nước phát triển NTTS quá nhanh; và
trên hết là sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường đòi hỏi các nước sản xuất
phải liên tục tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn giữ được
sự phát triển bền vững, đồng thời lại phải hết sức nhanh nhạy trong công tác xúc
tiến thương mại để chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, việc có được những
đánh giá toàn diện về bất cứ hoạt động NTTS nào đều hết sức cần thiết. [11]

Việc khai thác bừa bãi, quá mức, mang tính huỷ diệt và không quản lý
được đang diễn ra thường xuyên trên khắp các vùng biển thế giới được coi là
nguy cơ lớn nhất. Ðể thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của thị trường, để chạy
theo lợi nhuận, người ta bất chấp tất cả, tiến hành khai thác ào ạt và chỉ nhằm
vào một số đối tượng có giá trị cao, nhanh chóng làm cạn kiệt trữ lượng của
chúng. Sản lượng khai thác tăng nhanh và lớn quá mức, vượt xa khả năng tự tái
tạo nguồn lợi của thuỷ sản bất chấp các khuyến cáo khoa học, bất chấp luật pháp
của quốc gia và quốc tế được coi là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy giảm
nhanh nguồn lợi nhiều loài thuỷ sản quý. Mặt khác, việc các vùng nước bị thu
hẹp, bị xuống cấp do sử dụng không đúng, nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng
đang diễn ra ở nhiều nơi, việc quản lý nguồn lợi, quản lý nghề khai thác bị xem
nhẹ hay buông lỏng cũng đều là nguyên nhân quan trọng đưa đến sự cạn kiệt
nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài ra, đã có sự thay đổi về chiến lược và chính sách phát
triển một cách linh hoạt chẳng hạn như: từ việc chuyển đổi từ kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế thị trường, ở phương diện đầu tư và hình thức chủ sở hữu của
các đơn vị sản xuất.
Vào năm 2004, Việt Nam là nước có sản lượng khai thác và NTTS lớn
thứ 11 thế giới, đạt tổng sản lượng 3,1 triệu tấn, tăng vượt bậc so với mức nửa
triệu tấn hồi năm 1975 là thời điểm kết thúc chiến tranh [11]. Lĩnh vực khai thác
đóng góp 1,7 triệu tấn và vẫn đang tiếp tục tăng. Tỷ lệ tăng trưởng trong lĩnh
4
vực NTTS của Việt Nam đặc biệt cao, đưa Việt Nam trở thành quốc gia NTTS
lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2004 (chỉ đứng sau
Ấn Độ và Trung Quốc), đạt 1,1 triệu tấn [11]. Ngành NTTS Việt Nam được coi
là tiến bộ nhanh nhất, bất chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng
sản lượng thủy sản của cả nước. Năm 2001, Việt Nam đứng hàng thứ 10 thế giới
về xuất khẩu hải sản với kim ngạch 1,8 tỷ USD [11]. Năm 2004 - 2005, Việt
Nam là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ ba tại thị trường Australia (sau Thái Lan
và New Zealand) với sản lượng khoảng 18.000 tấn, đạt kim ngạch 122 triệu đôla
Australia (AUD). Các mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam xuất sang

Australia là tôm (khoảng 70 triệu AUD) và philê cá đông lạnh (35 triệu AUD).
Điều đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang
Australia liên tục tăng trong những năm gần đây, ngược lại với những nước khác
là giữ nguyên mức xuất khẩu hoặc giảm dần (ngoại trừ Trung Quốc). Ngành
thuỷ sản phục vụ cho cuộc sống của khoảng 3 triệu ngư dân trong tổng số dân số
hơn 80 triệu dân của Việt Nam. [11]
Tuy nhiên, sự phát triển của nghề cá cũng đặt ra rất nhiều vấn đề và những
thách thức cho xã hội và cho môi trường, mà điều này phải được giải quyết. Như
mâu thuẫn về đất nhiễm mặn, về nước tưới tiêu cho nông nghiệp, sự thoái hóa của
môi trường và ô nhiễm. Rất nhiều khu vực đã xuống cấp nghiêm trọng và những
nơi khác đang bị đe dọa. Quản lý nghề cá theo tiếp cận hệ sinh thái còn bị hạn
chế. Khai thác quá mức ở khu vực ven bờ. Nạn nghèo và khó khăn sinh kế vẫn
chưa được giải quyết triệt để… Hàng triệu người Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn
hay một phần về thức ăn, sinh kế và nghề nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên biển
của quốc gia, ngư dân luôn tìm kiếm thu nhập trong ngắn hạn, và không thể suy
nghĩ đến việc phát triển bền vững nghề cá trong dài hạn. Nhiều loài thủy sản ở
Việt Nam đã có sự sụt giảm đáng kể trong khai thác và kích cỡ cá. Dự án tổng
quan kinh tế xã hội đã nghiên cứu những trở ngại và cơ hội đối mặt với cách thức
phát triển bền vững ngành thủy sản mà sẽ hỗ trợ xóa nghèo tại Việt Nam. Phân
tích chỉ ra: “ Những nguy cơ tồn tại đối với nghề cá và sinh kế nghề cá”. Những
trở ngại đến việc thi hành hệ thống thích hợp và bền vững để thúc đẩy việc xóa
nghèo” và “Những cơ hội và những mô hình tối ưu cho nghề cá thích hợp với xu
hướng bền vững trong các chiến lược phát triển.” [11]
5
2.2 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản
Qua hai thập kỷ tăng trưởng, sự phát triển và mở rộng nhanh chóng cùng
với quá trình thâm canh hóa trong sản xuất và nuôi trong thủy sản đã làm thay
đổi hệ đầm phá Tam Giang (ở tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam) và
đã mang lại những khó khăn nan giải về tiếp cận sử dụng nguồn tài nguyên,
phân bổ đất đai và quản lý vùng bờ ven biển. Hệ đầm phá Tam Giang trải dài

trên 22000 ha, đã là nơi sinh sống và cư ngụ của khoảng 42 loài thủy sản, và tạo
ra sinh kế trực tiếp cũng như gián tiếp tạo ra các cơ hội sinh kế cho khoảng
300000 người dân sống xung quanh. Các hoạc động đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản hết sức đa dạng đã được thực hành và phát triển tại đây, bao gồm cả các hoạt
động thâm canh sản xuất tôm, cua, nuôi cá chép nước ngọt [6]. Những bằng
chứng của nghiên cứu đã chỉ ra rằng suy thoái hệ sinh thái đang diễn ra tại đầm
phá. Những áp lực lớn từ việc nuôi trồng thủy sản tại đầm phá đã làm giảm khả
năng đánh bắt, tăng lây nhiễm dịch bệnh và gây suy thoái chất lượng nước, và
thực tế cho thấy rằng có một nhu cầu cần giải quyết những thách thức về suy
thoái hệ sinh thái tại đầm phá. Điều này cùng với sự mất mát trong thu nhập từ
nuôi tôm (so với thời kỳ phát triển nhất vào cuối thập niên 90), đã làm cho các
quan chức chính quyền phải xem xét nhu cầu về một chiến lược hiệu quả hơn
trong khi giải quyết các vấn đề thách thức ven biển. [6]
Những thách thức trong quản lý hệ sinh thái ven biển đặc biệt phức tạp vì
những vấn đề liên quan đến lợi ích mà đầm phá mang lại trong phát triển nuôi
trong thủy sản, những thách thức về kiểm soát dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng,
và sự phức tạp về các quy chế quản lý của nhà nước trong nuôi trồng thủy sản.
Việc thiếu năng lực và sử dụng phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống
đã góp phần đưa lại sự không hiệu quả trong công tác quản lý và thực hiện các
quy định của chính quyền nhà nước. Mặc dù vậy, tình trạng quản lý này cũng đã
song hành với sự hướng đến công tác quản lý với nhiều sự phân quyền hơn nữa
ở Việt Nam. Quản lý với nhiều sự phân quyền làm thúc đẩy những thay đổi về
mặt thể chế tại đầm phá. [6]
Luật thủy sản cũng đã tạo điều kiện tăng cường sự hợp tác giữa nhà nước
và các tổ chức quản lý thủy sản tại địa phương trong việc quản lý tài nguyên
nuôi trồng thủy sản. Luật này đã hỗ trợ việc phân quyền trong quản lý tài
nguyên và thiết lập các hội đoàn thủy sản với việc duy trì và nắm giử quyền sở
6
hửu tài nguyên. Về mặt pháp lý, các hội đoàn thủy sản được xem như các tổ
chức xã hội nghề nghiệp. Các tổ chức này có thể đóng một vai trò quan trọng

trong việc kết nối các nhà chức trách ở huyện và tỉnh với người dân địa phương.
Chính sách giúp hình thành nhóm người dân ở các thôn làng để quản lý thủy sản
đã lấp đầy khoảng trống của các thể chế truyền thống trong quản lý tài nguyên
tại địa phương (chẳng hạn như nhóm vạn chài), đã lỗi thời khi sự chuyển dịch
của hệ thống đầm phá sang kỷ nguyên kinh tế thị trường tổng hợp. [6]
2.3 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
Quản lý dựa vào cộng đồng (CBM: Community Based Management),
trong đó yếu tố truyền thống, bao gồm những quy tắc, chuẩn mực và giá trị tồn
tại lâu đời trong cộng đồng, cũng như năng lực của cộng đồng trong quá trình
điều tiết hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản chung đều được đặt lên hàng
đầu, cộng đồng là trọng tâm của các dàn xếp quản lý , có trách nhiệm và quyền
lợi đối với quản lý tài nguyên biển và không gian sinh tồn của chính mình. CBM
khác với cách thức cộng đồng tự quản lý vì trong phương thức CBM bên cạnh sự
tham gia của cộng đồng là chủ yếu còn có sự tham gia của nhân tố bên ngoài. [3]
Theo Arntein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hình
thức cơ bản là quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng. Ngoài ra
đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng là hình thức quản lý
trung gian giữa hai hình thức nói trên. Quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng là
một hình thức hợp tác giữa cộng đồng với nhà chức trách trong việc chia sẻ
quyền và trách nhiệm trong quản lý và lợi ích. Với hình thức quản lý dựa vào
cộng đồng hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao khi có sự tham gia của người sử
dụng nguồn lợi và các bên liên quan trong việc quản lý ( Pomerroy, 2000 và
VEEM, 2002 ). [3]
Quản lý có sự tham gia của cộng đồng thể hiện một cách tiếp cận mang
tính tổng hợp cao trong việc nâng cao hiệu quả của các dự án khôi phục, bảo vệ
và sử dụng bền vững các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng bị suy
giảm, đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Quản lý dựa vào cộng đồng coi thành viên
cộng đồng và cộng đồng là trung tâm, trong khi đó đồng quản lý lại tập trung
vào những vấn đề này cộng với sự phối hợp của chính phủ, cộng đồng địa
phương và các bên sử dụng nguồn lợi (Nielsen và Veddsman, 1999).

7
Phát triển quản lý NTTS dựa vào cộng đồng là hình thức quản lý có sự
tham gia của người dân, là quá trình phân tích, thuyết phục để người nuôi tự
nguyện thành lập tổ nhóm cộng đồng tự quản lẫn nhau có hiệu quả. [3]
Chúng ta có thể thấy qua nhiều chương trình và chính sách trên toàn thế
giới là ngày càng có nhiều bên nhận ra cộng đồng cần có vai trò mạnh mẽ hơn
trong quản lý tài nguyên. Gia tăng sự tham gia của địa phương và thiết kế lại cấu
trúc thể chế đều cho cộng đồng và người sử dụng tài nguyên có thêm nhiều kiểm
soát đối với quản lý tài nguyên. [4]
Ưu điểm của các phương thức quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng đã
được nhiều nhà nghiên cứu ghi lại ở nhiều nơi trên thế giới. Quản lý tài nguyên dựa
vào cộng đồng điển hình được nhiều người biết đến là lĩnh vực tưới tiêu và lâm
nghiệp cộng đồng, nhưng nhiều phương pháp tương tự cũng đang được đưa vào áp
dụng trong nông nghiệp và sinh vật cao nguyên. Còn các phương thức quản lý dựa
vào cộng đồng trong lĩnh vực nghề cá thì vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển.
Điều này một phần là do tính phức tạp của các hệ thống tài nguyên ven bờ và biển,
do cấu trúc xã hội và văn hóa của các cộng đồng nghề cá và do tính độc lập của
ngư dân. Có một số điển hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng nhưng chỉ ở Mỹ,
Nhật, vùng Nam Thái Bình Dương và Philippines. [4]
Quản lý dựa vào cộng đồng là tìm cách cho người dân tham gia tích cực
hơn vào trong quy hoạch và khai thác quản lý nghề cá. Quản lý tài nguyên dựa
vào cộng đồng khởi đầu từ tiền đề này: người dân có khả năng trời phú cho để
cải thiện chất lượng đời sống của mình. Thông thường điều cần làm là hỗ trợ
việc tổ chức và giáo dục người dân cách huy động tài nguyên sẵn có để đáp ứng
nhu cầu của họ. [4]
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng còn có ưu điểm tiềm ẩn là hiệu quả
và công bằng. Về mặt hành chính và triển khai thì quản lý tài nguyên dựa vào
cộng đồng có thể tiết kiệm hơn các phương thức quốc gia, tập trung. Quản lý tài
nguyên dựa vào cộng đồng còn là tự quản ở các cộng đồng mà người dân lãnh
lấy trách nhiệm giám sát và triển khai. Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng

tạo ra một tinh thần làm chủ tài nguyên, khiến cho cộng đồng có trách nhiệm
hơn đối với tính bền vững lâu dài của tài nguyên. Điều này có thể thực hiện
được bằng cách thiết lập một chế độ quản lý tài nguyên và một số quy tắc hành
xử về sử dụng tài nguyên. Nhờ tận dụng được kiến thức và chuyên môn bản địa
8
mà quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng cho phép mỗi cộng đồng xây dựng
một chiến lược quản lý đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh riêng của cộng đồng.
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng có một mức độ linh hoạt vừa đủ và có thể
điều chỉnh dễ dàng. Có cộng đồng tham gia vào hình thành và triển khai các biện
pháp quản lý thì chiến lược sẽ có mức độ chấp nhận cao hơn và cam kết tuân thủ
chiến lược quản lý của cộng đồng sẽ bền hơn. [4]
Tuy vậy, quản lý dựa vào cộng đồng không phải là thần dược cho quản lý
tài nguyên. Không phải cộng đồng nghề cá nào nó cũng thích hợp. Có nhiều
cộng đồng không muốn hoặc không đủ khả năng tiếp nhận trách nhiệm quản lý
tài nguyên dựa vào cộng đồng. Không phải tất cả các yếu tố của quyền quản lý
nghề cá đều có thể, hoặc nên trao cho cộng đồng địa phương. Nhiều cộng đồng
không có động lực kinh tế, xã hội hay chính trị tham gia vào quản lý cộng đồng
và ngư dân thì rủi ro thay đổi chiến lược quản lý nghề cá là quá cao. [4]
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng tuy có nhiều ưu điểm, nhưng
không hẳn là các cộng đồng địa phương đều có thể tự mình thực hiện quản lý
nghề cá thành công. Cần có một sự phối hợp năng động hơn, vừa sử dụng năng
lực và động lực của cộng đồng địa phương, vừa sử dụng năng lực của chính phủ
quốc gia để đưa ra các khung pháp lý và các hỗ trợ khác. Sự phối hợp này có thể
gọi là đồng quản lý , tức là chính phủ và cộng đồng cùng chia sẻ quyền. Quản lý
dựa vào cộng đồng là nhân tố trung tâm của đồng quản lý. Mức độ quyền cho
chính phủ và cho cộng đồng sẽ khác nhau tùy nước, tùy điều kiện cụ thể của từng
nơi. Chúng ta cần lưu ý là tự thân việc quy hoạch và triển khai quản lý nghề cá có
thể đã phức tạp rồi và chưa chắc đã có kết quả ngay lập tức. Mà nhiều kết quả
cho quản lý nghề cá bền vững lại thuộc những ngành khác nghề cá. [4]
2.4 Khái niệm về đồng quản lý

Theo khái niệm quản lý của điều khiển học: “ Quản lý là điều khiển,
chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật
hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý
muốn của người quản lý và nhằm đạt được mục đích đã được định trước”. [3]
Quản lý được hiểu theo hai góc độ, một là góc độ tổng hợp mang tính
chính trị xã hội, hai là góc độ mang tính hành động thiết thực. Quản lý được
C.Mac coi là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động. [3]
9
“ Quản lý là sự tác động chỉ huy , điều khiển các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật,
đạt được mục đích và đúng với ý chí của người quản lý”.
Đồng quản lý – CM ( Co – Management) là việc tạo ra và thực hiện các
dàn xếp quản lý một cách phù hợp, qua đó một số nhóm người có lợi ích liên
đới được xác định trước cùng hợp tác với chính phủ để đưa ra về thực thi các
quyết định và biện pháp quản lý nghề cá [3].
Trong mô hình đồng quản lý các thành viên sẽ: Tham gia đồng thời trong
hoạt động tác nghiệp và trong công tác quản lý nghề cá, chia sẻ quyền ra quyết
định với chính phủ, chia sẻ trách nhiệm để đảm bảo tính bền vững của nghề cá.
Đồng quản lý được hiểu như là cách thức chia sẻ hoặc phân định quyền
lực và trách nhiệm giữa chính quyền và người sử dụng nguồn lợi nhằm quản lý
một đối tượng nguồn lợi nào đó như nguồn lợi cá, vùng rạn san hô, vùng NTTS
hoặc hồ chứa nước… [3]
Đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác
trong đó nhóm người sử dụng tài nguyên có quyền sử dụng tài nguyên thiên
nhiên trên đất chủ sở hữu của nhà nước (khu vưc đã xác định) đồng thời có trách
nhiệm quản lý bền vững tài nguyên (gồm bảo vệ). Người sử dụng tài nguyên và
các chính quyền địa phương cùng nhau đàm phàn thỏa thuận đối tượng nào có
thể làm gì, ở đâu, khi nào, bằng cách nào và bao nhiêu trên một diện tích tài
nguyên cụ thể được thực hiện và giám sát bởi chính những người sử dụng tài
nguyên. [10]

Mục đích là để cung cấp cho cộng đồng địa phương những lợi ích thông
qua việc tiếp cận một cách hợp pháp và an toàn nguồn tài nguyên thiên nhiên
bên trong các khu rừng phòng hộ đồng thời đảm bảo việc sử dụng một cách bền
vững những tài nguyên này và bảo vệ một cách hiệu quả các khu rừng ngập
mặn. Ý sau cùng rất quan trọng cho vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng vốn sẽ chịu
tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. [10]
Đồng quản lý là một biện pháp hữu hiệu để duy trì và tăng cường chức
năng bảo vệ của các dải rừng ngập mặn cùng lúc với cung cấp điều kiện sống tốt
hơn cho cộng người dân địa phương. Thêm vào đó, việc để người dân địa
phương tham gia vào quá trình tái tạo rừng ngập mặn, sử dụng những biện pháp
10
tiếp cận mới, vốn giúp tăng cường sức chống đỡ của rừng ngập mặn đối với
những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu, sẽ nâng cao chứa năng bảo vệ của và
các dịch vụ sinh thái được cung cấp bởi các khu rừng ngập mặn. Để đồng quản
lý có thể thành công, rất cần có sự hổ trợ toàn diện của chính quyền tất cả các
cấp (từ tỉnh qua huyện đến xã) và cần có một sự đồng thuận của tất cả các bên
liên quan. [10]
2.5 Quản lý tài nguyên thủy sản ở hệ đầm phá Tam Giang
Ở nước ta việc quản lý tài nguyên mặt nước đặc biệt là tài nguyên đầm
phá chủ yếu do nhà nước giữ vai trò trung tâm, bên cạnh đó là hoạt động quản lý
của cộng đồng thông qua hương ước, quy ước truyền thống. Các cơ quan nhà nước
thường cho rằng các cộng đồng ngư dân khó có thể tự quản lý nguồn lợi TS để đảm
bảo nhu cầu của họ và do vậy nhà nước phải nâng cao trách nhiệm, vai trò trong
quản lý các nguồn tài nguyên này.
Trên thực tế hoạt động quản lý tập trung của nhà nước tỏ ra không có hiệu
quả. Bởi với cơ chế quản lý tập trung của nhà nước, các luật, quy định trong tiếp
cận sử dụng mặt nước hiện tại chưa đủ mạnh để quản lý tổt. Ở hầu hết các cộng
đồng hưởng lợi từ những tài nguyên này ở những mức độ nhất định đã hình
thành những cơ chế riêng của họ. Các hình thức quản lý rất đa dạng thể hiện qua
hương ước quy định của cộng đồng, những quy định, hương ước này hình thành

dựa trên tập tục, văn hóa của cộng đồng. Chẳng hạn các quy định về vị trí đặt nò
sáo, Đáy hoặc phân vùng mặt nước lấy rau câu… Ở phá Tam Giang chủ yếu do
các ngư dân sống ở gần phá tự quy định với nhau. Tuy nhiên, những hình thức
quản lý này chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng mặt nước, hạn chế
xung đột xảy ra giữa những người hưởng lợi và thường không đủ hiệu lực để
quản lý vấn đề khai thác quá mức tài nguyên. [1]
Quản lý TS truyền thống đã có mặt thời phong kiến, thời Pháp thuộc và
các chế độ miền nam trước 1975. Truyền thống quy định mỗi vạn (làng chài)
được cấp một vùng đánh cá và chỉ có ngư dân trong vạn được dùng lưới hoặc
ngư cụ trong vùng đó. Dưới chế độ Phong Kiến, ngư dân mua quyền đánh cá
bằng đấu giá, trả lệ phí cho triều đình và quyền đó có thể cho con cháu thừa
hưởng. Vì vậy, các vạn có tính chất tự quản, hoạt động tự quản trong vạn đa phần
liên quan đến tín ngưỡng, có phần nào liên quan đến sự tương trợ lẫn nhau trong
đời sống và kiếm sống. [1]
11
Dưới thời Pháp, hệ thống này chuyển sang chế độ quản lý nhà nước [1]. TS
đầm phá trở thành nơi tiếp cận tự do của mỗi người, nghĩa là ai cũng có quyền
đến đánh cá, sử dụng và khai thác diện tích mặt nước, mặc dù không ai có thể sở
hữu hoặc tùy ý sử dụng một vùng mặt nước có phân định ranh giới. Nhưng có
tranh cãi cho rằng như trên là không đúng bởi vì các nghề NTTS như ao vây và
các ngư cụ đánh bắt như nò sáo vẫn có thể chiếm quyền sử dụng một diện tích
mặt nước nào đó [5]. Những ngư cụ như vậy không những làm cản trở đường di
chuyển tự do của các loài TS trong vùng nước mà còn hạn chế quyền tiếp cận, sử
dụng và KT của người khác nữa, ít nhất là điều này cũng đúng ở một số vùng trên
phá. Ao vây và nò sáo khoanh ra một vùng nước nhất định, người chủ nghiễm
nhiên có quyền sở hữu và tùy ý sử dụng nhiều thứ khác, không chỉ có tài nguyên
nước mà còn có cả mặt nước và điều này cũng được những tục lệ cổ truyền ở phá
xác nhận. Theo tục lệ , người ngư dân có thể tùy ý bán, sử dụng, thừa kế ao vây,
lưới đáy và nò sáo của mình. Nhưng cái mà họ tùy quyền định đoạt đó không phải
chỉ có ngư lưới cụ mà còn có cả vùng họ đang chiếm dụng nữa.

Cuộc điều tra cho thấy những tục lệ cổ truyền về sử dụng ngư cụ cố
định mỗi xã mỗi khác, gồm các quyền như sau: (1) mua bán giữa ngư dân với
nhau, giá mỗi trộ sáo tùy thuộc vào kích cỡ và mẻ cá tiềm năng (6,3%), (2)
thừa kế của bà con ( 19,2%) và (3) quyền tự quyết như có thể dựng lên một
ngư cụ hoặc vùng NTTS trong vùng tự do ( 69%). Chỉ có một vài phần trăm
(3,3%) cho rằng quyền đó nhận từ Sở TS, mặc dù qua điều tra và phỏng vấn
IMOLA (2006) thì thấy hình như hiện nay ngư dân không có chứng thư hợp
pháp gì về diện tích mặt nước. Nhưng người dân vẫn coi diện tích mà họ
đóng ngư cụ của mình là tài sản riêng. [7]
Sở TS nhận thấy cần phải điều tiết TS ở đầm phá, văn bản pháp lý mới
có của Tỉnh đề cập tới nhiều vấn đề và lập một kế hoạch tổng thể toàn diện để
sử dụng tài nguyên đầm phá bền vững hơn, bằng cách: phân vùng đầm phá và
chuyển đổi sang một cơ chế tiếp cận hữu hạn với các quyền sử dụng cụ thể.
Trước khi có CHNC, hoạt động quản lý tài nguyên đầm phá có sự thay
đổi qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau.
Theo Nguyễn Quang Vinh Bình (1996) trong thời kỳ Phong Kiến triều
đình giao cho các vạn chài quản lý những thủy vực, dựa trên các đơn vị nghề
nghiệp và xác nhận quyền sử dụng tài nguyên thu thuế. Vạn chài quản lý trên
12
các lĩnh vực: quản lý ngư dân, hành vi và ứng xử, quản lý sản xuất, quản lý
cộng đồng và quản lý nguồn lợi TS. [2]
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá
- Đặc điểm tài nguyên và phân vùng quản lý và sử dụng
- Hoạt động khai thác thủy sản
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản
3.1.2 Quá trình xây dựng đồng quản lý tại xã Quảng Lợi
- Xây dựng chi hội

- Phân vùng quy hoạch quản lý thủy sản có sự tham gia của cộng đồng
- Xây dựng quy chế bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng
- Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý
3.1.3 Đánh giá kết quả cải tiến quản lý
- Kiểm soát khai thác hủy diệt và cường lực khai thác
- Kết quả hoạt động KT thủy sản qua các năm
- Kết quả NTTS qua các năm
- Thay đổi tài nguyên môi trường
3.1.4 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm và mẫu nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại thôn Hà Công và Ngư Mỹ
Thạnh xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền. Đây là 2 thôn đại diện cho xã Quảng Lợi
có đa số hộ dân sống chủ yếu dựa vào tài nguyên thủy sản trên đầm phá.
- Mẫu nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã chọn 60 hộ ngư
dân khai thác và NTTS tại hai thôn Hà Công và Ngư Mỹ Thạnh xã Quảng Lợi.
Phương pháp chọn mẫu: Để chọn được 60 mẫu nghiên cứu tôi đã sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân loại: Thôn Hà Công 30 hộ
thuộc chi hội nghề cá Hà Công, trong CHNC Hà Công có 7 hộ NTTS do vậy
tôi tiến hành phỏng vấn hết 7 hộ NTTS còn 23 hộ KTTS được chọn một
14
cách ngẫu nhiên qua danh sách của CHNC. Thôn Ngư Mỹ Thạnh có 14 hộ
NTTS do đó tôi phỏng vấn hết 14 hộ này còn 16 hộ KTTS cũng được chọn
ngẫu nhiên qua danh sách của CHNC.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Tiến hành thu thập các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn
nghiên cứu, báo cáo tổng kết NTTS của xã Quảng Lợi qua các năm được thu
thập từ văn phòng địa phương của xã . Các báo cáo hàng năm, các nghiên cứu
liên quan đến hoạt động quản lý tài nguyên đầm phá của xã Quảng Lợi và các

ban ngành liên quan. Báo cáo hoạt động của CHNC thôn Hà Công và Ngư Mỹ
Thạnh.
- Thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn người am hiểu:
+ Cán bộ xã, trưởng thôn, trưởng chi hội nghề cá, cán bộ xã phụ trách công
tác thủy sản tại địa phương, thành viên trong ban chấp hành của chi hội. Tổng số
thành viên của nhóm phỏng vấn là 10 người. Thông tin phỏng vấn: Thông tin
chung về thôn, xã. Cơ chế quản lý tài nguyên đầm phá, hoạt động quản lý. Kết
quả, tác động của cải tiến quản lý đến tài nguyên và sinh kế hộ dân…
+ Cán bộ phụ trách công tác nông ngư của huyện, cán bộ phòng tài
nguyên môi trường cấp huyện. Thông tin phỏng vấn: Các chính sách liên quan
đến việc quản lý tài nguyên đầm phá, cơ chế và hiệu quả quản lý, kết quả của
việc cải tiến quản lý đến nguồn tài nguyên đầm phá
Phỏng vấn hộ: Bằng bảng hỏi bán cấu trúc đã chuẩn bị sẵn.
Các thông tin thu thập: Thông tin chung về hộ; thông tin về tình hình KT
và NTTS của hộ trong vòng 3 năm từ 2008 – 2010, nhận thức của hộ về tài
nguyên môi trường đầm phá, …
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý, phân tích bằng phần mềm Excel.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
15
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm cộng đồng thủy sản vùng nghiên cứu
Phá Tam Giang chạy dọc theo hướng đông và đi qua 4 thôn của xã Quảng
Lợi là Cư Lạc, Ngư Mỹ Thạnh, Hà Công và Sơn Công với dân số đầm phá
Quảng Lợi là 8227 nhân khẩu.
Bảng 1: Đặc điểm cộng đồng sản xuất thủy sản tại điểm nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT Toàn xã Hà Công
Ngư Mỹ
Thạnh

Tổng số hộ Hộ 1921 110 181
Hộ Nông nghiệp Hộ 1209 0 0
Hộ ngư nghiệp Hộ 464 95 179
Hộ khác Hộ 248 15 2
Tổng số nhân khẩu Khẩu 8227 491 868
Tổng số lao động Người 5235 355 654
Lao động Nam Người 2698 182 338
Lao động Nữ Người 2537 173 316
Tỷ lệ hộ nghèo % 11,6 14,5 15,4
Trên nghèo % 82,8 76,4 77,5
Cận nghèo % 5,6 9,1 7,1
(Nguồn: phỏng vấn cán bộ xã, trưởng thôn Hà Công – Ngư Mỹ Thạnh, 2011)
Toàn xã Quảng Lợi có 9 thôn với tổng số hộ là 1921 hộ trong đó 6 thôn
thuần nông và 3 thôn thuần ngư. Do vậy, số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong toàn xã (1209 hộ). Về ngư nghiệp, toàn xã Quảng Lợi có 464 hộ tham gia
KT và NTTS trên đầm phá chủ yếu thuộc 3 thôn Hà Công, Cư Lạc và Ngư Mỹ
Thạnh. Hà Công và Ngư Mỹ Thạnh là một trong những thôn có số hộ tham gia
hoạt động TS nhiều nhất và đã thành lập được hai chi hội nghề cá của thôn.
Theo lịch sử đây là hai thôn định cư của cư dân thủy diện trên đầm phá trước
đây. Người dân từ sống lênh đênh trên những chiếc đò, sau đó được nhà nước,
chính quyền địa phương định cư lên đất liền, nên cư dân ở đây mang tính thuần
ngư. Thôn Hà Công và Ngư Mỹ Thạnh là hai thôn ven phá, về đặc điểm dân
16
số, lao động cũng mang những nét đặc trưng của các thôn làng ven phá Tam
Giang như: có tỷ lệ dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ, nguồn lao động dồi
dào…
Hà Công là một trong bốn thôn của xã Quảng Lợi có phá Tam Giang đi
qua, đây là thôn thuần ngư với tổng số hộ là 110 hộ thì có tới 95 hộ làm ngư
nghiệp chiếm 86,4% tổng số hộ của toàn thôn, chỉ còn lại 13,6% là những hộ
buôn bán nhỏ và một số hộ khác. Hà Công là một trong ba thôn có dân số

thấp nhất ở xã Quảng Lợi chỉ đứng trên thôn Sơn Công và Đức Nhuận.
Toàn thôn có 355 người trong độ tuổi lao động chiếm gần 2/3 số khẩu
toàn thôn, trong đó lao động nam 182 người, lao động nữ 173 người, nguồn
lao động ở đây tương đối trẻ và dồi dào, trung bình mỗi hộ có 4,2 khẩu và
3,19 lao động.
Cũng như thôn Hà Công, Ngư Mỹ Thạnh là một thôn thuần ngư với
tổng số hộ là 181 hộ thì chỉ có 2 hộ buôn bán nhỏ chiếm 1,1% tổng số hộ
trong thôn. Đây là thôn có dân số tương đối đông hơn so với thôn Hà Công
(868 khẩu), bình quân 5,1 khẩu/ hộ. Tổng số lao động toàn thôn là 654 lao động
trong đó lao động nữ là 316 còn lao động nam 338 lao động. Nhìn chung ở hai
thôn đều có nguồn lao động tương đối dồi dào sẽ đáp ứng được yêu cầu của đặc
thù nghề nghiệp trên đầm phá.
4.1.2 Đặc điểm hộ khảo sát
Để nghiên cứu đề tài tôi tiến hành khảo sát 60 mẫu có định hướng, 30
mẫu tại thôn Hà Công và 30 mẫu tại thôn Ngư Mỹ Thạnh thuộc xã Quảng Lợi
huyện Quảng Điền – TTH. Các mẫu nghiên cứu là những hộ KT và NTTS, là
thành viên của hai CHNC Hà Công và Ngư Mỹ Thạnh. Kết quả khảo sát cho
thấy các hộ ngư dân tại điểm nghiên cứu cũng có đặc trưng về quy mô gia đình
tương đối lớn. Bình quân nhân khẩu/hộ của hai thôn Hà Công – Ngư Mỹ Thạnh
không có sự khác biệt hơn 5 khẩu/hộ và hơn 3 lao động/hộ, điều này chứng tỏ
nguồn lao động ở đây tương đối dồi dào và đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề.
17
Bảng 2: Đặc điểm hộ khảo sát
Chỉ tiêu ĐVT Hà Công Ngư Mỹ Thạnh
Nhân khẩu và lao động
- Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 5,1 5,7
- Lao động/hộ Lao động 3,5 3,4
- Lao động ngư nghiệp/hộ Lao động 2,2 2,2
- Lao động ngành nghề/hộ Lao động 1,2 1,1
- Tuổi của chủ hộ Tuổi 48,4 47,9

Điều kiện vật chất
- Nhà kiên cố % 90 100
- Nhà bán kiên cố % 3,33 0
- Thủy diện % 6,67 0
- Ti vi % 93 100
- Xe máy % 90 93
Phương tiện sản xuất
- Đò máy Chiếc/hộ 1,0 1,0
- Ghe Chiếc/hộ 1,0 1,0
- Lưới Tay/hộ 21,5 20
- Lừ Cheo/hộ 75,2 46,7
Tỷ lệ hộ nghèo % 0 10
Tỷ lệ hộ cận nghèo % 13,3 3,3
Tỷ lệ hộ trên nghèo % 86,7 86,7
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
18

×