UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
HÀ TĨNH
--:--
Số : 383/1998/QĐ/UB-VX
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----o0o-----
Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 4 năm 1998
QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết 05 NQ/TU của Tỉnh uỷ
về phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo đến năm 2000
--------
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân sửa đổi ngày 21 tháng 6
năm 1994;
- Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu Nghị quyết 05 NQ/TU ngày 28 tháng 7 năm
1997 về tăng cường lãnh đạo sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo đến năm 2000 của Tỉnh uỷ;
- Sau khi xem xét tờ trình số 446/VP ngày 12 tháng 8 năm 1997 của Sở Giáo dục - Đào
tạo và ý kiến thống nhất của các thành viên Uỷ ban, nay Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định một
dố nội dung như sau:
1. ĐÁNG GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG
NHỮNG NĂM QUA.
Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh ta
có nhiều tiến bộ: Số lượng, chất lượng các cấp học, ngành học đều tăng; kết quả thi học sinh
giỏi quốc gia năm sau cao hơn năm trước, giáo dục dạy nghề phát triển khá; cơ sở vật chất thiết
bị trường học được tăng cường; xoá được tình trạng học 3 ca; việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giao viên, cán bộ được đẩy mạnh.
Tuy vậy, chất lượng học sinh chưa đồng đều, nhất là những vùng sâu, vùng xa; việc
quản lý tài chính ngân sách , quản lý học thêm, dạy thêm và các khoản huy động đóng góp của
học sinh giải quyết chưa tốt; chưa tạo được sự đa dạng trong đào tạo, một số môn học mới như
tin học, ngoại ngữ phát triển chậm; chất lượng hướng nghiệp, dạy nghề chưa cao; đội ngũ giáo
viên, cơ sở trường lớp, điều khiển giảng dạy, công tác tổ chức thuyên chuyển cán bộ vẫn còn
nhiều điều bất cập.
II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 1998
ĐẾN NĂM 2000.
1. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:
- Nội dung: Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo số lượng hợp lý về
cơ cấu, vững vàng về chính trị, nghiệp vụ, thường xuyên được cập nhật thông tin và được bồi
dưỡng nâng cao trình độ.
- Mục tiêu:
+ 80% giáo viên mầm non đạt chuâtn quốc gia và mỗi huyện có từ 1 dến 3 giáo viên có
trình độ đại học sư phạm mầm non, số còn lại tối thiểu được đào tạo từ 3 tháng trở lên.
+ Đủ giáo viên tiểu học theo tỷ lệ trên 1,1 giáo viên/lớp; có giáo viên các môn: Giáo dục
sức khỏe, mỹ thuật, âm nhạc. Trên 90% đạt chuẩn quốc gia và cvó từ 10-15 % có trình độ cao
đẳng sư phạm, đại học sư phạm dạy tiểu học, có một số đạt trình độ thạc sỹ.
+ Đủ giáo viên dạy ngoại ngữ và tin học cho phổ thôpng Trung học và 50 % cho Trung
học cơ sở ( trong đó vùng đồng bằng đạt 60 % , vùng núi, vùng sâu đạt 40 % ). Giảm bớt tỷ lệ
giáo viên dạy chéo môn, đảm bảo có từ 5 -10 % số giáo viên phổ thông trung học và CĐSP
đạt trình độ từ Thạc sĩ trở lên.
- Giải pháp:
+ Tăng cường đội ngũ giáo viên và trang thiết bị cho trường CĐSP. Thực hiện việc đào
tạo và đào tạo lại giáo viên từ cấp trung học cơ sở trở xuống.
+ Xây dựng quy hoạch vá gửi đi đào tạo Thạc sĩ và các loại hình giáo viên còn thiếu và
sẽ thiếu nhiêưù như ngoại ngữ, tin học, kỷ thuật, địa lý.
+ Thỵưc hiện tốt chương trình bồi dưỡng giáo viên về Chính trị, đạo đức và nghiệp vụ
sư phạm có chính sách khuyến khích giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi.
+ Đảm bảo đủ giáo viên cho yêu cầu phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, tăng chỉ
tiêu cử tuyển đào tạo giáo viên vùng này, có chính sách khuyến khích cụ thể để học sinh được
cử tuyển yên tâm học tập và phục vụ lâu dài.
- Tổ chức thực hiện:
Sở giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư , Sở Tài chính - Vật
giá, Ban tổ chức chính quyền; chi tiết hoá thành đề án để triển khai thực hiện.
2. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho trường lớp:
- Mục tiêu:
+ Đến năm 2000, có 65% số xã có trường cao tầng kiên cố, có từ 19-15% số trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia.
+ Tất cả các trường tiểu học đều có phòng thư viện thực hành, sân chơi thể thao, mỗi
trường phổ thông trung học và trung học cơ sở trọng điểm có từ 5 -20 máy vi tính, các trường
còn lại có từ 1 đến 3 máy vi tính.
+ Không có phòng học tre, nứa lá.
+ Đủ nhà nội trú cho giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa.
- Giải pháp
+ Phát động phong trào toàn dân xây dựng trường học, các xã, phường cần có quy
hoạch đất đai cho trường học và kế hoạch xây dựng trường lớp kiên cố với phương châm nhân
dân xây dựng là chính, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước.
+ Xây dựng cơ chế và tìm nguồn cho vay với lãi suất thấp để xây dựng trường học và
trả trong thời hạn 5-10 năm.
+ Hàng năm, trích một phần ngân sách sự nghiệp giáo dục để đầu tư trường học nhằm
thực hiện chuẩn Quốc gia.
+ Tranh thủ tối đa các nguồn viện trợ, tài trợ để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường
học.
- Tổ chức thực hiện:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì cùng với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở tài chính Vật giá, Sở
Địa chính, Cục đầu tư và phát triển, Ban đối ngoại, và các địa phương cụ thể hoá thành đề án và
triển khai thực hiện.
3. Điều chỉnh, sắp xếp mạng lưới trường học, các cơ sở Giáo dục - Đào tạo nhằm
đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh.
- Mục tiêu:
+ Có từ 20 -30 % số cháu trong độ tuổi đi nhà trẻ; 60-70% số cháu trong độ tuổi mẫu
giáo ra lớp, trong đó có 95% số cháu 5 tuổi ra lớp.
+ Đảm bảo phổ cập giáo dục tiểu học ở độ tuổi 6-12; giảm số người mù chữ trong độ
tuổi từ 15-30 xuống dưới 1%.
+ Có từ 1-2 huyện, thị xã phổ cập trung học cơ sở. Trên 90% số học sinh đã tốt nghiệp
lớp 5 vào học lớp 6, và 60-70% số học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học lớp 10, số còn lại sẽ được
theo học các hệ bổ túc, dạy nghề…
+ 25% số lao động được qua đào tạo nghề.
-Giải pháp:
+ Đảm bảo mỗi xã, phường có 1 trường mầm non, 1-3 trường tiểu học. Các xã, phường
làm tốt công tác hộ tịch, phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến
trường”, đặc biệt là trẻ 6 tuổi. Nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục để không có học sinh
tiểu học lưu ban và bỏ học.
+ Đa dạng hoá các trường trung học phổ thông. Đối với Trung học cơ sở chủ yếu là
trường liên xã. Đối với các xã ở quá xa nhau, có thể mở trường trung học cơ sở riêng hoặc có
các lớp nhỏ bên cạnh các trường tiểu học.
+ Mở rộng quy mô đào tạo Phổ thông trung học theo các hướng: Tăng quy mô các
trường công lập thành các trường Dân lập ở thị xã, thị trấn, tổ chức các lớp bổ túc văn hoá, mở
các lớp tring học dạy nghề trong các trường nghề.
+ Củng cố, tăng cường thiết bị cho các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, các
trung tâm dạy nghề. Tích cực thực hiện dự án Trường đào tạo kỹ thuật do Cộng hoà Liên Bang
Đức tài trợ.
+ Nâng cao chất lượng các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường và trung tâm
bồi dưỡng chính trị ở huyện, tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng viên.
+ Xây dựng trường nội trú huyện để đào tạo con em các dân tộc, vùng sâu vùng xa, tạo
nguồn để đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý cho địa phương.
- Tổ chức thực hiện:
Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì cùng với Sở kế hoạch và đầu tư, ban miền núi và định
canh định cư, Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã để cụ thể hoá thành đề án và triển khai thực
hiện.
4. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công chức:
- Mục tiêu:
Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức trên cả ba mặt: Năng lực công tác, trình độ ngoại
ngữ và tin học, đáp ứng đủ yêu cầu cho cả 3 loại cán bộ; Lãnh đạo, quản lý và hoạt động thực
tiễn.
- Giải pháp:
+ Khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức và lập kế hoạch bồi dưỡng đào tạo lại.
+ Xây dựng Trung tâm tin học, củng cố Trung tâm ngoại ngữ, tăng cường cơ sở vật chất
cho trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh để có điều kiện bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ công
chức.
+ Liên kết với các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng cán bộ công chức đạo chuẩn, trên chuẩn
và những công chức đầu đàn trên các lĩnh vực theo hình thức tập trung, tại chức hoặc đi học tập
kinh nghiệm.
+ Xây dựng các chế độ chính sách nhằm khuyến khích những người đạt kết quả tốt qua
các đợt bồi dưỡng đào tạo lại.
- Tổ chức thực hiện
Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với sự chỉ đạo của Ban tổ chức chính quyền,
Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban tổ chức chính quyền để cụ thể hoá thành đề án và triển khai thực
hiện.
5. Nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho học sinh các cấp:
- Mục tiêu:
Nâng cấp chất lượng toàn diện và độ đồng đều giữa các vùng cho các cấp học ngành
học. bao gồm các bộ môn Khoa học cơ bản; giáo dục Đạo đức công dân, Pháp luật, Chính sách
dân số KHHGĐ, Thể dục - thể thao, .. Bảo đảm 100% học sinh phổ thông trung học và 50%
học sinh trung học cơ sở được học Ngoại ngữ và Tin học.
- Giải pháp:
+ Đảm bảo đủ giảo viên giảng dạy các bộ môn cho các cấp học, ngành học theo quy
định của Nhà nước.
+ Tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy ở tất cả
các môn học, tổ chức phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong toàn ngành.
+ Kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh, chống gian lận, tiêu cự trong thi cử.
+ Khen thưởng và đề xuất khen thưởng kịp thời các học sinh phấn đấu học tập và rèn
luyện toàn diện.
- Tổ chức thực hiện:
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính Vật giá, ban Tổ chức chính quyền
tỉnh cụ thể hoá thành đề án và triển khai thực hiện.
6. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo.
- Mục tiêu:
+ Tạo cơ hội cho mọi người muốn học hỏi đều được học.
+ Con em các gia đình chính sách được ưu tiên tạo điều kiện để học tập.
+ Rút ngắn khoảng cách về giáo dục giữa các vùng.
+ Con em các hộ nghèo học giỏi được khuyến khích giúp đỡ.
- Giải pháp:
+ Thực hiện việc cử tuyển đào tạo giáo viên tiều học và trung học cơ sở cho các xã
vùng sâu, vùng xã để xây dựng ổ định đội ngũ giáo viên các vùng này.
+ Thành lập quỹ khuyến học để hỗ trợ trẻ em nghèo học giỏi.
+ Mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi để các trường nội trú phát triển, đảm bảo thu nhận
học sinh vùng sâu, vùng xa đi học tạo nguồn đào tạo cán bộ địa phương.
+ Duy trì một số lớp trung học cơ sở ở trường tiểu học thuộc các xã vùng sâu, vùng xã
khi chưa đủ điềukiển mở trường trung học cơ sở.
Dành một số lớp riêng cho con em các vùng sâu, vùng xã ở các trường phổ thông trung
học nhằm tăng tỷ lệ học sinh phổ thông trung học ở vùng này.
+ Kết hợp với các chương trình xây dựng cụm xã miền núi để đẩy mạnh xây dựng cơ sở
hạ tầng cho Giáo dục - Đào tạo, trong đó có khu nội trú cho giáo viên và học sinh ở xa.
+ Điều tra, khảo sát số trẻ tàn tật, thiểu năng để chuẩn bị đề àn xây dựng Trung tâm
giáo dục trẻ em khuyết tật.
- Tổ chức thực hiện:
Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư, Sở lao động Thương binh - xã
hội, ban miền núi di dân và phát triển vùng kinh tế mới để cụ thể hoá thành đề án và triển khai
thực hiện.
7. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động Giáo dục - Đào tạo (trong
đó có việc chấn chỉnh dạy thêm, học thêm, việc huy động đóng góp của học sinh vào các
cấp học, công tác tổ chức cán bộ, điều động thuyên chuyển giáo viên):
Giao Sở Giáo dục - Đào tạo đạo tạo, Sở Tài chính vật giá, Ban tổ chức chính quyền tỉnh
chuẩn bị nội dung, Uỷ ban Nhân dân tỉnh sẽ có quyết định riêng.
8. Khảo sát lại các điển hình tiên tiến, tổ chức hội thảo và từng bước cũng cố điển
hình Cẩm bình để phát huy hiệu quả trong giai đoạn mới:
Giao Sở Giáo dục và đào tạo chuẩn bị nội dung, Uỷ ban Nhân dân tỉnh sẽ có quyết định
riêng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo và đào tạo có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các
ngành có liên quan chỉnh từng đề án đã nêu trên, chậm nhất là trước ngày 30 tháng 6 năm 1998,
trình Uỷ ban Nhân dân quyết định.
2. Chánh văn phòng Uỷ ban Nhân dân có trách nhiệm thường xuyên theo doi, đôn đốc
và báo cáo tiến độ xây dựng, triển khai các đề án trên cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ
đạo, xử lý.
3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Các ông Chánh văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo và
các Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này
Nơi nhận
- Như điều 3
- Lưu
TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Mạo