Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.72 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
-----------------------
TIỂU LUẬN
PHẦN: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
Đề tài:
TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
HÀ NỘI, 3 - 2005
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển
với những bước tiến nhảy vọt, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang
kỷ nguyên công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ trở
thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà nền tảng của sự
phát triển này là giáo dục - đào tạo.
Vì vậy, tất cả các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến
những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của
giáo dục.
Trong khi hoạch định phát triển kinh tế, nhiều nước đặt giáo dục
vào vị trí trung tâm, coi giáo dục là điều kiện phát triển kinh tế. Chính vì thế,
các nước này đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đảng ta cũng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp
giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, trong
đường lối quan điểm của Đảng ta về giáo dục - đào tạo đã có những bước
tiến mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 7-1996) đã xác
định: Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu".
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) Đảng ta
tiếp tục khẳng định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng


trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa IX), Tổng Bí thư cũng đã chỉ rõ: Trong các nguồn
lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng định hướng thì
nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn vậy xây dựng nguồn lực con
người, phải đẩy mạnh đồng bộ giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Quan điểm không
2
đúng về đầu tư cho giáo dục trước đây được uốn nắn lại: Phải coi đầu tư
cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo
điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế -
xã hội.
Như vậy, đường lối phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng có tầm
quan trọng như là một đường lối chiến lược nhằm chấn hưng nước nhà.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo, tôi chọn vấn
đề: "Tìm hiểu quan điểm đổi mới của Đảng về giáo dục - đào tạo và tình
hình phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa" làm vấn đề nghiên cứu trong tiểu luận này.
II. NỘI DUNG
1. Những yêu cầu cấp bách của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo
Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức lại về thời kỳ quá độ
và tổng kết, khảo nghiệm thực tiễn, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI (tháng 12-1986) Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã có sự
chuyển mình thực sự. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-
1996) đã kết luận: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã hoàn
thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, đó là chuẩn bị tiền đề cho
công nghiệp hóa. Xuất phát từ những thành quả của 10 năm đổi mới, từ
những tiền đề đã được tạo ra, Đảng ta nhận định rằng nước ta đã chuyển sang

thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Yếu tố công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng ta xác định là
nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu, "công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước
3
chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ
quyền và định hướng phát triển XHCN"
(1)
.
Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa với tính cách là một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt
để trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để "xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững
chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"
(1)
.
Nước ta bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh thế
giới có nhiều thay đổi lớn với các hướng chủ yếu như: hợp tác và phát triển
ngày càng trở thành xu thế chính; phát triển công nghệ chuyển sang nền
kinh tế tri thức; toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhanh
chóng. Chính vì thế nước ta tiến hành công nghiệp hóa theo truyền thống,
mà công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa kiểu mới,
trong đó sử dụng ít năng lượng, ít vật lực nhưng nhiều hàm lượng trí tuệ.
Quy mô và nội dung thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất rộng, bao
gồm các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội ở tầm vĩ mô cũng như
vi mô. Địa bàn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất rộng và phức
tạp với nhiều trình độ phát triển khác nhau; được tiến hành trong nền kinh
tế thị trường.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi tắt, đi nhanh, kết hợp tuần tự
và nhảy vọt theo định hướng XHCN. Yếu tố có tính quyết định là trí tuệ và
năng lực của con người. Do đó, Đảng ta đã chỉ ra giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ là động lực, là nền tảng để thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
(1)
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khúa VII, tr.27.
(1)
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chớnh trị quốc gia,
Hà Nội, 1996, tr.80.
4
Như vậy, muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa
vào con người, nguồn lực con người. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Do đó, ngành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ rất lớn là phải mạnh
dạn tìm ra những cách đi hoàn toàn mới để tạo ra được nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu thực hiện mục tiêu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
2. Những quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục - đào tạo
trong thời kỳ đổi mới
a. Những quan điểm đổi mới của Đảng về giáo dục - đào tạo
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (tháng 12-1986) Đảng ta đề ra
đường lối đổi mới toàn diện, trong đó mục tiêu của giáo dục - đào tạo đã
được Đảng ta xác định: "Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ
thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của
xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực
tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội"
(1)

.
Cùng với quá trình đổi mới, Đảng ta cũng đã từng bước thể hiện sự
đổi mới tư duy giáo dục. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII (1991) Đảng ta tiếp tục xác định cụ thể hơn: "Mục tiêu giáo dục - đào
tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành
đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tinh
thần yêu nước, yêu CNXH. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn
diện, có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm
trong nền kinh tế nhiều thành phần".
(1)
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, tr.89.
5
Đại hội VII của Đảng đã từng bước xác định cụ thể hơn về mục tiêu
giáo dục - đào tạo. Để cụ thể hóa đường lối của Đại hội VII, Hội nghị
Trung ương lần thứ 4 khóa VII (1993) đã có Nghị quyết về "tiếp tục đổi
mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo" với nội dung cụ thể sau:
- Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại
hội VII coi là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một
điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội,
xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
- Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa
phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội
trong giáo dục.
Ngoài ra Hội nghị Trung ương lần thứ 4 còn đề ra 12 chủ trương,
chính sách và biện pháp lớn nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
b. Quan điểm của Đảng về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào
tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và Nghị quyết Trung
ương lần thứ 4 (khóa VII) sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã có nhiều mặt
phát triển và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó giáo dục vẫn chưa ra khỏi
tình trạng yếu kém cả về chất lượng và hiệu quả. Về cơ sở vật chất, về đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên... còn nhiều bất cập.
Để khắc phục những hạn chế đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII (tháng 6-1996) của Đảng đã nêu ra quan điểm và phương hướng phát
triển giáo dục - đào tạo với những nội dung sau:
- Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự
trở thành quốc sách hàng đầu. Phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
6

×