Tải bản đầy đủ (.docx) (245 trang)

Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý trường hợp nghiên cứu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 245 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VAI TRỊ TRUNG GIAN CỦA VỐN TÂM LÝ TRONG
MỐI QUAN HỆ GIỮA THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ
VÀ THÀNH QUẢ CỦA NHÀ QUẢN LÝ:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VAI TRỊ TRUNG GIAN CỦA VỐN TÂM LÝ TRONG
MỐI QUAN HỆ GIỮA THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ
VÀ THÀNH QUẢ CỦA NHÀ QUẢN LÝ:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài luận án “Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan


hệ giữa thơng tin kế tốn quản trị và thành quả của nhà quản lý: trường hợp nghiên
cứu tại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả và những người hướng
dẫn khoa học. Toàn bộ nội dung trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác trước đây không phải của tác giả.

Họ và tên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................3
MỤC LỤC..................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................7
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................8
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................9
TĨM TẮT................................................................................................................10
ABSTRACT.............................................................................................................13
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU....................................................................................1
1. 1. Sự cần thiết của nghiên cứu..........................................................................1
1. 2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................4
1. 3. Vấn đề nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..................................................5
1. 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................5
1. 5. Đóng góp mới của luận án............................................................................6
1. 6. Cấu trúc của luận án.....................................................................................9
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................11
2. 1. Giới thiệu....................................................................................................11
2. 2. Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của NQL...........12
2. 2. 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả công việc của NQL..........12
2. 2. 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của NQL.......................22
2. 3. Ảnh hưởng của TTKTQT đến thành quả của NQL....................................25
2. 4. Nghiên cứu về vốn tâm lý...........................................................................31

2. 4. 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn tâm lý.........................................31
2. 4. 2. Ảnh hưởng của vốn tâm lý đến thành quả cá nhân............................40
2. 5. Khoảng trống nghiên cứu...........................................................................42
2. 6. Kết luận chương 2......................................................................................44
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN
CỨU 45
3. 1. Giới thiệu....................................................................................................45


3. 2. Các khái niệm nghiên cứu..........................................................................46
3. 2. 1. Thành quả của NQL...........................................................................46
3. 2. 2. Thơng tin kế tốn quản trị..................................................................67
3. 2. 3. Vốn tâm lý..........................................................................................75
3. 3. Tổng quan lý thuyết nền.............................................................................80
3. 3. 1. Lý thuyết thành quả công việc...........................................................80
3. 3. 2. Lý thuyết truyền thông.......................................................................82
3. 3. 3. Lý thuyết trung gian nhận thức và Lý thuyết mở rộng và xây dựng
cảm xúc tích cực.................................................................................................84
3. 4. Phát triển giả thuyết và thiết kế mơ hình nghiên cứu.................................85
3. 4. 1. Phát triển giả thuyết...........................................................................85
3. 4. 2. Thiết kế mơ hình nghiên cứu..............................................................95
3. 5. Kết luận chương 3......................................................................................96
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................98
4. 1. Giới thiệu....................................................................................................98
4. 2. Quy trình nghiên cứu..................................................................................98
4. 3. Khái niệm nghiên cứu và thang đo...........................................................101
4. 3. 1. Thông tin kế toán quản trị................................................................101
4. 3. 2. Vốn tâm lý........................................................................................103
4. 3. 3. Thành quả công việc của NQL.........................................................103
4. 3. 4. Sự hữu hiệu của NQL.......................................................................104

4. 3. 5. Tổng hợp thang đo...........................................................................106
4. 4. Thu thập dữ liệu........................................................................................112
4. 4. 1. Xác định kích thước mẫu.................................................................112
4. 4. 2. Tổ chức thu thập dữ liệu..................................................................113
4. 5. Quy trình và kỹ thuật phân tích dữ liệu....................................................114
4. 6. Kết luận chương 4....................................................................................115
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.............................118
5. 1. Giới thiệu..................................................................................................118
5. 2. Kết quả thống kê mơ tả.............................................................................118
5. 3. Đánh giá mơ hình đo lường......................................................................121


5. 3. 1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.....................................................124
5. 3. 2. Đánh giá giá trị của thang đo...........................................................128
5. 3. 3. Kiểm định sai lệch do phương pháp.................................................137
5. 3. 4. Độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu................................................139
5. 4. Đánh giá mơ hình cấu trúc........................................................................139
5. 4. 1. Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến.........................................................139
5. 4. 2. Kiểm định các mối quan hệ trong mơ hình......................................142
5. 4. 3. Đánh giá sức mạnh giải thích của mơ hình......................................148
5. 4. 4. Đánh giá tác động của quy mô.........................................................149
5. 5. Bàn luận kết quả nghiên cứu....................................................................149
5. 5. 1. Kết quả đánh giá mơ hình đo lường.................................................150
5. 5. 2. Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc................................................152
5. 6. Kết luận chương 5....................................................................................156
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý.............................................................158
6. 1. Kết luận.....................................................................................................158
6. 2. Hàm ý.......................................................................................................160
6. 2. 1. Hàm ý lý thuyết................................................................................160
6. 2. 2. Hàm ý quản trị..................................................................................162

6. 3. Hạn chế của luận án..................................................................................165
6. 4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai...................................................166
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................170
PHỤ LỤC 1............................................................................................................193
PHỤ LỤC 2............................................................................................................201
PHỤ LỤC 3............................................................................................................222


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AVE: Average Variance Extracted/Phương sai trich bình quân
HTMT: Heterotrait- Monotrait ratio/ Chỉ số Heterotrait- Monotrait
NQL Nhà quản lý
PLS-SEM: Partial Least Squares Structural Equation Modeling/Mơ hình cấu
trúc tuyến tính bình phương bé nhất từng phần
RMStheta: Root Mean Square residual covariance
SRMR: Standardized Root Mean square Residual
TTKTQT Thông tin kế tốn quản trị
VIF: Variance Inflation Factor/Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.
Bảng 2.
Bảng 2.
Bảng 2.
Bảng 3.
Bảng 3.
Bảng 3.
Bảng 4.
Bảng 5.

Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.
Bảng 5.

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả công việc của NQL........................13
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của NQL.....................................22
3. Tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của TTKTQT đến thành quả của NQL.......26
4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về vốn tâm lý...................................................35
1. Tổng hợp các thành phần của thành quả cơng việc.........................................49
2. Vai trị của NQL..............................................................................................56
3. Các thành phần của thành quả của NQL..........................................................59
1. Tổng hợp thang đo cho các khái niệm nghiên cứu........................................107
1. Đặc điểm mẫu................................................................................................119
2. Thống kê mơ tả..............................................................................................120
3. Tiêu chí đánh giá độ tin cậy thang đo của các thành phần bậc thấp..............126

4. Tiêu chí đánh giá mơ hình đo lường của các thành phần bậc cao.................128
5. Tiêu chí đánh giá giá trị hội tụ của thang đo.................................................130
6. Tiêu chí Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT)..............................................135
7. Tiêu chí Fornell-Larcker................................................................................136
8. Tiêu chí Tiêu chí HTMT của khái niệm bậc cao...........................................137
9. Phân tích đơn nhân tố Harman......................................................................138
10. Tiêu chí đánh giá đa cộng tuyến..................................................................141
11. Vai trị trung gian của JP trong mối quan hệ giữa MAI và ME...................144
12. Vai trò trung gian của PSY trong mối quan hệ giữa MAI và ME...............145
13. Vai trò trung gian của PSY trong mối quan hệ giữa MAI và JP.................145
14. Vai trò trung gian của JP trong mối quan hệ giữa PSY và ME...................146
16. Kết quả đánh giá tác động tổng hợp............................................................147
17. Tổng hợp kết quả phân tích mơ hình cấu trúc.............................................147
18. Hệ số xác định R2.........................................................................................148
19. Hệ số tác động của quy mô f2.......................................................................149
20. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu....................................................152


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 3.
Hình 3.
Hình 3.
Hình 3.
Hình 3.
Hình 3.
Hình 4.
Hình 4.

Hình 5.
Hình 5.
Hình 5.
Hình 5.
Hình 5.
Hình 5.
Hình 5.
Hình 5.

1.
2.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
1.
2.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả công việc của NQL.............20

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của NQL...........................23
Các thành phần của thành quả cơng việc của nhà quản lý...............................63
Đặc tính TTKTQT............................................................................................67
Các thành phần của vốn tâm lý tích cực...........................................................76
Mơ hình lý thuyết thành quả công việc............................................................80
Những cấp độ khác nhau của thơng tin............................................................81
Mơ hình khái qt về thành quả cơng việc......................................................90
Mơ hình nghiên cứu.........................................................................................94
Quy trình nghiên cứu........................................................................................97
Quy trình phân tích dữ liệu............................................................................113
Mơ hình đo lường chi tiết theo cách tiếp cận lặp lại......................................120
Mơ hình đo lường của các thành phần bậc thấp.............................................122
Mơ hình đo lường các thành phần bậc cao.....................................................124
Mơ hình đánh giá cộng tuyến_01...................................................................137
Mơ hình đánh giá cộng tuyến_02...................................................................138
Quy trình kiểm định vai trị của biến trung gian............................................139
Kết quả phân tích PLS-SEM đối với mơ hình cấu trúc..................................140
Kết quả phân tích Bootstrapping đối với mơ hình cấu trúc...........................141


TÓM TẮT
Nghiên cứu của luận án xem xét mối quan hệ giữa TTKTQT và thành quả của NQL
với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra ảnh
hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp – thơng qua vai trị trung gian của vốn tâm
lý, của TTKTQT đối với thành quả của NQL trong doanh nghiệp.

Đồng thời,

nghiên cứu cũng làm rõ mối quan hệ giữa các khía cạnh của thành quả NQL, cụ thể
là khía cạnh hành vi và khía cạnh kết quả.

Kết quả tổng kết các nghiên cứu trước đây cho thấy các khoảng trống nghiên cứu
cần được xem xét gồm: (1) thiếu các nghiên cứu thực nghiệm đo lường cùng lúc cả
hai khía cạnh của thành quả NQL, cũng như kiểm tra mối quan hệ giữa hai khía
cạnh; (2) thiếu các nghiên cứu xem xét vai trò của biến trung gian trong mối quan
hệ giữa TTKTQT và thành quả của NQL; và (3) thiếu các nghiên cứu về ảnh hưởng
của vốn tâm lý đến thành quả của NQL.
Nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở của lý thuyết thành quả công việc, lý thuyết
truyền thông, lý thuyết trung gian nhận thức, và lý thuyết mở rộng và xây dựng cảm
xúc tích cực, kết hợp với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây để đề xuất
các giả thuyết và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Cụ thể, có sáu giả thuyết về ảnh
hưởng trực tiếp và bốn giả thuyết về ảnh hưởng trung gian giữa TTKTQT, thành
quả của NQL, và vốn tâm lý được đề xuất. Thang đo của tất cả các khái niệm đều
được kế thừa từ những nghiên cứu trước.
Đối tượng thu thập dữ liệu của luận án là NQL trong các doanh nghiệp tại Việt
Nam.

Các NQL được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác

suất, kết hợp với phương pháp phát triển mầm. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật PLSSEM để phân tích dữ liệu và kiểm định các mơ hình với sự hỗ trợ của phần mềm
SmartPLS phiên bản 3. 2. 7. Đơn vị phân tích của nghiên cứu là cá nhân. Kỹ
thuật PLS-SEM trước hết được sử dụng trong việc đánh giá mơ hình đo lường để
đảm bảo thang đo đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt, trước khi kiểm
định mơ hình cấu trúc. Một số kiểm định bổ sung sẽ được thực hiện như kiểm định


sai lệch do phương pháp, đánh giá độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu, kiểm tra vấn
đề đa cộng tuyến, nhằm đảm bảo dữ liệu là phù hợp và đáp ứng u cầu cho việc
phân tích tiếp theo.

Mơ hình cấu trúc sẽ được đánh giá sau đó với các nội dung


như kiểm định các mối quan hệ trong mơ hình, đánh giá sức mạnh giải thích của mơ
hình (R2), đánh giá tác động quy mô (f2).
Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mơ hình với dữ liệu được thu thập, kết
quả nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi vấn đề đa cộng tuyến hay hiện tượng sai
lệch do phương pháp thu thập dữ liệu. Đối với mơ hình đo lường, kết quả phân tích
cho thấy thang đo của các khái niệm trong mơ hình (gồm cả thành phần bậc thấp và
thành phần bậc cao) đều đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cần thiết.
Đối với mơ hình cấu trúc, kết quả phân tích cho thấy khả năng giải thích của mơ
hình ở mức độ từ trung bình đến cao; kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái
niệm cụ thể như sau:
 TTKTQT có ảnh hưởng tích cực đến thành quả công việc và sự hữu hiệu của
NQL thơng qua vai trị trung gian tồn phần của vốn tâm lý
 TTKTQT có ảnh hưởng tích cực đến vốn tâm lý của NQL
 Vốn tâm lý của NQL có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến thành quả công
việc của họ và ảnh hưởng gián tiếp đến sự hữu hiệu của NQL thơng qua vai trị
trung gian một phần của thành quả công việc.
 Thành quả công việc của NQL có ảnh hưởng tích cực đến sự hữu hiệu của
NQL
 Vốn tâm lý và thành quả công việc đóng vai trị trung gian trong mối quan hệ
giữa TTKTQT và sự hiệu của NQL.
Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm vào cơ sở lý thuyết trong các nghiên cứu về mối
quan hệ giữa TTKTQT và thành quả của NQL và vai trò trung gian của vốn tâm lý
trong mối quan hệ này. Qua đó, luận án đưa ra những hàm ý quản trị cho các tổ
chức và các NQL làm việc trong các tổ chức, với mong muốn tạo cơ sở để các tổ


chức quản trị và hỗ trợ thông tin tốt hơn cho NQL, qua đó góp phần nâng cao thành
quả.



ABSTRACT
The thesis examines the relationship between management accounting information
and managerial performance with the research context in Vietnam. The objective
of the study is to examine the direct and indirect effects - through the mediating role
of psychological capital, of management accounting information on the managerial
performance in business enterprises.

Also, the study clarifies the relationship

between aspects of managerial performance.
The previous studies review reveals some research gaps: (1) lack of empirical
studies measuring both aspects of managerial performance at the same time, as well
as examining the relationship between two aspects; (2) lack of studies examining
the role of mediating variables in the relationship between management accounting
information and managerial performance; and (3) lack of research on the effect of
psychological capital on managerial performance.
This research is based on work performance theory, communication theory,
cognitive mediating theory, and the broaden-and-build theory of positive emotions,
combined with previous empirical research results to propose hypotheses and build
research models. Specifically, we proposed six hypotheses about the direct effect
and four hypotheses about the intermediating effect between management
accounting information, managerial performance, and psychological capital.

The

measurements of all constructs are inherited from previous studies.
Survey data were collected from managers in business organizations in Vietnam.
Managers were selected by the convenience sampling method.


The PLS-SEM

technique is used to analyze data with the support of SmartPLS software version 3.
2. 7. The unit of analysis is the individual. PLS-SEM technique is firstly used for
evaluating the measurement model to ensure the reliability, convergence, and
discriminant validity of the scale, before testing the structural model.

Some

additional tests will be performed for accessing common method bias, model fit,
and multicollinearity before doing further analysis.

The structural model will be


tested later with such contents as testing the relationships in the model ( β), assessing
the explanatory power of the model (R2), and assessing the effect sizes (f2).
The findings show the fits between model and collected data, and are not affected
by the problem of multicollinearity or common method bias. For the measurement
model, the analysis results show a high level of reliability, convergent validity, and
discriminant validity of the measurement scales (including lower-order components
and higher-order components). For the structural model, the analysis results show
that the explanatory power of the model is from moderate to a high level.

The

hypotheses testing results are as follow:
 Management accounting information has a positive effect on the job
performance and effectiveness of managers through the fully mediating role of
psychological capital.

 Management accounting information has a positive effect on the managerial
psychological capital.
 Managerial psychological capital has a direct and positive effect on their job
performance and an indirect effect on their effectiveness through the partial
mediating role of job performance.
 Managerial job performance has a positive effect on managerial effectiveness
 Psychological capital and job performance act as mediators in the relationship
between management accounting information and managerial effectiveness.
The research results add to the body of literature on the relationship between
management accounting information and managerial performance and the
mediating role of psychological capital in this relationship.

Thereby, the thesis

provides management implications for business organizations and managers, to
better manage and support information for managers, contributing to improved
performance.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong thực tiễn kinh doanh, thành quả của NQL là một yếu tố có ý nghĩa rất quan
trọng khơng chỉ đối với bản thân NQL, mà còn đối với tổ chức nơi các NQL đang
làm việc. Các tổ chức cần những NQL có thành quả cao để đáp ứng các mục tiêu
của họ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà họ chun mơn hóa, và cuối cùng để
đạt được lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, đối với NQL, việc hoàn thành nhiệm vụ và
thực hiện ở mức độ cao có thể làm gia tăng sự hài lịng, cảm giác tự hào, có thể kèm
theo sự khen thưởng bằng các lợi ích tài chính và các lợi ích phi tài chính, và là một

yếu tố chính để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Thành quả của NQL được thể hiện qua những hoạt động mà các NQL thực hiện liên
quan đến các công việc quản lý, cũng như những kết quả có được từ q trình thực
hiện cơng việc. Cơng việc quản lý bao gồm những hoạt động như đàm phán, tuyển
dụng, đào tạo, đổi mới, ra quyết định, và tương tác với các NQL khác. Mỗi hoạt
động này có những nhu cầu thơng tin riêng của nó. Cách thức các NQL yêu cầu và
sử dụng thông tin chịu ảnh hưởng bởi sự phức tạp của thực tế công việc quản lý
(Laitinen, 2009). Do vậy, có thể thấy rằng, đối với NQL, thông tin là một nguồn
lực quan trọng và đóng vai trị trung tâm trong q trình thực hiện công việc của họ.
Thông tin cung cấp cho NQL rất đa dạng và được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau. Trong đó, thơng tin kế tốn nói chung và TTKTQT nói riêng đóng một vai
trị hết sức quan trọng. TTKTQT được xem là một phần không thể thiếu trong việc
hỗ trợ các NQL trong quá trình ra quyết định. Cụ thể, thơng tin tài chính và phi tài
chính được cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị sẽ giúp NQL thực hiện việc ra
quyết định, phân bổ nguồn lực, giám sát, đánh giá, và khen thưởng dựa trên thành
quả hoạt động (Atkinson và cộng sự, 2012; Kaplan và Atkinson, 1998). Đặc biệt,
sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay càng góp phần làm cho TTKTQT trở
nên đa dạng và có tính phân tích hơn. Do đó, có thể nói rằng, hệ thống TTKTQT


2

ngày càng gắn chặt với việc hỗ trợ công tác điều hành quản lý doanh nghiệp thông
qua việc cung cấp thông tin ngày càng đa dạng, kịp thời cho NQL.
Việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu TTKTQT cho nhà quản có ý nghĩa quan trọng trong
việc hỗ trợ NQL hồn thành cơng việc và góp phần vào việc đạt được mục tiêu
chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh hiện nay tại Việt Nam
cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển hệ thống
TTKTQT (Lương Thị Yến và Trần Thanh Thủy, 2017).


Điều này chủ yếu xuất

phát từ quan điểm truyền thống cho rằng kế toán quản trị chỉ phù hợp và cần thiết
đối với doanh nghiệp lớn, trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là
doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơng tác kế tốn chủ yếu tập trung vào mảng kế tốn tài
chính và hướng đến mục tiêu về sự tuân thủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và
NQL cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của TTKTQT
(Nguyễn Bích Ngọc và Đào Nam Giang, 2015).
Trong thực tiễn nghiên cứu, thành quả cá nhân nói chung và thành quả của NQL nói
riêng là một khái niệm cốt lõi trong tâm lý học công việc và tâm lý học tổ chức
(Sonnentag và cộng sự, 2008); và là một chủ đề trung tâm cho các nhà nghiên cứu
trong thế kỷ qua (Carpini và cộng sự, 2017). Trong đó, khái niệm và cấu trúc của
thành quả của NQL nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu
(Dierdorff và cộng sự, 2009). Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, có
hai khía cạnh khác nhau khi xem xét thành quả của NQL, đó là thành quả về mặt
hành vi – ở khía cạnh này, thành quả của NQL được hiểu là thành quả công việc với
hai thành phần là thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh, và thành quả về
mặt kết quả – ở khía cạnh này, thành quả của NQL được hiểu là sự hữu hiệu của
NQL.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nghiên cứu chủ yếu chỉ đề cập đến thành

quả cơng việc.

Trong đó, thành quả nhiệm vụ được quan tâm nghiên cứu nhiều

nhất, và rất ít nghiên cứu đề cập đến thành quả theo ngữ cảnh. Mặc dù các bằng
chứng mới nổi từ lý thuyết cho thấy rằng, thành quả theo ngữ cảnh của NQL cũng
có những đóng góp quan trọng vào sự hữu hiệu của tổ chức (Buller và McEvoy,
2012; Nankervis và cộng sự, 2019). Bên cạnh đó, hiện nay cũng có rất ít nghiên



3

cứu xem xét đến sự hữu hiệu của NQL. Mặc dù ngày càng nhiều quan điểm nhấn
mạnh rằng cần bổ sung khía cạnh kết quả trong việc đo lường thành quả cá nhân
(Robertson và cộng sự, 2000).
Trong hầu hết các nghiên cứu có liên quan, thành quả của NQL thường được nghiên
cứu với vai trò là biến phụ thuộc, với mục tiêu xem xét các nhân tố tác động đến
thành quả của NQL.

Trong đó, nghiên cứu về TTKTQT trong mối quan hệ với

thành quả của NQL là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu trong thời gian qua. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chủ yếu xem
xét ảnh hưởng trực tiếp của việc sử dụng TTKTQT đến thành quả công việc (cụ thể
là thành quả nhiệm vụ) của NQL.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu thường chỉ tập

trung xem xét một hoặc hai đặc tính chất lượng của TTKTQT, và có rất ít các
nghiên cứu xem xét vai trò của các yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa sử
dụng TTKTQT và thành quả của NQL để có thể giải thích rõ cơ chế ảnh hưởng của
thông tin đến thành quả.
Trong các nghiên cứu về thành quả cá nhân, vốn tâm lý là một trong những khái
niệm nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi tổ chức (xem:
Avey và cộng sự, 2011; Newman và cộng sự, 2014; Nolzen, 2018; Stajkovic và
Luthans, 1998a). Trong đó, vốn tâm lý thường được nghiên cứu với vai trò là biến
trung gian truyền dẫn ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về mơi trường tổ chức đến
thành quả của cá nhân (ví dụ: Luthans và cộng sự, 2008; Qadeer và Jaffery, 2014;

Venkatesh và Blaskovich, 2012). Điều này tạo tiền đề cho ý tưởng nghiên cứu về
vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa các yếu tố khác của mơi
trường tổ chức, ví dụ thơng tin được cung cấp bởi các hệ thống thông tin trong tổ
chức, với thành quả của NQL – những người thường xuyên sử dụng thơng tin trong
cơng việc quản lý.
Những phân tích ở trên cho thấy, vẫn còn những khoảng trống cần nghiên cứu về
mối quan hệ giữa việc sử dụng TTKTQT và thành quả của NQL, nhằm giúp cho
người sử dụng thông tin kế tốn nói chung và các NQL doanh nghiệp nói riêng có


4

cái nhìn rõ hơn về vai trị của TTKTQT trong việc hỗ trợ quản lý, điều hành doanh
nghiệp, cũng như cơ chế ảnh hưởng của nó đến thành quả của các NQL. Đặc biệt,
trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, NQL thường bị quá tải thông tin, từ đó có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc lựa chọn và sử dụng thông tin phù hợp. Vậy nên,
việc lựa chọn và sử dụng TTKTQT với đầy đủ các đặc tính chất lượng là một vấn
đề quan trọng đối với các NQL để đảm bảo tính hữu ích của thơng tin. Vấn đề đặt
ra là việc sử dụng TTKTQT có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả của NQL?
Tầm quan trọng của việc sử dụng TTKTQT cần phải được làm rõ thông qua việc
kiểm tra cơ chế tác động của nó đến thành quả của NQL.

Ngồi ra, việc thiếu

những nghiên cứu về thành quả theo ngữ cảnh của NQL và sự hữu hiệu của NQL
cũng là một khoảng trống nghiên cứu cần được xem xét. Đó chính là động lực để
tác giả thực hiện nghiên cứu này, với các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được dưới
đây.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng

gián tiếp thông qua vai trò trung gian của vốn tâm lý, của TTKTQT đối với thành
quả của NQL trong doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng làm rõ mối quan hệ
giữa các khía cạnh của thành quả NQL – cụ thể là mối quan hệ giữa thành quả cơng
việc (đại diện cho khía cạnh hành vi) và sự hữu hiệu (đại diện cho khía cạnh kết
quả). Theo đó, nghiên cứu hướng đến việc đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
RO1: Kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp của TTKTQT đến thành quả công việc và sự
hữu hiệu của NQL
RO2: Kiểm tra ảnh hưởng gián tiếp thơng qua vai trị trung gian của vốn tâm lý,
của TTKTQT đến thành quả công việc và sự hữu hiệu của NQL
RO3: Kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp của thành quả công việc của NQL đến sự
hữu hiệu của NQL
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu của luận án hướng đến việc trả
lời những câu hỏi nghiên cứu dưới đây:


5

RQ1: TTKTQT có ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả cơng việc của NQL hay
khơng?
RQ2: TTKTQT có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hữu hiệu của NQL hay không?
RQ3: TTKTQT có ảnh hưởng gián tiếp đến thành quả cơng việc của NQL,
thơng qua vai trị trung gian của vốn tâm lý, hay khơng?
RQ4: TTKTQT có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hữu hiệu của NQL, thơng qua
vai trị trung gian của vốn tâm lý, hay không?
RQ5: Thành quả công việc của NQL có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của NQL
hay không?
1.3. Vấn đề nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của mức độ sử dụng TTKTQT đến
thành quả của NQL, và vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ này.
Trong đó, TTKTQT được xem xét ở tất cả bốn đặc tính thơng tin .


Vốn tâm lý

được xem xét ở cả bốn thành phần thể hiện những trạng thái tâm lý tích cực của
NQL. Đối với thành quả của NQL, khái niệm này được nghiên cứu ở cả hai khía
cạnh, bao gồm: khía cạnh hành vi và khía cạnh kết quả.
Về mặt phạm vi: nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh tại Việt Nam. Dữ liệu
phục vụ cho việc phân tích được thu thập từ NQL ở tất cả các cấp trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam.

Cụ thể, nghiên cứu thu thập dữ liệu về mức độ sử dụng

TTKTQT của NQL, vốn tâm lý của NQL, và thành quả của NQL theo hai khía
cạnh. Đơn vị phân tích là cá nhân (NQL ở tất cả các cấp độ trong doanh nghiệp).
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện vào đầu năm 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là kiểm định các giả thuyết khoa học được suy diễn ra từ
lý thuyết, nhằm xem xét sự phù hợp của các giả thuyết với dữ liệu trong bối cảnh tại
Việt Nam.

Do vậy, nghiên cứu này tiếp cận theo quy trình suy diễn dựa vào hệ

nhận thức khách quan. Phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu khảo sát


6

được sử dụng để kiểm định mơ hình lý thuyết. Dữ liệu được thu thập từ đối tượng
là NQL các cấp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.


Kỹ thuật phân tích PLS-

SEM được sử dụng để phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS 3.
2. 7. Mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến thế
hệ thứ hai được áp dụng rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu khoa học xã hội trong hơn
20 năm qua (Hair và cộng sự, 2017a).

Kỹ thuật này gồm: CB-SEM - cấu trúc

tuyến tính dựa trên hiệp phương sai; và PLS-SEM - cấu trúc tuyến tính dựa trên
phương sai.

Trong đó, theo Cassel và cộng sự (1999) và Henseler và cộng sự

(2009), PLS-SEM có thể hoạt động hiệu quả với kích thước mẫu nhỏ và mơ hình
phức tạp và thực tế khơng đưa ra giả định nào về dữ liệu cơ bản. Mơ hình nghiên
cứu của luận án được đánh giá là phức tạp với nhiều đường dẫn (path) thể hiện mối
quan hệ giữa bốn khái niệm tiềm ẩn, trong đó có cả vai trị của biến trung gian, và
tất cả các biến đều là khái niệm bậc cao (bậc 2 và bậc 3), mỗi biến tiềm ẩn được đo
lường bởi nhiều biến quan sát. Bên cạnh đó, q trình thu thập dữ liệu của luận án
gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến số lượng mẫu thu thập được vẫn còn khiêm tốn so
với kỳ vọng. Vì vậy, kỹ thuật phân tích PLS-SEM được xem là sự lựa chọn phù
hợp cho nghiên cứu này. Ngoài ra, PLS-SEM có thể dễ dàng xử lý các mơ hình đo
lường của các khái niệm chỉ có một biến quan sát mà không gặp vấn đề về nhận
dạng. Do đó, nó có thể được áp dụng trong nhiều tình huống nghiên cứu (Hair và
cộng sự, 2017a).
1.5. Đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng
gián tiếp thông qua vai trò trung gian của vốn tâm lý, của TTKTQT đối với thành
quả của NQL trong doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng làm rõ mối quan hệ

giữa các khía cạnh của thành quả NQL – cụ thể là mối quan hệ giữa thành quả công
việc (đại diện cho khía cạnh hành vi) và sự hữu hiệu (đại diện cho khía cạnh kết
quả). Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đã có những đóng góp về lý
thuyết và thực tiễn quản trị, cụ thể như sau:



×