Tải bản đầy đủ (.doc) (238 trang)

Ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới việt nam trung quốc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.97 KB, 238 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi.

Các số liệu, trích

dẫn trình bày trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


4

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. 1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án
1. 2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề
luận án tập trung nghiên cứu
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC BẢO VỆ
BIÊN GIỚI QUỐC GIA CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ
CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM TRUNG QUỐC
2. 1. Quan niệm ý thức bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam và ý thức bảo
vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên
giới Việt Nam - Trung Quốc
2. 2. Nhân tố cơ bản quy định ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ
quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc


Chương 3 THỰC TRẠNG Ý THỨC BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG
BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC HIỆN NAY VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3. 1. Thực trạng ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ
các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện nay
3. 2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ
quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện nay
Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN Ý THỨC BẢO VỆ
BIÊN GIỚI QUỐC GIA CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ
CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM TRUNG QUỐC HIỆN NAY
4. 1. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, pháp luật và huấn luyện, rèn
luyện quân sự, nghiệp vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ đồn biên phịng
4. 2. Xây dựng mơi trường văn hóa đồn biên phịng tốt đẹp, lành mạnh,
bảo đảm chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và tham gia
phát triển kinh tế - xã hội địa bàn biên giới
4. 3. Phát huy nhân tố chủ quan của hạ sĩ quan, binh sĩ đồn biên phòng
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

Trang

5
10
10
25

31
31
58


78
78
108

124
124
131
151
168
170


5

CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

171
186


6

MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài luận án


Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, ý thức không trực
tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất, nó trang bị cho con người tri thức về
sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, phương hướng,
xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, công cụ, phương tiện để thực hiện
mục đích nhận thức và cải tạo thế giới.

Ý thức bảo vệ biên giới quốc gia

khơng tự nhiên có sẵn, cũng khơng nhất thành bất biến mà có sự vận động,
biến đổi tùy từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng
biên giới Việt Nam - Trung Quốc là một hình thái của ý thức xã hội - chính trị; có
vị trí, vai trị rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của hạ
sĩ quan, binh sĩ đồn biên phòng nhất là vai trò hướng dẫn, định hướng, chỉ đạo các
hoạt động bảo vệ biên giới quốc gia của họ.

Muốn bảo vệ vững chắc biên giới

quốc gia đòi hỏi phải xây dựng, phát triển ý thức bảo vệ biên giới quốc gia cho họ
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; bảo vệ vững chắc
biên giới quốc gia là yếu tố tiên quyết trong việc tạo lập nền độc lập, tự chủ và
môi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước; là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó Bộ đội Biên phịng là lực lượng nịng cốt,
chuyên trách.

Biên giới Việt Nam - Trung Quốc là cửa ngõ quan trọng của đất

nước, có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh, đối ngoại
và văn hóa, xã hội.


Hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam

- Trung Quốc là lực lượng thường xuyên, trực tiếp thực thi nhiệm vụ, có vai trị
quan trọng trong các hoạt động bảo vệ biên giới quốc gia ở các đồn biên phịng.
Vì vậy, phát triển ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các
đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa cấp thiết trong
bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia nơi đây.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của
hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc,
những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị biên phòng biên giới Việt Nam -


7

Trung Quốc thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ý thức bảo
vệ biên giới quốc gia cho họ, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong cơng
tác giáo dục chính trị tại đơn vị.

Qua đó, đã nâng cao nhận thức trách nhiệm,

khơi dậy khát vọng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, củng cố niềm tin, ý chí
quyết tâm của hạ sĩ quan, binh sĩ đồn biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ biên giới quốc gia.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, ý thức bảo

vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt
Nam - Trung Quốc còn những hạn chế như: nhận thức, tình cảm, niềm tin, ý
chí về bảo vệ biên giới quốc gia của một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ chưa sâu

sắc, chưa tồn diện; cịn biểu hiện sợ khó, ngại khổ, khơng muốn bám trụ nơi
biên giới; chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ; vi phạm kỷ
luật, pháp luật, v. v.

.

Những hạn chế đó ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả

thực hiện chức trách, nhiệm vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ và nhiệm vụ bảo vệ
biên giới quốc gia của các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng lực
lượng Bộ đội Biên phịng khơng ngừng phát triển, đặt ra yêu cầu ngày càng cao
và toàn diện hơn đối với hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phịng.

Trong khi đó,

tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc diễn biến phức tạp, khó dự báo, tiềm
ẩn nhiều nguy cơ, thách thức đối với nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia.

Các

hoạt động xâm canh, xâm cư, lấn chiếm biên giới, xuất nhập cảnh trái phép; hoạt
động tội phạm ma túy, buôn lậu, mua bán người, tội phạm có tổ chức, có vũ
trang, xuyên biên giới gia tăng; vấn đề biên giới, lãnh thổ gắn với vấn đề dân tộc,
tôn giáo trở thành trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch; cùng với các
thách thức an ninh phi truyền thống đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới
quốc gia ngày càng toàn diện, nặng nề, phức tạp.

Việc phát triển ý thức bảo vệ


biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt
Nam - Trung Quốc hiện nay là hết sức cần thiết.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn “Ý thức bảo vệ biên giới
quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam Trung Quốc hiện nay” làm đề tài luận án.


8

2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về ý thức bảo vệ biên giới quốc gia
của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; trên
cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ
quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận về ý thức bảo vệ biên giới quốc gia
của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
- Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ biên giới quốc gia và xác định một
số vấn đề đặt ra từ thực trạng ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan,
binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện nay.
- Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ
sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện nay.
3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu
Ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên
phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn có liên quan đến
ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ ở các đồn
biên phòng biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Về không gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát các đồn biên phòng thuộc
Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc là:
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
Về thời gian: Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án được giới hạn từ
năm 2016 (diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng) đến nay.


9

4.

Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên quan điểm triết học Mác - Lênin về ý thức; ý thức xã
hội; biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; về nhà nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của hạ sĩ quan, binh sĩ; về cơng tác biên
phòng và bảo vệ biên giới quốc gia.
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và Chiến
lược bảo vệ biên giới quốc gia.
Cơ sở thực tiễn

Dựa vào thực trạng ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh
sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện nay; kế thừa chọn
lọc kết quả một số cơng trình khoa học liên quan đến đề tài luận án; các tài liệu,
thống kê, nghị quyết, báo cáo tổng kết của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ
chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc liên quan
đến nội dung nghiên cứu; kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả ở một số
đồn biên phòng biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời
tập trung vào các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên
ngành như: phân tích và tổng hợp, lịch sử và lơgic, hệ thống và cấu trúc, khái
qt hóa và trừu tượng hóa, thống kê, so sánh và điều tra xã hội học.
5.

Những đóng góp mới của luận án

Góp phần làm rõ quan niệm ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ
quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Luận giải những nhân tố cơ bản quy định ý thức bảo vệ biên giới quốc gia
của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Đánh giá thực trạng và chỉ ra một số vấn đề đặt ra từ thực trạng ý thức
bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới
Việt Nam - Trung Quốc hiện nay.


10

Đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của
hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện nay.
6.


Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ
bản lý luận về ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn
biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để
Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Đảng ủy và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên
phòng các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, cấp ủy và chỉ huy các đồn biên
phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp
phát triển ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên
phòng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình
mới.

Đồng thời, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu

khoa học, trong giảng dạy nội dung có liên quan ở các học viện, nhà trường, cơ
quan nghiên cứu trong quân đội, Bộ đội Biên phòng.
7.

Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (09 tiết), kết luận, danh
mục cơng trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


11


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.

1.

Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài

luận án
1.

1.

1.

Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến bảo

vệ biên giới quốc gia và biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Tác giả Phạm Hữu Bồng (2003) với cơng trình nghiên cứu Nghệ
thuật quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới [56] đã làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn về nghệ thuật quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
xây dựng khái niệm, xác định nội dung cơ bản của nghệ thuật quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia và đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện nghệ
thuật quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Giá trị khoa

học của cơng trình là góp phần làm rõ quan niệm, mục tiêu, nhiệm vụ, tư

tưởng chỉ đạo, nguyên tắc tổ chức, hình thức, nội dung, biện pháp quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng với vai trò là lực lượng
nòng cốt, chuyên trách trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia.

Đây là khía cạnh mà nghiên cứu sinh khai thác khi nghiên cứu

các nội dung có liên quan đến đề tài luận án.
Tác giả Hồng Trọng Lập (2003) với cơng trình nghiên cứu Xây dựng
cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác lập đường biên giới và tăng cường quản
lý nhà nước tuyến biên giới Việt - Trung [106] đã làm rõ lịch sử hình thành và
giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; khái quát điều
kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, luật pháp và thực tiễn quốc tế phục
vụ xác lập biên giới đất liền giữa hai nước.

Từ đó, xây dựng cơ sở khoa học

cho việc xác lập hệ thống mốc quốc giới và đường biên giới trên đất liền giữa
quốc gia.

Tác giả cũng đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như

đề xuất giải pháp cơ bản để tăng cường quản lý nhà nước về biên giới trên
biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc.

Giá trị cơng trình giúp nghiên


12


cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về biên giới Việt Nam - Trung Quốc và vấn
đề quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của mỗi nước khi nghiên cứu những nội
dung có liên quan trong đề tài luận án của mình.
Tác giả Trần Hoa (2009) với cơng trình khoa học Nghiên cứu cơ sở khoa
học cho việc xây dựng chiến lược bảo vệ biên giới Việt Nam giai đoạn đến năm
2020 [97] đã trình bày cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn nghiên cứu chiến lược bảo
vệ biên giới quốc gia của Việt Nam, dự báo tình hình, xác định mục tiêu, quan
điểm, nguyên tắc, phương thức, nội dung và đề xuất giải pháp xây dựng chiến
lược biên giới quốc gia của Việt Nam đến năm 2020.

Đây là cơng trình

nghiên cứu giúp nghiên cứu sinh có thể kế thừa phê phán, chọn lọc làm rõ hơn
nội hàm của khái niệm bảo vệ biên giới quốc gia và những nội dung về cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài luận án.
Tác giả Vũ Dương Ninh (2010) với cơng trình khoa học Biên giới trên
đất liền Việt Nam - Trung Quốc [140] đề cập về đường biên giới trên đất liền
Việt Nam - Trung Quốc.

Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản và hệ

thống về quá trình đàm phán giữa hai nước; quá trình hình thành đường biên
giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc qua các triều đại; cơ sở pháp lý
quốc tế trong việc phân định và giải quyết các tranh chấp biên giới, các
nguyên tắc cơ bản khi xử lý các trường hợp khó khăn trong việc giải quyết
vấn đề biên giới; phản ánh chính xác đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam Trung Quốc nói riêng và bảo vệ tồn vẹn chủ quyền lãnh thổ nói chung.

Từ


cơng trình này nghiên cứu sinh có thể nghiên cứu đánh giá tình hình liên quan
đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc có liên quan đến đề tài luận án của
mình.
Tác giả Đỗ Ích Báu (2011) với cơng trình nghiên cứu Bộ đội Biên
phòng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới [4] đã
trình bày một số vấn đề lý luận về bảo vệ biên giới quốc gia; những nhân tố tác
động đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; làm rõ nội dung và yêu cầu bảo


13

vệ biên giới quốc gia.

Tuy nhiên, cơng trình chú trọng bàn nhiều đến vấn đề

chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; về vai trò của các chủ thể đặc biệt là Bộ
đội Biên phòng trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Nghiên

cứu sinh có thể kế thừa các nội dung về bảo vệ biên giới quốc gia và vai trò của
Bộ đội Biên phòng ở những nội dung nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án.
Tác giả Nguyễn Quang Thun (2015) với cơng trình khoa học Bộ đội
Biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc trong tình hình mới [158] đã luận giải, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam Trung Quốc; đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc trong tình hình mới.


Cơng trình đã đề cập đến quan điểm của Đảng, Nhà

nước ta về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; đặc điểm tuyến biên giới đất liền
Việt Nam và Trung Quốc; dự báo tình hình tác động đến cơng tác quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới.
Từ công trình này, nghiên cứu sinh có thể nghiên cứu khai thác những vấn đề
liên quan đến bảo vệ biên giới quốc gia, những vấn đề nổi lên trong công tác
quản lý, bảo vệ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để tham khảo, chọn
lọc nội dung liên quan vào đề tài luận án của mình.
Tác giả Đỗ Văn Khương (2016) với cơng trình khoa học Bộ đội Biên
phịng tỉnh tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc [104] đã phân tích, luận giải
làm rõ nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền địa phương quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Đồng thời, phân tích,

đánh giá làm rõ các đặc điểm tình hình có liên quan; thực trạng Bộ đội Biên
phòng tỉnh biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền địa phương đề ra chủ trương, biện pháp phát huy sức mạnh tổng
hợp quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.

Trên cơ sở đó, tác giả


14

nêu ra các yêu cầu, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tham mưu cho
cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên đất
liền Việt Nam - Trung Quốc.


Trong các giải pháp đề xuất, tác giả nhấn

mạnh giải pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức trách nhiệm, kiến thức về công tác
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cho cán bộ chủ trì các cấp, các ngành, các lực
lượng; giải pháp xây dựng Bộ đội Biên phòng tỉnh biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc vững mạnh tồn diện có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất
lượng, hiệu quả tham mưu trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Nội dung

này tác giả có thể khai thác khi nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức cho các
chủ thể trong phát triển ý thức bảo vệ biên giới quốc gia liên quan đến đề tài luận
án.
Tác giả Bùi Đức Anh (2017) với cơng trình khoa học Tác động của
quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng của Việt Nam [1] đã
luận giải cơ sở lý luận, thực trạng về tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam Trung Quốc đến quốc phòng của Việt Nam trong đó có hoạt động quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia; chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của quan
hệ này, nguyên nhân, những vấn đề đặt ra và giải pháp để phát huy tác đợng
tích cực, hạn chế tác đợng tiêu cực của nó đến quốc phòng Việt Nam và hoạt
động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam.

Giá trị của công trình

giúp nghiên cứu sinh đánh giá rõ hơn về mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung
Quốc trên nhiều mặt đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và tác động của nó đến hoạt
động bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phịng từ đó tiếp cận, khai
thác, kế thừa chọn lọc những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án.
Tác giả Hoàng Xuân Chiến (2020) trong bài viết “Một số giải pháp
góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ biên giới quốc
gia hiện nay” [60] đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc ban hành Nghị quyết

33-NQ/TW về “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia” của Bộ Chính trị
khố XII.

Đây là chiến lược chuyên ngành quan trọng, cụ thể hóa quan

điểm, đường lối của Đảng về quốc phịng, an ninh, thể hiện tư duy, tầm


15

nhìn chiến lược về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để thực hiện tốt yêu cầu này, tác

giả đề ra các giải pháp trong đó nhấn mạnh giải pháp tham mưu xây dựng
lực lượng bảo vệ biên giới đồng bộ, rộng khắp trọng tâm là xây dựng lực
lượng Bộ đội Biên phịng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo
đức, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và pháp luật; nâng cao ý thức trách nhiệm
của mọi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước đối với quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc
gia, xây dựng nền biên phịng tồn dân, thế trận biên phịng toàn dân vững
mạnh ở địa bàn biên giới.

Đây là nội dung nghiên cứu sinh có thể khai

thác, kế thừa, cập nhật những đưa vào các giải pháp liên quan đến chủ thể
Bộ đội Biên phòng trong đề tài luận án của mình.
Tác giả Nguyễn Mạnh Đơng (2021) trong bài viết “Giải quyết các vấn
đề biên giới, lãnh thổ của Việt Nam: Kết quả và bài học kinh nghiệm” [ 89]

đã khẳng định: Các vấn đề biên giới lãnh thổ là những vấn đề nhạy cảm, hệ
trọng.

Từ các thành tựu trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai

nước, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như: Nắm vững và vận
dụng có nguyên tắc, linh hoạt, sáng tạo đường lối bảo vệ toàn vẹn chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia và đường lối đối ngoại; thấy được mối quan hệ
giữa giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và quan hệ
chính trị với các nước có liên quan cũng như bối cảnh khu vực và quốc tế;
thúc đẩy các điểm tương đồng và thu hẹp những điểm khác biệt; vận dụng
nhuần nhuyễn các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, kiên quyết
đấu tranh, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng, phù hợp luật pháp
quốc tế; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của tồn
dân đặc biệt là vai trị của lực lượng Bộ đội Biên phòng.

Đây là bài viết đề

cập đến vấn đề biên giới, lãnh thổ và tuyến biên giới Việt Nam và Trung
Quốc, giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận thấu đáo, sắc hơn khi nghiên cứu
đánh giá thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp của đề tài luận án.


16

1.

1.

2.


Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến ý

thức và ý thức của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn Quang (2007) với cơng trình khoa học Ý thức
dân chủ xã hội chủ nghĩa của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay [143] đã luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn của ý
thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay.

Tác giả đã chỉ ra một số mâu thuẫn trong ý

thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của đối tượng nghiên cứu đó là: mâu thuẫn
giữa yêu cầu thực hiện với các điều kiện bảo đảm; giữa yêu cầu nâng cao với
trình độ nhận thức hạn chế,.

.

.

Từ đó chỉ ra một số yêu cầu, giải pháp

nâng cao ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ
sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Trong giải pháp đề cập, tác giả

đặc biệt quan tâm đến giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục về dân chủ xã
hội chủ nghĩa, coi đây là giải pháp hàng đầu.


Giá trị của cơng trình giúp

nghiên cứu sinh nghiên cứu rõ hơn về một loại hình của ý thức và lớp đối
tượng hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội; đồng thời tham khảo những vấn đề đặt ra,
yêu cầu, giải pháp liên quan đến đối tượng nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án của mình.
Tác giả Lê Minh Vụ và Nguyễn Bá Dương (Đồng Chủ biên, 2011) với
cơng trình nghiên cứu Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho
người dân Việt Nam định hướng và giải pháp [170] đã quan niệm xây dựng ý
thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho người dân Việt Nam trong thời kỳ
mới là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể nhằm khơi dậy, “hình
thành, phát triển tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí và tâm thế sẵn sàng bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa của mọi người dân Việt Nam” [170, tr.

68].

Tác giả

nhấn mạnh nội dung xây dựng đồng bộ, thống nhất các yếu tố cấu thành ý thức
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mỗi người dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Cơng trình nghiên

cứu khái quát về ý thức bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam nói chung chưa


17

nghiên cứu đến lớp đối tượng cụ thể là hạ sĩ quan, binh sĩ đồn biên phòng và ý

thức bảo vệ biên giới quốc gia; do đó nghiên cứu sinh có thể tham khảo, đi sâu
nghiên cứu lớp đối tượng đặc thù này trong đề tài luận án của mình.
Tác giả Dương Quang Hiển (2013) với cơng trình khoa học Phát triển ý
thức quốc phòng của học viên, sinh viên nước ta hiện nay [96] đã đề cập những
vấn đề có tính quy luật trong phát triển ý thức quốc phòng của học sinh, sinh
viên nước ta.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải

pháp phát triển ý thức quốc phòng của học viên, sinh viên nước ta đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Giá trị của cơng trình đem đến cho nghiên cứu sinh góc nhìn rõ hơn về một lớp
đối tượng trẻ là học sinh, sinh viên có những nét tương đồng nhất định với đối
tượng hạ sĩ quan, binh sĩ ở chiều cạnh đặc điểm tâm lý, lứa tuổi; từ đó có những
giải pháp phù hợp với những lớp đối tượng này trong quá trình phát triển ý thức
của họ.
Tác giả Đào Văn Minh (2016) với cơng trình khoa học Phát triển ý
thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay [135] đã luận giải thực chất và những vấn đề có tính quy luật
phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam.

Theo tác giả: “Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức

xã hội phản ánh tồn tại xã hội từ phương diện pháp luật” [135, tr.

33] và

phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh “là quá trình làm biến
đổi về chất tổng thể các yếu tố tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí pháp luật của

họ theo hướng đi lên” [135, tr.

43].

Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng,

chỉ ra những nhân tố tác động và đề xuất giải pháp phát triển ý thức pháp luật
của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
như: nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, phát huy nhân tố chủ quan,
xây dựng mơi trường pháp luật,…Nghiên cứu sinh có thể tham khảo, chọn
lọc hợp lý cho việc xây dựng khái niệm trung tâm và đề xuất các giải
pháp phù hợp với đề tài luận án của mình.


18

Tác giả Hà Sơn Thái (2017) với cơng trình khoa học Ý thức dân tộc
của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo
hiện nay [155] đã phân tích, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn ý thức
dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta của thanh niên quân đội, từ
đó đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản phát triển ý thức dân tộc của thanh
niên quân đội trong bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

Trong đó, tác giả

chú trọng nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể lãnh đạo, quản
lý, giáo dục và rèn luyện thanh niên quân đội và nhóm giải pháp về giáo dục ý
thức dân tộc của thanh niên quân đội trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam hiện nay.


Đây cũng là nội dung mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo

khi nghiên cứu những giải pháp liên quan đến đề tài luận án của mình.
Tác giả Phạm Cơng Thưởng (2018) với cơng trình khoa học Phát triển
ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của hạ sĩ quan, binh sĩ
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [159] đã khái quát những vấn đề lý
luận và thực tiễn phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trên cơ sở khảo cứu,

phân tích, đánh giá tác giả đã làm rõ thực trạng và đề xuất các nhóm giải pháp
cơ bản như: nhóm giải pháp về lãnh đạo, chỉ huy; nhóm giải pháp về vai trị
nhân tố chủ quan của chủ thể; nhóm giải pháp xây dựng mơi trường văn hóa
quân sự ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cơng trình đề cập khái

qt về ý thức bảo vệ Tổ quốc của hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nói chung nhưng
chưa đề cập đến những bộ phận đặc thù, lĩnh vực cụ thể của ý thức bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa gắn với các quân chủng, binh chủng khác nhau của quân
đội, với tính đặc thù khác nhau, chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

Vì vậy, đây

sẽ là góc độ mà nghiên cứu sinh tiếp tục đi sâu nghiên cứu trong đề tài luận án
của mình.
Tác giả Vũ Thu Trang (2020) với cơng trình khoa học Phát triển ý thức
bảo vệ Tổ quốc của học viên các trường kỹ thuật quân sự ở Việt Nam hiện nay
[161] đã luận giải một số vấn đề lý luận về ý thức bảo vệ Tổ quốc của học viên



19

các trường kỹ thuật quân sự ở Việt Nam.

Theo tác giả, ý thức bảo vệ Tổ

quốc được coi là một phần tiềm lực quan trọng cấu thành tiềm lực quốc phòng
của đất nước; quốc gia nào coi nhẹ ý thức bảo vệ Tổ quốc, thiếu cảnh giác sẽ
đứng trước nguy cơ mất độc lập dân tộc là điều có thể dự báo trước.

Từ tiếp

cận lý luận, tác giả đánh giá thực trạng, dự báo tình hình, chỉ ra yêu cầu và đề
xuất giải pháp để phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc của học viên các trường kỹ
thuật quân sự ở Việt Nam hiện nay.

Trong đó, nhấn mạnh giải pháp tích cực

hóa nhân tố chủ quan của học viên các trường kỹ thuật quân sự xem đây là giải
pháp có tính đột phá, quyết định.

Giá trị cơng trình đem đến cho nghiên cứu

sinh cái nhìn về ý thức bảo vệ Tổ quốc của một lớp đối tượng mới là học viên
các trường kỹ thuật quân sự.

Nghiên cứu sinh có thể tham khảo, tiếp cận


những nội dung có liên quan đặc biệt là nhóm giải pháp phát huy nhân tố chủ
quan vào đề tài luận án.
Tác giả Lê Văn Kiều (2021) với cơng trình khoa học Nâng cao ý thức bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện
nay [105] đã luận giải một số vấn đề lý luận nâng cao ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân; đánh giá
thực trạng, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân chủng Hải quân hiện nay.
Theo tác giả: “Ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một loại hình của ý thức
xã hội, được hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của mỗi quốc gia, dân tộc có biển, đảo” [105, tr.

40].

Giá trị của cơng trình giúp nghiên cứu sinh tham khảo, vận dụng những nội
dung liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền, ý thức bảo vệ chủ quyền liên
quan đến hạ sĩ quan, binh sĩ ở một khía cạnh nhất định để kế thừa chọn lọc
những nội dung có liên quan trong phần lý luận của đề tài luận án.
Tác giả Nguyễn Nam Quỳnh (2022) với cơng trình khoa học Phát triển
niềm tin khoa học của hạ sĩ quan, binh sĩ vào sức mạnh chiến đấu Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay Luận giải một số vấn đề lý luận về phát triển niềm


20

tin khoa học của hạ sĩ quan, binh sĩ vào sức mạnh chiến đấu Quân đội nhân dân
Việt Nam; khảo sát, đánh giá thực trạng niềm tin của đối tượng này vào sức
mạnh chiến đấu Quân đội nhân dân Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp
cơ bản phát triển niềm tin khoa học của hạ sĩ quan, binh sĩ vào sức mạnh chiến
đấu Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.


Theo tác giả: Niềm tin khoa học

của hạ sĩ quan, binh sĩ vào sức mạnh chiến đấu Quân đội là “tổng hòa các yếu tố
tri thức và tình cảm của hạ sĩ quan, binh sĩ, phản ánh sự tin tưởng có cơ sở khoa
học vào sức mạnh chiến đấu Quân đội nhân dân Việt Nam” [150, tr.

51], niềm

tin đó trở thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ hoàn thành chức trách,
nhiệm vụ được giao.

Giá trị của cơng trình giúp nghiên cứu sinh tham khảo,

kế thừa, bổ sung những vấn đề liên quan đến niềm tin khoa học - một trong
những thành tố cấu thành ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ
các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc mà đề tài luận án nghiên
cứu.
Tác giả Nguyễn Chí Cường (2020) trong bài viết “Ý thức quốc phịng
với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - mâu thuẫn và phương pháp
giải quyết” [78] đã trình bày khái qt về ý thức quốc phịng và vai trị của nó
đối với sự ổn định và phát triển xã hội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Theo

tác giả, ý thức quốc phịng có vai trị rất quan trọng đối với sự ổn định và phát
triển xã hội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đó là: nâng cao sự giác ngộ về
nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam đối với sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, tránh bị
động, bất ngờ.


Tác giả cũng chỉ ra một số mâu thuẫn nảy sinh cần nghiên

cứu và giải quyết.

Giá trị của bài viết giúp nghiên cứu sinh tham khảo, khai

thác trong việc xác định các vấn đề đặt ra trong phát triển ý thức bảo vệ biên
giới quốc gia cho lớp đối tượng được đề cập trong đề tài luận án của mình.
1.

1.

3.

Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến ý thức

bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng


21

Tác giả Nguyễn Hồng Nam (1997) với cơng trình khoa học Giáo dục
chính trị tư tưởng, lối sống văn hóa đối với chiến sĩ ở đồn biên phòng - thực
trạng và giải pháp [136] đã làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng giáo dục
chính trị tư tưởng, lối sống văn hóa đối với chiến sĩ ở đồn biên phịng, từ đó
đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng cơng tác
giáo dục chính trị tư tưởng, lối sống văn hóa đối với chiến sĩ ở đồn biên
phòng.


Theo tác giả, đối tượng của cơng tác chính trị tư tưởng, văn hóa “là

ý thức, là đời sống tinh thần văn hóa của xã hội và của mỗi con người cụ thể”
[136, tr.

8].

Biểu hiện tập trung ở “thế giới quan, nhân sinh quan tri thức,

niềm tin, tình cảm, nhu cầu, ý chí và cả trong tính cách” [136, tr.

8].

Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, lối sống văn hóa đối với chiến sĩ ở đồn
biên phịng có tác dụng to lớn trong việc tạo ra môi trường thuận lợi để phát
triển tư tưởng, tâm lý tích cực; hạn chế, khắc phục tư tưởng tiêu cực của chiến
sĩ đồn biên phòng.

Đây là nội dung nghiên cứu sinh có thể kế thừa chọn lọc

vào nghiên cứu nhân tố quy định và giải pháp về môi trường liên quan đến
đối tượng của đề tài luận án.
Tác giả Lê Xn Giang (2007) với cơng trình khoa học Xây dựng đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng trong giai đoạn cách
mạng hiện nay [91] đã luận giải vị trí, vai trị đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu
số của Bộ đội Biên phòng; chỉ ra những mạnh, yếu, nguyên nhân và bài học kinh
nghiệm của việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Bộ đội
Biên phòng những năm qua; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp
cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phịng
trong thời kỳ mới trong đó tác giả đặc biệt chú trọng nhóm giải pháp tích cực

đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phịng.

Đây cũng là giải pháp có

những khía cạnh có liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh, bởi lẽ hạ sĩ
quan, binh sĩ đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc với đặc điểm chủ
yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn biên giới nhập ngũ vào Bộ đội
Biên phịng.

Cơng tác giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, sử dụng cũng là yêu


22

cầu, giải pháp quan trọng trong quá trình phát triển ý thức bảo vệ biên giới quốc
gia của họ góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tác giả Nguyễn Đình Hùng (2007) với cơng trình khoa học Phát huy
nhân tố con người đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới quốc gia hiện nay [101] đã luận giải những vấn đề lý luận
và thực tiễn về nhân tố con người, phát huy nhân tố con người đội ngũ cán bộ
Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Trên cơ sở

đánh giá thực trạng tác giả vạch ra một số định hướng và giải pháp cơ bản
phát huy nhân tố con người đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ
chủ quyền an ninh biên giới quốc gia hiện nay.

Trong đó, tác giả chú trọng


giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, huấn luyện và thực hiện tốt cơng tác
chính sách đối với đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng.

Đây cũng là những

giải pháp thiết thực mà nghiên cứu sinh có thể tiếp cận tham khảo khi nghiên
cứu về những giải pháp liên quan đến đề tài luận án.
Tác giả Nguyễn Thái Sinh (2010) với cơng trình khoa học Phát triển
văn hóa chính trị người sĩ quan biên phịng trong tình hình mới [151] đã tiếp
cận người sĩ quan biên phòng là chủ thể hoạt động chính trị trong bảo vệ
biên giới quốc gia để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa
chính trị người sĩ quan biên phịng trên ba khía cạnh đó là: hoạt động, giá trị,
nhân cách để làm nổi bật hệ giá trị văn hóa chính trị trong các hoạt động bảo
vệ biên giới quốc gia, phẩm chất văn hóa chính trị ng ười sĩ quan biên phịng
và năng lực hoạt động chính trị của họ.

Trong cơng trình, tác giả đề xuất

ba nhóm giải pháp cơ bản để phát triển văn hóa chính trị người sĩ quan biên
phịng hiện nay trong đó nhấn mạnh giải pháp tăng cường tự giáo dục, rèn
luyện, phát huy tính sáng tạo, bền vững văn hóa, đấu tranh với tiêu cực,
phản văn hóa do tác động của tồn cầu hóa, mở cửa hội nhập quốc tế đối với
người sĩ quan biên phịng.

Cơng trình giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn

sâu sắc hơn về người sĩ quan biên phịng dưới chiều cạnh văn hóa chính trị
từ đó chọn lọc những nội dung hợp lý vào nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến đề tài luận án của mình, đặc biệt trong nghiên cứu các giải pháp để




×