Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

triển vọng và giải pháp thu hút fdi của việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.51 KB, 51 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI 5
1.1.Khái niệm và vai trò của FDI 5
1.1.1Khái niệm 5
1.1.2Vai trò 6
1.2Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI 7
CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM THỜI
KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG 10
CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM THỜI
KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG 10
2.1. Tổng quan về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam trong khủng
hoảng 10
Bảng 1: Cơ cấu FDI theo ngành năm 2008-bao gồm cả dự án cấp mới
và 12
dự án tăng vốn 12
Bảng 2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư năm 2008, bao gồm cả dự
án cấp mới và dự án tăng vốn 14
Bảng 4: Cơ cấu FDI theo địa phương năm 2008-bao gồm cả dự án cấp
mới và dự án tăng vốn 15
Bảng 5: Cơ cấu FDI phân theo đối tác năm 2008-bao gồm cả dự án cấp
mới và 16
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.2 Tình hình thu hút FDI 2009 17
Bảng 6: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2009 17


Bảng 7: Cơ cấu FDI năm 2009 phân theo địa phương 19
Bảng 8: Cơ cấu FDI phân theo ngành năm 2009 20
Bảng 9: Cơ cấu FDI phân theo đối tác năm 2009 22
2.1.3 Tình hình thu hút FDI 9 tháng đầu năm 2010 23
Bảng 10: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng đầu năm
2010 23
Bảng 11 : Thu hút FDI theo ngành 9 tháng đầu năm 2010 24
Bảng 12: Thu hút FDI theo đối tác 25
Bảng13 : Thu hút FDI theo địa phương 26
2.1.4 Đánh giá 27
2.2.Triển vọng thu hút FDI thời kỳ hậu khủng hoảng 29
2.2.1 Dự báo kinh tế thế giới hậu khủng hoảng 29
2.2.2 FDI Việt Nam – cơ hội và thách thức thời kỳ hậu khủng hoảng. .30
Bảng 14 : Báo cáo “ Cảm nhận về môi trường kinh doanh Việt Nam”
2008 31
2.2.3 Triển vọng thu hút FDI tại Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng 35
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI THỜI KỲ HẬU KHỦNG
HOẢNG 38
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI THỜI KỲ HẬU KHỦNG
HOẢNG 38
3.1Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam 38
3.1.1 Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư 38
3.1.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch 39
3.1.3 Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 40
3.1.4 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 41
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.1.5 Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: 41
3.1.6 Nhóm giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động ĐTNN 42

3.2Thu hút FDI có định hướng và chọn lọc: 43
3.2.1Định hướng thu hút FDI theo ngành: 44
3.2.2. Định hướng thu hút FDI theo vùng: 45
3.2.3. Định hướng thu hút FDI theo đối tác: 46
3.3.Nâng cao tỷ lệ vốn FDI thực hiện: 49
C – KẾT LUẬN 50
C – KẾT LUẬN 50
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI 5
1.1.Khái niệm và vai trò của FDI 5
1.2Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI 7
CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM THỜI
KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG 10
2.1. Tổng quan về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam trong khủng
hoảng 10
Bảng 1: Cơ cấu FDI theo ngành năm 2008-bao gồm cả dự án cấp mới
và 12
dự án tăng vốn 12
Bảng 2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư năm 2008, bao gồm cả dự
án cấp mới và dự án tăng vốn 14
Bảng 4: Cơ cấu FDI theo địa phương năm 2008-bao gồm cả dự án cấp
mới và dự án tăng vốn 15
Bảng 5: Cơ cấu FDI phân theo đối tác năm 2008-bao gồm cả dự án cấp
mới và 16
Bảng 6: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2009 17
Bảng 7: Cơ cấu FDI năm 2009 phân theo địa phương 19
Bảng 8: Cơ cấu FDI phân theo ngành năm 2009 20

Bảng 9: Cơ cấu FDI phân theo đối tác năm 2009 22
Bảng 10: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng đầu năm
2010 23
Bảng 11 : Thu hút FDI theo ngành 9 tháng đầu năm 2010 24
Bảng 12: Thu hút FDI theo đối tác 25
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng13 : Thu hút FDI theo địa phương 26
2.2.Triển vọng thu hút FDI thời kỳ hậu khủng hoảng 29
Bảng 14 : Báo cáo “ Cảm nhận về môi trường kinh doanh Việt Nam”
2008 31
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI THỜI KỲ HẬU KHỦNG
HOẢNG 38
3.1Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam 38
3.2Thu hút FDI có định hướng và chọn lọc: 43
3.3.Nâng cao tỷ lệ vốn FDI thực hiện: 49
C – KẾT LUẬN 50
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.1.Khái niệm và vai trò của FDI
1.1.1Khái niệm
Theo hiệp hội Luật quốc tế ( 1966 ) thì “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di
chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở
đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ sung
hoàn thiện sau 4 lần sửa đổi ( 1989, 1992, 1996, 2000 ): “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài
hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài”, còn theo Luật Đầu tư 2005 thì “ FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài

đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động
đầu tư theo quy định của Luật này”.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát như sau : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
( FDI – Foreign Direct Investment) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử
dụng vốn.
1.1.2Vai trò
• Đối với nước đi đầu tư
- Khai thác nguồn lực của nước tiếp nhận đầu tư: ở phần lớn các quốc gia phát triển
hiện nay do khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; giá nhân công đắt đỏ…nên chi
phí sản xuất lớn dẫn đến giá thành cao, khó cạnh tranh trên thị trường. Việc đầu tư ra
nước ngoài đặc biệt là các nước đang phát triển với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nhân công dồi dào giá rẻ…sẽ giúp họ giảm đáng kể chi phí đầu vào, tăng
lợi nhuận của công ty. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật
Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có
mục đích tương tự.
- Mở rộng thị trường và giảm xung đột thương mại: việc đầu tư ra nước ngoài là một
trong những phương pháp giúp các công ty mở rộng thị trường của mình ra quốc tế, đó
là điều mà bất cứ công ty nào cũng mong muốn. Đồng thời FDI giúp các công ty tránh
được các rào cản thương mại mà một số quốc gia khéo léo đặt ra nhằm bảo hộ sản xuất
trong nước.
- Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm và công nghệ: đây là một trong những nhân tố
thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ, vòng đời của sản phẩm đang ngày càng rút ngắn lại, một sản
phẩm nếu chỉ phục vụ tại một thị trường thì sẽ nhanh chóng đi vào giai đoạn suy thoái,
biến mất và bị thay thế bởi một sản phẩm khác. Vì thế, đầu tư trực tiếp FDI chính là
động lực để mở rộng thị trường của sản phẩm, từ đó kéo dài chu kì sống của sản phẩm,
tiếp tục thu lợi nhuận từ sản phẩm

- Khai thác chuyên gia và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát
triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Dòng vốn FDI giữa các nước phát triển thậm
chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai
thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ
phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của
Nhật Bản cũng vậy.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Đối với nước tiếp nhận
- Tạo ra tăng trưởng kinh tế: mục tiêu của nước chủ nhà khi thu hút FDI là thúc đảy
tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI
đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng.
- Tạo ra các nguồn thu: FDI mở rộng các nguồn thu thuế ở nước chủ nhà và đóng góp
cho nguồn thu của chính phủ. Thậm chí nếu các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế
thông qua chính sách ưu đãi đầu tư thì chính phủ vẫn có được nguồn thu gia tăng từ
việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì FDI tạo ra các việc làm mới, ngoài ra nếu FDI
định hướng xuất khẩu tạo ra khoản thu ngoại tệ.
- FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của
các nước nhận đầu tư:
- FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ
nhà: Vai trò này được thể hiện hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ
có sẵn từ bên ngoài vào và phát triên khả năng công nghệ của các cơ sở ngiên cứu, ứng
dụng của nước chủ nhà
1.2Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI
• Chính sách của các quốc gia:
Thứ nhất: Chính sách của nước xuất khẩu vốn. Xem xét chính sách của quốc
gia đó có tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn di chuyển ra nước ngoài hay không.
Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu người sẽ tăng dẫn
tới sự tích tụ vốn tạo ra sự dư thừa vốn đầu tư của quốc gia đó, do đó chính phủ sẽ có
chính sách thúc đầy xuất khẩu vốn để đem lại thu nhập lớn hơn cho quốc gia. Bên

cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường nội địa cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn tới chính phủ ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu vốn nhằm giảm
bớt cường độ cạnh tranh trong thị trường nội địa
Thứ hai: Chính sách của nươc nhập khẩu vốn. Chính sách này bao gồm: chính
sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách về quản lý ngoại tệ, các quy
định trong hạch toán kế toán, chính sách thương mại…. Một chính sách khuyến khích
đầu tư phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đàu tư tkhi tiến hành đầu tư trên
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
địa bàn, ngược lại nếu không phù hợp sẽ là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Một quốc gia cần kết hioj một cách hài hòa giữa các hoạt động quản lý nhằm
tạo sự thống nhất trong việc đề ra và thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi
cho việc mở rộng thu hút FDI
• Sự thích nghi của sản phẩm và công nghệ của chủ đầu tư đối với thị trường nội
địa
Các quốc gia trên thế giới đều có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế và
khoa học công nghệ. Sự khác nhau đó được tạo ra bởi sự khác biệt về sự phát triển của
lực lượng sản xuất mỗi quốc gia. Chủ thể kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường
nước ngoài có thể sử dụng chiến lược như: thích nghi hóa hoặc tiêu chuẩn hóa sản
phẩm.
Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài các chủ đầu tu cần phải nghiên cứu sự
thích nghi của sản phẩm và công nghệ khi đem đi đầu tư đối với thị trường sở tại. Hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài tất yếu kéo theo sự chuyển giao công nghệ, một công
nghệ phù hợp sẽ giúp cho các dự án đầu tư đạt được hiệu quả như mong muốn. Sự phù
hợp được thể hiện ở sự phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nước sở tại, tạo
điều kiện tốt thực hiện công nghệ tại nước sở tại.
Công nghệ phù hợp quyết định sự khai thác các yếu tố đầu vào còn sự phù hợp
của sản phẩm đối với thị trường sẽ quyết định tới doanh thu và lợi nhuận của dự án
• Sức hấp dẫn của thị trường nước tiếp nhận đầu tư
Như đã đề cập ở trên, mục đích của nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư trực tiếp

nước ngoài là khai thác lợi thế so sánh của thị trường nội địa. Thị trường mỗi nước
khác nhau có sự hấp đãn khác nhau đối với các chủ đầu tư khi tiến hành xem xét hoạt
động đầu tư. Một thị trường hấp dẫn sẽ kích thích mở rộng thu hút vốn FDI. Điều đo
khiến các nước nhận đầu tư phải lưu ý các yếu tố sau:
Thứ nhât: Quy mô cấu trúc giới hạn của thị trường. Quy mô của thị trường lớn
hay nhỏ quyết định tới lượng hàng hóa bán ra và lợi nhuận của dự án. Một thị trường
rộng lớn sẽ đảm bảo cho việc tao ra sản phẩm sẽ có nguồn thu. Yêu cầu của thị trương
sẽ quyết định tới số lượng, kiểu dáng quy mô sản xuât. Các nhà đầu tư luôn xem xét
thị trường để có phương án sản xuất tối ưu.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thứ hai: Luật pháp của nước sở tại và các rào cản thâm nhập thị trường. Luật
pháp có sự chi phối lớn tới ý đồ, hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Môi trường pháp
luật quy định vè lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thời hạn đầu tư của dự án. Các nhà
đầu tư phải điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với quy định của luật pháp. Môi
trường luât pháp phù hợp sẽ tạo điều kiện khuyến khích cho dòng vốn FDI phát huy
hiệu quả, kích thích được nhiều nhà đầu tư tham gia. Nếu một thị trường có tiềm năng
lớn, khả năng phát triển cao và ổn định nhưng rào cản thâm nhập lớn sẽ dẫn đến lợi
nhuận của dự án thấp không có sức lôi cuốn các nhà đầu tư
Thứ ba: Sự phát triển của thị trường và sự cạnh tranh trên thị trường. Thị
trường phát triển nhanh sẽ mở rộng doanh thu của dự án, tạo điều kiện cho dự án thu
được lợi nhuận đẩy nhanh thời gian thu hồi vốn đầu tư. Cường độ cạnh tranh trên thị
trường sẽ cho biết khả năng thâm nhập thị trường của dự án. Với thị trường cạnh tranh
gay gắt sẽ khiến thị phần sản phẩm của dự án nhỏ, các dự án mới sẽ ít khả năng thâm
nhập được vào thị trường.
Thứ tư: Vị thế của nước sở tại. Là một yếu tố quan trọng khi xem xét ra quyết
định đầu tư của nhà đầu tư. Vị trí thuận lợi cho việc cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản
phẩm, giao lưu thuận tiện với các thị trường khác là địa điểm tối ưu để đầu tư. Thị
trường có các điều kiện thuận lợi như đông dân, gần nguồn tài nguyên, có nguồn nhân
lực dồi dào… sẽ đảm bảo dự án đạt hiệu quả cao

Thứ năm: Hạ tầng cơ sở kĩ thuật. Một quốc gia, địa phương chỉ có thể thu hút
được nguồn vốn của nhà đầu tư khi chứng minh cho họ thấy được sự phát triển về mặt
cơ sở hạ tầng. Các nhà đầu tư khi đầu tư họ chỉ chuyển vốn cho thực hiện trực tiếp dự
án chứ không xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì lí do đó mà các khu vực có điều kiện
giao thông thuận lợi thường được chú ý bởi các nhà đầu tư khi xây dựng các khu công
nghiệp. Sự thuận lợi sẽ giúp nhà đầu tư giảm được nhiều chi phí đem lại lợi nhuận cao.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM
THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG
2.1. Tổng quan về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam trong khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã phủ một bong đen thảm đạm
trên nền kinh tế toàn thế giới, làm gián đoạn hàng loạt các hoạt động kinh tế trong đó
có hoạt động đầu tư. Cuộc khủng hoảng đã xuất hiện từ nửa cuối 2007 nhưng những
ảnh hưởng xấu nhất của nó là vào hai năm 2008, 2009.
Dòng FDI toàn cầu năm 2008 giảm 14% so với 2007, năm 2009 con số này
tăng lên đến 40%. Sự suy giảm dòng FDI toàn cầu cũng có những ảnh hưởng nhất định
đến FDI vào Việt Nam trong thời kỳ này.
2.1.1Tình hình thu hút FDI năm 2008
Năm 2008 mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam vẫn có bước tăng trưởng rất khả quan. Hết năm 2008 ghi nhận
mức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỉ lục với số dự án đăng ký trong năm lên tới
1557 dự án, hơn 66,5 tỷ USD vốn đăng kí và 5,2 tỷ USD vốn đăng ký thêm( theo điều
chỉnh của Cục ĐTNN ngày 22/06/2009).
Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ
USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong
năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó.
Nhìn vào con số 6,23% của tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009, khối doanh
nghiệp FDI có phải là một “cứu cánh” trong một năm sóng gió vừa qua? Cảm nhận có

thể rõ ràng ở những con số về đóng góp của khối này cho nền kinh tế. Tổng doanh thu
của khối các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 lên đến 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so
với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt
24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước - một kỷ lục
nữa liên quan đến FDI.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982
tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007. Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã
tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của
cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người,
góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam
hiện nay. Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ít rủi ro hơn các dòng vốn đầu
tư gián tiếp như vốn vay nước ngoài và đầu tư chứng khoán do đặc thù của nó là tính
linh động không cao. Trong năm 2008 Việt Nam đã nhận được làn sóng các cam kết
FDI ở mức kỉ lục cao nhất trong nhiều năm gần đây. Điều này giúp cho Việt nam cân
bằng khoản thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng đột biến trong năm nay, thúc đẩy tăng
trưởng và tạo thêm nhiều việc làm mới.
• Cơ cấu thu hút FDI năm 2008
 Cơ cấu FDI theo ngành
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1: Cơ cấu FDI theo ngành năm 2008-bao gồm cả dự án cấp mới và
dự án tăng vốn
TT Ngành
Số dự án Vốn đăng ký
Tuyệt
đối
Tỷ
trọng

(%)
Tuyệt đối
( triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
I Công nghiệp - xây dựng 1,342 68.68 42,193.50 58.83
1 CN chế biến,chế tạo 1060 54.25 38,939.12 54.29
2 Xây dựng 154 7.88 504.44 0.70
3 Thông tin và truyền thông 110 5.63 2,447.45 3.41
4
SX,pp
điện,khí,nước,đ.hòa 5 0.26 85.48 0.12
5 Cấp nước;xử lý chất thải 5 0.26 24.3 0.03
6 Khai khoáng 8 0.41 192.71 0.27
II Dịch vụ 559 28.61 29,200.40 40.71
7 KD bất động sản 99 5.07 23,397.70 32.62
8 Dvụ lưu trú và ăn uống 50 2.56 2,625.42 3.66
9 Vận tải kho bãi 62 3.17 615.77 0.86
10 Nghệ thuật và giải trí 8 0.41 1,047.13 1.46
11
Tài chính,n.hàng,bảo
hiểm 6 0.31 140.95 0.20
12 Y tế và trợ giúp XH 10 0.51 426.94 0.60
13 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 66 3.38 138.6 0.19
14 HĐ chuyên môn, KHCN 195 9.98 107.79 0.15
15 Giáo dục và đào tạo 17 0.87 98.64 0.14
16 Hành chính và dvụ hỗ trợ 22 1.13 36.14 0.05
17 Dịch vụ khác 24 1.23 565.3 0.79
III
Nông,lâm nghiệp;thủy

sản 53 2.71 331.98 0.46
Tổng số 1,954 100.00 71,725.88 100.00
( Nguồn : Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT )
Qua bảng số liệu có thể thấy rõ xu hướng dịch chuyển dòng FDI sang các
ngành dịch vụ. Năm 2008, số dự án công nghiệp – xây dựng cấp mới và tăng vốn là
1342 dự án, chiếm 68,68% với số vốn 42,193.50 triệu USD chiếm 58,83% tổng vốn
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đăng ký. FDI chảy mạnh sang ngành dịch vụ, từ 1930 dự án trong giai đoạn 1988 –
2007, chiếm 23,8 % với số vốn đăng ký là 29,2 tỷ USD chiếm 34% cho đến năm 2008
nước ta đã thu hút được 559 dự án vào ngành dịch vụ, chiếm 28,61% với số vốn đăng
ký là 29 200,4 tỷ USD chiếm 40,71% tổng FDI năm 2008.
FDI năm 2008 được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các siêu dự án với quy mô
vốn lớn, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và kinh doanh bất động sản
như dự án bất động sản New City tại Phú Yên do công ty New City Properties ( Brunei
) làm chủ đầu tư với vốn đăng ký là 4,34 tỷ USD; dự án Khu du lịch Hồ Tràm ( Bà Rịa
– Vũng Tàu ), chủ đầu tư là tập đoàn Asia Coast ( Canada ) với số vốn đăng ký là 4 tỷ
USD….
Lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn là lĩnh vực thu hút FDI còn thấp, cả
năm 2008 chỉ thu hút được 35 dự án mới, 18 dự án tăng vốn với tổng FDI là 331,98
triệu USD chiếm chưa đến 1% tổng FDI năm 2008.
 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Tương tự như giai đoạn trước, FDI 2008 vào Việt Nam vẫn chủ yếu theo 2 hình
thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh bởi nhưng thuận lợi của 2 hình thức này khi
áp dụng tại Việt Nam. Số dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài cấp mới và tăng
vốn là 1541 trên tổng số 1954 dự án của cả năm chiếm 78,86%, với số vốn đăng ký là
40 676.88triệu USD chiếm 56,71% tổng vốn FDI đăng ký của cả năm. Đối với hình
thức liên doanh, có 319 dự án cấp mới ( 16,33%) với số vốn đăng ký là 28 893,62 triệu
USD chiếm 40,28% tổng vốn FDI đăng ký mới cả năm.
13

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư năm 2008, bao gồm cả dự án cấp mới và
dự án tăng vốn
Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư
Tuyệt đối
(số dự
án)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
( USD)
Tỷ trọng
(%)

1
100% vốn nước
ngoài 1541 78.86 40676.88 56.71

2 Liên doanh 319 16.33 28893.62 40.28

3
Hợp đồng hợp tác
kinh doanh 6 0.31 44.7 0.06

4
Hợp đồng
BOT,BT,BTO 1 0.05 35.80 0.05

5 Công ty cổ phần 87 4.45 2074.80 2.9
Tổng 1954 100.00 71725.8 100.00

(Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT)
 Cơ cấu FDI theo vùng, địa phương
 Bảng 3: Cơ cấu FDI theo vùng năm 2008, bao gồm cả dự án cấp mới
và dự án tăng vốn
TT Địa phương Số dự án Vốn đăng ký
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
I
Đồng bằng
sông Hồng
481 24.61 7891.71 11.00
II Đông Bắc 46 2.35 342.68 0.48
III Tây Bắc 7 0.35 81.78 0.11
IV Bắc Trung Bộ 33 1.69 15311.08 21.35
V
Duyên hải Nam
Trung Bộ
82 4.20 8452.99 11.79
VI Tây Nguyên 24 1.23 224.06 0.31
VII Đông Nam Bộ 1180 60.39 35527.33 49.53
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
VIII
Đồng bằng

sông Cửu Long
98 5.00 3878.28 5.41
IX Dầu khí 3 0.18 15.98 0.02
Tổng số 1954 100 71725.88 100
(Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT)
Bảng 4: Cơ cấu FDI theo địa phương năm 2008-bao gồm cả dự án cấp mới và dự án
tăng vốn
TT Địa phương Số dự án Vốn đăng ký
Tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1 Bà Rịa-Vũng Tàu 61 3.02 11,358.59 15.84
2 Ninh Thuận 4 0.19 9,800.63 13.66
3 TP Hồ Chí Minh 544 29.42 9,190.01 12.81
4 Hà Tĩnh 1 0.06 7,879.06 10.98
5 Thanh Hóa 12 0.58 6,251.31 8.72
6 Phú Yên 9 0.51 4,402.38 6.14
7 Hà Nội 253 14.45 4,588.09 6.40
8 Kiên Giang 2 0.13 2,304.00 3.21
9 Đồng Nai 131 6.23 2,369.26 3.30
10 Bình Dương 392 16.83 2,243.71 3.13

Các địa phương
khác 545 28.58 11,338.84 15.81
Tổng số 1,954 100 71,725.88 100.00

( Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT)
FDI tiếp tục đổ vào những vùng, địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế
kỹ thuật tốt, dẫn đầu là vùng Đông Nam Bộ với 905 dự án mới, 275 lượt dự án tăng
vốn với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 35,53 tỷ USD chiếm 49,53% tổng
FDI đăng ký của cả nước.
Trong top 5 tỉnh thành thu hút FDI lớn nhất năm 2008 có tới 3/5 tỉnh, thành phố
thuộc Đông Nam Bộ là Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, TP.Hồ Chí Minh. Đây là
những tỉnh thành không chỉ có cơ sở hạ tầng thuận lợi mà còn có nhiều tiềm năng kinh
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tế, hơn nữa nguồn nhân lực cũng có chất lượng tốt hơn nên thực trạng này không phải
là điều đáng ngạc nhiên.
 Cơ cấu FDI phân theo đối tác
Năm 2008, Việt Nam tiếp nhận FDI từ 57 đối tác, trong đó Malaysia là nước
đầu tư nhiều nhất với 68 dự án cấp mới, 15 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký
mới và tăng thêm là 15,11 tỷ USD. Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc là 3 đối tác FDI
truyền thống của nước ta cũng nằm trong 5 nước có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam
lần lượt là 9,17 tỷ USD, 5,42 tỷ USD và 4,9 tỷ USD. Nhật Bản cũng là nước đầu tư
lớn vào Việt Nam trong năm 2008 với 147 dự án cấp mới và 46 dự án tăng vốn, tổng
vốn đăng ký mới và tăng thêm là 8,03 tỷ USD.
Bảng 5: Cơ cấu FDI phân theo đối tác năm 2008-bao gồm cả dự án cấp mới và
dự án tăng vốn
STT Đối tác Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký cấp mới
(triệu USD)

Tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)

Tuyệt đối
Tỷ trọng
(%)
( triệu
USD)
1 Malaysia 83 4.25 15111.86 21.07
2 Đài Loan 269 13.77 9171.2 12.79
3 Nhật Bản 193 9.88 8035.69 11.20
4 Singapore 141 7.22 5417.8 7.55
5 Hàn Quốc 442 22.62 4908.49 6.84
6 Brunei 34 1.74 4443.75 6.20
7 BritishVirginIslands 97 4.96 4384.64 6.11
8 Canada 13 0.67 4252.73 5.93
9 Thái Lan 45 2.30 4019.96 5.60
10 Cayman Islands 15 0.77 2914.84 4.06
Các đối tác khác 622 31.83 9,064.92 12.64
Tổng số 1954 100.00 71,725.88 100.00
(Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT)
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.2 Tình hình thu hút FDI 2009
Khép lại năm 2009, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đổ vào Việt
Nam đạt trên 21,4 tỷ USD, bằng chưa đến 30% so với năm 2008 nhưng vẫn vượt mức
kế hoạch đề ra. Đây vẫn được xem là kết quả lạc quan trong bối cảnh nguồn vốn FDI
trên toàn thế giới năm qua suy giảm gần 40% do ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế toàn cầu.
Bảng 6: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2009
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2008

Năm
2009
So cùng
kỳ
1 Vốn thực hiện Tỷ USD 11,500 10,000 87.0%
2 Vốn đăng ký Tỷ USD 71,726 21,482 30.0%
2.1. Cấp mới Tỷ USD 66,500 16,345 24.6%
2.2. Tăng thêm Tỷ USD 5,226 5,137 98.3%
3 Số dự án
3.1. Cấp mới dự án 1557 839 53.9%
3.2. Tăng vốn lượt dự án 397 215 54.2%
4 Xuất khẩu
4.1. Kể cả dầu thô Tỷ USD 34,523 29,904 86.6%
4.2. Không kể dầu thô Tỷ USD 24,166 23,694 98.0%
5 Nhập khẩu Tỷ USD 27,882 24,873 89.2%
Ghi chú:
- Số liệu về dự án và vốn đăng ký năm 2009 là số tạm tính theo các báo cáo
nhận được tới 15/12/2009
- Số liệu về dự án và vốn đăng ký năm 2008 tính cho cả năm
- Số liệu thực hiện và xuất nhập khẩu ước năm 2009
( Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT)
Thu hút vốn FDI suy giảm không chỉ do khó khăn suy giảm của kinh tế thế
giới, mà còn bắt nguồn từ những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Cụ thể là những
chồng chéo về luật pháp dẫn tới lúng túng trong việc triển khai thực hiện, khiến nhà
đầu tư phải chờ đợi dài hơn quy định để có được Giấy chứng nhận đầu tư. Việc siết lại
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các ưu đãi theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), như chính sách thuế
ưu đãi doanh nghiệp – một trong những ưu đãi chủ yếu với các nhà đầu tư nước ngoài
– áp dụng từ đầu năm 2009 đã thu hẹp đáng kể diện doanh nghiệp được hỗ trợ. Bên

cạnh đó, thiếu vắng vốn cấp mới lỗi một phần do công tác xúc tiến đầu tư trong năm
qua vẫn chưa hiệu quả. Có tình trạng là quá nhiều hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư
trên cùng một địa bàn gây lãng phí mà không hiệu quả. Rất nhiều tỉnh nghèo vẫn rồng
rắn ra các thành phố lớn để kêu gọi xúc tiến đầu tư nhưng hiệu quả đến đâu thì vẫn còn
phải chờ. Nguồn ngân sách cho hoạt động xúc tiến hiện vẫn phải lấy từ ngân sách địa
phương. Dù Chính phủ từ năm 2008 đã dành một khoản ngân sách hàng năm cho công
tác này thông qua Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, nhưng các địa phương vẫn
đang phải ngồi chờ do Bộ Tài chính chưa ban hành văn bản hướng dẫn.
• Cơ cấu FDI 2009 theo địa phương
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 7: Cơ cấu FDI năm 2009 phân theo địa phương
( Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009 – bao gồm các dự án cấp mới và tăng vốn)
TT Địa phương
Số dự án Vốn đăng ký
Tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(triệu USD )
Tỷ trọng
(%)
1 Bà Rịa-Vũng Tàu 17 1.61 6737.1 31.36
2 Quảng Nam 2 0.19 4174.6 19.43
3 Bình Dương 145 13.76 2502.1 11.65
4 Đồng Nai 26 2.47 2368.2 11.02
5 Phú Yên 2 0.19 1730 8.05
6 TP Hồ Chí Minh 388 36.81 1385.6 6.45
7 Hà Nội 262 24.86 656.7 3.06

8 Dầu khí 4 0.38 395.8 1.84
9 Ninh Bình 4 0.38 192.1 0.89
10 Đà Nẵng 13 1.23 168.6 0.78

Các địa phương
khác 191 18.12 1171.3 5.45

Tổng số 1054 100.00 21482.1 100.00
( Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT)
Năm 2009, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục giành ngôi vị quán quân trong thu
hút FDI, mặc dù tính cả các dự án cấp mới và tăng vốn thì Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ có
17 dự án, chiếm 1.6% số dự án FDI của cả nước, nhưng số vốn đăng ký của 17 dự án
này lại chiếm đến 31,36% tổng thu hút FDI của cả nước. Tiếp theo là tỉnh Quảng Nam
có 2 dự án với số vốn đăng ký đạt 4,1 tỷ USD chiếm 19.43% tổng FDI cả nước. Tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên lần lượt đứng ở những vị trí tiếp theo với tỷ trọng
FDI đăng ký trong tổng FDI của cả nước lần lượt là 11.65% , 11.02% và 8.05%.
• Cơ cấu FDI 2009 theo ngành
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 8: Cơ cấu FDI phân theo ngành năm 2009
(Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009- bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn)
TT Ngành Số dự án Vốn đăng ký
Tuyệt
đối
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt
đối( triệu
USD)
Tỷ trọng

(%)
I Công nghiệp - xây dựng 569 53.98 4112 19.14
1 CN chế biến,chế tạo 376 35.67 2969.2 13.82
2 Xây dựng 85 8.06 487.4 2.27
3
SX,pp
điện,khí,nước,đ.hòa 17 1.61 156.9 0.73
4 Cấp nước;xử lý chất thải 5 0.47 8.4 0.04
5 Khai khoáng 6 0.57 397 1.85
6 Thông tin và truyền thông 80 7.59 93.1 0.43
II Dịch vụ 461 43.74 17285 80.46
7 Dvụ lưu trú và ăn uống 40 3.80 8794.2 40.94
8 KD bất động sản 43 4.08 7608.5 35.42
9 Nghệ thuật và giải trí 12 1.14 291.8 1.36
10 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 129 12.24 238.2 1.11
11 Vận tải kho bãi 31 2.94 184.6 0.86
12 HĐ chuyên môn, KHCN 155 14.71 99.9 0.47
13 Giáo dục và đào tạo 11 1.04 28.9 0.13
14 Dịch vụ khác 27 2.56 22.7 0.11
15 Y tế và trợ giúp XH 7 0.66 8.3 0.04
16 Hành chính và dvụ hỗ trợ 5 0.47 7.9 0.04
17
Tài chính,n.hàng,bảo
hiểm 1 0.09 0 0.00
III
Nông,lâm nghiệp;thủy
sản 24 2.28 84.9 0.40
Tổng số 1054 100.00 21,482.10 100.00
( Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT)
Qua bảng số liệu cho thấy FDI 2009 chuyển dịch mạnh sang lĩnh vực dịch vụ, đặc

biệt là kinh doanh bất động sản (có tới 39 dự án cấp mới, 4 dự án tăng vốn với tổng vốn
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đăng ký cấp mới và tăng thêm hơn 7,6 tỷ USD chiếm 35,4 % tổng vốn FDI 2009); dịch vụ
lưu trú ăn uống ( 32 dự án cấp mới, 8 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký cấp mới và
tăng thêm là 8,79 tỷ USD chiếm 40,9 % tổng FDI đăng ký 2009). Cơ cấu thu hút FDI theo
ngành có sự chuyển dịch mạnh mẽ, ngành dich vụ chiếm tới 80,46% tổng FDI cả nước,
ngành công nghiệp – xây dựng giảm xuống chỉ còn 19,14%, nông lâm nghiệp, thuỷ sản
luôn là ngành thu hút ít dự án và vốn nhất, chỉ chiếm có 0,4% tổng FDI.
Các dự án FDI lớn nhất năm 2009 tiếp tục là các dự án bất động sản như: Dự án
khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng tại Quảng Nam do hai Công ty TANO Capital, LLC
và Global C&D, INC (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư với 4,15 tỷ USD vốn đăng ký; Dự án
thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya do Công ty Berjaya Land Berhad’s - Công ty con
của tập đoàn Berjaya (Malaysia) làm chủ đầu tư với vốn đăng ký là 2 tỷ USD….
• Cơ cấu FDI 2009 theo đối tác đầu tư
Theo đối tác đầu tư, năm 2009 Việt Nam tiếp nhận FDI của 43 đối tác nước
ngoài, giảm khá nhiều so với con số 57 của năm 2008. Trong số 43 quốc gia và vùng
lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hoa Kỳ là nước có tổng vốn đăng ký lớn nhất
với hơn 9,8 tỷ USD, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đứng thứ hai là
Cayman Islands với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD, chiếm 9,4%. Đứng thứ 3 là Samoa
với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD, chiếm 7,9%; Đứng thứ 4 là Hàn Quốc với 1,66 tỷ
USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 9: Cơ cấu FDI phân theo đối tác năm 2009
(Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009-bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn)
TT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký
Tuyệt
đối
Tỷ trọng

(%)
Tuyệt đối
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
1 Hoa Kỳ 55 5.22 9803.1 45.63
2 Cayman Islands 4 0.38 2018.9 9.40
3 Samoa 4 0.38 1701.4 7.92
4 Hàn Quốc 247 23.43 1661 7.73
5 Đài Loan 75 7.12 1413.1 6.58
6 BritishVirginIslands 42 3.98 1107.9 5.16
7 Hồng Kông 49 4.65 897.9 4.18
8 Singapore 121 11.48 719.3 3.35
9 Liên bang Nga 4 0.38 345.7 1.61
10 Trung Quốc 54 5.12 209.2 0.97
Các đối tác khác 399 37.86 1604.6 7.47
Tổng 1054 100.00 21482.1 100.00
( Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT)
Dù khá khiêm tốn so với năm 2008 nhưng với 21,5 tỷ USD thu hút được trong
một năm đầy khó khăn như 2009, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã phần nào đạt
kỳ vọng.
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.3 Tình hình thu hút FDI 9 tháng đầu năm 2010
Bảng 10: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng đầu năm 2010
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
9 tháng
năm 2009

9 tháng
năm 2010
So cùng kỳ

1 Vốn thực hiện triệu USD 7,680 8,050 104.8%
2 Vốn đăng ký triệu USD 13,965 12,190 87.3%
2.1. Cấp mới triệu USD 8,307 11,406 137.3%
2.2. Tăng thêm triệu USD 5,658 783 13.8%
3 Số dự án
3.1. Cấp mới dự án 829 720 86.9%
3.2. Tăng vốn lượt dự án 293 153 52.2%
4 Xuất khẩu
4.1. Kể cả dầu thô triệu USD 21,626 27,347 126.5%
4.2. Không kể dầu thô triệu USD 16,900 23,672 140.1%
5 Nhập khẩu triệu USD 18,040 25,689 142.4%

Ghi chú:
Số liệu 2010 tính theo các báo cáo nhận được tới thời điểm báo cáo
Tính cả các dự án kinh doanh hạ tầng và các dự án trong KCN, KCX
Số liệu về số dự án và vốn đăng ký năm 2009 tính tới ngày 20 kỳ báo cáo
( Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT )
Theo các báo cáo trên, trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720 dự án mới
được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 11,4 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ
2009. Trong 9 tháng đầu năm 2010, có 153 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng
vốn đăng ký tăng thêm là 783 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Đã
xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án Công ty TNHH phát triển
quốc tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại TP Hồ Chí Minh giảm trên 31 triệu
USD; dự án Công ty TNHH TM và DV Siêu thị An lạc tại TP Hồ Chí Minh giảm 6
triệu USD….Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm 2010, các nhà
đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,19 tỷ USD, bằng 87,3% so với

cùng kỳ 2009.
Tính đến hết quý III năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã giải ngân được 8.05 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2010. Xuất khẩu của
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 27,4 tỷ USD, tăng 26,5%
so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu
vực ĐTNN dự kiến xuất khẩu 23,7 tỷ USD, chiếm 45,9% tổng xuất khẩu và tăng
40,1% so với cùng kỳ 2009.
• Theo lĩnh vực đầu tư:
Bảng 11 : Thu hút FDI theo ngành 9 tháng đầu năm 2010
( Tính từ 01/01/2010 – 20/09/2010, bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn)
TT Ngành
Số dự
Án
Tỷ trọng
Vốn đăng ký
(triệu USD)
Tỷ trọng
1 CN chế biến,chế tạo 381 43.64% 3,675.5 30.15%
2 SX,pp điện, khí, nước, đ.hòa 7 0.80% 2,942.9 24.14%
3 KD bất động sản 23 2.63% 2,754.1 22.59%
4 Xây dựng 106 12.14% 1,097.0 9.00%
5 Vận tải kho bãi 13 1.49% 818.2 6.71%
6 Dvụ lưu trú và ăn uống 28 3.21% 231.7 1.90%
7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 101 11.57% 336.4 2.76%
8 Giáo dục và đào tạo 5 0.57% 103.0 0.85%
9 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 6 0.69% 59.0 0.48%
10 Thông tin và truyền thông 52 5.96% 40.1 0.33%
11 HĐ chuyên môn, KHCN 96 11.00% 52.1 0.43%

12 Nghệ thuật và giải trí 4 0.46% 35.0 0.29%
13 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 15 1.72% 14.5 0.12%
14 Dịch vụ khác 21 2.41% 12.0 0.10%
15 Cấp nước;xử lý chất thải 5 0.57% 9.1 0.07%
16 Hành chính và dvụ hỗ trợ 5 0.57% 4.9 0.04%
17 Y tế và trợ giúp XH 5 0.57% 3.9 0.03%
Tổng số 873 100.00% 12,189.7 100.00%
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thế mạnh của các nhà
ĐTNN đã liên tục tăng cao trong các tháng gần đây. Với 275 dự án đầu tư được
cấp mới, tổng số vốn cấp mới trên 3 tỷ USD và 106 lượt dự án mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh, tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 653,6 triệu USD đưa lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, chiếm 30,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Với 6 dự án đầu tư được cấp phép trong 9 tháng đầu năm 2010, lĩnh vực sản
xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký
khá cao 2,94 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng đầu năm.
Không có nhiều dự án đăng ký thêm, nhưng với quy mô vốn đầu tư trung bình
của một dự án khá cao 144,9 triệu USD/1 dự án nên lĩnh vực kinh doanh bất động sản
đứng thứ 3. Tổng vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực này là 2,75 tỷ USD, chiếm 22,6%
tổng vốn đầu tư đăng ký.
• Theo đối tác đầu tư:
Trong 9 tháng đầu 2010, có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại
Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là
2,2 tỷ USD chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với
tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hoa
Kỳ đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam.
Bảng 12: Thu hút FDI theo đối tác
( tính từ 01/01/2010 đến 20/09/2010-bao gồm cả dự án cấp mới và tăng vốn)

TT Đối tác
Số dự án Vốn đăng ký
Tuyệt
đối
Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng
(%) ( triệu USD) (%)
1 Hà Lan 10 1.15% 2223.86 18.24%
2 Hàn Quốc 238 27.26% 2069.2015 16.98%
3 Hoa Kỳ 46 5.27% 1869.8136 15.34%
4 Nhật Bản 88 10.08% 1555.8477 12.76%
5 Đài Loan 94 10.77% 1099.7231 9.02%
6 BritishVirginIslands 22 2.52% 673.38498 5.52%
7 British West Indies 1 0.11% 475.868 3.90%
8 Cayman Islands 2 0.23% 363 2.98%
9 Trung Quốc 71 8.13% 317.21239 2.60%
10 Singapore 77 8.82% 357.88154 2.94%
Các đối tác khác 224 25.66% 1183.9 9.71%
Tổng số 873 100.00% 12189.693 100.00%
(Nguồn: Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT )
• Theo địa bàn đầu tư:
25

×