Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 125 trang )

Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới
ngoại thương
Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm.
Tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Bên
cạnh các yếu tố mà ảnh hưởng của chúng đến tỷ giá dễ dàng nhận biết như cung cầu
ngoại hối, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán…tỷ giá còn chịu tác động bởi
những yếu tố nếu thoáng qua sẽ tưởng như chẳng có mối ràng buộc nào cả. Ví như
công việc của một người bán hàng rong: xét một cách cụ thể công việc của một
người bán hàng rong ảnh hưởng đến thu nhập của anh ta, đến lượt thu nhập lại tác
động lên chi tiêu thực tế, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng và cuối cùng là tỷ
giá hối đoái thực tế. Mặc dù biến động của tỷ giá hối đoái là vô cùng phức tạp song
tỷ giá luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản
lý vĩ mô trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Các quốc gia trên thế giới từ
lớn đến nhỏ, từ mạnh đến yếu đều ý thức được rằng tỷ giá hối đoái sẽ là một công
cụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũng
như ngoại thương nói riêng đang trong tình trạng hấp hối. Việc nghiên cứu những lý
luận cơ bản về tỷ giá hối đoái dưới đây do đó sẽ giúp ta hiểu hơn tại sao tỷ giá hối
đoái lại quan trọng đối với các quốc gia đến như vậy.
1.1.Khái niệm, cơ chế hình thành và phân loại tỷ giá hối đoái:
1.1.1. Khái niệm:
Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm thương mại trong nước, khi
ta mua cam Sài Gòn hay bưởi Vĩnh Long, tất nhiên chúng ta sẽ trả bằng tiền đồng
của Việt Nam và tất cả những người bán cũng muốn chúng ta trả cho họ bằng đồng
tiền như vậy. Điều đó cho thấy các giao dịch kinh tế trong phạm vi một nước rất
đơn giản. Song nếu chúng ta muốn mua cam California (Mỹ) thì mọi việc sẽ hoàn
toàn khác. Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ muốn chúng ta trả cho họ đô la Mỹ chứ không
phải tiền đồng Việt Nam, do đó ta sẽ phải mua đô la Mỹ, từ đó dùng lượng đô la
này để trả cho họ. Một câu hỏi đặt ra liệu chúng ta sẽ cần bao nhiêu đô la Mỹ ? Khi
ấy, chúng ta sẽ phải quan tâm đến một khái niệm mới đó là: tỷ giá hối đoái.
1
Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối


đoái. Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế
lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất,cường độ tác
động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể
trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Đây là một khái niệm khá phức tạp mang nặng
tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế song cũng đã thể hiện được phần nào tính lịch
sử cũng như sự vận động của tỷ giá. Sau Mark, tỷ giá hối đoái đã được hiểu đơn
giản hơn và cho đến nay khái niệm thường được sử dụng nhất là: Tỷ giá hối đoái là
giá cả của đồng tiền nước này tính theo đồng tiền nước khác
(2)
. Điều đó có nghĩa tỷ
giá hối đoái cũng là giá cả song giá cả của một loại hàng hóa đặc biệt: tiền tệ.
Mỗi quốc gia hiện nay thường tạo dựng cho mình một đồng tiền riêng, đồng
tiền nước này là ngoại tệ của nước khác, việc thanh toán giữa các quốc gia đòi hỏi
phải sử dụng đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó lại xuất hiện hai khái niệm
cụ thể hơn về tỷ giá hối đoái xét trên phạm vi một quốc gia:
*Tỷ giá là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ. Khái niệm này biểu
trưng cho cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/nội tệ). Ví dụ tỷ giá EUR/VND (EUR:
euro, đồng tiền chung Châu Âu) trên thị trường Việt Nam ngày 5/11/2003 là
18.142VND và ở đây giá 1EUR đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND.
*Tỷ giá là giá cả của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ. Đây là khái niệm chỉ
cách yết giá gián tiếp (nội tệ/ngoại tệ), ví dụ như tỷ giá CNY/VND (CNY: Nhân
dân tệ) tại Bắc Kinh là 1.842, giá VND chưa biểu hiện ra bên ngoài, do vậy để biết
được giá VND, phải tiến hành chuyển đổi như sau: 1VND = 1/1.842CNY.
Điều 4 mục 3.5 nghị định của Chính phủ về quản lý ngoại hối ban hành 17/8/1998
quy định: Tỷ giá hối đoái là giá một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền
tệ Việt Nam.
Để tiện nghiên cứu, trong toàn bộ đề tài này nếu không có ghi chú gì đặc biệt
thì tỷ giá tăng sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ tăng tức đồng nội tệ tăng giá, còn tỷ giá
giảm sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ giảm, đồng nội tệ giảm giá. Điều này cũng có
nghĩa phá giá làm tỷ giá hối đoái giảm còn nâng giá làm tỷ giá hối đoái tăng.

2
Trong cách viết EUR/VND, EUR đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị
tiền tệ; VND đứng sau là tiền định giá, là một số đơn vị tiền tệ thay đổi phụ thuộc
vào thời giá của tiền yết giá
(35)
.
1.1.2.Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái có một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều chế độ khác
nhau, các chế độ tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển
của thương mại thế giới. Từ chế độ bản vị vàng (1875-1914) đến chế độ bản vị hối
đoái vàng (1944-1972) rồi chế độ tỷ giá thả nổi, thả nổi có quản lý (1975 - nay), tỷ
giá đều được hình thành trên tương quan so sánh giá trị đồng tiền quốc gia này với
quốc gia khác bất kể đó là vàng hay là tiền tệ của một quốc gia đơn lẻ nào đó. Có
thể nói trong lịch sử phát triển của mình, tỷ giá được hình thành trên hai ngang giá
chính đó là ngang giá vàng và ngang giá sức mua.
1.1.2.1.Ngang giá vàng:
Trước năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệ
song bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính được lưu hành trong thanh toán
thương mại giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái do đó được hình thành trên cơ sở so
sánh hàm lượng vàng và bạc. Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ và
Úc, lượng vàng khai thác được đổ dồn về các quốc gia Châu Âu. Nếu trước đó chỉ
có Anh tiến hành vàng hóa thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều đổi được ra
vàng) thì năm 1851, Pháp và một số quốc gia khác cũng đi theo bước chân của Anh.
Đồng bạc bị loại khỏi thanh toán và chế độ bản vị vàng bắt đầu.
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kì thời kỳ bản vị vàng
được quyết định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau. Giả
sử hàm lượng vàng của đồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce = 6 GBP trong khi hàm
lượng vàng của franc Pháp (FRF) là 1 ounce = 12 FRF thì suy ra:
6GBP = 12FRF 1GBP = 2FRF
Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau:

3
Tỷ giá hối đoái (đồng A/ đồng B)=
BtiênviđontrongvàngluongHàm
AtiênviđontrongvàngluongHàm
1
1
Dưới chế độ bản vị vàng, khi tiền giấy tự do đổi ra vàng và ngược lại, thì mọi
biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tự động được điều chỉnh về mức cân bằng. Hãy lấy
ví dụ trên làm minh chứng. Với hàm lượng vàng như trên giữa các đồng tiền GBP
và FRF, giả sử GBP bị sụt giá trên thị trường ngoại hối tức 1GBP= 1,8FRF; một
nhà nhập khẩu Anh cần 1000FRF để mua hàng hóa từ Pháp; nếu nhà nhập khẩu
mua trực tiếp FRF bằng GBP, nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ ra 555,56 GBP để có
1000FRF. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu này đã dùng 1000FRF để mua vàng tại Anh
sau đó đổi từ vàng sang GBP. Qui trình 1 khiến nhà nhập khẩu phải mua vàng để có
1000FRF với giá (1000/12)*6 = 500GBP; như vậy nhà nhập khẩu này đã lãi 55,56
GBP. Các nhà nhập khẩu khác cũng sẽ làm tương tự như vậy dẫn đến cầu đồng
bảng tăng cho đến khi tỷ giá quay trở lại vị trí cân bằng ban đầu 1GBP = 2FRF.
Chế độ bản vị vàng với cơ chế ngang giá vàng đã đem lại nguồn lợi cho rất
nhiều quốc gia đặc biệt là Anh. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, các mỏ vàng đứng
trước nguy cơ bị khai thác hết, lượng cung vàng khan hiếm dần, tình trạng giảm
phát liên tiếp xảy ra, một cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái mới xuất hiện: Cơ chế
ngang giá sức mua.
1.1.2.2. Ngang giá sức mua:
Thời kì bản vị vàng qua đi, tiền giấy đảm nhận toàn bộ chức năng thanh toán,
cùng với việc giấy bạc không được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng ấn định,
ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái; thay vào đó, việc so
sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai loại tiền
tệ. Tỷ giá hối đoái hình thành trên cơ chế ngang giá sức mua ra đời. Và để nghiên
cứu cơ chế này, chúng ta hay cùng nhau tìm hiểu thuyết ngang giá sức mua.
Ý tưởng ngang giá sức mua xuất phát từ thế kỉ thứ 19 với sự góp mặt của nhà

kinh tế học trường phái cổ điển David Ricardo, sau đó được mở rộng và hệ thống
hóa bởi nhà kinh tế học Thụy Điển Gustav Cassel những năm 1920. Ngang giá sức
mua nhanh chóng được đón nhận trong bối cảnh siêu lạm phát diễn ra ở Đức,
Hungari và Liên bang Xô Viết khi sức mua tiền tệ các quốc gia này đột nhiên sụt
4
giảm bất ngờ. Thuyết ngang giá sức mua được xây dựng trên sự phát triển qui luật
một giá cho rằng: Tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ giữa mức
giá của hai quốc gia đó. Từ đây, tỷ giá hối đoái được hình thành như sau: nếu xem
P
D
là mức giá của giỏ hàng hóa trong nước (tính bằng nội tệ), P
F
là mức giá của giỏ
hàng hóa (tính bằng ngoại tệ) thì :
Tỷ giá hối đoái (số đơn vị nội tệ /1 đơn vị ngoại tệ) = P
D
/ P
F
Ví dụ tại Mỹ, một áo sơ mi bán với giá 4 USD trong khi tại Anh, cũng áo đó
nhưng giá bán là 3 GBP thì trên thị trường Mỹ, tỷ giá sẽ là 1GBP = 4/3 = 1,3 USD.
Cách áp dụng tính tỷ giá như trên gọi là PPP tuyệt đối, chỉ đúng trong trường
hợp chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản nào giữa hoạt động thương mại hai
nước còn khi chi phí vận chuyển cao đi cùng với cạnh tranh không hoàn hảo, có sự
can thiệp của nhà nước bằng các hàng rào thuế và phi thuế thì tỷ giá hối đoái chắc
chắn sẽ không hoàn toàn được xác định như trên. PPP tương đối được đưa ra để
khắc phục nhược điểm này. Đối với PPP tương đối thì tỷ giá được hình thành trên
cơ sở xem xét chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
%∆S = %∆ P
D
- %∆P

F
Trong đó: %∆S: Tốc độ thay đổi của tỷ giá
%∆P
D
: Tỷ lệ lạm phát trong nước
%∆P
F
: Tỷ lệ lạm phát nước ngoài
Điều này có thể hiểu là nếu tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam là 10%, ở Mỹ là 5% thì
giá đồng đô la sẽ được nâng lên 5% so với đồng Việt Nam. Tuy nhiên, PPP tương
đối lại chỉ xem xét hàng hóa mậu dịch; đối với hàng hóa phi mậu dịch như dịch vụ
cắt tóc thì PPP tương đối chưa giải thích được cơ chế hình thành tỷ giá, PPP tương
đối không giải thích được tại sao cắt một kiểu đầu mới giá ở Mỹ là 20 USD trong
khi ở Mêhicô chỉ có 7 USD. Song dù thế nào đi nữa thì PPP cũng đã đưa ra được
một cơ chế hình thành tỷ giá mới dựa trên cơ sở ngang giá sức mua, mặc dù tỷ giá
được xem là chịu tác động của nhiểu yếu tố như lạm phát, lãi suất…song cái cốt lõi
của việc hình thành tỷ giá trong chế độ tiền giấy ngày nay vẫn chính là ngang giá
sức mua.
1.1.3. Phân loại:
5
Tỷ giá hối đoái trên cơ sở thực tiễn đã được phân làm nhiều loại, dựa trên
những căn cứ khác nhau mà người ta phân loại ra những cặp tỷ giá khác nhau.
Trong khuôn khổ của đề tài, người viết xin đưa ra những tỷ giá tiêu biểu nhất được
xem là khuôn mẫu cho quá trình vận động của tỷ giá.
*Căn cứ vào thời điểm thanh toán:
_Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá dùng cho các mua bán ngoại hối thanh toán ngay
vào ngày hôm đó hoặc sau đó 2 ngày.
_ Tỷ giá kỳ hạn : là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa
ngày kí hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9
tháng hay 1 năm.

*Căn cứ vào tính chất của tỷ giá:
_Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa được hiểu là tỷ giá đo lường giá trị
danh nghĩa của đồng tiền mà không phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong
nước trong trao đổi thương mại quốc tế. Sự phá giá tỷ giá danh nghĩa vì vậy cũng
không phản ánh được sự thay đổi trong tính cạnh tranh quốc tế hàng hóa một nước
như tỷ giá thực tế trình bày dưới đây.
_Tỷ giá thực tế
(i)
: là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức giá tương
đối giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế và quyết định tính cạnh tranh của
hàng hóa quốc gia.
*Căn cứ vào phương tiện thanh toán:
_Tỷ giá điện hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là cơ sở xác định các loại
tỷ giá khác
_ Tỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
(i)Tỷ giá danh nghĩa được công bố hàng ngày trên thông tin đại chúng trong khi tỷ
giá thực tế phải được tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa như sau:
Tỷ giá thực tế = (Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài)/ Mức giá trong nước
*Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối, ở những nước kém phát triển, ngoài
thị trường ngoại hối chính thức còn xuất hiện thị trường chợ đen, tỷ giá được chia
6
thành tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương quy định và tỷ giá chợ đen do
quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định
(35)
.
*Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương:
_Tỷ giá xuất khẩu: tỷ giá xuất khẩu được tính bằng tỷ số của giá bán hàng
xuất khẩu theo điều kiện F.O.B bằng ngoại tệ với giá bán buôn xí nghiệp cộng thuế
xuất khẩu bằng nội tệ.
_Tỷ giá nhập khẩu: tỷ giá nhập khẩu được tính bằng tỷ số giữa giá bán buôn

hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ với với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ.
Khái niệm tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu chính xác hơn chính là tỷ suất
phí của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lãi
thì bất đẳng thức sau phải được thỏa mãn: tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá chính thức < tỷ
giá nhập khẩu (xem (5),(35)).
*Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái: có 3 loại tỷ giá chính.
_Tỷ giá hối đoái cố định: là tỷ giá được nhà nước ấn định cố định trong
tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá cố định được áp đặt một cách cứng
nhắc, mọi biến động của tỷ giá cố định sẽ phải xoay quanh mức tỷ giá với biên độ
rất nhỏ do nhà nước cho phép. Nhà nước sẽ là tổ chức duy nhất được quyền quyết
định thay đổi lại tỷ giá nếu có biến động quá lớn giữa ngang giá sức mua các đồng
tiền. Mặc dù tỷ giá cố định có ưu điểm là tạo niềm tin về đồng tiền ổn định cho các
nhà đầu tư, giúp các nhà xuất, nhập khẩu tránh được rủi ro hối đoái…song tỷ giá cố
định thường là căn nguyên của các cuộc khủng hoảng kinh tế do chính sách tiền tệ
thường xuyên bị phụ thuộc vào quốc gia có đồng tiền được neo tỷ giá, đi kèm với
việc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối
giữ tỷ giá ổn định, dẫn đến cạn kiệt lượng ngoại hối dự trữ…
_Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷ giá thả nổi được ưa chuộng sau khi hệ thống
Bretton Wood sụp đổ, tỷ giá thả nổi hoàn toàn được xác lập hoàn toàn dựa trên cung
cầu ngoại hối, sự vận động hàng ngày của tỷ giá thả nổi đều phản ánh chính xác sự
luân chuyển các luồng tiền tệ giữa các quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ không còn
gặp nguy cơ cạn kiệt dự trữ ngoại hối như trong trường hợp tỷ giá cố định nữa,
chính sách tiền tệ trở nên độc lập hơn Tuy vậy, trong sự vận động không hoàn hảo
7
của thị trường, tỷ giá hoàn toàn thả nổi cũng ẩn chứa nhiều rủi ro; đó là hễ tỷ giá hối
đoái thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong cán cân thanh toán, cụ thể hơn là cán cân
thương mại để phù hợp với mức tỷ giá mới. Tỷ giá thả nổi sẽ luôn gây ra sự sụt giá
trên thị trường nội địa do những thay đổi về lợi nhuận của các nhà đầu tư, các nhà
xuất- nhập khẩu. Chưa hết, tỷ giá thả nổi còn là miếng mồi béo bở cho những kẻ
đầu cơ tiền tệ, việc đầu cơ theo trào lưu rất dễ gây tổn thương khu vực tài chính,

tiền tệ của nền kinh tế.
_Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất, đứa con
ruột của cuộc hôn phối giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi, nó khắc phục được các
nhược điểm của cả hai loại tỷ giá trên. Trong tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá vận
hành theo sự biến động cung cầu thị trường, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường
ngoại hối khi cần thiết, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ dựa trên điều chỉnh tỷ giá chính
thức. Tỷ giá thả nổi có quản lý một mặt phản ánh cung cầu ngoại hối, mặt khác đáp
ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thông qua việc điều chỉnh tỷ giá của
nhà nước nên được các quốc gia rất ưa chuộng. Tính từ đầu năm 1970 đến nay, số
quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý đã tăng từ 23% (trong tổng số các
quốc gia) lên tới 84% năm 2002 và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong số các quốc
gia này
(47)
.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở:
Dưới con mắt các nhà kinh tế học, tỷ giá hối đoái luôn vận động theo những
biến động vĩ mô của nền kinh tế. Mặc dù khoác cho mình tấm áo tỷ giá danh nghĩa
có lúc được xem là ổn định song tỷ giá danh nghĩa đối với các nước áp dụng chế độ
thả nổi tỷ giá hoặc thậm chí cố định cũng thường xuyên thay đổi. Tỷ giá giữa đô la
Mỹ và đồng Yên Nhật ngày 31/9 năm 2003 đang dừng ở mức 118 JPY ăn 1 USD
thì chỉ tám ngày sau đó đã lên đến 109 JPY một USD, một mức biến động khá lớn,
ấy là chưa kể trong khoảng thời gian chưa đầy một tuần từ 3/9 đến 8/9 năm 2003 tỷ
giá giữa đồng Baht (Thái Lan) đã tăng giá 2% so với USD
(39)
. Thế giới ngày nay
thực sự đã đổi khác, các hoạt động thương mại, đầu tư trở nên gấp gáp hơn, những
bữa ăn trưa của các doanh nhân cũng vội vàng hơn, thời gian dường như bị thu hẹp
lại, tất cả bị cuốn đi trong vòng xoáy toàn cầu hóa, tự do hóa. Và tỷ giá hối đoái,
8
người bạn đồng hành của lưu thông hàng hóa tiền tệ cũng không tránh khỏi nhịp

sống đó. Hãy nhìn lại trước kia khi đa số các quốc gia theo đường lối Xã Hội Chủ
Nghĩa phủ nhận vai trò tỷ giá thì tỷ giá dường như chỉ là cái bóng mờ nhạt bên cạnh
những người bạn đồng hành của nó ví như lạm phát, lãi suất…Cụ thể hơn, đối với
một nền kinh tế đóng mà hiện nay Bắc Triều Tiên là một quốc gia điển hình thì sự
tồn tại của tỷ giá hối đoái chỉ đồng nghĩa với việc trao đổi thuần túy hàng hóa giữa
các quốc gia, chức năng của nó chẳng qua là chỉ để thay thế cho phương trình trao
đổi 1chiếc rìu bằng 3 quả tạ mà thôi. Nhà nước hoàn toàn ấn định tỷ giá theo sự cảm
nhận chủ quan của mình, cũng có tính đến những nhân tố tác động đến tỷ giá hối
đoái song những tính toán đó có thể coi là không chính xác, không theo kịp mọi
bước đi gấp gáp của vũ điệu thương mại thế giới. Nói một cách khác, trong nền kinh
tế đóng, sự vận động của tỷ giá hối đoái không phản ánh đúng tác động gây ra bởi
các nhân tố như cán cân thanh toán, đầu cơ, lạm phát, lãi suất, buôn lậu…Trái lại,
trong một nền kinh tế mở cửa, dù là mở cửa ở mức độ nào thì tỷ giá hối đoái cũng
được xem là vô cùng nhạy cảm, hấp thu mọi tác động từ các biến số kinh tế vĩ mô
khác, các nhà hoạch định do đó cần phải rất thận trọng khi điều chỉnh tỷ giá hối
đoái, phải cân nhắc tới mọi động thái, mọi nhân tố tác động để có thể đạt được mục
tiêu hiệu quả trên tổng thể trên toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn hơn 80%
tổng số quốc gia trong đó có Việt Nam theo đuổi chiến lược mở cửa nền kinh tế,
phần này sẽ chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong
nền kinh tế mở và hãy bắt đầu bằng một nhân tố quen thuộc: Độ mở nền kinh tế.
1.2.1. Độ mở nền kinh tế:
Theo Tiến sĩ kinh tế học Johnathan Heward hiện đang là giảng viên trường
Đại học Arizona (Mỹ) thì độ mở nền kinh tế chính là mức độ mà một quốc gia tham
gia thương mại quốc tế, quan hệ quốc tế, tiến hành việc giao lưu hàng hóa, tiền tệ,
lao động, bí quyết công nghệ và vốn với phần còn lại của thế giới. Ông cũng đã tiến
hành nghiên cứu và đặt trọng số về độ mở nền kinh tế, vấn đề này có thế được khái
quát giản đơn bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa
Mức độ mở cửa (%)
9

0 50 +100
(Đóng cửa) (Độ mở trung bình) (Hoàn toàn mở cửa)
Nguồn: Báo cáo chiến lược kinh tế bang Arizona (Mỹ), 11/2001.
Ở mức 0%, nền kinh tế trong trạng thái “ngủ”, nhân tố mở không còn, khái
niệm độ mở không tồn tại và do đó cũng sẽ không có tác động của độ mở nền kinh
tế lên tỷ giá hối đoái. Mức 0% đến 50% là các quốc gia có độ mở vừa phải, đa số là
các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế nhỏ mở cửa, thu nhập bình quân đầu
người ở mức thấp đến trung bình (dưới 1000 USD) trong đó có thể kể đến Lào,
Việt Nam, Tuynidi, Nevanda… Việc mở cửa nền kinh tế các quốc gia này được tiến
hành một cách từ từ, có tính chất thăm dò và chủ yếu dựa trên các hiệp định thương
mại song phương, mục đích kinh tế vẫn còn bị chính trị chi phối, mọi khía cạnh tự
do hóa thị trường tài chính, tự do hóa đầu tư, lãi suất…vẫn còn nằm trong ý chí chủ
quan của nhà nước. Mức trung bình đến 90% là mức độ mở cửa của các quốc gia
như Mỹ, Nhật, EU, Canada… các quốc gia này tìm kiếm tự do hóa thương mại dựa
trên hiệp định cả song phương lẫn đa phương, việc mở cửa kinh tế không đơn thuần
chỉ dựa vào các hoạt động thương mại mà còn liên kết với nhau trên các lĩnh vực
như quân sự, hàng không, thám hiểm vũ trụ, đại dương. Tuy nhiên, cho dù mở cửa
ở mức độ nào thì độ mở ấy cũng sẽ gây ra những tác động nhất định lên tỷ giá hối
đoái.
Trước tiên có thể kể đến việc mở cửa đối với các hoạt động thương mại, một
khi thương mại được tiến hành tự do giữa các quốc gia thì khối lượng hàng hóa, kéo
theo khối lượng tiền tệ luân chuyển là khá lớn. Nếu độ mở nền kinh tế càng lớn thì
tác động lên tỷ giá hối đoái càng diễn ra thường xuyên, việc kinh doanh, mua bán
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ tác động
trực tiếp, liên tục đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ giả sử tỷ giá hối đoái trên thị trường
ngoại hối London ở mức cân bằng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã khiến nhà
nhập khẩu Anh phải bán đồng bảng Anh để mua đô la Mỹ, trên thị trường ngoại hối,
cung bảng Anh tăng lên dẫn đến đồng bảng bị giảm giá, còn đồng đô la Mỹ lại tăng
giá, tại Anh tỷ giá USD/GBP giảm (theo phương pháp yết giá trực tiếp). Do nhu cầu
10

thương mại giữa Anh và Mỹ không chỉ dừng lại ở việc Anh nhập khẩu hàng hóa từ
Mỹ mà những nhà ngoại thương Mỹ cũng muốn nhập khẩu hàng hóa từ Anh cộng
với việc giao dịch tiền tệ giữa hai quốc gia là hoàn toàn tự do nên tỷ giá sẽ liên tục
biến động tăng giảm.
Bên cạnh tự do hóa thương mại, mở cửa đối với lĩnh vực ngân hàng, đối với
các hoạt động vốn trên thị trường tài chính, tiền tệ cũng tác động mạnh lên tỷ giá
hối đoái. Chi phí giao dịch ngoại hối giảm do việc áp dụng hàng loạt các biện pháp
mới khi mở cửa như thanh toán điện tử… cộng với chính sách cho phép người
ngoại quốc được mua trái phiếu, cổ phiếu, dòng vốn luân chuyển trên thị trường
vốn, thị trường tiền tệ cũng như giữa hai thị trường này trở nên dễ dàng hơn,
thường xuyên hơn, gây tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại hối, cung cầu ngoại
hối đến lượt nó lại quyết định mức độ của tỷ giá, vấn đề này sẽ được bàn kĩ trong
phần 1.2.5
Mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa tìm kiếm những cơ hội đầu tư từ các đối
tác nước ngoài. Những mức độ mở cửa khác nhau hay nói đúng hơn là mức độ cho
phép các nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực nào cũng sẽ dẫn đến các tác động
khác nhau lên tỷ giá hối đoái. Đối với những nước bắt đầu mở cửa, danh mục
khuyến khích đầu tư thường hạn chế, đầu tư nước ngoài không phản ánh đúng vai
trò của nó, không kích thích sản xuất, tiêu dùng, sản phẩm trong nước chất lượng
yếu kém song dân chúng vẫn bắt buộc phải mua do cung có giới hạn dẫn đến vấn đề
giảm giá đồng nội tệ do sức mua đồng nội tệ giảm. Hiệu ứng trên có thể xem là
ngược lại đối với các quốc gia có độ mở cửa lớn.
Tuy nhiên, có thể thấy độ mở cửa càng cao thì rủi ro tài chính tiền tệ càng
lớn, quốc gia tiến hành mở cửa sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào các tác động bên
ngoài, tỷ giá hối đoái do đó rất dễ bị tổn thương. Mức độ giao lưu vốn, liên kết trực
tiếp lãi suất nội địa và lãi suất quốc tế sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu
lực của tỷ giá. Trong trường hợp quốc gia cố định tỷ giá kèm theo tự do giao lưu
vốn thì một sự giảm trong lãi suất quốc tế cũng sẽ dẫn đến lãi suất nội địa giảm, làm
tăng sức ép đối với tỷ giá thông qua cán cân vãng lai.
11

Việc mở cửa, mức độ hội nhập bản thân nó đã thôi thúc các quốc gia đến
các quyết định ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương về tỷ
giá hối đoái. Đó là trường hợp các thành viên của Cộng đồng kinh tế Châu Âu (sau
là Liên minh Châu Âu: EU) đã cùng nhau kí kết Hiệp định Roma năm 1957, ấn định
tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên và từ đó đến nay, mặc dù có được điều
chỉnh một vài lần song tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia thành viên Liên minh kinh
tế Châu Âu này luôn được giữ ổn định, dao động trong biên độ thấp nhằm tránh các
cú sốc kinh tế bên ngoài gây bất ổn cho tỷ giá và nền kinh tế các quốc gia này
(46)
.
Năm 2003, các nước thành viên EU mặc dù đã quen với việc sử dụng đồng tiền
chung, song việc cố định tỷ giá cộng với trình độ phát triển không đồng đều giữa
các nước thành viên đã khiến mức giá tại một số quốc gia như Bỉ liên tục tăng, gây
căng thẳng cho NHTW Châu Âu trong việc ghìm giữ mức tỷ giá theo luật định.
Cuối cùng, có thể nói lý thuyết cũng như thực tế đã chỉ ra rằng thước đo độ
mở cửa không phải yếu tố nào khác mà chính là mức độ bảo hộ nền kinh tế, nếu các
biện pháp bảo hộ càng cao thì cũng đồng nghĩa với độ mở cửa nền kinh tế càng hẹp.
Bằng các chính sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, hàng rào bảo hộ được dựng
lên ngăn cản tự do hóa thương mại, thu hẹp độ mở nền kinh tế. Các mức thuế quan
cũng như các biện pháp phi thuế khác: hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật… được áp đặt
đối với sản phẩm nhập khẩu vô hình chung làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu trên
thị trường nội địa, giảm lợi ích người tiêu dùng, hạn chế khối lượng hàng hóa –
dịch vụ nhập khẩu, dẫn đến giảm cầu ngoại tệ khiến đường cầu ngoại tệ dịch
chuyển xuống phía dưới, cân bằng tỷ giá bị phá vỡ, giá ngoại tệ giảm đẩy giá trị
đồng nội tệ tăng lên trong dài hạn. Ví dụ Việt Nam áp dụng chế độ bảo hộ lên sản
phẩm xe hơi bằng cách đánh thuế 300% xe nhập khẩu từ Nhật, khi đó giá xe ô tô
của Nhật sẽ tăng lên , nhu cầu nhập xe ôtô từ Nhật giảm, cầu về Yên nhật giảm (từ
D xuống D’: Hình 1), đồng Việt Nam tăng giá (tỷ giá chuyển từ vị trí 1 xuống vị trí
2), tỷ giá hối đoái giảm (theo phương pháp yết giá gián tiếp nội tệ/ngoại tệ)
Hình 1: Tác động của hàng rào bảo hộ lên tỷ giá hối đoái cân bằng

12

Nói tóm lại, mức độ mở cửa luôn được xem là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mở cửa tác động trực tiếp đến các nhân tố mũi nhọn như
thương mại, đầu tư, du lịch, ngân hàng, tài chính…sự tăng giảm các yếu tố này
cũng sẽ gây ra những biến động cho tỷ giá hối đoái, song việc mở cửa đến mức độ
nào nhằm đảm bảo tận dụng triệt để được hiệu quả của tỷ giá thì vẫn là một bài
toán khó cần phải giải đáp.
1.2.2. Lãi suất:
Lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ, lãi suất
đóng một vai trò quan trọng trong việc ấn định mức tỷ giá hối đoái một cách hợp lý.
Xét về định nghĩa, lãi suất được xem là “mối tương quan giữa khoản tiền lãi mà một
người cho vay nhận được với khoản tiền vốn mà người đó cho vay, được biểu thị
bằng một số phần trăm trong một thời gian nào đó”
(5)
hay nói một cách đơn giản,
lãi suất chính là giá cả của đồng tiền. Lãi suất được xem là công cụ của NHTW
trong việc điều chỉnh tỷ giá, một sự gia tăng lãi suất nội tệ thường được sử dụng
như một bảo bối kinh điển để bảo vệ tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Năm 1989,
Chính phủ Việt Nam đã có những nhận thức cơ bản trong chính sách lãi suất, lần
đầu tiên đã phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa (lãi suất thực tế
= lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát; nếu lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát thì lãi
suất thực tế = 0, điều này đồng nghĩa với việc gửi tiền không được lãi ), lãi suất tiền
gửi nội tệ đã được nâng rất cao vào tháng 3 năm 1989 (12%/tháng) và đã thu hút
13
Q (JPY)
D’
22
D
S


1





2
E(VND/JPY)
Q
2
Q
1

Trong đó: Q (JPY) là lượng ngoại tệ
E (VND/JPY) tỷ giá giữa
nội tệ và ngoại tệ
D, D’ : Cầu ngoại tệ
1 : Điểm cân bằng gốc
2 : Điểm cân bằng sau
khi cầu ngoại tệ giảm
S : Cung ngoại tệ
được một lượng tiền mặt lớn vào ngân hàng, sự sụt giá tiền đồng Việt Nam được
chặn đứng cho đến tận đầu năm 1990
(27)
.

Còn đối với lãi suất ngoại tệ, một khi lãi
suất ngắn hạn ở một nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, vốn ngắn hạn sẽ chảy vào
với mục đích thu lãi dựa trên những khoản chênh lệch đó và kết quả là cung ngoại

hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm xuống kéo theo tỷ giá giảm.
(35)
Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất cũng đã được nhiều nhà kinh tế học quan
tâm. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào có lãi suất
thấp hơn thì nhất định sẽ bù kì hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một
quốc gia nọ có lãi suất cao hơn hay nói đơn giản hơn là sự cân bằng thị trường hối
đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, lợi tức của hai loại tiền gửi bất kỳ là tương
đương nhau khi cùng quy về một đồng tiền. Và khi tất cả các lãi suất dự kiến bằng
nhau tức có sự xuất hiện ngang giá lãi suất thì thị trường hối đoái sẽ cân bằng do
không thể có dư cung hoặc dư cầu. Tuy nhiên lý thuyết ngang giá lãi suất này lại
được xây dựng dựa trên nguyên tắc cố định các nhân tố khác (cetacis paribas) nên
độ chính xác chỉ có tính tương đối, tỷ giá hối đoái tương lai phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố chứ không chỉ có riêng lãi suất, song xét cho cùng đây cũng là lý thuyết đầu
tiên mô phỏng khái quát ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá và cũng đã gặt hái được
nhiều thành công nhất định
(34)
.
Bên cạnh lý thuyết cân bằng lãi suất, thực tế đã chứng minh sự chênh lệch lãi
suất là căn nguyên cơ bản dẫn đến những biến động của tỷ giá hối đoái. Lãi suất
cao sẽ hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất nội tệ
cao hơn lãi suất ngoại tệ ở nước ngoài thì dòng vốn ngắn hạn chảy vào chủ yếu làm
chuyển hóa lượng ngoại tệ sang nội tệ để được hưởng lãi cao hơn, điều này dẫn đến
cung ngoại tệ tăng (cầu nội tệ tăng) từ đó đồng ngoại tệ sẽ giảm giá còn nội tệ sẽ
tăng giá. Trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại. Nói một cách tổng quát,
nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài thì sẽ dẫn đến nhập khẩu tiền tệ,
còn lãi suất nước ngoài cao hơn, sẽ xuất hiện xuất khẩu tiền tệ với điều kiện lãi suất
xem xét phải được cân nhắc dựa trên lãi suất thực tế và chỉ có lãi suất thực mới tạo
nên sự nhập hoặc xuất khẩu vốn, từ đó mới gây tác động thực đến tỷ giá hối đoái.
Năm 2003, USD mất giá nghiêm trọng, bên cạnh các nguyên nhân mất lòng tin từ
14

phía các nhà đầu tư Mỹ, cuộc chiến tại Irắc khiến chính quyền Bush tiêu tốn hàng tỷ
đô la thì vấn đề chênh lệch lãi suất cũng được xem là yếu tố khiến đồng đô la mất
giá nghiêm trọng so với Euro. Trước tháng 10 năm 2003, trong khi Mỹ vẫn duy trì
lãi suất cơ bản đối với đồng USD ở mức 1,25% thì ngân hàng trung ương Châu Âu
ECB lại duy trì lãi suất cơ bản đối với đồng Euro ở mức 2,5% (gấp đôi mức lãi suất
của Mỹ), chính khoảng cách chênh lệch này đã khiến các tài sản định giá bằng đồng
EUR trở nên hấp dẫn hơn đồng USD, cầu Euro tăng mạnh, đồng đôla sụt giá
nghiêm trọng, tính đến tháng 11 năm 2003, sau khi cả FED (Cục dự trữ liên bang
Mỹ) và ECB đồng loạt cắt giảm lãi suất xuống mức tương ứng là 1% (mức thấp kỉ
lục trong lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay) và 1,75%, đồng USD đã mất giá gần
30% so với đồng Euro
(24)
.
Mặt khác, bên cạnh việc nâng hoặc giảm lãi suất danh nghĩa, ngân hàng trung
ương còn có thể tác động vào lãi suất chiết khấu, điều chỉnh mức độ tăng giảm cung
tiền, gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cung tiền giảm đồng nghĩa với tỷ giá
hối đoái tăng, cung tiền tăng đi đôi với tỷ giá hối đoái giảm…
Xét riêng thị trường Việt Nam, vấn đề lãi suất nóng lên cũng gây tác động
xấu tới tỷ giá hối đoái. Nếu xu hướng chung năm 2003 trên thế giới là duy trì lãi
suất ở mức thấp thì Việt Nam lại đi theo chiều hướng mức lãi suất cao, tính trung
bình 11 tháng đầu năm 2003, lãi suất VND cao hơn lãi suất USD tới khoảng 6%
điểm
(17)
, việc VND đang bị định giá cao so với giá trị thực là 20% cộng với sự sụt
giảm chỉ số giá tiêu dùng, vô hình chung cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế có xu
hướng tăng, gây tổn hại đến các hoạt động xuất khẩu, du lịch, đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên cũng có trường hợp tác động tăng hoặc giảm của lãi suất không hề
gây ra biến động nào cho tỷ giá hối đoái, đó là trường hợp nền kinh tế đang trong
tình trạng bất ổn có nguy cơ khủng hoảng, khi ấy cho dù lãi suất có tăng đến mấy
cũng không có một nhà đầu tư nào làm cái việc dại dột là chuyển vốn của mình vào

nơi nước sôi lửa bỏng để ăn chênh lệch lãi suất cả. Điển hình là trong khủng hoảng
kinh tế năm 1971-1973 mặc dù lãi suất trên thị trường Newyork cao gấp rưỡi thị
trường London, gấp ba lần thị trường Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn vẫn không
được chuyển vào Mỹ mà lại đưa đến Tây Đức và Nhật Bản
(21)
.
15
Song dù thế nào đi nữa thì trong điều kiện kinh tế bình thường, lãi suất và tỷ
giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc điều hành chính sách lãi suất không
hiệu quả có thể gây ra những bất lợi như nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát
chảy máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ… Mặc dù có thể xem lãi suất luôn như là một
công cụ hữu hiệu để chuyển hướng tỷ giá theo mục tiêu các nhà quản lý song lãi
suất chỉ phát huy hiệu quả của nó trong ngắn hạn. Về lâu dài, giải pháp này có thể
gây ra những tác động tai hại lên toàn bộ nền kinh tế, tăng sức ép lên tỷ giá hối đoái
bởi bản chất của vấn đề chính là sức mua thực sự của đồng tiền chứ không phải một
sự lên giá tạm thời.
1.2.3. Lạm phát:
Lạm phát được xem là sự biểu thị của mức tăng giá chung, lịch sử ra đời lạm
phát gắn liền với sự xuất hiện của kinh tế thị trường. Lạm phát thường bị coi là căn
bệnh kinh niên của nền kinh tế, nếu lạm phát ở mức vừa phải tức chỉ số giá tiêu
dùng CPI
(ii)
nằm trong khoảng 1,01-1,06 (lạm phát khoảng từ 1% đến 6%) thì nền
kinh tế được xem là vận động có hiệu quả. Lạm phát vừa phải và ổn định sẽ kích
thích cầu đầu tư, tiêu dùng, nhờ đó thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế,
thúc đẩy xuất khẩu, tỷ giá có xu hướng giảm giá nhẹ. Trong trường hợp lạm phát
cao hoặc siêu lạm phát, đồng tiền sẽ mất giá mạnh, một sự gia tăng lạm phát lớn
hơn mức tăng tỷ giá có thể sẽ dẫn đến một sự “phá giá”, bóp méo cơ chế truyền dẫn
vốn có giữa lạm phát và tỷ giá, sự vận động của lạm phát sẽ trở nên độc lập với tỷ
giá hối đoái và rất khó kiểm soát.

(ii) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index) là thước đo lạm phát được sử
dụng rộng rãi nhất. CPI đo lường chi phí mua một lô hàng chuẩn tại những thời
điểm khác nhau và được xây dựng dựa trên việc gắn quyền số cho những lô hàng
khác nhau của một giỏ hàng hóa kiểu mẫu.
(23)
Trong trường hợp lạm phát chỉ xảy ra ở một nước, mức giảm tỷ giá đối với
tiền tệ các nước bất kỳ sẽ được xem bằng với mức lạm phát ở quốc gia đó. Cụ thể
hơn, nếu mức lạm phát tại nước A là 6%/năm thì đồng tiền nước A sẽ bị giảm giá
16
6% tương ứng so với đồng tiền nước B trong trường hợp nước B không có lạm phát.
Nếu lạm phát xảy ra đồng thời ở cả hai quốc gia A và B với mức lạm phát lần lượt
là 3% và 4% thì đồng tiền nước A được xem là tăng giá 1% so với đồng tiền nước
B. Tức nước nào có mức độ lạm phát cao hơn, sức mua đồng tiền nước đó sẽ thấp
hơn và đồng tiền nước đó sẽ giảm giá tương ứng đúng bằng mức chênh lệch lạm
phát giữa hai nước.
Lạm phát càng tăng, sức mua thực tế đồng nội tệ càng giảm, dân chúng sẽ tìm
mọi cách “vứt” đồng tiền của mình đi càng nhanh càng tốt, họ tích trữ vàng, động
sản thay vì cầm trong tay một đống giấy lộn và thế là đồng nội tệ bị cuốn trong
vòng xoáy giảm giá. Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng lạm phát càng cao thì tốc
độ mất giá đồng tiền càng nhanh. Năm 1920, nước Cộng hòa Weimar (hiện nay
thuộc Đức) đã in tiền với mục đích trang trải cho các chi tiêu chính phủ, kết quả là
giá cả tăng vọt, nếu tỷ số lạm phát năm 1923 so với 1922 mới ở mức 140% thì tỷ số
năm 1924 so với 1923 đã lên đến 6666666,7%, đồng Mác Đức bị sụt giá thấp chưa
từng có trong lịch sử
(49)
.
Tuy nhiên một mức lạm phát liên tục giảm sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng,
nếu giảm xuống mức thấp hơn 1% thì cũng có nghĩa là nền kinh tế đã rơi vào tình
trạng giảm phát, một căn bệnh nguy hiểm không kém gì lạm phát phi mã. Những
yếu tố thiểu phát sẽ tác động mạnh hơn những yếu tố làm lạm phát, thiểu phát sẽ

làm cho các nhà sản xuất phải bán hàng với giá hạ đi trong khi chi phí đầu vào
không giảm tương ứng, dẫn đến thu hẹp đầu tư, giảm thu nhập, giảm cầu nền kinh
tế. Với tâm lý giá hàng hóa sẽ còn giảm trong tương lai, người tiêu dùng sẽ hạn chế
chi tiêu kích thích tỷ giá tăng mạnh hơn nữa. Việt Nam hiện nay cũng đang có nguy
cơ phải trải qua tình trạng giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm, tính đến tháng 9
năm 2003, trung bình lạm phát mới chỉ ở mức 1,5% cùng với việc đồng Việt Nam
bị định giá cao hơn giá trị thực thì nguy cơ tăng tỷ giá có thể xem là rất gần.
Lạm phát rõ ràng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, đặc
biệt là tỷ giá hối đoái thực tế do tỷ giá này được xây dựng trên cơ sở tính toán lạm
phát (công thức phần 1.1.3). Chính vì vậy, khi điều hành công cụ tỷ giá, cần phân
17
tích kĩ động thái lạm phát nhằm tránh những tình huống xấu có thể xảy ra gây tổn
hại nền kinh tế quốc gia.
1.2.4.Cán cân thanh toán:
Ngày nay trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường
nghe đến thuật ngữ cán cân thanh toán, với định nghĩa “là sự ghi chép các luồng
giao dịch của một nước với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm)
(40)
, thuật ngữ này luôn được xem là trọng tâm chú ý
của các nhà kinh tế cũng như chính trị học trên toàn thế giới. Những gì xảy ra đối
với cán cân thanh toán quốc gia hay đúng hơn là trạng thái cán cân thanh toán luôn
được chính phủ để mắt bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái và tình
hình kinh tế trong nước. Cán cân thanh toán ghi chép mọi khoản thu ngoại tệ (+) và
chi ngoại tệ (-) của một nước đối với nước ngoài. Thặng dư cán cân thanh toán có
nghĩa là các khoản thu ngoại tệ lớn hơn các khoản chi ngoại tệ và thâm hụt đồng
nghĩa với chi ngoại tệ lớn hơn thu ngoại tệ. Với tình trạng thâm hụt cán cân thanh
toán, chính phủ có thể tăng lãi suất, giảm nhu cầu nhập khẩu, tiến hành kiểm soát
xuất nhập khẩu, ngoại hối cũng như sự chu chuyển các luồng vốn nhằm mục đích
ổn định tỷ giá.

Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục chủ yếu là: Tài khoản (cán cân)
vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản dự trữ chính thức (trong cán cân vãng lai có sự
góp mặt của cán cân thương mại, ghi chép mọi hoạt động ra vào của ngoại tệ thông
qua xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình). Việc cân bằng cán cân thanh toán không có
nghĩa là các tài khoản vãng lai và vốn phải đồng thời cân bằng, mà tài khoản vãng
lai có thể thâm hụt, trong khi tài khoản vốn thặng dư. Tuy nhiên do những biến
động của các luồng vốn ngắn hạn, dài hạn, của thương mại quốc tế mà hiếm khi cán
cân thanh toán được cân bằng, đây là nguyên nhân trực tiếp và tổng quát dẫn đến sự
thay đổi của tỷ giá. Cần lưu ý là khái niệm không cân bằng trong cán cân thanh toán
hiện nay không phải là cán cân thanh toán với ý nghĩa đầy đủ của nó mà thường
được sử dụng để chỉ tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn. Điều đó có nghĩa là một
sự thâm hụt trong cán cân thanh toán có nghĩa là cán cân dự trữ chính thức tăng lên,
trái lại, một sự thặng dư trong cán cân thanh toán đồng nghĩa với việc cán cân dự
18
trữ sẽ giảm xuống. Với cấu trúc cán cân thanh toán như vậy, ảnh hưởng của cán cân
thanh toán đến tỷ giá hối đoái sẽ được phân tích qua cán cân vãng lai và cán cân
vốn.
1.2.4.1.Ảnh hưởng của cán cân vãng lai đến tỷ giá hối đoái:
Cán cân vãng lai bao gồm các yếu tố thể hiện việc mua bán hàng hóa dịch vụ
giữa một nước với các nước khác, nó bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa hữu hình, các khoản mục thu nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao tiền tệ,
song tác động chủ yếu lên tỷ giá vẫn thuộc các yếu tố nằm trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu hàng hóa hữu hình, gọi là cán cân thương mại. Cán cân thương mại là một
phần cấu thành cán cân vãng lai, với hai hạng mục chủ yếu là xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa hữu hình. Sự di chuyển các luồng ngoại tệ ra, vào một đất nước
thông qua quá trình xuất nhập khẩu này là nhân tố cơ bản và tiên quyết dẫn đến biến
động tăng giảm của tỷ giá hối đoái. Nếu cán cân thương mại thâm hụt, đồng nghĩa
với việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, cung nội tệ để nhập hàng sẽ tăng lên vượt
quá cầu nội tệ, phá vỡ mức cân bằng ngắn hạn, nếu các biến số vĩ mô khác là không
đổi, thì đồng nội tệ sẽ bị đặt trước sức ép giảm giá, ngược lại nếu xuất khẩu nhiều

hơn nhập khẩu tức cán cân thương mại thặng dư thì đồng nội tệ sẽ đứng trước sức
ép tăng giá, nếu trong cơ chế thả nổi tỷ giá, hiệu ứng này sẽ xảy ra, tức thì, đồng nội
tệ tăng giá kéo theo nhập khẩu tăng…Chúng ta có thể khái quát tác động của cán
cân thương mại lên tỷ giá là như sau
19
Sơ đồ 2: Tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá
(Tỷ giá tăng)
Sức ép tăng giá nội tệ
Thặng dư cán cân thương mại Thâm hụt cán cân thương mại
(+) (-)
Sức ép giảm giá nội tệ
(Tỷ giá giảm)
Hãy lấy một ví dụ cụ thể đó là nếu ở Mỹ, lượng ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu
vượt lượng ngoại tệ thu về từ xuất khẩu thì cung đô la sẽ vượt cầu đô la trên thị
trường ngoại hối, và kết quả là đồng đô la có thể bị sụt giá so với các đồng tiền
khác. Và thực tế cho thấy tính đến tháng 6 năm 2003, cán cân thương mại Mỹ đã
thâm hụt gần 200 tỷ USD
(7)
(tức là hơn 1 tỷ USD/ngày) tạo nên nguồn cung đô la
rất lớn trên thị trường hối đoái toàn cầu, mặc dù cố duy trì chính sách đồng đô la
mạnh song thâm hụt quá lớn từ phía cán cân thương mại đã khiến Mỹ buộc phải
giảm giá đồng đô la hồi đầu tháng 10 năm 2003. Mô hình trên có thể coi là đúng
đắn trong cả chế độ tỷ giá thả nổi lẫn cố định, mặc dù trong chế độ tỷ giá cố định,
độ trễ của mô hình lớn hơn do có sự can thiệp của nhà nước trong ấn định tỷ giá
song tất yếu qui luật trên sẽ xảy ra và vấn đề còn lại chỉ nằm ở yếu tố thời gian mà
thôi.
Bên cạnh yếu tố kim ngạch xuất nhập khẩu, các yếu tố tác động lên cầu xuất
nhập khẩu cũng được xem là gián tiếp gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ví dụ như
mức giá cả tương đối, chính sách bảo hộ, sở thích người tiêu dùng trong việc sử
dụng hàng nội và hàng ngoại…Những năm 1970, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ

Nhật của những người dân Mỹ tăng mạnh, cán cân thương mại Nhật Bản thặng dư,
chính quyền Nhật Bản đã buộc phải tăng tỷ giá đồng Yên so với đô la Mỹ lên 5%
trong vòng 2 năm từ 1976 đến 1978
(52)
. Từ đó có thể kết luận những thay đổi về cầu
20
xuất nhập khẩu nếu làm cho cán cân thương mại thặng dư thì nước đó sẽ có điều
kiện tăng dự trữ ngoại tệ đồng nội tệ cũng sẽ tăng giá (hoàn toàn ngược lại trong
trường hợp thâm hụt cán cân thương mại).
1.2.4.2. Tác động của tài khoản vốn lên tỷ giá hối đoái:
Tài khoản vốn ghi chép sự vận động các luồng vốn: đầu tư trực tiếp, gián
tiếp, vốn tín dụng dài hạn, ngắn hạn, các khoản tiền gửi dài hạn ngân hàng. Việc
xem xét tác động của mỗi nhân tố trong cán cân vốn lên tỷ giá phải được đặt trong
mối tương quan giữa sự vận động của các nhân tố khác trong tổng thể cán cân vốn.
Song xét một cách tổng quát, có thể nói mọi lượng vốn chảy vào một nước sẽ làm
tăng tài sản ngoại tệ của nước đó và ngược lại, bất kì lượng vốn nào chảy ra cũng
làm suy giảm tài sản ngoại tệ. Các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển các dòng
vốn sẽ làm thay đổi cán cân tài khoản vốn và làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị
trường tài sản, quan hệ cung cầu đó đến lượt nó lại làm thay đổi tỷ giá hối đoái và
giá trị đồng tiền trong ngắn hạn.
Không giống như các tác động của cán cân vãng lai, tác động của cán cân vốn
lên tỷ giá vận động một cách phức tạp hơn, sự vận động các luồng vốn vào ra này
chịu sự chi phối của rất nhiều các biến sô khác như lãi suất, lạm phát… thay đổi của
lãi suất, lạm phát dẫn đến sự di chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia và tác động
đến tỷ giá hối đoái, điều này đã đề cập ở phần trên.(1.2.2; 1.2.3)
1.2.5.Cung, cầu ngoại hối:
Cũng giống như các hàng hóa khác, giá cả của tiền tệ (tỷ giá hối đoái) cũng
được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu. Tỷ giá thay đổi hàng ngày, hàng giờ do
những biến động tương tác giữa hai lực lượng chính: cung, cầu ngoại hối trên thị
trường ngoại hối, nơi diễn ra sự trao đổi giữa đồng tiền quốc gia này với đồng tiền

quốc gia khác. Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới như thị trường ngoại hối
Tokyo, London, Zurich thường xuyên tiến hành buôn bán hàng trăm tỷ ngoại tệ mỗi
ngày. Việc nghiên cứu tác động của cung, cầu ngoại hối đến tỷ giá hối đoái sẽ được
xem xét qua việc sử dụng những đường cầu và cung trong mô hình cân bằng cung-
cầu quen thuộc nhằm minh họa rõ việc thị trường sẽ quyết định giá cả tiền tệ như
thế nào.
21
Trước hết, cầu ngoại tệ sẽ nảy sinh khi nào ? Đó là khi một nước có nhu cầu
mua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng như các tài sản khác ở nước ngoài
(23)
. Đường cầu
ngoại tệ thông thường có độ dốc xuống từ trái sang phải giống đường cầu hàng hóa,
điều này đồng nghĩa với việc tỷ giá hối đoái và cầu ngoại tệ vận động ngược chiều
nhau. Cụ thể hơn, đường cầu ngoại tệ biểu hiện mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và
lượng cầu ngoại tệ. Khi cầu đồng tiền A giảm xuống (Q1 xuống Q2), giá ngoại tệ A
giảm, giá nội tệ C tăng, tỷ giá giữa ngoại tệ A và nội tệ C theo phương pháp yết giá
trực tiếp tăng (từ E1 đến E2). (Hình 2)
Hình 2: Đường cầu ngoại tệ

E(A/C)
0 Q2 Q1 Q(A)
(Với phương pháp yết giá trực tiếp, sự tăng lên của tỷ giá trên chính là sự tăng lên của giá đồng
nội tệ)
Trong thương mại quốc tế, với giả thiết việc mua sắm sẽ được thanh toán
bằng đồng tiền của nước bán thì một sự giảm đi trong nhu cầu người tiêu dùng sẽ
khiến nhu cầu mua ngoại tệ giảm, trên thị trường ngoại hối, cầu ngoại tệ giảm, trong
khi trong ngắn hạn cung ngoại tệ không đổi, đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá.
Nhà kinh tế học Paul Samuelson (Mỹ) cho rằng một sự giảm trong cầu ngoại tệ sẽ
khiến đường cầu ngoại tệ dịch chuyển xuống dưới, gây tác động giảm giá đồng
ngoại tệ.

Một ví dụ cụ thể: Giả sử dịch bệnh SARS khiến người dân Mỹ đi du lịch sang
Trung Quốc ít đi, có nghĩa là số người dân Mỹ phải đổi USD lấy CNY (Nhân dân
tệ) giảm xuống, điều này sẽ làm giảm cầu CNY trên thị trường ngoại hối, khiến
đường cầu nhân dân tệ dịch sang trái, đồng nhân dân tệ xuống giá trong khi đồng đô
22
B
B’
E2
E1
E1 : Mức tỷ giá ban đầu
E2: Mức tỷ giá A sau khi cầu A
giảm.
Q1: Cầu ngoại tệ A gốc
Q2: Lượng ngoại tệ A sau khi
giảm cầu
Q(A): Lượng ngoại tệ A
E(A/C) : tỷ giá ngoại tệ trên nội
tệ theo phương pháp yết giá
trực tiếp
D : Đường cầu ngoại tệ
D
la Mỹ lên giá (giả sử nếu trước kia người Mỹ cần 0,15 USD mới đổi đước 1 CNY,
thì nay chỉ cần 0,125 USD). Sở dĩ biết được sự lên giá của đồng đô la là do chúng ta
đã đảo ngược diễn biến mối quan hệ cung cầu bằng cách phân tích cung cầu USD
trên cơ sở cung cầu CNY và điều này là chấp nhận được. Trong thế giới buôn bán
ngày nay, việc trao đổi các hoạt động thương mại, du lịch, đầu tư… dù dưới vỏ bọc
nào vẫn có thể coi đó là quan hệ song phương, khi ấy, cầu nhân dân tệ của Mỹ được
chuyển thành cung đô la và cung về nhân dân tệ của người Trung Hoa cũng sẽ được
chuyển thành cầu về đồng đô la.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cầu ngoại tệ và các yếu tố cấu thành nên cầu

ngoại tệ cũng được xem là cơ sở cho việc tạo nên những biến đổi cầu ngoại tệ gây
ảnh hưởng đến tỷ giá. Xét riêng trong phạm vi một quốc gia, nếu nhu cầu mua sắm
hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài tăng lên thì cầu ngoại tệ cũng tăng lên, cầu nội tệ
giảm và kết quả là tỷ giá nội tệ giảm. Điều đó cho thấy cầu ngoại tệ vận động ngược
chiều với các yếu tố tạo ra nó. Sự tương quan nghịch giữa cầu ngoại tệ và các yếu tố
cấu thành cầu ngoại tệ được mô hình hóa dưới dạng sau:
D
NgT
= f(cầu của dân chúng một nước về hàng hóa, dịch vụ, tài sản của nước ngoài;γ)
(trong đó γ là biểu thị tác động các yếu tố ngẫu nhiên lên cầu ngoại tệ.)
Yếu tố còn lại quyết định tỷ giá hối đoái chính là cung ngoại hối. Đường cung
ngoại hối có chiều hướng lên trên, từ trái sang phải, thể hiện quan hệ khi cung ngoại
hối tăng lên (Q đến Q’), giá cả ngoại hối giảm xuống, giá cả nội tệ tăng và tỷ giá
tăng lên (E đến E’)(trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại) (Hình 3).
23
Hình 3: Đường cung ngoại tệ
Một ví dụ tiêu biểu cho tác động của cung ngoại tệ lên giá cả nội tệ chính là “Dịch
bệnh Hà Lan”. Sau khi phát hiện ra nguồn khí ga thiên nhiên ở Hà Lan, ngoại tệ từ việc
bán dầu như nước đổ dồn về vùng đất trũng này đã làm tăng nhanh giá trị đồng nội tệ,
giá cả ngoại tệ giảm mạnh, kéo theo sự suy giảm xuất khẩu.
Về mặt lý thuyết, cung ngoại hối phát sinh cùng với sự xuất hiện của cầu
ngoại hối. Trên thị trường ngoại hối, một nhu cầu về ngoại tệ thường đi kèm với
nguồn cung nội tệ. Cung nội tệ của nước A sẽ trở thành cung ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối, một nhà đầu tư Brazil muốn đầu tư vào Việt Nam sẽ phải đổi
đồng Real nước họ ra VND, cùng lúc, nhà đầu tư thực hiện hai vấn đề, cung đồng
Real và cầu đồng Việt Nam. Do đó hàm biểu thị mối liên hệ giữa cung và các nhân
tố ảnh hưởng đến cung ngoại hối, gián tiếp gây nên biến động tỷ giá hối đóai sẽ có
dạng:
S
NgT

= f(cầu của dân chúng nước ngoài về hàng hóa dịch vụ , tài sản một nước; ζ)
(trong đó ζ cũng được xem là biểu thị sự vận động của cung ngoại hối bởi các biến
ngẫu nhiên)
Một cách tổng quát, cung cầu ngoại hối trên thị trường cùng nhau xác lập một
mức tỷ giá ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Khi tỷ giá hối đoái cân bằng cũng là
lúc cung ngoại hối bằng cầu ngoại hối, ví như nếu lượng bảng Anh bán ra đúng
bằng lượng bảng Anh mua vào thì tỷ giá sẽ trong trạng thái cân bằng tối ưu. Tuy
24
S
E’
E
Q(Ngt)
Q Q’
E(Ngt/Nt)
E(Ngt/Nt): Tỷ
giá ngoại tệ/nội
tệ theo phương
pháp yết giá trực
tiếp
Q(Ngt): Lượng
cung ngoại tệ
S: đường cung
ngoại tệ
nhiên, trong thực tế, sự cân bằng đó chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, sự vận động liên
tục giữa các luồng vốn xuyên quốc gia nhằm mục đích đầu tư, đầu cơ, thương
mại… đã khiến cho thị trường ngoại hối liên tiếp lâm vào tình trạng dư cung hoặc
dư cầu. Trước tình trạng này, các nước theo chế độ tỷ giá cố định thường can thiệp
vào thị trường ngoại hối nhằm mục đích ổn định tỷ giá. Giữa năm 2001, thị trường
ngoại hối tại Việt Nam liên tiếp rơi vào tình trạng căng thẳng, cầu đô la tăng mạnh
khiến NHTW phải tung đô gần 800 triệu đô la ra bán

(55)
.
Tác động của cung cầu ngoại hối lên tỷ giá hối đoái dựa chủ yếu vào các yếu
tố cấu thành nên nó, tuy nhiên ngoài các tác nhân tác động trực tiếp lên cung cầu
ngoại hối thì các nhân tố gián tiếp như thu nhập, chi tiêu chính phủ, sản lượng…
cũng gây ảnh hưởng không nhỏ lên tỷ giá hối đoái. Thu nhập tăng lên đồng nghĩa
với chi tiêu tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài tăng lên, cầu ngoại tệ
tăng lên và cuối cùng kéo theo một sự lên giá đồng ngoại tệ. Chi tiêu cũng vậy, nếu
chi tiêu chính phủ vượt quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng
thì một sự cắt giảm chi tiêu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ tất yếu dẫn đến qui luật
giảm cầu ngoại tệ, cuối cùng là đồng ngoại tệ giảm giá. Trong thời kỳ suy thoái
kinh tế, chính phủ buộc phải cắt giảm lực lượng lao động, sản lượng sụt giảm làm
tăng nguy cơ lạm phát và giảm giá tỷ giá hối đoái thực tế …Có thể nói, cung cầu
ngoại hối là hai yếu tố vô cùng nhạy cảm, quyết định trực tiếp mức độ tăng giảm
của tỷ giá hối đoái. Những tín hiệu bất bình thường về cung cầu ngoại hối sẽ luôn là
công cụ hữu hiệu để ngân hàng trung ương có những giải pháp đối phó kịp thời với
những rủi ro tiềm ẩn xảy ra do biến động của tỷ giá hối đoái .
1.2.6. Năng suất lao động:
Năng suất lao động được xem là yếu tố quyết định trình độ phát triển kinh tế
một quốc gia. Trong điều kiện tự do hóa, toàn cầu hóa, năng suất lao động được tạo
nên không chỉ bởi nội lực quốc gia mà còn bởi việc giao lưu vốn, công nghệ. Một
sự tăng lên hoặc giảm xuống trong năng suất lao động tất yếu sẽ kéo theo hàng loạt
biến động trong nền kinh tế trong đó có tỷ giá hối đoái. Mặc dù không tác động trực
tiếp đến tỷ giá, nhưng mức độ tăng lên hoặc giảm xuống của năng suất lao động vẫn
được xem là nhân tố có tác động mạnh mẽ lên sự vận động của tỷ giá hối đoái và
25

×