Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết rễ người của đoàn hữu nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT RỄ NGƯỜI CỦA ĐOÀN HỮU NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên- 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT RỄ NGƯỜI CỦA ĐOÀN HỮU NAM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh

Thái Nguyên- 2021




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được cơng bố trong
bất cứ một cơng trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
Rễ người của Đoàn Hữu Nam, đến nay chúng tơi đã hồn thành và được phép
bảo vệ luận văn.
Với tình cảm chân thành, tơi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngôn ngữ,
văn hóa và văn học, trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với sự biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Nguyễn Đức Hạnh- người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn nhà văn Đoàn Hữu Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ về tư liệu
để tơi hồn thành phần nghiên cứu của mình.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người

thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành
tốt khóa học này.

Thái Ngun, tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Liên


iii

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………..i
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………….……………..ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………iii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................................2
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ..............................................................................4
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. ........................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................5
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................................6
7. Đóng góp mới của luận văn..........................................................................................6
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................7
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ TIỂU THUYẾT ĐỒN HỮU NAM ....................7
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ..............................................................................................7
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết...................................................................................... 7
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết ..................................................................... 7
1.1.3. Khái niệm thế giới nghệ thuật………………………...…………………..…10

1.1.4. Nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật
của tiểu thuyết ................................................................................................ …..101
1.2. Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam ........................................................................... 133

1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Đoàn Hữu Nam ........................................ 133
1.2.2. Quan niệm sáng tác của nhà văn Đoàn Hữu Nam ................................ 20
1.2.3. Tiểu thuyết Rễ người của Đồn Hữu Nam trong văn xi đương đại về
đề tài dân tộc và miền núi…. ....................................................................... 211
CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT RỄ NGƯỜI ................................................................. 30
2.1. Khái lược thế giớí nhân vật trong tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam 30
2.2. Nhân vật đa diện- một loại nhân vật của tiểu thuyết hiện đại...................... 333


iv

2.2.1. Đặc điểm của kiểu nhân vật tích cực trong nhân vật Phù ................... 374
2.2.2. Đặc điểm của kiểu nhân vật tha hóa trong nhân vật Phù ...................... 42
2.2.3. Đặc điểm của kiểu nhân vật sám hối- tự ý thức trong nhân vật Phù ... 342
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam......... 544
2.3.1. Qua ngoại hình .................................................................................. 555
2.3.2. Qua ngơn ngữ và hành động của nhân vật ........................................... 60
2.3.3. Qua miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật ........................................... 65
CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT RỄ NGƯỜI CỦA ĐỒN HỮU NAM 78
3.1. Khơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam....... 78
3.1.1. Không gian thiên nhiên với hai sắc thái thẩm mĩ tương phản .............. 78
3.1.2. Không gian bản làng miền núi hiện về trong dòng hồi ức gắn với hồi
niệm của nhân vật ......................................................................................... 85
3.2. Ngơn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam ......... 90

3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ ....................................................................... 90
3.2.2. Ngôn ngữ mang phong cách giao tiếp của đồng bào miền núi ............. 96
3.3. Giọng điệu nghệ thuật ................................................................................. 108
3.3.1. Giọng trữ tình hồi niệm, sâu lắng ..................................................... 108
3.3.2. Giọng điệu triết luận sâu sắc .............................................................. 111
3.3.3. Giọng mỉa mai, phê phán................................................................... 114
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 121


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đề tài viết về dân tộc và miền núi là đề tài lớn trong văn xi Việt
Nam hiện đại nói chung, văn xi Việt Nam đương đại nói riêng. Có nhiều nhà
văn người Kinh, người dân tộc thiểu số sáng tác thành công về đề tài này: Ma
Văn Kháng với Đồng bạc trắng hoa xòe, Rừng biên ải; Vi Hồng với Tháng năm
biết nói, Người trong ống; Ma Trường Nguyên với Mũi tên ám khói; Phượng Vũ
với Hoa hậu xứ Mường; Cao Duy Sơn với Đàn trời… Gần đây xuất hiện một
gương mặt mới là Đoàn Hữu Nam với Thổ phỉ và Rễ người. Nhà văn này đã
đóng góp hai tiểu thuyết đặc sắc vào thành tựu chung của văn xuôi Việt Nam về
đề tài dân tộc và miền núi. Tiểu thuyết Rễ người được xuất bản và được giải
thưởng trong cuộc thi viết về đề tài Vì an ninh Tổ Quốc và bình n cuộc sống
do Bộ Cơng an phát động. Việc nghiên cứu tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu
Nam khơng chỉ góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm, đóng góp của nhà văn
mà cịn làm đầy đặn hơn cho mảng nghiên cứu- phê bình văn học về đề tài dân
tộc và thiểu số vốn chưa được quan tâm xứng đáng với giá trị và tầm vóc của nó.
1.2. Với những tác phẩm viết về đề tài dân tộc và miền núi của Đồn Hữu
Nam, chúng tơi nhận thấy có sự vận động và phát triển trong nghệ thuật tự sự

của nhà văn với nhiều đóng góp mới mẻ. Đặc biệt, tiểu thuyết Rễ người đem đến
cho người đọc những bất ngờ, thú vị trong tình huống truyện, trong nghệ thuật
xây dựng không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật, đặc biệt là
nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật đa diện, kiểu nhân vật mang đặc điểm của
tiểu thuyết hiện đại. Cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người của Đồn Hữu Nam. Vì vậy, việc nghiên
cứu tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam là việc làm cần thiết có ý nghĩa
thực tiễn và khoa học, góp phần nhận diện và khẳng định sự vận động trong thi
pháp thể loại của tiểu thuyết hiện đại nói chung, của Đồn Hữu Nam nói riêng
về đề tài dân tộc và miền núi. Qua đó, giúp người đọc thấy được hành trình vận


2

động trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam đương đại về đề tài dân
tộc thiểu số.
1.3. Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THPT ở miền núi,
việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng tơi có thêm tư liệu để vừa giảng dạy tốt hơn
phần văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường, vừa thêm yêu quý, tự hào về
bộ phận văn học địa phương giàu thành tựu của các tỉnh miền núi phía Bắc.
2. Lịch sử vấn đề
Cùng với các nhà văn đương đại viết về đề tài dân tộc và miền núi như
Cao Duy Sơn, Tống Ngọc Hân, Đỗ Bích Thúy… Đoàn Hữu Nam là một cái tên
khá nổi bật. Ông nổi bật trên văn đàn khi tiểu thuyết Thổ phỉ ( 2010) đạt được
giải thưởng cao- Giải A Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Bằng hiểu biết, bằng tư duy nghệ thuật, bằng hình tượng văn học nhà văn đã xây
dựng được một hiện thực lịch sử sống động, mang ý nghĩa khái quát cao, gây ấn
tượng mạnh mẽ về hiện thực đời sống và văn hóa tộc người ở Tây Bắc. Tác
phẩm cho người đọc một sự cảm nhận đầy đủ và sinh động về bản chất, hoạt
động, hành trạng của đối tượng này. Đồng thời, nhà văn đã lột tả được cuộc

sống tối tăm, cực nhục của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc dưới sự tàn
độc của bọn thổ phỉ.
Đã có rất nhiều bài báo, lời giới thiệu và ý kiến nhận xét về Thổ phỉ: Tiểu
thuyết Thổ phỉ - Vài cảm nhận - Đoàn Minh Tâm ( Tạp chí văn nghệ quân đội)
đã đánh giá cao về tác phẩm: “ Và tơi nghĩ rằng sự nhọc mình của Đoàn Hữu
Nam trong suốt thời thai nghén tác phẩm ấy đã được đền đáp xứng đáng. Thổ
phỉ là cuốn tiểu thuyết đủ hấp dẫn để bạn đọc theo dõi từ trang đầu tiên cho đến
dòng cuối cùng”[ 44]. Trong bài viết Thổ phỉ - Từ một góc nhìn nhỏ, giáo sư
Lâm Tiến đánh giá cao những đóng góp của nhà văn về đề tài thổ phỉ: “ Đoàn
Hữu Nam đã xâu chuỗi những sự kiện những nhân vật tạo nên một bức tranh
khá đầy đủ, khá sâu sắc, khá sinh động về thổ phỉ. Chưa có cuốn tiểu thuyết nào
viết về thổ phỉ lại tập trung đến như vậy” [ 49]. Nhà văn quân đội Sương Nguyệt


3

Minh đã cảm nhận sâu sắc về thế giới nghệ thuật của Đoàn Hữu Nam qua bài
viết Thế giới nghệ thuật Đoàn Hữu Nam trong tiểu thuyết Thổ phỉ ( trong cuốn:
Một thế kỷ thơ văn Lào Cai, Nxb Hội Nhà văn 2010)- Sương Nguyệt Minh
[20,2003]. Bài viết đánh giá cao nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật khắc
họa khơng gian nghệ thuật dưới ngịi bút tài năng Đồn Hữu Nam. Ngồi ra cịn
phải kể đến các bài viết như: Thổ phỉ và hiện thực văn chương - Văn Công
Hùng. Thổ phỉ - Tiểu thuyết đậm nét đặc trưng thể loại - Lộc Bích Kiệm. Thổ
phỉ - Làm mới một đề tài ( Đọc tiểu thuyết Thổ phỉ của nhà văn Đoàn Hữu Nam,
NXB Hội Nhà văn, 2010- Giải A Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
Việt Nam 2010) - Phạm Duy Nghĩa. Thử vào khu rừng “ Thổ phỉ”- Công ThếHội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lào Cai- 2018 … Các bài viết đều đánh giá cao giá
trị của tiểu thuyết Thổ phỉ trên nhiều phương diện khác nhau. Từ đó khẳng định
tài năng của nhà văn Đoàn Hữu Nam trong đề tài viết về dân tộc và miền núi.
Bên cạnh thành công của tiểu thuyết Thổ phỉ, Đoàn Hữu Nam đã thuyết
phục bạn đọc bằng những tiểu thuyết nổi tiếng khác như: Trên đỉnh đèo giơng

bão, Tình rừng… với những bài báo, lời nhận xét của các tác giả khác: Trên
đỉnh đèo giông bão- một tiểu thuyết có văn ( trong cuốn: Một thế kỷ thơ văn Lào
Cai, Nxb Hội Nhà văn 2010- Phạm Duy Nghĩa). Các cơng trình trên đều ghi
nhận sự đóng góp của Đồn Hữu Nam về đề tài dân tộc và miền núi. Đã có luận
văn nghiên cứu về nhà văn Đồn Hữu Nam như: Ngơ Quốc Tuấn ( 2013), Tiểu
thuyết Đoàn Hữu Nam, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. Luận văn trên
đã nghiên cứu những đặc điểm cơ bản nhất về thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Đồn Hữu Nam. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào khai thác về
thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người.
Trên tinh thần kế thừa và tiếp thu những cơng trình nghiên cứu có giá trị
nêu trên, luận văn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam với mong muốn khám phá nét đặc sắc
trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Rễ người. Từ đó, thấy được nét đặc sắc
trong nghệ thuật tự sự của ngòi bút Đoàn Hữu Nam, đồng thời khẳng định sự


4

đóng góp của nhà văn đối với thể loại tiểu thuyết đương đại, đặc biệt là mảng đề
tài dân tộc và miền núi.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Một số phương diện trong thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người như: loại nhân vật đa diện, không gian
nghệ thuật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Triển khai đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người của
Đoàn Hữu Nam nhằm hướng tới những mục đích sau:
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc, nổi bật trong thế
giới nghệ thuật của tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam.

- Từ đó khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; chỉ ra quan
niệm nghệ thuật, vùng thẩm mĩ độc đáo và đóng góp quan trọng của nhà văn với
quá trình đổi mới thi pháp thể loại tiểu thuyết trong tiến trình của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích và lí giải những nét đặc sắc của thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết Rễ người.
Chỉ ra được những điểm độc đáo, nổi bật của thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết Rễ người nói riêng, trong tiểu thuyết của Đồn Hữu Nam nói chung.
Phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật đa diện- một
loại nhân vật của tiểu thuyết hiện đại.


5

Khẳng định những đóng góp q báu của Đồn Hữu Nam vào văn xuôi
viết về đề tài miền núi, dân tộc nói riêng, vào nền văn xi đương đại Việt Nam
nói chung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chính sau đây:
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Đây là phương pháp quan trọng nhất
mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài này. Với phương pháp nghiên cứu
này, chúng tơi khảo sát, đánh giá những phương diện hình thức mang tính nội
dung trong thi pháp tiểu thuyết của Đồn Hữu Nam như: Khơng gian nghệ thuật,
nhân vật tiểu thuyết, ngơn ngữ và giọng điệu nghệ thuật. Từ đó khẳng định giá
trị của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tơi sử dụng phân tích và tổng
hợp trên cơ sở tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản, để đưa ra những luận điểm

chính cho luận văn.
Phương pháp lịch sử, văn hóa: Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đặt
hiện tượng văn học trong mối liên hệ với bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu
số, từ đó làm rõ sự tác động của văn hóa đến đời sống văn học.
Phương pháp so sánh: Nhằm khẳng định được nét mới mẻ, riêng biệt và
đặc sắc của tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam so với các nhà văn khác
viết về đề tài dân tộc và miền núi.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ
người của Đoàn Hữu Nam. Thế giới nghệ thuật gồm rất nhiều phương diện như:
nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian… Tuy nhiên, trong khuôn
khổ luận văn Thạc sĩ và qua thực tiễn khảo sát tác phẩm, chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu một số phương diện đặc sắc nhất trong tiểu thuyết Rễ người của


6

Đoàn Hữu Nam như: Loại nhân vật đa diện và nghệ thuật xây dựng nhân vật,
không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng quan tâm đến một số tác phẩm cùng thể loại
của Đoàn Hữu Nam và một số nhà văn khác cùng đề tài để làm đối tượng so sánh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung của
luận văn được triển khai trên 3 chương:
Chương I. Cơ sở lí luận của đề tài và tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam.
Chương II. Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Rễ
người của Đồn Hữu Nam.
Chương III. Khơng gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu
thuyết Rễ người.
7. Đóng góp mới của luận văn

Luận văn hồn thành sẽ là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam, là cơng trình tiếp theo
nghiên cứu về tiểu thuyết Đồn Hữu Nam nói chung. Từ đó, góp phần khẳng
định vị trí của nhà văn trong dịng chảy của văn xuôi đương đại Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người của
Đoàn Hữu Nam, chúng tôi hi vọng sẽ giúp người đọc được tiếp cận và hiểu hơn
về thiên nhiên, con người, đặc biệt là bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của
người Mông. Tất cả những nguồn gốc lịch sử, phong tục tập qn đó đã được
chuyển hóa thành hình tượng nghệ thuật đặc sắc nên có sức lay động hơn so với
các tác phẩm dân tộc học. Luận văn cũng khẳng định sự đóng góp của nhà văn
Đồn Hữu Nam trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Từ đó, giúp mỗi người
có thêm hiểu biết và yêu mến vùng đất biên cương của Tổ quốc.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ TIỂU THUYẾT ĐỒN HỮU NAM
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực ở
tất cả mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh số
phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng [10, 184].
Belinski đưa ra cách hiểu khác: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư", đây là
thể loại đã chỉ ra một cách khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự
trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong q trình hình thành và
phát triển của nó. Sự trần thuật được khai triển trong không gian và thời gian
nghệ thuật, đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.
Như vậy, tiểu thuyết là một thể loại văn xi có yếu tố hư cấu, thơng

qua nhân vật, hồn cảnh và sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn,
những vấn đề của cuộc sống con người. Trong đó biểu hiện tính chất tường thuật
và tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết
1.1.2.1. Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn
Tiểu thuyết có khả năng bao quát một phạm vi hiện thực rộng lớn nhất với
thời gian nghệ thuật dài, không gian nghệ thuật gần như khơng có giới hạn, số
lượng nhân vật đơng đảo. Tiểu thuyết Hồng Lê nhất thống chí của Ngô Gia
Văn Phái với hơn 30 nhân vật, bao quát khoảng thời gian dài từ năm 17671802. Tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần với khối lượng nhân vật
khổng lồ: 448 nhân vật, đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Những Tấn trò đời của
Bandắc, Những người khốn khổ của Vichsto Huygơ, Chiến tranh và hịa bình
của L.Tônxtôi, Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp là những minh chứng hùng


8

hồn cho sức chứa của thể loại. Đây là một ưu thế đặc biệt của tiểu thuyết, tạo
điều kiện để các nhà văn mở rộng đến mức tối đa tầm vóc hiện thực trong tác
phẩm của mình.
Nhân vật trong tiểu thuyết là con người “ nếm trải”. Những con người
sống một quãng đời dài với sự miêu tả cụ thể, tỉ mỉ đến mức chi tiết những bước
đi của số phận (Những người khốn khổ - Vichsto Huygô, Chiến tranh và hịa
bình- L.Tơnxtơi, Tiếng chim hót trong bui mận gai- Mắccalâu, Thời xa vắng- Lê
Lựu) là những trường hợp tiêu biểu. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hồn
cảnh, khơng tách khỏi hoàn cảnh, nhân vật được miêu tả như một con người
đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Trong khi hành động, nhân vật
tiểu thuyết “ lãnh đủ” mọi tác động của đời. Những Lucien Sorel ( Đỏ và đen),
Gorio ( Đám tang lão Gô ri ô), Anna Karenina (Anna Karenina), Thứ ( Sống
mòn)… đều là những con người nếm trải và tư duy.
Tính đa dạng về màu sắc thẩm mĩ là đặc trưng tiêu biểu của thể loại tiểu

thuyết. Ở tiểu thuyết, không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mĩ khi tiếp
nhận hiện thực. Nhà văn có thể kết hợp những sắc thái thẩm mĩ hết sức trái ngược
nhau: chất thơ sóng đơi với chất văn xi, cái xù xì thơ nhám kết hợp với cái
thanh cao, cái thiện lẫn cái ác, cái bi lẫn cái hài, cái đẹp lẫn cái xấu... Khác với
tính chất thi vị, lãng mạn của các thể loại trữ tình, tiểu thuyết tái hiện hiện thực
khách quan với đầy đủ tính chất phức tạp và đa dạng của nó. Tính văn xi, vì
vậy, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất này tạo nên
một trường lực mạnh mẽ để tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân mình mọi yếu tố bề
bộn của cuộc đời. Nhà thờ đức bà Pa-ri của văn hào Pháp Victor Hugo là sự kết
hợp hoàn hảo giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và các ác… Chất “văn xuôi” cũng
rất đậm đà trong tiểu thuyết của Bandắc, Dostoevski, Tônxtôi, Sholokhop, Ngô
Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao… Chính chất văn xi
đã mở ra một vùng “ tiếp xúc tối đa” với thời hiện tại đang sinh thành, làm cho
tiểu thuyết không bị bất cứ một giới hạn nào trong nội dung phản ánh.


9

1.1.2.2. Tiểu thuyết là thể loại văn học non trẻ nhất, năng động nhất
Trước hết, tiểu thuyết là thể loại văn học non trẻ nhất. So với các thể loại
khác của văn học, thể loại tiểu thuyết ra đời khá muộn. Tiểu thuyết ở phương Tây
ra đời vào thế kỷ XVII. Đến những năm 1930- 1945 của thế kỷ XX, tiểu thuyết ở
Việt Nam mới được định hình và phát triển. Tiểu thuyết trở thành thể loại đặc sắc
của văn học hiện đại. Nhưng tiểu thuyết cũng là thể loại văn học duy nhất “ chưa
hoàn kết”, là “ thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xi” [4, 145]. Đối
tượng phản ánh của tiểu thuyết là bức tranh hiện thực đời sống đang ở thời hiện
tại, đang vận động và diễn tiến khơng ngừng. Dù có tái hiện lịch sử trong quá
khứ cũng là để trả lời câu hỏi hôm nay. Mà hôm nay là cái đang diễn ra, chưa
hoàn thành và chưa kết thúc. Tiểu thuyết là thể loại năng động, có khản năng
hấp thu mọi loại lời nói khác nhau của đời sống, san bằng sự ngăn cách lời bên

trong và bên ngoài văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau. Ngôn
ngữ tiểu thuyết là một hiện tượng đa ngữ, một bách khoa thư về ngôn ngữ [ 6,
82]. Cuộc sống trong tiểu thuyết, lời trần thuật, dòng ý thức của nhân vật tiểu
thuyết cũng là một quá trình chưa xong xuôi. Kết cấu của tiểu thuyết cũng thường
để ngỏ. Chẳng hạn trong Sống mòn của Nam Cao, lời văn được xây dựng theo
nguyên tắc chồng chất, lặp lại, có biến đổi những chi tiết cùng loại hay nhóm từ
đồng nghĩa, từ đó tái hiện dịng ý nghĩ đang là q trình, đang mở ra,... Bởi vậy,
tiểu thuyết là thể loại văn học vừa ln nóng hổi tính thời sự, vừa có khả năng
khái qt những chân lí mang tính vĩnh hằng.
1.1.2.3. Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng thu hút, tiếp nhận
mọi tinh hoa của các thể loại văn học khác để làm giàu cho nó.
Trong tiểu thuyết, chúng ta thường gặp sự giao thoa thể loại diễn ra vơ
cùng mạnh mẽ: có chất thơ của tác phẩm trữ tình; có xung đột giàu kịch tính của
tác phẩm kịch; có các ngun mẫu và các thơng tin mang tính xác thực của tác
phẩm kí văn học; có những luận giải sắc bén, chặt chẽ của tác phẩm chính luận.
Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này
của thể loại: Tônxtôi với tiểu thuyết sử thi- tâm lí ( Chiến tranh và hịa bình);


10

Gorki với tiểu thuyết thế sự- trữ tình ( Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường
đại học của tôi); Hemingway với tiểu thuyết sử thi- trữ tình ( Chng nguyện
hồn ai); Máckét với tiểu thuyết huyền thoại ( Trăm năm cô đơn)…
Như vậy, với những đặc trưng độc đáo của mình, tiểu thuyết đã chiếm
một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học Việt Nam nói riêng, nền văn học
nhân loại nói chung.
1.1.3. Khái niệm thế giới nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thế giới nghệ thuật là “ khái niệm chỉ
tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật ( một tác phẩm, một loại hình tác phẩm,

sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng
sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng và nghệ thuật (…). Khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính
độc đáo về tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ.[11.251].
Thế giới nghệ thuật có tính độc lập tương đối so với thế giới tự nhiên hay
thực tại xã hội. Qua yếu tố nghệ thuật để khẳng định sự sáng tạo của của người
nghệ sĩ. Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm văn học khơng phải là sự sao chép,
lệ thuộc máy móc vào thực tại bên ngoài, mà “ là một thế giới riêng được tạo ra
theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm
lí của con người, mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có khơng
gian, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan
niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong
sáng tạo nghệ thuật” [11.251].
Như vậy, thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, vũ
trụ quan và cách cắt nghĩa đời sống rất riêng của chủ thế sáng tạo. Mỗi tác phẩm
lớn, tác giả lớn đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình, thể hiện tính độc đáo
trong tư duy và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Cách hiểu trên là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hiểu và nghiên cứu thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam.


11

1.1.4. Nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật
1.1.4.1. Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Nhân vật văn học là khái niệm chỉ hình tượng các cá thể con người trong
tác phẩm văn học. Đó là cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo và thể hiện bằng
phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Những con người này có thể được
miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện thường xuyên hay
từng lúc, một hay nhiều lần, giữ vai trò quan trọng nhiều hay ít, hoặc khơng ảnh

hưởng nhiều đến tác phẩm.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật là những thủ pháp để miêu tả, khắc họa
những con người với đầy đủ chân dung, tính cách và số phận. Nhà văn sử dụng
tất cả những hiểu biết từ giải phẫu sinh lí đến tâm lý, tình cảm của con người, kể
cả những hiểu biết về các mối quan hệ xã hội để tạo nên những nhân vật sống
động và chân thực. Từ đó, mỗi nhân vật khơng chỉ cịn dừng lại ở mức độ là một
hình tượng văn học, mà nó tạo cảm giác như một con người đời thực.
Khi xây dựng nhân vật, nhà văn chú ý đến việc miêu tả ngoại hình. Việc
miêu tả ngoại hình địi hỏi rất cao ở nhà văn, thơng qua đó, nhân vật bộc lộ rõ
tính cách. Mà tính cách của con người đơi khi khơng phải là bất biến, nên khi
tính cách thay đổi thì ngoại hình có thể linh động biến chuyển theo. Nhà văn
khơng miêu tả toàn bộ, tỉ mỉ các đặc điểm ngoại hình của nhân vật, mà chọn lọc
những nét sắc sảo, mang đặc trưng riêng để nhân vật hiện lên vừa cụ thể lại vừa
linh hoạt, có điều kiện bộc lộ nội tâm và tính cách của mình.
Ngồi việc miêu tả ngoại hình, khắc họa tính cách nhân vật bằng biểu
hiện nội tâm là một biện pháp đặc biệt quan trọng. Nội tâm nhân vật thường
được thể hiện thông qua ngôn ngữ của chính mình. Xây dựng hình tượng nhân
vật thơng qua hành động là thủ pháp nghệ thuật quan trọng. Hành động của nhân
vật không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc lộ q trình phát triển của tính cách mà
cịn là yếu tố khơng thể thiếu góp phần thúc đẩy diễn biến của hệ thống cốt
truyện. Hành động của nhân vật thường được miêu tả thông qua ngôn ngữ người
kể chuyện hoặc ngôn ngữ của nhân vật khác, cũng có thể được tái hiện một cách


12

cụ thể qua một đoạn văn miêu tả. Như vậy, dù sử dụng hình thức nào đi chăng
nữa, điều quan trọng nhất đối với mỗi nhà văn là khắc họa và lý giải sâu sắc tính
cách của nhân vật. Văn học là nghệ thuật khám phá con người. Nhân vật văn học
được xây dựng dưới bất kỳ góc độ hay hình thức nào, thì nó vẫn ln là đối

tượng để nhà văn khơng ngừng tìm tịi và khám phá.
1.1.4.2. Khơng gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về khơng
gian như sau: “Khơng gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện
tượng xung quanh đời sống con người” [51, 92].
Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật,
thể hiện tính chỉnh thể của nó. Trong tác phẩm văn học, Khơng gian nghệ thuật
có tác dụng mơ hình hóa cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy số
phận của mình trong đó. Khơng gian nghệ thuật gắn với quan niệm về con người
và tập trung biểu hiện cho quan niệm ấy.
Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Nghệ thuật là một dạng tồn tại
đặc thù, có thời gian riêng. “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình
tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.” [Từ điển thuật học văn học,
NXB Đại học Quốc gia]. Trong tác phẩm văn học, thời gian nghệ thuật là một
trong những phương tiện hữu hiệu để tổ chức nội dung và nghệ thuật, thể hiện
quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.
Không gian, thời gian là hai phạm trù tương ứng, thống nhất chặt chẽ
trong một chỉnh thể nghệ thuật.
1.1.4.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết
* Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngơn ngữ được dùng trong các tác phẩm văn
chương. Đó là ngơn ngữ gợi hình, gợi cảm, nó khơng chỉ mang chức năng thơng
tin mà cịn nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngơn ngữ


13

được sắp xếp, tổ chức, lựa chọn và tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường, đạt
được giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ.
Nhà văn Nga Lep Tônxtôi đã gọi nhà văn là “nghệ sĩ ngơn từ”, cịn

M.Gorki thì cho rằng: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Trong sáng
tác văn học, yếu tố ngôn ngữ quan trọng hàng đầu, “là một trong những yếu tố
quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” [15,
125]. Mỗi nhà văn luôn là tấm gương sáng về sự hiểu biết sâu sắc và cần cù lao
động để trau dồi ngơn ngữ trong q trình sáng tạo nghệ thuật.
* Giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả.
Giọng điệu của nhà văn là điểm cốt lõi để phân biệt địa hạt văn chương của nhà văn
này với nhà văn khác. Nó khơng chỉ là cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ vùng miền
địa phương mà qua giọng điệu, nhà văn thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của
mình đối với các nhân vật.
Sự phong phú trong giọng điệu xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể và
khách thể, từ sự lựa chọn thể loại, lời văn nghệ thuật và các mơ típ, hình
tượng… Trong thể loại tiểu thuyết thường có các giọng điệu: giọng điệu trữ tình,
giọng điệu hài hước, châm biếm và giọng điệu suy tư chiêm nghiệm. Sự đa dạng
trong giọng điệu thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách đánh giá đời sống… trong
nhiều thời điểm, nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhà văn.
1.2. Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam
1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Đoàn Hữu Nam
1.2.1.1. Tiểu sử
Nhà văn Đoàn Hữu Nam sinh ngày 16 tháng 5 năm 1957 tại làng Nội, xã
Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Quê hương của ông là cái rốn
chiêm trũng của đồng bằng Bắc Bộ. Do hồn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ ông
thường xuyên đau yếu, bệnh tật nên từ nhỏ nên Đồn Hữu Nam đã phải gồng
mình lên lo cái ăn cái mặc cho gia đình. Khi mới mười lăm tuổi, ông đã tham gia


14

vào đội thủy lợi 202. Năm 1975, khi mới bước sang tuổi 18, đang học dở dang

cấp ba trường huyện, ông vào làm công nhân ở đội quân giao thông lên phá đá
mở đường tận vùng Bảo Hà thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Cuộc sống ở
mảnh đất miền núi Tây Bắc đã tạo nên một Đoàn Hữu Nam chân chất, mộc mạc,
mạnh mẽ mà thâm trầm, sâu sắc.
Năm 1984, Đoàn Hữu Nam bắt đầu sự nghiệp sáng tác với vai trị là biên
tập viên của Đội thơng tin lưu động Phịng Văn hóa huyện Bắc Hà. Ơng đã có
dịp tới khắp 33 xã, được tiếp xúc, tìm hiểu 14 tộc người sinh sống trên vùng đất
này. Đó là cơ hội và bước ngoặt lớn trước khi bước vào sự nghiệp viết văn đầy
gian nan vất vả của ông. Tác giả soi về ký ức của mình “Ta thương ta/Chữ một
nhúm/Vốn một đồng/May mắn thập thị ngồi cửa/Chọn lựa cuối cùng là sấp
ngửa bàn tay”[ 60], dứt lòng ra đi làm bạn với xà beng, cuốc, xẻng, cùng đất
đá trên những cung đường miền sơn cước. Gian lao vất vả đã tôi luyện con
người, ông lấy công việc gần ni ước mơ xa. Đó là qng đời tự nguyện chọn
lấy sự bầm dập mưa rừng, gió núi của nhà văn. Có lẽ cuộc đời đã sắp định cho
ơng một con đường, khơng phải là con đường có lúc tủi phận rơi nước mắt, mà
là con đường mới, con đường văn chương được Đoàn Hữu Nam gọi là dấu nối
thênh thang để dấn thân và dâng hiến.
Năm 1988, ông trở thành Hội viên Hội Văn nghệ tỉnh Hoàng Liên Sơn,
dấu mốc ấy như một chất men đặc biệt đưa Đoàn Hữu Nam thực sự khởi
nghiệp nghề viết văn. Những đứa con tinh thần lần lượt chào đời, được bạn bè
và người đọc u q. Sau đó, ơng chuyển ra làm ở Hội Văn học nghệ thuật
tỉnh Lào Cai. Ông vẫn nung nấu chuyện viết văn, làm thơ chuyên nghiệp, cơ hội
được tiếp xúc với các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu như Ma Văn Kháng, Mã
A Lềnh, Pờ Sảo Mìn, Sần Cháng, Trần Hữu Sơn, Vàng Thung Chúng… đã
mang lại cho ơng nhiều điều thuận lợi, góp phần làm nên thành công của các tác
phẩm sau này, đặc biệt là hai tiểu thuyết: Thổ phỉ viết về người Dao và Rễ người
viết về người Mơng, đã có được sự nhuần nhuyễn, tránh được nhược điểm hời
hợt, phản cảm, “cưỡi ngựa xem hoa” khi viết về người dân tộc thiểu số ở một số
tác giả, tác phẩm khác.



15

Nhà văn Đoàn Hữu Nam khá nổi tiếng ở Lào Cai. Nghiệp văn chương đã
thôi thúc ông cống hiến cho đời hơn ba mươi đầu sách, ở nhiều thể loại: Tiểu
thuyết, truyện ký, trường ca, thơ, truyện thiếu nhi, gần một chục kịch bản phim
ngắn tập, dài tập. Các tác phẩm văn học, kịch bản điện ảnh lần lượt xuất hiện
gây tiếng vang tầm quốc gia. Giải thưởng nối tiếp giải thưởng, tính đến nay
Đồn Hữu Nam đã được trao hơn 20 giải thưởng các loại. Ông cống hiến trọn
cuộc đời để xây dựng sự nghiệp văn chương. Nhà văn vẫn đang vững vàng
xây đắp ngơi nhà của mình trong thành phố văn chương, ngôi nhà nối tiếp
nhau nâng lên những tầng cao mới: “Bốn bức tường ngôi nhà tôi đang
xây/Loay hoay mãi cũng chỉ cao ngang ngực/Đứng trong tường nhìn dịng đời
tn chảy/Tơi run run nhìn lại sức mình làm”[ 60]. Ông từng tham gia các Hội
chuyên ngành Trung ương như Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam,
Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian
Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào
Cai, Tổng biên tập Tạp chí Phan Xi Păng.
Trong tương lai, ông dự định vẫn sáng tác về đề tài dân tộc và miền núi.
Cốt truyện vẫn chủ đạo viết về người Mông, người Tày, người Phù Lá ở Bắc Hà,
người Nùng ở Mường Khương, người Dao ở Văn Bàn, người Tày ở Bảo Yên,
người Giáy ở Bát Xát, người Mông, người Giáy ở Sa Pa… Không gian nghệ
thuật trong tác phẩm là không gian thiên nhiên nguyên sơ, với nền văn hóa giàu
bản sắc của các tộc người. Thế giới nhân vật trong tác phẩm xuất phát từ hiện
thực cuộc sống vừa xù xì thơ nhám, vừa nên thơ ở miền núi, nơi ông từng thâm
nhập với vai trị người trong cuộc. Đồn Hữu Nam đã, đang và sẽ tiếp tục khai
thác con người, mảnh đất vùng Tây Bắc của Tổ quốc với khát vọng làm sao có
được những tác phẩm hay, đúng nghĩa về dân tộc và miền núi.
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác và giải thưởng
Nhà văn Đoàn Hữu Nam bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng

thơ. Thơ ơng phóng khống, mộc mạc, chân chất, hòa quyện khá nhuyễn giữa
bản chất của con người đồng bằng Bắc Bộ với tính cách con người miền núi.


16

Trong lời kết của tập thơ Đêm không em, ông bộc bạch: “Từ khi sinh ra,
cái khó nhọc cuộc đời theo sát tôi từng bước. Tôi chẻ nhỏ cái thường ngày đó ra
cột vào từng con chữ rồi dắt đi lang thang khắp nẻo đường đời. Có may mắn
phù du. Có ngã ba ngã bẩy. Có những cộng trừ nhân chia khiến đời người như
chỉ rối. Trong hành trình ấy, bao câu thơ lặng lẽ bỏ đi, cái còn lại xù xì, gân
guốc, cười có, khóc có, khẳng định có, dự cảm có, rồi lại hoang mang trước gặt
hái mùa màng”[ 29, 48].
Đồn Hữu Nam sáng tác khơng nhiều, nhưng các tác phẩm của ông khá
thành công và được đánh giá cao trong các cuộc Hội thảo về Văn học dân tộc và
miền núi, trong các cuộc thi sáng tác văn học. Niềm đam mê sáng tác văn học
canh cánh trong ông từng ngày, từng giờ. Nhà văn bộc bạch: “Cuộc đời của tôi
vốn không được suôn sẻ, bài bản. Sự khơng sn sẻ, bài bản khơng hợp với máy
móc, định kiến, mà máy móc, định kiến thường chung đường với hẹp hịi, coi
thường, nhìn nhận phiến diện, việc này đánh mạnh vào lòng tự ái của lòng tự
trọng, bắt tơi phải vượt lên” [33, 14]. Ơng cịn chia sẻ: “Không đi, không thâm
nhập, am hiểu cuộc sống, am hiểu nhân tình thế thái khơng có chất liệu để sáng
tác. Không đọc sẽ không tạo nên niềm say mê, không biết được thế giới mn
lồi qua lăng kính của các nhà văn. Không học không nắm bắt được những kiến
thức cơ bản, những cách làm hay, làm dở của những người đi trước để tự tin
bước vào trang viết. Không ni chí, khơng phiêu lưu, mạo hiểm thì chất sáng
tạo bị bó khn, đơng cứng, nhà văn chỉ là người sao chép lại ý tưởng của người
khác...Như vậy, nhà văn muốn khẳng định mình bằng tác phẩm là cả một chặng
đường đổ mồ hơi, sơi máu mắt, ngồi địi hỏi tài năng, cầu thị, lịng kiên trì và
buộc phải đeo bám ý nghĩ vượt lên chính mình, lấy tác phẩm làm mục tiêu, làm

thước đo sự cống hiến cho xã hội”. Với niềm đam mê khám phá nghệ thuật văn
chương, cây bút ấy đã thử sức mình sang một lĩnh vực mới, đó là văn xi. Đây
là một trong những lĩnh vực cịn khá mới mẻ đối với ơng. Vậy là ơng lại bắt tay
vào từng con chữ, mày mị đầy nhiệt huyết. Lúc bấy giờ, văn xuôi Lào Cai còn
rất mỏng cả về số lượng tác giả lẫn chất lượng tác phẩm. Trong Đại hội Văn học


17

nghệ thuật Lào Cai lần thứ ba (tháng 9/1992) nhà văn Mã A Lềnh đã nhận xét:
“Văn xuôi Lào Cai tái lập chưa có nhiều để mà nói”, Tạp chí Văn nghệ Lào Cai
lúc đó ra ba tháng 1 kỳ mà có tới 2/3 trang văn xi là của bè bạn trong cả nước.
Sau đó ơng đành gác thơ sang một bên quyết tâm cùng với một số cây bút mới,
cây bút có bề dày sáng tác của Lào Cai, làm một cuộc bộ hành không mệt mỏi
trên lĩnh vực văn xuôi.
Trong tham luận của một cuộc Hội thảo về đề tài dân tộc và miền núi, ông
đã phát biểu: “Đã qua lâu rồi cái thời động nói, động viết đến dân tộc và miền
núi là động đến ngô nghê, cái tao, cái mày, cái lạc hậu (đây là tôi nói cái chung,
thành thật xin lỗi nhà văn suốt đời tâm huyết và thành công trong đề tài này), đã
đến lúc nhà văn phải nhìn nhận khách quan, tổng thể về lịch sử, văn hóa, nhân
cách, tính cách của người miền núi. Lấy tác phong, lối sống hiện đại mà ta gọi là
văn minh, là tiến bộ gò ép vào cách nghĩ, cách sống, văn hóa người miền núi là
sai lầm không thể dung thứ, là “ngươi viết ngươi đọc, ta có thế nào ta sống thế”.
Với sự nỗ lực và quyết tâm đúng hướng, Đoàn Hữu Nam đã thành công ở mảng
văn xuôi. Song song với các tập thơ Đêm khơng em- NXB Văn hóa dân tộc
(1994), Trường ca luân hồi- Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai ( 1997), Dấu nối
thênh thang - NXB Hội Nhà văn ( 2006). Ông lần lượt xuất bản các tập truyện,
tiểu thuyết: Ý nguyện- Tập truyện ngắn- NXB Văn hóa dân tộc( 1994), Đi tìm
bố- Truyện thiếu nhi- NXB Kim Đồng ( 1998), Tình rừng- Tiểu thuyết- NXB
Quân đội Nhân dân ( 2000), Hằng Nga đưa Cuội về giời- NXB Kim Đồng, Dốc

người- Tiểu thuyết- NXB Công an Nhân dân ( 2001), Trên đỉnh đèo giông bãoTiểu thuyết- NXB Quân đội Nhân dân ( 2004), NXB Lao động tái bản năm
2010), Thổ phỉ- Tiểu thuyết- NXB NXB Hội Nhà văn ( 2010). Đồn Hữu Nam
khơng chỉ viết văn, làm thơ, ơng cịn tham gia viết kịch bản điện ảnh và khá
thành công trong lĩnh vực này. Những kịch bản viết về đề tài dân tộc và miền
núi của ông lần lượt được các hãng phim lớn sản xuất, cơng bố, đó là: Tình
rừng- phim truyền hình ( 2 tập) - Điện ảnh chiều thứ bày- Đài Truyền hình Việt
Nam, Kỷ vật đồng đội- Phim VIDEO- Hãng phim Quân đội Nhân dân, Mùa


18

xuân đã về - Kịch bản phim VIDEO- Hãng phim truyện Việt Nam I, Đất thiêngPhim truyền hình ( 6 tập)- Phim Văn nghệ chủ nhật- Đài Truyền hình Việt Nam,
Rừng thiêng- Phim Truyền hình (15 tập) - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
cùng nhiều kịch bản phim tài liệu nghệ thuật khác.
Sự nghiệp sáng tác văn chương của Đồn Hữu Nam xuất hiện chính thức
và đều đặn bằng thơ vào những năm 90 của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI,
nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam đến với
bạn đọc rất mộc mạc, chân chất nhưng chứa đựng ở trong đó là cả cuộc đời, sự
tâm huyết và niềm đam mê văn học. Ơng đã dày cơng tìm hiểu văn hóa dân gian
ở Lào Cai, những lễ hội và phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân
tộc Dao, Mông, Phù Lá để rồi đưa vào tác phẩm của mình những giá trị độc đáo
và sinh động, điển hình như Lễ cấp sắc của người Dao đỏ trong tiểu thuyết Dốc
người và Thổ phỉ, Lễ cúng ma của người Giáy ở Tình rừng và Trên đỉnh đèo
giơng bão... Bạn đọc không khỏi ngỡ ngàng khi được chứng kiến những phong
tục độc đáo và khơng kém phần kì lạ, bí ẩn… Nhưng ẩn chứa ở trong đó là cả
một giá trị sâu sắc về đời sống tinh thần, về con người, về phong tục tập quán và
nếp sống về văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi biên cương của Tổ
quốc, nơi đầu sóng ngọn gió, nơi có “con sơng Hồng chảy vào đất Việt”. Ở nơi
đó có một sức sống mãnh liệt đang mơn mởn, xanh tươi, có núi rừng bí ẩn với
đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ gợi nên sức sống tiềm tàng mãnh liệt của mảnh đất

tươi đẹp này.
Văn chương chữ nghĩa đã trả nghĩa cho ơng. Có thể nói, Đồn Hữu Nam
là nhà văn có dun với giải thưởng. Ơng gặt hái được rất nhiều thành cơng
trong văn nghiệp của mình. Ơng nhận giải Nhất trong cuộc thi Bút kí- Truyện
ngắn- Tạp chí Văn hóa dân tộc năm 2003- 2004 ( Bút kí Si Ma Cai lặng lẽ
chuyển mình); Giải thưởng năm của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam năm 2006 ( Tập truyện Rừng thích đổ vàng). Trong cuộc thi viết
kịch bản văn học phim truyện về đề tài dân tộc thiểu số và miền núi, ông đạt giải
A ( Kịch bản Giữa vòng vây núi) và giải C ( Kịch bản Dưới chân núi Chúa);


19

Cuộc thi viết kịch bản phim tài liệu nghệ thuật về đề tài bảo vệ môi trường do
Tổng cục Lam nghiệp tổ chức, đạt giải B ( tác phẩm Người giữ rừng trên đỉnh
Mường Khương); Năm 2012, ông đạt giải B với tiểu thuyết Tình rừng, giải Ba
cuộc thi viết tiểu thuyết, trường ca về đề tài hai cuộc kháng chiến- Uỷ ban toàn
quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2015 ( Trường ca
Bão trở); Giải Ba cuộc thi viết về đề tài Nông nghiệp, nông thôn do Bộ Nông
nghiệp & phát triển nông thôn và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2016 (Tập
thơ Hai miền quê trong tôi); Giải C cuộc thi truyện ngắn do Hội VHNT ba tỉnh:
Lào Cai - Phú Thọ - Yên Bái tổ chức năm 2019 ( tác phẩm Thuận dịng); Năm
2020, ơng đã khẳng định tên tuổi của mình với các giải thưởng nối tiếp giải
thưởng: giải A trong cuộc thi viết Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống do
Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an phối hợp tổ chức ( tiểu thuyết Rễ người);
giải C cuộc thi Rừng là cuộc sống của tôi - Do Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức
năm 2020 ( tác phẩm Dối mình, dối người, dối Giời); giải thưởng VHNT Phan
Xi Păng trao 5 năm một lần của UBND tỉnh Lào Cai: giải A ( tiểu thuyết Thổ
phỉ - năm 2012), giải B (Trường ca Bi khúc thiên di - năm 2017); cùng rất nhiều
giải thưởng hàng năm của UBND tỉnh Lào Cai trao tặng.

Dù ở cương vị nào, Đồn Hữu Nam ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ
của mình. Ơng đã được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai.
Đặc biệt, năm 2008, ơng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Năm
2013, ông được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba, năm 2017
được trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì và rất nhiều Bằng khen của Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Lào Cai.
Đoàn Hữu Nam đã khẳng định tên tuổi trong mảng văn xuôi viết về đề tài
dân tộc và miền núi. Ở ơng đã tốt lên một niềm tin và tình yêu cháy bỏng của
một người cầm bút, sáng tạo không mệt mỏi dành cho đất và người vùng cao.
Ông đem đến cho văn chương Lào Cai nói riêng, văn xi dân tộc và miền núi
Việt Nam nói chung một giọng điệu nghệ thuật mới.


×