Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nghiên cứu về nhà văn Nam Cao và một số tác phẩm tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.01 KB, 7 trang )

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
1. Tiểu sử
- Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri.
- Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam.
- Ông sinh ra trong một gia đình cơng giáo bậc trung.
- Thuở nhỏ ơng học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học.
- Sau đó do thể chất yếu nên ơng về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.
2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm sáng tác
Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,
vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn
chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ
dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo ra cái gì chưa có”.
b. Tác phẩm chính
Ơng để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết,
kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mịn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng
sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đơi mắt”, ...
c. Phong cách nghệ thuật
- Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn
hứng thú khám phá "con người trong con người".
- Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật
- Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc - Ơng
có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại.
- Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ
nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí.


- Ơng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996.


GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP
Gồm những tác phẩm được chọn lọc, mang dấu ấn thời đại và phong cách Nam
Cao
- Tổng cộng có 25 tác phẩm: tổng hợp các tác phẩm được viết theo trình tự thời
gian.
- Chia làm 2 phần:
+Trước cách mạng : ở giai đoạn này,ông tập trung vào hiện thực, lách rất sâu vào
mảnh đất hiện thực để phê phán, cải tạo.
+Sau cách mạng: ông sử dụng ngòi bút để chiến đấu,xoay đòn chế độ, từ bỏ ám
ảnh về cái đói, sự tha hóa để ca ngợi và kêu gọi mọi người trong phong trào cách
mạng.
- Một số ví dụ
+ Truyện ngắn “Nghèo”
+ Truyện ngắn “Một bữa no”

+, truyện ngắn" Đời thừa"," Một đám cưới",...
 Vượt lên sự băng hoại của thời gian, “ Tuyển tập Nam Cao” vẫn chiếm
trọn vị trí trong lịng người đọc. Bằng ngịi bút của mình, Nam Cao
khơng chỉ thể hiện cái tôi cá nhân và tư duy nghệ thuật đầy mới mẻ mà
cịn thể hiện tính nhân văn cao đẹp thể hiện qua các nhân vật của mình.
 Qủa đúng như ai đó đã từng nói “ Nam Cao đã chết trên cuốn tiểu
thuyết lớn của đời mình. Người ấy, tài năng ấy đương căng đầy sức lực.
Nếu còn sống, chắc chắn những mong muốn của anh sẽ thành sự thật
rực rỡ trên một tầm xa, rất xa.
 Dẫn dắt: Ông tập trung chủ yếu vào 2 đề tài chính, trước hết là đề tài
người nơng dân. NC quan tâm về những hạn khốn cùng, bị ức hiếp,
họ càng nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng, tuy giọng văn lắm


khi lạnh lùng nhưng kì thực Nam Cao đã dứt khoát bênh vực quyền

sống và nhân phẩm cao đẹp của những người bất hạnh.
 Viết về người nông dân bị lưu manh hóa, nhà văn đã kết án xã hội
tàn bạo, tàn phá cả thể xác lẫn linh hồn người nông dân lao động,
đồng thời ông vẫn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của
họ ngay cả khi bị vùi dập. Như truyện ngắn Lão Hạc, tuy chỉ là
người nông dân lương thiện nhỏ bé, suốt đời chỉ có một chú chó làm
bạn, nhưng lão bị chèn ép tới mức chết để giữ lấy tôn nghiêm của
bản thân. Và khơng thể khơng nhắc đến truyện ngắn Chí Phèo.
CHÍ PHÈO
1. Khái quát chung:
-Truyện ngắn Chí Phèo được sáng tác năm 1941
- Lúc đầu truyện có tên là Cái lị gạch cũ, khi in sách lần đầu, nhà sản xuất tự ủa
đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”
- Sau khi in lại trong tập”Luống cày”, tác giả đặt tên là Chí Phèo.
2.Tóm tắt:
- Câu chuyện xoay quanh nhân vật Chí Phèo
- đứa trẻ bị bỏ hoang trong cái lò gạch cũ.
- Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến vu oan và buộc
phải ngồi tù. -Khi trở về, Chí đã trở thành tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho
Bá Kiến.
- Vào một đêm trăng , hắn gặp Thị Nở, họ ăn nằm với nhau.
- Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ thân
mật của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống lương thiện của Chí
- Nhưng bà cơ Thị Nở ngăn cấm họ đến với nhau. Chí tuyệt vọng khi bị Nở từ chối
- Anh xách dao đến nhà Bá Kiến, anh đâm chết lão rồi tự vẫn.
3. Giá trị nội dung:
- Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt
Nam trước cách mạng tháng 8: một bộ phận nông thôn lương thiện bị đẩy đến mức
đường cùng



- Nhà văn đã kết án đanh thép xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn của
người nôn dân đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi
dập.
- Qua Chí Phèo tác giả muốn truyền tới độc giả một triết lý:” Khơng nên nhìn
nhận con người bằng vẻ bề ngồi mà hãy nhìn bằng tình u thương”.

TƯ CÁCH MÕ
1.Tóm tắt
Truyện rất hay, kể về một thằng mõ làng, vốn xuất thân từ một anh nông dân hiền
hậu, chân chất, thật thà rồi bỗng được làng phân cho công việc mới, làm anh Mõ
làng.
Bắt đầu có một chút chức phận, quyền lực bé xíu.
Bắt đầu hưởng được chút lộc làng bé xíu.
Bắt đầu ngơng ngơng cuồng cuồng ở mức bé xíu.
Dần dần, anh Mõ quyết định "biến chất" cũng tham lam, cũng vét, cũng cào, cũng
xôi, cũng thịt....tới mức khiến người làng đâm sợ, đâm "nể", đâm phải chiều khi
Mõ xin, giật, cướp...và chỉ lẩm bẩm chửi " tham như Mõ".
Xấu lâu thành quen, tham lâu thành quen, Mõ khơng cịn tự trọng, khơng cịn nóng
tai trước câu chửi, câu khinh của thiên hạ, mặt trơ, phớ lớ vơ vét.
Môi trường Mõ sống là như thế, là không tự trọng, là tham, là vét, là xoay.
Nếu Mõ tự trọng, Mõ mất việc.
Cuối cùng, Mõ đã không hổ danh câu chửi của người đời:Tham như Mõ.
"Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng
làm nhục hắn, hắn càng khơng biết nhục. Nhiều người khơng biết gì là tự trọng, chỉ
vì khơng được ai trọng cả...."
2.Giá trị nội dung
- Hồn cảnh sống có khả năng làm tha hóa con người, con người muốn khơng bị
tha hóa thì phải có ý thức chống lại những mặt tiêu cực của bản thân. Nhưng trớ
trêu thay, họ lại là nạn nhân của hoàn cảnh gây sức ép đẩy nhân vật vào cảnh ngộ

bị đát.


- Như vậy qua những câu chuyện nhỏ nhặt tầm thường xoay quanh truyện cái đói,
miếng ăn, Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống khốn khổ bần cùng của
người nông dân vn trước cách mạng tháng 8, cảm thơng thương xót trước nỗi cơ
cực của người nơng dân đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu
sắc

 Dẫn dắt: Thứ hai là đề tài người trí thức, có các truyện ngắn như: giăng
sang, đời thừa, cười,…Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả
sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ để
đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn . Họ là những người trí thức có ý thức sâu
sắc về giá trị sống và nhân phẩm, nhưng lại bị vấn nạn cơm áo gạo tiền
và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho chết mịn phải sống như một
người thừa. Đó là người trí thức trước năm 1945, còn sau năm 1945 với
đề tài này, không thể không nhắc đến tác phẩm “ đôi mắt”
ĐƠI MẮT
1.Khái qt
-Năm sáng tác: 1948
-Lúc đầu tác phẩm có tên là “Tiên sư thằng Tào Tháo” về sau đổi tên là “Đơi Mắt”
2. Tóm tắt:
-Truyện ngắn “Đơi Mắt” của nhà văn Nam Cao kể về việc Độ ghé thăm vợ chồng
Hồng và có ý định vận động Hồng cùng mình tham gia vào văn hố cứu quốc.
- Tuy là hai văn sĩ cùng thời nhưng lại có suy nghĩ đối lập nhau: Hồng giàu có, lối
sống xa hoa, nhưng lại dựa trên suy nghĩ phiến diện để đánh giá người thấp kém
hơn mình, họ là những kẻ ít học, nhiều chuyện.
- Còn nhân vật Độ, anh hiểu rằng để có sự kháng chiến thắng lợi, thì ln cần sự
đóng góp và hi sinh của người nơng dân.
-Thấy khơng thể khuyên nhủ gì thêm, Độ từ bỏ hẳn ý định mời Hồng tham gia

văn hố cứu nước với mình.
3. Nội dung:


-Vạch ra vấn đề của một bộ phận văn nghệ sĩ sở hữu lối tư duy bảo thủ chưa giác
ngộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
-Kêu gọi các nhà văn từ bỏ quyền lợi cá nhân các nếp tư duy cũ để can đảm đổi
mới, thay đổi cách nhìn cuộc sống cũng như quan niệm sáng tác.
*Gía trị nghệ thuật: song hành cùng quan niệm ông từng đề cập trong tiểu thuyết
Sống mòn “ Sống tức là cảm giác và tư tưởng”. Ngịi bút của ơng đi sâu vào tìm tịi
khám phá nội tâm con người, diễn tả phân tích tâm lý nhân vật, ơng đã tạp nên một
chủ nghĩa hiện thực tâm lý- đời thường mang đậm cá tính sáng tạo của Nam Cao.
- Văn NC có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dung lạnh lùng mà
đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương
- Điểm đặc sắc hơn nữa là ngôn ngữ đối thoại đậm chất văn xuôi đời thường, đôi
khi là lời thoại nột tâm tạo điều kiện đi sâu, phân tích tâm lý nhân vật.
CẢM NHẬN SAU KHI ĐỌC
- Mỗi câu chuyện là một mảnh cắt riêng nhưng đều chung một điểm đâu đó về số
phận con người, về những vấn đề nhân tính, nhân phẩm, hồn cảnh.
- Ngịi bút của Nam Cao khi thì ấm áp, khi lại lạnh lùng, vừa có hiện thực, vừa có
cả lãng mạn, khiến tơi nhân lên nhiều tình yêu và trân trọng hơn những giá trị cuộc
sống mà mình đang có.
- Mỗi khi có thời gian, bạn hãy ngược dòng lịch sử, chầm chậm ngân nga và chìm
đắm vào từng trang sách của Nam Cao. Bạn sẽ cảm nhận và giải đáp được rất
nhiều điều.
- Giá trị vững bền: Vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian, truyện ngắn Nam
Cao cho đến ngày nay vẫn chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong lịng người
đọc. Người yêu văn chương của Nam Cao nhận ra mỗi vấn đề mà ông đã từng đề
cập trong tác phẩm của mình đều là vấn đề bức thiết trong xã hội hiện đại, chúng
chưa bao giờ cũ mòn, chúng là những “tấm gương xê dịch trên quãng đường đời”.

- Nam Cao
- Cái tên còn mãi lưu truyền hậu thế: Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối
với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX. Với 15 năm cầm bút, Nam Cao đã để lại một văn nghiệp đồ sộ với 2 tiểu
thuyết, 50 truyện ngắn, bút ký, trong đó có những nhân vật như Lão Hạc, giáo Thứ,


Bá Kiến, Thị Nở, Chí Phèo, khơng thể phai mờ trong tâm trí người đọc nhiều thế
hệ.



×