I - PHẦN CHUNG
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm”
2. Họ và tên người viết: NGUYỄN HOÀNG TÂM
3. Chức vụ: Giáo viên
4. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
5. Bộ môn: Tin Học
II- ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển như vũ bão của Công nghệ Thông tin và Truyền thông đóng vai trò
không nhỏ trong sự phát triển chung của nhân loại. Đảng và nhà nước đã xác định rõ ý
nghĩa và tầm quan trọng của tin học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông cũng như
yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ Thông tin, đào tạo thế hệ trẻ năng động,
sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công
tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên nhà nước đã đưa môn tin học vào
trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc môn tin học để làm quen
dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng
cao tiếp theo. Mặc dù vậy, việc học tin học ở trường THPT của học sinh vẫn chưa đạt
hiệu quả, phần đông học sinh chưa phát huy tính tích cực, còn thụ động, ỷ lại. Nhằm
giúp học sinh tham gia một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại thì phương pháp dạy
học trong nhà trường có một vai trò rất to lớn. Là giáo viên môn tin học tôi luôn trăn trở
làm thế nào để học sinh hiểu và yêu thích môn học, tích cực và húng thú trong từng tiết
học. Điều trăn trở đó chỉ được thực hiện khi đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học
tập của học sinh. Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tích tích cực của học
sinh là một trong những nhiệm vụ của năm học, năm học với chủ đề trường học thân
thiện, học sinh tích cực. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi không ngừng phấn đấu trau
dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức các môn liên quan, thường xuyên học
hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy
bản thân đã rút ra kinh nghiệm nhỏ trong việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Đó
chính là: “Tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm” muốn chia sẽ với quý
đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng để một lần nữa khẳng định vai trò
quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh ở trường THPT nơi mình đang công tác.
1
III - MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích tự
suy nghĩ của học sinh.
- Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp
giải quyết vấn đề đó.
- Tạo được hứng thú, thoải mái, vui nhộn cho học sinh trong khi thảo luận.
- Giúp học sinh có cơ hội diễn đạt ý nghỉ của mình, phát triển các kỹ năng giải quyết
vấn đề.
IV - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ sở lí luận:
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy -
học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng,
hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm...; nó còn phụ thuộc vào: môi
trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối
với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái
cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung
chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm con
người. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ
chịu với hoạt động, làm nẩy sinh khát vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại,
nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với
các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ
không là gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may lắm chỉ tiếp thu được một
lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Và vì thế dễ quên.
Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri thức trở
nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người học
lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người không thích, không hứng thú khi học
môn học nào đó thường là những người không học tốt môn học đó. Chính vì vậy, việc
tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác
giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào.
2
2. Thực trạng
Vấn đề là làm thế nào để tạo hứng thú cho người học khi giảng dạy tin học?
Đây là một vấn đề khó, không có một cách thức, con đường chung cho mọi người.
Sự hứng thú của người học phụ thuộc nhiều yếu tố như phương pháp giảng dạy, phong
cách, ngôn ngữ, cách thức tổ chức quá trình học tập của giáo viên; chương trình, còn phụ
thuộc rất nhiều vào học sinh
Vậy, thực tế vấn đề này như thế nào? Để tìm hiểu ý kiến của học sinh xung quanh
vấn đề hứng thú học tập môn tin học, tôi đã tiến hành điều tra đối với 40 học sinh trong
đã học môn tin học theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
1. Em có cảm giác sợ hải khi đến tiết tin học không?
Chưa:28% đôi khi: 52% thường xuyên: 6% bình thường: 14%
2. Em có cảm giác mệt mõi khi đến tiết tin học không?
Có: 26% thỉnh thoảng: 62% chưa: 12% thường xuyên: 0%
3 .Điều gì quan trọng nhất tạo hứng thú cho người học?
Nghệ thuật GV:85% ý thức người học:7% đặc thù môn học:8% yếu tố khác:0%
4. Không khí lớp học vui nhộn quyết định như thế nào đến việc tạo hứng thú cho
người học?
Quyết định:38% rất quan trọng: 55% bình thường: 5% không quan trọng: 2%
5. Yếu tố nào quyết định đến không khí lớp học?
Tổ chức: 28% phương pháp: 40% bài học: 7% ý thức người học: 25%
6. Trong giờ học giáo viên nên tạo một vài tình huống hài hước gắn với nội dung bài
học không?
Nên: 20% rất nên:65% không nên: 15% tuyệt đối không: 0%
Kết quả điều tra cũng cho thấy, phần đa số ý kiến được hỏi đều trả lời, yếu tố quan
trọng nhất tạo nên sự hứng thú hay không hứng thú cho người học phụ thuộc nhiều vào
người dạy học. Cụ thể hơn, cơ bản vẫn là ở cách thức tổ chức giờ dạy của giáo viên, ở sự
cuốn hút, hay nói cách khác là nghệ thuật của giáo viên khi lên lớp.
Kết quả trên cũng góp phần khẳng định, việc có hay không có hứng thú trong học tập
quan trọng như thế nào đến chất lượng học tập. Việc dạy - học kích thích sức mạnh nội
tâm đến một chừng mực nào đó thì sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn chừng ấy. Ngược lại,
những gì lôi cuốn làm ta say mê cũng đều kích thích sức mạnh nội tâm của chúng ta. Mà
kích thích sức mạnh nội tâm chính là phát huy tối đa tâm lực của chúng ta, giúp ta phát
huy được năng lực của mình.
3
Tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm là một hoạt động dạy học nhằm
phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Việc tổ chức cho học
sinh thảo luận nhóm là đặt học sinh vào môi trường hoạt động tích cực. Trong nhóm,
học sinh được thảo luận và hợp tác làm việc với nhau. Học tập theo nhóm giúp học sinh
học tập thông qua giao tiếp, trao đổi tranh luận với nhau, chia sẽ và có cơ hội diễn đạt ý
nghỉ của mình, phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề. Giáo viên là người tổ chức,
hướng dẫn kích thích hổ trợ học sinh lĩnh hội kiến thức bằng kinh nghiệm giáo dục của
mình.
Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm :
+ Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm
giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giáo viên dẫn dắt trực
tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm nhỏ.
Phương pháp này thích hợp cho việc thảo luận nhóm, đưa ra những cách thức giải
quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm cùng
tham gia vào việc giải quyết một vấn đề.
+ Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học
hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những
giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình,
người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành
viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở
đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm
+ Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai trò là
người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và
đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy công việc của giáo viên trong
làm việc theo nhóm không bao giờ là thừa, trái lại đó là một sự rất cần thiết để giúp cho
các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những giải pháp, câu trả lời cho vấn đề
được đưa ra.
3. Phương pháp thực hiện.
a. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Lập kế hoạch bài dạy:
+ Đọc kỹ bài dạy nắm mục tiêu cần đạt
+ Kịch bản sư phạm
4
+ Dự kiến các tình huống xảy ra trong khi thảo luận nhóm.
- Dự kiến:
+ Cách chia nhóm, số lượng nhóm
+ Nhiệm vụ của các nhóm.
+ Thời gian thảo luận, trình bày
- Thiết kế bài giảng: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh tích
cực, hào hứng suy nghỉ ở mức độ cao và sâu hơn.
- Chuẩn bị: chuẩn bị chu đáo đồ dùng và thiết bị dạy học.
- Thực hiện kế hoạch dạy học
Học sinh:
- Giáo viên giao việc cho học sinh trước khi kết thúc một tiết học.
- Đưa ra câu hỏi cần thảo luận để học sinh chuẩn bị.
- Đọc bài mới
- Chuẩn bị kĩ kiến thức giáo viên yêu cầu.
b. Các bước tổ chức:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng cho
từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và
mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra
nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục. Những mục tiêu, nhiệm vụ, nội
dung làm việc theo nhóm có thể được viết ra giấy và phát cho mỗi nhóm.
- Định thời gian làm việc của mỗi nhóm kể cả giờ giải lao
- Ấn định thời gian họp lại sau khi thảo luận nhóm ( để báo cáo kết quả làm việc ở
nhóm )
- Nêu cách thức làm việc của nhóm
- Cung cấp các thông tin liên quan với chủ đề.
- Thông báo công việc của giáo viên trong thời gian các nhóm làm việc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thảo luận.
Bước 2: Chia nhóm
Xác định số lượng người của mỗi phù hợp với yêu cầu làm việc. Thực hiện việc chia
nhóm theo những cách: ngẫu nhiên ( phát bìa, thẻ, điểm số… ), theo sự chỉ định của
giáo viên hoặc theo sở thích của người học.
Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm.
5