Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TẠO SỰ HỨNG THÚ TRONG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.73 KB, 7 trang )

ĐỀ TÀI: TẠO SỰ HỨNG THÚ TRONG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
MÔN VẬT LÝ
I.Đặt vấn đề:
Vật lý là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Sự phát triển
khoa học vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động trực tiếp qua lại với sự tiến
bộ của khoa học và kỹ thuật. Cho nên việc giảng dạy tiết vật lý có sử dụng
đồ dùng dạy học để làm thí nghiệm góp phần hình thành và rèn luyện cho
học sinh các hình thức tư duy và làm việc khoa học, chính xác, trách nhiệm
đối với cuộc sống, gia đình và xã hội. Do đó tạo hứng thú cho học sinh trong
việc học tập thí nghiệm vật lý cũng như áp dụng các kỹ thuật và kinh
nghiệm vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng là rất cần
thiết.
II. Nội dung:
Môn Vật Lý có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào
tạo của trường THCS. Chương trình Vật Lý THCS có nhiệm vụ cung cấp
cho học sinh một hệ thống các kiến thức Vật Lý cơ bản,môn vật lý ở trường
THCS có vị trí cầu nối quan trọng,một mặt nó phát triển hệ thống hóa các
kiến thức,kỹ năng và thái độ mà học sinh đã lĩnh hội và hình thành ở tiểu
học, mặt khác nó góp phần chuẩn bị cho học sinh những kiến thức,kỹ
năng,thái độ cần thiết để tiếp tục đi sâu hơn vào các lĩnh vực lao động sản
xuất đòi hỏi những hiểu biết nhất định về Vật Lý.
Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung
tâm thì ngoài vấn đề hoạt động học tập quen thuộc hiện nay, học sinh còn
cần được tham gia vào các hoạt động như thu thập và xử lí thông tin, thảo
luận nhóm, tự đề xuất các dự đoán, giả thiết, giải quyết những vấn đề khoa
học nhỏ và nhất là tiến hành các thí nghiệm Vật Lý với các vật liệu và thiết
bị đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm, sẽ tạo nên sự hứng thú trong học tập, tạo điều
kiện để học sinh có thể quan sát trực tiếp các hoạt động Vật Lý bằng cách
trong tiết có thực hành thí nghiệm cho các học sinh làm quen các dụng cụ và
hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm tạo cho học sinh tính tự lập trong
công việc mình cần hoàn thành.


Ví Dụ:
Thí nghiệm bài : ĐO THỂ TÍCH
A.Đo thể tích chất lỏng:
1. Mục đích, yêu cầu:
• Biết các dụng cụ đo thể tích và sử dụng.
• Biết cách đo thể tích của một lượng nước bằng một số dụng cụ
như bình chia độ, ống nghiệm chia độ…
Trang 1
2. Dụng cụ:
• Một bình chia độ 250ml
• Một ống nghiệm chia độ
• Một cốc nhựa hoặc ca
3. Cách đo:
a. Dụng cụ đo:
• Cho học sinh tìm hiểu một số dụng cụ thường dùng để đo thể
tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm như bình chia độ, ống
nghiệm chia độ…
• Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ.
b.Cách đo:
• Giáo viên hướng dẫn học sinh đo thể tích chất lỏng theo sách
giáo khoa.
• Yêu cầu ghi kết quả vào bảng:
STT Độ dài vật cần đo
Độ dài ước
lượng
Kết quả đo ( ghi đơn vị )
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung
bình
c. Tiến hành đo:
• Cho một lượng nước vào cốc và ca.

• Ước lượng thể tích của lượng nước trong cốc và ca.
• Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
• Đổ nước từ ca vào trong ống nghiệm hoặc bình chia độ.
• Đặt bình chia độ thẳng đứng ( nếu là ống nghiệm thì cầm sao
cho thẳng đứng)
• Đọc và ghi kết qủa vào bảng số liệu:
STT Tên vật Thể tích ước lượng Thể tích đo được
* Lưu ý cho học sinh chú ý đến tính chính xác để dẫn đến thành công
cao hơn vì các dụng cụ thí nghiệm phần lớn có độ chính xác không giống
nhau cho dù cùng một khuôn khổ chế tạo, đặc biệt hơn nữa các dụng cụ do
Việt Nam sản xuất xét về toàn diện nó chỉ đạt tầm trung bình về chất lượng.
Trang 2
Phần mô tả các thí nghiệm chủ yếu là ảnh chụp,các thí nghiệm đã được thực
hiện ở trung tâm nghiên cứu cơ sở vật chất và thiết bị trường học thuộc viện
khoa học giáo dục,việc thay đổi hình vẽ minh hoạ bằng các ảnh chụp trong
kênh hình vẽ sẽ tăng thêm tính thuyết phục của kênh thông tin này và làm
cho học sinh cảm thấy hứng thú và hăng say trong việc thực hành thí nghiệm
dựa trên hình đã được rõ ràng hơn đặc biệt là gần gũi với đời sống.
VD1:Thí nghiệm:Xác định ảnh của vật tạo bởi gương phẳng:
Để xác định xem là ảnh ảo hay ảnh thật bằng cách đưa một tấm
bìa dùng làm màn chắn ra sau gương phẳng để kiểm tra.
KL: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên
màn chắn gọi là ảnh ảo.
Bố trí thí nghiệm như hình vẽ 5.2(SGK/15) để kiểm tra độ lớn của ảnh
có bằng độ lớn của vật không bằng cách thay gương phẳng bằng tấm kính
màu trong suốt.Tấm kính là một gương phẳng nó vừa tạo ra ảnh của viên
phấn thứ nhất vừa cho ta thấy các vật ở phía bên kia tấm kính.Dùng viên
phấn thứ hai bằng viên phấn thứ nhất đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự
đoán về độ lớn của ảnh như hình 5.3 (SGK/16).
KL: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của

vật.
VD2: Hiện tượng phản xạ âm: là hiện tượng khó thấy trong thực tế
nên cần mô tả hiện tượng này. Âm khi gặp vật chắn luôn bị phản xạ,nhưng
không phải lúc nào cũng nghe thấy tiếng vang.Cần cho học sinh thực hành
nghe thấy tiếng vang trong thực tế như nối vào chum,vào bể nước….
• GV cần hiểu rõ để tránh đưa vào cho học sinh những nội dung quá cao
không phù hợp mục tiêu của chương trình tránh tình trạng quá tải
trong học tập của học sinh và cũng để giúp GV tránh phạm những sai
lầm về kiến thức,vừa sức với học sinh để các em có thể tự tìm những
kiến thức biết được trong cuộc sống đưa vào đúng với bài học.
• Riêng đối với lớp 8 thì đòi hỏi cao hơn,tuy nhiên quan trọng vẫn là
giúp học sinh tự tìm hiểu,tự lực tiến hành và từ đó rút ra được kết quả
cho tiết thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do GV làm về các mối
liên hệ giữa công với lực và quãng đường dịch chuyển do lực tác
dụng để tính công ở trong một những máy cơ đơn giản.
VD3: Thí nghiệm bài: Chuyển động đều-chuyển động không đều.
1. Mục đích yêu cầu:
• Thông qua thí nghiệm học sinh rút ra đặc điểm vận tốc trong
chuyển động thẳng đều là “vận tốc không đổi theo thời gian”.
Trang 3
• Xác định dấu hiệu đặc trưng của chuyển động không đều là
“vận tốc thay đổi theo thời gian”.
• Làm thí nghiệm xác định vận tốc trung bình của chuyển động
không đều.
2. Dụng cụ :
• Máng nghiêng hai đoạn.
• Bánh xe Macxoen
• Bút dạ
• Máy gõ nhịp
3. Tiến hành thí nghiệm:

• Bố trí thí nghiệm như hình 3.1 ( SGK/11). Điều chỉnh máng
bằng các vít ở đáy máng.
• Đặt bánh xe Macxoen đúng vị trí đã đánh dấu trên đỉnh máng
nghiêng.
• Thả cho bánh xe chuyển động, quan sát chuyển động của bánh
xe, điều chỉnh cho phù hợp sau đó mới thực hiện phép đo.
• Thả cho bánh xe chuyển động, đánh dấu vị trí của trục bánh xe
sau những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp ( đánh dấu vị trí
của bánh xe sau mỗi nhịp gõ của máy nhịp ). Trên máng
nghiêng ghi 3 khoảng và máng ngang 3 khoảng. Sau đó đo
quãng đường và ghi kết quả vào bảng ( thực hiện 3 lần):
Tên quãng đường AB BC CD DE EF
Chiều dài quãng
đường (m)
Thời gian chuyển
động trên quãng
đường(s)
Kết quả :
• Trên phần máng nghiêng bánh xe chuyển động nhanh dần và trên
đoạn máng ngang bánh xe chuyển động đều.
• Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi chung sau đó khái quát rút
ra kết luận.
* Chú ý:
• Tuy nhiên đối với baì thí nghịêm này để đo đạc cần kiểm tra,điều
chỉnh cho máy đúng vị trí.
Trang 4
• Chuyển động cuả tâm bánh xe không thẳng mà bị lệch dần về một
phía là do pháp tuyến của mặt phẳng chứa mặt phẳng của 2 thanh
ray không nằm trong mặt phẳng đứng.
• Chuyển động của bánh xe trên màng ngang nhanh dần hoặc chậm

dần là do máng chưa nằm ngang.
• Khi điều chỉnh thấy phù hợp mới thực hiện đo đạc.
• Trong khi thực hiện đo, các động tác phải đồng thời : mắt nhìn, tai
nghe, tay đánh dấu. Tay cầm bút nên dịch chuyển theo chuyển
động của trục bánh xe để đánh dấu vị trí trục bánh xe được chính
xác hơn.
• Máy gõ nhịp có ba nấc ứng với ba khoảng thời gian: 1s, 2s, 3s. Tùy
thuộc vào chuyển động của vật nhanh hay chậm mà chọn khoảng
thời gian giữa hai nhịp gõ phù hợp.
VD4: Thí nghiệm baì: Biểu Diễn Lực.
1. Mục đích yêu cầu:
Làm thí nghiệm để phát hiện tác dụng của lực làm biến đổi vận tốc
của vật.
2. Dụng cụ:
- Xe lăn
- Nam châm
- Khối thép
3. Tiến hành thí nghiệm:
• Đặt khối thép lên xe lăn,bố trí trên mặt phẳng ngang hầu như
không có ma sát.
• Đưa thanh nam châm từ từ lại gần xe đầu lăn,tới một khoảng cách
đủ nhỏ thì xe lăn chuyển động về phía thanh nam châm.
• Cần cung cấp đầy đủ ĐDDH để giáo viên và học sinh hình thành
thí nghiệm,đặc biệt là các thí nghiệm đo thời gian,độ dài,lực,các ví
dụ dùng để nghiên cứu định tính áp suất chất lỏng,áp kế,bình thông
nhau,dụng cụ nghiên cứu định luật Acsimet và sự nổi.
• Đối với chương trình vật lý 9, nhiều bài có nội dung và phương
pháp thay đổi tương đối nhiều so với chương trình cũ do đó trong
một tiết có sử dụng ĐDDH còn gặp nhiều khó khăn hoặc không có
điều kiện tốt để thực hiện cho nên phải chuẩn bị đầy đủ tạo cho

học sinh hứng thú trong khi tiến hành là Giáo Viên phải chọn
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và
Trang 5
cơ sở vật chất của trường, phải lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy
học mang lại hiệu quả cao ( soạn giáo án).
Ví dụ 5: Thí nghiệm bài: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
1.Mục đích yêu cầu:
Phân biệt được hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng
2.Dụng cụ:
Giáo viên và học sinh:
• Một bình nhựa, một bình chứa, ca.
• Một miếng nhựa có một cạnh được cắt thành hình vòng cung,
trên bề mặt có in vòng tròn chia độ.
• Một tấm tole phẳng sơn đen được đặt trên hai chân đế để làm
màn hứng tia sáng.
• Một nguồn sáng.
Nhóm học sinh:
• Ba chiếc đinh ghim.
• Một chiếc kẹp nhựa di chuyển được trên vòng cung của tấm
nhựa.
3.Tiến hành thí nghiệm:
a.Thí nghiệm 1: Quan sát đường truyền của tia sáng từ không
khí sang nước. Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
• Từ từ đổ nước vào bình cho nước dâng lên tới mặt phân
cách đường kẻ sẵn trên vòng tròn chia độ.
• Chiếu một tia sáng đi là là trên màn hứng tới mặt phân cách
giữa không khí và nước tại điểm tới. Quan sát đường truyền.
• Từ kết quả thí nghiệm, rút ra định nghĩa về hiện tượng khúc
xạ.
b. Thí nghiệm 2:

Quan sát và vẽ đường truyền của tia sáng khi đi từ nước sang không
khí.
• Cắm đinh ghim1 ở chính giữa mặt phân cách, đinh ghim2 ở sát
mép tấm nhựa.
• Nhúng thẳng đứng tấm nhựa vào bình.
• Từ từ đổ nước vào bình cho đến khi nước chạm vào đinh ghim
ở chính giữa mặt phân cách.
Trang 6
• Tìm vị trí đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy đinh ghim1 mà không
nhìn thấy đinh ghim2.Giữ nguyên vị trí đặt mắt,cắm đinh ghim
thứ ba sao cho nó đồng thời che khuất cả hai đinh ghim kia.
• Nhấc tấm gỗ ra, vẽ đường nối vị trí ba đinh ghim.Chứng minh
đó là đường biểu diễn đường truyền của tia sáng đi từ nước
sang không khí.
• Từ thí nghiệm rút ra nhận xét về tia khúc xạ, độ lớn góc khúc
xạ so với góc tới, vẽ được đường truyền của tia sáng khi truyền
từ nước ra không khí
4.Chú ý:
• Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cắm đinh ghim ở sát mép sao
cho tránh được hiện tượng phản xạ toàn phần ( góc tới <48
o
30’)
• Cần nhúng ướt đinh ghim ở chính giữa mặt phân cách trước khi
tiến hành thí nghiệm để dễ quan sát.
• Miếng nhữa phải được đặt thẳng đứng trong nước.
• Phải có sự khéo léo, tính cẩn thận và kiên trì của học sinh.
• Qua thí nghiệm này, học sinh thấy được khi truyền từ nước ra
không khí, tia sáng bị khúc xạ nhưng không phải khi nào cũng có
hiện tượng đó.
III.Kết luận:

Trên đây là những suy nghĩ mà tôi đã rút ra được trong quá trình
giảng dạy của mình. Tuy nhiên có những lúc cũng không đạt đúng theo ý
muốn nhưng cũng một phần nào đó tạo cho học sinh say mê, hứng thú vào
khéo léo, chính xác, cẩn thận trong khi thực hành.
Tuy nhiên cũng cần tạo điều kiện thêm cho học sinh tốt hơn về mọi
mặt như ĐDDH cung cấp đầy đủ hơn và sự chuẩn bị tốt của giáo viên,sự
phối hợp của nhà trường để cho học sinh làm quen nhiều để đạt được kết quả
tốt hơn.
Mong các đồng nghiệp xem và cùng góp ý kiến thêm để bài viết của
tôi được hoàn thiện hơn và trong quá trình giảng dạy sau này thuận lợi và đạt
kết quả tốt hơn.
Trang 7

×