Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.86 MB, 122 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

PHUNG CHi THANH

PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN
DAY NGHE LAI XE O THANH PHO CAN THO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

2021 | PDF | 121 Pages



DONG THAP - NAM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

PHUNG CHi THANH

PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN
Y NGHE LAI XE Ở THANH PHO CAN THO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8.14.01.14


Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM VĂN KHANH

DONG THAP - NAM 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng lặp với bắt cứ cơng trình nào đã được cơng bố trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Đồng Tháp, tháng 12 năm 2021

Phùng Chí Thành


Trong quá trình thực hiện đề

ổn đội ngũ giáo viên dạy nghề

lái xe ở thành phố Cần Tho”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều

kiện của tập thể Ban giám đốc, các đoàn thẻ, tổ chuyên môn, cán bộ giáo viên,
nhân viên các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Đào tạo và Sát hạch lái xe cơ
giới đường bộ trên địa bàn thành phố Cằn Thơ. Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân
thành về sự giúp đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Văn Khanh người trực tiếp hướng dẫn khoa học và chỉ bảo cho tơi hồn thành luận văn nảy.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, bạn bè, đồng nghiệp của tôi

đang công tác tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp đảo tạo lái xe cơ giới
đường bộ ở Cần Thơ và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thực hiện đề tài nhưng chắc chắn rằng.

đề tài sẽ cịn có những hạn chế, thiếu sót. Tơi rat mong nhận được sự góp ý chân
thành của quý thầy cô, đồng nghiệp và những người quan tâm đến dé tài này,
Xin trân trọng cảm ơn!

Đồng Tháp, tháng 12 năm 2021

Phùng Chí Thành


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.
LỜI CẢM ƠN..

MỤC LỤC

DANH MUC CAC TU VIET TAT
DANH MUC BANG, BAN DO, SO BO
MO DAU..
1. Ly do chon dé tai

2. Mục đích nghiên cứu..
3. Khách thê và đối tượng nghiên cứu.
4. Giả thuyết khoa học.

5.

6.
7.
8.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứ
Những đóng góp của luận vai

9. Cau trúc của luận văn.
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

NGHÈ LÁI XE,
1.1. Tổng quan về phát triển đội ngũ giáo viên.

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

1.2. Các khái niệm cơ bản.
1.2.1. Giáo viên.

1.2.2. Đội ngũ và đội ngũ giáo viên.

1.2.3. Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe...
1.3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe
1.3.1. Tiêu chuẩn người giáo viên dạy nghề lái xe

1.3.2. Đặc trưng lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề lái xe
1.3.3. Đặc điểm năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe..


1.4. Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

DẠY.


iv
1.4.1. Sự cần thiét, tam quan trong phat trién đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ....22
1.4.2. Quy hoạch và kế hoạch phát triên đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe........
1.4.3. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe..

1.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lai x
1.4.5. Đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe
1.4.6. Xây dựng môi trường phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lai x

1.5. Các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe .30
1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.2. Yếu tố chủ quan
CHƯƠNG 2. THUC

TRANG

PHAT

TRIEN

DOI

NGU

GIAO


VIEN

DAY

NGHE LAI XE 6 THANH PHO CAN THO.
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội thành phố Can Tho

2.1.1.Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội
2.1.2. Tình hình đào tạo nghề lái xe..

2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng...

2.2.1.Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Cách thức khảo sá

2.2.4. Khách thể khảo sát
2.2.5. Thời gian khảo sát, địa bàn khảo s
2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát

2.3. Thực trang đội ngũ giáo viên dạy ngh
2.3.1. Thực trạng về
2.3.2. Thực trạng về cơ cầu đội ngũ giáo viên.
2.3.3. Về chất lượng giáo viên theo chuẩn ngi
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố Cần Thơ.
2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về sự cần thiết,
quan trọng phát triên đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe.
2.4.2. Thực trạng về quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy.
nghề lái xe


2.4.3. Thực trạng về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe


v
2.4.4.Thực trạng đảo tạo, bồi dưỡng phát triên đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe

2.4.5. Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe
2.4.6. Thực trạng xây dựng môi trường phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
lái xe...

2.5. Thực trạng các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe
ở thành phố Cần Thơ...

2.6. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng
2.6.1. Mat manh
2.6.2. Mat han cl
2.6.3. Nguyén nhan.
2.6.4. Đánh giá chung .
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3.BIỆN PHAP PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN

DAY NGHE

LAI XE 6 THANH PHO CAN THO

biện pháp,

đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ...


ắc đảm bảo tính thực tiễn, kha thi
ắc đảm bảo tính hiệu quả.
3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố ‘an Tho......
3.2.1.Biện pháp!: Tổ chức quán triệt cho CB, giáo viên về tầm quan trọng phát
triên đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phó Cần Thơ.
8

day nghé lai xe ở thành phố Cần Thơ..
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động đào tao, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho.
đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố Cần Thơ.
3.2.5.Biên pháp 5: Cải tiến phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên theo
năng lực
84
3.2.6.Bién phap 6: Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ
giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố Cần Thơ.

.Ñ7


vi
3.3. Mối quan hệ giữa các biện phái
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện phái
3.4.1.Nội dung và cách tiến hành.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

đội ngũ giảng viên
KẾT LUẬN VÀ KHUYỀẾN NGHỊ

1. KET LUAN
2. KHUYEN NGHI


2.1. Đối với Sở Giao thông Vận tải thành pI
2.2. Đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢ:

CONG TRINH KHOA HQC DUQC Ci
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

in Tho..




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT
STT | Viết tắt

1

BD_

Nguyên nghĩa

(Bồi dưỡng

2

CBQL | Cán bộ quản lí


3

CSVC | Cơ sở vật chất

4 | DNGV | Đội ngũ giáo viên
5

| GD&DT | Gido duc va Dao tao

6|

GDNN | Giáo dục nghề nghiệp

7

NCKH. | Nghiên cứu khoa học

8 | QLGD | Quan
li giéo due


viii
DANH MUC BANG, BAN DO, SO DO.
Bảng 2.1 Đối tượng tham gia khảo sát

Bảng 2.2 Đánh giá của đội ngũ CBQL, giáo viên về chất lượng giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệ|

44


Bảng 2.3 Đánh giá của đôi ngũ CBQL, giáo viên mức độ quan trọng của phát triển
đội ngũ giáo viên dạy nghẻ lái xe
Bảng 2.4 Đánh giá của đội ngũ CBQL, giáo viên về quy hoạch và kế hoạch phát triển
đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe

Bảng 2.6. Đánh giá của đội ngũ CBQL, giáo viên về sử dụng đội ngũ giáo viên dạy
nghề lái xe.

52

Bảng 2.7 Đánh giá của đội ngũ CBQL, giáo viên về đảo tạo, bồi dưỡng phát triển đội
ngũ giáo viên dạy nghề lái xe...

54

Bảng 2.8 Đánh giá của đội ngi CBQL, giáo viên về đánh giá đội ngũ giáo viên day
nghề lái xe.

6

Bảng 2.9 Đánh giá của đôi ngũ CBQL, giáo viên về xây dựng môi trường phát triển

đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe

58

Bảng 2.10 Đánh giá của đội ngũ CBQL, giáo viên về các yêu tố ảnh hưởng đến phát
triển đội ngũ giáo viên dạy nghẻ lái xe ở thành phố Cần Thơ...
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hành chính thành phó Cần Thơ.
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu về trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên tại các trung tâm GDNN......
Sơ đồ 2.3.Cơ cấu về xép loại chuyên môn của đội ngũ giáo viên tại các trung tâm.

GDNN,
Sơ đồ 2.4. Cơ cầu về đô tuổi của đội ngũ giáo viên tại các trung tâm GDNN.
Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng quy hoạch phát triên đội ngũ giáo viên..
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ tính cần thiết va tinh kha thi


1

MO DAU
1. Ly do chon dé tai

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trong trong chiến lược xây dựng con người

và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Giáo dục nước ta đang trong tiến
trình đổi mới căn bản toàn diện nhằm chuyền đổi nền giáo dục tử chủ yếu dạy học
truyền thụ sang nền giáo dục dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học.

Hiện nay nền giáo dục nước ta phải đang chuyển đổi mạnh mẽ nội dung chương.
trình giáo dục đào tạo trong đó trước tiên lấy đổi mới cơng tác quản lí làm then chốt
và phát triển đội ngũ giáo viên là trọng tâm, quyết định. Trong những năm qua,
thực hiện công cuộc đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp.
giáo dục Việt Nam đã phát triển không ngừng và đạt được những thành tựu lớn lao,
chuẩn bị nguồn nhân lực cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhưng nhìn
chung, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cơng tác phát

triển đội ngũ giáo viên cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của đắt nước

trong thời kỳ CNH-HĐH. Thực tế này đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề và cấp bách
cho nền giáo dục Việt Nam, cần phải đẩy mạnh đổi mới hơn nữa công tác phát triển
đội ngũ nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục và đảo tạo, tạo ra nguồn nhân lực
ao động qua đào tạo có tỷ lệ cao và nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành
kinh tế xã hội cho đất nước.

Có được đội ngũ nhà giáo chất lượng cao là có được chìa khóa để mở,
cánh cửa của chất lượng giáo dục và đào tạo trong các lĩnh vực, các ngành nghề.
Chỉ thị 40/TW của Ban bí thư TW Đảng ngày 15/6/2004 đã xác định: “Xây
dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí đủ về lơ lượng, có phẩm chất đạo đức
và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chun mơn cao, phong cách giảng dạy
và quản lí tiên tiến.” Trên cơ sở đó, ngày 11/01/2005, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành quyết định số 09/2005/QĐ-TTg phê duyệt
in xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi
mới căn bản và toàn diện nên giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế


2

quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then
chốt” (Đảng CSVN, 2011, tr.25).Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI đã chỉ rõ phải: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguôn nhân lực; tăng cường
tiềm lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ”. Luật Giáo dục do Quốc
hội nước ta ban hành năm 2019 cũng đã thể chế hóa và nhắn mạnh về vai trị,
tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục và đảo tạo và
đưa ra nhiều biện pháp luật hóa để phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt đáp
ứng sự phát triển giáo dục nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa”. Như vậy, phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng, chất lượng

là nhân tố quan trọng đưa sự nghiệp giáo dục nước ta phát triển lên tầm cao mới
đồng thời góp phần quan trọng cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là
yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng

trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm KT - XH phát triển nhanh, hiệu
quả, bền vững (Quốc hội, 2019, tr.36).

Về thực tiễn: Vấn đề phát triển đội ngũ GV của nhà trường mặc dù đã
được lãnh đạo, co quan các cấp quan tâm và coi đó là một trong những nội dung,
biện pháp nhằm để nâng cao chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, có những
hạn chế bắt cập trong phát triển đội ngũ đó là số lượng giáo viên, cơ cấu trình độ
dio tạo, độ tuổi khơng đồng đều, việc tổ chức bồi dưỡng đội ngũ còn ling ting
dẫn đến khả năng thiếu hụt đội ngũ GV trong thời gian tới.
Về lý luận: Đã có một số cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học
nghiên cứu về phát triển đội ngũ GV ở các khía cạnh khác nhau như: Phát triển
đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Quang Trung, thành phố 5 Chi Minh;
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cắp chuyên nghiệp Quân đội theo tiếp
cận năng lực; Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo tiêu chuẩn
giáo viên, giảng viên dạy nghề....Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu đi
sâu vào vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe, vì thế tác giả lựa
chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố Cần

Thơ”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục.


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên, khảo sát

thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố Cần Thơ,
luận văn đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành
phố Cần Thơ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe trong

giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.

'Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phó Cần Thơ.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu luận văn hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo
viên và đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở
thành phố Cần Thơ thì sẽ đề xuất được những biện pháp cần thiết, khả thi cho
phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố Cần Thơ, nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo nghề lái xe đáp ứng nhu cầu xã hội.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
$.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên dạy.
nghề lái xe.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
lái xe ở thành phố Cần Thơ.
3.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở
thành phố Cần Thơ.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết va khả thi các biện pháp đề xuất.


6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
lái xe ở thành phố Cần Thơ.


4
6.2. Giới hạn về khách thể kháo sát

Nghiên cứu được tiến hành gồm: 166 CBQL, giáo viên tại 06 trung tâm
đào tạo nghề lái xe trực thuộc các trường, trung tâm trên địa bàn thành phố Cần

Thơ, bao gồm:
STT
|_
2
3 __|
4 |
5 _|
6_ |

Đơn vịl
Trung tim GDNN dio tạo và sát hạch lái xe cơ
giới đường bộ Tây Đô.
Trung tim
GDNN
dio tạo và sắt hạch lái xe cơ
e

ca
giới đường bộ Cần Thơ
Trường Cao đăng Tây Đô.
Trung tâm dạy nghé lái xe Chiên Thắng
Trung tâm dạy nghề Màu Hoa Đỏ
Trường Cao đăng nghệ số 9 - Cơ sở 2
Tơng cộng:

Số lượng=—Í Ghi
CBỌL |giáo | ch
viên
6
lão
6
6
6
6
6
36

|
|
|
|
|

20
20
20
20

20
[130

6.3. Giới hạn về thời gian
Các số liệu khảo sát thu thập từ năm 2018 đến năm 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu để tài này, tác giả luận văn sử dụng và phối hợp.
các phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích của nhóm phương pháp này là tạo dựng cơ sở lý luận làm nền
tảng cho việc nghiên cứu đề tài. Tác giả luận văn sẽ sử dụng các phương pháp
cụ thể như sau:
7.1.1. Phương pháp phân tích. tổng hợp: Thu thập và phân tích các tài
liệu khoa học, các văn bản của Đảng, Chính phủ, của Bộ GD&ĐT... về phát
triển đội ngũ giáo viên.
7.1.2. Phương pháp hệ thống hóa: Nghiên cứu, sắp xếp các khái niệm
khoa học, các quan điểm về phát triển đội ngũ giáo viên của các tác giả, các cơ
quan quản lí về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp...xây dựng cơ sở lý luận về phát
triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe.


5

7.1.3. Phương pháp khái quát hóa: Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu về dạy
và học lái xe, các chủ trương, quản lí về dạy nghề của thành phố Cần Thơ, tác

giả phối hợp các phương pháp nghiên cứu để khái quát nội dung, yêu cầu về
phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe trên địa bàn thành phố Cần Thơ

trong giai đoạn hiện nay.

72. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp nghiên cứu này được sử dụng để khảo sát thực trạng
phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường, trung tâm đào tạo lái xe trên địa bản
thành phố Cần Thơ. Thuộc nhóm này có các phương pháp sau đây:
7.2.1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Tham khảo các bản báo cáo tổng kết năm học, kế hoạch năm học của các
trường, trung tâm dạy nghề, cơ quan quản lí ngành, các báo cáo về công tác phát
triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng bộ phiếu hỏi, khảo sát cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên của
các trường, trung tâm dạy nghề lái xe, phân tích những kết quả điều tra nhằm thu
thập thông tin về:

~ Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở

thành phố Cần Thơ,
- Thăm dị ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát

triển đội ngũ giáo viên ở các trường, trung tâm đào tạo nghề lái xe trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Thu thập thông tin liên quan đến đề tài qua mạn đàm, trao đôi trực tiếp.

với cán bộ quản lí, giáo viên các trường, trung tâm đào tạo nghề lái xe trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.

7.2.4. Phương pháp quan sát

Người nghiên cứu dùng phương pháp quan sát để tìm hiểu mơi trường,
điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên ở các trường, trung tâm.


6
7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Lấy ý kiến của cán bộ quản lí có kinh nghiệm và các chuyên viên của Sở
Giao thông vận tải thông qua phỏng vấn về một số vấn đề nghiên cứu dé tai
quan tâm.

7.3. Nhóm phương pháp bỗ trợ
7.3.1. Phương pháp thống kẻ toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học đề xử lý số liệu thu thập được.
(sử dụng phần mềm MS Excel để xử lý số liệu), định lượng kết quả nghiên cứu
nhằm đưa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu.

7.3.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng máy ghỉ hình, chụp ảnh để so sánh, đối chiếu các điều kiện thực
tế về sân, bãi thực hành, thực tập với lý thuyết lái các loại xe cơ giới đường bộ.
8. Những đóng góp của luận văn
8.1. Về lý luận: Hệ thơng hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo
viên. Làm sáng tỏ về phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe.

8.2. VỀ thực tiễn: Đánh giá thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên dạy.
nghề lái xe ở thành phố Cần Thơ, đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
dạy nghề lái xe ở thành phố Cần Thơ.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục, luận văn gồm có


3 chương,
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe
Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành
phố Cần Thơ.

Chương 3. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành

phố Cần Thơ.


7

CHUONG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
DẠY NGHE LAI XE
1.1. Tổng quan về phát triển đội ngũ giáo viên

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục được các nước.
trên thể giới đặt lên hàng đầu, là một trong những nội dung cơ bản trong các lần
đổi mới, chấn hưng, cải cách giáo dục, phát triển đất nước.

Vấn đề đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên đã được quan
tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Có thể kể đến các cơng trình tiêu
biểu như: Learning to teach (Richard I.Arends, 1998, tr.47), Education portal
and distance leaming project (Andrew Scryner, 2004, tr63), Information
technology training Programs for students and teachers (Hary Kwa, 2004)....
Nhìn chung, khi đề cập đến phát triển đội ngũ giáo viên , ngoài sự thống nhất về
nội dung các nhiệm vụ với quản lí phát triển nguồn nhân lực, các nghiên cứu

đều dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng giáo viên , năng lực của giáo viên
Với việc phát triển của các phương tiện công nghệ dạy học hiện đại, nội dung
kiến thức các ngành khoa học ngày càng phong phú.... dẫn đến yêu cầu cấp thiết
phải đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, vai trò của đội ngũ giáo viên .
Các cơng trình nghiên cứu đã nhấn mạnh: Trong quá trình xây dựng, phát triển
đội ngũ giáo viên không chỉ quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên mà còn phải chú trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững, thích ứng nhanh
của mỗi giáo viên và cả đội ngũ, quan tâm cách thức bồi dưỡng theo mơ đun,
kèm theo đó là chính sách giảm giờ dạy trên lớp của giáo viên, coi trọng cơ cầu
quan hệ về chức danh giữa tỉ lệ giáo sư với trợ giảng và trợ lí. Daniel R.Beerens
- tác giả cuốn “Creating a Culture of Montivation and Learning” cho rằng: Tính

đơng trong tăng trưởng và ln ln mới là tiêu chí trung tâm của đội ngũ giáo
viên hiện nay. Ông chủ trương tạo ra một nền văn hóa về sự thúc đầy và thường
xuyên học tập của đội ngũ giáo viên, coi đó là giá trị mới, chính yếu của nhà
giáo (Daniel R. Beerens, 2003, tr.32).


§

Trong quyển sách “Quén ứrj hiệu quả trường học”, các tác giả K.B.
Everard, Geofrey Morris, lan Wilson (Vũ Văn Hùng, Bùi Thị Thanh Hiền, Đoàn
'Vân Anh sưu tầm và biên dịch) đã nghiên cứu sâu về quản lí con người đã đề
cao cơng tác tuyển dụng, quản lí và đánh giá kết quả công tác của đội ngũ giáo
viên (K.B. Everard và cs, 2009, tr.46)
Ở Nhật Bản, quốc gia có nền giáo dục phát triển vào bậc cao của Châu Á.

cũng đặc biệt chú trọng tới công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Luật Giáo dục
Nhat Bản quy dinh: “Dja vị xã hội của giáo viên phải được tôn trọng, sự đối xit
đúng đắn và phù hợp với giáo viên phải được đảm bảo”. Đề trở thành giáo viên

phổ thơng phải có chứng chỉ sư phạm. Nhật Bản có quy chế bồi dưỡng bắt buộc

hàng năm đối với giáo viên phổ thông mới vào nghề giáo viên đương nhiệm

được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp với phương thức đồi mới, đa
dạng. Chính sách đãi ngộ giáo viên chủ yếu thể hiện qua lương, phụ cấp, trợ cấp.

Mức tăng lương dựa vào thành tích và thâm niên cơng tác, trung bình I năm
hoặc 2 năm một lần giáo viên trường công lập ở Nhật Bản được hưởng nhiều

loại trợ cấp, quan trọng nhất là tiền thưởng 3 lần trong năm và cao gấp 5,2 lần

lương tháng.
Đến cuối thế ki XX, những quan niệm về NL, NNL và PTNNL hoàn thiện
hơn: Anthony Carnavale đưa ra quan niệm về PTNNL như là quản lí nhân lực
bao gồm: đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhân lực; Benisson
(1989) đưa ra khái niệm “fao nguồn nhân lực” với phát triển phần cứng và phát

triển phần mềm nguồn nhân lực. Phát triển phần cứng, được coi như quản lí

nhân lực, là phát triển đội ngũ lao động của một quốc gia hay phát triển nhân sự
của một cơ quan. Phát triển phần mềm là đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân
cách cho người lao động; Richard Noonan (1995) đưa ra khái niệm PTNNL với
nghĩa rộng là phát triển thể lực, phát triển trí lực và phát triên ý chí. Phát triển

thé lực bao gồm: sức khỏe, đinh dưỡng, dân số, nước và vệ sinh mơi trường, an
tồn xã hội phát triển trí lực bao gồm: giáo dục và đào tạo; phát triển ý chí bao
gồm: quyền con người, giới tính, phát triển cộng đồng, quyền tự do (Dẫn theo

Phan Văn Kha - Nguyễn Lộc, 2012, tr.289).



9

Theo đó, Leonard Nadle nhà xã hội học người Mỹ đã nghiên cứu và đưa
ra mơ hình quản trị nguồn nhân lực. Theo đó, quản trị nguồn nhân lực có ba
nhiệm vụ chính là: phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi
trường nguồn nhân lực. Trong đó nội dung phát triển nguồn nhân lực gồm: qui
hoạch, tuyển chọn sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng, đảo tạo lại và xây dựng môi
trường làm việc (Dẫn theo Tạ Ngọc Tắn, 2012, tr.156).
Nhu vay, vấn đề quản lí phát triển đội ngũ giáo viên đã được thể giới chú
ý và hết sức quan tâm trong QLGD.

1.12. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng vai trò người
thầy giáo “khơng thấy đồ mày làm nên”, khơng có thầy sẽ khơng có giáo dục.
Điều đó nhắc nhở mọi người phải quan tâm mọi mặt đến giáo dục, đến đội

ngũ giáo viên.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong.
chính sách phát triển đất nước. Đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển

giáo dục. Trong đó để nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng ta đã hết sức coi
trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí
giáo dục như: Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư (khóa IX)
về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
dục, Thơng báo số 242-TB/TW, ngày.......Kết luận của Bộ Chính trị (khóa X)
v iếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát
triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020,....


Xuất phát từ những quan niệm có chung định hướng đó, nhiều tác giả đã
có những cơng trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và dạy
nghề nói riêng.

Theo tác giả Ninh Văn Bình “Những bài học kinh nghiệm OL hoạt động
day hoc ở Trung tâm GDTX đề nâng cao chất lượng giáo dục” đã nêu ra các đặc
trưng tổ chức hoạt động của Trung tâm GDTX và yêu cầu QL hoạt động dạy
học tại Trung tâm GDTX quận, huyện đồng thời đưa ra các biện pháp để QL
hoạt động dạy ở Trung tâm GDTX quận, huyện (Ninh V Bình, 2013, tr.11).


10

- Tác giả Nguyễn Xuân Thành (2017), với bài viết “Phát triển đội ngũ
giáo viên các trường dạy nghệ theo chuẩn giáo viên , giảng viên dạy nghề đăng.

trong Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2017.Trong đó, xuất phát từ những,
tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn giáo viên , giảng viên dạy nghề, bài viết nêu lên
những đặc điểm của phát triển đổi ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề
nghiệp và những nội dung cần thực hiện để phát triển đổi ngũ giáo viên dạy
nghề theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu đảo tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
(Nguyễn X Thành, 2017, tr.31).
Trong thời gian gần đây, nghiên cứu về đội ngũ giáo viên cũng đã có một
số đề tài khoa học nghiên cứu về việc xây dựng, quản lí, phát triển và nâng cao

chất lượng đội ngũ giáo viên của trung tâm và các cơ sở giáo dục như các luận
văn thạc sĩ quản lí giáo dục của các tác giả sau:
- Tác giả Trần Lê Uyên (2013), “Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại


trường Cao đẳng Nghẻ Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại
học Đà Nẵng - Trường Đại học Sư phạm. Trong đó, nghiên cứu những lý luận

co bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, phân tích thực trạng
phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường Cao đăng Nghề Đà Nẵng trong
thời gian vừa qua, đề xuất một số giải pháp chủ yếu và cơ bản nhất để phát triển

đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng (Trần L Uyên,
2013, tr6)
- Tác giả Lã Thị Thanh Thủy (2019), Phát triển đội ngũ giảng viên tai
Học viện Cảnh sát Nhân dân đáp ứng yêu cầu Trường trọng điểm trong ngành
Công an, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Giáo dục. Trong đó, luận văn đã đi sâu phân tích: Xu thế phát
triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục là tất yếu của xã hội hiện nay.
Một trong những yếu tố có vai trị quyết định hàng đầu đến chất lượng giáo dục,

đào tạo là đội ngũ giáo viên. Để có chất lượng giáo dục, đảo tạo không thể
không chú ý tới xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ.

cấu và trình độ, tay nghề ngày càng được nâng cao. Kinh nghiệm thế giới đã


I

chứng tỏ thành công của công cuộc cải cách giáo dục ở nhiều nước phụ thuộc
chủ yếu vào sự hưởng ứng, quyết tâm và trình độ của đội ngũ giáo viên . Đề đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trước hết nhà giáo phải đổi mới
chính mình (Lã T T Thủy, 2019, tr.16).
Nhu vay, đã có nhiều luận văn đề cập đến quản lí phát triển đội ngũ giáo
viên Đại học, Cao đẳng, thuộc lĩnh vực dạy văn hóa và giáo dục nghề nghiệp.

Các cơng trình đều nhân mạnh vai trò, tầm quan trọng của phát triển đội ngũ

giáo viên tuy vậy chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề “Phát triển
đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở thành phố Cần Thơ”. Vì vậy, việc nghiên
cứu vấn đề này trở nên cần thiết cho các trường, trung tâm GDNN đào tạo và sát

hạch lái xe cơ giới đường b;
1.2. Các khái

thành phố Cần Thơ.

niệm cơ bản

1.2.1. Giáo viên
Luật Giáo dục hiện hành qui định “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng
dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác” (Quốc hội, 2019, tr.36)
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi

là giáo viên.
~ Nhiệm vụ của giáo viên:
a) Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và NCKH được qui định theo giờ
chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành đối với các chức danh và ngạch tương ứng;
b) Viết giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập theo sự
phân cơng của các cấp quản lí;
e) Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiền PPDH đẻ
nâng cao chất lượng đảo tạo;

d) Tham gia và chủ trì các đề tài NCKH, phát triển cơng nghệ, dịch vụ
KH&CN;

e) Hướng dẫn, giúp đỡ người học trong học tập, NCKH, rèn luyện tư
tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống (Quốc hội, 2019, tr.46).


12

- Giáo viên được Nhà nước bảo đảm các quyền: Được bảo đảm về mặt tổ
chức và vật chất kĩ thuật cho các hoạt động nghề nghiệp; Được quyền lựa chọn
giáo trình, tài liệu tham khảo, phương pháp và phương tiện giảng dạy; Được kí
hợp đồng giảng dạy, KH&CN với các cơ sở đảo tạo, cơ sở nghiên cứu và các tổ
chức kinh tế khác; Được đăng kí xét cơng nhận các chức danh học hàm và danh
hiệu cao quý của Nhà nước; Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: Được
tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước (Quốc hội, 2019).
1.2.2. Đội ngũ và đội ngũ giáo viên
1.2.3.1. Đội ngũ
Có nhiều cách định nghĩa về phát triển, xuất phát từ những cấp độ xem
xét khác nhau. Phát triển theo nghĩa triết học là sự biến đổi từ ít đến nhiều, từ

hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Xu hướng và con

đường phát triển theo hình xốy trơn ốc, tạo thành xu thế phát triển từ thấp.

đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là quá trình nội tại,
tạo ra sự hồn thiện của tự nhiên và xã hội. Hiểu một cách đơn giản, phát
triển là “mở rộng ra, làm cho mạnh hơn lên, tốt hơn lên”. Ở cấp độ “chung

nhất", “phát triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một
phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có ngun nhân, dưới
những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, chuyển đổi, mở rộng,
cuối cùng tạo ra biến đổi về chất”.


Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Đội ngữ là khối đông
người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực
lượng” (Từ điển BKVN, 2005) hoặc “Đội ngữ là tập hợp gồm một số đông

người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt
động trong hệ thng” (Từ điên BKVN, 2005, tr.354).
1.2.3.2. Độ ngũ giáo viên
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung khái niệm đội ngũ

đều được hiểu chung là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực.
lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay khơng cùng nghề
nghiệp nhưng đều có chung một mục đích nhất định.


13

Khi đề cập đến đội ngũ giáo viên, một số tác giả đã nêu lên quan niệm:

"đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lình vực giáo dục, họ nắm vững tri
thức, hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến tồn

bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục".
Đối với các tác giả Việt Nam vấn đề này được quan niệm: "Đội ngữ giáo
viên trong ngành giáo dục là một tá thể người, bao gôm CBỌIL, giáo viên và
nhân viên, nếu chi dé cap đến

die

của ngành thì đội ngũ đó chủ


yêu là đội

ngũ giáo viên và đội ngũ quản lí giáo dục".
Từ những quan niệm đã nêu trên của các tác giả trong và ngồi nước, ta
có thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau: đội ngũ giáo viên là một tập hợp những
người làm nghề dạy học-Giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng
chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuẩn của một nhà giáo, cùng thực hiện
các nhiệm vụ và được hưởng các quyền lợi theo Luật Giáo dục và các luật khác
được Nhà nước quy định.
1.2.3. Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe
1.2.3.1. Phát triển
Phát triển có thể hiểu theo nhiều nghĩa:
~ Theo từ điển Tiếng Việt thì “phát triển” là sự mở mang (Từ điển BKVN,
2005, tr.573).
-Theo nghĩa triết học, phát triển là sự vận động, biến đồi của sự vật, hiện
tượng theo chiều hướng đi lên, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một q trình tích lũy về lượng, dẫn đến sự thay
đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Nhu vay, phat triển là sự biến đôi của sự vật, hiện tượng theo chiều hướng,
tích cực cả về số lượng và chất lượng.

1.2.3.2. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe
Theo Từ điển Tiếng Việt: *Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biển đổi từ

ít đến nhiều, hẹp đến
BKVN, 2005, tr.567).

rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” (Từ điễn



14

Khi bàn về phát triển đội ngũ giáo viên có nhiều quan điểm khác nhau; có
một số quan điểm cho rằng phát triển đội ngũ giáo viên là thúc đây một loạt động

cơ có hệ thống, thoả mã những hứng thú, ý chí, nguyện vọng và nhu cầu cá nhân
để phát triển sự nghiệp của họ, đồng thời đáp ứng nhu cầu tương lai của tổ chức.
Đồng thời, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường.
định hướng XHCN và hội nhập quóc tế; các Cơ sở GDNN cần phải: kiện toàn và

phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD; kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà

giáo dạy nghề, đảm bảo cả số lượng và cơ cấu, trong đó chú trọng về nâng cao

trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn; phấn
đấu đủ số lượng nhà giáo theo biên chế mới và có dự trữ, đạt tiêu chuẩn quốc gia
về trình độ học vấn và đạt quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông
'Vận tải về giữ chức vụ.

Nhu vay, phat triển đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe ở các cơ sở GDNN

là nhằm phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo

chất lượng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD, yêu cầu CNH, HĐH và hội
nhập quốc tế.

1.3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề lái xe
1.3.1. Tiêu chuẩn người giáo viên dạy nghề lái xe

Theo Điều 7 được quy định tại Nghị định số 138/2018/NĐ-CP, quy định
về điều kiện về giáo viên như sau:
“Có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy

định tại Nghị định này.
Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái. ”
(Chính phú, 2018, tr.12)
Theo Điều 8 được quy định tại Nghị định số 138/2018/NĐ-CP, tiêu chuẩn
giáo viên dạy lái xe, giấy chứng nhận và thâm quyền cấp giấy chứng nhận giáo

viên dạy lái xe ô tô, như sau:
“I. Tiêu chuẩn chung: giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối
với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục
nghề nghiệp;


15
2. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một
trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ơ
tơ hoặc các ngành nghệ khác có nội dụng đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30%

trở lên, giáo viên dạy mơn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng
hạng xe đào tạo trở lên;
3. Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau
a) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo,
nhưng không thắp hơn hạng B2;
b) Giáo viên dạy các hạng BI, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ
03 năm trở lên, kế từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F
phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
©) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình

đo cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cắp Giấy chứng nhận giáo viên

dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị
định này. (Chính phủ, 2018, tr.36)
Như vậy, theo quy định trên Nghị định 138/2018/NĐ-CP quy định cụ thể
những tiêu chuẩn về giáo viên dạy lái xe ô tơ, thì giáo viên dạy lái xe phải đáp.
ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật
về giáo dục nghề nghiệp.
Đối với giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên

một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp
ráp ơ tơ hoặc các ngành nghề khác có nội dung đảo tạo chuyên ngành ô tô chiếm.
30% trở lên, giáo viên dạy mơn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương
ứng hạng xe đào tạo trở lên. Đối với giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các
tiêu chuẩn sau:

Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng.
không thấp hơn hạng B2; giáo viên dạy các hạng BI, B2 phải có giấy phép lái
xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng
C, D, E va F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày
trúng tuyển; Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương


×