Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.29 MB, 119 trang )

NGUYEN TH] MINH THU’

NGÔN NGỮ NHÂN VAT TRONG TRUYEN NGAN
CUA NGUYEN MINH CHAU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam.
: 8.22/01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRÀN

THANH VÂN

2022 | PDF | 120 Pages


ĐỒNG THÁP, 2022


LOICAM DOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết

cquả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
(Ky
Nguyễn Thị Minh Thư.


LOLCAM ON


Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiền cứu. Vi
tiên ơi xin bảy tư lịng biết ơn chân thành đến TS. Trin Thanh V: người cơ đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Tiếp đến,

tôi xin chân thành cảm ơn những người thầy, người cơ đã giảng dạy rất tận tình các
chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ Việt Nam (2020 - 2022) tại trường Đại học Đồng
‘Thap. Đồng thời, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bẻ, đồng nghiệp đã luôn

ủng hộ, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
“Tác giả luận văn xin chân thành biết ơn tất cả!

“Đồng Tháp, tháng l2 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Thư


uc
LỜI CAM DOAN...
LOICAM ON.

ii

MỤC LỤC.
DANH MUC BANG
MO DAU..

1.
2.
3.
.4.

5.

Lý do chọn để tải
Đối tượng nghiên cứu. pham vi nghiên cứu...
Mục đích nghiên cứu....
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu......

6, Đồng góp của đề tải

7. Cầu trúc của luận văn.

“Chương 1. TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CI
CUA DE TAL...

7 VÀ CƠ SỞ

LÝ THUYẾT

4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn......4
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ và ngơn ngữ nhân vật trong.

truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

6

1.2. Cơ sở lý thuyết của đẻ tài...

1.2.1. Lý thuyết về ội thoại

8

1.2.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ...
1.2.3. Truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn...

1.2.4. Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn.
1.2.5. Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Minh Châu.

1.3. Tiêu kết chương Ì

-

“Chương 2. ĐẶC ĐIÊM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGÁN.

'CỦA NGUYÊN MINH CHÂU QUA CÁC LỚP TỪ NGŨ

2.1. Các lớp từ ngữ trong ngôn ngữ nhân.
“Châu sau 1975...

trong truyện ngắn của Nguyễn Minh.

-„32

3


2.1.1. Từ ngữ xưng hô,
2.1.2. Tit tinh thi...

2.2.3 Từ ngữ thơng tục.
%
2.2. Vai trị của các lớp từ ngữ trong việc hình thành đặc trưng ngơn ngữ nhân vật

trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

60

Nguyễn Minh Châu

74

2.2.1. Từ ngữ góp phần thể hiện tính cách, hồn cảnh của nhân vật
2.2.2. Từ ngữ góp phẩn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân vật
2.3. Tiêu kết chương 2...
Chương 3. ĐẶC ĐIÊM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGAN
CUA NGUYEN MINH CHAU QUA CAC HANH BONG NGON NGO...
3.1. Cac hành động ngôn ngữ tiêu biểu trong ngôn ngữ nhân vật truyện ngắn
3.1.1. Hành động hỏi.....
3.1.2, Hành động trần thuật giải trình
3.1.3. Hành động cầu khiến
3.2. Vai trị của các hành đơng ngơn ngữ trong việc thể hiện đặc trưng ngôn ngữ
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
3.2.1. Hành động ngôn ngữ khắc hoạ tính cách nhân vật
3.2.2. Hành động ngơn ngữ trong việc thể hiện phong cách của tác giả

3.3. Tiểu kết chương 3......

KẾT LUẬN................


TÀI LIỆU TRÍCH ĐẪN LAM Vi DU.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRINHCUA TAC GIA,

8
88
94
100


DANH MUC BANG

Đăng 1.1. Bang thông kê số lượng nhân vật chia theo giới tinh và nghề nghiệp trong

15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975

2

Băng 2.1. Bảng thống kê tần số xuất hiện của 3 lớp từ ngữ mang màu sắc khẩu ngữ
trong ngôn ngữ nhân vật ở 15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975...

33

Bảng 2.2. Bang thống kê tần số xuất hiện của các nhóm từ ngữ xưng hô trong lời thoại
nhân vật ở 15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975..
„35
Bảng 2.3. Bảng thống kê tần số xuất hiện của hệ thống đại từ nhân xưng trong lời


thoại nhân vật ở 15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975

36

Băng 2.4. Bảng thống kê tần số xuất hiện của các nhóm từ tỉnh thái có trong lời thoại

nhân vật ở 15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 197%......

--46

Bảng 2.5. Bảng thống kê tần số xuất hiện của các nhóm từ ngữ thơng tục trong lời
thoại nhân vật ở 15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975......

53

Băng 3.1. Bang thống kê tần số xuất hiện của những hành động ngôn ngữở lời thoại
nhân vật phân loại theo nghề nghiệp trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.

sau 1975
sone
TS
Bang 3.2. Bảng thống kê các nội dung của hành động hỏi có trong lời thoại nhân vật ở
15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

78

Băng 3.3, Bang thống kê các nội dung của hành động trần thuật giải trình có trong lời
thoại nhân vật ở 15 truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975...

Bảng 3.4. Bảng thống kê các nội dung của hành động cầu khiến có trong lời thoại

nhân vật ở 15 truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975....

84


MO DAU
1. Lý do chọn để tài

1.1. Thành công của một tác phẩm văn chương được quyết định bởi rất nhiễu
yếu

tố, trong đó ngơn ngữ lả yếu

tố tiên quyết. Bởi loại hình nghệ thuật ngơn từ này

lấy ngơn ngữ làm chất liệu sáng tạo. Ngôn ngữ văn chương gồm: ngôn ngữ tác giả,

ngôn ngữ kẻ chuyện, ngôn ngữ nhân vật. Trong đó, ngơn ngữ nhân vật góp phần mở ra

tính cách nhân vật, làm rõ tình tiết truyện cũng như thể hiện được ý đỏ nghệ thuật, tư
tưởng và phong cách của tác giả. Vì vậy, hướng nghiên cứu tác phẩm văn chương từ
phương điện ngôn ngữ nhân vật là một hướng đi quan trong, can thiết.

1.2. Sau 1975, văn học Việt Nam chuyển sang một thời kỳ phát triển mới với
những chuyển đổi mạnh mẽ về tư tưởng và phương pháp sáng tác. Nguyễn Minh Chât
là một trong những nhà văn tiên phong của tiến trình đổi mới văn học. Truyện ngắn.

của nhà văn, ngay từ những năm đầu của thập niên 80 thể kỷ 20, đã bộc lộ rõ khát
vọng khám phá đ sống con người trong thời đại mới. Ngôn ngữ nhân vật là một
phương tiên ngôn ngữ được nhà văn sử dụng rất hiệu quả để phản ánh phạm vi hiện

thực này, góp phần tạo nên dấu ấn phong cách độc đáo.
1.3. Hiện nay đã ö rất nhiều cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu ở cả phương diện văn học và ngơn ngữ. Tuy nhiên, tìm hiểu
ngơn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu vẫn chưa được nghiên
cứu một cách thấu

đáo. Nghiên cứu ngôn ngữ của nhân vật trong truyện ngắn của

Nguyễn Minh Châu khơng chỉ có ÿ nghĩ
mặt lí luận, như góp phần xác định
phong cách giao p, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ nhân vật, mà cịn
có những đóng góp cho thực tiễn, đó là cung cấp nguồn ngữ liệu để làm rõ sự hành

cứu này cịn
có tính ứng dụng thực hành cao. Bởi vì, thứ nhất Nguyễn Minh Châu là tác giả tiêu
biểu của văn học hiện đại được chọn day trong chương trình giáo dục Ngữ văn cấp
chức của ngơn từ trong giao tiếp nghệ thuật. Bên cạnh đó, vấn đẻ nghiên

phổ thông; thứ hai ngôn ngữ của nhân vật la một phạm vi hành chức phổ biến của

ngôn ngữ giao tiếp.
"Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là Ngôn
ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.


2. Đối trợng nghiên cứu và phạm ví nghiên cứu.
2.1. Béi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của
Minh Chau.


2.2. Pham vi nghién citu
Dé triển khai đề tải này, chúng tôi

tiễn hành khảo sát các lời đối thoại của nhân.

vật ở 15 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 trong Nguyễn Minh:
Châu tuyển tập truyện ngắn (2009). Tp Hồ Chí Minh: Nxb Văn học.

3. Mục đích nghiên cứu
'Đề tải hướng tới mục đích làm sáng tỏ đặc điểm ngôn ngữ nhân vật qua các lớp.

từ ngữ và các hành động ngơn ngữ. Từ đó, đề tài rút ra nhận xét khái quất về vai trỏ
của các lớp từ ngữ, các hành đơng ngơn ngữ trong việc hình thành đặc trưng ngôn ngữ
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 và thể hiện phong cách của nhà văn
"Nguyễn Minh Châu.
4. Nhigm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:

~ Tơng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tải.
~ Khảo sát, thống kê các lớp từ ngữ và các hành động ngôn ngữ trong ngôn ngữ.

nhân vật ở truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
- Phân tích làm rõ vai trd của các lớp từ ngữ, của các hành động ngôn ngữ trong
ngôn ngữ nhân vật ở truyện Nguyễn Minh Châu sau 1975. Từ đó, nhận diện những nét đặc
trưng ở ngơn ngữ nhân vật góp phần tạo nên phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn
Minh Châu.
5. Phương pháp nghiên cứu
$.1. Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi dựa vào phương pháp thống kê, phân loại để tiến hành thống kê,


phân loại đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau
1975. Sau đó đi vào phân tích cách xây dựng lời thoại nhân vật dựa trên việc sử dụng


các lớp từ ngữ và hành đông ngôn ngữ của Nguyễn Minh Châu trong truyện mị
sau 1975
3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phân tích, tổng hợp là phương pháp được sử dụng chủ yếu và phổ biến trong.

suốt quá trình thực hiện. Phương pháp này giúp chúng tơi phân tích ngữ liệu và đưa
được những kết luận khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định.

$.3. Thủ pháp so sánh
Ching tôi sử dụng thủ pháp này với mục dich so sánh, đánh giá đặc điểm sử
cdụng từ ngữ ở lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu với một số
nhà văn cũng thời.
6. Déng góp của đề tài

Đây là cơng trình đầu tiên tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của

Nguyễn Minh Châu sau 1975. Vì vậy, đề tải có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn

'Về li luận: ĐỀ tải góp phần bổ sung một số vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ nhân vật

trong truyện ngắn.
'Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài là ngữ liệu quan trọng cho việc.

nghiên cứu giảng day và học tập học phần Ngữ dụng học, Diễn ngôn, Từ vụng ngữ nghỉ
"tổng Liệt, Ngôn ngữ nghệ thuật cũng như giảng dạy Ngữ văn ở trường phố thông.

T. Cấu trúc của luận văn.
'Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
“Chương Ì: Tơng quan tình hình nghiên cứu vả cơ sở lý thuyết của để tai.

Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh.

“Châu qua các lớp từ ngữ.
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
“Châu qua hành động ngôn ngữ.


Chương 1
TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CUA DE TAL

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1.

Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ nhân vật trong truyện ngắn

'Ngôn ngữ nhân vật là một phạm trủ quan trọng của ngơn ngữ truyện ngắn nên
đã có rất nhiều cơng trình đi vào khảo sát phạm trù này. Nghiên cứu ngơn ngữ nhân
vật trong truyện ngắn hiện nay có rất nhiều hình thức, như chuyên luận, giáo trình,

luận án, luận văn, bài báo... và ở nhiều mức độ khác nhau.
Trong cơng trình nỗi tiếng Những vấn dé dhỉ pháp của Đỏ-xtơi-cp-xii, tác giả
Bakhtin (1998) da phat hiện ra tính chất đa thanh trong tiểu thuyết của nhà văn xuất

sắc trong nền văn học hiện thực Nga thể kỉ XIX - Ðơ-xtơi-ep-xki. Tính chất đa thanh

46 có thể biểu hiện ở lời kế của người kể chuyện, nhưng biểu hiện rõ nhất là ở ngôn

ngữ của các nhân vật. Mỗi nhân vật văn học khơng thể có tiếng nói của riêng mình
một cách thuần khiết mà bao giờ trong một tiếng nói cũng vang lên "lời người khác”.
Nghiên cứu tính chất đa thanh ở ngôn ngữ tiểu thuyết của Đô-xtôi-ep-xki là một phát

hiện mang tính đột phá của Bakhin, mở đường cho những nghiên cứu về ngôn ngữ
nhân vật sau này.

Ở Việt Nam, trong Dẫn luận thí pháp học, Trần Ð. Sử (2007) cho rằng ngôn.

ngữ nhân vật là ngôn ngữ trực tiếp. Ông khẳng định “Đặc điểm của văn học hiện đại là
con người được miêu tả như những cá nhân và do đó lời trực tiếp của nhân vat mang
nội dung cá tính, tâm lý cá thể và đặc điểm về giáo dục và địa vị xã hội”,

“Nguyên tắc

miêu tả lời nói đã cho phép văn học tái hiện lời nói trong tổng thể biểu hiện của con
người (động tác, nét mặt, giọng điệu) và trong tổng thể hoạt động nội tâm [...] do đó
khơng nhất thiết khi nào nhân vật cũng nói đủ ý, nói hết lời như trong văn học cổ”.
“Theo tác giả, chức năng lời nói thé hiện ở ý nghĩa trực tiếp và cả ý nghĩa hàm ẩn (một

biện pháp thể hiện tâm lý) và hình thức lời nói của nhân vật gồm: đối thoại để che day
đối thoại bên ngoài song song với đối thoại bên trong; lời nói trong — ý định

được cơng bố cùng với lời nói ngồi; đối thoại rời rạc, thể hiện trạng thái nhân sinh;


đối thoại mà không hiểu ý nghĩa của đối thoại. Những nội dung về ngôn ngữ nhân vật
mà Trần Ð. Sử (2007) kết luận là theo hướng khám phá đặc điểm của văn học hiện đại


nên trở thành cơ sở lý thuyết rắt hữu ích cho các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ
sau này.

Nhìn bao qt, ngơn ngữ nhân vật trong truyện ngắn đã được quan tâm nghiên.

cứu từ nhiều góc nhìn lý thuyết ngơn ngữ học khác nhau.
luận văn Từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong truyện
ngôn ngữ hội thoại giữa vai trao
ai đáp lời, từ đó đi
trong sự tương tác của chúng qua lời thoại nhân vật tong

Mai T. Hương (2007) trong
ngắn Nam Cao đã tìm hiễu
sâu nghiên cứu từ xưng hơ
truyện ngắn của Nam Cao.

Luận văn Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của

"Nguyễn T. Én (2007) đã làm rõ đặc điểm lời thoại nhân vật qua nghiên cứu hành đông
ngôn ngữ nhận xét đánh giá, cầu khiến, trần thuật và ngữ nghĩa của lời thoại. Luận văn
Biéu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975
của Văn T. Nga (2010) thì bên cạnh nghiên cứu về vai xã hội cịn phân tích nội dung
và chiến lược giao tiếp thơng qua hành động hỏi của nhân vật nữ trong nguyện ngắn

sau 1975. Luận văn Đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Ti.

của tác giả Nguyễn T. H. Chuyên (2010) đã rút ra giá trị của lời thoại nhân vật rất xác
đáng qua việc làm rõ đặc điểm ngôn ngữ lời thoại nhân vật ở các phương diện ngữ âm,
từ vựng ngữ nghĩa và cú pháp. Phạm T. H. Nhung (2011) trong luận văn Các hành


động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Hỏ Anh Thái cũng đã đi
sâu nghiên cứu lời thoại nhân vật qua các hành động ngôn ngữ để rút ra nhận xét về

đặc điểm
ngôn hội
thống kê,
khéo léo,

ngôn ngữ của Hỗ Anh Thái. Nguyễn T. T. Hing (2013) trong bài biết Diễn
thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đã
phân tích ngữ liệu và đưa đến kết luận: “Nhà văn đã rất có ý thức và hết sức
chắc tay trong việc sử dụng các diỄn ngôn đối thoại và độc thoại nội tâm như

một phương tiện hữu hiệu để kể, tả và khắc họa tính cách nhân vật. Trần T. H. Yến

(2014) trong luận án Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chiti qua Idi thoại
nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam thì đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm cấu

trúc và ngữ nghĩa của các kiểu dạng hành động chửi trong lời thoại của nhân vật để chỉ
ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt trong việc sử dụng hành động chửi.


'Qua đó, ln án góp phần chỉ ra mơt số biểu hiên về nghệ thi
sử dung ngôn từ của
nhà văn. Luận văn Ngồn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Phan

Thi Vang Anh của Lê T. H. Lý (2015), ở chương nghiên cứu về ngôn ngữ nhân vật, tác
giả cũng đã đi tìm hiểu ngơn ngữ nhân vật qua cách tổ chức lời thoại của nhân vật và
các hành động ngôn ngữ tiêu biểu của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, như: hành


đông chất vấn, hành đông trách, hành đông từ chối. Phan T. Điệp (2016) ở bài viết

Diễn ngơn nhân vật trong nhóm truyện ngắn thế sự của Nguyễn Huy Thiệp đã khảo sát

diễn ngôn đối thoại và độc thoại trong nhóm truyện ngắn th sự của Nguyễn Huy
“Thiệp và kết luận: “Từ việc xây dựng lời thoại nhân vật với những điểm riêng và khá
đặc biệt, đã góp phin làm nên một Nguyễn Huy Thiệp - một ngôi sao sắng trên diễn

đàn văn học vào những năm đầu của nền văn học đổi mới”. Trần T. Hợp (2021) trong
luận văn Ngồn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Trí thì khảo sát, phân tích

đặc điểm ngơn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Trí trên bình diện từ ngữ
và câu để đánh giá ngôn ngữ nhân vật - một phương diện quan trong trong nghệ thuật
viết truyện của Nguyễn Tư.
hin chung, ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn đã được khảo sát và phân
tích ở rất nhiều phương diện như: phương diện ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa và cú pháp,
hành động ngôn ngữ, cách tổ chức lời thoại của nhân vật.
Và dù được khám phá ở
góc độ nào thì ngơn ngữ nhân vật cũng được đánh giá là phương điện quan trọng trong
nghệ thuật viết truyện ngắn của nhả văn.

1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ và ngơn ngữ nhân vật trong
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Với vị trí quan trong trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong giai
đoạn đổi mới, Nguyễn Minh Châu và

sáng tác của ông nhận được sự quan tâm và

nghiên cứu của rất nhiều nhà lý luận phê bình văn học và cả những sinh viên, học viên,


nghiên cứu sinh... Theo Nguyễn T. Hồn và Nguyễn Ð. Khng (2002) thống kê

trong Nguyễn Minh Châu ~ vé tác giá và tác phẩm thì có đến 150 bài viết và cơng
trình nghiên cứu lớn nhỏ về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật và những tác
phẩm cụ thể của Nguyễn Minh Châu.


'Về truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, có rất nhiều tác giả tìm hiểu,
nghiên cứu và luận bàn. Khảo sát bài viết về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,

chúng tơi nhận thấy có rất nhiều bài viết ea ngợi sing tác của nhà văn trên các phương,
diện: nhân vật, tình huống truyện, cốt truyện, nghệ thuật kể chuyện... Riêng phương

diện ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, có một số cơng trình nghiên cứu

nỗi bật như:
Nguyễn T. Nguyên (1995) trong bài viết Những đổi mới vẻ thĩ pháp trong sắng
tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã đánh giá
gon ngữ truyện ngắn của
"Nguyễn Minh Châu như sau:
Rõ rằng "chủ nghĩa độc thoại là không đủ” (Bakhn) và hiện thực mới
đang đòi hỏi nhà văn đối diện với nó và đối thoại với những người đồng.

thời với mình về những vấn đề thực tế, về tương lai. Trong sing tác của
Nguyễn Minh Châu thời kì này, ngơn ngữ phức điệu và đa thanh điệu
ngày cing được gia tăng và trở nên hồn hảo hơn, đó là sự đan chéo của
nhiều đối thoại và đối thoại bên trong tâm linh sâu thẳm của nhân vật.

Năm 1999, Tô P. Lan trong cơng trình Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh


Châu đã có những nghiên cứu về Ngơn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và nêu
một số kết luận sau: “Nguyễn Minh Châu là nhà văn rất có ý thức trong việc nâng cấp

nghệ thuật cho ngôn ngữ trong tác phẩm của mình. Văn ơng giàu hình ảnh với từ ngữ
trau chui sống động và kết cấu câu đa dạng”; “Ngôn ngữ được nuôi dưỡng trong

lông tiếng nổi của đời sống nên gần gũi với cuộc sống dầu rằng đó là thứ ngôn ngữ

được tỉnh lọc”.
Luận án Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải và Nguyễn Minh
Châu của Đỗ T. Hiên (2007) đã làm rõ hai phương.

n ngôn ngữ kể chuyện trong

truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, đó là ngôn ngữ kể chuyên mang phong cách sinh
hoạt đời thường và ngơn ngữ đối thoại có tính chất đa thanh.
Trong bài viết Ngôn ngữ người kế chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện
ngắn Chiếc thuyển ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, tác giả Cao X. Hải (2013) đã

khẳng định:


Việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyên sắc sảo hip dẫn, Nguyễn Minh Châu
tạo ra cho sắng tác của mình một thứ ngôn ngữ khách quan, chân thực, sâu
sắc và thuyết phục. Ngôn ngữ của nhân vật phủ hợp với đặc điểm tinh cách
của nhân vật. Việc sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, linh hoạt đã góp phần làm.

nên thành cơng của Nguyễn Minh Châu trong "Chiếc thuyền ngồi xa” nói
rigng, trong sing tác của ơng sau 1975 nói chung.


“Trần T. Hương (2015) trong Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh

Cđâu sau 1975 đã tìm ra những đổi mới
\ghệ thuật vả đặc trưng ngôn ngữ trong truyện
ngắn của nhà văn này, đồng thời làm rõ những phương điện, đặc trưng ngôn ngữ quan
trọng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong giai

đoạn sáng tác sau 1975. Qua đó khẳng định những đóng góp quý giá của Nguyễn Minh.
Châu đối với nền văn học hiện đại và khẳng định những sáng tác của ông là những cách

tân về ngôn ngữ nghệ thuật, góp phần đưa văn học Việt Nam hội nhập với văn học hiện
đại thế giới. Tác giả Đỗ T. Hiên (2022) ở bài báo cáo khoa học về sự đổi mới ngôn ngữ
kể chuyện trong Chuyên khảo: Sự vận động theo hướng tiểu thuyết hóa trong ngơn ngữ.

truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu đã làm rõ sự đổi mới trong ngôn

ngữ kế ở truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975.
Như vậy, các bài viết, bao quát

„ cụ thể có, đều khẳng định Nguyễn Minh.

“Châu có nhiều đóng góp cho giai đoạn văn học đổi mới, nhất là thể loại tuyện ngắn và
ở phương điện ngôn ngữ. Tuy nhiên, ở vấn đề đặc điểm, giá trị của ngôn ngữ nhân vật

vẫn chưa được các nhà nghiên cứu chú tâm khai thác. Thực tế này đã thôi thúc chúng,
tôi đi vào đề tài đã lựa chọn.

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Lý thuyết về hội thoại


1.2.1.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là một phạm trù lý thuyết được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Tác giá Đỗ H. Châu (1996) cho rằng: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản,

thường xuyên, phổ biển của sự hành chức ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác
nhau của ngơn ngữ đều được giải thích dựa vào hoạt động căn bản nay”.


“Theo Nguyễn Ð. Dân (1998), “Trong giao tiếp bai chiều, bên nảy nói bên kia

nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trị của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành
bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại”. Đồng thời tác giả cũng
khẳng định “Hoạt động giao

tiếp phổ biến nhất căn bản nhất của con người là

hội thoại”.
“Tác giá Đỗ T. K. Liên (1998) lại cho rằng "Hội tho. là một trong những hoạt
đông ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh
nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận
thức nhằm đi đến một đích nhất định”.

Như vậy, hội thoại là một hoạt động giao tiếp diễn ra rất phỏ biến, có phạm vi

hành chức rộng và có hai phương tiện thể hiện là lời nói và chữ viết. Hội thoại tổn tại
dưới hai dạng: Lời ăn Wg nói thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày của con người; Lời
trao đáp của các nhân vật hội thoại đã được chủ thể nhà văn sáng tạo trong tác phim
văn học. Trong các phạm vi hành chức, ngôn ngữ hội thoại tổn tại ở 4 dạng: đơn thoại,
song thoại, tam thoại, đa thoại. Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu, khảo sát ngữ liệu

lời thoại nhân vật tong tác phẩm văn học dựa trên cơ sở lý thuyết hội thoại của tác giả
'Đỗ Thị Kim Liên.

1.2.1.2. Vận động hội thoại
Hội thoại thường gồm ba vận động: sựtrao lời, sự trao đáp vả sự tương tác.

.a. Sự trao lời
“Theo Đỗ H. Châu (2007), *Trao lời là vận đơng người nói Spl néi ra và hướng
lời nói của mình về phía người nhận Sp2”,

và “có những vận động cơ thể (cử chỉ, điệu

bộ, nét mặt) hướng tới người nhận hoặc tự hướng về mình (gãi đầu, gãi tai, đấm

ngực...) bổ sung cho lời người nói". Đồng thời, “tinh thé giao tiếp trao lời ngầm ẩn

ring người nhận Sp2 tắt yếu phải có mặt, "đi vào” trong lời của Spl”.
“Tác giả Đỗ T. K. Liên (2005) nêu quan điểm vẻ vận đông trao lời giống với Đỗ
Hữu Châu nhưng mở rộng thêm những nhân tổ chỉ phối lời trao, đó là: từ xưng hơ;
những để tải, chủ đề mà người nói đề cập; mục đích nói; thái độ nói; ngữ cảnh.


10

(1)- Đi thôi, sao em ở nhà lâu vậy?
~ Em phải dọn dẹp, thu xếp nhà cửa một chút
~ Em có gặp thằng Nhỉ vừa dắt xe đi lên khơng”

- Có,
- Chắc là em bận đứng nói chuyện với hẳn nên mới lâu vậy?

Thai cắn chặt môi.
- Em với hắn có gấp mặt nhau thì em cũng khơng nhìn mặt hắn. Không phải bay
giờ mà ngày trước cũng vậy thôi
(1.1479)
‘Doan héi thoai (1) la của Lực và Thai trong C6 lau. Cả Lực và Thai đều có lượt

trao lời. Lả vợ chồng mới cưới nên họ xưng hô bằng cặp danh từ thân tộc anh ~ em rất

thân
‘Thai
cảnh
móc

mật. Các lượt trao lời của hai nhân vật đều bị chỉ phối bởi ngữ cảnh là Lực đợi
lau, trong lúc đợi Thai, Lực lại gấp Nhỉ - người có tình ý với Thai. Chính vì ngữ
đó nên lượt trao lời của Lực có hình thức là câu hỏi nhưng ngằm thể hiện sự trách
"Đi thôi, sao em ở nhà lâu vậy?” và ghen tng "Chắc là em bận đứng nói chuyện

với hắn nên mới lâu

vậy?", đồng thời nhắc đến Nhi - người thứ 3 vắng mặt trong cuộc.

giao tiếp, Lực gọi bằng đại từ nhân xưng thể hiện rõ thái độ thiếu thiện cảm: (hẳng,
khấn. Lượt trao lời của Thai chủ yếu là làm rõ thông tin đã được nhận từ Lực. Đồng
thời, thơng qua cách gọi Nhi là đẩn và câu khẳng định “Em với hắn có gặp mặt nhau.

thì em cũng khơng nhìn mặt hắn. Khơng phải bây giờ mà ngày trước cũng vậy thôi”,
“Thai thể hiện rõ thái độ với Nhỉ và với điều mả Lực nghĩ. Như vậy, qua đoạn hội thoại
(1), chúng ta thấy rõ sự vận động trao lời và những nhân tổ chỉ phối lời trao.
b. Sự đáp lời

“Dap lời hay còn gọi là trao đáp là lời của người nghe dùng đẻ đáp lại lời của người
nói. Khi lời trao khơng có lời đáp thì khơng thành cuộc thoại” (Đỗ T. K.. Liên, 2005),
Cũng theo Đỗ T. K. Liên (2005), sự đáp lời bị chỉ phối bởi các yếu tố như: từ
xưng hô; sự kế thừa nội dung lời trao; sự kế thừa phương tiện liên kết hình thức; sự chỉ
phối bởi thái độ của người trao lời.


Xét đoạn hội thoại (1) thì Lực và Thai đều có lượt đáp lời. Trong lượt đáp lời
*Em với hắn có gặp mặt nhau thì em cũng khơng nhìn mặt hắn. Không phải bây giờ
mà ngày trước cũng vậy thôi”, Thai đã kế thừa nội dung và hình thức lời trao của Lực
“Chắc là em bận đứng nói chuyện với hắn nên mới lâu vay?”, dé là cùng nhắc đến thẳng.
.Nhỉ với cách hơ khơng thiện cảm - đẩn. Thai phủ nhận chuyện gặp và trị chuyện với

'Nhỉ khơng chỉ hiện tại mà “ngày trước” cũng vậy. Sự khẳng định mạnh mẽ này của Thai
bi chỉ phối bởi thái độ của Lực, đó là thái độ có phần ghen tng khi trao lời.

Sự tương tắc
Tác giả Đỗ T. K. Liên (2005) cho rằng “Tương tác có nghĩa là tác động vào

nhau, làm cho nhau biến đổi trong quá trình hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp”
“Trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác khi vừa là cái chịu
tác động vừa là phương tiện sử dụng, gây tác động đối với lời nói và qua lời nói mà tác
động đến tâm lý, sinh lý, vật lý của người nói và người nghe. Sự tác động này chính là
sự tương tác trong hội thoại.
(9) - Ở trén thuyén có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi.
- Bắt kể lúc nào thấy khổ quả là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền
khác uỗng rượu... Giá mà lão uồng rượu... thì tơi cịn đỡ khổ... Sau này con cái lớn
lên, tơi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh.
~ Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đầu và tôi cùng một lúc


thắt lên.

- Là bởi vì các chú khơng phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thể nào
là nỗi vất vá của người đàn bà trên một chiếc thuyên không có đàn ơng.

- Phải, phải, bay giờ tơi đã hiễu, - bắt ngờ Đẫu trát một tiếng thở dài đẩy chưa

chát, - trên thuyền phải có một người đàn ơng...

dù hẳn man rợ, tan bao?

(34)
Sự tương tác trong hội thoại được thể hiện rõ trong đoạn hội thoại (2). Diu va
Phùng với mục đích khuyên người dan ba hing chai bỏ chồng nên mời chỉ ta đến toà
án huyện để trao đổi, khuyên nhủ nhưng qua những lượt lời của chỉ ta, cả Đẫu và
Phùng đều bị tác động và thay đổi nhận thức. Lúc đầu Đảu và Phùng còn băn khoăn.


12

thốt lên "Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”, nhưng sau cả hai vỡ ra
được vấn để và thở đài chua chát thừa nhận “Phải, phải, bây giờ tơi đã hiểu, trên

thuyền phải có một người đàn ông... dà bin man rg, tan bạo?”

Nhìn chung trong tác phẩm văn chương, sự tương tác hội thoại có thể phát triển

theo những chiều hướng khác nhau: Tạo điều kiện cho tâm lý nhân vật phát triển, đưa

cuộc thoại đạt đến đích; Làm cho hội thoại thêm căng thẳng và đi đến xung đột do.

khơng hồ phối được những khác biệt

“Tơm lại, trao lời là vận động của người nói, nói ra lượt lời của mình và hướng về
phía người nghe, nhằm làm cho người nghe nhận biết được rằng lượt lời được nói ra

6 là dành cho mình; đáp lời là vận động của người nghe sau khi tiếp nhận lời trao của

người nói; tương tác là hiện tượng các thoại nhân ảnh hưởng lẫn nhau. Để có cuộc.

thoại đích thực, cần có các vận động trao lời, đáp lời, tương tác, nghĩa là mỗi thoại
nhân đều góp phần của mình vào cuộc hội thoại.

1.2.1.3. Ngơn ngữ hội thoại
Hiện nay đã có nhiều nhà Việt ngữ học đề cập đến vấn đề ngôn ngữ hội thoại.

Sau đây, luận văn sẽ điểm qua một số quan điểm về ngôn ngữ hội thoại:
Tác giá Cao X. Hạo (1991) cho rằng:
Ngôn ngữ hội thoại là hình thái nói, nhưng có cách nói tuỳ tiên (gọi là khẩu
ngữ); có cách nói trau

dồi, trong cách nói trau đổi này, có cách nói thơng.

thường, văn nghệ hoặc khoa học. Ở hình thái viết cũng vậy, có cách viết hột
như khẩu ngữ, có cách viết thơng thường, văn nghệ hoặc khoa học. Đó
các dạng khác nhau trong việc vận dụng các phương tiện của ngôn ngữ toàn
dân, goi là các phong cách.
Theo tác giả Nguyễn Ð. Dân (1998), ngơn ngữ hội thoại đó là "khẩu ngữ - thứ
ngôn ngữ xã hội sinh động và cũng rất chuẩn mực”, “Ngôn ngữ hội thoại phản ánh bản.

chất sâu xa của những hiện tượng ngữ nghĩa ~ ngữ dụng của ngơn ngữ. Đó là thứ ngơn

ngữ đã được xã hội hố cao độ”.
Nhu vay, ngơn ngữ hội thoại là ngôn ngữ giữa hai hay một số người với nhau,
người này nói thì người kia nghe và ngược lại. Ngơn ngữ hội thoại nhằm trao đổi


13

thông tin giữa các đối tượng tham gia hội thoại. Nó có tính chất tình huồng, liên quan
chặt chẽ với hồn cảnh hội thoại. Trong ngơn ngữ hội thoại các phương tiện phi ngơn ngữ.
đồng vai trị hết sức quan trọng, như là những cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, nụ cười... Ngơn.
ngữ hội thoại tồn tại đưới hai hình thức khác nhau. Đó là lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt

bằng ngày của mọi người và lời trao ~ đáp của nhân vật trơng tác phẩm vin học.

Thực tế, ngôn ngữ được dùng ở sáng tác văn học cũng khơng chỉ đóng khung
trong phạm vi các chuẩn mực ngơn ngữ văn học. Các nhà văn còn sử dụng các thành
phần ngôn ngữ thông tục, phương ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng - tức là thành pl
khơng
được coi là mang tính chất “chuẩn”. Vậy nên, theo tác giả Đỗ V. Hùng (2004), "ngôn
ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học (văn xi tự sự) có hình thức tổ chức theo lối mô.

phỏng ngôn ngữ tự nhiên thể hiện tong cách sử dụng từ ngữ, các kiểu câu, các
ngữ âm... Đồ là điều mà Hegel gọi là cái nôm na của tác phẩm tự sự”. Nhưng
lời nói hàng ngày của cá nhân được các nhà văn tái tạo trong tác phẩm văn học
đích thực là tiếng nói hàng ngày của cá nhân nữa, mà vẫn mang đặc điểm của

yếu tố
những
không
phong


cách khẩu ngữ tự nhiên.
Để khắc hoạ tính cách và thể hiện tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn chương,

các tác giả sử dụng các lời thoại tự nhiên, phong phú, chân thật... Tác giả Đỗ V. Hùng,
(2004) khẳng định:
Ngôn ngữ hội thoại là ngôn ngữ nhân vật và được thể hiện qua lời thoại
nhân vật Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành phẫn chủ yếu trong
kết cấu

lời nói của tác phẩm tự sự, vừa thể hiện tư tưởng của nhân vật, của.

tác phẩm vừa là “khúc xạ những ý chỉ của tác giả và do đó, đến một mức độ
nhất định, có thể được coi là ngơn ngữ thứ hai của tác giả.
Trong giao

tiếp bằng ngôn ngữ, hội thoại là phương tiện phổ biến nhất.

Biểu

hiện của hội thoại mn hình mn vẻ. Hội thoại đủ xuất hiện trong giao tiếp hàng
ngày (thuộc phong cách khẩu ngữ) hay xuất hiện trong tác phẩm văn học (thuộc
phong cách nghệ thuật) thì đều có sự trao đáp bằng lời qua lại giữa các nhân vật
gi tiếp.
‘Tom Iai, luận văn tìm hiểu lý thuyết về hội thoại nhằm xác lập co sở để tiếp cận

cách sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật, ở những hoàn cảnh cụ thể và hướng tới


14


những mục đích khác nhau trong truyền ngắn của Nguyễn Minh Châu. Bởi, ngôn ngữ
nhân vật là một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc trong truyện ngắn của

"Nguyễn Minh Châu.

1.2.2. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ.

1.2.2.1 Khái niệm hành động ngôn ngữ
Lý thuyết bành đông ngôn ngữ là nội dung được nghiên cứu chuyên sâu trong
ngữ dụng học và được xem như là “xương sống của ngữ dụng học”. Ở Việt Nam, từ.

cuối những nim 1980 trở lại đây, lý thuyết hành động ngôn ngữ nhận được sự quan
tâm của nhiễu nhà ngôn ngữ học.
“Tác giả Nguyễn Ð. Dân (1998) cho rằng "Khi thực hiện một phát ngơn trong một
tình huồng giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngơn và cấu trúc của nó người ta đã
thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và người nghe cảm nhận được điều nà
Côn theo tác giá Đỗ H. Châu (2007), "Hành đông ngôn ngữ là hành động thực.
hiện khi tạo ra phát ngôn (diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp. Hành động ngôn ngữ
đồi hỏi phải có điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và quan trọng nhất là
đích như mọi hành động khác của con người có ý thức”.
Tác giá Đỗ T. K. Liên (2005) lại cho rằng “Ta có thé sử dụng thuật ngữ hành.
động ngôn ngữ (hay hành vi ngôn ngữ) để chỉ những hành động bộ phận bằng ngơn

ngữ của con người”.

Như vậy, khi người nói (người viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người

đọc) trong một ngữ cảnh nhất định là người nói (người viết) đã thực hiện một hành.
động ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ có khả năng thay đổi trang thai, tâm lý, hành

động của người nghe (người đọc). Do vậy, hành động ngơn ngữ mang tính xã hội và
có vai trị rất lớn trong hoạt động giao tiếp của con người.

1.2.3.2. Phân loại các hành động ngôn ngữ.
Quan điểm phân loại hành động ngôn ngữ hiện được các nhà Việt ngữ đồng

thuận cao là cách phân loại của J. L. Austin.


15

«a. Hanh déng tạo lời
Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tổ ngôn ngữ như ngữ âm, vốn

từ, quy tắc kết hợp dé tạo thành những phát ngơn (đúng về hình thức và cấu trúc) hay
những văn bản có thể éu được.
Phát ngơn: - /iồm nay là ngày mắy rồi em nhỉ?
Phát ngôn do các từ: Hơm nay /lä íngày /mdy /réi /em “nhi? tạo nên. Nhờ có hành
động tạo lời mà người tham gia giao tiếp mới tạo nên biểu thức có nghĩa và để người

nghe nhận biết đây là hanh dng hoi
b. Hành động mượn lời
Hành động mượn lời là hành động mượn phương tiện ngơn ngữ, hay nói một
cách khác, là mượn các phát ngôn để gây ra sự tác động hay hiệu quả ngồi ngơn ngữ
đối với người nghe. Hiệu quả này không đồng nhất ở những người khác nhau.
Phát ngôn: Mưa tới.
Nghe phát ngơn này, có người hào hứng chuẩn bị tắm mưa, có người vui vẻ vì
khơng phải tưới cây, có người buồn vì khơng thé di choi thé thao ngồi trời, có người
lo lắng vì người thân mắc mưa . Các hành động mượn lời đem lại cho phát ngôn
những hiệu lực nhất định, nhưng ở mỗi người nghe, mỗi hồn cảnh khác nhau có hiệu

cquả khác nhau.
© Hành động ở lời
Hành động ở lời là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả
của chúng gây những sự tác động trực tiếp thuộc về ngôn ngữ, gây phản ứng với người
nghe. Sở dĩ ta gọi là hành động ở lời vì khi nói thì ta đồng thời thực hiện luôn một

hành động ở trong lời.
Khi phát ngơn: “Anh xin lỗi em mào!” thì người phát ngơn cũng đồng thời thực
"hiện ln hành động đó ~ hành động xin lỗi
1.2.2.3. Phân loại hành động
ở lời
Trong nhiều quan điểm phân loại hành động ở lời, luận văn xin trình bảy quan
điểm của 1. L. Austin va J. R. Searle.


16

.a. Quan điểm củaJ. L. Austin
J. L. Austin di dua ra 5 pham tri để phân biệt hành động ở lời gồm: phán xứ,
kành xử, cam kết, trình bày và ứng xử.

~ Phan xử là hảnh động đưa ra lời phán xét về một đối tượng hay sự việc nào đó
được thể hiện qua các động từ: xứ trắng án, xem là, tính tốn, miéu tả, phân tích, đánh
giá, phân loại, nêu đặc điểm.
~ Hành xử là những hành động đưa ra quyết định gồm các động từ sau:

r2 lệnh,

chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo, bố nhiệm,
đặt tên, khai mạc, bé mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn.


~ Cam kết là hành động chịu trách nhiệm về một việc gì đó gồm các động từ: ưa
hen, bay t6, ling mong muỗn, giao vớc, bảo đảm, thẻ nguyễn, thông qua các quy tớc,
tham gia một phe nhóm.
~ Trình bày là hành động đưa ra để thể hiện quan điểm gồm các động từ: khẳng
định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, báo cáo các ý.

kiến.

~ Ứng xử là hành động thể hiện thái độ xử sự đối với người khác gồm các động.

từ: xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phản, chia buén, ban phước, nguyễn
rủa, chống lại.
b. Quan điểm củaJ. R. Searle

JLR. Searle dua ra 12 tiéu điểm làm tiêu chí phân loại, trong số đó có bồn tiêu chí

co bản nhất đó là tiêu chí đích, tiêu chí hướng khớp ghép, tiêu chí trạng thái tâm lý và
tiêu chí nội dung mệnh đề đẻ phân loại 5 phạm trù hành động ở lời.
~ Tái hiện gồm các động từ: than thd, khoe.
~ Điều khiển là hành động muốn người nghe làm một việc gì đó gồm các động từ:

ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép.
~ Cam kết là hành động diễn đạt cam kết của người nói về một việc nào đó gồm
các động từ: hứa hẹn, tặng, biếu.
~ Biểu cảm là hành động diễn đạt lại thái độ của người nói gồm các động từ: vưi

thích, khó chịu, mong muốn, rẫy bỏ.



7

~ Tuyên bố gồm các động từ: nuyền bổ, buộc tội
1.2.2.4. Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ giản tiấp
Hoạt động giao tiếp của con người bị chỉ phối bởi nhiều yếu tổ, vậy nên để giao
tiếp thành cơng, nhân vật giao tiếp có thể sử dụng hành động ngôn ngữ trực tiếp hoặc

hành động ngôn ngữ gián tiếp.
.a. Hành động ngôn ngữ trực tiếp
Hành động ngơn ngữ trực tiếp là hành động có sự tương ứng giữa cấu trúc phát
ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra.
(3) - Chúng mày khơng được giết thằng Hạnh.

~ Được.
(1,

7.227)

‘Vi du (3) là hành động ngôn ngữ yêu cầu của người chiến sĩ (Thăng) đối với giặc

(Quang) khơng được giết người đồng đội của mình là Hạnh. Và hiệu lực của lồi yêu cầu
này là thái độ tiếp nhận của Quang ngay sau khi nghe lời chiến sĩ Thăng: “Được”.

(4) - Anh Định có nhà khơng Hương?
~ Có, anh Định em đang có nhà đắy chj Phan q!
(1, tr.280)
'Ví dụ (4) là hành động ngơn ngữ hỏi của nhân vật Phấn với Hương về nội dung

anh Dinh (chồng sắp cưới của Phấn) có mặt ở nhà không. Và hiệu lực của lời hỏi này
làm cho người nghe (Hương) phải đáp lời với thái độ chân thật và lễ phép đúng mục:


*Có, anh Định
em đang có nhà đầy chị Phần a!”
Hành động ngôn ngữ trực tiếp từ phát ngơn của người nói giúp người nghe dễ
hiểu, khơng mơ hỗ về nghĩa.
b. Hành động ngôn ngữ gián

tiếp

Hành động ngơn ngữ gián tiếp là hành động khơng có sự tương ứng giữa cấu trúc.
phát ngôn trên bề mặt và hiệu lực mà nó gây nên, hay nói cách khác, là hành động mà
cấu trúc trên bề mặt là A mả hiệu quả gây nên lại là B. Để nhận biết các hành động

ngôn ngữ gián tiếp cần phải:


18

~ Nhận biết hành động ởlời trực tiếp là hành động ở lời nào.
- Căn cứ vào nội dung mệnh đề, cụ thể là căn cứ vào cầu trúc quan hệ ngữ nghĩa
giữa các thành tố tạo nên nội dung mệnh đề.
~ Căn cứ vào ngữ cảnh. Bởi, một hành động ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh

vào ngữ cảnh.
(6) - Trong khi anh Hoà anh Ấy chiến đấu hi sinh trong chiến trường B thì ở
ngồi này anh sa ngã, anh phạm tội, anh phá phách xã hội? Trí thức mà thể à? Anh
khơng biết xấu hỗ hư?
(1, 7.196)
Phát ngơn (5) có hình thức là hành động hỏi nhưng hiệu lực của nó khơng phải
u âu cầu đối phương trả lời mà là hành động ngôn ngữ trách, khun. Quỷ (người phát

ngơn) vốn là người u của Hồ, khi Hồ hy sinh, Quỷ ln trăn trở về ước mơ cơ giới
hố cơng cụ làm nơng của Hồ. Chính vì thể, ngay sau khi giải phóng, Quỷ đã tìm và
vực đây tỉnh thần, tài năng của Ph., bạn thời sinh viên của Hoà, chuyên viên chế tạo

máy tài giỏi bị sa ngã, với mong muốn Ph. có thể thực hiện tiếp ược mơ của Hoà. Khi
nhận ra thái độ bắt mãn, chán đời của Ph., Quỷ trách móc Ph.. Lời trách của Quỳ cịn
ngụ ý đánh thức tỉnh thần trách nhiệm của một trí thức, một tài năng ở Ph.. Vậy nên
cdù là phát ngơn có dấu hiệu của hành động hỏi nhưng thực el ất hành động ngôn ngữ
lại là trách, khuyên.
Như vậy, muốn nhận biết được hiệu lực ở lời gián tiếp, rõ rằng người nghe phải
nhận biết được hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ trực tiếp và phải căn cứ vào ngữ

cảnh để hiểu phát ngôn, néu không sẽ hiểu mơ hỏ về nghĩa trong phát ngơn.

Nhìn chung, hành động gián tiếp không bị giới han bởi bắt cứ yếu tố nào. Vậy
nên mọi lúc, mọi nơi, mọi người đều có thể sử dụng hàng động ngôn ngữ này một cách
tự nhiên. Thâm chí, với hành động ngơn ngữ gián tiếp, người phát ngơn có thể nói
nhiều hơn cái mà người ta muốn nói ra, che
người nói muốn che và tạo được hiệu
quả giao tiếp cao nhờ ngụ ý được ẩn khéo léo.
Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp mang đặc trưng

chung đó là tính xã hội. Sự linh hoạt sử dụng hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành


19

đông ngôn ngữ gián tiếp giúp tạo nên phong cách nói

năng da dang, sinh động của cá


nhân trong giao tiếp.
1.2.3. Truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn
1.2.3.1. Khái niệm truyện ngắm.
Hiện nay, truyện ngắn vẫn còn là thuật ngữ chưa có sự thống nhất. Nói đúng.

hơn, nó là khái niệm động. Mỗi tác giả, ở mỗi góc độ khác nhau nêu lên quan niệm của

mình về truyện ngắn. Điều đó cho chúng ta thấy được truyện ngắn là một thể loại rất

đặc biệt
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả định nghĩa truyện ngắn là “Tac
phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương

diện của đời sống: đời tư, thể sự hay sử thỉ, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện
ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” (Lê B. Hán và

es„ 2006)

Tác giả Lại N. Ân (2016) khẳng định truyện ngắn là “Thẻ tải tác phẩm tự sự cỡ.
nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hằu hết các phương diện của đời sống
con người và xã hội. Nét nỗi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác

phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch
khơng nghĩ”.

Qua tìm hiểu một số khái niệm về truyện ngắn, chúng tơi nhận thấy có nhiều

điểm chung trong các quan điểm khác nhau về truyện ngắn, cụ thể là:
Vé dung lượng, truyện ngắn thường ngắn gọn, cô đọng, hàm súc. Nghĩa là truyện

ngắn trước hết phải “ngắn”. Tuy nhiên, dù dung lượng ngắn nhưng nó khơng đồng

nhất với những tác phí

giai thoại

tự sự có dung lượng ngắn khác như: cổ tich, /ruyện cưởi,

'Về nội dung, truyện ngắn thường khắc họa một hiện tượng, một đặc tinh trong
quan hệ con người hay đời sống tâm hồn con người. Tác giả Trần Ð. Sử (2008) cũng
khẳng định: "Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát
hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn một con người”.

Cé điều, khắc hoạ sự kiên hay vin dé gi trong cuộc sống thì truyện ngắn khơng có giới


×