Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn nguyễn minh châu, nguyễn huy thiệp, nguyễn thị thu huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 224 trang )


1
MỤC LỤC

Trang
MỞ ðẦU 6

1. Lý do chọn ñề tài 6

2. Lịch sử vấn ñề 7

3. ðối tượng nghiên cứu và nguồn dẫn liệu 16

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 16

5. Phương pháp nghiên cứu 17

6. ðóng góp của ñề tài 18

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ðỀ TÀI 20

1.1. Một số khái niệm của lý thuyết hội thoại liên quan ñến lời ñộc thoại nội tâm 20

1.2. ðộc thoại nội tâm trong truyện ngắn 24

1.3. Tiêu chí nhận diện lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ

39

1.4. Tiểu kết chương 1 58



Chương 2: CÁC HÀNH ðỘNG NGÔN NGỮ CỦA LỜI ðỘC THOẠI
NỘI TÂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH
CHÂU, NGUYỄN HUY THIỆP, NGUYỄN THỊ THU HUỆ


60

2.1. Khái niệm hành ñộng ngôn ngữ 60

2.2. Phân biệt hành ñộng ngôn ngữ trong ñối thoại và hành ñộng ngôn ngữ
trong ñộc thoại

61

2.3. Tiêu chí xác ñịnh loại hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc thoại nội tâm nhân
vật

71

2.4. Thống kê, miêu tả các hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc thoại nội tâm
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Thị Thu Huệ


74

2.5. Những nhân tố chi phối việc lựa chọn hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc



2
thoại nội tâm 97

2.6. Tiểu kết chương 2 108

Chương 3: NGỮ NGHĨA LỜI ðỘC THOẠI NỘI TÂM NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN HUY
THIỆP, NGUYỄN THỊ THU HUỆ

110

3.1. Khái niệm ngữ nghĩa của lời 110

3.2. Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa lời ñộc thoại nội tâm 113

3.3. Các nhóm ngữ nghĩa của lời ñộc thoại nội tâm 132

3.4. Tiểu kết chương 3 158

Chương 4: VAI TRÒ CỦA LỜI ðỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN HUY THIỆP,
NGUYỄN THỊ THU HUỆ


160

4.1. Vai trò biểu hiện tâm lý và tính cách nhân vật trong tính ñối thoại của
lời ñộc thoại nội tâm

160


4.2. Vai trò ñịnh hướng hành ñộng nhân vật trong cấu tạo lập luận của lời
ñộc thoại nội tâm

166

4.3. Vai trò thể hiện phạm vi hiện thực trong tác phẩm qua sắc thái giới tính
của lời ñộc thoại nội tâm

176

4.4. Vai trò khắc họa phong cách ngôn ngữ tác giả của lời ñộc thoại nội tâm 191

4.5. Vai trò thể hiện sự ñổi mới thi pháp truyện ngắn của lời ñộc thoại nội tâm 195
4.6. Tiểu kết chương 4 200

KẾT LUẬN 203

TÀI LIỆU THAM KHẢO 207



3
MỤC LỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Trang
Bảng 2.1. Tần số xuất hiện của lời ñộc thoại nội tâm 74

Bảng 2.2. Các hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ


75

Bảng 2.3. Các hành ñộng ngôn ngữ tiêu biểu trong lời ñộc thoại nội tâm 98

Bảng 2.4. So sánh tương quan số lượng giữa hành ñộng hỏi và hành ñộng
khẳng ñịnh trong lời ñộc thoại nội tâm của nhân vật

107

Bảng 3.1. Không gian ñộc thoại 116

Bảng 3.1.a. Các không gian công cộng phổ biến 119

Bảng 3.1.b. Các nội dung ñộc thoại trong không gian gia ñình 121

Bảng 3.1.c. Các không gian gia ñình phổ biến 122

Bảng 3.2. Thời gian ñộc thoại 123

Bảng 3.3. Trạng thái tâm lý chủ thể khi ñộc thoại nội tâm 128

Bảng 3.3.a. Các loại trạng thái tâm lý dương tính 128

Bảng 3.3.b. Các loại trạng thái tâm lý âm tính 130

Bảng 3. 4. Các nhóm ngữ nghĩa của lời ñộc thoại nội tâm 134

Bảng 3.4.a. Các phương diện tìm hiểu về bản thân của chủ thể ñộc thoại 135

Bảng 3.4.b. Các mối quan hệ giữa chủ thể ñộc thoại với những người xung

quanh
143

Bảng 3.4.c. Những sự vật, hiện tượng khách quan ñược ñề cập trong lời ñộc
thoại nội tâm

148


4
Bảng 3.4.d. Các nội dung triết lý nhân sinh trong lời ñộc thoại nội tâm 152

Bảng 3.4.ñ. Các sắc thái tình yêu trong lời ñộc thoại nội tâm 154

Bảng 4.1. Vị trí của kết luận trong lập luận 169

Bảng 4.2. Tổ chức lập luận trong lời ñộc thoại nội tâm 175

Bảng 4.3. Số lượng hành ñộng hỏi trong lời ñộc thoại nội tâm của nhân vật nam
và nhân vật nữ

181

Bảng 4.4. Số lượng hành ñộng khẳng ñịnh, hành ñộng phủ ñịnh trong lời
ñộc thoại nội tâm của nhân vật nam và nhân vật nữ

182

Bảng 4.5. Các từ, cụm từ biểu thị khả năng trong lời ñộc thoại nội tâm các
nhân vật nữ của Nguyễn Thị Thu Huệ


186

Bảng 4.6. Các từ, cụm từ biểu thị cách diễn ñạt khẳng ñịnh/ phủ ñịnh trong
lời ñộc thoại nội tâm các nhân vật nam của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Huy Thiệp


187



5




BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
TT

Nội dung viết tắt Ký hiệu viết tắt
1 ðộc thoại nội tâm ðTNT
2 Nguyễn Minh Châu NMC
3 Nguyễn Huy Thiệp NHT
4 Nguyễn Thị Thu Huệ NTTH

6
MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
1.1. Lời nói là khái niệm có ý nghĩa tiền ñề, là ñối tượng nghiên cứu trung

tâm của ngữ dụng học. Không nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng tĩnh với những quy luật
và cấu trúc cứng nhắc, bất biến, ngữ dụng học chú trọng ñến việc sử dụng ngôn ngữ
trong hoạt ñộng giao tiếp, xem xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ với những ngữ cảnh
và người dùng khác nhau. Hướng tiếp cận này cho phép ngữ dụng học có thể nhận
ra những dạng thức, quy luật hành chức sinh ñộng và ña dạng của ngôn ngữ.
1.2. Khi giao tiếp, lời nói ñược tổ chức thành hai dạng: lời ñối thoại và lời
ñộc thoại nội tâm (ðTNT). Lời ñối thoại luôn thể hiện mối quan hệ tương tác giữa
người nói và người nghe trực tiếp, hiện diện trực quan trong quá trình nói năng. Do
vậy, nó là nguồn tư liệu quan trọng ñể ngữ dụng học tìm ra những nguyên tắc, ñặc
tính hành chức của ngôn ngữ. Trong ñời sống thực, lời ðTNT thường diễn ra ngầm
ẩn, không hướng ñến người nghe nào khác ngoài chính bản thân chủ thể ñộc thoại.
Nó là dạng lời thoại ñược người nói sử dụng ñể giao tiếp với chính mình - người
nghe ñặc biệt. Những ñặc ñiểm này khiến việc nghiên cứu lời ðTNT từ lý thuyết
hội thoại hầu như còn bỏ trống.
1.3. Lời ðTNT tồn tại khá phổ biến trong thực tế sử dụng ngôn ngữ ñể giao
tiếp, nhưng nó chỉ hiện diện rõ ràng, cụ thể ở tác phẩm nghệ thuật (kịch, tiểu thuyết,
truyện ngắn). Sự tái hiện ðTNT vào tác phẩm nghệ thuật tất yếu không thể ñảm bảo
tuyệt ñối tính khách quan, nguyên bản của dạng lời nói này nhưng trên một mức ñộ
nhất ñịnh, các nhà văn luôn phải tôn trọng các ñặc tính bản chất, các nguyên tắc nảy
sinh và sự hành chức của nó. Vì thế, khi chưa có ñiều kiện vật chất hoá lời ðTNT ở
ñời sống thực, lời ðTNT trong tác phẩm nghệ thuật là một nguồn tư liệu ñủ tin cậy
cho phép việc nghiên cứu về nó có thể ñạt ñược những kết quả cơ bản bước ñầu.
ðồng thời, tìm hiểu dạng lời nói này trong tác phẩm văn học cũng là tìm hiểu cách
thức tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, góp phần nhận diện phong cách
ngôn ngữ tác giả.

7
1.4. Sau 1975, văn học Việt Nam chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, có
những chuyển ñổi mạnh mẽ về tư tưởng và phương pháp sáng tác. Các tác phẩm tập
trung thể hiện cuộc sống của con người cá nhân, những hậu quả mà chiến tranh ñể

lại trong thời bình. Trong sự ñổi mới ñó, thể loại truyện ngắn ñã ñạt ñược nhiều
thành quả nhất.
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiên phong của tiến trình ñổi
mới văn học. Truyện ngắn của ông, ngay từ những năm ñầu của thập niên 80 (thế kỷ
20), ñã bộc lộ rõ khát vọng khám phá ñời sống nội tâm con người trong thời ñại
mới, ñặc biệt là người lính trở về sau chiến tranh. Lời ðTNT nhân vật là một
phương tiện ngôn ngữ ñược ông sử dụng rất hiệu quả ñể phản ánh phạm vi hiện
thực này, góp phần tạo nên dấu ấn phong cách ñộc ñáo của tác giả.
So với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thị Thu Huệ là
những nhà văn thuộc về thế hệ sau. Trong những năm 90 (thế kỷ 20), ñây là hai tác
giả truyện ngắn nổi tiếng. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất sắc sảo, thể
hiện nổi bật trong lời thoại nhân vật. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
giàu nữ tính, phù hợp với việc tái hiện cuộc sống tâm hồn, tình cảm của các nhân
vật nữ. Khảo sát lời ðTNT nhân vật trong truyện ngắn của họ sẽ cho phép sự
nghiên cứu về dạng lời nói này trở nên toàn diện, ñầy ñủ hơn.
Từ những vấn ñề lý luận và thực tiễn ñặt ra nói trên, chúng tôi lựa chọn
ñề tài: Khảo sát lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ.
2. Lịch sử vấn ñề
2.1. Những kết quả nghiên cứu có tính chất tiền ñề về ñộc thoại nội tâm
(monologue intérieur)
Mặc dù ñộc thoại xuất hiện từ khá sớm (gắn liền với sự ra ñời của kịch - một
loại hình nghệ thuật sân khấu) nhưng ðTNT chỉ bắt ñầu ñược chú ý vào những năm
cuối thế kỷ 18 và thực sự ñược tập trung nghiên cứu từ ñầu thế kỷ 20. Những tiểu
thuyết phương Tây hiện ñại như: Ulysse (James Joyce); ði tìm thời gian ñã mất (M.
Proust); Thời gian khổ (Dickens) ñã sử dụng ðTNT với tư cách là một “phương

8
tiện” ñã tới kịp vừa may ñể diễn ñạt căn bệnh mới của thế kỷ trong tiểu thuyết mới
[25, tr.69]. Sự xuất hiện của ðTNT một cách dày ñặc và mới lạ trong tiểu thuyết

hiện ñại ñã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu ở ngoài nước cũng như trong
nước.
2.1.1. Những kết quả nghiên cứu về ñộc thoại nội tâm ở ngoài nước
Vấn ñề ñầu tiên mà các nhà nghiên cứu ở nước ngoài ñặt ra là xác ñịnh tư
cách tồn tại của ðTNT trong tiểu thuyết và truyện ngắn. Có thể khái quát kết quả
nghiên cứu về vấn ñề này thành hai xu hướng cơ bản: ðTNT với tư cách là một kỹ
thuật, một thủ pháp của nhà văn trong xây dựng tác phẩm và ðTNT với tư cách là
một dạng lời thoại, ñược nhân vật sử dụng ñể thực hiện sự giao tiếp.
Tiêu biểu cho xu hướng thứ nhất là quan ñiểm của hai tác giả Wiliam Flin
Thrall và Mario Klarer. Trong cuốn A handbook to literature (Cẩm nang văn học)
tác giả Wiliam Flin Thrall nhìn nhận ðTNT chỉ là một kỹ thuật, trong ñó, luồng suy
nghĩ của một nhân vật trong một tiểu thuyết hoặc truyện ngắn ñược bộc lộ. Nó ghi
lại trải nghiệm cảm xúc bên trong của nhân vật trên từng cấp ñộ hoặc là sự phối
hợp nhiều cấp ñộ tình cảm. Theo ông, ðTNT không phải là lời thoại mà là một hình
thức phi thoại (non - verbalize), ñược dùng ñể diễn ñạt cảm giác hoặc tình cảm
không diễn tả bằng lời [131, tr.243]. Thống nhất với quan ñiểm này, Mario Klarer
cũng khẳng ñịnh ðTNT là một kỹ thuật miêu tả trong ñó một nhân vật ñược ñặc
trưng hoá riêng biệt bằng suy nghĩ của chính nhân vật ñó mà không có thêm bất cứ
lời bình luận nào. Nó bị chi phối bởi tâm lý và liên quan ñến luồng suy nghĩ của
nhân vật [127, tr.142]. Như vậy, ðTNT ñã ñược nhìn nhận như một cách thức, một
thủ pháp của nhà văn ñể biểu ñạt suy nghĩ, tình cảm, cảm giác bên trong, ngầm ẩn
của nhân vật. ðTNT không ñược xem là dạng lời thoại do nhân vật trực tiếp nói ra
ñể thực hiện sự giao tiếp trong một ngữ cảnh nhất ñịnh.
Tiêu biểu cho xu hướng thứ hai là cách nhìn nhận của nhà ngôn ngữ học
V.B. Kasevich trong giáo trình Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học ñại cương.
Khi nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ông ñã nhận ra sự tồn tại của
những kiểu tư duy mà ở ñó hình thức lời nói ñược sử dụng nhưng dường như ñã bị

9
rút gọn: nó chỉ giữ lại một số những yếu tố quan trọng nhất, còn tất cả những cái gì

là “tất nhiên” thì ñều không ñược thể hiện bằng lời nói [51, tr.18]. Từ ñó, dẫn ñến
một thực tế thường gặp trong ñối thoại là ở những tình huống khá quen thuộc thì
những cái ñược coi là ñã biết sẽ ñược bỏ qua, không ñược người nói và người nghe
ñưa vào trong phát ngôn của mình. ðiều ñặc biệt là tác giả Kasevich cho rằng: quá
trình “ép nén” các phương tiện ngôn ngữ như thế lại càng hiển nhiên hơn trong
trường hợp các ñộc thoại tưởng tượng, hoặc “ñộc thoại cho mình”, tức là khi
không cần phải lo lắng ñể ñạt ñược sự lĩnh hội từ phía người ñối thoại [51, tr.18].
Như vậy, ông ñã khẳng ñịnh: cả lời ñối thoại và lời ñộc thoại ñều có thể có những
ñặc ñiểm hành chức giống nhau ñể tiến hành giao tiếp có hiệu quả. Không chỉ thừa
nhận sự tồn tại của ðTNT, Kasevich còn chỉ ra một trong những quy luật quan
trọng của nó: ðTNT là dạng lời nói không chịu sự chi phối từ một người nghe phân
biệt như ñối thoại. Xem xét ðTNT trong mối quan hệ với người nghe, Kasevich ñã
khẳng ñịnh ðTNT là một dạng lời thoại ñược con người sử dụng ñể giao tiếp.
Vấn ñề thứ hai mà các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm khi tìm hiểu về
ðTNT trong tiểu thuyết là xác ñịnh ðTNT, phân biệt nó với khái niệm dòng ý thức.
Hai khái niệm này có mối quan hệ gần gũi với nhau, ranh giới giữa chúng trong tiểu
thuyết nhiều khi khó phân biệt. Tác giả Tamara Motilova trong bài ðộc thoại nội
tâm và dòng tâm tư ñã ñồng nhất hai khái niệm và cho rằng:
Nó xuất hiện như diễn từ không biểu ñạt thành lời của các nhân vật hoặc như diễn
từ của tác giả, nhân danh mình mà nói, nhưng có thể coi như ñã mượn từ vựng và
giọng ñiệu của nhân vật; hoặc như ñối thoại bên trong, ở ñó, giọng nói của nhân
vật bị xẻ làm ñôi thành hai giọng phân biệt và ñối nghịch; nó xuất hiện dưới hình
thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng như qua những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn
[dẫn theo 25, tr. 69-70].
Theo quan niệm trên, tác giả Motilova ñã chỉ ra những hình thức tồn tại của
ðTNT. Thứ nhất, ñó là dạng ðTNT có sự lai ghép, vay mượn giữa ngôn ngữ nhà
văn và ngôn ngữ nhân vật. Thứ hai, ñó là những lời ñối thoại bên trong của nội tâm
nhân vật. Thứ ba, ñó là những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn. Hình thức cuối cùng

10

(những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn) mà Motilova nói ñến thực ra chính là dòng ý
thức.
Trong khi ñó, một số nhà nghiên cứu Xô viết trước ñây lại hướng ñến sự
phân biệt giữa ðTNT và dòng ý thức. Phân tích việc sử dụng hai loại phương tiện
này trong tác phẩm của Stendhal và Tolstoi, M.B. Khrapchenko chỉ rõ:
Tính chất phân tích của lời lẽ nội tâm nhân vật trong ðỏ và ñen là cho lời lẽ ñó có
một số ñặc ñiểm của sự tề chỉnh, duy lý chặt chẽ, ñôi khi ñầy bi tráng. Theo ý nghĩa
này, ñộc thoại nội tâm trong các tác phẩm của Stendhal khác biệt khá cơ bản với
lời lẽ nội tâm các nhân vật của Tolstoi, lời lẽ này ñược xây dựng như thể là sự hiển
hiện dòng tư tưởng tự nhiên, tuỳ tiện, sự vận ñộng của tình cảm”[dẫn theo 25,
tr.79]
M.B. Khrapchenko ñã dựa vào cấu trúc của “lời lẽ nội tâm nhân vật” ñể chỉ
ra sự phân biệt. Lời lẽ nội tâm trong tác phẩm Stendhal có cấu trúc tề chỉnh, duy lý
chặt chẽ, tức là có tính tổ chức rõ rệt, còn trong tác phẩm của Tolstoi, nó là một
dòng tư tưởng tự nhiên, tuỳ tiện, tuôn chảy miên man theo sự vận ñộng của tình
cảm và tâm lý nhân vật. Nói cách khác, ñó chính là sự khác biệt cơ bản giữa lời
ðTNT và dòng ý thức.
Theo một xu hướng khác, nhà nghiên cứu Jean Cardot quan niệm: ðTNT khi
ñạt tới một cách viết ngày càng mang tính chất ñiện tín, ngắt quãng; sự ñứt ñoạn
của dòng chảy ngôn từ: những gián ñoạn thường xuyên ám chỉ tình trạng thiếu
vắng lời ñáp lại [dẫn theo 25, tr.83], sẽ trở thành dòng ý thức. Khi ñó, ðTNT trong
tiểu thuyết không thể lẫn với ñộc thoại của kịch vì tính chất phi logic và rời rạc của
phát ngôn. Ông không ñồng nhất hai khái niệm ðTNT và dòng ý thức nhưng cũng
không chỉ ra sự phân biệt giữa chúng. Trong quan niệm của ông, dòng ý thức là
mức ñộ phát triển cao nhất của ðTNT. Thư viện ñiện tử questia.com cũng cho
rằng:“Các nhà văn cuối thế kỷ 19 ñầu thế kỷ 20 ñã ñi tìm các khả năng mới của
ðTNT, tạo ra hiệu quả về tính chất phi võ ñoán và tự do của ñộc thoại. ðầu thế kỷ
20, hình thức ðTNT có vẻ hoàn toàn tuỳ tiện, ñược xử lý ñến mức cực ñoan: ðTNT
cũng chính là dòng ý thức của nhân vật”…[102, ngày 16/12/2007].


11
Hiện nay, ña số các nhà nghiên cứu ở nước ngoài ñều xem ðTNT là một
khái niệm phân biệt với ñộc thoại của kịch và với dòng ý thức, mặc dù giữa chúng
có những mối quan hệ, những ñiểm giống nhau nhất ñịnh. ðây chính là tiền ñề lý
thuyết quan trọng nhất ñể chúng tôi triển khai sự nghiên cứu về lời ðTNT nhân vật
trong tác phẩm văn học.
2.1.2. Những kết quả nghiên cứu về ñộc thoại nội tâm ở trong nước
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên biệt về ðTNT có số lượng rất
hạn chế. Tuy nhiên, các tác giả như: ðặng Anh ðào, Nguyễn Thái Hoà, Trần ðình
Sử ñều có những sự chú trọng nhất ñịnh ñến ðTNT khi nói về sự ñổi mới thi pháp
truyện và tiểu thuyết hiện ñại.
Tác giả ðặng Anh ðào trong ðổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây
hiện ñại ñã dành hẳn mục VII, phần I với hơn 16 trang ñể nói về ðTNT và dòng
tâm tư, chỉ ra sự khác nhau giữa chúng với ñộc thoại. Không ñi vào phân biệt hai
khái niệm ðTNT và dòng tâm tư (dòng ý thức), nhưng tác giả ðặng Anh ðào ñã
phân tích và nêu lên những ñặc ñiểm quan trọng của ðTNT. Khi phân biệt ñộc thoại
và ðTNT, bà khẳng ñịnh: “ðộc thoại ñược nói ñến ở kịch, ñôi khi trong tiểu thuyết,
trong khi khái niệm ðTNT chỉ dùng trong tiểu thuyết” [25, tr.74]. Giữa hai khái
niệm này có những ñiểm giống nhau: chúng ñều là sự tái hiện những ý nghĩ của
nhân vật, ñều có tính chất hướng nội. ðiểm phân biệt mà tác giả ðặng Anh ðào chỉ
ra ñó là: ñộc thoại gắn liền với hành ñộng hơn, thiên về hành ñộng hơn so với
ðTNT. Còn ðTNT vào dòng tâm tư thì thường có tính chất kìm hãm hành ñộng,
thiên về xu thế miêu tả hơn là tự sự rõ nét hơn. Thế giới bên trong là ñối tượng miêu
tả chủ yếu của ðTNT [25, tr.74].
Chú trọng ñến việc nhận diện ðTNT trong hệ thống ngôn từ của tác phẩm
văn học, tác giả của ðổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện ñại ñã ñưa ra
những luận ñiểm cụ thể. Bà xác ñịnh, ðTNT thuộc phạm vi ngôn từ của nhân vật,
tất nhiên, cũng không thể ñối lập hoàn toàn nó với ngôn từ người kể chuyện, nhất là
trong những trường hợp người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc nhường lời cho nhân
vật. “ðiều kiện ñể loại câu nửa trực tiếp này trở thành ðTNT hoặc dòng tâm tư là:


12
nó phải khoác giọng ñiệu và từ vựng của nhân vật, dù chủ thể vẫn nhân danh chính
thức là người kể chuyện”, “ở ñó giọng nói của người kể chuyện phải lẫn với giọng
ñiệu của nhân vật ngay tại cái vỏ ngôn từ”[25, tr.70]. Còn ñối với ðTNT ñược biểu
hiện trực tiếp thì lời phát ngôn ñược ñặt ở ngôi thứ nhất (ta) hoặc ngôi thứ hai
(tương ñương với mày), giọng ñiệu và từ vựng của nhân vật phải ñi thẳng vào văn
bản. Sự chú ý của tác giả ðặng Anh ðào ñến ngôi nhân xưng của ðTNT cho thấy,
bà ñã xét ðTNT trong mối quan hệ giữa lời nói với chủ thể phát ngôn,.
Nghiên cứu về Những vấn ñề thi pháp của truyện, tác giả Nguyễn Thái Hoà
ñi vào miêu tả những khái niệm cơ sở của thi pháp học thể loại truyện (trong ñó có
ðTNT và dòng ý thức) từ góc nhìn ngôn ngữ học. Ông xem ðTNT cũng là một
hình thức ñối thoại. Nhân vật tự phân thân thành vai nói và vai nghe ñể thực hiện
quá trình trò chuyện với chính bản thân mình. Do vậy, tác giả Nguyễn Thái Hoà ñã
nhận ra những biểu hiện mang ý nghĩa ngữ dụng về bản chất hành ñộng của dạng
lời nói này. Khi chỉ ra các dấu hiệu nhận biết ðTNT, ông thường dựa vào những
phương tiện, những cấu trúc thể hiện các loại hành ñộng ngôn ngữ khác nhau trong
lời nói của nhân vật.
Những dấu hiệu ñánh dấu ñộc thoại nội tâm của nhân vật thường thấy là: “(X) tự
hỏi rằng, cho rằng như thế là…có sao không nhỉ” v.v… có thể gọi là ñộc thoại lập
luận; “Chao ơi! Mình mà…”, “Khốn thay, mình lại…”, “Còn gì hơn với mình…”,
gọi là ñộc thoại cảm thán; “giá như, hồi ñó, nhớ lại hồi xưa” v.v… có thể gọi là
ñộc thoại hồi ức; “một ngày nào ñó mình sẽ…”, “ước gì có…” v.v… là ñộc thoại
cầu khiến v.v… [43, tr.78]
Trong trường hợp có sự chập ñôi giữa ðTNT của nhân vật với lời kể của
người kể chuyện, ranh giới giữa chúng sẽ trở nên rất khó xác ñịnh. Tác giả Nguyễn
Thái Hoà cho rằng ñó là một thủ pháp của truyện và người ta thường gọi ñó là lời
kể gián tiếp tự do. Ông không ñồng nhất hai khái niệm ðTNT và truyện ngắn tâm tư
(dòng ý thức) và chỉ ra sự khác nhau giữa chúng. Có chung nguồn gốc là kể lại ý
nghĩ và cảm xúc của nhân vật ở ngôi thứ ba nhưng ðTNT chỉ xuất hiện trong một

số tình huống ñối thoại nhất ñịnh còn truyện kể tâm tư (psycho-narration) là dòng
chảy triền miên của ý thức, là giọng chủ ñạo của lời kể.

13
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng ñã ñưa ra những nhận xét, kiến giải
bước ñầu về ðTNT. Bản chất giao tiếp của ðTNT ñược khẳng ñịnh rõ ràng với luận
ñiểm của tác giả ðỗ Hữu Châu trong giáo trình ðại cương ngôn ngữ học, tập 2,
Ngữ dụng học. Nói ñến sự trao lời của vận ñộng hội thoại, ông phân tích cả ở lời ñối
thoại và lời ðTNT. Sự trao lời trong ñối thoại diễn ra giữa Sp1 (vai nói) và Sp2 (vai
nghe) - là hai người khác nhau. Còn ở những trường hợp ñộc thoại, ñộc thoại không
phải ñơn thoại và là ñộc thoại ñời thường không phải trên sân khấu, thì người nói
chỉ là một nhưng sự trao lời vẫn diễn ra nhờ vào sự phân ñôi nhân cách: nhân cách
nghe và nhân cách nói [15, tr.206]. Ví dụ ông dẫn ñể phân tích là ðTNT của nhân
vật Hàn trong truyện ngắn Một truyện xuvơnia (Nam Cao): Hắn tự bảo: “Cuốn tiểu
thuyết của ñời ta bắt ñầu…” Ở thời ñiểm ñộc thoại, Hàn nghe và Hàn nói có sự
khác biệt nhất ñịnh. Với quan ñiểm của tác giả ðỗ Hữu Châu, những nhân tố cơ bản
của quá trình giao tiếp: vai nói, vai nghe ñược xác ñịnh cả trong lời ðTNT.
Một số luận văn, luận án như: Cấu trúc ñộc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện
của Nam Cao (Lưu Thị Oanh); Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (Các hình
thức thoại dẫn) (Mai Thị Hảo Yến); Khảo sát các hình thức dẫn thoại (trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp) (Nguyễn Thị Thanh Huyền), dù nghiên cứu các ñối tượng
thuộc những phạm vi khảo sát khác nhau nhưng ñều có một phần nội dung ñề cập
ñến ðTNT với tư cách là một dạng lời thoại thực sự của nhân vật. Xuất phát từ
quan ñiểm: “ðTNT là dòng suy nghĩ của con người thể hiện những tâm tư, tình
cảm, trạng thái tâm lý thầm kín, không phát ra thành lời”, Lưu Thị Oanh gọi tất cả
những ñoạn văn có sự xuất hiện của suy nghĩ bên trong của nhân vật là những ñoạn
ðTNT. Trong ñó có thể là những phát ngôn thực sự mà nhân vật trực tiếp nói ra,
cũng có thể là những ñoạn văn xen lẫn lời ñộc thoại với lời dẫn chuyện… Luận văn
này xem xét những ñoạn văn ðTNT - một phần trích bất kỳ trong văn bản phản ánh
dòng suy nghĩ chảy âm thầm trong óc con người. Từ ñó, ðTNT ñược phân tích trên

những phương diện ñặc trưng của ngữ pháp văn bản, với những vấn ñề như: cấu
trúc hình thức của ñoạn văn ðTNT (diễn dịch, quy nạp, ñề thuyết, liệt kê); cách
thức nhập ñề, cách thức kết thúc ñoạn văn ñộc thoại. ðồng thời với việc khảo sát

14
tần số xuất hiện, tác giả luận văn cũng nêu lên giá trị biểu hiện của các ñoạn ñộc
thoại nội tâm: khẳng ñịnh chủ ñề và tư tưởng tác phẩm, khẳng ñịnh phong cách tác
giả về mặt ngôn ngữ. Có thể thấy, tác giả Lưu Thị Oanh ñã ñi từ cấu trúc của ñoạn
văn ðTNT ñể xác ñịnh ý nghĩa, vai trò nghệ thuật của nó ñối với những vấn ñề cơ
bản của phong cách học.
Hai tác giả Mai Thị Hảo Yến và Nguyễn Thị Thanh Huyền lại khai thác một
hướng ñi khác. Mục ñích của họ là nghiên cứu về lời dẫn thoại trong truyện ngắn
một tác giả cụ thể. Muốn phân lập các hình thức dẫn thoại thì vấn ñề ñặt ra trước hết
là phải xác ñịnh các dạng lời thoại ñược sử dụng trong tác phẩm. ðó là những lời
ñối thoại giữa một người nói với một người nghe phân biệt, và ñối thoại nội tâm
cũng là một dạng lời thoại, có những ñặc ñiểm dẫn thoại riêng. ðặc biệt, Mai Thị
Hảo Yến còn chú ý ñến các loại hành ñộng ngôn ngữ xuất hiện ở lời dẫn của ðTNT.
Mặc dù không chỉ ra một cách trực tiếp, nhưng sự phân tích của tác giả ñã cho thấy:
lời ðTNT có thể ứng với việc sử dụng những hành ñộng ngôn ngữ nhất ñịnh. Chẳng
hạn: “ðTNT trực tiếp ứng với hành ñộng ngôn ngữ “hỏi”trong truyện ngắn Nam
Cao có bốn trường hợp” [121, tr.188]; “ðTNT ứng với hành ñộng ngôn ngữ “ñánh
giá” trong truyện ngắn Nam Cao có ba trường hợp” [121, tr.189]… Các bảng
thống kê về các hành ñộng ngôn ngữ ñược dẫn ở ðTNT trực tiếp (trang 193), ở
ðTNT gián tiếp tự do (trang 209) và ở ðTNT trực tiếp tự do (trang 203) thực ra
chính là sự liệt kê những hành ñộng ngôn ngữ ñược sử dụng trong lời ñộc thoại qua
truyện ngắn Nam Cao. Dễ dàng nhận thấy ở ba bảng thống kê này số lượng hành
ñộng ngôn ngữ chỉ dừng lại ở một số loại hạn chế chứ không phong phú, ña dạng
như lời ñối thoại.
Những công trình, bài viết nói trên ñều ñã ñưa ra những nhận xét, ñánh giá
khác nhau góp phần làm sáng rõ khái niệm, ñặc ñiểm cũng như sự nhận diện về

ðTNT. Những kết quả này giúp chúng tôi có ñược cái nhìn khái quát, tổng hợp ñể
từ ñó xác ñịnh hướng nghiên cứu cụ thể của luận án.
2.2. Hướng nghiên cứu ñộc thoại nội tâm của luận án

15
Các công trình nghiên cứu về ðTNT ở trong nước và ngoài nước ñều tiến
hành trên tư liệu là các tiểu thuyết và truyện ngắn. ðiều này cho thấy, dù ðTNT tồn
tại tự nhiên trong ñời sống con người nhưng nó chỉ thể hiện trực quan, xác thực
trong tác phẩm văn học. Sự ảnh hưởng, chi phối của ngôn ngữ và ý thức nhà văn
ñến ðTNT nói riêng và ngôn ngữ tác phẩm nói chung là không thể phủ nhận, song
về cơ bản, khi ñề cập ñến ðTNT, các nhà nghiên cứu ñều xem nó là phạm trù thuộc
về ngôn ngữ nói năng của nhân vật, có sự ñộc lập nhất ñịnh với ngôn ngữ nhà văn
hoặc ngôn ngữ người kể chuyện. Từ ñó, ðTNT ñã ñược xem xét như một dạng lời
nói trực tiếp, ñược nhân vật sử dụng ñể thể hiện các mối quan hệ giao tiếp của nó
với các nhân vật khác.
Mối quan hệ giữa ðTNT với dòng ý thức là một vấn ñề phức tạp làm nảy
sinh nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí ñối lập nhau. ða số các nhà nghiên cứu xác
ñịnh, ðTNT và dòng ý thức có những ñiểm giống nhau nhưng vẫn là hai khái niệm
phân biệt, có những ñặc ñiểm khác nhau về cấu trúc, tổ chức ngôn ngữ, nội dung…
ðTNT ñược tổ chức dưới dạng một lời thoại, gắn với một ý thức giao tiếp, mục
ñích giao tiếp rõ ràng, cụ thể của nhân vật còn dòng ý thức là sự tuôn chảy miên
man, vô ñịnh những suy nghĩ bên trong, khi nhân vật gần như rơi vào trạng thái vô
thức.
ðặc biệt, những ý kiến, nhận xét của một số nhà nghiên cứu trong nước như
ðặng Anh ðào, Nguyễn Thái Hoà, ðỗ Hữu Châu ñã xem xét ðTNT trên các
phương diện như hành ñộng ngôn ngữ, vai nói, vai nghe… cho phép khẳng ñịnh:
ðTNT cũng là một dạng lời thoại, một hình thức sử dụng ngôn ngữ ñể giao tiếp của
con người. Bởi vậy, hoàn toàn có thể nghiên cứu nó dưới ánh sáng của lý thuyết hội
thoại, từ góc ñộ ngữ dụng học. Luận án tiến sỹ của Mai Thị Hảo Yến ñã chỉ ra khá
nhiều loại hành ñộng ngôn ngữ ñược sử dụng trong lời ðTNT nhân vật và việc nhận

diện các hành ñộng này cũng dựa vào những cấu trúc, phương tiện ngôn ngữ như
người ta từng tiến hành với lời ñối thoại.
Như vậy, các công trình nghiên cứu ñi trước chủ yếu hướng ñến những
phương diện lý luận chung về ðTNT như khái niệm, tiêu chí nhận diện. Một số luận

16
văn, luận án ngôn ngữ học ñã ít nhiều ñề cập ñến sự hành chức của ðTNT với tư
cách là một dạng lời thoại ñược nhân vật sử dụng ñể giao tiếp trong tác phẩm văn
học. Tuy nhiên, trong những công trình này, ðTNT không phải là ñối tượng nghiên
cứu chính mà chỉ là một khái niệm có liên quan, do ñó, kết quả nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở những nhận xét, mô tả bước ñầu.
Những kết quả nghiên cứu về ðTNT của các tác giả ñi trước là những gợi
mở tiền ñề rất quan trọng, ñặt cơ sở về lý luận và thực tiễn cho quá trình tìm hiểu lời
ðTNT của chúng tôi. Trong luận án này, chúng tôi ñi sâu vào nghiên cứu lời ðTNT
như một ñối tượng chuyên biệt, xem xét nó với tư cách là một dạng lời thoại trực
tiếp của nhân vật. Tiếp cận lời ðTNT dưới ánh sáng của lý thuyết dụng học, luận án
hướng tới việc chỉ ra một số ñặc ñiểm hành chức cơ bản của lời ðTNT như: việc sử
dụng các loại hành ñộng ngôn ngữ, sự chi phối của các nhân tố ngữ cảnh ñến ngữ
nghĩa của lời và vai trò của lời ðTNT ñối với một số phương diện nghệ thuật của
tác phẩm văn học.
3. ðối tượng nghiên cứu và nguồn dẫn liệu
3.1. ðối tượng nghiên cứu
Luận án khảo sát và nghiên cứu lời ðTNT nhân vật trong 94 truyện ngắn của
ba tác giả: NMC, NHT, NTTH.
Trong truyện ngắn, lời nói bên trong của nhân vật có thể ñược biểu ñạt gián
tiếp qua ngôn ngữ tác giả hoặc người dẫn chuyện, qua hình thức lai ghép nửa trực
tiếp giữa ngôn ngữ tác giả với ngôn ngữ nhân vật. Chúng tôi chỉ khảo sát những lời
ðTNT do nhân vật trực tiếp thực hiện trong một ngữ cảnh cụ thể ñể ñảm bảo tối ña
tính khách quan và nguyên bản của tư liệu.
3.2. Nguồn dẫn liệu

ðề tài giới hạn phạm vi khảo sát ở truyện ngắn Việt Nam ñương ñại, giai
ñoạn những năm 80 - 90 của thế kỷ 20. Chúng tôi triển khai ñề tài trên nguồn dẫn
liệu là truyện ngắn NMC, NHT, NTTH, chú trọng ñến lời thoại nhân vật trong hoạt
ñộng giao tiếp, mà cụ thể là lời ðTNT, ñược nhân vật thực hiện trong những tình
huống và ngữ cảnh khác nhau của ñời sống. Trong truyện ngắn ba tác giả, chúng tôi

17
ñã thống kê ñược 467 ngữ cảnh có chứa lời ðTNT của nhân vật. Dựa trên số lượng
này, chúng tôi ñi vào miêu tả ñặc ñiểm ý nghĩa, sự hành chức cũng như vai trò của
lời ðTNT nhân vật trong truyện ngắn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Nhận diện, xác ñịnh lời ðTNT nhân vật trong truyện ngắn của NMC, NHT,
NTTH.
- Thống kê, miêu tả các hành ñộng ngôn ngữ trong lời ðTNT nhân vật và các
nhân tố chi phối việc lựa chọn hành ñộng ngôn ngữ khi nhân vật ðTNT.
- Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa của lời ðTNT và chỉ ra các nhân tố chi phối
ngữ nghĩa của lời.
- Khái quát những ñặc ñiểm nổi bật của lời ðTNT trong truyện ngắn NMC,
NHT, NTTH, cũng như chỉ ra vai trò của chúng ñối với lý thuyết hội thoại nói
chung, vai trò quan trọng của lời ðTNT ñối với việc thể hiện những phương diện cơ
bản của tác phẩm văn học như: nhân vật, phong cách ngôn ngữ của nhà văn, nội
dung tác phẩm và thi pháp truyện.
5. Phương pháp nghiên cứu
ðể thực hiện ñề tài này, luận án sử dụng phối hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau ñây:
5.1. Phương pháp thống kê - phân loại - miêu tả
Luận án thống kê số lượng lời ðTNT trong truyện ngắn từng tác giả. Trên
nguồn tư liệu này, chúng tôi tiến hành phân loại lời ðTNT dựa trên những cơ sở,
tiêu chí cụ thể: tần số xuất hiện của lời, các loại hành ñộng ngôn ngữ, các nhóm ngữ

nghĩa… Dựa vào số lượng lời ðTNT nhân vật ñược phân loại, luận án ñi sâu vào
miêu tả ñặc ñiểm về ngữ nghĩa, các hành ñộng ngôn ngữ phổ biến cũng như các
nhân tố ngữ cảnh chi phối ñến sự hành chức của lời ðTNT.
Các nhận ñịnh, ñánh giá ñược luận án rút ra ñều dựa trên sự miêu tả, phân
tích số liệu cụ thể. Tần số lặp lại cao hay thấp của số liệu thống kê là cơ sở quan

18
trọng phản ánh tính quy luật của ñối tượng, giúp chúng tôi chỉ ra và lý giải những
ñặc ñiểm hoạt ñộng của lời ðTNT trong giao tiếp.
5.2. Phương pháp so sánh
Nghiên cứu về lời ðTNT trên tư cách lời thoại, luận án luôn ñặt nó trong mối
quan hệ so sánh với lời ñối thoại. ðây là ñối tượng so sánh chủ yếu cho thấy sự
thống nhất và ñối lập giữa hai dạng lời nói. Sự so sánh chủ yếu thực hiện trên những
phương diện như: hành ñộng ngôn ngữ, ngữ nghĩa của lời, các nhân tố chi phối việc
lựa chọn hành ñộng ngôn ngữ và ngữ nghĩa… Những nhận xét rút ra ñược từ sự so
sánh này sẽ góp phần khẳng ñịnh thêm một số vấn ñề lý thuyết của ngữ dụng học.
Mặt khác, khi cần so sánh ñể làm nổi bật những ñặc ñiểm của lời ðTNT
nhân vật trong truyện ngắn NMC, NHT, NTTH, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi khảo
sát tư liệu. Lời ðTNT trong truyện ngắn Nam Cao (trước Cách mạng), truyện ngắn
Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh và trong một số truyện ngắn
của Ernest Heminguay, Marcel Proust … là những cứ liệu so sánh chủ yếu.


5.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - hoạt ñộng
Trong luận án này, ngữ nghĩa của lời ðTNT ñược xem xét không chỉ ở bình
diện hệ thống - cấu trúc mà ñược tiến hành cả ở bình diện chức năng, bình diện sử
dụng, lời nói. Ngữ nghĩa trực tiếp của từ, ngữ, câu (suy ra từ quan hệ cấu trúc nội tại
của chúng), ñược ñặt vào mối quan hệ với nhận thức, với những yếu tố của ngữ
cảnh và tình huống ñể tìm ra ngữ nghĩa ñích thực, cụ thể.
ðể nêu lên những ñặc ñiểm về ngữ nghĩa của lời ðTNT, luận án cũng không

dừng lại ở việc chỉ ra ngữ nghĩa từng lời ðTNT riêng lẻ, rời rạc mà sẽ quy nghĩa ñó
về những phạm vi hiện thực khái quát hơn.
5.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Cùng với các phương pháp trên, ñề tài sử dụng ñồng thời phương pháp phân
tích lý giải các biểu hiện của những hành ñộng nói cụ thể trong lời ðTNT nhân vật,
giải thích vì sao nhân vật lại thường sử dụng các nhóm hành ñộng ñiển hình, vai trò

19
của việc sử dụng chúng trong mối quan hệ với chủ ñích sáng tạo của nhà văn. Qua
ñó, ñề tài ñi ñến khái quát, tổng hợp một số ñặc tính nổi bật của lời ðTNT trong
truyện ngắn NMC, NHT, NTTH, chỉ ra những ñóng góp trong việc sử dụng phương
tiện ngôn ngữ - lời ðTNT - của ba nhà văn ñối với truyện ngắn Việt Nam những
năm 80 - 90 (thế kỷ 20).
6. ðóng góp của ñề tài
Tiến hành thực hiện ñề tài Khảo sát lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng
tôi xác ñịnh những ñóng góp của luận án trên một số phương diện sau ñây:
Thứ nhất, luận án chủ yếu ñi sâu tìm hiểu lời ðTNT dưới ánh sáng của lý
thuyết hội thoại và ngữ dụng học, nghiên cứu nó với tư cách là một dạng lời thoại
ñược con người sử dụng ñể giao tiếp. Do ñó, lời ðTNT sẽ ñược xem xét trên những
phương diện quan trọng nhất của lời nói: việc sử dụng hành ñộng ngôn ngữ và ngữ
nghĩa. Những nhận xét, ñánh giá về hai phương diện này sẽ cho thấy những quy luật
hành chức ñặc thù của lời ðTNT.
Thứ hai, từ những kết quả nghiên cứu ñạt ñược, luận án sẽ khẳng ñịnh thêm
một số vấn ñề của lý thuyết hội thoại: vai trò của nhân tố người nghe, sự chi phối
của những nhân tố ngoài ngôn ngữ ñến việc sử dụng ngôn ngữ, bản chất hành ñộng
của lời nói… ðồng thời, mối quan hệ gắn bó giữa ngôn ngữ học và những khoa học
liên ngành như văn hoá học, thi pháp học, lý luận văn học, xã hội học, tâm lý học
cũng ñược thể hiện sáng rõ hơn.
Thứ ba, những phương diện quan trọng của tác phẩm văn học như: nhân vật,

phong cách ngôn ngữ tác giả, thi pháp truyện… sẽ ñược nhìn nhận từ ñặc ñiểm hành
chức của lời ðTNT - một hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Cấu trúc luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của ñề tài
Chương 2: Các hành ñộng ngôn ngữ của lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ

20
Chương 3: Ngữ nghĩa lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ
Chương 4: Vai trò của lời ñộc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ















Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ðỀ TÀI


1.1. Một số khái niệm của lý thuyết hội thoại liên quan ñến lời ñộc thoại
nội tâm
ðTNT là một dạng thức tổ chức ngôn ngữ thành lời nói của con người ñể
thực hiện sự giao tiếp. Do vậy, ðTNT vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với những khái
niệm cơ bản của lý thuyết hội thoại. Việc phân tích các khái niệm: cuộc thoại, lượt
lời, ngữ cảnh giao tiếp, vai nói và vai nghe sẽ tạo nên tiền ñề lý luận làm sáng rõ
những ñặc ñiểm hành chức của lời ðTNT.

21
1.1.1. Cuộc thoại, lượt lời
1.1.1.1. Cuộc thoại
Cuộc thoại là khái niệm cơ bản của lý thuyết hội thoại vì nó bao gồm tất cả
các nhân tố của quá trình giao tiếp như: người nói, người nghe, lời thoại, ngữ
cảnh… Theo tác giả ðỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán thì “cho ñến nay việc ñịnh
ranh giới cuộc thoại chưa có gì là thực dứt khoát với những tiêu chí ñủ tin cậy. Tuy
nhiên, các cuộc thoại là có thật và yêu cầu nghiên cứu buộc người nghiên cứu phải
quyết ñịnh một sự phân chia nào ñó ít nhiều võ ñoán” [17, tr.299]. Hai tác giả này
ñã ñưa ra những tiêu chuẩn cần và ñủ ñể có một cuộc thoại:
“ðể có một và chỉ một cuộc thoại, ñiều kiện cần và ñủ là có một nhóm nhân vật có
thể thay ñổi nhưng không ñứt quãng trong một khung thời gian – không gian có thể
thay ñổi nhưng không ñứt quãng nói về một vấn ñề có thể thay ñổi nhưng không
ñứt quãng”[17, tr.298]
Từ ñiển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học ñịnh nghĩa cuộc thoại như sau:
“ðơn vị hội thoại lớn nhất, bao trùm nhất ñược xác ñịnh theo các tiêu chí về:
- Nhân vật hội thoại.
- Thời gian và ñịa ñiểm hội thoại.
- Chủ ñề hội thoại.
- Các dấu hiệu ñịnh ranh giới như: mở ñầu, kết thúc” [117, tr.64-65].
ðối với các cuộc ðTNT, các tiêu chí như: nhân vật, thời gian, ñịa ñiểm và
chủ ñề luôn ñược xác ñịnh một cách rõ ràng, cụ thể. Nhưng là dạng giao tiếp chỉ có

một nhân vật, các dấu hiệu của sự mở ñầu và kết thúc một cuộc ðTNT rất khó nhận
diện. Nhân vật không cần thiết phải ñưa ra những lời chào, rào ñón, ướm hỏi
(những dấu hiệu thường thấy ñể mở ñầu cho một cuộc nói chuyện song phương)
cũng như những lời nói, thái ñộ, cử chỉ cho thấy cuộc thoại kết thúc. Tuy nhiên,
trong truyện ngắn, các cuộc ðTNT hoàn toàn có thể ñược xác ñịnh nhờ vào việc
xem xét ñịnh hướng tác ñộng của lời nói nhân vật ñến người khác. Trước một sự
tình, một hiện tượng, nhân vật ñưa ra lời nói của mình (không kể là nói thầm hay
nói thành tiếng) mà lời nói ñó không hướng ñến người tiếp nhận, không tạo ra sự
phản ứng, hồi ñáp từ phía người tiếp nhận thì ñó là một cuộc ðTNT. Sự xác ñịnh

22
này, do vậy, luôn phải dựa vào những lời văn miêu tả, tường thuật của tác giả hoặc
người dẫn chuyện ở thời ñiểm trước và sau khi cuộc ðTNT diễn ra.
1.1.1.2. Lượt lời
Tác giả ðỗ Hữu Châu ñịnh nghĩa: “Chuỗi ñơn vị ngôn ngữ ñược một nhân
vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt ñầu cho ñến lúc chấm dứt ñể cho nhân vật hội
thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời (turn at talk; tour de parole) [15,
tr.205]. Ví dụ:
- Con gái tôi ñâu?
- Sao chị biết nó là con gái?
- Lúc lôi ra khỏi bụng tôi, tôi nghe loáng thoáng nó là con gái.
- Cháu ñang ở dưới phòng trẻ sơ sinh [XV, tr.346].
Cuộc ñối thoại trên gồm có bốn lượt lời. Nhìn chung, khi ñối thoại, các nhân
vật giao tiếp thường sử dụng một số hoặc nhiều lượt lời ñể triển khai nội dung cuộc
thoại. Ngược lại, khi ðTNT, nhân vật thường chỉ ñưa ra một lượt lời. ðây là dấu
hiệu hình thức phản ánh ñịnh hướng giao tiếp của ðTNT: tự trò chuyện với bản
thân, không hướng ñến người nghe. Tuy nhiên, khi ñược tổ chức như một cuộc ñối
thoại nội tâm ngầm ẩn thì cuộc ñộc thoại sẽ bao gồm nhiều lượt lời. Có hai cách
thức ñể tạo nên các lượt lời trong một cuộc ñộc thoại. Cách thứ nhất là chủ thể ñộc
thoại lần lượt, luân phiên vào vai người nói và người nghe ñể trao ñổi. Cuộc ðTNT

của người vợ trong truyện ngắn Trẻ con không ñược ăn thịt chó của Nam Cao rất
tiêu biểu cho cách thức này: “Sao lại có sự long trọng ấy? (…) À, thôi phải… có lẽ
hôm nay là giỗ của ông nào, bà nào ñây, (…) Hăm nhăm tháng chín…không, mà
không phải… Giỗ chạp gì hôm nay?” [I, tr.142]. Cách thứ hai là chủ thể ñộc thoại
tự phân thân thành hai con người hoàn toàn khác nhau, sử dụng những cặp ñại từ
nhân xưng tương ứng ñể ñối ñáp: “… Bây giờ anh nói với tôi một ñiều gì ñi, khuyên
tôi một nhời ñi!” “Không.” “Tôi có phải cút khỏi ñây không?” “Không. Anh cứ
ñến ñây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết ñấy!” [III, tr.109]. Mỗi lời trao hoặc lời
ñáp trong những cuộc ñối thoại nội tâm như vậy ñều ñược chúng tôi xem xét với tư
cách như một lượt lời ðTNT thông thường.

23
Khái niệm về cuộc thoại và lượt lời của lý thuyết hội thoại là cơ sở quan
trọng ñể chúng tôi có ñược sự nhận diện chính xác ñơn vị tính cho ñối tượng nghiên
cứu: một lượt lời ðTNT ñược gọi là một lời ðTNT và một cuộc ñộc thoại có thể có
nhiều lời ðTNT (như ở hai ví dụ nêu trên).
1.1.2. Ngữ cảnh giao tiếp, vai nói và vai nghe
1.1.2.1. Ngữ cảnh giao tiếp
Khái niệm ngữ cảnh giao tiếp có rất nhiều cách hiểu khác nhau.
Tác giả ðỗ Hữu Châu cho rằng: “Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong
một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn” [15, tr.15]. Theo cách hiểu này,
ngữ cảnh sẽ bao gồm những nhân tố chi phối ñến diễn ngôn trong cuộc giao tiếp cả
về hình thức và nội dung. Do ñó, ngữ cảnh sẽ là một tổng thể nhiều hợp phần khác
nhau về nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn, tức là tất cả những yếu tố
như vai nói, vai nghe, không gian, thời gian, mối quan hệ và hiểu biết hiện thực của
vai nói, vai nghe… ðây là cách hiểu khá rộng về ngữ cảnh.
Trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp chỉ ra sự
phân biệt giữa ngữ cảnh và hoàn cảnh nói năng. “Ngữ cảnh là những từ bao quanh
hay ñi kèm theo một từ, tạo cho nó tính xác ñịnh về nghĩa. Hoàn cảnh nói năng là
cái tình huống, cái bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: ai nói, nói bao giờ, nói

ở ñâu, nói với ai, vì sao nói [30, tr.369]. Khái niệm ngữ cảnh ở ñây ñược hiểu theo
một phạm vi rất hẹp, chỉ là những ñơn vị từ ngữ ñi kèm, bao quanh một từ ñể cho
người ta có thể hiểu ñược chính xác ý nghĩa cụ thể của từ ñó.
Khi nói về các yếu tố và các chức năng trong mô hình giao tiếp của
Jakobson, tác giả Diệp Quang Ban giải thích về yếu tố ngữ cảnh như sau: “Ngữ
cảnh mà lời nói ñề cập là vật, việc, hiện tượng, không gian, thời gian ñược phản
ánh trong lời nói, cho nên ngữ cảnh có tác dụng giải thích nội dung của thông
ñiệp” [5, tr.28]. Cách giải thích này về ngữ cảnh có nhiều ñiểm tương ñồng với khái
niệm hoàn cảnh nói năng mà Nguyễn Thiện Giáp ñã nói ñến ở trên.
Tác giả ðỗ Thị Kim Liên cho rằng, ngữ cảnh gồm 2 phần: a. Ngữ cảnh chính
là thời gian, không gian, cảnh huống bên ngoài cho phép một câu nói trở thành

24
hiện thực, nói ñược hay không nói ñược ñồng thời giúp ta xác ñịnh tính ñơn nghĩa
của phát ngôn [62, tr.27] và b. ngữ cảnh chính là ngôn cảnh, tức là ñiều kiện trước
và sau phát ngôn ñể cho phép hiểu ñúng nghĩa của từ hay phát ngôn cụ thể [62,
tr.29].
Những khái niệm của những tác giả ñi trước ñược chúng tôi vận dụng ñể ñi
ñến một cách hiểu về ngữ cảnh của lời ðTNT: ñó là những ñiều kiện về không gian,
thời gian, sự việc, hiện tượng trong hiện thực và những ñiều kiện về tâm lý, hiểu
biết của chủ thể ñộc thoại cho phép một lời ðTNT có thể xuất hiện hợp lý và ý
nghĩa của nó ñược hiểu một cách ñúng ñắn, chính xác.
1.1.2.2. Vai nói và vai nghe
Trong một cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp dùng ngôn ngữ ñể tạo ra các lời
nói, các diễn ngôn ñể tác ñộng vào nhau. Các nhân vật giao tiếp ñược phân thành
vai nói và vai nghe. “Vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết), kí hiệu bằng Sp1
(speaker 1) và vai tiếp nhận diễn ngôn, tức vai nghe (ñọc), kí hiệu bằng Sp 2
(speaker 2) [15, tr.15]. Khi ñối thoại trực tiếp, hai vai nói, nghe thường xuyên luân
chuyển, Sp1 sau khi nói xong chuyển thành vai nghe Sp2 và ngược lại.
Trong ðTNT, việc xác ñịnh vai nói, vai nghe có những ñiểm ñặc thù, hoàn

toàn phân biệt với ñối thoại. Khi nhân vật ñưa ra một lời thoại hướng tới chính bản
thân mình ñể trò chuyện, nó ñồng thời ñóng cả vai nói và vai nghe. Do ñó, về bản
chất, hiệu lực tác ñộng của lời ðTNT sẽ hướng vào chính vai nói, thay ñổi nhận
thức, tình cảm… của vai nói. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nội dung, hiệu
lực hành ñộng ngôn ngữ của lời ðTNT hướng ñến một ñối tượng hoàn toàn phân
biệt với vai nói. Chẳng hạn, khi nhân vật Mại trong truyện ngắn cùng tên của NTTH
thầm nói: “Chị xin lỗi cả hai em. Chị chỉ là người ñứng ngoài và ñừng phải nghĩ gì
về chị hết.” thì hành ñộng xin lỗi này rõ ràng không phải hướng vào vai nghe của
lời ðTNT (Mại) mà hướng vào ñối tượng khác (hai em). Nhưng trên thực tế, hai em
không chịu tác ñộng hiệu lực của hành ñộng, vì họ không phải là người tiếp nhận
lời. Với những trường hợp như vậy, hiệu lực của lời cũng chỉ thể hiện hiệu quả tác

25
ñộng của nó ở chính vai nói: Mại sẽ cảm thấy ñỡ ân hận hơn và có trách nhiệm phải
làm những việc cần thiết ñể sửa lỗi.
1.2. ðộc thoại nội tâm trong truyện ngắn
1.2.1. Các khái niệm: ñộc thoại, ñộc thoại nội tâm và dòng ý thức
1.2.1.1. Khái niệm ñộc thoại (monologue)
ðộc thoại là khái niệm trước hết ñược sử dụng trong kịch - một loại hình
nghệ thuật sân khấu. Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, ñộc thoại gọi là monologos, và
ñược ñịnh nghĩa một cách ñơn giản: lời nói của một người ñơn ñộc (khi chỉ có một
mình).
Trong Từ ñiển sân khấu, tác giả Patrice Paris (1980) ñã ñưa ra khái niệm về
ñộc thoại sân khấu (cụ thể là kịch). Ông cho rằng: “ðộc thoại là những lời nói của
một nhân vật không trực tiếp hướng ñến người ñối thoại ñể nhận ñược câu trả lời”
[129, tr.260]. Với cách hiểu này, ñộc thoại ñược xác ñịnh tương ñối rõ ràng trên hai
mặt: hình thức và mục ñích. Về hình thức, nó là lời do nhân vật nói ra, về mục ñích,
nó không hướng ñến người ñối thoại và không chờ ñợi câu trả lời từ người ñó. Việc
xác ñịnh ñộc thoại như vậy ñã ngầm ñặt ñộc thoại trong mối tương quan với ñối
thoại. Vì vậy, ngay sau phần ñịnh nghĩa, Patrice Paris chỉ rõ: “Lời ñộc thoại phân

biệt với lời ñối thoại ở sự vắng mặt của việc trao ñổi bằng lời nói và ở chiều dài
quan trọng của một trường thoại có thể tách rời ra trong bối cảnh liên quan ñến sự
xung ñột và tranh cãi” [129, tr.260]. Từ ñiển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
(2002) cũng ñịnh nghĩa ñộc thoại dựa trên cái nhìn so sánh với ñối thoại: “Khác với
ñối thoại, ñộc thoại là sự thể hiện lời nói trước hết hướng bản thân mình mà không
tính ñến phản ứng của người ñối thoại” [117, tr.91-92). ðối với kịch, ta dễ dàng
nhận ra ñộc thoại với sự xuất hiện những lời nói của nhân vật với chính mình.
Những lời nói ñó có thể ñược thực hiện khi nhân vật ñang chỉ có một mình trên sân
khấu và có thể cả trong khi nhân vật ñang tiến hành ñối thoại với người khác. Ở
trường hợp thứ hai, nhân vật tách mình khỏi bối cảnh cụ thể ñang diễn ra ñể nói
những ñiều mà nó không thể hoặc không muốn bộc lộ với các nhân vật khác. Tuy
nhiên, dù ở trường hợp nào, khi biểu diễn, lời nói ñộc thoại của nhân vật trên sân

×