Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
ỨNG DỤNG EXCEL TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
USING EXCEL IN CASH ACCOUNTING CAPITAL IN SMALL AND MEDIUM
ENTERPRISES
SVTH: Hồ Thị Diệu Ái
Lớp 09A3, Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường CĐ Công nghệ Thông tin, ĐHĐN
GVHD: ThS. Vũ Thu Hà
Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường CĐ Công nghệ Thông tin – Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Excel là một trong những phần mềm kế toán hữu ích, mạng lại hiệu quả thông tin kinh tế
cao, rút ngắn thời gian làm việc của kế toán. “Ứng dụng Excel trong công tác kế toán vốn bằng tiền
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một trong những giải pháp kế toán quan trọng, góp phần nâng
cao hiệu quả công tác kế toán cho các doanh nghiệp. Mục đích của bài báo cáo này là nghiên cứu
và tạo lập các chứng từ, sổ sách kế toán vốn bằng tiền tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách
tự động và khoa học bằng phần mềm Excel thông dụng.
Từ khoá: Microsoft Excel; macro; kế toán vốn bằng tiền; chứng từ; sổ sách
ABSTRACT
Excel is a software which is useful, brings high economic efficiency, saves time in
accounting. “Using excel in cash accounting capital in small and medium enterprises” is one of the
most important solutions to improve accounting efficiency in the enterprises. My report researches
the Excel softwares to create vouchers, documents in cash accounting capital in small and medium
enterprises automatically and scientifically.
Key words: Microsoft Excel; macro; cash accounting capital; vouchers; documents
1. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển mạnh,
kế toán bằng tay sẽ không còn phù hợp vì tốn nhiều thời gian mà hiệu quả thông tin kinh tế
mang lại kém. Ứng dụng Excel trong công tác kế toán vốn bằng tiền tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ sẽ khắc phục được những nhược điểm của kế toán bằng tay, nâng cao hiệu quả
kế toán, cung cấp thông tin kinh tế kịp thời, chính xác.
Trong phạm vi đề tài này nghiên cứu việc ứng dụng Excel trong công tác kế toán
vốn bằng tiền tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng đồng tiền Việt Nam.
2. Ứng dụng Excel trong công tác kế toán vốn bằng tiền tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ
2.1. Quy trình luân chuyển hệ thống thông tin kế toán vốn bằng tiền
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
Hình 1. Sơ đồ hệ thống thông tin của doanh nghiệp
2.2. Ứng dụng Excel trong công tác kế toán vốn bằng tiền tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ
2.2.1. Thông tin ban đầu
- THÔNG TIN DOANH NGHIỆP cho biết những thông tin cần thiết về doanh
nghiệp như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, email, mã số thuế, số điện thoại, số fax, ban quản
lý doanh nghiệp.
- BẢNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN SỬ DỤNG cho biết số dư đầu kỳ về tài sản và
nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp và những tài khoản cấp 1 cấp 2 và tài khoản chi tiết
liên quan mà doanh nghiệp sử dụng để hạch toán.
- DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG cung cấp những thông tin cần thiết như mã đối tượng,
địa chỉ, mã số thuế, email về khách hàng, nhà cung cấp cũng như những cán bộ trong
doanh nghiệp.
2.2.2. Cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp
Cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp là BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIỆP VỤ KINH
TẾ PHÁT SINH, nơi chứa tất cả dữ liệu kinh tế phát sinh, là căn cứ mà kế toán dựa vào dữ
liệu đó để tiến hành lập các chứng từ, sổ sách kế toán.
Từ bảng tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ta lần lượt đặt tên cho các cột
như sau: NGS, SCT, NCT, MDT, TDT, DC, DG, TKNO, TKCO, ST.
2.2.3. Thiết kế chứng từ
Căn cứ vào những thông tin ban đầu và cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp để lập
chứng từ. IN CHỨNG TỪ nhằm mục đích lưu lại những chứng từ thu, chi phát sinh trong
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, để so sánh đối chiếu công nợ với sổ chi tiết và sổ
tổng hợp làm căn cứ xác minh tính trung thực của thông tin kinh tế tại doanh nghiệp.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
Hình 2. Chứng từ kế toán (Phiếu thu, phiếu chi)
2.2.4. Thiết kế sổ tổng hợp
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH ta lập sổ
NHẬT KÝ CHUNG. Nhật ký chung là nơi tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
của doanh nghiệp theo thời gian.
Hình 3. Sổ nhật ký chung
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Sổ cái tài khoản tổng hợp số liệu liên quan đến một đối tượng tổng hợp hoặc chi
tiết nhất định, mở cho một tài khoản riêng theo dõi định kỳ biến động tăng và giảm của đối
tượng mở sổ.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
Dựa vào thông tin từ BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT
SINH và thông tin đầu vào để lập SỔ CÁI TÀI KHOẢN.
Ta chỉ cần lập một sheet SỔ CÁI TÀI KHOẢN mà tại MÃ TÀI KHOẢN sẽ đưa ra
một List các tài khoản CẤP 1, ta chỉ cần chọn MÃ TÀI KHOẢN cho sổ cái cần xem thì sẽ
xuất hiện dữ liệu của SỔ CÁI tương ứng.
- Tại ô TÊN TÀI KHOẢN:
=VLOOKUP(C5,HTTK,4,0).
- NGÀY GHI SỔ:
=IF(OR(LEFT(TKNO,3)=$C$5,LEF
T
(TKCO,3)=$C$5),NGS,"").
- Công thức tương tự cho SỐ
CHỨNG TỪ, NGÀY CHỨNG
TỪ, DIỄN GIẢI.
- TÀI KHOẢN Đ/Ư:
=IF(LEFT(TKNO,3)=$C$5,TKCO,
IF(LEFT(TKCO,3)=$C$5,TKNO,
""))
- SỐ TIỀN NỢ:
=IF(LEFT(TKNO,3)=$C$5,ST,0).
- SỐ TIỀN CÓ:
=IF(LEFT(TKCO,3)=$C$5,ST,0).
- SỐ DƯ ĐẦU KỲ NỢ:
=VLOOKUP($C$5,HTTK,6,0).
- SỐ DƯ ĐẦU KỲ CÓ:
=VLOOKUP($C$5,HTTK,7,0).
- TỔNG SỐ PHÁT SINH NỢ:
=SUM(F10:F219).
- TỔNG SỐ PHÁT SINH CÓ:
=SUM(G10:G219).
- SỐ DƯ CUỐI KỲ NỢ:
=IF($F$9-$G$9+$F$220-
$G$220
>0,$F$9-$G$9+$F$220-
$G$220,0).
- SỐ DƯ CUỐI KỲ CÓ:
=IF($F$9-$G$9+$F$220-
$G$220
<0,ABS($F$9-$G$9+$F$220-
$G$220),0).
Hình 4. Sổ cái tài khoản
SỔ TỔNG HỢP TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Lấy dữ liệu từ thông tin đầu vào và cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp để lập SỔ
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
TỔNG HỢP TIỀN GỬI NGÂN HÀNG.
Hình 5. Sổ tổng hợp tiền gửi ngân hàng
2.2.5. Thiêt kế sổ chi tiết
Sổ quỹ tiền mặt tập hợp lại tình hình thu chi tiền mặt của doanh nghiệp, liệt kê chi
tiết tất cả các phát sinh tiền mặt theo thời gian.
Hình 6. Sổ quỹ tiền mặt
SỔ THEO DÕI TIỀN ĐANG CHUYỂN
Tương tự các bước lập SỔ QUỸ TIỀN MẶT ta tiến hành lập SỔ THEO DÕI TIỀN
ĐANG CHUYỂN, nhằm mục đích theo dõi tình hình tăng giảm của lượng tiền đang
chuyển, để kiểm soát chặt chẽ tài sản cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp.