Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hành động khen và trách trong ca dao nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.57 MB, 131 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC ĐÔNG THÁP.

TRAN CHANH

BANG

HANH DONG KHEN VA TRACH
TRONG CA DAO NAM BO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ

VĂN

2021 | PDF | 131 Pages



ĐÔNG THÁP - NĂM 2021


BO GIAO DUC VA DAO TAO
0
THÁP

TRÀN CHÁNH

BĂNG

HÀNH ĐỘNG KHEN VÀ TRÁCH


TRONG CA DAO NAM BO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ lệt Nam
Mã số: 8.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học

TS. TRÀN ĐỨC HÙNG

ĐÔNG THÁP - NĂM 2021


LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đề tải này do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựng trên
cơ sở tiếp thu ý tưởng khoa học của các tác gid di trước và sự hướng dẫn của
TS. Trần Đức Hùng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn này là
khách quan, trung thực. Đề tài này chưa từng được ai cơng bố trong bất kì

một cơng trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Trần Chánh Băng


LOI CAM ON
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trằn Đức Hùng và TS. Trần Thanh Vân

đã rất tận tâm giúp tơi hồn thành luận văn nay.

Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sư phạm Ngữ văn đã
giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học t¿
Xin tỏ lịng biết ơn gia đình và những người thân cùng các anh chị học

viên đã luôn chia sẻ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.

Đồng Tháp, tháng 12 năm 2021
Hạc viên cao học.

Trần Chánh Băng


MỤC LỤC
LOI CAM DOAN
LOI CAM ON...
Ki HIEU VIET TAT SU’ DUNG TRONG LUAN VAN...
DANH MUC CAC BANG..

MO DAU

1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu vị
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng và pham vi ngl
5 . Nhiệm vụ nghiên cứu
6 . Phương pháp nghiên cứu
1 „ Đóng góp của để
8. Cấu trúc của luận vãi
Chương I. NHỮNG TIEN ĐÈ LÝ THUYET LIÊN QUAN DEN ĐÈ TÀI. 10
1.1. Lý thuyết hội thoại

1.1.1. Khái niệm hội thoại
1.1.2. Các đơn vị cấu trúc hội thoại
1.1.3. Các nguyên tắc hội thoại
1.2. Ly thuyết hành động ngôn ngữ
„19
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ .
„201
1.2.3. Điều kiện sử dụng hành động ở lời
-.22
1.2.1. Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp. . . 23
1.3. Hành động khen, trách với vấn đề lịch sự và chiến lược giao tiếp trong
hội thoại.
25
1.3.1. Hành động khen và trách với vẫn đẻ lịch sự trong hội thoại........ 2Š


iv
1.3.2. Hành động khen và trách với vẫn đề chiến lược giao tiếp trong
hội thoại
1⁄4. Khái quát về ca dao Nam Bộ

1.5. Tiểu kết
Chuong 2. BAC DIEM HANH DONG KHEN TRONG CA DAO
NAM BO ..
2.1. Dấu hiệu nhận biết hành động khen trong ca dao Nam Bộ...
2.1.1. Khái niệm về hành động khen........
.
.

2.1.2 Mục đích và nội dung của hành


.

động khen

44

45

2.2. Cấu trúc hành động khen của các nhân vật giao tiếp trong ca dao Nam Bộ

4

2.2.1. Biểu thức ngữ vi khen tỉnh lược tưởng minh
2.2.2. Biểu thức ngữ vi khen tỉnh lược hàm ẩn.

40

2.3.1. Khen về con người
2.3.2. Khen về quê hương đắt nước.

59
63

2.3. Các nhóm ngữ nghĩa của hành động khen qua lời thoại nhân
đao Nam Bộ
2.3.3. Khen trong tình cảm .
2.3.4. Khen về cách ứng

5...


-

-

¬.,

xử......................-.sccseeoeeeeessrreeerresroeeseov...

2.3.5. Khen vẻ đạo đức, lối sống...
2.3.6. Khen những hoạt động đời thường............................----2
2.3.7. Khen các chủ đề khác......................-.--<-cscssseceereeroree

2.4. Chiến lược giao tiếp qua hành động khen của các nhân vật trong ca dao

.72
.7
.75

Nam Bộ
76
2.5. Văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ thể hiện qua hành động khen
trong ca dao Nam B

2.6. Tiêu kết

78


Chuong 3. ĐẶC ĐIÊM HÀNH ĐỘNG TRÁCH TRONG CA DAO


NAM BỘ
3.1. Dấu hiệu nhận biết hành động trách trong ca dao Nam Bộ.
3.1.1. Khái niệm về trách.....

.

7

3.1.2 Mục đích và nội dung của hành động trách

cone

80

oe BL

3.2. Cấu trúc hành động trách của các nhân vật giao tiếp trong ca dao Nam Bộ

84
3.2.1. Thống kê định lượng.
84
3.2.2. Biểu thức ngữ vi trách dạng đầy
đi...................................-.... 8
3.2.3. Cấu trúc hành động trách dạng tính lược............................... 86
3.3. Các nhóm ngữ nghĩa của hành động trách qua lời thoại nhân vật trong ca
đạo Nam Bộ,
92
9
3.3.1. Trách móc...

3.3.2. Trách cứ......................-eessscessee
97
3.3.3.Tự trách...........................cs
.107
3.3.4. Trách yêu. . . . . . . .
se cn in
ei reir ierie .108
3.4. Chiến lược giao tiếp qua hành động trách của các nhân vật trong ca dao
Nam Bộ...
„109
+.
—~..............ÔÐKẾT LUẬN

„ H16

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

„118

CƠNG TRÌNH NGHIÊN

CỨU ĐƯỢC Ct

122


vi
Ki HIEU VIET TAT SU DỤNG TRONG LUẬN VAN

Spl


Nội dung mệnh đề
Nhân vật hội thoại thứ nhất - người nói

Sp2
ĐTNV

'Nhân vật hội thoại thứ hai - người nghe
Động từ ngữ vĩ

HĐNN
CDDCNB

Hành động ngôn ngữ
Ca dao dân ca Nam Bộ


vii
DANH MUC CAC BANG

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ cấu trúc hành động khen
48
Bảng 2. . Bảng thống kê tỉ lệ và số lượng bài ca dao giữa hành động khen
tường minh và hành động khen hằm ải
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ giữa các nội dung ngữ nghĩa của.
hành ông khen trong ca dao dân ca Nam Bộ
s8
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng.
giữa các biểu thức ngữ vi trách đầy


đủ và biểu thức ngữ vi trách tỉnh lược.
84
Bảng 3.2. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ của biểu thức ngữ vỉ trách tỉnh lược
Bang 3.3. Bảng
động
Bang 3.4. Bảng
động

-86

thống kê số lượng và tỉ lệ giữa các cấu trúc thể hiện hành
trách tỉnh lược hàm ẩn trong ca dao dân ca Nam Bộ,
89
thống kê số lượng và tỉ lệ các nhóm ngữ nghĩa của hành
trách..


MO BAU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Ngữ dụng học ~ chuyên ngành mới của ngôn ngữ học — nghiên cứu
ngôn ngữ trong sử dụng, trong quan hệ với ngữ cảnh. Cốt lõi của ngữ dụng
học là lí thuyết về hành động ngôn ngữ. Việc nghiên cứu tiếng Việt dưới góc
độ sử dụng ngơn ngữ trong thực tế đã được quan tâm từ nhiều thập kỷ nay và
sớm trở thành một ngành nghiên cứu khoa học. Nó quan tâm đến việc vì sao.

việc
ngữ
cảnh
giao


truyền đạt nghĩa khơng chỉ phụ thuộc vào chức năng ngữ học cũng như
pháp, từ vựng của người nói và người nghe mà cịn phụ thuộc vào ngữ
của phát ngôn, hiểu biết về vị thế của các nhân vật hữu quan và ý đồ
tiếp của người nói. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc nghiên

cứu hành động ngôn ngữ đã thu hút được nhiều sự quan tâm, nhất là các hành

động ngôn ngữ riêng biệt như hành động cam kết, điều khiển, bộc lộ. Tuy
nhiên, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về sự phối hợp các hành động.
ngơn ngữ trong thực hiện một mục đích giao tiếp lớn hơn, trong đó có các
hành động ngơn ngữ trong ca dao.
1.2. Ca dao Việt Nam được xem là tắm gương phản ánh trung thực hình
ảnh thiên nhiên, đắt nước, con người Việt Nam. Vì thế, cao dao mỗi vùng miền
ln có những đặc trưng riêng biệt phản ánh đặc điểm xứ sở, con người vùng đất
ấy. Ca dao Nam Bộ vốn là kho tảng văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam nói
chung, người dân Nam Bộ nói riêng. Nó là kết tỉnh tỉnh hoa sáng tạo tỉnh thần
của nhân dân lao động, là tắm gương phản chiếu môi trường thiên nhiên, đời
sống tư tưởng — tâm hồn của con người Nam Bộ. Ca dao Nam Bộ với những đặc
trưng vốn có, nó đã trở thành một đề tài muôn thưở cho những ai yêu quý và
cảm mến vùng đất này. Đến với ca dao Nam Bộ, ta bắt gặp ngay những hình ảnh

mộc mạc, chân quê, những cách nói chân chất, thật thà của con người vùng Nam

'Bộ nhưng cũng không kém phần tỉnh tế, ý nhị. Sự mộc mạc, giản đơn mà tỉnh tế,


ý nhị ấy chính là nét đẹp tâm hén của con người Nam Bộ. Những bải ca dao.

Nam Bộ từ trước đến nay đã đi vào tâm tư tỉnh cảm, cách ứng xử của con người


nơi đây. Vì vậy, tìm hiểu ca dao Nam Bộ là ta đã chạm đến những góc khuất
trong tâm hồn người dân ở miễn sơng nước này.

1.3. Cho đến nay, những cơng trình nghiên cứu ca dao Nam Bộ dưới góc

độ văn học, văn hóa thì rất nhiều. Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu ca dao ở góc.

nhìn ngơn ngữ học, đặc biệt ngữ dụng học cịn ít. Việc nghiên cứu hành động
khen và trách trong ca dao Nam Bộ không chỉ giúp khảo sát được số lượng từ
chỉ hành động khen và trách trong ca dao Nam Bộ, tìm ra những đặc điểm của
hành động khen và trách trong ca dao Nam Bộ mà con giúp chúng ta thấy được.
những nét văn hóa, con người Nam Bộ thông qua cứ liệu ngôn ngữ trong ca dao.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn để tài nghiên cứu luận
văn là “Hành động khen và trách trong ca dao Nam Bộ”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ
Trên thế giới, việc nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung và hành
động ngơn ngữ nói riêng là một mảng đẻ tài lớn, được nhiều nhà ngôn ngữ
học quan tâm.
Ở Việt Nam, người đi tiên phong trong việc nghiên cứu về Ngữ dụng
học và để cập đến lý thuyết về hành động ngôn ngữ phải kể đến tác giả, Đỗ

Hau Chau (2001), Nguyễn Thiện Giáp (2000), Nguyễn Đức Dân (2000), Cao
Xuân Hạo (1991), Hoàng Phê (2003), Đỗ Thị Kim Liên (2003)... Các nhà
ngôn ngữ học này đã cơng bố một số cơng trình nghiên cứu có giá trị, có thể
kế đến như:

Tác giả Cao X. Hạo (1991), trong cơng trình Tiếng Việt ~ sơ thảo ngữ


pháp chức năng, đã nghiên cứu về cấu trúc câu trong văn bản và phân loại câu
theo lực ngôn trung và nghĩa biểu hiện.


Nguyễn Ð. Dân (2000), trong cơng trình Ngữ dựng học, cũng đã trình
bay một số khái niệm của Ngữ dụng học và nghiên cứu một số vấn đề của
Ngữ dụng học như: hành động ngôn ngữ, lịch sự trong giao tiếp, nghĩa tường.
minh và nghĩa hàm an.

Nguyễn T. Giáp (2000), trong cơng trình Dựng học Liệt ngữ, tập 2,

cũng đã quan tâm đến các vấn đẻ như: chiếu vật, chỉ xuất, lý thuyết hành động.
ngôn ngữ, những cơ sở lý thuyết đó, nhiều nhà ngơn ngữ học Việt Nam đã

vận dụng vào nghiên cứu nhiều khía cạnh của tiếng Việt và đạt được những.
thành tựu nhất định.
Tác giả Đỗ H. Châu (2001), trong cuốn Đại cương ngơn ngữ học, trình
bày hành động ngơn từ một cách có hệ thống, đầy đủ và chỉ tiết hơn dựa trên
ngữ liệu là ng
Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra cách phân biệt hành.
động ngôn từ với biểu thức ngôn hành, phát ngôn ngôn hành và nêu một số

dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu hành động ở lời. Tắt cả đều là cơ sở ban đầu cho
1í thuyết về hành động ngơn từ. Thêm nữa, Đỗ Hữu Châu còn đưa ra những
vấn đề hiện nay xoay quanh các hành động ở lời như: số lượng, phân loại,
mối quan hệ giữa động từ ngôn hành với hành động ở lời hay ranh giới giữa
các hành động ở Ì
Đó là những gợi mở cho nhiều nhà nghiên cứu Việt
ngữ học sau này.
Theo tông kết của Đỗ Hữu Châu còn những vấn đề hiện nay cho việc


nghiên cứu về hành động ở lời (tác giả gọi là hành vi ở lời) như sau:
Một là số lượng hành động ở lời: Có bao nhiêu hành vi ở lời
trong từng ngôn ngữ và trong các ngôn ngữ ? Vì hiện nay, con số
do các nhà ngơn ngữ đưa ra rất khác nhau; Hai là vấn đề phân loại
các hành vi ở lời; Ba là vấn đề quan hệ giữa các động từ ngữ vi và

các hành độngở lời; Bồn là vấn đề về tính ph quát của các hành
động ở lời: Năm là vấn đề ranh giới giữa các hành động ở lời.


Ranh giới này khơng phải là dứt khốt, rõ ràng,...:

Sáu là vấn dé

phối hợp giữa các hành động trong một phát ngôn và rộng ra là
trong một sự kiện lời nói... (Đỗ H. Châu, 2001).
Tác giả Đỗ T. K. Liên (2005), trong giáo trình Ngữ dụng học, đã trình
bày các quy tắc hội thoại, sự tương tác giữa lời chào và lời đáp, từ đó người

nói có thể lựa chọn cho mình cách nói năng sao cho phủ hợp với hồn cảnh.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên các mặt ngữ nghĩa trong lời hội thoại
gồm nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa tỉnh thái cũng như các phương
thức biểu hiện hảm ngôn trong hội thoại. Từ những kiến thức đó, người tham
gia giao tiếp có thể lĩnh hội ý nghĩa đích thực của một phát ngơn.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu được in ra thành sách, cho đến nay,
Việt Nam đã có nhiều bài viết nghiên cứu ngữ dụng học ứng dụng của các tác
giả như:
Tác giả Đỗ T. K. Liên (2003, 2004) có bài viết Khảo sát các phát ngơn
có động từ ngữ vi tiếc, trách, ước, khuyên trong ca dao ~ dân ca Việt Nam và

Bài ca dao tát nước đầu đình tit góc nhìn ngữ dựng học. Tác giả đã vận dụng
những lý thuyết cơ bản của ngữ dụng học, cụ thể hơn, lý thuyết hành động.
ngơn từ và lí thuyết chiều vật vào những bài ca dao Việt Nam để tìm hiểu và
phân tích cái hay của nó từ góc độ tiếp cận văn bản.
Tác giả Trần C. Mai (2004), với bài viết Vẻ hành vi từ chối trực tiếp
trong tiếng VÀ

đã góp phần xác định các phương thức, các phương tiện bi

hiện hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng Việt.

Tác giả Bùi T. Ngoãn (2009), trong bài viết Đọc lại hai bài ca dao dưới

góc nhìn ngữ dụng học, đã vận dụng lí thuyết ngữ dụng học, cụ thể hơn, lí
thuyết hội thoại đẻ phân tích, đánh giá ý nghĩa ngơn từ văn bản, nội dung hình

tượng, tâm tình của các nhân vật giao tiếp trong hai bài ca dao “Dém trang
thanh anh mới hỏi nàng...

” và “Trèo lên cây bưởi hái hoa ”.


Tác giả Vũ N. Hoa (2010), với bài viết Động từ ngơn hành cầu khiến

trong văn bản hành chính, đã xác định được những đặc điểm của hành động.
ngôn từ cầu khiến trong văn bản hảnh chính đề từ đó vận dụng vào thực tiễn

soạn thảo văn bản hành chính.
“Tác giá Nguyễn T. H. Ngân (201 1), với bài viét Hanh vi khen trong hội


thoại dạy học đã góp phần nâng cao hiệu quả vào việc dạy và học cách sử

dụng hành động khen giữa giáo viên và học sinh.
Tác giả Hoàng X. Loan (2011), trong bài viết Hanh vi cau khiến giám
tiếp trong ca dao về tình u đơi lứa, đã có một cái nhìn khá tồn diện, khách
quan về cách sử dụng hành động cầu khiến gián tiếp trong tình u đơi lứa
của con người Việt Nam.
Tác giả Nguyễn T. Mến (2012), với bài viết Các chức năng ngữ dụng
của lời cảm ơn trong tiếng Việt, đã khảo sát các chức năng ngữ dụng của lời
cảm ơn trong tiếng Việt. Từ đó, bài viết góp phần nâng cao hiệu quả vào việc
day va học cách nói cảm ơn trong tiếng Việt với các hàm ý sử dụng khác nhau.
trong các tình huống và ngữ cảnh khác nhau.
Như vậy, ở Việt Nam, nghiên cứu về ngữ dụng học nói chung, hành
động ngơn ngữ nói riêng, dù ra đời muộn nhưng đã được các nhà nghiên cứu.
quan tâm, tìm hiểu. Những kết quả nghiên cứu trên là tiền để cho những cơng.
trình nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

2.2. Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ
Từ khoảng giữa thập niên 80 cia thé ki XX, các
trung tìm hiểu ngơn ngữ trong ca dao Nam Bộ từ nhiều
Tác giả Bùi M. Nhị (1984), trong bài viết Một

trong ca dao Nam Bộ
nhà nghiên cứu đã tập
góc nhìn khác nhau.
số đặc điểm ngôn ngữ

của ca dao - dân ca Nam Bộ, đã có cái nhìn tơng quan về ngơn ngữ ca đao dân ca Nam Bộ. Đây có thể xem là những thành tựu ban đầu về nghiên cứu.

văn hóa và ngơn ngữ địa phương qua ngôn ngữ ca dao.



Nam 1991, trong bai viét Ngdn ngit ca dao Việt Nam, tác giả Mai Ngọc
Chừ cũng đã có nhận định về ngôn ngữ ca dao. Tác giả cho rằng:
Ngôn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt
với nhất của tiếng Việt: nó có cá những đặc điểm tỉnh túy của ngơn

ngữ văn học đẳng thời nó cịn là sự vận dụng linh hoại, tài tình có
hiệu quả của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại vào một loại
ngơn ngữ truyền miệng. Chính sự kết hợp giữa ngơn ngữ nói, ngơn
ngữ hội thoại và ngơn ngữ văn học tạo nên những đặc điểm riêng

biệt độc đáo của ca dao. Cách thức mà ca dao dân ca sử dụng để
tạo nên vẻ riêng biệt, độc đáo là sứ dụng các biện pháp tụ từ (Mai
N. Chir, 1991).
Tác giả Nguyễn T. Truyền (1999) đã có bài viết Ngơn ngữ của người
Nam Bộ trong ca dao - dân ca.
Tác giả Trần V. Nam (2005) cũng có bài viết Đặc điểm văn hóa Nam
Bộ qua hình ảnh trong ca dao.
Nam 2007, trong bài viết Phương ngữ Nam Bộ trong ca dao vẻ tình
yêu, tác giả Trần Phỏng Diễu cho rằng:
Ca đao Nam Bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam Bộ

nên nó mang đây yếu tổ của vùng đắt Nam Bộ, trong khi đó đó việc
sử dụng từ ngữ của con người ở đây. Sống giữa thiên nhiên hài hòa
và đa dạng với rừng tràm bạt ngàn và một vùng sông nước bao la
cho nên lời ăn tiếng nói của con người ở đây khơng có ảnh hưởng
của các hình tượng thiên nhiên này. Cho nên, có thể nói, giàu hình
tượng là một đặc điểm trong cách dùng từ của ca dao Nam Bộ
(Tran P. Diéu, 2007).

‘Nam 2007, trong bai viét Hình tượng sơng trong ca dao dân ca trữ tình

Nam Bộ, tác giả Trần Thị Diễm Thúy đã nhận xét:


Thiên nhiên sông nước trong ca dao dân ca Nam Bộ được xây
dụng thành những bức tranh nghệ thuật khá đa dạng, phản ánh
nhận thức và thái độ thẩm mỹ của người Nam Bộ, cụ thể là nông
dân Nam Bộ. Đặc điểm này tạo nên tính địa phương của ca dao dân
ca Nam Bộ, góp phần làm phong phú thêm tiến trình phát triển

chung của ca dao dén ca Việt Nam (Trần T. D. Thúy, 2007).
Nam 2010, trong bài viết Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, tác giả Trần
'Văn Nam cũng đã nhận xét:
Biểu trưng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người và vùng

đất bởi q trình biểu trưng hóa (q trình liên tưởng so sánh giữa
cái biểu đạt và cái được biểu đạt) bị sự chỉ phối của mơi trường tự.

nhiên và hồn cảnh xã hội. Xuất phát từ luận điểm này, chúng tơi
tìm hiểu tính cách người Nam Bộ qua các biểu trưng ca dao (Trần
V. Nam, 2010).
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn T. P. Châm (2013). trong cơng trình Ngơn
ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt ở Nam Bộ, đã cho người đọc cái nhìn
tổng quan về ngơn ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt ở Nam Bộ.
Tác giả Trần Ð. Hùng và Trần T. Vân (2019), trong cơng trình Tir dia
phương trong thơ ca dân gian Nam Bộ, Những đặc trưng ngơn ngữ - văn hóa
(sách chun luận), đã chỉ ra các đặc trưng về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ

nghĩa, độ sâu phân loại, cách định danh, giá trị biểu trưng... của từ địa phương.

mà người Việt vùng Nam Bộ đã sử dụng trong các sáng tác thơ ca dân gian.
Đồng thời, phân tích vai trị của từ ngữ địa phương trong thơ ca dân gian Nam
Bộ. Qua đó, cung cấp thêm tư liệu góp phần làm rõ đặc điểm từ địa phương.

của người Việt vùng Nam Bộ nói chung.

Nhu vay, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về hành động.

khen và trách trong ca dao Nam Bộ một cách chuyên biệt. Tuy nhiên, những
cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tư liệu có ít cho nghiên


cứu của chúng tơi. Vì vậy, hành động khen và trách trong ca dao Nam Bộ cần

được nghiên cứu sâu hơn từ phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hóa.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của chúng tơi hướng tới ba mục đích sau:

~ Khảo sát được số lượng hành động khen và trách của các nhân vật
trong ca dao Nam Bộ;

~ Tìm ra những đặc điểm của hành động khen và trách trong ca dao

Nam Bộ;

~ Thấy được nét văn hóa, tính cách con người Nam Bộ thơng qua cứ
liệu ngôn ngữ trong ca dao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành động khen và trách trong ca

dao Nam Bộ.

4.2. Phạm vỉ nghiên cứu.
Luận văn không chỉ nghiên cứu hành động khen và trách ở phương diện
cấu trúc mà còn nghiên cứu ở phương diện như nghĩa và chiến lược giao tiếp
của các nhân vật trong ca dao Nam Bộ. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi giới
hạn phạm vi nghiên cứu hành động khen và trách trong cuốn Ca đao đân ca
Nam Bộ của Bảo Định Giang (chủ biên), xuất bản năm 1984, Nhà xuất bản

Thành phố Hỗ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

'ổng quan các vấn

đề lý thuyết liên quan đến đề tài;

~ Thu thập dữ liệu và phân tích các hành động khen và trách trong ca
dao Nam Bộ trên phương diện cấu trúc;

~ Phân tích các hành ơng khen và trách trong ca dao Nam Bộ trên
phương diện ngữ nghĩa. Từ đó, đề tải rút ra những giá trị văn hóa của ngôn
ngữ trong ca đao.


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi dựa vào phương pháp này đẻ tiến hành thống kê, phân loại

những hành động khen và trách trong ca dao Nam Bộ. Sau đó đi vào phân tích
cấu trúc và nội dung của các hành động ngôn ngữ.


6.2. Phương pháp phân tich, tong hop

Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu và phơ biến trong suốt q

trình thực hiện. Phương pháp này giúp chúng tơi phân tích dữ liệu và đưa
được những kết luận khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định.
6.3. Phương pháp so sánh
Ching tôi sử dụng phương pháp này với mục đích so sánh, đánh giá tin

số xuất hiện của hành động khen và trách trong ca dao Nam Bộ.

7. Đóng góp của đề tài
Đây là cơng trình tìm hiểu ca dao Nam Bộ dưới góc nhìn Ngữ dụng
học. Vì vậy, đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Về lý luận: đề tài góp phần hệ thống lý thuyết hành động ngôn ngữ thể
hiện ở loại hình đặc thù ~ Ca dao Nam Bộ.
Về thực tiễn: những kết quả nghiên cứu của đề tài là ngữ liệu quan
trọng cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập môn ngữ dụng học ở trong
nhà trường phô thông.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2: Đặc điểm của hành động khen trong ca dao Nam BO
Chương 3: Đặc điểm của hành động trách trong ca dao Nam.



10

Chuong 1
NHUNG TIEN DE LY THUYET LIEN QUAN DEN DE TAIL
1.1. Lý thuyết

hoại

1.1.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phô biến của

sự hành chức ngơn ngữ. Các hình thức hành chức khác nhau của ngơn ngữ
đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này. Do đó, có khá

nhiều tác giả đề cập đến khái niệm này như: Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê, Hồ
Lê, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị Kim Liên...
“Trước hết, tác giả Hoàng Phê trong Tir didn riếng Việt đã định nghĩa: “Hội
thoại là sử dụng một ngơn ngữ để nói chuyện với nhau ” (Hồng PI „ 2003).
Đỗ Hữu Châu và Cao Xuân Hạo trong sách giáo khoa Tiếng Việt 12 thì
cho rằng: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời (bằng miệng) giữa các
nhân vật giao tiếp nhằm trao đối các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo.

đích được đặt ra "(Đỗ H. Châu và Cao X. Hạo, 1992).
Hồ Lê lại cho rằng hội thoại được gắn với hành vi phát ngôn:
Phát ngôn hội thoại là kết quả của một hành vi phát ngơn
được kích thích bởi một sự kiện hiện thực kể cả hội thoại hoặc xung
đột tâm lí của người phát ngơn, có liên quan đến những người có

khả năng trực tiếp tham gia hội thoại, nó tác động và khiến anh ta


phải dùng lời đề phản ứng lại và hướng lời nói của mình vào những

người có khả năng trực tiếp tham gia vào hội thoại ấy, trên cơ sở
của một kiến thức về cầu trúc câu và vẻ cách xử lí mối quan hệ giữa
phát ngơn và ngữ huống và của một dự cảm về hiệu quả của lời nói
ấy đối với người thụ ngơn hội thoại trực tiếp (Hồ Lê, 1993).
Nguyễn Đức Dân cho rằng: “7rong giao tiếp nhiều chiều, bên này nói,
bên kia nghe và phản hơi trở lại. Lúc đó, vai trị của hai bên thay đổi: bên


"1

nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Đó là hội thoại”
(Nguyễn Ð. Dân, 2000).
Con Đỗ Thị Kim Liên thì quan niệm:

Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời
giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cánh nhắt
định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay
hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định (Đỗ T. K. Liên,

1999).
Bàn về hội thoại, Đỗ Hữu Châu đã khẳng định: “Hội (hoại là hình thức

giao tiếp thường xun, phổ biến của ngơn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở

cho mọi hoạt động ngôn ngữ khác ”(Đỗ H. Châu, 2001).
Hội thoại được hiểu là việc sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp. Giao tiếp
bằng ngôn ngữ là một hoạt đông xảy ra trong xã hội lồi người, giữa người

với người.
Đó là một hoạt động quan trọng, cần thiết, nhu cầu thiết yếu của con

người để trao đổi thông tin, là động lực thúc đây xã hội phát triển. Cuộc giao

tiếp giữa bác sĩ và học sinh trong học đường sẽ giúp các em hiểu hơn về tâm
sinh lý lứa tuổi dé chon cho mình một lối sống tích cực, phủ hợp...
Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp cần phải sử dụng phương tiện giao
tiếp để trao đổi thơng tin. Có hai loại phương tiện giao tiếp cơ bản lả: phương.
tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (bao gồm:

hành động, cử chỉ, động tác, hình vẽ, màu sắc, ánh sáng,...). Phương tiện giao
tiếp phi ngôn ngữ tuy nhiều nhưng phạm vi sử dụng hạn chế do dung lượng.

thơng tin ít. Như hệ thống đèn giao thơng đèn xanh, đèn đỏ chẳng hạn. Đèn
xanh cho phép cho đi, đèn đỏ là yêu cầu dừng lại. Thông tin nội dung chỉ có
vậy. Cịn với phương tiện giao tiếp là ngơn ngữ, ta có thể có nhiều lượng

thơng tin hơn. Như *Bạn có quyển sách đó khơng?” thì khơng chỉ người nói


12
muốn biết được thơng tin là người nghe có viết đỏ hay khơng mà cịn ngầm ý:

*Cho tơi mượn với nhé!”.

Như vậy, có thẻ thấy rằng giao tiếp hội thoại là phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trở nên phô biến nhất

trong xã hội loài người.

1.1.2. Các đơn vị cẫu trúc hội thoại
1.1.2.1. Cuộc thoại
Nói tới hội thoại là nói tới cuộc thoại. Cuộc thoại là một lần nói
chuyện, trao đổi giữa những cá nhân (ít nhất là hai cá nhân) trong một hồn

cảnh xã hội nào đó. Để có một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm.
nhân vật có thể thay đổi nhưng khơng đứt qng, trong một khung thời gian —
khơng gian có thể thay đổi nhưng khơng đứt qng, nói về một vấn đề có thể
thay đổi nhưng không đứt quãng.
Cuộc thoại ngắn là những cuộc thoại chi chứa một cặp câu như: chào —
chào, hỏi — đáp, đề nghị — đồng ý, ra lệnh — nhận lệnh... Ví dụ:
(1)
A:-Chào cơ.

B: - Chào.
(2) ___ A:~ Dao này chị có khỏe khơng?
B: - Toi khỏe.

Cuộc thoại dài là những thương lượng về một hợp đồng kinh doanh,

sản xuất hay hợp tác văn hóa, nghệ thuật, khoa học, những cuộc đàm phán

giữa hai quốc gia về kinh tế, chính trị, biên giới... Trong một cuộc nói
chu)
người ta có thể trao đổi hết vấn để này sang vấn đẻ khác. Nhưng
bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Chúng làm nên ranh giới của
một cuộc thoại. Lúc bắt đầu cuộc thoại thì được gọi là mở thoại và luôn do.
một bên chủ động. Lúc kết thúc cuộc thoại cũng do ột bên chủ động đề ra
gọi là kết thoại. Giữa phần mở thoại và phần kết thoại là phần trung tâm.



13

của cuộc thoại được gọi là phần thân thoại. Như vậy, cấu trúc khái quát của.
một cuộc thoại sẽ là: MỞ THOẠI — THAN THOẠI - KÉT THOẠI. Cấu
trúc một cuộc thoại về cơ bản lả vậy, nhưng cũng có thể miêu tả cấu trúc.
cuộc thoại theo một sơ đồ khác. Chẳng hạn, Chào - giới thiệu - nêu vấn đề
nội dung chính chuẩn bị kết thúc - (chào) từ biệt. Như vậy phần mở thoại
bao gồm ba nội dung: chảo - giới thiệu - nêu vấn đẻ. Thông thường người

ta nhận thấy được các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại như: dấu hiệu mở.
đầu (chào hỏi), dấu hiệu kết thúc (những câu hỏi: cịn gì nữa khơng nhỉ, thế

thôi nhé...). Nhưng dù vậy, những dấu hiệu như thế vẫn không thể xem là
bắt buộc, đặc biệt là những cuộc thoại với những người thân quen. Việc
xác định ranh giới cuộc thoại chưa thật sự dứt khốt và ít nhiều mang tính.
võ đốn.
1.1.2.2. Đoạn thoại
Đoạn thoại là một đơn vị hội thoại do một số cặp trao đáp liên kết chặt
chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng. Về ngữ nghĩa, đó là đơn vị có

sự liên kết nhờ chủ đề (có một chủ để duy nhất). Về ngữ dụng, đó là đơn vị có
tính duy nhất về đích hội thoại. Có những loại đoạn thoại sau: mở thoại, thân
thoại, kết thoại. Đoạn mở thoại và kết thoại có cấu trúc tương đối đơn giản và
ơn định, dễ nhận ra hơn đoạn thân thoại, do đoạn thân thoại có thể có dung.
lượng lớn và có cấu trúc phức tạp. Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và kết thúc
lệ thu:

rất nhiều vào yếu tố như: các kiểu cuộc thoại, hoàn cảnh giao tiếp, sự.


hiểu biết về nhau của các đối ngôn...

1.1.2.3. Cặp thoại

Cấu trúc Cặp thoại

Là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của một cuộc thoại do các tham

thoại tạo nên. Có thể căn cứ vào số lượng các tham thoại để phân loại các

cặp thoại.


14

- Cặp thoại một tham thoại: hình thành khi người nghe im lặng, khơng
có hành động gì cả, lúc đó ta có cặp thoại được gọi là "hẫng”. Đó là tham
thoại SpI không được Sp2 hưởng ứng hồi đáp bằng một hành vi tương ứng.

~ Cặp thoại hai tham thoại: trong hội thoại thì đây là dạng thường gặp

nhất. Trong cặp thoại hai tham thoại, mỗi tham thoại thường ứng với một

chức năng cụ thể: tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập, tham.
thoại thứ hai được gọi là tham thoại hồi đáp. Đây được xem là dạng cấu trúc
đơn giản nhất của cặp thoại trong hiện thực giao tiếp.
~ Cặp thoại phức tạp: là cặp thoại có nhiều tham thoại tham gia hoặc có
thể có ít tham thoại nhưng lại có nhiều hành vi ngơn ngữ, trong quan hệ rằng,
buộc lẫn nhau. Cặp thoại phức tạp bao gồm các dạng như sau:
+ Dạng thứ nhất: Loại cặp thoại có nhiều tham thoại dẫn nhập, nhưng

chỉ có một tham thoại hồi đáp.
+ Dạng thứ hai: Loại cặp thoại có một tham thoại dẫn nhập, với nhiều
tham thoại hồi đáp.
+ Dạng thứ ba: Loại cặp thoại phức tạp do có nhiều tham thoại tham gia
ở cả hai phía dẫn nhập và hồi đáp.
Tính chất cặp thoại
~ Cặp thoại chủ hướng/cặp thoại phụ thuộc
+ Cặp thoại chủ hướng là cặp chủ đạo giữ vai trò trung tâm, chứa nội
dung chính của đoạn thoại.
+ Cặp thoại phụ thuộc là cặp thoại không tổn tại độc lập mà phụ thuộc

vào một cặp thoại khác, cụ thể là phụ thuộc vào một trong các tham thoại của.
cặp thoại phụ thuộc. Tính chất phụ thuộc của cặp thoại này thể hiện ở không.

mang đích hay chủ đẻ chung, mà chỉ có chức năng bổ trợ, giải thích thêm về

những khía cạnh hay chỉ tiết nảo đó của tham thoại trong cặp thoại chủ

hướng. Có hai loại cặp thoại phụ thuộc thường gặp lả: cặp thoại củng cố và

cặp thoại sửa chữa.


15

~ Cặp thoại tích cực/tiêu cực
Khi xác định tính chất của cặp thoại thường phải dựa vào tính chất của
tham thoại mả chủ yếu là tham thoại hồi đáp. Khi tham thoại hồi đáp tích cực.
(thỏa mãn đích dẫn nhập), thì ta có cặp thoại tích cực.


Khi tham thoại hồi đáp tiêu cực (nghịch hướng đích dẫn nhập), thì ta
có cặp thoại tiêu cực.
Thơng thường, khi có được cặp thoại tích cực thì các đối ngơn thoả

mãn và có thể kết thúc cuộc thoại ở đó. Nhưng với cặp thoại tiêu cực thì xảy
ra khả năng sau: cuộc thoại vẫn kết thúc nhưng kết thúc trong tình trạng
khơng thoả mãn, kết thúc trong bat dong, bat hòa hay thất bại của người dẫn

nhập, vì vây sẽ xảy ra
chuyển từ tình thế tiêu
+ Cặp thoại tích
khen ting — tiếp nhận;

sự tái dẫn nhập, với hi vọng của người nói muốn xoay
cực sang tích cực, mong đạt được sự đồng thuận.
cực bao gồm: ra lệnh — tuân lệnh; yêu cầu — chấp nhận;
mời ~ nhận lời; hỏi - trả lời; nhận định - tán thành; phê

bình - tiếp thu...

+ Cặp thoại tiêu cực bao gồm: mời — từ chối, khen tặng ~ khước từ, yêu

cầu - từ chối, hỏi — hỏi lại, trả lời không thuận theo sự chờ đợi, mắng - cãi,
phê bình phủ nhận, chất vấn — thanh minh.
1.1.2.4. Tham thoại
“Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp

thoại nhất định. Cần có sự phân biệt giữa tham thoại với lượt lời. Một lượt lời
có thể chứa nhiều tham thoại mà cũng có thê nhỏ hơn tham thoại.


Vidu:
(1)~ Chào!
(2) ~ Chào!
(3) ~ Anh khỏe không?
(4) — Cảm ơn.Tôi khỏe. Anh đang đi đâu vậy?


16

(5) — Toi đang đi An Giang.
(6) =Anh ấy sang nhà tôi chơi.
(1) và (2) là một cặp thoại chảo gồm hai tham thoại đối xứng. (3) và (4)

là một cặp thoại, trong đó (3) là một lượt lời gồm một tham thoại hỏi (lượt lời
bằng với tham thoại). (4) là một lượt lời gồm ba tham thoại: một tham thoại

cảm ơn, một tham thoại hồi đáp và một tham thoại hỏi lại (lượt lời lớn hơn

tham thoại). Còn ở (5) và (6), (6) có tính chất điều chỉnh, bổ sung lại phát

ngôn (5) chứ chưa phải là một lượt lời độc lập (lượt lời nhỏ hơn tham thoại).
Tham thoại là đơn vị dùng để cấu tạo nên cặp thoại. Mỗi tham thoại có thể
nằm trong quan hệ trao đáp theo những hướng khác nhau. Nó vừa là tham.
thoại hồi đáp cho cặp thoại này, lại vừa đóng vai trị dẫn nhập cho một cặp
thoại khác, từ đó sẽ tạo ra các kiểu dạng cấu trúc khác nhau.
Mỗi tham thoại thực hiện chức năng dẫn nhập hoặc hồi đáp nhưng
cũng có khi kiêm nhiệm đồng thời hai chức năng, khi đó gọi là tham thoại
có chức năng kép. Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số
hành vi ngơn ngữ tạo nên. Trong đó có ít nhất một hành vi chủ hướng làm
nịng cốt và có thể có thêm một hoặc một số hành vi phụ thuộc. Hành vi

chủ hướng đảm nhiệm vai trò quyết định mục đích giao tiếp của tham thoại
chứa nó, đồng thời tham gia kết hợp với hành vi chủ hướng nằm ở tham
thoại khác để tạo nên cặp kế cận. Hành vi phụ thuộc có vai trị làm rõ lí do
hoặc bổ sung nghĩa cho hành động chủ hướng trong quá trình hội thoại
Khi tham thoại chỉ có một hành vi thì ranh giới tham thoại sẽ trùng với
ranh giới hành vi. Trong tham thoại, hành vi chủ hướng có chức năng trụ
cột, quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp
của người đối thoại. Cịn hành vi phụ thuộc thì có nhiều chức năng khác
nhau như: củng cố, giải thích, biện minh, đánh giá... nhằm hỗ trợ cho hành

vi chủ hướng.


×