Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Quản lý hoạt động thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ở trường cao đẳng bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.86 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO.
TRUONG
ĐẠI HỌC DONG

THAP

BUI THI HAL

QUAN LY HOAT DONG THUC TAP SU PHAM
TRONG DAO TAO GIAO VIEN MAM NON

O TRUONG CAO DANG BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Quản.
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYEN THANH PHU

2022 | PDF | 132 Pages


DONG THAP, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết

«qua nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.

Đông Tháp. tháng 12 năm 2022



Tác giả luận văn
(Dk)

Bai Thj Hai


ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành của mình, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến TS. Nguyễn Thanh Phú, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong.
suốt q trình thực hiện luận văn này..

Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Đồng Tháp,

Khoa.

Sau Đại học và các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương, Seminar, Hội

đồng bảo vệ luận văn đã luôn quan tâm, định hướng, giúp đỡ tôi trong q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo trường Cao
đăng Bình Phước đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, các đồng nghiệp cùng

Khoa sư phạm/bộ mơn chun ngành đã tận tình cung cấp tư liệu, tạo điều
kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu và hoàn

thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


Đồng Tháp, tháng 12 năm 2022

Tác giá luận văn


if

MỤC LỤC
LGI CAM DOAN.
LOI CAM ON
MỤC LỤC.

'

„li

DANH MỤC CHỮ VIẾT TÁT....
DANH

MỤC CÁC

BẢNG..

MO DAU...

1. Lý do chon dé tai.

2. Mục đích nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.


4. Câu hỏi nghiên cứu

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.

6. Pham vi nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu.
8. Đồng góp của luận văn.
9. Cấu trúc của luận văn.

'CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẦN LÝ HOẠT ĐỌNG
'THỰC TAP SU PHAM TRONG DAO TAO GIAO VIEN MAM NON.......

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến dé tai
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đẻ tải

1.1.3. Đánh giá chung
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tải
1.2.1. Thực tập và thực tập sư phạm...
1.2.2. Quản lý và quản lý giáo dục.

1.2.3. Quản lý thực tập và thực tập sư phạm

1.3. Lý luận về thực tập sư phạm trong đảo tạo giáo viên mầm

noi

1.3.2. Mục tiêu, chuẩn đầu ra thực tập sư phạm trong đảo tạo giáo viên

mam non.



iv

1.3.3. Nội dung thực tập sư phạm trong đào tạo giáo vién mim non........ 19

1.4. Lý luận về quản lý thực tập sư phạm trong đảo tạo giáo viên mầm non.....
1.4.1. Lập kế hoạch thực tập sư phạm...
1.4.2. Tổ chức hoạt động thực tập sư phạm.

23

1.4.3. Chỉ đạo thực tập sư phạm.
1.4.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực tập sư phạm trong đào tạo.

giáo vién mim non

1.5.1. Các yếu tố chủ quan.

.31

1.5.2. Các yếu tố khách
quan
cose
a
.
32
Tiéu két chuong 1 ....

34
'CHƯƠNG 2. THỰC TRANG QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TAP
SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

MÀM NON

GO TRƯỜNG CAO ĐẢNG BÌNH PHƯỚC..
2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Bình Phước

2.1.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Bình Phước
2.1.2. Giới thiệu về ngành Giáo dục mẫm non...

2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng.

2.2.1. Mục tiêu, nội dung di

39

2.2.2. Chọn mẫu, khách thể

2.2.4. Xử lý kết quả khảo sát
2.3. Thực trạng hoạt động thực tập sư phạm trong đảo tạo giáo viên mầm.
non ở trường Cao đẳng Bình Phước.

2.3.1. Nhận thức về vai trị thực tập sư phạm trong đảo tạo giáo viên
mam non.

2.3.2. Thực trạng về kết quả thực hiện các mục tiêu thực tập sư phạm......

44.


2.3.3. Thực trạng về kết quả thực hiện các nội dung thực tập sư phạm..... 46
2.3.4. Thực trạng về mức độ thực hiện các khâu trong quá trình thực tập

sư phạm.

.49


v

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên
mầm non ở trường Cao đẳng Bình Phước...

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch thực tập sư phạm..
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực tập sư phạm.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý.
thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ở trường Cao ding

Bình Phước..
2.5.1. Mặt mạnh

2.5.2. Mặt yếu.
2.5.3. Nguyên nhân...
Tiểu kết chương2

- . .

CC...


..

.66

'CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUAN LÝ THỰC TẬP SƯ PHAM.
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MÀM NON Ở TRƯỜNG

CAO DANG BINH PHUGC.
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện phát
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thứ bậc và tồn diện.
3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính phối hợp và phù hợp với đối tượng...

67

.67

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm trong đảo tạo
giáo viên mầm non ở trường Cao đẳng Bình Phước.

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý vị
tầm quan trọng của công tác quản lý thực tập sư phạm trong đảo tạo.

Giáo viên mầm non ở trường Cao đảng Bình Phước.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch, nội dung thực tập sư phạm của sinh viên
ngành giáo dục mầm non phủ hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục

hiện nay.

68


vi

3.2.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động thực tập sư phạm cho

sinh viên ngành giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng Bình Phước......... 75
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo triển khai kế hoạch thực tập sư phạm

theo hướng phối kết hợp chặt chẽ giữa trường cao đẳng và các trường.

mam non

3.2.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác thực tập sư phạm.
trong đào tạo giáo viên mầm non ở trường Cao đẳng Bình Phước

3.2.6. Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả công tác thực tập sư

phạm trong đảo tạo giáo viên mắm non ở trường Cao đảng Bình Phước... 82

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm........ 84
3.4. Khảo nghiệm tính cắp thiết và tính khả thi của các biện pháp đẻ xuất.
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.


3.4.2. Nội dung khảo nghiệm...
i tượng khảo nghiệm.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm.
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

“Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ..

1. Kết luận

1.1. Nghiên cứu lý luận

1.2. Nghiên cứu thực trạng..

1.3. Kết luận và để xuất biện pháp quản lý TTSP và kết quả

khảo nghiệm các biện pháp......
2. Khuyến nghị...

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đảo tạo..
2.2. Đối với trường Cao đẳng Bình Phước...

2.3. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo, các Phòng Giáo dục - Đào tạo...
2.4. Đối với các trường mầm non có sinh viên thực tập sư phạm...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...


vii


PHỤ LỤC
PHU LUC I

PHY LUC 2

PHU LUC 3.

PHU LUC 4...
PHU LUCS...
PHU LUC 6.1

PHY LUC 6.2
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8...


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TÁT.
TT | Chữviết tắt| - Ý nghĩa của chữ viết tắt

1

|BCĐTTSP. | Ban chỉ đạo thực tập sư phạm

2 | CBQL

(Can b6 quản lý

3


.Cơ sở thực tập.

|CSTT

4 | GVHD

Giáo viên hướng dẫn

5 | GvsP

Giang vién su pham

6

|GVMN

Giáo viên mầm non.

7

|G@V

Giáo viên

8

|GD&ĐT

|Giáo dục và đào tạo


9

|KTĐG

Kiểm tra đánh giá

10

|TTSP

“Thực tập sư phạm

11

|QLGD

Quản lý giáo dục

12

|RLNVSP _. | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

l3

sv

Sinh viên


ix

DANH MUC CAC BANG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bang 2.1 | Các mức độ nhận thức về tầm quan trọng của TTSP.

4l

Bảng 2.2 | Kết quả nhận thức về từng vị trí của TSP

4

Bảng 2.3 | Kết quả thực hiện các mục tiéu TTSP

4

Bang 2.4] Két qua thuc hiện các nội dung TTSP

46

Bảng 2.5 | Mức độ thực hiện các khâu trong quá trình TTSP.

49

Bảng 2.6 | Kết quả thực hiện các nội dung lập kế hoạch TTSP

2


Bang 2.7 | Kết quả thực hiện các nội dung tổ chứcTTSP.

34

Bảng 2.8| Kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo TTSP.

56

Bảng 2.9 | Kết quả thực hiện kiểm tra, đánh gia TSP

s8

[Bảng 2.10| Đánh giá các điều kiện hỗ trợ cho TTSP.

61

Bảng 3. | Kiểm chứng tính cấp thiết của các biện pháp quản lý TTSP |_ 86

Bảng 3.2 | Kiếm chứng tính khả thỉ của các biện pháp quản lý TTSP |_ 89


1
MO DAU
1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền

văn hóa và con người Việt Nam.Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đảo tạo


nguồn nhân lực có chất lượng mà trong đó nhà giáo giữ vai trò quyết định trong

việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 ~
2020 khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ hết
sức cắp bách của ngành GD&ĐT nói chung và của từng cấp học, bậc học nói

riêng ", bên cạnh đó báo cáo chính tri tai Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng tiếp

tục định hướng “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo duc và dao tao theo như

câu phát triển của xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỳ năng thực hành, khả
năng lập nghiệp. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ vẻ số lượng, đáp ứng yêu câu
về chất lượng” (Văn kiện Đại hội Đảng, 2020).
Trong bối cảnh mới, phát triển nhân lực là phát triển nhân cách con

người với năng lực hành nghẺ, năng lực sáng tao, năng lực tạo lập nghề nghiệp

và năng lực tự phát triển. Đội ngũ giáo viên là lực lượng giữ vai trò quan trọng.

trong việc phát huy nguồn nhân lực đồng thời là nhân tố quyết định chất lượng.

của giáo dục và đảo tạo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường,
đào tạo giáo viên trong bối cảnh hiện nay là phát triển đội ngũ giáo viên, đồng

thời chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đơi với hành, lí luận
gắn liền với thực tiễn. Như vậy, đào tạo nghề giáo viên chính là phát triển hệ


thống năng lực nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc định hướng cho họ

lĩnh hội trì thức và thực hành các kỹ năng nghề sư phạm.Và như vậy thực tập
sư phạm (TTSP) trong đảo tạo là phương thức quan trọng nhằm tạo cho người

học được nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn. Thơng qua q trình TTSP sinh

viên được trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức và lịng u nghề dạy học,
cũng cố và hình thành những kỳ năng nghề nghiệp cơ bản phục vụ cho công tác


2

của người giáo viên (GV) trong tương lai. TTSP giúp sinh viên (SV) nắm được

các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người giáo viên, được tiếp.

xúc với thực tế giáo dục, được hỏa mình với tập thể sư phạm ở các nhà trường;

được thường xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng sư phạm, làm quen với công.
tác giảng dạy, chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác. Điều đó tạo.
cơ sở, tiền đề hình thành cho SV những phẩm chất và năng lực sư phạm của.

người giáo viên thực thụ, phát huy tính chủ động, sáng tạo và giá trị nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, TTSP cịn gắn kết trách nhiệm giữa trường đào tạo gi:

viên

với các


eơ sở TTSP, noi sử dụng lao động sư phạm trong việc nâng cao chất lượng sản
phẩm sư phạm. TTSP chính là phương tiện, cơng cụ nhanh và hiệu quả nhất góp.
phan nang cao chi lượng đào tạo nghề và quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
cho SV. Do 6, vige tô chức thực tập một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định

đến chất lượng q trình đảo tạo giáo viên.

“Trên cơ sở đó, đặt ra những yêu cầu đối với quản lý hoạt động TTSP trong.
đào tạo giáo viên phải là công cụ góp phần quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các

nguyên lý và mục tiêu giáo dục học đi đôi với hành, đồng thời chỉ đạo thực hiện.

phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải biết kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành

với giảng dạy lý thuyết để người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề

nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. Quản lý hoạt động TTSP với việc thực
hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình thực

tập sư phạm sẽ đi đúng hướng, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá và điều

chinh hoạt động TTSP, có cơ sở đánh giá chất lượng và sản phẩm đào tạo, từ đó.
đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đội.

ngũ giáo viên; xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và

học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) và TTSP
nhằ đào tạo con người có
phẩm chất, kỳ năng và phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới


giáo dục và các yêu cầu xã hội. Quản lý thực tập hiệu quả còn là cơ sở, động lực

giúp sinh viên có tâm thế, yên tâm với nghề nghiệp đã chọn và tạo dựng được uy:
tín, thương hiệu của trường đào tạo đối với các địa phương và công đồng xã hội.

Với SV chuyên ngành giáo dục mầm non (GDMN), TTSP cảng có ý

nghĩa quan trọng bởi vì đối tượng chăm sóc giáo dục của họ là trẻ em từ 0 đến 6


3

tuổi, độ tuổi non nớt nhất của cuộc đời, do đó xuất phát từ những yêu cầu xã hội,

yêu cầu đổi mới GDMN trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ vị trí, vai trị và.
thực tiễn của TTSP, quản lý hoạt động TTSP trong đảo tạo giáo viên mam non

(GVMN), nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTSP, nâng cao chất lượng đào.

tạo GVMN ở trường Cao đẳng Bình Phước, tác giả đã lựa chọn ví
“Quản lý
“hoạt động thực tập si: phạm trong đào tạo giáo viên mằm non ở trường Cao
đẳng Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động
'TTSP trong đảo tạo GVMN ở trường Cao ding Bình Phước, đề tài

lề xuất


các biện pháp quản lý hoạt động TTSP trong đào tạo GVMN ở trường Cao

đẳng Bình Phước nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVMN của

nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thễ nghiên cứu: Thực tập sư phạm trong đào tạo GVMN ở.

trường Cao đẳng Bình Phước.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động TTSP trong đào tạo

GVMN ở Trường Cao đẳng Bình Phước trong bối cảnh hiện nay.
.4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận nào được sử dụng để quản lý hoạt động TTSP
trong đào tạo giáo viên mầm non?
Câu hỏi 2: Thực trạng quản lý hoạt động TTSP trong đào tạo GVMN ở.
Trường Cao đẳng Bình Phước có những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên.
nhân nào?

Câu hỏi 3: Biện pháp nào sẽ được đề xuất để quản lý hoạt động TTSP trong

đảo tạo GVMN ở Trường Cao đẳng Bình Phước?
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
$.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý TTSP trong đảo tạo GVMN.



4

$.2. Phan tích thực trạng quản lý hoạt động TTSP trong đảo tạo GVMN ở,

trường Cao đăng Bình Phước.

3.8. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TTSP trong

đào tạo GVMN ở trường Cao đẳng Bình Phước.

6. Phạm vi nghiên cứu
~ Hoạt động TTSP trong đảo tao GVMN rất phong phú, đa dạng. Trong giới

luận văn thạc sỹ chúng tôi tập trung làm rõ hoạt động TTSP tốt nghiệp.

của SV ngành GDMN năm thứ ba tại trường Cao đẳng Bình Phước.

~ Các hoạt động khảo sát, quan sát, phỏng vấn đề phân tích, đánh giá về quản

lý hoạt động TTSP trong đảo tạo GVMN ở trường Cao đẳng Bình Phước năm học
2021 ~2022.
~ Thời gian nghiên cứu từ tháng 02 đến tháng 2022
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhâm phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phan tich, tng hop, phân các tài liệu liên quan về TTSP nói chung cũng

như hoạt động TTSP trong đào tạo GVMN nói riêng.
“+ Hệ thống hóa các tài liệu và các văn bản pháp quy hiện hành liên quan

đến hoạt động TTSP để làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý hoạt


động TTSP trong đào tạo GVMN ở trường Cao đẳng Bình Phước.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp phỏng vấn, khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên khoa Sư.

phạm/bộ môn chuyên ngành GDMN của trường Cao đẳng Bình Phước; SV
ngành GDMN khi tham gia TTSP; giáo in hướng dẫn và lãnh đạo các trường.
mầm non có sinh viên thực tập.

7.3. Nhóm các phương pháp thống kê

Trên cơ sở phân tích, xử lý

sử dụng các phương pháp so sánh,

chọn lọc và tổng hợp để đưa ra các nhận xét, đánh giá thực trạng điều tra,

khảo sắt.


5
Ngồi ra cịn sử dụng một số cơng thức thống kê áp dụng trong nghiên

cứu giáo dục, phương pháp này sử dụng với mục đích xử lý các kết quả điều tra,
phân tích kết quả nghiên cứu đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương,
pháp điều tra, phương pháp thử nghiệm.

8. Đồng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận


Luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hoạt

động TTSP trong đảo tạo GVMN.
8.2. Về mặt thực tiễn

~ Luận văn chỉ ra được thực trạng quản lý hoạt động TTSP trong đảo tạo

'GVMN ở trường Cao đẳng Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.

~ Luận văn để xuất được các biện pháp quản lý hoạt động TTSP trong dio

tạo GVMN ở trường Cao đẳng Bình Phước.
9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo. Luận văn.
sồm có 3 chương.

Chương

tạo giáo viên mầm non.

lý luận về quản lý hoạt động thực tập sư phạm trong đào

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm trong đảo tạo.

giáo viên mầm non ở trường Cao đăng Bình Phước

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm trong đào tạo.
giáo viên mầm non ở trường Cao đảng Bình Phước.



6
'CHƯƠNG 1. CO SO LY LUAN VE QUAN LÝ HOAT DONG
'THỰC TAP SU PHAM TRONG DAO TẠO GIÁO VIÊN MÀM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi

có liên quan đến đề tài.

1.1.1.1. Các nghiên cứu vềđào tạo giáo vién mam non

Với sự xuất hiện của các công nghệ dạy học hiện đại. sự phát triển nhanh

của khoa học kỹ thuật, yêu cầu về vai trò và chức năng của người thầy càng trở.

nên cấp thiết. Khi đề cập đến phát triển đội ngũ giáo viên (GV), một số nghiên.

cứu gần đây đề cao việc thúc đẩy phát triển bền vững và sự thích ứng nhanh của.
GV. Vấn đề đặt ra là GV phải thích ứng cao trước yêu cầu đổi mới. Daniel
R.Beerens (2003 chủ trương tạo ra một “ tên văn hóa” về sự thúc đây và học hỏi

trong đội ngũ (Creating a Culture of Motivaltion and Learning). coi đó là giá trị
mới của nhả giáo. Theo ơng “tính động trong tăng trưởng và ln ln mới” là tiêu
chí trung tâm của đội ngũ nhà giáo ngày nay.

Năm 1987, Ủy ban Quốc gia về các tiêu chuẩn chuyên môn nhà giáo
(NBPTS) được thành lập sau Hội thảo Camegie vé nha gido cho thé ky 21. Sau

khi thành lập một thời gian, NBPTS đã phát hành một bản yêu cầu mang tính


nguyên tắc định hướng nghề nghiệp đầu tiênvới 5 vấn đề cốt lõi được hòa trộn là
én

thức,

kỹ năng, phẩm chất, thái độ và niềm tin (Trần Ngọc Giao, 2008).

‘Van dé quan ly dao tao, phát triển đội ngũ GVMN trên thế giới đã được.

đề cập đến khá nhiều bởi những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu hay báo cáo.
những nét đặc trưng ở một số nước. Báo cáo giám sát tồn

(UNESCO, 2007) cho th

tình độ chuyên môn cho GV trước tuổi đi học

khác nhau ở nhiều nước. Các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

thường yêu cầu trình độ đại học. Ở Pháp, GV trước tuổi đi học phải thỉ đỗ kỳ thỉ
quốc gia dành cho SV có bằng 3 năm sau trung học. Ở Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan,
Hy Lạp, Bồ Đào Nha,...cũng phải hồn thành ít nhất giáo dục 3 năm sau trung.

học. Ở Tây Ban Nha. trình độ của GV trước tuổi đi học là thạc sỹ”. Ở Đức, thực
hiện theo Thỏa thuận khung, trong đó nêu rõ những nhiệm vụ chăm sóc và giáo


7
dục trẻ, các năng lực cần thiết, nội dung đào tạo và các yêu cẩu, điều kiện đòi


hỏi người học phải đáp ứng được để sau khi tốt nghiệp trở thành GV độc lập

(Nguyễn Thị Bạch Mai, 2015). Còn ở Hoa Kỳ, các trường mầm non phải sử

dụng chương trình liên kết với chuân tiêu học, thực hiện thực hành tốt nhất cho.
trẻ. Đối với khu vực Châu Á, Nhật Bản có GDMN bình đăng cho mọi trẻ và

mang lại tính xã hội hóa cao, khơng có chương trình khung do nhà nước quy.
định mà mỗi trường tự xây dựng phù hợp với sự phát triển trí tuệ và thé chất của
trẻ (Nguyễn Thị Bạch Mai, 2015) Như vậy, tuy có sự khác biệt trong thời lượng,
và chính sách ở các nước khác nhau trong đảo tạo và quản lý đào tạo GVMN
song đều hướng tới các năng lực cần thiết trong đảo tạo để đáp ứng được các

mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về thực tập của sinh viên

Ở các nước Phương Tây, xuất hiện các nghiên cứu của các tác gia Draling

~ Hammond và Haselkom với quan niệm "Chương trình TTSP phải xác định rõ
những năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm mà SV ằn phải đạt được dé dam bao
trong tương lai họ đứng lớp được dễ dàng; phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ gi
lý thuyết và thực hành....” (Trần Anh Tuấn, 1996). Cuốn *Số tay thực hành.

giảng dạy” của Roger Gower, Diane Phillips và Steve Walters phân tích các biện

pháp cần thiết để giáo viên hướng dẫn thực tập áp dụng giúp đỡ sinh viên sư.

phạm thực hành và luyện tập tốt hơn tại trường phổ thông (My Giang Sơn,
2013). Đây là cuốn sách có giá trị khơng chi cho giáo viên sư phạm mà cịn có.
tác dụng và có ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề TTSP của SV. Trong cuốn sách


này, tác giả đã chỉ rõ vai trò của thực hành giảng dạy, chỉ rõ các bước của hoạt

động dạy học một cách cụ thể để giúp cho sinh viên sư phạm luyện tậ , đồng

thời định hướng cho hoạt động hướng dẫn của người giáo viên trong các trường
Đại học sư phạm. Có thể nói, khác với quan điểm của các nước Đông Âu (ci),
quan điểm của các nhà khoa học ở phương Tây đã có tính thực tiễn và cụ thể
hơn và theo xu hướng đào tạo phát triển kỹ năng và năng lực.

Ở Châu Á, Hội thảo về đổi mới đào tạo GV các nước Châu Á và Thái

Bình Dương (1988) đã xác định tim quan trọng của việc hình thành trỉ thức và


8

kỹ năng sư phạm cho SV cũng như những bất cập trong hoạt động thực hành,
TTSP. Từ đó,
quan hệ biện chứng giữa việc hình thành trí thức nghề nghiệp
và kỹ năng sư phạm đã được khẳng định. Thời điểm đó, các nhà khoa học cũng,

đồng quan điểm với các nhà khoa học phương Tây ở chỗ xem xét việc cải tiến
hoạt động thực hành, TTSP có tính thực tiễn, cụ thể hơn (Vũ Xuân Hùng, 2009).

Riêng các quốc gia Đông Á, phần lớn các cuộc thảo luận tập trung vào sự sắp
xếp việc TTSP trong chương trình đào tạo GV. Việc thực tập là một phần bắt
buộc, nhưng độ đài và tầm quan trọng thì khác nhau. Có thể thấy ở các nước
cảng Âu hóa như Singapore và Hồng Kơng thì có thời gian thực tập nhiều hơn.


Nhật Bản là nơi chú trọng nhắn mạnh thực tiễn hơn lý luận, do đó việc đảo tạo

của các trường sư phạm thường gắn với việc tham quan thực tế và việc soạn
giáo án(Phạm Thị Ly, 2005). Còn ở Singapore, trong hằu hết các chương trình

đào tạo sư phạm, việc đảm bảo kiến thức giảng dạy sau này cho SV theo học
được chú ý ngay từ đầu. Việc đánh giá thực tập bao gồm ba nét cơ bản: quan sát
bài giảng trên lớp; quan sát kết hợp bộ ba (giáo viên, học sinh và các giám sát
viên ở trường đại hoc); nhận xét, đánh giá việc giảng dạy thực tập. Ba nét chính
này diễn ra với mục đích giúp giáo sinh hiểu rõ tính chất của việc giảng dạy
cũng như nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình khi làm việc với các em học

sinh trên lớp (S. Gopinathan, 2005).

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
1.1.2.1. Các nghiên cứu về đào tạo giáo

viên mâm non

Ở Việt Nam, xu hướng hiện nay cho thấy hầu hết các trường ĐH, CĐ đã

khơng cịn là trường đào tạo chun ngành nữa mà đảo tạo đa ngành, đa lĩnh
vực. Xuất phát từ nhu cầu xã hội,
vị trí và uy tín của các nhà trường.
hội và cộng đồng địa phương, một số trường đã thay đổi tên trường, sứ mạng,

cho phủ hợp với thực tế và xu hướng chung.
Bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, khoa học giáo dục đã chuyển từ
quan điểm dạy học “lấy người dạy làm trung tâm ”sang quan điểm"lấy người học


làm trung tâm”. Trong Để án phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015, Thủ

tướng Chính phủ đã nhắn mạnh: “GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo


9
dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình

cảm, thấm mỹ của trẻ em Việt Nam”(Bộ GD&ĐT, 2006). Như vậy, vấn dé
phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của GVMN, chất lượng đào tạo GVMN

cũng như mức độ đáp ứng những đồi hỏi của xã hội đang dành sự quan tâm lớn
trong ngành giáo dục cũng như toàn xã hội. Đào tạo GVMN có những đặc thù
riêng, khác biệt với các bậc học sau đó, địi hỏi các trường đào tạo GVMN

phải.

tiếp tục đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đảo tạo, quản
lý quá trình dạy và học nhằm đáp ứng chương trình GDMN và các yêu cầu đổi
mới giáo dục. Một trong những biện pháp được đề xuất thực hiện là “Dựa vào.

Chuẩn nghề nghiệp GVMN xác định và chỉ đạo đào tạo các kỹ năng nghề

nghiệp cần thiết cho người GVMN, xây dựng nội dung dạy học phù hợp đảm
bảo cân đối giữa lý thuyết và thực hành, tạo điều kiện thuận lợi cho người học

được thực hành, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp” (Pham Thi Loan, 2010)

Trong cuốn “Tổ chức nhóm - lớp trẻ trường mầm non” tác giả Nguyễn
Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Thị Tuất khẳng định về vai trò của người GVMN: “Giáo

viên mầm non - nhà tổ chức - nhà quản lý”, song song với vai trị đó thì người
GVMN cũng có các yêu cề về năng lực như: năng lực quan sát, năng lực giao

tiếp, năng lực sư phạm, năng lực quản lý, năng lực cảm hóa và thuyết phục; các
phẩm chất cơ bản của GVMN mà trong đó lịng nhân ái và sự đơn hậu là điều
kiện tiên quyết số một.

Giáo trình “Nghề giáo viên mầm non (Hồ Lam Hồng, 2008) đã phân tích.
những vấn đề lý luận về cách tiếp cận xây dựng chuẩn nghề nghiệp GVMN.
Làm rõ cơ sở thực tiễn trong cách tiếp cận xây dựng chuẩn nghề nghiệp GVMN.

trong thời kỳ đổi mới; Đỗi mới GDMN hiện nay; Phân tích hoạt động lao động,
của GVMN khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình đổi mới của GDMN.

Người GVMN phải gánh trên vai str mệnh lịch sử cao cả, bởi đó chính là

người thầy đầu tiên trong cuộc đời trẻ, là người đặt nền móng tri thức cho trẻ

ngay từ những năm tháng đầu tiên đến trường, do đó mơ hình nhân cách GVMN.
cũng xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp GVMN nhưng ứng với mỗi giai đoạn lịch.
sử - xã hội thì có sự điều chỉnh hoặc nhắn mạnh đến những tiêu chuẩn đánh giá


10
cụ thể nào đó. Xuất phát từ chính thực tế tuyển chọn và sử dụng lao động, các

GVMN vừa mới tốt nghiệp vào nghề, không chỉ chú trọng rèn luyện kỹ năng.
trong quá trình đào tạo mà các GVMN cũng rất cần có một q trình "tập sự”

đúng nghĩ


1.1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý thực tập sư phạm
Quản lý hoạt động TTSP là một hoạt động quản lý đào tạo quan trọng

trong quản lý đào tạo GV. Quản lý TTSP thu hút được sự quan tâm của Bộ

GD&DT, cic trường sư phạm và nhiễu tác giả trong cả nước.
Chương trình, Quy chế thực hành - thực tập sư phạm đã được Bộ

'GD&ĐT ban hành thống nhất cho tất cả các trường đảo tạo GV từ năm 1961 và

đã nhiều lần được bổ sung vào các năm 1974, 1982, 1986 (Trần Anh Tuấn,

1996). Hiện nay các trường đào tạo giáo viên đang thực hiện theo Quyết định

36/2003 (BGD&DT, 2003). Tuy nhiên, với sự hỏa nhập quốc tế và sự phát triển,

đổi mới chương trình dio tao, đa dạng hóa trong đảo tạo GV thì quy chế này
đang có nhiều điểm bắt cập cần phải điều chỉnh và bổ sung.

Một số cơng trình nghiên cứu đã được sử dụng làm tài liệu cho các trường

đào tạo GV trong TTSP như: “Nghiệp vụ sư phạm - Vấn đề lớn của các trường,

sư phạm hiện nay”; "Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ giảng dạy, sinh viên các

trường ĐHSP, CĐSP;

“Thực tập sư phạm "của Nguyễn Đình Chỉnh; “Kiến tập


và TTSP” của Nguyễn Đình Chinh, Phạm Trung Thanh;

“Rèn luyện nghiệp vụ

sư phạm thường xuyên”; Thực tập sư phạm năm thứ hai”; *Giáo trình TTSP
năm thir ba"(Pham Trung Thanh ~ Nguyễn Thị Lý, 2007). Đây là những cơng

trình nghiên cứu đã đề cập và giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản, bao quát

được cả tính lý luận và thực tiễn của hoạt động TTSP và là những cắm nang hữu
hiệu đối với các cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên sư phạm (GVSP), giáo viên
hướng dẫn (GVHD) va SV trong công tác TTSP và rèn luyện tay nghề.

'Bên cạnh đó cịn có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu lý luận hay
luận văn, luận án đã được khảo nghiệm thực tiễn về hoạt động TTSP. Nghiên

cứu quản lý TTSP tại các trường đảo tạo GV trong những năm qua có thể kể ra
như: “Một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả TTSP.


"

cho SV các trường Đại học sư phạm” (Phạm Đông Xn.2004); *Cải tiến quy
trình TTSP của giáo sinh hệ chính quy trường THSP mầm non TP.HCM theo
hướng rèn luyện kỹ năng nghị

(Trần Thị Ngọc Chúc, 2006); “Quản lý hoạt

động đánh giá kết quả TTSP của SV theo yêu cầu đổi mới giáo dục” (Đặng Lộc


Thọ, 2013). Trên mỗi góc độ, khía cạnh khác nhau các tác giả
yếu tố

ảnh hưởng đến quản lý TTSP là khơng nhỏ,

cho thấy các

*TTSP cịn là một điều kiện

để kiểm định, kiểm tra quá trình đào tạo của nhà trường” (Phạm Đơng Xn,

2004), do đó cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong việc tổ
chức TTSP cho SV nhằm nâng cao chất lượng quản lý đào tạo trong đó có quản.

lý TTSP.
Tác giả My Giang Sơn (2013) đã chi ra ring hoạt động TTSP phải được

quản lý theo định hướng chuẩn đầu ra do đó Chuẩn làm “hệ quy chiều” để thiết

lập mục tiêu, nội dung, xây dựng phương pháp kiểm tra, đánh giá TTSP. Qua

các cơng trình nghiên cứu và thực tiễn cho thấy hoạt động TTSP cần hình thành
cho SV nhân cách, tình cảm nghề nghiệp, đồng thời trang bị và hoàn thiện cho.

SV kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để có thể độc lập hành nghề. Trên

cơ sở đó quản lý TTSP cần phải đổi mới theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra về
năng lực sư phạm cho SV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.1.3. Đánh giá chưng

Qua các hướng nghiên cứu trong và ngồi nước có thể nhận xét rằng
TTSP va quan lý hoạt đông TTSP là một hoạt đông quan trọng trong đào tạo
GV. Nghiên cứu về hoạt động TTSP đã có nhiều cơng trình nghiên cứu với

nhiều góc độ khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là nâng cao chất lượng,

“TTSP nói riêng và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung. Tại trường Cao đẳng,
Bình Phước cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt

động TTSP. Vì vậy luận văn sẽ hệ thống cơ sở lý luận cơ bản và phân tích thực
trạng quản lý TTSP trong đào tạo GV ngành GDMN của trường Cao đẳng Bình

Phước, rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đề xuất một số biện pháp.

nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động TTSP của trường Cao đẳng,

Bình Phước.


12
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Thực tập và thực tập sư phạm
1.2.1.1. Thực tập
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 1995), thực tập là tập làm trong,

thực tế áp dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ.

chuyên môn.


Từ điển giáo dục học cho rằng*Thực tập là hoạt động thực tiễn sau phần

học lý thuyết nhằm mục đích cụ thể hóa và củng có kiến thức, phát triển khả.
năng quan sát, nhận thức, hình thành các kỹ năng kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống.

tự lâp trong tương lai của học sinh. Thực tập một cách có hệ thống, thường

xuyên là phương thức quan trọng nhất đảm bảo nguyên tắc giáo dục lý luận gắn
liền với thực tiễn. (Từ điền giáo dục học, 2005).
Như vậy, có thê định nghĩa: Thực tập là vận dụng kiến thức, năng lực vào.

giải quyết công việc thực tế để củng cố kiến thức, nâng cao năng lực chun.

mơn.Nói cách khác, thực tập là tập làm trong thực tế của SV một ngành đảo tạo
để áp dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau đồi nghiệp vụ chun mơn.
1.2.1.2. Thực tập sư phạm

TTSP là hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) trong quá
trình đào tạo GV. Đó là q tình mà SV tập vận dụng những trì thức nghề
nghiệp để rên luyện những kỹ năng sư phạm. Nói cách khác, đó là quá trình vận
dụng những kiến thức tổng hợp về khoa học sư phạm và khoa học chuyên ngành

để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và

giáo dục trong một môi trường thực nhằm

hình thành những năng lực sư phạm và phẩm chất nhân cách của người GV.

Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh: TTSP là một giai đoạn quan trọng
nhằm


kiểm tra sự chuẩn bị về mặt lý luận và thực hành của SV đối với việc độc

lập cơng tác của họ và hình thành những khả năng rộng lớn trong việc sing tạo

giải quyết những công việc của cá nhân người GV tương lai.

Thơng qua TTSP, SV có dịp vận dụng vốn kiến thức đã học và tự khẳng.

định mình trong những tỉnh huồng, nhiệm vụ phong phú và sinh động của thực


13
tiễn giáo dục. SV có điều kiện củng cố, mở rộng hệ thống kiến thức chuyên môn

và nghiệp vụ, giải quyết một cách độc lập và sáng tạo những nhiệm vụ sư phạm

được đặt ra theo yêu cầu của một người GV thực sự có năng lực, thực hiện được

chức năng, nhiệm vụ của người GV trong tương lai.
Nhu vay, TTSP trong đào tạo GVMN là hoạt động rất đặc trưng. đa dạng
và phong phú, đồi hỏi các nhà trường phải tổ chức và chỉ đạo thực hiện đầy đủ
¡ bản tắt cả các nội dung,

đồng thời phải thường xuyên tiếp cận với những

vấn đề mới trong GDMN nhằm hình thành và hoàn thiện hệ thống kỹ năng, kỹ.
xảo nghề nghiệp cơ bản cho SV ngành GDMN. Đặc biệt với thực tập tốt nghiệp,

định hướng cho SV phải bắt tay vào việc làm thẩy thực sự chứ không phải là chỉ


nghe, nhìn. Dạy chữ gắn liền với việc dạy nghề để đạt tới mục đích cao nhất là

đạy người.

1.2.2.0 in lý và quản lý giáo duc
1.2.2.1. Quản lý

'Hoạt động quản lý bắt nguồn từ phân công lao động của xã hội loài người
nhằm đạt mục tiêu hiệu quả và năng suất lao động cao hơn. Là một dạng lao

động đặc biệt quan trọng của con người, quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn,
đa dang, phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển trong_ những giai đoạn
lịch sử nhất định. Có thể nói, xuất phát từ những khía cạnh nghiên cứu khác

nhau mà nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước trình bảy cách giải thích của

riêng họ về quản lý và cho đến ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phỏ biến,
nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất.

Quản lý theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (2009) là tổ chức, điều khiển

hoạt động của một đơn vị, cơ quan;
Koontzvà các tác giả (1994) thì khẳng định: “Có lẽ khơng có lĩnh vực

hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi
nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là
thiết kế và duy trì một mơi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau
trong các nhóm có thê hồn thành các nhiệm vụ, các mục tiêu đã định”.



14

Tác giả Paul Hersey và Ken Blane Hard (1995) giải thích: "Quản lý q
trình cùng làm việc giữa nhà quản lý với người bị quản lý, thông qua hoạt động,
cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức

“Theo Từ điển Giáo dục học (2001), “Quản lý là hoạt động hay tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ
chức nhằm làm cho tơ chức vận hành và đạt được mục đích của tô chức”.

Nguyễn Lộc (2010) chọn dùng khái niệm “Quản lý là quá trình lập kế

hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên tổ chức va sir
dụng tắt cả các nguồn lực sẵn có của tơ chức để đạt được mục tiêu của nó”.

Theo Trần Khánh Đức (2010) “Quản lý là hoạt động có ý thức của con.

người nhằm định hướng. tô chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động.

của một nhóm người hay một cơng đồng người để đạt được mục tiêu để ra một
cách hiệu quả nhất trong bồi cảnh vả điều kiện nhất định”.

Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một
hành động, có thể định nghĩa: “Quản lý là q trình tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề
ra”.(Bùi Minh Hiển, 201 1).

1.2.2.2. Quản lý giáo dục
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về QLGD:


Theo tác giả Phạm Minh Hạc (2002) thì: *QL.GD là tổ chức các hoạt động.
day học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông xã hội chủ nghĩa
mới. QLGD, tức là cụ thể hóa đường lối của Đảng, biến đường lối đó thành hiện
thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”.

Theo tác giả Trần Kiểm và Nguyễn Xuân Thức (2015) khái niệm QLGD.

có nhiều cấp độ, ít nhất có hai cấp độ chủ yếu là cị vĩ mô và cấp vi mô. Đối với
cấp vĩ mô: QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tô

chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát.... một cách có hiệu quả các nguồn lực

giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát trién giáo dục,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội". Đối với cấp vi mô: “QLGD thực


15
chat là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dụcđược tiễn hành
bởi tập thể GV và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội nhằm

hình thành va phát triên toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đảo tạo của.

nhà trường”.
Các khái niệm QLGD tuy khác nhau, nhưng chúng đều phản ánh những
nét đặc thù, nét bản chất chung nhất của hoạt động QLGD, đó là:

- Sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối


tượng bị quản lý trong các cơ sở giáo dục.

~ Duy trì, điều chỉnh sự vận hành của của hệ thống giáo dục hướng đến.
các mục tiêu giáo dục đã xác định.

'Từ các nét đặc thủ nêu trên, ta có thể hiéu:OLGD là tap hợp các tác động.

có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
trong hệ thông lên các đối tượng quản lÿ trực thuộc, thông qua việc thực hiện

các chức năng quản lý và việc sử dụng hợp l các tiềm năng, cơ hội làm cho hệ
thống giáo dục vận hành, đảm bảo được các tính chất

và nguyên lý của nền giáo

đục Việt Nam, đạt được mục tiêu giáo duc ma Bang va Nhà nước đã đề ra.
1.2.3. Quản lj thực tập và thực tập sư phạm
1.2.3.1. Quản lý hoạt động thực tập,
Quan lý hoạt động thực tập là quá trình vận dụng các chức năng quản lý
một cách sáng tạo để tổ chức, điều hành tồn bộ các hoạt động có liên quan đến.

việc thực tập. Q trình đó bao gồm các bước sau:

~ Lập kế hoạch thực tập với các nội dung, yêu cẩu thực tập rõ rằng;

~ Tổ chức thực hiện hoạt động thực tập với sự phân công, phân nhiệm cho

từng nội dung công việc đến từng người, từng bộ phận có liên quan;

~ Chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động thực tập theo kế hoạch;

~ Kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tap;
Đồng thời, quản lý thực tập cũng bao hàm ý nghĩa tìm những giải pháp tốt

nhất để thực hiện một cách có hiệu quả nội dung thực tập trên cơ sở đảm bảo tạo.


×