Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Tiêu đề phóng sự trên đài phát thanh và truyền hình thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.7 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
HỌC ĐÒN

HAP

LE TRUNG LAP

TIEU DE PHONG SY TREN DAI PHAT THANH

VA TRUYEN HÌNH THANH PHO CAN THO
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM.

Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học
TS. TRAN DI

CHUNG

2019 | PDF | 172 Pages


DONG THAP - NAM 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này,

lời đâu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu.



sắc đắn TS. Trần Đức Hùng, đã dành rất nhiều thời

gian và tâm huyết hướng.

“dẫn nghiên cứu và giúp em trong suốt quá trình viét luận văn.

Trong hai năm vừa qua được học tập tại nhà trường, em đã được các

thầy cô trang bị cho rất nhiều kiến thức. Những kiến thức này giúp ích cho
em rất nhiều trong công việc. Các thây cô đã rất nhiệt tình, tậ

tâm chỉ dạy

cho chúng em. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường cùng như các giáo
viên trong trường và đặc biệt hơn nữa là các thầy cô giáo của Khoa Sư

phạm Ngữ văn, Trường Đại học Đông Tháp.

Khi thực hiện đỀ tài này, em đã vận dụng những kiến thức được học và
các tài liệu chun ngành về ngơn ngữ đề nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, do
còn hạn chế vẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài khố luận của
em khơng tránh khỏi nhiều thiểu sót, do dé em rat mong nhận được những.

đồng góp q báu của q thây cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đông Tháp, tháng 10 năm 2019

“Người thực hiện

1ê Trung Lập


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cả nhân tôi, được thực hiện
đưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Đức Hùng. Cúc số liệu, những kết

luận nghiên là hồn tồn trung thực.

Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Đơng Tháp, tháng 10 năm 2019

Người thực hiện
Lê Trung Lập


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIẾT TẮT.

vi

MUC LUC BANG KE.

MO DAU

Chương 1. CO SO Li THUYET DE CUA TAI
1.1. Khái quát về tiêu đề và vai trò tiêu đề văn bản..

1.1.1. Khái quát tiêu đề văn bản.
1.1.2. Vai trò tiêu đề văn bản.
1.2. Các hướng nghiên cứu
1.2.1. Phương diện đồng đại..
1.2.2. Bình diện lịch đại......

1.3. Khái niệm tiêu đề phóng sự Trụ

1.4. Chức năng tiêu đề phóng sự truyền hình.

1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.5. Đặc

Chức
Chức
Chức
điểm

năng quảng cáo.
năng định danh.
năng thơng tin
cơ bản của tiêu đề phóng sự Truyền hình.

1.6. Những u cầu thể hiện tiêu đề phóng sự Truyền hình
1.6.1. Tiêu đề phải có thơng tin.


1.6.2. Tiêu đề phải phù hợp nội dung tác phẩm.

1.6.3. Tiêu đề phải phù hợp với từng dạng phóng sự...
1.6.4. Tiêu đề phải ngắn gọn.....

1.6.5. Tiêu đề phải

p dẫn

1.6.6. Tiêu đề phải gợi mở.......

:

1.6.7. Tiêu đề phải thể hiện tính tiêu biểu.

1.7. Tiểu kết chương 1...

19


“Chương 2. ĐẶC ĐIÊM HÌNH THỨC TIÊU ĐÈ PHĨNG SỰ TRÊN

ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THÀNH PHĨ CÀN THƠ.

33

2.1. Các dạng tiêu đề phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình thành pl
Cần Thơ...
33


2.1.1. Dạng tiêu đề thơng báo,

.Ậ5

2.1.2. Dạng tiêu đề hỗn hợp..

.36

2.1.3. Dạng tiêu đề kích thích
.37
2.2. Cấu trúc ngữ pháp tiêu đề phóng sự trên Dai Phát thanh và Truyền hình.
thành phố Cần Thơ...

2.2.1. Dung lượng các yếu tổ cấu tạo tiêu đề phóng sự....

2.2.1.1. Cấu tạo tiêu đề phóng sự xét theo số lượng âm tiết.

221

....40

40

.41

2.2.2.1.
Tiêu đề có cấu trúc câu đơn.....

.42

-44
oS

2.2.2.2. Tiêu đề có cấu trúc là câu ghép.

me)

2.2.2.3. Tiêu
đề có cấu trúc là một ngữ..

„50

. Cấu tạo tiêu để phóng sự xét theo dung lượng âm

2.2.2. Cấu trúc tiêu đề xét theo cấu tạo ngữ phát

2.2.2.5. Tiêu đề có cấu trúc đặc biệt..

phụ trạng ngữ

2.3. Phương thức đặt tiêu đề phóng sự trên Đài Phát thanh và Truyền hình

thành phố Cẩn Thơ.

2.3.1. Phương thức dùng con số...
2.3.2. Phương thức dùng câu hỏi

.53
3


-54

.56
57

2.3.3. Phương thức dùng biện pháp tu từ.

"_.

2.3.4. Phương thức dùng dấu chấm lửng.

.58

2.3.5. Phương thức dùng câu cảm thần.

2.4. Hình ảnh thể hiện ý nghĩa

hình thành phố

Cần Thơ...

2.5. Tiểu kết chương 2.

60

tiêu đề phóng sự trên Đài Phát thanh và Truyền

64



“Chương 3. NGỮ NGHĨA TIÊU ĐÈ PHÓNG SỰ TRÊN ĐÀI PHÁT.

THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THÀNH PHĨ CÀN THƠ...
3.1.Khái qt chung về ngữ nghĩa tiêu đề phóng sự

-65
65

3.2... Đặc điểm ngữ nghĩa tiêu đề phóng sự trên Đài Phát thanh và Truyền hình

thành phố Cần Thơ...

3.2.1. Tiêu
đề biểu thị ý nghĩa sự ki
3.2.2. Tiêu đề biểu thị vấn đề.
7
3.2.3. Tiêu đề biểu thị nguyên nhân, kết quả.
3.2.4. Tiêu đề biểu thị nhận định...
3.2.5. Tiêu đề biểu thị đối tượng.

.70

.T3
.76
-78
.„Ñ]
-83

3.3. Quan hệ giữa hình thức và nội dung của tiêu đề nội dung phóng sự...... 86
3.3.1. Tiêu đề khơng đúng với nội dung phóng sự.

86
3.3.2. Tiêu dé có nội dung nhỏ hơn nội dung phóng sự.
86
3.3.3. Tiêu đề có nội dung lớn hơn nội dung phóng sự.

.87

3.3.4. Tiêu đề có nội dung bằng với nội dung phóng sự...
3.4. Tiểu kết chương 3...
KẾT LUẬN...

oo 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC

.90
.92
-95


vi
DANH MUC VIET TAT
STT

KÍ HIỆU

NỘI DƯNG VIẾT TÁT

1


PSTH

Phóng sự Truyền hình

2 | PT&THTPCT
3

PT&TH

Phát thanh và Truyền hình.


thành phố Cần Thơ
Phát thanh và Truyền hình


vii
DANH MỤC CÁC BANG KE

Trang
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng các dạng tiêu để PSTHẦ

trên Đài PT & THTPCT

-

Bang 2.2. Bảng thống kê số lượng tiêu đẻ tiêu đề PSTH.
trên Đài PT & THTPCT...


Bảng 2.3. Bảng thống kê dung lượng tiêu đề PSTH trén Dai PT & THTPCT.....42
Bảng 2.4. Bảng thống kê tổng hợp
số lượng, các kiểu cấu tạo tiêu đề PSTH.

Bảng 2.5. Bảng thống kê các phương thức đặt tiêu đề PSTH trên Dai
PT & THTPCT.



so

——

Bang 3.1. Bang thong ké tiêu đề PSTH xét góc độ ngữ dụng học trên Đài

PT & THTPCT.

Bảng 3.2. Bảng thống kê phân loại đặc điểm ngữ nghĩa tiêu đề PSTH trên

Dai PT & THTPCT..


MO DAU
1, Lí do chọn đề tài

1-1. Phơng sự hiện nay đóng vai trị quan trọng thực hiện chức năng

truyện truyền của báo chí trong việc thơng tin kịp thời chủ trương, đường lối

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung cắp kịp thời những vấn

để thời sự nóng hồi, mang hơi thở của cuộc sống đến cơng chúng. Phóng sự.

khơng chỉ đảm bảo tính xác thực về nội dung thơng tin mà cịn góp phần đặt
ra hướng giải quyết những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Vì thế phóng sự vừa.
có tính phát hiện vấn đề vừa có đóng góp tích cực tìm ra hướng giải quyết vấn

đề. Những sự kiện được nêu trong phóng sự thường là những sự kiện đang

được dư luận quan tâm tìm iéu. Hiệ nay, phóng sự đã và đang tạo nên sự.

‘quan tim đặc biệt của khán giả trên các Đài phát thanh và Truyền hình.

1.2. Đối với phóng sự, việc lựa chọn ngôn ngữ đề xây dựng tiêu đề phù
hợp là một vấn đề quan trọng. Thực tế đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên

cứu về vấn đề này ở những góc độ khác nhau nhưng khơng phải tắt cả đều

thống nhất với nhau về nguyên tắc hành chức của tiêu đẻ và cấu trúc của nó.

Do đó, tìm hiểu lặc điểm của tiêu đề phóng sự hiện nay là một dé tài còn khá

mới. Việc nghiên cứu tiêu đề phóng sự một cách có hệ thống, tìm hiểu khả
năng truyền tải thơng tin hiệu quả là công việc rất cần thiết đối với những

người làm báo.

1.3. Tiêu đề có vai trị quan trọng đối với phóng sự nói chung vả các tác

phẩm báo chí nói riêng. Nó được xem là linh hồn của một tác phẩm báo chí,


là yếu tố cốt lõi làm nên giá trị của tác phẩm báo chí đó. Ngày nay, trong.
hoạt động nghiên cứu, tiêu để phóng sự đã giành được nhiều sự quan tâm.

của các phóng viên, biên tập viên tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành

phố Cần Thơ. Tuy nhiên, xoay quanh tiêu để phóng sự vẫn cịn nhiều vấn.

đề, khía cạnh khá thú vị chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Hơn nữa, trong.


hoạt động sáng tạo và sử dụng tiêu đề phóng sự trên Đài PT và THTPCT

giữa các phóng viên, biên tập viên cũng có nhiều ý kiến khơng thống nhất

với nhau.
Chính vì những lí do trên, chúng tơi lựa chọn dé tài "Tiêu đề phóng sự

trên Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ".

ong két qua

nghiên cứu này sẽ góp phần cải thiện chất lượng tiêu đề phóng sự phát sóng.
hằng ngày trên Đài PT và THTPCT.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Những cơng trình nghiên cứu tiêu đề văn bản tiếng Việt
Đặt và lựa chọn tiêu đề tác phẩm báo chí là kĩ năng nghề nghiệp cần sử

dụng thường xuyên và thành thạo đối với các phóng viên và biên tập viên.


Theo vịng xoay của lịch sử, người xưa cũng đã chú ý tiêu đề văn bản về mặt

nội dung cũng như mặt hình thức. Họ nhận thức được vai trò quan trọng của

tiêu đề văn bản. Nghiên cứu tiêu để văn bản tiếng Việt được nhiều nhà ngôn.
ngữ học quan tâm. Tiêu biểu như: Cao Xuân Hạo (2001), Trịnh Sam (2011)...

Tác giả Cao Xuân Hạo (2001), cơng trình Ngữ pháp chức năng tiếng

Việt [20] nhân việc phân loại câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng đã xếp.

Theo ông, xét về chức năng thông.
báo tiêu để là một thứ chủ để mà phần thuyết là toàn bộ nội dung tác phẩm.
cả các loại tiêu đề vào loại câu đặc bi

viết

Tác giả Trịnh Sâm (2011), công trình Tiểu để văn bản tiếng Việt đã

“Trong lịch sử, các nhà văn hóa đã nhận thức được vai trị quan trong

của tiêu đề văn bản,

họ quan tâm đến tiêu đẻ văn bản ở hai phương diện: nội

đụng và hình thức. Dù vậy, ý kiến của họ về vấn đề này mới chỉ mang tính
tổng qt" [39:Tr.6-7]. Có thể nhận thấy, cơng trình 7iều đẻ văn bản tiếng
Việt của tác giả Trịnh Sâm là cơng trình nghiên cứu cụ thé nhất về tiêu de.

Tác giả nghiên cứu chức năng của tiêu đề văn bản, cấu trúc của tiêu đề văn


bản ở những phong cách chức năng khác nhau của ngôn ngữ, những điều kiện


để thiết lập một tiêu đề văn bản đúng và hay, tông quan vẻ đặc điểm phát triển
của tiêu đề văn bản tiếng Việt từ năm 1865 đến nay. Trong cơng trình này, tác
giả đã miêu tả một cách khá tồn diện về tiêu đề văn bản tiếng Việt nói chung,
tiêu đề văn bản báo chí nói riêng trên cơ sở khảo sát khá nhiều tiêu đề của.

nhiều thể loại báo chí như thể loại phóng sự, thể loại tin tức... Bên cạnh đó,

tác giả Trịnh Sâm cịn có các cơng trình nghiên cứu khác về tiêu đề văn bản
tiếng Việt như: cơng trình Tiêu để và các bình điện nghiên cứu ngôn ngữ học.
về riêu dé [37]; bai viết Cấu trúc của tiêu đề văn bản tiếng Liệt trong phong

cách ngơn ngữ thơng tấn bảo chí [36]; được đăng trên Tập chí Khoa học

Xã hội.

LR.Galperin (1987) Vấn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ

học [16] trong nỗ lực nhằm chứng minh cho tính hồn chỉnh của tác phẩm cũng đã

quan niệm tiêu để nói lên ý đồ chủ đạo, tư tưởng, quan điểm của tác giả tạo ra tác
phẩm. Tác giả dựa vào thông tin nội dung, sự kiện để chia tiêu để thành

6 loại:

~ Tên gọi - biểu tượng.
~ Tên gọi - luận đề


- Tên gọi - thông bio
- Tên gọi ám chỉ

~ Tên gọi - kể chuyện

- Tên gọi - Trích dẫn

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Ngân (1982), Cách ngắt dịng trong việc
trình bày tiêu đề ở các văn bản [33] chú ý sử dụng của tiêu đề văn bản. Cụ thể
iét ngắt dòng khơng đúng chỗ trong việc trình bày mĩ thuật của tiêu đẻ
trang báo. Tác giả cũng đã nêu ba trường hợp phân đoạn cú pháp sai, dẫn đến.
sự

hiểu nhằm có thể có trong tri giác tiêu đề văn bải
Tác giả Hồ Lê (1982), Nhờ đâu những tiêu đẻ bài viết có sức hắp dẫn


[27] có ý kiến khá sắc sảo: tiêu đề là cái trước tiên đập vào mắt người đọc, có

thể ví tiêu đề như những cái cửa đã mở sẵn sàng mời người đọc bước vào. Tác
giả xem tiêu đề văn bản là một phát ngôn, một biến thê của câu cơ sở như.
những phát ngôn khác. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tính hàm súc của tiêu

đề văn bản.
Ngồi ra, trong những năm gần đây, những vấn đề cụ thể về văn bản
tiếng Việt, trong đó có tiêu để của văn bản cũng được nhiều tác giả quan tâm.

và nghiên cứu, gồm: Trần Ngọc Thêm (1985) với công trinh Hé thong lién kết
văn bản tiếng Việt [40]; Hồ Lê (1993) với cơng trình Cứ pháp tiếng Việt. (O


3. Cứ pháp tình huồng) [28]; Diệp Quang Ban (1998) với cơng trình Vấn bản
và liên kết trong văn bản tiếng việt [Š]

2.2 Những cơng trình nghiên cứu tiêu đề văn bản báo chí và
truyền hình:

“Tác giả Bài Khắc Việt (1978) với Phong cách ngôn ngữ trong tên các bài

báo của Chú tịch Hồ Chí Minh [43] đã khảo sắt tiêu đề các bài báo của Chủ tịch.
H6 Chi Minh, chi ra một số đặc điểm ngôn ngữ về mặt phong cách cá nhân.

Tác giả Vũ Quang Hào (2001) dành một chương Agón ngữ rít báo đề
cập đến tiêu đề tác phẩm báo chí trong Ngén ngữ báo chí [19]. Chương này,
tác giả tập trung nghiên cứu chức năng và cấu trúc của tít báo, các loại tít báo.
thường gặp,

các loại tít mắc lỗi...

Tác giá Nguyễn Ngọc Oanh, Lê Thị Kim Thanh (2014) Giáo zrình

phóng sự truyền hình [34] đề cập đến những nội dung quan trọng để hoàn.
thành một tác phẩm PSTH, trong đó tác giả đề cập đến tiêu đề là một trong
những yếu tế quan trọng góp phần tạo nên một tác phẩm PSTH thành công và

thu hút khán giả. Tuy nhiên, tác giả chưa thật sự đi sâu và khai thác những.
đặc điểm của tiêu đẻ PSTH.

“Các tác giả Huỳnh Văn Thông, Phan Văn Tú, Huỳnh Minh Tuấn, Triệu



“Thanh Lê, Ngơ Thị Thanh Loan (2015) giáo trình Øáo 7rực Tuyến [41] có đề

cập đến vấn đề liên quan đến tiêu đề báo chí nhur Tit stie tit nhưng gợi thơng tin
cốt lồi: Tít (tiêu đê) tin bài quyết định "số phận" của tin bài ấy: cơng chúng có.
tiếp tục chọn để đi sâu vào đọc tiếp nội dung hay khơng [46: T:.131] và các

tiêu đề phụ mang tính dẫn dắt: Một số tin bài còn được biên tập thêm các tít

phụ để giúp cơng chúng tim ra thơng tin một cách nhanh chóng qua quy trình
tiếp nhận thị giác đầu tiên trên màn hình thiết bị di động. Các tiêu đẻ phụ cũng

là điểm nhắn thông tin mang tính dẫn dắt người đọc [40: Tr.133]. Những nội
dung này nêu lên tằm ảnh hưởng quan trọng của tiêu đề đối với tin bài trên báo.
trực tuyến nhưng chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm về cấu

trúc, chức năng và các phương thức đặt tiêu đề báo chí.

‘Tac giả Đỗ Thị Thanh Huyền (2016), bài viết Đặc điểm Ngôn ngữ của

đầu đề bài viết trên "Nhân đân nhật báo" Trung Quốc [23] nêu ra được một

số đặc điểm sử dụng từ ngữ như cách sử dụng danh từ và cách sử dụng tinh tir

trong tiêu đề. Ngồi

ra, tác giả cịn đề cập đến đặc điểm ngữ pháp của tiêu đề.

về kết cấu và đặc điểm tu từ. Nhưng xét về góc độ cấu trúc tiêu đề tác giả Đỗ


“Thị Thanh Huyền vẫn chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu từng chỉ tiết của tiêu
đề như về âm tiết, cấu trúc câu, phương thức đặt tiêu đề, nghĩa của tiêu đề.

'Ngồi ra, cịn có một số luận văn, luận án của các tác giả như: Đâu để

tác phẩm báo chí in Việt Nam (Trần Thị Thu Nga - Học viện Báo chí tuyên
truyền - 2007), Cấu trúc và chức năng tiêu dé trong các bài báo của chí tịch
Hà Chí Minh (Trường Đại học Vinh 2005), Đặc điểm tiêu để văn bản báo chí

(Nguyễn Thị Hiền

- DH Vinh 2010)... các luận văn này chủ yếu nghiên cứu

về tiêu đề chung của báo chí trên các thể loại báo điện tử, báo in.... chứ chưa
nói đến tiêu dé PSTH.

Nhu vay, trong tiến trình lịch sử cơng trình nghiên cứu vẻ tiêu đề văn

bản tiếng Việt nói chung và tiêu đề văn bản báo chí nói riêng (báo in và báo.


điện tử) là khá nhiều. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu vẻ tiêu đề PSTH trên.

Đài PT & THTPCT còn rất hạn chế. Hiện nay, các vấn đề về tiêu đề PSTH

trên Đài PT & THTPCT cần được nghiên cứu, trao đổi... để có thể tìm ra cách
đặt tiêu đề cho phù hợp với nội dung PSTH. Cho đến nay vẫn chưa có cơng
trình nghiên cứu độc lập, chun sâu về tiêu đề PSTH trên Đài PT &

“THTPCT. Việc tìm hiểu tiêu đề PSTH trên Đài PT & THTPCT giúp chúng tơi

có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn vẻ cách đặt tiêu đề PSTH trên Đài PT &

“THTPCT nói riêng và tiêu để văn bản nói chung

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đấi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đẻ tài là tiêu đề PSTH trên Đài PT & THTPCT.
3.2. Phạm vỉ nghiên cứu.

Hàng năm, số lượng tiêu đề PSTH trên Đài PT & THTPCT khá nhiều.
Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài và cũng để tránh nghiên cứu phiến diện nên.

luận văn chỉ tiến hành khảo 1014 tiêu đề PSTH trên Đài PT & THTPCT (khảo.

sát từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018 trên Đài PT & THTPCT).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới các mục đích sau:
Chi ra các đặc điểm về cấu trúc, phương thức, chức năng, ngữ nghĩa và
mối quan hệ của tiêu đề với nội dung PSTH trên Đài PT & THTPCT;
'Cung cấp tư liệu hữu ích giúp cho phóng viên, biên tập viên tại Đài PT

& THTPCT trong việc đặt tiêu đề cho PSTH phủ hợp với nội dung tác phẩm
và thu hút khán giả xem truyền hình nhiều hơn.

4.2. Nhigm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ
sau đây:



- Thống kê định lượng các tiêu để phóng sự trong một giai đoạn
nhất đị
- Miêu tả và phân tích cấu trúc, chức năng và ngữ nghĩa tiêu đề

phóng s

~ Xem xét mối quan hệ giữa tiêu đề và nội dung phóng sự và các
phương thức đặt tiêu đề phóng sự.

5. Phương pháp nghiên cứu

$.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp này dùng để hệ thống hoá những thành tựu nghiên cứu lí

thuyết về ngơn ngữ báo chí nói chung và tiêu đề tác phẩm báo chí

làm cơ sở lí

luận của đề tài.
.2. Phương pháp thống kê, phân loại

'Khảo sát, thống kê số lần xuất hiện và phân loại tiêu đề PSTH trên Đài.
PT & THTPCT về mặt đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa.

5.3. Phương pháp mơ tả
Miêu tả tiêu đề PSTH trên Đài PT & THTPCT.
3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở những cứ liệu phân tích, đánh giá, khái qt hố đặc điểm.
tiêu đề PSTH trên Đài PT & THTPCT.


.6. Đồng gúp luận văn
'Việc khảo sát và nghiên cứu tiêu để PSTH trên Đài PT & THTPCT góp.
phần làm sáng tỏ những đặc điểm

tiêu để phóng sự.

Luận văn góp phần mang lại sự hiểu biết sâu hơn và nêu lên được tầm

quan trọng của việc đặt tiêu đề phóng sự; chỉ ra những đặc điểm của tiêu đề
phóng sự; qua đó giúp cho phóng viên, biên tập viên có cái nhìn linh hoạt hơn.
trong việc đặt tiêu đề phóng sự hiện nay.


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phả Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, cẫu trúc
của luận văn gồm ba chương:
Chương Ì: Những cơ sở lí thuyết của đề tài

Chương 2: Đặc điểm hình thức tiêu đề phóng sự trên Đài Phát thanh và
“Truyền hình thành phố Cần Thơ.
Chương 3: Ngữ nghĩa tiêu đề phóng sự trên Đài Phát thanh và Truyền.

hình thành phố Cần Thơ.


Chương L

'NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐÈ TÀI
1.1. Khái quát tiêu đề và vai trò tiêu đề văn bản.


1.1.1. Khái quát tiêu đề văn bám

Tác giả Trịnh Sâm [39], tác giả Vũ Quang Hảo [1S] và một số tác giá

khác nhận định, hiện nay đề chỉ tiêu đề văn bản, bên cạnh cách gọi tiêu đề cịn

có nhiều cách định danh khác nhau như: ến sách, rên bài, tựa bài, tựa để, dé
mục, chương muc, dau dé, nhan dé, tit (title - tiéng Anh, titre - tiếng Pháp).

Đây là những khái niệm ngôn ngữ thường được dùng khi tạo lập một văn bản
nói chung ứng với sở chỉ nằm trong phạm trù tiêu đề. Tuy nhiên mặc dù gần

gũi nhau nhưng chúng không phải là một.

Tên sách, tên bài là tiêu đề của những văn bản như sách hay bài
trong tập chí... nhưng khơng bao qt được tên chương, tên một đoạn
dung tức là tên một bộ phận nội dung trong văn bản... bên cạnh đó, "tên"
thân nó khơng phải là thuật ngữ chuyên dùng, nên không thé thay thé cho

báo
nội
bản
tiêu

đề văn bản được,
Tựa bài, tựa đề thường rất dễ nhằm lẫn với lời tựa, lời đề từ thường đặt
giữa tiêu đề và phần tiếp theo của văn bản.
Trong nhiều trường hợp đề mục, chương mục cũng được dùng để chỉ
tên gọi một đoạn nội dung, thường là mang độ lớn đến một mức nào đó. Tắt

nhiên, nó khơng thể có tính khái qt như tiêu đề văn bản.
Đâu để hoặc đề (headline) khơng ít trường hợp có chung sở chỉ với tiêu
để văn bản. Ví dụ: có thể nói đầu đề bài báo, đầu đề quyển tiểu thuyết nhưng.

nhiều khi lại vượt ra ngồi khn khổ ấy. Chẳng hạn, khi nói đầu để hoặc để
bài tốn, đẩi
loặc để bài tập làm văn thì bản thân nó là những văn bản
riêng biệt, văn bản của những người ra đề, cịn phần lí giải dé tốn, đề tập làm.


10

văn lại là những văn bản khác - văn bản của những người làm bài. Vì vậy
khơng thể nhằm lẫn
hoặc để với tiêu đề văn bản.
Nhan đề thường thường được người thụ ngơn
nhận như là mặt hình.
thức của tiêu

đề, đo có ø;an là một thành tố Hán Việt mang nghĩa gốc là đưng

nhan. Vì vậy, khơng thể coi là đồng nghĩa với riều dé văn bản.
“Trong phong cách thông tắn báo chí, tiêu để văn bản cịn được gọi là tit.

'Từ điển tiếng Việt định nghĩa về rít kha don gian: rit la dau dé bai báo, thường
in chit lớn [35;Tr.1267]. Tí: vốn là từ mượn của tiếng Pháp (titre) và tiếng

Anh (title). Tit vira là thuật ngữ báo chí, vừa là một từ ngh nghiệp, trong một
chừng mực nào đó, nó cịn mang tính quốc tế. Thuật ngữ tit con có khả năng
phái sinh cao, nói cách khác, nó tiện lợi cho việc gọi tên các khái niệm phái

sinh từ khái niệm gốc: rít chính, tit phy, tít dẫn... vừa tiện lợi cho việc gọi tên
các thao tác xử lí tit: nit tit, chạy tit, dat tit. . Dưới góc độ ngơn ngữ báo chí,
tít tác phẩm báo chí khơng chỉ đơn thuần là một kí hiệu để phân biệt tác phẩm.
này với tác phẩm khác mà còn là sự biểu đạt nội dung, thể hiện bản chất tư

tưởng của tác phẩm. Xét về mặt chức năng thông báo, rí báo chí mang chức

năng của phần để với những thơng báo khái qt, tổng hợp nhất mà phan

thu

'hính là phần nội dung của tồn bài báo. Xét về hình thức, zứ: là dịng.
chữ đứng ở vị trí đầu tác phẩm, được trình bài cỡ chữ to hơn, in đậm, cho.
phép phân biệt với các phần còn lại.

Tiêu

là lời để gợi sự chúý. 'Ví dụ: Quyền truyện có tiêu đề "Tiểu

thuyết tâm lí - xã hội". Là Phản in sẵn ở bên trên các giấy tờ hành chính, giấy
tờ giao dịch thương mại. Ví dụ: Giấy viết thư có tiêu đề ghi rõ địa chỉ [35;

Tr.1225].
Về nội dung, tiêu đề tiêu biểu cho đối tượng lấy nó làm tên gọi. Về
hình thức, nó có thể có cấu trúc đơn hay cấu trúc ghép, giãn cách hay không.


giãn cách và thường được thể hiện bằng những kiểu chữ riêng giúp người đọc
dễ dàng phân biệt nó với phần còn lại.
Các tác giả cũng nêu khái quát về tiêu đề như: Kim Thánh Thin cho

rằng: Tiểu đề là cái đẻ ra văi

Che Khov: Toàn bộ thực chất

-) nằm ngay

trong tiêu đề cuốn sách; Hồ Hữu Tường: Tiêu đê cũng là "miếng môi ngon”

để quyến rũ độc giả (Dẫn theo [39: Tr.6-7]). Tuy nhiên, những ý kiến trên đây
mới chỉ là những nhận định khái quát về tiêu đề và vai trò của tiêu đẻ.

1.1.2. Vai trò tiêu đề văn bản
“Theo lí thuyết giao tiếp, tiêu đẻ văn bản chỉ phối cả hai quá trình: quá.
trình tạo lập văn bản và quá trình tiếp nhận văn bản.

“Xết trong quá trình tạo lập văn bản, tiêu dé vừa đảm nhận chức năng dự

đốn, vừa có nhiệm vụ của một yếu tố hỏi có. Hai chức năng này hồn tồn ân.
mặt. Nó khác dự báo và hồ ố với tư cách là một phương thức liên kết trong.
văn bản. Nếu như trong văn bản hai yếu tố vừa nhắc có thể đễ dàng nhận diện,
tức có một số từ ngữ nào đó chun đảm chức năng này thì dự báo và hồi cố.

trong tiêu đề văn bản lại là một công đoạn diễn ra quá trình văn bản và được
thực hiện dưới dạng,

ân. Chúng xảy ra một cách đồng thời trong quá trình

lập văn bản cũng như giải văn bản.

Một văn bản được coi là hồn chỉnh khi ta có thể đặt cho nó một tiêu đề.


dưới dạng này hay dạng khác. Điều đó chứng minh rằng, tiêu đề văn bản là.
yếu tố mở đầu nhưng cũng là biểu tượng kết thúc trong quá trình tạo lập văn

bản. I.R.Galperin từng khẳng dinh: Tiéu dé văn bản nói lên ý đồ chú đạo, tre
tưởng, quan điểm của người tao ra văn bản khi thì dưới hình thức rõ rằng, cụ
, khi thì dưới dạng mập mờ tàng dn [16; Tr.212]
‘Xét trong quá trình tạo lập văn bản, trước một văn bản cụ thể, người
thụ ngơn có thể đọc nó (đọc kĩ hoặc lướt qua) tức giải mã nó. Cũng có thể
khơng đọc (không giải mã) nữa. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tiêu đề văn


12
bản, yếu tố đầu tiên mà người tiếp nhận tri giác. Tiêu đề có thực hiện chức.
năng kích thích hay khơng, ngồi một nội dung vấn đề nó đề cập phủ hợp với
nhu cầu người tiếp nhận văn bản hay khơng. Nói cách khác, cấu trúc của nó.

có gì lạ khơng, có gợi ra được sự tị mị khơng? nó có phải là chủ đề mà người

đọc quan tâm khơng? Sau khi đã đi vào văn bản, tiêu dé sẽ là đối tượng trí

thức và tái nhận thức nhiều lần. Nó vừa thực hiện chức năng dự báo vừa là cái

nút quan trọng trong tuyến hồi cố. Nó là một tiêu điểm (forcus) mà các yếu tố

làm nên văn bản phải hướng tới. Và trong quá trình đọc - hiểu văn bản, người

tiếp nhận văn bản cũng luôn hướng về nó.
Tiêu đề văn bản là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố cuối cùng chỉ phối
quá trình thụ đắc văn bản. Đúng như một số nhà văn hóa đã nhận thức được


vai trò của tiêu đề văn bản. Có thể dẫn ra một số ý kiến: Chẳng hạn, Kim.
‘Thanh Than: Tiếu đẻ là cái đẻ ra văn; Che Khov: Toàn bộ thực chất (. ) nằm
ngay trong tiêu đề cuốn sách; Hồ Hữu Tường: Tiêu đẻ cũng là "miếng mỗi

ngon" để quyến rũ độc giả (Dẫn theo [39; Tr.6-7]).

Nhu vay, Tiêu dé văn bản là một trong những loại tiêu đề. Nó chỉ là

một tiểu hệ thống, nằm trong hệ thống lớn hơn. Nhưng theo đa số các nhà

nghiên cứu đều cho rằng, đây là một bộ phận tiêu biểu và quan trọng nhất.

Quan trọng và tiêu biểu khơng chỉ ở hình thức cấu tạo đa dạng mà cịn ở nội
dung hàm súc, có sức diễn đạt được nhiều phương diện, ở cả bề mặt lẫn bề.
sâu. Bên cạnh, tiêu đề văn bản cịn có chức năng thu hút đọc giả, mở đầu cho.
việc khai thác và tìm kiếm nội dung thông tin trong văn bản. Tiêu để cịn có ý.
nghĩa quan trọng trong việc tiếp nhận nội dung văn bản của người đọc, tiêu đề
hay và hấp dẫn sẽ lôi kéo người đọc vào bên trong nội dung tác phẩm và

y sự nhằm chán cho đọc giả. Chính vì thé tiêu đề
văn bản có ý nghĩa rắt quan trọng trong việc quyết định số phận cũng như giá
ngược lại tiêu đề dỡ sẽ
trị của văn bản.


3

1.2. Các hướng nghiên cứu


Tiêu đề văn bản có thê được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau:
Nếu tiếp cận theo phương diện xã hội học của tiêu dé thi sẽ phát hiện ra

cách đặt tên mang tính đặc thủ ở những vùng phương ngữ khác nhau, hayở cộng
đồng người có trình độ, nghề nghiệp, giới tính khác nhau, hoặc tìm ra những đặc

trưng mang phong cách cá nhân qua cách đặt tiêu đề van ban nhu: Thu diéu, Thu

dm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến; Mưa xuân, Xuân về, Mùa xuân xanh, Xuân tha.

ương, Xuân vẫn tha hương, Xuân lại tha hương... của Nguyễn Bính.

Cịn cách tiếp cận tiêu đề văn bản từ phương diện tâm lí học thì sẽ
nhằm vào việc do tác động của.
để văn bản đến những kiểu thụ ngôn.

khác nhau.

Việc xem cách đặt tiêu đề văn bản của một trảo lưu văn học như: Thơ.

mới, Thơ văn khán chiến, Tự Lực văn đoàn... trong một giai đoạn nào đó để
tìm hiểu thị hiếu sáng tác này cũng như việc chuyển đổi cách thức đặt tiêu đẻ

của những khuynh hướng sáng tắc trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, là
những vấn đề của văn học.
Tiếp cận bằng con đường ngơn ngữ học thì khơng thể không đẻ cập đến

các phương diện xã hội học, tâm lí học, bởi chúng quan hệ giao nhau với
ngơn ngữ học. Trong phạm vi ngôn ngữ học, nghiên cứu tiêu đề văn bản, các
mặt: cấu trúc, chức năng và ngữ nghĩa của tiêu đề văn bản; các phương thức.

đặt tiêu để văn bản và những vấn đề về cách thức cũng như tiêu chuẩn để đặt
một tiêu đề chính xác với chuẩn ngơn ngữ... là những khía cạnh mà người

nghiên cứu ìn phải quan tâm. Chính vì thế nghiên
bình điện ngôn ngữ diễn ra theo hai phương diện:

cứu tiêu đề văn bản trên

1.2.1. Phương diện đằng đại

Hiện nay, ngôn ngữ phát triển cùng với các hoạt động trong xã hội
chính vì thế tiếng Việt đồng đại trong mọi lĩnh vực giao tiếp đã có những.


14
bước phát triển lớn đặc biệt trong báo chí truyền hình hiện nay. Là kết quả
của sự chọn lọc khắc khe, kết cấu của tiêu đề PSTH ít nhiều phản ánh hiện
trạng tiếng Việt trong một giai đoạn nhất định. Vì vậy, nghiên cứu tiêu đề
PSTH trên bình diện đồng đại, xét từ nhiều khía cạnh chúng ta sẽ thấy được.

nhiều điều hay. Chẳng hạn, chúng ta xem xét tính đa dạng trong cấu trúc của
tiêu đề phóng sự thuộc thể loại báo chí truyền hình, qua đó nắm được diện
mạo của sự hành chức một ngôn ngữ. Nếu khảo sát nguồn tư liệu tốt sẽ có.

nhiều gợi ý hay cho việc đề ra các nguyên tắt thiết lập tiêu đề theo hướng tối
ưu nhất có thể. Đồng thời, chúng ta có thể hạn chế những cấu trúc lập đi lập
lại nhiều lần, nhằm làm cho tiêu để hay và hấp dẫn hơn.

1.2.2. Phương diện lịch đại


Xét về mặt hình thức, kể từ khi có chữ viết, đặc biệt là khi có kĩ thuật in.

ấn là xuất hiện tiêu đề. Tuy nhiên,

người nghiên cứu thường tập trung chọn

những thời điểm thích hợp, những giai đoạn có tính vấn đề để khảo sát những.

thay đổi của nó. Điểm xuất phát để nghiên cứu tiêu đề văn bản tiếng

Việt là.

cột mốc 1865. Đó là năm Gia định báo, tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu

tiên xuất hiện. Và thông qua ba giai đoạn, từ 1865 - 1930, từ 1930 - 1945, từ
1945 - đến nay, có thể có cơ sở để so sánh đối chiếu từng giai đoạn với nhau.

một cách có hệ thống. Cũng có những nghiên cứu tiêu đề ở bình diện lịch đại
nhưng hẹp hơn như chỉ trong phạm vỉ so sánh tiêu đẻ tiêu thuyết hay báo chí.
trong bình diện nảy, tiêu đề có khả năng phản ánh đầy đủ các mối quan hệ
tiếp xúc, bao gồm cả vay mượn và Việt hóa, giữa tiếng Việt và tiếng Hán,
tiếng Pháp,

tiếng Anh...

Có thể thơng qua con đường so sánh lich đại không phải để phục

nguyên các dạng tiêu đề thô sơ của tiêu đề mà là để đối chiếu phạm vi hoạt

động rộng, hẹp; cấu trúc đơn giản hay phức tạp, để tìm ra các quan hệ và ảnh


hưởng do tiếp xúc ngơn ngữ mang lại. Có hay khơng tác dụng tâm lí xã hội,


15
nếu có thì mức độ mạnh yếu thế nào giữa cấu trúc tiêu đề

trị thơng tin

do nó sản sinh.

Tiêu đề được đẻ cập đến trong luận văn nảy là tiêu đề của một tác phẩm.
PSTH đó chính là dịng chữ xuất
đầu tiên khi khán giả xem phóng sự và.

nó được trình bày bằng những cỡ chữ riêng biệt, cho phép chúng ta nhận diện
ngay đó chính là tiêu đề của tác phẩm. Là dịng chữ duy nhất có thẻ xuất hiện

trong một phẩm PSTH. Thông qua các hướng nghiên cứu chúng tơi có thể áp

dụng để nghiên cứu tiêu đề PSTH trên Đài PT & THTHCT. Có thể nói tiêu đề.
văn bản có tính tiêu biểu và quan trọng khơng chỉ ở hình thức cấu tạo đa dạng.
mà cịn ở nội dung hàm súc, có sức diễn đạt được nhiều phương diện, cả chiều

rộng và chiều sâu, khơng chỉ có số lượng lớn so với các loại tiêu đề khác mà
cịn thể hiện ở nhiều đặc điểm phong cách ngơn ngữ. Nó có hàm súc lan tỏa.
lớn đến đời sống tỉnh thần xã hội, có những ảnh hưởng khơng thể phủ nhận

được từ tâm lí tiếp nhận cơng nghiệp của xã hội hiện đại.


Như vậy, quá trình tiếp cận các hướng nghiên cứu khác nhau sẽ cho.

chúng ta thấy được những đặc điểm riêng biệt của tiêu đề PSTH trên Đài PT.

& THTPCT. Qua đó, có cái nhìn khách quan và chính xác hơn trong q trình
nghiên cứu tiêu đề PSTH.
1.3. Khái niệm tiêu đề phóng sự truyền hình

'Khi nói đến tiêu đề PSTH, chúng ta cần xem xét thế nào là phóng sự.

nói chung và PSTH.

“Thuật ngữ phóng sự trong tiéng Anh | Report, tiéng Latin la Reportage

~ có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo. Theo các nhà nghiên cứu về báo.
chí và truyền thơng, khái niệm phóng sự lần đầu tiên được người Anh sử dụng.

để chỉ những mô tả về các đám cháy, những trận lụt, những kì họp quốc hệ

Sau đó trên báo Pháp cũng xuất hiện phóng sự với tư cách là các bải viết về

q trình điều tra của phóng viên về những con người với PSTH, vẫn còn.


16
nhiều tranh cãi khác nhau, song tất cả vẫn thống nhất rằng PSTH cũng là một
dạng của phóng sự báo chí. Điểm khác biệt giữa PSTH với phóng sự của các

thể loại báo chí khác là cách chuyển tải của nó.
PSTH là một trong những thể loại quan trọng của báo chí truyền hình.


PSTH xuất hiện trên thế giới từ thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, truyền hình ra đời

muộn nên thời kì đầu các phim tải liệu điện ảnh đảm nhiệm vai trị thơng tin

thời sự và chủ yếu chiếu trong các rạp chiếu phim. Những thước phim thời sự.
tài liệu như: Hồ chủ tịch từ pháp trở về, Trận đánh Ô Câu Dẫn (1946), Dưới.

mái trường mới (1960)... được xem là những thước phim thời sự tai I
Đến năm 1970, truyền hình Việt Nam ra đời, những PSTH đầu

quý.

xuất hiện

như: Hà Nội năm ngày đọ sức (1972), Tiếng trống trường (1973), Việt Nam
và những chiếc xe đạp (1975)...
'Vào những năm đầu của thế

XIX, su phat triển của truyền thơng đa

phương tiện đã mở ra nhiều hình thức thơng tỉn mới, với kĩ thuật hiện đại và
tiện lợi cho người sử dụng. Những thay đổi đó tác động mạnh mẽ đến nội
dung, hình thức thể hiện của các chương trình truyền hình nói chung va PSTH

nói riêng. Phóng sự phản ánh trực tiếp các vấn đề của đời sống hiện thực kể

cả những vấn đề bức xúc, gay cắn, những ngang trái, bí ân, lì kì... PSTH cũng
đổi mới để phù hợp với nhu cầu và tâm lí tiếp nhận thơng tin của cơng chúng.
với


báo chí hiện đại. Do đó, hiện nay các phóng sự thời lượng ngắn chiếm đa

số trên sóng truyền hình.
Song song với sự phát triển kĩ thuật sản xuất chương trình, kĩ thuật
truyền dẫn sóng truyền hình cũng phát triển nhanh chóng. Cùng với sự phát
triển truyền hình, PSTH cũng khơng ngừng thay đổi và từng bước hồn thiện.
về cả nội dung và hình thứ . Với khả năng cung cấp thông tin một cách đầy.

đủ, cụ thể, hắp dẫn, khách quan, sinh động, trong quá trình vận động, phát

sinh, phát triển, của sự vật hiện tượng bằng hình ảnh và âm thanh, PSTH đã


17
và đang có vị trí vai trị quan trọng trong các chương trình truyền hình. Sự.
xuất hiện của phóng sự khơng những làm cho thơng tin truyền hình thêm hấp.
din mà cịn đem đến cho chương trình "hơi thở cuộc sống", sự mềm mại,

uyễn chuyển, thông tin trin đẩy cảm xúc, dễ di vào lịng người.

Chính sự phong phú và đa dạng của PSTH qua các thời kì đã dẫn đến

có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại này. Tất nhiên mỗi quan niệm thể

hiện góc nhìn riêng của một người hoặc một nhóm nhỏ những người quan tâm.

đến thể loại này.

Trong tác phẩm "Báo chí truyền hình” (Nhà xuất bản Thông tin, 2004,


trang 59), các tác giả G.V, Cudonhetxop, Xvich, A.La, Iropxki có viết: Phóng.
sự là thể loại báo chỉ thơng tin nhanh chóng trên báo chí, Đài phát thanh
truyền hình vê một sự kiện nào đó mà phóng viên đã chứng kiến, can dự vào
[9: Tr.59]. Theo quan niệm này thì yếu tố đứng đầu trong phóng sự là khả
năng thơng tin nhanh chóng về một sự kiện do tác giả bài phóng sự trực tiếp.

chứng kiến và thực hỉ
'Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về báo chí cũng đưa ra nhiều quan
niệm về PSTH. Các quan niệm đó cũng xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận.

khác nhau.

Trong bài Nhà báo nên viết phóng sự, đăng ngày 25/7/2016, trên "Nghề.
'báo.com", tác giả Minh Phương có viết: Phóng sự truyển hình phản ánh sự.
kiện bằng hình ảnh và tiếng động là chủ yếu, lời dẫn của phóng viên như một
chất keo trong suốt khâu nói các chỉ tiết và tư liệu báo chí thành một kết cấu
thống nhất gợi cảm.
Kế thừa những quan niệm về PSTH của các nhà báo,

nhà nghiên cứu

báo chí qua nhiều thời kì ở Việt Nam và trên thể giới, dựa vào kết quả nghiên
cứu trong các giáo trình, các cơng trình khoa học ở các trường đại học, những,
bài giảng về PSTH ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của các nhà báo có.


×