Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đài phát thanh hiện đại xu hướng phát triển của báo phát thanh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.04 KB, 21 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Phát thanh hiện đại
Đề tài
Đài phát thanh hiện đại - xu hướng phát triển của báo phát thanh trong giai đoạn
hiện nay? Nhận xét chương trình phát thanh thường nghe?

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế,
của khoa học kỹ thuật là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền
thông đại chúng. Nằm trong xu thế chung đó, Báo phát thanh trong những năm
vừa qua đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng
chương trình, phục vụ tốt hơn nhu cầu tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, nhu
cầu thông tin, giải trí, giáo dục của nhân dân.
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, khi kỹ thuật số ra đời, phát thanh cũng
đã có những bước phát triển mới, nhảy vọt. Đây chính là mốc chuyển từ phát
thanh truyền thống sang phát thanh hiện đại. Phát thanh hiện đại nổi bật với sự
thay đổi về phương tiện kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc, đường
truyền, dây dẫn, chuyển từ phát thanh sóng AM, FM sang hệ thống phát thanh
DAB, và giờ đây đã là kỉ nguyên của phát thanh kỹ thuật số.
Phát thanh hiện đại ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lĩnh vực báo chí phát thanh của Việt Nam. Một cuộc cách mạng
trong ngành phát thanh đã, đang và sẽ diễn ra sôi nổi, nhằm một mục đích duy
nhất Phát thanh Việt Nam tiến kịp với phát thanh thế giới.
Trong tiểu luận nhỏ này, phần nội dung chính em xin đề cập đến khía
cạnh : Thế nào là một đài phát thanh hiện đại và xu hướng phát triển của phát
thanh hiện đại trong thời kỳ mới - góp một tiếng nói để xây dựng các chương
trình phát thanh hay, hấp dẫn hơn cả về nội dung lẫn hình thức. Mong sao Phát
thanh mãi mãi là người bạn thân thiết tâm tình của mỗi thính giả chúng ta.


Tiểu luận chỉ là một nghiên cứu nhỏ của người học báo phát thanh nên
chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Kính mong thầy giáo đọc và cho ý kiến chỉnh
sửa để những bài nghiên cứu sau của em có thể hoàn thiện hơn. Em xin trân
trọng cảm ơn!
2


B. PHẦN NỘI DUNG
Phần I: Đài phát thanh hiện đại và xu hướng phát triển của báo
phát thanh trong giai đoạn hiện nay
I.

Thế nào là Đài phát thanh hiện đại

Trong những năm qua, các hệ phát thanh của Việt Nam đã tích cực thực hiện
phát thanh hiện đại và tạo được hiệu quả thông tin đáng ghi nhận.
Phát huy những thành công đó, năm 2010, các hệ phát thanh tiếp tục đổi mới,
điều chỉnh để thực sự bắt kịp với phát thanh hiện đại trên thế giới. Chúng ta
đang chứng kiến bức tranh truyền thông Việt Nam phát triển muôn màu, đa
dạng, phong phú với hơn 700 cơ quan báo chí, gần 850 ấn phẩm, 68 đài Phát
thanh - Truyền hình địa phương, mạng Internet toàn cầu, cung cấp lượng thông
tin khổng lồ cho công chúng.
Sự phát triển của công nghệ số đã tạo ra ngày một nhiều các phương tiện
truyền thông khác nhau, giúp cho khán thính giả thuận tiện hơn trong tiếp nhận
thông tin, giải trí; các cơ quan truyền thông không ngừng nâng cao chất lượng
thông tin, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của công chúng.
Điều đó đòi hỏi những người làm công tác truyền thông nói chung và Đài
TNVN nói riêng thực sự làm chủ được công nghệ phát thanh, truyền hình hiện
đại; các hệ phát thanh của Đài tiếp tục đổi mới, điều chỉnh để thực sự bắt kịp với
phát thanh hiện đại trên thế giới.

Điều đầu tiên đó là triệt để khai thác tính trực tiếp, mở, tức thời trên các kênh
phát thanh trực tiếp của Đài phát thanh. Hệ phát thanh mở, linh hoạt để có thể
kéo dài thời lượng khi có tin bài mới, tin bài “nóng”; đồng thời phản ánh được
các sự kiện diễn ra trong đời sống một cách nhanh nhất, khai thác triệt để nhất,
có hiệu quả nhất tính năng của phát thanh. Nhanh, tức thời, mở về dung lượng,
3


thời gian, đó cũng là đặc trưng của báo mạng điện tử. Nhưng báo mạng vẫn
không thể bằng phát thanh cả về diện phủ sóng tới vùng sâu, vùng xa, và về giá
cả của thiết bị thu thanh.
Điều thứ hai làm nên phát thanh hiện đại đó là đưa hơi thở cuộc sống sinh
động ùa vào làn sóng phát thanh cả về nội dung chuyển tải lẫn hình thức thể
hiện. Đài phát thanh hiện đại phải là một trong những ngân hàng tin nhanh nhất,
chính xác, đáng tin cậy cho các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam.
Có nghĩa là phải thông tin đầy đủ nhất những sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế,
văn hóa... tới công chúng bởi chính đội ngũ phóng viên và cộng tác viên của
mình.
Các phóng viên trên các vùng miền của đất nước và thế giới hàng ngày trực
tiếp phản ánh, thể hiện các tin bài, tác phẩm báo chí của mình trên làn sóng phát
thanh, phát thanh có hình của Đài làm tăng tính toàn quốc, tăng tính quốc tế của
Đài Phát thanh Quốc gia. Những gì diễn ra trong đời sống xã hội, nghe qua đài
càng thấy sống động khi có sự tham gia ngày càng nhiều của không chỉ những
người có chức sắc mà của cả những người dân bình thường khác.
Tương tác cũng là một trong những tiêu chí của phát thanh hiện đại. Chính
tính trực tiếp, tính mở, tính tức thời của phát thanh tạo điều kiện để thực hiện
tương tác. Báo chí của chúng ta thực hiện chức năng là thông tin tuyên truyền về
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đồng
thời là diễn đàn của đông đảo quần chúng, nhân dân. Sự tương tác đã giúp cho
phát thanh thực sự là diễn đàn để mỗi người dân có điều kiện thực hiện, trao đổi,

trình bày những ý kiến của mình về các sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội,
với Đảng, Nhà nước và những người khác. Tương tác trên làn sóng phát thanh
cũng thể hiện dân chủ thực sự trong đời sống xã hội và tự do ngôn luận được
thực hiện trong thực tế.

4


Con người trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều nguồn tiếp nhận thông tin,
và thông thường hay chọn những phương tiện truyền thông nào cung cấp các
nguồn thông tin mà mình quan tâm nhất để lắng nghe, để xem theo ý thích của
mình. Vì vậy, bên cạnh xu hướng tập trung hóa thì phi tập trung hóa các nguồn
thông tin là cách thức để thông tin có hiệu quả. Mỗi hệ phát thanh của Đài
TNVN đang chuyển mình mạnh hơn, thể hiện rõ nét hơn bản sắc, phong cách
riêng của mỗi hệ, hướng tới những nhóm đối tượng cụ thể hơn với các nội dung,
hình thức thể hiện phù hợp hơn.
Công chúng phát thanh hiện đại sẵn sàng loại bỏ những chương trình phát
thanh không bổ ích để chuyển qua một kênh truyền thông khác. Họ luôn có sự
so sánh, đánh giá, nhận xét và có những ý kiến phản hồi, thậm chí sẵn sàng tham
gia nếu chương trình phát thanh hấp dẫn và hiệu quả...
Trước đây khi đất nước chưa đổi mới, chúng ta có rất ít thông tin, cũng như
các vấn đề xã hội để tiếp cận. Các cơ quan báo chí dường như không quan tâm
đến nhu cầu của công chúng. Công chúng sẵn sàng nghe chương trình một cách
bị động, có gì nghe nấy không yêu cầu đòi hỏi gì đối với nhà sản xuất,
Hiện nay, mô hình thông tin đã có sự thay đổi. Trước khi phát hành một tờ
báo hay cho ra đời một chương trình phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí
đều phải dựa trên nhu cầu của công chúng tiếp nhận thông qua thư, các cuộc
điều tra.... Công chúng nghe tiếp nhận chương trình và họ có những sự phản hồi
giúp cho cơ quan báo chí có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu chương trình không
hay công chúng sẵn sàng loại bỏ để lựa chọn một kênh thông tin khác phù hợp

vì họ có rất nhiều kênh để chọn lựa. Đối với thính giả đài phát thanh cũng vậy,
bạn nghe đài cũng có nhiều thay đổi. Giờ đây, người nghe có những cách thức
tiếp cận khác nhau và họ muốn có những chương trình ngắn gọn với những chi
tiết chân thực, những người thật, việc thật với tiếng nói giản dị của họ.

5


Để phát thanh hiện đại, không thể không khai thác và sử dụng tối đa các điều
kiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại với các thiết bị sử dụng các công nghệ phát
thanh, truyền hình hiện đại, các phần mềm hỗ trợ phát thanh, mạng internet toàn
cầu, mạng LAN, các thiết bị phát sóng phát thanh, công nghệ viễn thông ngày
càng được đổi mới với những ứng dụng cung cấp ngày càng nhiều tiện ích cho
người sử dụng.
Trong năm 2010, đã diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại trong đời sống
chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoàn thành tốt chức năng thông tin,
giáo dục, giải trí của mình, để tạo nên những hiệu ứng tích cực trong đời sống xã
hội, và đạt hiệu quả tuyên truyền, các Đái phát thanh cần tiếp tục vận động vượt
lên chính mình trong công cuộc hiện đại hóa phát thanh.
Thính giả ngày nay không chỉ thích nghe đài mà còn có ý thức tham gia
các chương trình phát thanh. Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét về những
vấn đề được nêu ra. Trả lời được câu hỏi đó cũng chính là đáp ứng nhu cầu
thông tin thiết thực của thính giả. Năng lực của báo phát thanh hiện đại còn
được thực sự được phát huy bởi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin
giữa phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên và thính giả. Đây chính là điều
kiện để thính giả có cơ hội tham gia vào quá trình thực hiện chương trình. Qua
theo dõi cho thấy số lượng người nghe chương trình phát thanh bao giờ cũng tỷ
lệ thuận với mức độ tham gia của họ.
Một là, tham gia một cách gián tiếp. Người nghe cùng đồng cảm, cùng suy
nghĩ với vấn đề đặt ra trong chương trình hoặc được đáp ứng một yêu cầu nào

đó của họ như muốn nghe một bài hát, đề nghị giải đáp một vấn đề, một câu
hỏi... và tên của họ được nhắc đến trong chương trình cũng là một cách xuất
hiện trước công chúng.

6


Hai là, tham gia một cách trực tiếp vào chương trình. Đó là được trao đổi,
được phát biểu, được bày tỏ quan điểm để mọi người cùng nghe trong các
chương trình giao lưu, toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp...
Điều được khẳng định qua thực tiễn các chương trình mang tính giao lưu
càng cao thì càng có sức lâu bền và càng có lượng người nghe đông bởi chính sự
hấp dẫn của nó, và bởi vì một người nói trên đài sẽ có thêm không biết bao
nhiêu người khác ( là gia đình, họ hàng, bạn bè...) cùng đón nghe như trong thư
các bạn nghe đài đã bày tỏ. Phương thức tác động hiệu quả nhất của phát thanh
hiện đại là một cuộc trò chuyện với thính giả.
Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng trong
đó có radio phải không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công
chúng, mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối
với hoạt động của hệ thống này. Đó chính là những đòi hỏi của bạn nghe đài
trước cuộc sống, và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú. Cũng
chính điều này đang là lý do tạo ra cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ quan truyền
thông đại chúng để làm sao ngày càng có thêm nhiều bạn đọc, người nghe,
người xem. Ở Các đô thị lớn ở nước ta đời sống kinh tế tăng trưởng hơn, kèm
theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó
cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng có nhiều thay đổi. Công chúng
hiện nay và sau này vẫn luôn luôn cần đến một âm thanh không có hình ảnh để
có được cái quyền tự họ mỗi buổi sáng, rút ra được cái ý nghĩa của những tin tức
lắng nghe được qua radio.
Truyền thông đại chúng ngày nay đa dạng hoá thông tin: thông tin nhiều

chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ càng phát triển, mỗi
nhóm công chúng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức
tiếp nhận thông tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin
được nhiều người ưa thích. Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và công
nghệ mới, ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn. Thực
7


tiễn cho thấy: quá trình “Phi dại chúng hoá” các phương tiện truyền thông đại
chúng không chỉ diễn ra với báo in mà còn mạnh mẽ hơn đối với phát thanh và
truyền hình. Trước đây nước Mỹ chỉ có các đài phát thanh, đài truyền hình lớn là
VOA, CBS, ABC, NBC thì nay có hơn 70 đài truyền hình với hơn 100 kênh
khác nhau, hàng trăm đài phát thanh.
Ngày nay, xu thế “phi đại chúng hoá” đã tác động đến Việt Nam. Công
chúng không chỉ nghe phát thanh mà họ tự lựa chọn các kênh thông tin khác để
tiếp nhận. Vì vậy các cơ quan thông tấn báo chí nói chung và đài phát thanh phải
đặc biệt quan tâm đến công chúng của mình. Công chúng báo chí và công chúng
phát thanh từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động đã tiến lên vai trò chủ động,
trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông.

8


II. Xu hướng phát triển của phát thanh hiện đại
Nói đến “xu hướng” là nói đến những vấn đề chung và khái quát nhất
đang dần được hình thành, trở thành một bước đi tất yếu trong bất cứ lĩnh vực
nào. Những thành tựu tuyệt vời về khoa học, công nghệ, tin học…của thế kỷ 20
đã tạo ra tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại với kỹ thuật điện tử,
máy móc phát triển rất nhanh trong thế kỷ 21, mà số hóa ( Digital) là một
khuynh hướng phổ biến. Với mạng Internet phủ khắp toàn cầu, với hệ thống

viễn thông hiện đại…những người làm phát thanh dễ dàng có cơ sở để thực hiện
những chương trình phát thanh hay, hấp dẫn, hiệu quả hơn rất nhiều so với công
nghệ của phát thanh truyền thống. Đây thực chất là quá trình học hỏi thực hành
từng bước chủ động hội nhập với nền phát thanh hiện đại của thế giới.
Mục đích lớn nhất của những người làm phát thanh hiện đại đó chính là
trên cơ sở trang thiết bị hiện đại, cùng với con người sẵn có và cuộc sống đầy ắp
sự kiện, hiện tượng hàng ngày làm sao để lấy để lấy được thông tin nhanh nhất,
truyền tải đến công chúng thính giả nghe đài kịp thời nhất và bằng những cách
thức, phương tiện biểu đạt sinh động, hấp dẫn nhất. Và những xu hướng của
phát thanh hiện đại đang dần tiến kịp và hoàn thiện mục đích bức thiết và chính
đáng trên
1. Thông tin nhanh
Đây là thế mạnh của phát thanh đang được tập trung khai thác để cạnh
tranh với các loại hình báo chí khác. Một trong những ưu điểm của phát thanh
đó là tính cùng lúc, đồng thời. Sự kiện nóng hổi được nhanh chóng truyền tải
đến công chúng với những tin tức cập nhật và những lời bình luận sắc sảo.
Muốn thông tin nhanh thì người làm báo phải giỏi và có cơ chế khuyến
khích rõ ràng.

9


Phát thanh trực tiếp và cầu truyền thanh được xem là một xu thế tất yếu
của phát thanh hiện đại nhằm mục đích thông tin nhanh nhạy, kịp thời. Những
cuộc tường thuật trực tiếp tại nơi đang diễn ra sự kiện, những cuộc “khẩu chiến”
về một sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng…được đưa trực tiếp lên sóng, công
chúng sẽ luôn cảm thấy mình đang được tham gia vào chính chương trình ấy.
2. Nói ngắn, viết ngắn :
Đây là đòi hỏi khắt khe của phát thanh hiện đại. Một bài viết hay về một
vấn đề, nếu như đọc trên đài 15 phút liên tục chỉ mỗi duy nhất một bài đó thì dù

giọng đọc có hay đến đâu đi chăng nữa, người nghe cũng cảm thấy mệt mỏi và
không thể cảm nhận được hết cái hay của bài đó. Nói càng ngắn, hiệu quả thuyết
phục người nghe càng cao. Thông tin chính xác được diễn tả bằng ngôn ngữ súc
tích, giàu hình ảnh. Khuynh hướng chung của nhiều đài phát thanh trên thế giới
là tin dài không quá 1 phút, phỏng vấn khoảng 3-4 phút, phóng sự không quá 6
phút, bình luận từ 3-4 phút.
Kết cấu một chương trình phát thanh cũng phong phú và đa dạng hơn khi
các thành phần trong nó ngắn và hấp dẫn hơn. Cũng như một bữa ăn có nhiều
món, mỗi món một ít bao giờ cũng hấp dẫn thực khách hơn rất nhiều.
3. Tăng tính đời thường và đáp ứng yêu cầu giải trí
Trong chương trình phát thanh, khi cuộc sống được phản ánh đậm nét
trong đó thì tính hấp dẫn của phát thanh sẽ tăng cao. Đời thường nhưng không
tầm thường, đời thường có chọn lọc sẽ đạt được yêu cầu khái quát cao. Nhịp
sống công nghiệp ngày càng tăng thì yêu cầu giải tỏa và nhu cầu giải trí của con
người ngày càng nhiều. Chiếc radio muốn trở thành bạn thì phải tôn trọng và
đáp ứng kịp thời những nhu cầu này. Giải trí trên phát thanh lành mạnh, trí tuệ,
hàm chứa tính chất giáo dục, nâng cao kiến thức.

10


4. Nâng cao tính chiến đấu cũng tức là nâng cao sức hấp dẫn với người
nghe đài
Tính chiến đấu thể hiện rõ nét nhất ở cái nhìn sắc sảo trước hiện thực cuộc
sống phong phú, đa dạng, phức tạp, thể hiện trong chính kiến của người làm báo
và của các chương trình phát thanh bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng, Nhà
nước; thể hiện trong quan điểm đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù và các
biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Muốn nâng cao tính chiến đấu thì những người làm phát thanh phải nâng
cao trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp, tự đổi mới và chống tiêu cực bắt đầu

ngay từ chính mình. Có như thế mới tăng tính hấp dẫn cho công chúng.
5. Xây dựng hệ thống phát thanh có tính mở
Hệ thống phát thanh hiện đại mở theo phương diện : “Mở” cho thính giả,
cho phát thanh viên( PTV), biên tập viên( BTV). “Mở” được thể hiện qua phát
thanh trực tiếp hiện đại.
Phát thanh trực tiếp là phương pháp phát thanh hiện đại, tạo ra một phong
cách làm việc mới cho đội ngũ những người làm công tác phát thanh hiện đại.
Phát thanh trực tiếp thu hút sự chú ý của công chúng bởi tính chất nóng
hổi của sự kiện. Vấn đề được phản ánh cùng với không khí giao lưu gần gũi , tự
nhiên giữa những người làm chương trình với người nghe. Thính giả không chỉ
là người thụ động nghe chương trình mà còn chủ động tham gia tích cực vào quá
trình truyền thông bằng cách tham gia ý kiến trực tiếp tại hiện trường, gọi điện
thoại đến chương trình…
Phóng viên, BTV cũng sẽ tham gia tích cực vào phát thanh trực tiếp vì
rằng sẽ không có PTV đọc sẵn tin nữa, và cũng không phải PTV nào cũng có
khả năng kiến thức chuyên môn cần thiết cho chương trình. Chính vì thế, mà
11


một chương trình phát thanh trực tiếp “mở” tạo điều kiện cho sự tham gia trực
tiếp của tất cả mọi đối tượng, làm cho chương trình thật sự có tính thời sự, hấp
dẫn.
6. Khai thác triệt để đặc điểm của truyền thanh và đổi mới phương pháp thể
hiện trình bày và giọng đọc trên sóng phát thanh
Xu hướng của phát thanh hiện đại là “ đối thoại” trên sóng với thính giả.
Hạn chế và phấn đấu sớm chấm dứt tình trạng cả một chương trình phát thanh
không có tiếng động, không có tiếng nói của nhân dân, của người lao động, chỉ
có 2 PTV song dẫn, đọc bài ,đọc tin. Phát triển theo hướng đa thanh, đa giọng.
Hơn nữa, phấn đấu nâng cao chất lượng âm nhạc trên sóng phát thanh
hiện đại : nhạc cắt, nhạc tiết mục, nhạc minh họa, nhạc thưởng thức giáo dục

thẩm mỹ…tạo sắc màu mới cho chương trình phát thanh thêm hấp dẫn , tăng
tính biểu cảm của âm nhạc phát thanh
7. Phát thanh đa phương tiện:
Phát thanh đa phương tiện : là thuật ngữ dùng để nói đến việc sử dụng cơ
sở hạ tầng hiện có của phát thanh để truyền đi các thông tin dưới dạng số tới các
thiết bị khác.
Tính chất cơ bản của phát thanh đa phương tiện:
+ Dòng dữ liệu số.
+ Tính không đồng bộ.
+Tính không đối xứng về băng thông.
+Mạng trục cho dòng tải xuống.
+Tốc độ cao (đến 20Mbps).
12


+Khả năng truy cập phổ thông, phổ cập.
+Chi phí thấp.
+Cấu trúc theo tầng/ lớp.
+Không dây
+Các dịch vụ di dộng và cố định.
+ Dùng cơ sở hạ tầng sẵn có.
Phát thanh đa phương tiện sẽ phát triển theo 3 hướng cơ bản.:
Thứ nhất: Phát dữ liệu sẽ hỗ trợ việc truyền đi các dữ liệu khác nhau.
Điều đó có nghĩa là ngoài các dữ liệu truyền thống theo thời gian thực, sẽ có
nhiều dạng chương trình âm thanh hình ảnh theo dạng lập lịch trước. Các
chương trình sẽ phong phú hơn và sẽ có nhiều động cơ để tạo ra nhiều dữ liệu
khác nhau, làm đòn bẩy cho việc nâng công suát xử lý tại các thiết bị đầu cuối
thông minh.
Thứ hai: trong khi một số dữ liệu có thể liên quan đến chương trình
chính- chẳng hạn như kênh phát thanh và truyền hình truyền thống, người ta

cũng có thể truyền một số dữ liệu hoàn tàon chẳng liên quan gì đến kênh truyền
thống.
Thứ ba: các ứng dụng phát thanh truyền hình có thể sẽ kết hợp cùng hoạt
động với các ứng dụng khách - chủ khác không liên quan gì đến phát thanh
truyền hình( chẳng hạn như các ứng dụng World Wide Web).
Con người nghe, nhìn, chuyển động, nói chuyện, thử vị, sờ, cảm nhận, suy
nghĩ,,, mỗi khi nhậ hay gửi một thông điệp nào đó. bản chất của con người là đa
giác quan.
13


Đa phương tiện có khả năng kích thích nhiều giác quan cùng một lúc. Các
thông tin đa phương tiện sẽ được người dùng ghi nhớ và giữu lại cao hơn so với
các thông tin văn bản. Thêm vào đó, các giao diện đa phương tiện có lẽ là các
giao diện giống người nhất.
Bẩy xu hướng này không tồn tại độc lập riêng lẻ mà đan xen, hòa quyện,
bổ trợ cho nhau. Kết hợp hiệu quả 7 xu hướng này, chúng ta khẳng định sẽ xây
dựng được các chương trình phát thanh hiện đạ hấp dẫn và bổ ích, thu hút được
lượng thính giả nghe đài ngày càng nhiều hơn.
Với tình hình cũng như khả năng hiện tại của các đài phát thanh trong
nước, đây là một đòi hỏi đổi mới tất yếu. Hy vọng, trong một tương lai không
xa, chúng ta sẽ có những chương trình phát thanh chuẩn, hội tụ tất cả những đăc
điểm trên.

14


Phần II: Nhận xét về chương trình phát thanh mà bạn thường
nghe.
CHƯƠNG TRÌNH CỬA SỔ TÌNH YÊU

I. Giới thiệu:

Chương trình “Cửa sổ tình yêu” là một chương trình phát thanh mới với
hình thức và nội dung hoàn toàn khác so với các chương trình của Đài Tiếng nói
Việt Nam. Ở đó, đề cập tới những vấn đề tệ nhị nhất, kín đáo nhất mà những
người Á Đông như chúng ta khó có thể đề cập đến.
Ngày 7 tháng 3 năm 1999, Chương trình phát thanh trực tiếp “Cửa sổ tình
yêu” đầu tiên được phát trên sóng. Bắt đầu từ đó, Chương trình này được phát
thanh từ 10h00 đến 10h30 sáng chủ nhật và từ ngày 7 tháng 9 năm 2003 Cửa sổ
tình yêu chính thức phát sóng 45 phút từ 10h00 đến 10h45 sáng chủ nhật hàng
tuần và được phát lại vào 23h00 cùng ngày.
Tính tới nay, hơn hai mươi hai nghìn cuộc điện thoại đã được gọi đến với
số máy 04.8262625, hơn một trăm nghìn bức thư đã được nhận từ thính giả. Tất
cả những cuộc điện thoại và lá thư đó là những câu chuyện về tình yêu và những
trái tim tan vỡ, về tình dục, lạm dụng tình dục và sức khoẻ sinh sản.
II. Nhận xét:

1. Ưu điểm:

Về nội dung: Chương trình “Cửa sổ tình yêu” dành toàn bộ phần nội
dung để nói về những điều thầm kín của con người. Đây là nơi trao đổi, thắc
mắc, xin lời khuyên, xin ý kiến của các bạn trẻ khi gặp những rắc rối hay những
tình huống khó nghĩ trong tình yêu. Nội dung chương trình là phần hỏi đáp giữa
thính giả nghe đài gọi điện đến số máy của chương trình để được trò chuyện với
chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, bác sĩ Vũ Minh Phượng… Những câu hỏi ấy là
muôn mặt của tình yêu, nội dung kiểu kiểu như là: Một cô gái 18 tuổi bị rách
15


màng trinh khi còn trẻ con đòi chơi trò người lớn, hỏi xem liệu cô có nên nhận

lời yêu người đàn ông vừa mới cầu hôn cô không ? Một chàng trai định kết hôn
nhưng lo lắng về cuộc sống gia đình tương lai bởi vì dương vật của mình bị lệch
qua bên trái. Một chàng trai miền núi trăn trở với việc phải cưới vợ trong năm
nay bởi vì thấy mọi người nói lấy vợ sướng lắm và khi chuyên gia tư vấn hỏi
“Em hiểu lấy vợ như thế nào mà sướng vậy?” anh ta chợt ồ lên “Em nghĩ lấy vợ
để làm ăn kinh tế, để có thêm người chăn bò, để trồng rừng... là sướng lắm rồi”.
Một sinh viên trở nên rất buồn khi phát hiện ra rằng mình phải lòng một nam
sinh viên khác và muốn biết xem mình có phải là đồng tính luyến ai không?...
Tất cả đều được đem ra hỏi và đáp tại chương trình “ Cửa sổ tình yêu”.
Nội dung của chương trình rất gần gũi với đời sống tình càm của con
người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói, chương trình “Cửa sổ tình yêu” đã trở
thành người bạn cho nhiều bạn trẻ trong những tâm sự về tình yêu đôi lứa, trong
hạnh phúc gia đình. Chương trình có sự tương tác trực tiếp đối với thính giả, là
sự giao lưu trực tiếp của thính giả gọi điện đến và trò chuyên với chuyên gia của
chương trình, điều đó gây nhiều hứng thú với người nghe. Trong nhiều chương
trình còn có cả bạn nghe đài ngoại quốc gọi điện về như các việt kiều, những
người làm ăn xa tổ quốc tại các nước Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippin,
Inđônêsia, Đài Loan, Trung Quốc... gọi về bởi ở nơi đó họ vẫn được nghe tiếng
nói thân thương của Đài Tiếng nói Việt Nam, của Chương trình “Cửa sổ tình
yêu” dành cho họ.
Nội dung của “Cửa sổ tình yêu” đã giúp cho bạn trẻ Việt Nam có cơ hội
trình bày những khó khăn và nỗi lo sợ của mình về tình yêu và tình dục, an ủi và
tư vấn cho họ, đôi khi còn giúp họ có một kết thúc có hậu.

16




Âm thanh, giọng nói:

Âm thanh của chương trình: Vì là chương trình sản xuất trực tiếp nên âm

thanh xử lý chưa làm nổi bật được ưu điểm.
Giọng nói của chuyên gia trong chương trình rất nhẹ nhàng, âu yếm, ngọt
ngào nên thình giả rất dễ nghe, nhiều thính giả đã trở nên “nghiện” nghe giọng
nói của chuyên gia làm chương trình như anh Đinh Đoàn. Chuyên gia tâm lý
Đinh Đoàn chia sẻ: Có một lần, một thính giả nữ lặn lội từ Nghệ An ra trực
trước cổng Đài Tiếng nói Việt Nam, khi được người nhà đài đưa đến gặp
chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn đã nói: “Em muốn gặp anh Đinh Đoàn của
chương trình Cửa sổ tình yêu chứ không phải chú này". Đến khi chuyên gia tâm
lý cất tiếng nói, cô gái mắt tròn xoe kinh ngạc. Trước khi ra về, cô gái dúi vào
tay ông món quà mang từ quê là túi khế, túi lạc và ngượng ngùng phân bua:
“Tại giọng chú hay quá tưởng còn trẻ, cháu mới đem lòng thương!”.
Điều đó chắc cũng đủ để chứng minh rằng giọng nói của các chuyên gia
khi làm công tác tư vấn trong chương trình thực sự ngọt ngào, nhẹ nhàng và êm
ái như thế nào.


Xử lý kỹ thuật: Dù là chương trình trực tiếp nhưng những người làm

chương trình cũng đã có rất nhiều cố gắng để khắc phục các sự cố, tạo nên sự
phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa thính giả nêu câu hỏi và phần trả lời của các
chuyên gia. Nhìn chung, kỹ thuật xử lý của chương trình mang tính chất chuyên
nghiệp, tốt.
2. Nhược điểm:
Về Nội dung: Trong suốt 45 phút của chương trình, nội dung chỉ xoay
quanh những câu hỏi và phần trả lời, trò chuyện giữa thính giả hỏi và chuyên gia
trả lời, tư vấn. Trong nhiều số của chương trình, phần nói chuyện giữa chuyên
gia và một bạn thính giả quá dài, miên man và làm cho thính giả nghe đài cảm
17



thấy nhàm chán, mệt mỏi và không có nhiều thông tin hấp dẫn. Thời lượng phát
sóng của chương trình mỗi tuần chỉ được 45 phút vào ngày chủ nhật nên không
thể giải đáp hết được những thắc mắc của thính giả nghe đài. Có nhiều bạn gọi
đến chương trình nhiều lần nhưng máy bận vì chuyên gia đang bận trò chuyện
với số máy khác, vì thế thính giả có cảm giác chán chương trình.
Về phần âm nhạc: Trong chương trình không có bài hát giải trí nào, từ
đầu đến cuối là phần hỏi và trả lời, thỉnh thoàng có một chút nhạc xen, giữa
chương trình có chèn vào phần lời dẫn… nhưng vì không tận dụng được nhiều
âm nhạc nên nhiều lúc chương trình bị khô, nghe nhàm.
Về âm thanh: Giọng nói của ban tư vấn thì rất tốt, nhưng giọng nói của
thính giả gọi đến chương trình thì ngược lại. Trong nhiều số của chương trình, có
rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến, vì nghe âm thanh qua điện thoại nên giọng nói
của người hỏi rất nhỏ, do phụ thuộc sóng điện thoại nên nhiều khi không nghe
thấy gì, làm thính giả rất khó chịu khi đang tập trung nghe mà âm thanh lại quá
yếu.
Những vấn đề này, nhà đài và những người làm chương trình cần có biện
pháp khắc phục để chương trình ngày một hoàn thiện, hiện đại hơn.

18


C. KẾT LUẬN
Hiện nay, báo phát thanh đã trải qua thời kì hoàng kim do sự cạnh tranh
gay gắt của truyền hình và báo mạng điện tử nhưng vai trò của nó đối với hệ
thống truyền thông và đối với xã hội thì không hề thay đổi. Nó vẫn là công cụ
truyền thông hữu hiệu, đơn giản, tiết kiệm tới mọi cá nhân trong xã hội, mọi
miền vùng trên Tổ quốc. Và cũng như bất cứ một loại hình truyền thông đại
chúng nào, phát thanh đang ngày càng hiện đại hóa mình để bắt kịp với nhu cầu

thông tin của thính giả trên cả nước với mong muốn luôn là người bạn thân thiết
của đông đảo bạn nghe đài.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp rất
nhiều khó khăn. Vì vậy, phát thanh với ưu thế vượt trội củ mình: trực tiếp, đơn
giản, tức thời, sôi động, tiết kiệm, thân mật, riêng tư luôn là công cụ truyền
thông ưu việt của Đảng và Nhà nước, là món ăn tinh thần không thể thiếu của
nhân dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào vùng núi, vùng hẻo lánh, hải đảo xa
xôi. Bài tiểu luận này, với việc nghiên cứu về Đài phát thanh hiện đại và xu
hướng phát triển của Phát thanh hiện đại hi vọng sẽ đem đến cho người đọc
những hiểu biết bước đầu trong quá trình nghiên cứu phát thanh hiện đại hiện
nay.
Trong quá trình học, nghiên cứu và làm bài tập chuyên đề báo phát thanh,
chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Kính mong các thầy cô đọc và
cho ý kiến đóng góp để em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo phát thanh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Đài tiếng nói Việt Nam,
2002.
2. PGS.TS Đức Dũng, Lý luận về Báo phát thanh.
3.
4. Bài giảng của Giảng viên: PGS.TS Đức Dũng

20


MỤC LỤC

B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................3
Phần I: Đài phát thanh hiện đại và xu hướng phát triển của báo phát thanh
trong giai đoạn hiện nay....................................................................................3
I.Thế nào là Đài phát thanh hiện đại.............................................................3
II. Xu hướng phát triển của phát thanh hiện đại............................................9
1. Thông tin nhanh.....................................................................................9
2. Nói ngắn, viết ngắn :...........................................................................10
3. Tăng tính đời thường và đáp ứng yêu cầu giải trí...............................10
5. Xây dựng hệ thống phát thanh có tính mở..........................................11
7. Phát thanh đa phương tiện:..................................................................12
Phần II: Nhận xét về chương trình phát thanh mà bạn thường nghe...............15
I. Giới thiệu:................................................................................................15
II. Nhận xét:.................................................................................................15
1. Ưu điểm:..............................................................................................15
C. KẾT LUẬN....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................20
MỤC LỤC...........................................................................................................21
1

21



×