Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng tây đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.66 MB, 124 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

NGUYEN MINH TRi

PHAT TRIEN DOI NGU GIANG VIEN
TRUONG CAO DANG TAY DO

LUAN VAN THAC Si KHOA HQC GIAO DUC

2021 | PDF | 123 Pages



DONG THAP - NAM

2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

NGUYEN

MINH

TRÍ

PHAT TRIEN DOI NGU GIẢNG VIÊN


TRUONG CAO DANG TAY DO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. PHẠM PHƯƠNG TÂM

DONG THAP - NAM

2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho.
phép sử dụng và chưa từng đuợc cơng bồ trong bắt kỳ một cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Trí


ii

LOL CAM ON
'Với tình cảm chân thành, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Phòng Đào tạo.
Sau Đại học trường Đại học Đồng Tháp; Quý Thầy, Cô giáo giảng dạy lớp cao học


Quản lý Giáo dục khoá 4 (2019-2021) đã tận tỉnh hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Phương Tâm. người
thầy trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học đã ân cần chỉ bảo và giúp đỡ tơi vượt qua

những khó khăn, trở ngại trong q trình nghiên cứu để hồn thành Luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn Quý Lãnh đạo sở Lao động Thương bỉnh và xã Hội
Cần Thơ, Ban giám hiệu, giáo viên, sinh viên trường Cao đăng Tây Đơ đã quan

tâm, tạo điều kiện thuận lợi và tích cực giúp đỡ tôi thu thập số liệu, khảo sát thực
trạng để hồn thành khóa học và Luận văn.

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè thân thích đã ln động viên cỗ vũ cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện Luận văn.
Da da ra cố gắng, song Luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi
kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và
những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 12 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Trí


MỤC LỤC
LOI CAM ĐOAN..

LOI CAM ON
DANH MUC CAC CHU CAI VIET TAT.
DANH MUC CAC BANG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐƠ THỊ
MO DAU..

1. Lý do chon đề tà

2. Mục đích nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4. Giả thuyết khoa học.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu.
§. Cấu trúc luận văn.

Chuong 1 CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN DOI NGU GL
TRUONG CAO DANG GIAO DUC NGHE NGHIEP.

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn
1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực của giảng viên giáo dục nghề nghệ|

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên giáo

dục nghề nghiệt

1.2. Khái niệm cơ bản
1.2.1. Giảng viên, đội ngũ giảng viên.
1.2.2. Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên cao đăng.

1.3. Đội ngũ giảng viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệi
1.3.1. Vai trò, quyền hạn giảng viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp.
1.3.2. Đặc điểm lao động sư phạm của giảng viên cao đẳng giáo dục
nghề nghiệp.

1.3.3. Mơ hình người giảng viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp.


iv
1.3.4. Những yêu cầu cơ bản đối với giảng viên ĐNGV giáo dục nghề nghiệp
trong bồi cảnh đôi mới giáo dục dạy nghề hiện na)
1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đăng giáo dục nghề nghiệp theo hướng.
tích hợp tiếp cận năng lực và lý thuyết phát triển nguồn nhân lực

1.4.1. Năng lực nghề nghiệp và cấu trúc năng lực nghề nghiệp của người giảng.
viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp..
1.4.2. Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực
1.4.3. Tích hợp lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và năng lực nghề nghiệp đẻ
phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đăng giáo dục nghề nghiệ)

1.4.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp 34

TIÊU KÉT CHƯƠNG I

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ GIẢNG VI
CAO DANG TAY DO
2.1. Khái niệm về giáo dục day nghé thanh pl
2.2. Khái quát về trường Cao đăng Tây Đơ

2.2.1. Lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ trường Cao


Tây Đô.
2.2.1. Nghiên cứu tư liệu và tông kết kinh nghiệm.
2.2.2. Khảo sát thực tiễn .

2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Tây đô.
2.3.1. Số lượng...
2.3.2. Cơ cầu đội ngũ giảng viên

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Tây Đô
2.4.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao
đăng Tay Đô.
„54
2.4.2. Thực trạng tuyển dụng, sử dụng và sàng lọc đội ngũ giảng viên trường
Cao ding Tây Đô.
35


2.4.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đảo tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ
giáo viên trường cao đăng Tây Đô

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển
ĐNGV trường Cao đẳng Tây Đô.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng.

Tây Đô.
2.5.1. Ưu điểm
2.5.2.
2.5.3.
2.6. Các

TIEU KET

Hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV trường Cao đăng Tây Đô
CHUONG 2

Chương 3 CAC BIEN PHAP PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN TRUC

CAO DANG TAY DO

3.1. Cơ sở và nguyên tắc xác lập các biện pháp.
3.1.1. Định hướng phát triển trường Cao đăng Tây Đô và yêu cầu phát triển đội
ngũ giáo viên trường Cao đẳng Tây Đô
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng các biện phái

-71

3.2.2. Biện pháp nâng cao công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
trường Cao đẳng Tây Đô...
3.2.3. Đôi mới tô chức tuyên dụng, sử dụng và sàng lọc ĐNGV trường Cao.

đăng Tây Đô.
3.2.4. Đẩy mạnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng
Tây Đô
3.2.5. Xây dựng môi trường phát triển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng
Tây Đô
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ĐNGV trường Cao.
Hing Tay Đô,
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp...

3.3. Khảo nghiệm nhận thức vẻ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
để xuất.
TIEU KET CHUONG 3


vi
KET LUAN VA KHUYEN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CAC CHU CAI VIET TAT.
Chữ viết tắt

BD
BDTX
BC
CBQL
CBQLGD
cD
CNH-HĐH
CNTT
ĐH
ĐNGV

ĐT
GD
GDDN
GV
GVDN
HD
TC

Chữ viết đầy đủ
Bồi dưỡng
Bồi dưỡng thường xuyên
Biên chế

Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý giáo dục
Cao đẳng

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
Cơng nghệ thơng tin
Đại học.
Đội ngũ giáo viên
Đào tao
Giáo dục
Giáo dục dạy nghề

Giáo viên
Giáo viên dạy nghề
Hợp đồng
Trung cấp.



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bang 2.1: Dự kiến mục tiêu đảo tạo của trường cao đẳng Tây Đô giai đoạn từ

2020-2021

Bảng 2.2. Tổng hợp số phiếu 04 đối tượng khảo sát (LĐ, CBQL, GV, SV).

5

Bang 2.3: yết quả khảo sát đánh giá phẩm chất, năng lực ĐNGV trường cao.
Tay Di
Bảng 2.4 Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV trường Cao đẳng.
Tây Đô.
Bang 2.6. Thực trạng tuyển dụng, sir dung va sang lọc đội ngũ giáo viên trường Cao.
đẳng Tây Đô.

Bang 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng ĐNGV trường

..56

cao đăng Tây Đô.

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng môi trường phát triển cho đội ngũ giáo viên
trường Cao đăng Tây Đô.

Bảng 2.9. Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển ĐNGV.
trường Cao đăng Tây Đô


Bảng 2.10: Đánh giá chung hoạt động phát triển ĐNGV trường Cao đăng Tây Đ(
Bang 3.1: Khung năng lực nghề nghiệp giáo viên trường Cao đăng Tây Đô.
Bảng 3.2: Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý ĐNGV trường Cao.
ding Tây Đô,
OL

Bang 3.3: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý ĐNGV trường Cao.
ding Tây Đô,


ix
DANH MUC CAC HiNH VE, DO THI
So dé 1.1. Mé hinh giang vién
So dé 1.2: Mơ hình nghề nghiệp người giáo viên .
Mơ hình 1.3. u cầu đội ngũ giảng viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp.
Sơ đồ 1.4: Quản lý nguồn nhân lực
Sơ đồ 1.5: Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng giáo dạy nghề theo tiếp cận.

tích hợp,
Biểu đồ 2.1: Thực trạng cơ cấu độ tuổi và thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên
trường Cao đăng Tay Di

..48

0

Biểu đồ 2.2: Cơ cầu trình độ đảo tạo của ĐNGV trưởng Cao ding Tây Đô
Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát các yêu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triên DNGV


trường Cao đẳng Tây Đô

„68


MO DAU
1. Ly do chon dé tai

Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng, phát triển một nền GD vững
mạnh là nhân tố then chót, quyết định đề thúc đây sự phát triển của một đất nước.
bởi GD&ĐT là tiền đề cơ bản để phát triển kinh tế xã hội và là con đường quan
trọng nhất dé ĐT, BD phát huy nguồn lực con người. Giáo dục nghề nghiệp có vai
trị quan trọng trong việc cung ứng nhân lực có kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân,
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Trong những năm qua, việc đảo tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ
năng nghề đã có nhiều chun biến tích cực về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất
lượng và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chat

lượng GDNN giai đoạn 2021-2025, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà
giáo cần phải được đôi mới một cách tồn diện;

từ việc hồn thiện chế độ, chính

sách; chương trình, giáo trình đào tạo, bai dưỡng nhà giáo; đổi mới hoạt động của
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các cơ sở đào.
tạo, bồi dưỡng nhà giáo đến việc quản lý, sử dụng nhà giáo. Giáo dục nghề nghệp.
không thể đạt chất lượng cao nếu khơng có ĐNGV có chất lượng bởi phát triển
đội ngũ nhà giáo nói chung, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nói riêng là “yếu tố
then chốt” của mọi sự phát triển.


Trường Cao đẳng Tây Đô là trường công lập tư thục, thành lập năm 2020,
trực tiếp chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Tổng cục

GDNN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sự quản lý nhà nước về GDNN

theo lãnh thơ của Uỷ ban nhân dân thành phó ‘an Tho noi trường đặt trụ sở và các
cơ sở đảo tạo. Trường tô chức đảo tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho học sinh, sinh
viên, người lao động của thành phố Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long, là
trung tâm vùng, theo 3 cấp trình độ: Cao đăng, trung cấp và sơ cấp; hợp tác đào.

tạo; Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sản

xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ và
các tỉnh trong khu vực; Nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế; Liên kết với các

Viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp, cơ sở.


sản xuất đề tô chức đảo tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của xã hội và nâng cao.
trình độ cho học viên.Hiện nay hầu hết các công ty, nhà máy ở thành phố Can Tho
và các tỉnh lân cận đều có người được đảo tạo từ nhà trường ra. Việc xuất hiện nhiều.
khu công nghiệp lớn ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận dẫn tới nhu cầu về

nhân lực có trình độ cao ngày cảng lớn. Điều này địi hỏi nhà trường phải mở rộng
quy
GV
đội
cho
địi


mơ đảo tạo, số học sinh tăng, cơ sở vật chất phải tăng, nhưng việc tăng đội ngũ
không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Do đó, dẫn tới sự thiếu hụt GV. Trong,
ngũ GV đã có sự chắp vá, một GV phải dạy nhiều phân môn, dạy nhiều giờ làm.
chất lượng giờ dạy kém, đó là lực bất cập lớn nhất trong chất lượng đội ngũ GV,
hỏi nhà trường phải có sự đổi mới trong phương thức quản lý giảng viên đẻ khắc.

phục bắt cập này. Vì vậy, cơng tác quản lý GV là một trong những nội dung trong.
hoạt động quản lý, điều hành của trường Cao đăng Tây Đô và là một trong các giải

pháp quan trọng để xây dựng trường thành một trường cao đẳng đa ngành của bộ

Cơng nghiệp ở phía Nam. Mặt khác, q trình đơi mới vẻ kinh tế, khoa học kỹ thuật,
văn hóa giáo dục ở nước ta trong các thập kỷ gần đây đã dẫn tới bùng nỗ quy mô giáo.
dục cao đẳng đại học. Số cơ sở đào tạo (CSĐT) cao đẳng đại học tăng lên nhanh
chóng, đặc biệt là sự xuất hiện hệ thống các trường dân lập. Điều này dẫn tới sự thiếu
hụt GV, xuất hiện những bất cập trong công tác quản lý GV. Thực tế hiện nay
ngũ giảng viên ở các trường dạy nghề nói chung và ở trường Cao đẳng Tây Đơ
riêng cịn chưa đạt chuẩn về một số mặt, gây những hạn chế về chất lượng đào
của nhà trường. Cụ thể một số GV trong trưởng cịn yếu vẻ nghiệp vụ sư phạm,

đội
nói
tạo.
một

trong những ngun nhân là họ chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và ti
nghề cịn thấp nên chưa có kinh nghiệm trong giao tiếp sư phạm. Các GV này

thường được đảo tạo từ các trường đại học Kinh tế, Bách khoa, Luật, Khoa học Xã
hội Nhân văn, ...


Mặt khác trường Cao đẳng Tây Đô, xuất phát điểm là trường trung cấp mới
được nâng cấp lên cao đẳng cuối năm 2020. Trong năm qua, về thực chất trong một
ố mặt của trường trong đó có chất lượng đội ngũ GV vẫn là dạng "bình mới rượu cũ"

mà thơi.


Việc quản lý đội ngũ GV của trường cũng ở trong tình trạng này. Một số
GV giảng dạy vẫn theo thói quen "đường mịn nếp cũ" của trường trung cấp.
Cung cách quản lý GV cũng chưa có sự thay đổi rõ rệt, đổi mới triệt đẻ, cho phù

hợp với cách quản lý của giáo dục dai học. Do đó chất lượng đảo tạo chưa đáp ứng
yêu cầu của giáo dục đại học và xã hội hiện đại. Mặt khác, trường Cao đăng Tây Đô
được thành lập đã gần ba mươi năm nay, nhưng vẫn chưa có cơng trình khoa học nào.
nghiên cứu về vấn đề xây dựng đội ngũ GV của trường đề tìm ra các giải pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.
Đề tài Phát triển đội ngũ GV đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều cấp độ và
định hướng nhưng chưa có đề tài nảo nghiên cứu Phát triển đội ngũ giảng viên trường,
Cao đăng Tây Đô nên tác giả chọn và nghiên cứu đề tài: "Phát triển đội ngũ giảng,
viên trường Cao đẳng Tây Đô" đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên

của trường.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng ĐNGV trường Cao đẳng Tây Đô,
đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV trường Cao đẳng Tây Đô, thành phố
Cần Thơ.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên Cao ding.

3.2. Đắi tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển đôi ngũ giảng viên trường.
Cao đẳng Tây Đô.
4.

thuyết khoa hoc

Công tác phát triển ĐNGV trường Cao đẳng Tây Đơ hiện nay đã đạt được
những kết quả tích cực, nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập, chưa đáp ứng,
được cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ

các biện pháp phát triển ĐNGV có tính hệ thống, khoa học và kha thi thi sẽ xây

dựng được một ĐNGV nhà trường đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đảm bảo.
về chất lượng.


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triên ĐNGV trường Cao đẳng giáo dục
ngề nghiệp.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV trường
Cao ding Tay Dé.
5.3. Dé xuất các biện pháp phát triển phát triển ĐNGV trường Cao ding

Tây Đơ.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Sử dụng các phương pháp phân tích, tơng hợp tài liệu, phân loại, hệ thống hoá
tài liệu... nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng các phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, lấy ý
kiến chuyên gia... nhằm khảo sát, đánh giá, thực trạng vấn đề cần nghiên cứu và
khảo nghiệm tính cần thiết, tinh khả thi của các biện pháp dé xuất.
6.3. Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lý kết quả nghiên cứu theo.
phan mém SPSS.

7. Phạm vi nghiên cứu
7.1 Pham vi nội dung
Nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường Cao ding

Tay đô với việc phat trién DNGV.
72 Khách thể khảo sát

Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và xã hội: 06
Ban giám hiệu nhà trường: 03
Giảng viên: 79
Sinh viên: 375


Số liệu nghiên cứu năm học 2019-2020, 2020-2021.
8. Cấu trúc luận văn.

Phần mở đầu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng vien trường Cao ding

giáo dục nghề nị iệp


Chương 2: Thực trạng phát triên đội ngũ giảng viên trường Cao đăng Tây Đô.
Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đăng Tây Đô.
Kết luận và khuyến nghị.

Danh mục tài liệu tham khảo.
Phu luc.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

TRUONG CAO DANG GIAO DUC NGHE NGHIỆP.

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, lợi thế cạnh tranh bền vững 1a
nhân tố cơ bản đề đạt tới thành công của một tô chức. Tô chức mạnh hay yếu, phụ
thuộc phần lớn vào năng lực của từng cá nhân trong tổ chức đó. Đối với mỗi nhà
trường, năng lực GV được xem như là chiếc chìa khóa đẻ mở ra các hướng phát
triển khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu về GV, GV giáo dục nghề nghiệp hầu hết
các tác giả đề cập đến chất lượng cá nhân người GV thể hiện qua năng lực của
chính họ. Khi nghiên cứu phát triển ĐNGV các nhà nghiên cứu tiếp cận quản lý với

hai khía cạnh: Quản lý cá nhân người GV và quản lý ĐNGV. Trong phạm vi của
Luận văn này, để quản lý ĐNGV trường cao đăng, tác giả đề cập đến các nghiên
cứu tựu trung trong 2 van dé sau: (1) Năng lực của GV và (2) phát triển ĐNGV:

trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp.

1.L.1. Các nghiên cứu về năng lực của giảng viên giáo dục nghề nghiệp

Mrowicki (1986) lại có cách nhìn rộng hơn, năng lực khơng chỉ dừng ở kiến
thức và hiểu biết mà phải bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một cá nhân.
cần có để thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ hoặc một hoạt động thực tế. Nhiệm vụ
hay hoạt động thực tế ở đây liên quan đến bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống.

thực [15].

Trong một Hội thảo được tổ chức tại Brussels vào tháng 6/2005 đã đưa ra 3
năng lực chủ chốt mà một giáo viên cần có, đó là: (1) Khả năng làm việc với người
khác kê cả các đối tác xã hội và nuôi dưỡng tiềm năng của mỗi người học; (2) khả năng,
làm việc với công nghệ thông tin, làm việc với nhiều dạng tri thức nhằm xây dựng và

quản lý môi trường học tập; (3) Khả năng làm việc với xã hội, chuẩn bị cho người học
một tỉnh thần trách nhiệm toàn cầu trong vai trị của một cơng dân Châu Âu [121].

Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về giáo viên, yếu tố năng lực của GV cũng được
các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt: Phan Văn Kha (2012), cho rằng tiếp.


cận chuân nghề nghiệp đề phát triển ĐNGV là cần thiết. Chuân nghề nghiệp sẽ đảm.
bảo các tiêu chí cần và đủ cho mỗi GV: phẩm chất, năng lực và kỹ năng nghề
nghiệp (Phan Văn Kha (2012), Báo cáo Tổng kết Đề tài Thực trạng nghiệp vu sw
phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp và những đề xuất xây dựng chuẩn
nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp); Luận án Tiền sỹ của
các tác giả Phạm Phương Tâm (2016) đề cập đến hoạt động bồi dưỡng nâng cao.
chất lượng ĐNGV theo. ếp cận năng lực; Luận án của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Loan
(2015), Quản lý phát triển ĐNGV trường cao đăng nghề đáp ứng yêu cầu đảo tạo.
nhân lực, cho rằng triển ĐNGV phải tiếp cận năng lực thực hiện đề nâng cao chat


lượng giáo viên.
Năm 2017, Bộ Lao động TB&XH ban hành quy định về chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục dạy nị
không chỉ tạo cơ sở cho việc thiết kế
chương trình đào tạo GV, chuẩn kiểm định chất lượng ĐT mà còn là cơ sở để các GV

tự đánh giá năng lực, phẩm chất của mình, là căn cứ để các nhà quản lý phát triển
ĐNGV giáo dục nghê nghiệp theo hướng chuẩn hoá. Chuân bao gồm tập hợp các tiêu
chí về kiến thức và kĩ năng giúp cho GV có căn cứ đề phấn đấu nâng cao năng lực
nghề nghiệp; các cơ sở GDNN xây dựng kế hoạch BD nâng cao năng lực nghề
nghiệp cho GV giáo dục dạy nghề [2].
Nhu vay, hau hết các cơng trình nghiên cứu về GV, GI giáo dục nghề nghiệp
đều đề cập đến năng lực người GI như một yếu tố cốt lõi để nâng cao chất

lượng ĐNGI:

11.2. Các cơng trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên
giáo dục nghề nghiệp
Phát triển ĐNGV thực chất là vận dụng thành quả của Khoa học quản lý nói

chung vào một nội dung cụ thể - ĐNGV. Trong phạm vi của đề tai này, tác giả chỉ
đề cập đến các cơng trình nghiên cứu QLNNL như một hướng tiếp cận đề phát triển
ĐNGV, phát triển ĐNGV giáo dục dạy nghề.
Năm 1943, A. Maslow đã xuất bản cơng trình nghiên cứu “Những nhu cầu ưu.
tiên của con người”. Ông cho rằng, đề phát triển nguôn lực con người cần thỏa mãn tối


đa nhu cầu con người theo thứ tự ưu tiên đó. Và như vậy, PTNAL trước hết phải phát
triển cá thể mỗi con người.


‘Nam 1983, qua nghiên ciru, Anthony Carnavale quan niệm rằng, PTNNL cũng
như QLNNL bao gồm đảo tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhân lực.
Những năm cuối thập niên 60 của thể kỷ XX, các khái niệm “vốn con người”
(Human capital) và "nguồn lực con người" (Human resources) xuất hiện ở Hoa Kỳ.

bởi nhà kinh tế học ngudi My -Theodor Schoultz; trong những năm 70, 80, với sự
ối của nhà kinh tế người Mỹ- Gay Backer, vấn đề phát ĐNGV cũng được ông
giải quyết với tư cách phát triển nguồn nhân lực của một ngành, lĩnh vực.
Từ năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ, Leonard Nadle đã đưa ra hồ sơ
quản lý nguồn nhân lực để diễn tả mối quan hệ với nhiệm vụ của cơng tác quản lý
nguồn nhân lực. Ơng cho rằng quản lý nguồn nhân lực phải có 3 nhiệm vụ chính
là: 1) Phát triển nguồn nhân lực ( gồm GD, ĐT, BD, phát triển, nghiên cứu, phục.
vụ); 2). Sử dụng nguồn nhân lực (gồm tuyên dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi
ngộ, kế hoạch hố sức lao động; 3). Môi trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng,
chủng loại làm việc, mở rộng quy mô làm việc, phát triên tổ chức) [6].
Phan Van Kha (2012), QUNNL bao gồm các thành tố: Đào tạo, bồi dưỡng vả.

đào tạo lại; tuyển và sử dụng nhân lực; chăm sóc sức khỏe và tạo môi trường [10].

Khi xác định ĐNGV là NNL của một ngành cụ thể, các nhà nghiên cứu đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến quản lý ĐNGV theo tiếp cận QLNNL:Theo
Nguyễn Phúc Châu (2010), quản lý đội ngũ trong một tô chức được hiểu là hoạt động.
nhằm có một lực lượng lao động người đủ vẻ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn
tình độ đào tạo và đảm bảo chất lượng (phẩm chất, năng lực) đáp ứng được nhiệm
vụ và chức năng của tô chức đó, đồng thời đáp ứng được yêu câu phát triển của KTXH. Theo Ơng, đội ngũ của 1 tơ chức cũng chính là nguồn nhân lực của tơ chức đó, vì

vậy việc phát triển đội ngũ cũng chính là phát triển nguồn nhân lực [ 13].

Theo Phan Văn Kha (2007), xem ĐNGV là nguồn nhân lực của một cấp học,


ngành học, tác giả cho rằng, quản lý ĐNGV bao gồm các nội dung: (1) Lập kế
hoạch phát triển ĐNGV (về đảo tạo, bồi dưỡng GV; tuyên dụng vả sử dụng GV; về


đầu tư trang thiết bị làm việc; các chính sách đối với G'

(2) Tổ chức và chỉ đạo.

thực hiện quy hoạch; (3) Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng và triển khai thực
hiện quy hoạch phát triển DNGV [11].
Từ các nghiên cứu trên có thê khái quát, khi tiếp cận lý thuyết QLNNL,

DNGV được xem như NNL của một ngành cụ thẻ. Như vậy, QLNNL, tức là vừa
quản lý cá thể nguồn nhân lực và vừa đội ngũ nguồn nhân lực. Khi gắn khái niệm
này vào ĐNGV cao đăng giáo dục nghề nghiệp, chúng ta hiểu 'thành viên" là “GV
cao đẳng giáo dục nghề nghiệp”, cịn NNL chính là “ĐGV cáo đẳng giáo dục nghề

nghiệp”. Quản lý ĐNGV được các tác giả nghiên cứu với các nội dung: Lập kế
hoạch phát triển; Tuyển, sử dụng và sàng lọc; ĐT, ĐT lại, BD; Tạo môi trường
phát triển; Kiểm tra, giám sát đánh giá.
Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục dạy nghề hiện nay, đặt ra những yêu cầu
cao về phâm chất và năng lực đối với ĐNGV giáo dục nghề nghiệp. Thực tiễn đó, địi
hỏi cần phải có các cơng trình nghiên cứu chun sâu về khung năng lực người GV.
giáo dục dạy nghề; phát triển DNGV giáo dục nghề nghiệp. Đó là nội dung chính mà
đề tài này tiếp tục nghiên cứu đề làm sáng tỏ. Hướng triển khai của đề tài này là:
(1) Tiến hành hệ thống hoá các vấn đề về cơ sở lý luận của phát triển ĐNGV
nói chung trong đó có phát triên ĐNGV giáo dục nghề nghiệp; Tích hợp các hướng.
tiếp cận:
Tiếp cận khung năng lực nghề nghiệp phát trên cá nhân người GV; Tiếp.

cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực đề phát triển ĐNGV;

(2) Đánh giá thực trạng ĐNGV, thực trạng phát triển ĐNGV trường Cao
ding Tay Dé;
(3) Xây dựng các biện pháp phát triên ĐNGV trường Cao đẳng Tây Đô, ở cả.
khía cạnh phát triển cá nhân và cả khía cạnh phát triển tổ chức.

1.2. Khái niệm cơ bản.
1.2.1. Giảng viên, đội ngũ
a. Giảng viên

ing viên

Luật giáo dục sửa đổi bô sung ngày 29/11/2009 quy định:Nhà giáo giảng dạy.
ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phô thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ


10
cấp nghề (SCN), trung cấp nghề (TCN), TCCN gọi là giáo viên . Nhà giáo giảng.

dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường CĐN gọi là giảng viên [ l6].

Điều 55, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: Giảng viên là nhà giáo giảng
dạy ở các cơ sở dạy nghề với các nhiệm vụ và quyền được qui định trong Luật Giáo.
dục nghề nghiệp (điều 55) [1].

Như vậy, giảng viên cao đăng là nhà giáo giảng dạy tại các trường cao đẳng.
giáo dục nghề nghiệp với các quy định về các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

(0) Các nhiệm vụ của GVDN [].

~ Giáo dục, giảng đạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đẩy đủ và
có chất lượng chương trình giáo dục;

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
điều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tơn trọng nhân cách của
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng.

của người học;

- Khơng ngừng học tập, rèn luyện đề nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt

cho người học.

(ii) Các quyền của GVDN [1]

~ Được giảng dạy theo chuyên ngành đảo tạo;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

~ Được hợp đồng thỉnh giảng và NCKH tại các trường, cơ sở giáo dục khác
và cơ sở NCKH với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình.

cơng tác;

~ Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

~ Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng.
Bộ GD-ĐT và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động;



"1
- Được đi thực tế sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới.
- Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và CSVC
của CSDN để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của CSDN, xây.
dựng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đẻ có liên quan
đến quyền lợi của GV.

b. Đội ngũ giảng viên
Theo Từ điển Tiếng Việt - 1999, ĐN là tập hợp số đông người cùng chức
năng nghề nghiệp, hợp thành lực lượng trong tô chức [24]. Từ điền Giáo duc hoc

năm 2002 định nghĩa, ĐNGV là tập thể những người đảm nhiệm công tác GD và
đạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chun mơn và nghiệp vụ quy định; là lực lượng
quyết định hoạt động GD của nhà trường, cho nên cần được đặc biệt quan tâm xây
dựng mọi mặt, phải có đủ số lượng, phù hợp với cơ cấu giảng dạy của các bộ môn,

đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa nam và nữ, giữa lớp giả và lớp trẻ [17].

Như vậy, ĐNGI trường CĐN là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng
day va nghiên cứu khoa học (NCKH) ở các trường CĐN, họ gắn kết với nhau thực.
hiện nhiệm vụ, theo hệ thống, mục tiêu đào tạo nghề, cùng trực tiếp giảng dạy và

giáo dục học sinh,sinh viên (HSSL) theo ràng buộc của những ngun tắc có tính
chất hành chính của ngành dạy nghề và của nhà nước.
1.2.2. Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên cao đẳng

a. Phát triển

Theo từ điền tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đơi từ ít
đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”[ 23, Tr769]

Theo quan niệm này thì sự vật, hiện tượng, con người, xã hội hoặc là tự biến
đổi đề tăng về số lượng, chuyển biến về chất lượng hoặc dưới tác động bên ngoài
làm cho biến đổi, tăng tiền đều được coi là phát triển. Có thê hiều tăng trưởng là
sự gia tăng về quy mô (số lượng) trong một thời gian nhất định. Phát triển không,


12
những bao hàm tăng trưởng (sự gia tăng về quy mơ) mà có cịn bao hàm sự
chun dịch về cơ cầu và nâng cao chất lượng.

b. Phát

n đội

ngũ giảng viên trường cao ding

Phát triển ĐNGT chính là cụ thê của phát triển nguồn nhân lực trong
GD&ĐT. Tức là xây dựng một ĐN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình,
đồn kết, trên cơ sở đường lối GD của Đảng và ngày càng vững mạnh vẻ chính trị,
chuyên mơn, nghiệp vụ, đủ sức thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch GD và
còn là sự thoả mãn của cá nhân đối với nhà trường cùng bầu không khí làm việc thoải

mái lành mạnh.

Theo tiếp cận cấu trúc thì phát triển ĐNGV bao gồm phát triển về mặt số
lượng, về cơ cầu và chất lượng ĐN đề tạo ra một ĐNGV đủ, đồng bộ và có chất
lượng tốt đáp ứng yêu cầu phát triển nhả trường.

“Theo tiếp cận phát triền nguồn nhân lực thì phát triển ĐNGV chính là tìm cách
khuếch trương đề đạt hiệu suất cao nhất của 5 yếu tố “phát năng”: 1)GD&ĐT để toàn.
ĐN đạt đến sự chuẩn hoá, hiện đại hoá; 2) Thực hiện các chính sách, chế độ để đảm.
bảo sức khoẻ và dinh dưỡng cho GV; 3) Tạo ra môi trường làm việc tốt nhát, đảm.
bảo tính hợp lý, tính xã hội hố và tính đồng thuận trong tổ chức; 4) Sắp xếp, bó trí
cơng việc một cách hợp lý. phù hợp với số luợng và cơ cấu ĐN; 5)Tăng cường cơ chế

dân chủ hố trong nhà trường, giải phóng giáo viên tránh khỏi những việc làm không
cần thiết, giúp họ tự phát triển bản thân.
Phát triển ĐNGV cao đẳng giáo dục nghề nghiệp chính là việc phát triển
ngn nhân lực trong giới hạn của một trường cao đẳng giáo dục ngh nghiệp... Nó
bao gồm 2 mặt là phát triển người GV (thành viên/cá nhân) và phát triển ĐNGV.
(nguồn nhân lực). Hai mặt này có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, hồ quyện trong,
một tơ chức (là một trường hoặc một ngành học ở một cấp chính quyền) và có một
trục chỉ phối xun suốt mang tính chất vừa là mơi trường hoạt động của nguồn nhân
lực, vừa là phương tiện đề phát triển nó, đó là q trình GD&ĐT [18].


13

1.3. Đội ngũ giảng viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp
1.3.1. Vai trò, quyền hạn giảng viên cao đẳng giáo dục nghề nghiệp

Vai trò của đội ngũ giáo viên/giáng viên đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo
đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao và khẳng định qua các văn bản, nghị
quyết, thông tư, chỉ thị trong từng giai đoạn gắn với sự phát triên kinh tế xã hội của cả

nước, vùng. Cụ thể: Luật Giáo dục đã xác định rõ vai trò của giáo viên: "Nhà giáo giữ
vai trò quyết định trong việc đảm
biểu Đảng lần thứ XI nhấn mạnh:

trong chiến lược “Đôi mới căn bản
triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020
giải pháp 1 “Đổi mới quản lý Nhà

bảo chất lượng giáo dục”.Nghị quyết Đại hội đại
“Phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt”
và toàn diện giáo dục và đảo tạo. Chiến lược phát
xác định 9 giải pháp phát triển dạy nghề trong đó
nước vẻ dạy nghề” và giải pháp 2 “Phát triên đội

ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là hai giải pháp đột phá.

Đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của các
vùng và cả nước. Với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đăng, trường Cao đẳng nghề có.
nhiệm vụ đảo tạo lao động kỹ thuật trình độ cao, góp phần vào sự phát triên kinh tế

xã hội của địa phương, vùng và cả nước. Nhiệm vụ này đặc biệt có tính cấp bách
trong bồi cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quóc tế của nước ta hiện nay.

Các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng đảo tạo nhân lực ở các.
trường Cao đẳng nghề gồm: Đội ngũ Giáo viên dạy nghề; chương trình đảo tạo nghề;
nguồn lực vật chất (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề) và nguồn lực tài chính.
Trong các yếu tổ trên thì đội ngũ Giáo viên dạy nghề giữ vai trị vơ cùng quan trọng,
là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo và phát triển nhân lực. Đội ngũ Giáo viên
dạy nghề có trình độ Kỹ năng nghề thành thạo và trang thiết bị dạy nghề hiện đại
phục vụ rèn luyện tay nghề cho HSSV là nét đặc thù không thê thiếu ở trường Cao.
đẳng nghề.
Chiến lược phát lên nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 xác định mục tiêu
tổng quát là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nên tảng và lợi thế cạnh tranh quan
trọng nhất đề phát triền bèn vững đất nước, hội nhập qc tế và ơn định xã hội, nâng.


trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên


14
tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triên trên thế
giới. Chiến lược cũng khăng định vai trò của đội ngũ giáo viên trong đào tạo nhân lực.
và phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước, cụ thể:
- Chiến lược xác định một trong 3 mục tiêu cụ thể là: “ Xây dựng được đội
ngũ giáo viên có chất lượng cao đề đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước”.
~ Chiến lược xác định phương hướng phát triển nhân lực đến 2020 theo bậc đảo.
tạo; các ngành, lĩnh vực; theo một số chủ thề tham gia phát trién trong đó có đội ngũ giáo
viên, giảng viên dạy nghề: và phát triển nhân lực 6 vùng kinh tế- xã hội trong cả nước.
“Tóm lại, đội ngũ giảng viên dạy nghề có vai trị là chủ thê tham gia phát triển
nhân lực, là nhân tố quyết định chất lượng đảo tạo nhân lực và phát triển kinh tế xã
hội của vùng và cả nước, do đó phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đăng nghề
theo chuẩn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu đảo tạo nhân lực và phát triển kinh tế xã hội

của vùng và cả nước, thực hiện được mục tiêu của Chiến lược phát triển nhân lực
'Việt Nam thời kỳ 201 1-2020.
Giảng viên trường cao đăng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định
tại Điều 55 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường.
- Thực hiện quy định vẻ chế độ làm việc của giảng viên do Bộ Lao động -

Thuong binh va Xa hội ban hành.

- Duge bé tri giảng dạy theo chuyên ngành, nghề được đảo tạo; được lựa chọn
phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo; được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm.


việc để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tỉn liên
quan đến nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

- Được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác theo quy định
của pháp luật; giảng viên trong các trường cao đẳng công lập làm việc ở vùng có điều.
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo.

quy định của pháp luật.


×