Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phát triển đội ngũ cố vấn học tập của trường đại học kiên giang đáp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.47 MB, 137 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TẠO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

PHAM

THỊ MAI THẢO.

PHAT TRIEN DOI NGU CO VAN HQC TAP
CUA TRUONG DAI HQC KIEN GIANG
DAP UNG YEU CAU TANG CUONG SU’ DUNG
HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

2021 | PDF | 139 Pages


DONG THAP, NAM 2021


BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG THÁP.

PHẠM THỊ MAI THẢO

PHAT TRIEN DOI NGU CO VAN HOC TAP

CUA TRUONG DAI HQC KIEN GIANG

ĐÁP ỨNG YÊU CÀU TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG


HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NG

QUAN LY GIAO DUC

MA SO: 8.14.01.14

NGUOI HUONG DAN KHOA HQC: TS. PHAN TRỌNG NAM

DONG THAP, NAM 2021


LỜI CẢM ON

Lời đầu tiên. tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phan Trọng.
Nam - người hướng dẫn khoa học. Cảm ơn thây đã dành nhiều thời gian, cơng

sức đề hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
"Tiếp theo, tôi xin chân thảnh cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học cùng quý thầy/cô Trường Đại học Đồng Tháp đã truyền đạt những kiến thức.
quý báu, hỗ trợ và tạo điều kiên cho tưi trong q trình học tập vả nghiên cứu.

Lời cuỗi cùng. xin cảm ơn quý thẫy/cô tại Trường Đại học Kiên Giang
đã tham gia khảo sát. Từ đó, tơi có được những số liệu khách quan, trung thực
để thực hiện vả hoàn thành luận văn nảy.
Tran trọng cảm ơn.

Tac giả luận văn


Phạm Thị Mai Thảo.


LOLCAM DOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn “Phát triển đội ngũ cố vấn học tập của

Trường Đại học Kiên Giang đáp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình
thức đào tạo trực tuyến” là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Phan Trọng Nam. Số liệu vả nội dung trình bảy trong luận văn là trung thực, có.
trích dẫn tài liệu tham khảo cụ thẻ.
Tơi xin hoản toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan ở trên,

Kiên Giang, ngày 25 thắng 11 năm 2021
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Thảo


iti

MỤC LỤC

MUC LUC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẢ:
DANH MỤC BẢNG BIẾU

DANH MỤC BIÊU ĐỎ
DANH MỤC SƠ ĐỎ


DANH MỤC HÌNH ÁNH

MO DAU...

1. Lý do chọn đẻ tài
2. Mục đích nghỉ cứu.
3. Khách thể và đổi tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học.
Š. Nhiệm vụ nghiên cứu
6 . Phạm ví nghiên cứu
1 . Phương pháp nghiên cứu.
8 . Đồng góp của luận văn.

9. Cấu trúc các chương của luận văn...
CHƯƠNG 1. LY LUAN VE PHAT TRIEN DOI NGT CO VAN HQC TAP

CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP UNG YEU CAU TANG CUONG
SỬ ĐỤNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾỀN...................................7'
1.1. TÓNG Quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nưi
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến để t
1.2.1. Cả

vẫn,

cố vẫn học tập, đôi ngũ, đội


ngũ

1.2.2. Phát triển và phát triển đội ngũ cố vấn học tập

1.3.3. Đảo tạo trực tuyển
1.3. Lý luận về đội ngũ cố vấn học tập CỦA trường đại học đáp ứng yêu

cầu tăng cường sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến.

1.3.1. Trường đại học trong hệ thống

giáo dục quốc dân

1.3.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cỗ vấn học tập..

28


iv

1.3.3. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực và kỹ năng tư vấn của có vấn

=

38

1.4. Lý luận về phát triển đội ngũ cố vấn học tập của trường đại học đáp

ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến...


1.4.1. Sự cẩn thiết để phát triển đội ngũ cổ vẫn học tập của trưởng đại học

41

đáp ứng yêu câu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyến.
4I
1.4.2. Yêu cầu phát triển đôi ngũ cỗ vẫn học tập của trường đại học đáp ứng

yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyển

1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ có vấn học tập của trường đại học đáp

4

ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyé
1.5. Những yếu tố liên quan phát triển đội ngũ cố vấn học tập của

44

trực tuyến.

46

trường đại học đáp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đào tạo
1.5.1. Những yếu tổ khách quan.
1.5.2. Những yếu tố chủ quan...

Tiểu kết chương |
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DOLNGT CO VAN HOC

TAP CUA TRUONG DAI HQC KIEN GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẢU

TANG CUONG SU

DUNG HÌNH THUC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN.

2.1.Tống quan về Trường Đại học Kiên Giang..

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Đại học Kiên Giang...
2.1.3. Sứ mệnh - Tâm nhin - Triết lý giáo dục vả chỉnh sách chất lượng.

2.2. GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.1. Mục đích khảo sát
3.2.2. Khách thể khảo sát.

2.2.4. Phương pháp khảo sắt.
3.2.5.Cách xử lý số liệu....

2.3. Thực trạng đội ngũ cố vấn học tập của Trường Ð
Kiên Giang....

46

47


v


2.3.1. Các hoạt động trực tuyến tại Trường Đại học Kiên Gian

3.3.2. Thực trạng đội ngũ cổ vấn học tập ở Trường Đại học Kiên Giang... 65
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học

Kiên Giang...

„70

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ cố vấn học tập
ở trường Đại học Kiên Giang ...

...T6

2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ cố vấn học tập ở'

Trường Đại học Kiên Giang đáp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình
thức đào tạo trực tuyết
2.6.1. Mặt mạnh...

2.6.2. Mặt yếu

3.6.3. Nguyên nhãn...
Tiểu kết chương 2....
81
CHUONG 3. BIEN PHAP PHAT TRIEN DOI NGU CO VAN HOC TAP.
CUA TRUONG DAI HQC KIEN GIANG DAP UNG
CƯỜNG SỬ DỤNG HÌNH THỨC
ĐÀO TAO TRUC


YEU CAU TANG
TUYỀN................82

3.1. NGUYÊN TÁC XÂY DUNG BIEN PHAP PHAT TRIEN ĐỘI NGŨ
CÓ VAN HỌC TẬP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống...
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triền.....

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...
3.1.4. Nguyên tắc đảm bão tính khả thỉ

3.2. NOI DUNG BIEN PHAP PHAT TRIEN DQI
TAP O TRUONG DALHQC KIEN GIANG..

CO VAN HOC
84

3.2.1. Biên pháp 1: Để cao vai trồ, trách nhiệm của chủ thể quản lỷ thơng.

qua việc tiếp tục hồn thiên các cơ chế, chỉnh sách trong hoạt động có vấn

học tập

„8d


vi


3.2.2, Biện pháp 2: Xây dựng chuẩn phẩm chất và năng lực của đội ngũ cố

vấn học tập/Tiêu chuẩn cô vẫn học tập.

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dưng số tay có v:
3.2.4. Biện pháp 4: Đơi mới tun chọn, bỗ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và

luân chuyển đội ngũ cổ vấn học tập.
:
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đảo tạo, bồi dưỡng
về hoạt động cỗ vần học tập cho giảng viên

92

3.2.6. Biên pháp 6: Tăng cường và nâng cao chất lượng các lớp bồi đưỡn;
về năng lực cố vấn học tập cho giảng viên .

3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động bồi dưỡng giảng viên

3.2.8. Biện pháp 8: Thành lập Câu lạc bộ cố vấn học tập .
3.3. MỖI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP
3.4. KET QUA KHAO NGHIEM VE

TINH CAP THIẾT

KHA THI CUA CAC BIEN PHAP.
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
3.4.2. Nội dung khảo nghiệ
3.4.3. Phương pháp và đối tượng khảo nghiệm..


3.4.4. Thời gian khảo nghiệm.
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm.
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYEN
1. KẾT LUẬN..

2. KHUYEN NGHI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

CONG TRÌNH NGHIÊN CỨU

PHY LUC

101

.101
101
.102

.103
.103
.109
.I0
0

ĐƯỢC CÔA

HH
I3


6


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CVHT

Cố vấn học tập

ĐNGV

Đội ngũ giảng viên

ĐTTT

Dao tao trực tuyên


GDĐH

Giáo dục đại học

HCTC
KHHT

sv

Kế hoạch học tập

Sinh viên

Trường ĐHKG | Trường Đại học Kiên Giang


viii
DANH MUC BANG BIEU
Bảng 2.l: Đảnh giá về mức độ tham gia, hiệu quả của hoạt động cỗ vấn học tập ở
“Trường Đại học Kiên Gian,

Bảng 2.2

lánh giá về vai trò của hoạt động cố vẫn học tập đối với sinh viên trong

quả trình đảo tạo ở Trường Đại học Kiên Gian

Bảng 2.3:


ban than

66

Đánh giá về mức độ biểu hiện năng lực liên quan đến hoạt động cổ vấn của

68

Bảng 2-4: Đánh giá về mức độ triển khai công tác phát triển đỏi ngũ cố vấn học tập ở

Trường Đại học Kiên Gian;
7
Bảng 2.5: Đánh giá về mức độ hải lịng đối với cơng tác phát triển đội ngũ cổ vẫn học
tập ớ Trường Đại học Kiên Giang
73
Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ hiệu quả đổi với công tắc phát triển đội ngũ cố vấn

học tập ở Trường Đại học Kiên Giang

T4

Bảng 2.7: Đánh giá về sự ảnh hưởng của các yếu tổ đến công tác phát triển đội ngũ có

vẫn học tập ở Trưởng Đại học Kiên Giang.

Bảng 3.1: Đánh gid tinh cấp thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2; Đánh giá tính khả thì của các biện pháp để xuất
DANH MUC BIEU DO

Biểu

đỗ 3.1: Sự tương quan giữa tỉnh cắp thiết tinh kha thi ca các biện pháp... 108


ix
DANH MỤC SƠ ĐÒ
Sơ đỗ 2.1: Sơ đỗ tỏ chức của Trường Đại học Kiên Giang...

So dé 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ CVHT.......... 101
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Báo cáo viên hướng dẫn kỳ năng thiết kế bài gidng cho giang vié

ST

chuẩn đầu ra chương trình đào tạo...

.§8

Hinh 2.2: Tap hudn truc tuyến thực hành đo lường. đảnh giá mức độ người học đạt
Hình 2.3: Tập huắn trực tuyến thực hành đo lường, đánh giá mức đơ người học đạt

58
Hình 2.4; Hop giao ban trực tuyến rà soát kết quả hoạt động Quý I nam 2020... 259)

chuẩn đầu ra chương trình đào tạo..

Hình 2.5: Hội đồng trường Trường Đại học Kiến Giang đã tổ chức

Hinh 2.6: Hội thảo khoa học quốc tế online
Hình 2.7: Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến thành lập mạng lưới hỗ trợ sinh viên khởi
nghiệp khu vực Đông bằng Sơng Cửu Long..

-60
Hình 2.8: Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuẩn quốc tế kỹ năng — sử dụng
cơng nghệ thơng tin ICDL
61
Hình 2.9: Nhà trường làm việc với Cơng ty TNHH Tiền bộ Sải Gịn (ASCVN)......62
Hình 2.10: Lễ kỷ kết biên bản ghi nhớ hợp tắc với Thư viên tỉnh Kiên Giang......... 63
Hình 2.11: Hội nghị đối thoại trực tuyến giữa sinh viên và Nhà trưởng
63
Hinh 2.12: Sinh viên học tập
ở nhà theo hình thức trực tuyến.
-64
Hình 2.13: Sinh viên học tập ở nhả theo hình thức trực tuyến.
64
Hình 2.14: Hội nghị cơng tác CVHT năm học 2020-202
-67


MO DAU

1. Lý đo chọn đề tài
Học chế tín chỉ là một phương thức đảo tạo tiên tiến trong nền giáo dục

của nhiễu quốc gia trên thế giới. Triết lý đảo tạo của học chế tin chỉ là lấy
người học làm trung tâm. Phương pháp đảo tạo theo học chế tin chỉ được áp

dụng lần đầu tiên vào năm 1872 tại Đại học Havard của Hoa Kỳ, sau đó lan tỏa
ra các nước khác. Ngày nay, học chế tín chỉ đã phơ biến trên tồn thể giới,
trong đó có Việt Nam.

Nhằm đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đảo tạo đã

ban hành thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đảo tạo trình độ
đại học. Đảo tạo theo tín chỉ là thay đổi tất yếu để giáo dục đại học Việt Nam.

hỏa nhịp được với giáo dục thể giới. Đảo tạo theo tin chỉ đặt người học vào vị
trí trung tâm của q trình đảo tạo, nâng cao tinh chủ động của người học, được
cá nhân hóa q trình học tập của mình. Người học phái chủ động xây dựng kế

hoạch học tập. lựa chọn học phần phù hợp với mục tiêu vả khả năng học tập.
Để thực hiện được điều đó, người học cần được tư vấn. hỗ trợ từ cô vẫn học tập
để thực hiện quyền tự chủ của mình một cách tối ưu nhất. Vì vậy, CVHT có vai
trị võ cùng quan trọng, là một mắt xích khơng thẻ thiểu quyết định đến chất
lượng đào tạo của học chế tín chỉ.

Cùng với sự bùng nỗ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách.

mạng 4.0) đã có những tác động rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Trong đó cỏ tác động vơ củng tích cực đến nền giáo dục. Trong vịng
xốy phát triển mạnh mẽ của Internet và cơng nghệ thơng tín, đào tạo trực

tuyến (E-Leaming) là xu thể đào tạo mới được xem như một bước ngoặt lớn của
nên giáo dục thế giới. E-Learing đã được thử nghiệm thành công và sử dụng
rộng rãi ở nhiều nơi trên thể giới, trong đó có Việt Nam. E-Leaming đã và đang
trở thành xu thể tất yêu của nền giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số ngày nay.


2
"Thực hiện theo tỉnh thần chí đạo của Nghị quyết

số 29-NQ/TW ngày 04


tháng I1 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khỏa XI về đổi mới căn bản. toản.
diện giáo dục và đảo tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,
các trường đại học ở Việt Nam đã từng bước triển khai hình thức đảo tạo trực
tuyến để đáp ứng yêu câu hội nhập vả học tập ngây một tăng cao của người
học. Theo Khoản 6, Điều 7 của Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT “Quy định ứng
dụng cơng nghệ thơng tìn trong quản lý, tổ chức đảo tạo qua mạng ” có nêu rõ

đội ngũ nhân lực đảm bảo triển khai hoạt động đảo tạo qua mạng trong đó có
đội ngũ cán bộ cổ vấn học tập. Do đó. để nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ
thống tín chỉ phù hợp với hình thức đảo tạo trực tuyến thì việc phát triển đội

ngũ CVHT là vô cùng cấp thiết.
Trường

Đại học

Kiên

Giang

được

thành

lập theo Quyết

định

số 758/QĐ/TTg ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính Phủ. Trường

Đại học Kiên Giang có nhiệm vụ cùng với các Trường khác đào tạo nguồn
nhân lực cho tỉnh Kiên Giang nói riêng và khu vực Đẳng bằng sơng Cứu Long.
nói chung. Bên cạnh hình thức đảo tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường Đại học

Kiên Giang đã có những văn bản quy định nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm
của CVHT. Nhìn chung đội ngũ CVHT tại trưởng hồn thành nhiệm vụ được
giao, tuy nhiên cơng tác CVHT vẫn cịn một số khó khăn, bắt cập như CVHT

vừa lảm giảng viên chủ nhiệm, vừa làm công tác có vấn học tập, một số CVHT
phải cổ vấn nhiều lớp, vì vây. tạo sự q tải trong cơng việc, không dành nhiều

thời gian cho công tác CVHT. CVHT gặp khỏ khăn trong việc tổ chức sinh

hoạt lớp 02 tiếUtuần theo quy định do CVHT vả SV lớp có vấn khó thống nhất
thời gian sinh hoạt lớp, nhà trường lại khơng sắp thời khóa biểu cho tiết sinh

hoạt lớp. Hầu hết CVHT trao đổi, liên hệ với SV thông qua mạng xã hội
(facebook, zalo...) hoặc trao đổi qua email, điện thoại. Một số CVHT chưa nắm


3

rõ u câu cơng việc, tư vấn sai, ít quan tâm dén SV phan nao da anh hưởng

đến quá trình học tập của SV. Hơn nữa. sự phổi hợp giữa các Phỏng, Ban chưa
chặt chẽ, chưa hợp lý dé hỗ trợ công tác CVHT, làm cho công tác CVHT chưa
đạt hiệu quả cao. Năm học 2019-2020, Trường Đại học Kiên Giang đã bước.
đầu áp dụng hình thức đảo tạo trực tuyến song song với hình thức đảo tạo

truyền thống đẻ phủ hợp với tỉnh hình thực tế và hội nhập vào xu thế giáo dục


mới. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác CVHT cũng như nâng cao chất

lượng đảo tạo của Trường Đại học Kiên Giang, việc phát triển đội ngũ CVHT
là vô cùng cắp thiết và quan trọng.

Hiện tại các đề tài nghiên cứu về CVHT ở Trường Đại học Kiên Giang
chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn
trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển đội ngũ cỗ vấn học tập của Trường Bai
hoc Kién Giang đáp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đào tạo trực.

tuyến” đễ nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ

cố vấn học tập của Trường Đại học Kiên Giang, luận văn đề xuất các biện pháp
phát triển đội ngũ cố vẫn học tập của Trường Đại học Kiên Giang đáp ứng yêu
cầu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyến.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Phát triển đội ngũ cố vấn học tập của trường đại học đáp ứng yêu cầu
tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyến.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ cố vấn học tập của Trường Đại học Kiên

Giang đáp ứng yêu cẩu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyến.


4. Gia thuyết khoa học


Công tác phát triển đội ngũ cố vấn học tập đã được Trường Đại học Kiên

Giang chú trọng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trước yêu câu tăng cường sử
dụng hình thức đào tạo trực tuyến đội ngũ có vấn học tập gặp nhiều khó khăn.

Nếu đề xuất được các biện pháp khoa học, sát thực tiễn thì sẽ phát triển được

đội ngũ cỗ vẫn học tập của Trường Đại học Kiên Giang đáp ứng yêu cầu tăng
cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyến, góp phần nâng cao chất lượng đảo

tạo của nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tó cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ có vẫn học

tập của trường đại học;
ngồi nước về cơng tác cơ

đồng thời, tổng quan vấn đề nghiên cứu ở trong nước,
vấn học tập.

Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ có vấn học tập của

Trưởng Đại học Kiên Giang.

Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ có vẫn học tập của Trường Đại

học Kiên Giang đáp ứng yêu cẩu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực
tuyến;


đẳng thời, khảo nghiệm tỉnh cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

đã đề xuất.

6. Phạm vi nghiên cứu.
6.1 Chủ thể nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn việc phát triển đội ngũ cỗ vấn học tập được triển

khai tại Trường Đại học Kiên Giang.
6.2 Giới hạn về nội dung.

Nghiên cứu vả đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cố vấn học tập ở.

Trường Đại học Kiên Giang.
6.3 Giới hạn khách thể khảo sát

Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Kiên Giang.


6.4 Giới hạn về thời gian

Đánh giá hiện trạng phát triển đội ngũ cố vấn học tập giai đoạn từ năm
học 2019- 2020 đến năm học 2020 - 2021.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phuong pháp nghiên cứu lý luận (Phương pháp phản tích — tổng hợp
tài liệu): thu thập các tải liệu liên quan đến công tác phát triển đội ngũ CVHT.
phân tích, phân loại. xác định các khái niệm cơ bản như: phát triển, đội ngũ,
phát triển đơi ngữ, có vấn học tập, đảo tạo trực tuyến; tham khảo các đề tải
nghiên cứu liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đẻ tải.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Phương pháp điều tra bằng bang

hơi): phiểu khảo sát gôm các câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở cơng tác phát triển

đội ngũ CVHT. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý cấp trường. cấp khoa, các
phịng, bạn có liên quan và đội ngũ CVHT tại Trưởng Đại học Kiên Giang.
Phuong pháp thống kê toán học: từ kết quả phiêu khảo sắt thu được.
vận dụng một số công thức tốn học để tơng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu,
đưa ra kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận và đề xuất những biện pháp phù hợp.
8. Đồng góp của luận văn
~ Hệ thơng hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ có vấn học tập ở trường
đại học đáp ứng yêu câu tñng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyển

~ Chỉ ra thực trang phát triển đội ngũ cố vấn học tập của Trưởng Đại học

Kiên Giang đáp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyến.
~ Để xuất các biện pháp phát triển đôi ngũ cố vấn học tập của Trường

Đại học Kiên Giang đáp ứng yêu cầu tăng cưởng sử dụng hình thức đảo tạo
trực tuyến
9, Cấu trúc các chương của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn có 3 chương cụ thé
như sau:


6

Chương 1. Lý luận về phát triển đội ngũ cố vẫn học tập ở trưởng đại học
đắp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyến


Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ có vẫn học tập của Trường Dai

học Kiên Giang đáp ứng yêu câu tăng cường sử dụng hình thức đảo tao trực tuyến

Chương 3. Biện pháp phát triển đội ngũ có vấn học tập của Trường Đại học

Kiên Giang đáp ứng yêu cầu tăng cường sử dụng hình thức đảo tạo trực tuyến.


CH

INGI

LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIÊN ĐỘI NGU CO VAN HOC TAP
CUA TRUONG DAI HQC ĐÁP ỨNG YÊU CÂU TĂNG CƯỜNG

SỬ DỤNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

1.1. TONG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐÈ

1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1.1. Các nghiên cứu vẻ cổ vẫn học tập

Vào năm 1872, tại Trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ, học chế tin chỉ lần

đầu tiên được áp dụng, sau đó lan rộng ra kháp Bắc Mỹ và thế giới. Đây là
phương thức đào tạo theo triết lý *Tôn trọng người học, xem người học là trung
tâm của quá trình đảo tạo”. Sự ra đời của học chế tín chỉ kéo theo yêu cầu tắt
yếu là cần có các CVHT. Hoạt động CVHT được xác định như một nhiệm vụ
bắt buộc và sinh viên có nghĩa vụ gặp gỡ CVHT đề được tư vấn về lập kế

hoạch học tập ở đại học. Năm 1979, Hiệp hỏi Quốc gia về Cổ vấn học tập của

Hoa Ky (National Academic Advising Association - NACADA) được think
lập với mục tiêu giúp cho người học phát huy được tối đa năng lực vả tự chủ
trong tiến trình học tập của mình, cho thấy CVHT có vai trỏ vơ cùng quan
trọng trong giáo dục đại học tại Hoa Kỳ.

Ở Châu Á, Nhật Bản là nước tiên phong trong việc áp dụng học chế tin
chỉ. Sau đó tới các nước Singapore, Đải Loan, Hàn Quốc, An Dé, Thai Lan,
Indonesia, Trung Quốc. Mơ hình hoạt động cũng như vai trị của CVHT ở mỗi
nước có những điểm khác biệt. Để hoạt động CVHT được triển khai hiệu quả

cần có nền tảng lý thuyết ban đầu, vì vậy các nhả nghiên cứu trên thé giới đã có.
nhiễu cơng trình nghiên cứu về vẫn đề này như sau:
Trong cuén $6 tay cho cố vẫn học tập của NACADA. đã tập trung làm

rõ cách thức mả CVHT có thể làm việc hiệu quả với người học để xây dựng


8

nên đời sống tâm trí của người học trong học tập - nghề nghiệp, phát triển cá
nhân và xã hội (Creamer, 2000).

Lý thuyết phát triển tâm lý - xã hội của con người, thuyết phát triển nhận

thức vả đạo đức, thuyết phát triển nhu cầu, nghề nghiệp, thuyết phát triển văn.
hóa - xã hội Ngồi ra q trình xã hội hóa cá nhân liên quan đến giới tinh,
tơn giáo, sắc tộc, làm cho các nhóm SV đa dạng hơn. (King, 2005; McKewen,
2003). Lý thuyết phát triển sinh viên thẻ hiện ba khía cạnh phát triển của người


học như lý thuyết phát triển về sở thích hoặc các loại hình nhân cách, lý thuyết
hình thành bản sắc xã hội và lý thuyết phát triển nhận thức (Strange, 2004;
King, 2000). Vi thé, CVHT cần phái lưu ý trong quá trình tư vấn cho SV.
Học thuyết hình thành bản sắc cá nhân của Ericson (1963) nghiên cứu

tám giai đoạn khủng hoảng của SV đã được L.Hagen và P.Jordan (2008) phat
triển trong hoạt đông của CVHT với mục đích trang bị những kiến

tiễn để CVHT có thể giúp đờ SV tự
đại học (Ericson, 1963).
Lý thuyết về con người của
nghề nghiệp của Holland tập trung
được ứng dụng trong hoạt động

thức thực

chủ và thích nghỉ với mỗi trưởng học tập ở

Myers — Briggs. lý thuyết kiểu nhân cách
vào sở thích khác nhau của mỗi cá nhân
CVHT. Thuyết phát triển đạo đức của

Kohlberg chỉ ra rằng nhận thức đạo đức của con người phụ thuộc vào lứa tôi.

Việc vận dụng lý thuyết nảy của Kohlberg vào đời sơng SV đại học như một

q trình phát triển theo các giai đoạn từ thấp đến cao. Kiến thức của những lý
thuyết này cung cấp cho CVHT những hiểu biết đa dạng hơn vẻ SV, giúp
CVHT hiểu những bày tỏ của SV, từ đó thực hiện hoạt động cố vấn một cách


hiệu quả hơn (Kohlberg. 1969).
Pardee (2000), Habley (1983, 2004) nghiên cứu hoạt đồng của CVHT vả
đã phân loại ba dạng mơ hình CVHT: Mơ hình chia sé (Share models), mé hinh
phí tập trung (Decentralised model) và mơ hình tập trung (Centralised model).


9

Trong mỗi dạng mơ hình CVHT có thể phân chia nhiễu mơ hình khác nhau.
Đây là các dạng mơ hình CVHT đang được áp dụng trong nhiều trường đại học
trên thể giới (Habley, 2004).

Hoạt động CVHT được thúc đẩy và hoàn thiện từ năm 1979, khi Hiệp
hội Cổ vẫn học tập Quốc gia (NACADA) ra đời. Đây là một hiệp hội các nhả

tư vấn chuyên nghiệp, giáo viên tư vẫn, quản trị viên vả có cả những sinh viên.
họ củng nhau làm việc. nghiền cứu, thực hành để tìm cách tăng cường, phát

triển chất lượng của giáo đục và đảo tạo theo tin chi (Beauty, 1991). Hau hét
các trường đại học và cao đẳng trên thể giới hiện nay đều có Trung tâm/Văn
phịng tư vấn của CVHT, những người thực hiện công việc này đều được đào

tạo từ các ngành trợ giúp hoặc tốt nghiệp từ ngành Tâm lý, Tham vấn, Công tác
xã hội hoặc Giáo dục. Hàng năm họ đều có những cuộc kiểm tra, đánh giá về
chất lượng hoạt động.

Như vậy, ở Mỳ, để có được hoạt động CVHT như ngảy nay, họ đã trải
qua những chặng đường dải trong xây dựng, phát triển. Bắt đầu từ việc lựa
chọn các quan điểm. nhìn lại quá trình đảo tạo, hình thành người trợ giúp cho.

người học, rồi đến việc xây dựng những quy định, yêu cầu cụ thể đối với người
CVHT. Có thể khăng định rằng chức danh CVHT học tập chỉ tồn tại khi có hệ

thống đào tạo theo tín chỉ, ở nước ta, cũng chỉ khi áp dụng đảo tạo tín chỉ thì
mới có chức danh nảy, khi cịn đảo tạo theo niên chế, chỉ có chức danh giảng.
viên chủ nhiệm.
1.1.1.2. Các nghiên cứu đào tạo trực tuyển ở nước ngoài
Củng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đến nay ĐTTT đã trở thành
xu thể tất yếu của thời đại. ĐTTT mang nhiều ưu điểm, lợi ích vượt trội trong.
hoạt động giảng dạy bởi nó giúp người dạy và người học đạt được những kỹ

năng cẩn thiết cho cơng việc ở thế kỉ XI. Vì vậy, nhiều học giả và các tổ chức


10

đã quan tâm nghiên cứu cũng như tiến hành triển khai ĐTTT trên các mức độ,
phạm vi khác nhau.
Về phương pháp luận và nội hàm cho ĐTTT:

ĐTTT được coi lả chính thức khởi nguồn từ năm 1963. Bclawati và
Baggaley (2010) đã nêu ra nguyên lý "giáo dục phải được mở cho tắt củ mọi
người", nhắn mạnh sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục - đảo tạo
trực tuyển, giảm thiểu các rảo cản xuất phát từ tuổi tác, vị tri địa lý, thời gian vả

tinh trạng tải chỉnh. Sự phát triển của ĐTTT được chỉ phối bởi triết lý giáo dục
rằng việc sử dụng tải liệu dạy học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước nhằm

giúp đạt được lợi ích kinh tể do quy mơ đem lại. Điều này nhắn mạnh tính tự
chủ của người học. Khi hệ thông học liệu đa phương tiện được chuẩn bị din thi


người học có thể chủ động q trình học tập cho phủ hợp với thời gian và điều
kiện tải chính của mình.

Để xác định nội hàm ĐTTT, nhiễu quan điểm đã đưa ra các nhân định
dưới các góc nhìn khác nhau.
Resta va Patru (2010) cho rằng ĐTTT là hình thức học tập bằng truyền
thơng qua mang Internet theo cách tương tác với nội đung học tập và được thiết

kế dựa trên nền tảng phương pháp đạy học.

Horton (2006) xác định, xét một cách đơn giản, ĐTTT là việc sử dụng

các CNTT và máy tỉnh nhằm tạo ra các trải nghiệm học tập.
Như vậy, các quan điểm nảy cho rằng tắt cả những gì được gọi là ĐTTT

đều phải liên quan tới CNTT. mạng Internet vả máy tính. Tuy nhién, theo Resta
va Patru (2010), ngồi yếu tố cơng nghệ thi cịn có một u tố nên tảng khác,
đó chính là phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế và triển
khai các hoạt động dạy học qua DTTT.

Kar| (2001) cho rằng ĐTTT là việc giáng dạy trong môi trường học tập.
mà người dạy và người học có sự cách biệt về thời gian hay khơng gian, hoặc


"I

cả hai. Người dạy cung cấp nội dung khóa học thông qua các ứng dụng quản lý
học tập (LMS, LCMS). các nguồn tải nguyên đa phương tiện, mạng Internet,


hội thảo trực tuyển..., cịn người học nhận nội dung khóa học va tương tác với

người dạy thông qua cùng các phương tiện kỹ thuật đó.
Theo Elliot và Healy (2001), ĐTTT lả *việc áp dụng công nghệ để tạo
ra, cung cấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống”.
Việc phát triển của Intemet, cùng với khả năng giúp người học tiếp cận liên tục
các khóa đảo tạo một cách hiệu quả vả tiết kiệm, đã tạo nên một thời kỳ mới
cho việc dạy và học đạt đến những tâm cao mới mà chưa có cơng nghệ nào có

thé sánh được.

Củng với sự phát triển khơng ngừng của CNTT, ĐTTT đã được triển

khai tại nhiều trường đại học trên thể giới, các tiêu chuẩn công nghệ mới được
4p dung nhằm tiếp cận với những cơ hội giáo dục và đảo tạo mới.

Theo Belawati và Baggaley (2010), ĐTTT được xem như một phương
thức giáo dục thích hợp cho việc theo đuổi sự nghiệp học tập của cá nhân, phát
triển kỳ năng chuyên nghiệp vả thỏa măn nhu câu học tập. Ở phân lớn các quốc.
gia có tổ chức hình thức ĐTTT, hình thức nảy chủ yếu dảnh cơ hội thứ hai cho
những người khơng có cơ hội theo đuổi hình thức học tập truyền thống "mặt
đối mặt", Yếu tổ lợi thể của ĐTTT là giảm thiểu các rào cản vẻ thời gian, địa

điểm, tuổi tác, điều kiên
đời và giáo đục cho mọi
của khái niệm về ĐTTT.
cách mạng hóa cách thức
Bên cạnh đó, nhiều

kinh tế va trình độ đầu vào. Khải niệm "học tập suốt

người" được UNESCO cơng nhận chính là nội hảm
Do đó. DEES (2003) nhận định, ĐTTT có tiểm năng.
chúng ta dạy và học.
nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của ĐTTT:

~ Karon (2000) cho rằng ĐTTT có khả năng tiếp cận các khóa học dé

đàng hơn, chúng có sẵn thơng qua Internet nền phù hợp hơn so với cách học
truyền thống,


12

~ Theo Adlakha và cộng sự (2011), việc sử dụng Internet để cung cắp các
sáng kiến ĐTTT đã tạo ra những kỷ vọng trong thị trường kinh doanh và trong.
các tổ chức giáo dục dai hoc. ĐTTT đã giúp các trường đại học mở rộng phạm
vi tiếp cận địa lý hiện tại đẻ trở thành những nhà cung cấp địch vụ giáo dục
toàn cầu. Với các lợi thể trong học tập như: Khóa học có thẻ được sắp xếp phù

hợp với cá nhân và công việc chuyên môn, giám chỉ phí và thời gian đi lại.
ngưởi học có thẻ tùy chọn khóa học phủ hợp mức độ kiến thức và mối quan

tâm của họ, người học có thê học bất cứ nơi nào họ có thể truy cập vào máy
tinh va Intemet, các hoạt động học tập đa dạng, người học phát triển các kỳ
năng về máy tính và Internet. xây dựng sự tư tin vả độc lập, khuyến khích

người học chịu trách nhiệm về việc học tập của họ, ĐTTT được khẳng định
đóng vai trị quan trọng trong việc học tập suốt đời và giáo dục toàn cầu.

~ Beatice (2011) cũng đồng quan điểm khi khẳng định, học tập theo

phương thức ĐTTT là một lựa chọn tốt với những lợi ích như: Nội dung học
tập được chia sẽ cho nhiều người; sinh viên có thể đến từ nhiễu nơi khác nhau;
không cô định về địa điểm và thời gian; không bị giới hạn vẻ thời gian theo

học; người học tập trung vào kỹ năng nhận thức hơn là kỹ năng nghe và đọc
sách, có hiểu biết về CNTT, sinh viên có động lực tự học cao và khóa học cho.
phép lựa chọn thời gian theo học.
~ Theo dự đoán của Nicholson (1998), trong thế kỉ XXI, các t6 chức giáo
dục, đặc bí Llà các trường đại học sẽ có sự phát triển hoàn toàn khác so với các

tổ chức tiền thân. Thay vì chỉ đảo tạo một nhóm nhỏ sinh viên, các trường sẽ tổ
chức theo một quy mô rộng lớn hơn, với khoảng cách lớn hơn. thậm chí đảo tạo
theo số lượng lớn trên toản thể

giớ

~ Theo Zhang (2003). sự phát triển của hình thức ĐTTT trong các tổ
chức giáo dục không chỉ là sự bổ sung cho hình thức đào tạo truyền thống, mả


13

nó cịn có thể dẫn đến sự thay thế hồn tồn cho một số tổ chức hoặc chương

trình đảo tạo bởi những ưu thể vượt trội của nó trong lĩnh vực giáo dục.

Bên cạnh đó, ĐTTT cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định,

đặc biệt là kỹ năng sử dụng CNTT của giảng viên vả sinh viên. Nhiều tác giá
đã chỉ ra sự cẩn thiết phải chuẩn bị cho người dạy và người học kỹ năng sử


dụng Internet, CNTT để truy cập vào các website tốt. tìm kiểm các thơng tin
có giá trị, vả phát triển kỹ năng quản lý trì thức, kỳ năng dạy và học. Theo
Pettigrew và Elliott (1999), có một số nguyên tắc cân lưu ý trong việc đảo tạo
kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong q trình ĐTTT. Đó lả: linh hoạt,
sử dụng thường xuyên và tự tin, tài liệu học tập đa dạng và cập nhật. Linh.
hoạt là khả năng xoay sở để thích nghỉ với sự khác biệt về phẩn cứng hay các

phiên bản phẩn mềm được trang bị khác nhau giữa học đường va noi lam
việc. Sinh viên phải được chuẩn bị để cỏ thể thích ứng nhanh với việc nâng

cấp các thiết bị. Việc sử dụng thường xuyên là rất quan trọng bởi vì kỹ năng
chỉ có thé nh thành và thuẫn thục khí được sử dụng thường xuyên. Sinh viễn
cần được hỗ trợ bởi các phương pháp huấn luyện vả tải liệu học tập đa dạng
để giúp họ học tập hiệu quả. Sách, các loại sổ tay hướng dẫn, làm mẫu và
hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếp hoặc trực tuyển, hướng dẫn gián tiếp

qua băng hình... sẽ giúp sinh viên lựa chọn phương pháp học tập tốt nhất đáp.

ứng nhu câu học tập của họ. Điều nay rất quan trọng nhằm giúp sinh viên đạt
được bằng cấp đại học bắt chấp kỹ năng CNTT của họ đã được trang bị ở mức
độ nảo từ các cấp học phơ thơng.
Về cách thức và q trình tổ chức đảo tạo trực tuyến, các điều kiện triển

khai ĐTTT như hạ tầng công nghệ, nội dung, đội ngữ.... hoạt động hỗ trợ
người học trong ĐTTT:

ĐTTT trong thời kỷ đầu chủ yếu dựa vảo việc sử dụng

các hệ thống học liệu hàm thu được chuẩn bị trước với sự cung ứng của hệ

thống bưu điện. Ngảy nay, với việc ứng dụng CNTT vả truyền thông đã lảm


4
cho hình thức ĐTTT trở nên linh hoạt hơn, có tính tương tác hơn, mang tính cá
thể hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ mơ hình ĐTTT với thơng tin
một chiều đã chuyển sang mơ hình thông tỉn hai chiều hiệu quả giữa người dạy

và người học. giữa người học với hệ thống học liệu vả giữa người học với cơ sở
quán lý đảo tạo. Sự tương tác hai chiều kết hợp với hệ thống học liệu chuẩn sẽ

giúp sinh viên đạt được hiệu quả của khóa học. Sự thiểu vắng thơng tin phản
hồi đối với sinh viên có thể gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, bởi sinh viên

ln có những nhu cầu khác nhau mã học liệu không thể đáp ứng được, do vay
cần có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên hướng dẫn và đội ngũ nhân viên hỗ trợ
quản lý học tập. Thực tế cho thấy hiệu quả học tập nâng cao rõ rệt khi có sự hỗ

trợ với tư cách chuyên môn của người thầy và sự hỗ trợ hảnh chính của đội ngũ
cán bộ quản lý.
Bàn về các mối tương tác trong khóa học ĐTTT, Moore vả Kearsley
(1996) cho rằng có ba mỗi tương tác quan trọng, đó la: (i) học viên - nội dung
học:

ii) học viên ~ giảng viên; (iii) học viên ~ học viên. Khóa học ĐTTT cần

tạo điều kiện cho tất cả các mối tương tác này được phát huy hiệu quả và đạt

được mong muốn của học viên một cách tốt nhất. Người học theo phương thức
ĐTTT có thể cảm thấy bị cơ lập, thất vọng và lo lắng ở mức độ cao nêu thiếu

các giao tiếp và tương tác giữa các đối tượng trong chương trình đào tạo. Một

cách đề giải quyết vấn đề nảy chính là thiết

lập ý thức cộng đồng cho người học

ngay từ đầu bằng cách tạo cho họ một khoảng thời gian khởi động khơng chính

thức cùng với việc sử dụng các bài tập cấu trúc. Các công cụ tương tác trên
Interet cho phép người học làm việc theo nhóm và phản hỗi ngay tức thì,
người học có thể chia sẻ vả tháo luận về quan

điểm với nhau một cách trực

tuyến. Do đó, loại mơi trường tương tác xã hội này có thể tạo điều kiện mang
lại những trải nghiệm học tập tích cực.


×