GVHD:
Chương 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU HẢI HÀ
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HẢI
HÀ:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, cũng như sự hội nhập vả
đổi mới của nền kinh tế đất nước, xuất nhập khẩu hiện nay đang đóng một vai trò
vô củng quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu đối ngoại, mở rộng quan hệ
hợp tác với nước ngoài. Hiện nay Việt Nam đang là một trong những thị trường
đầy tiềm năng, do đó thu hút được nhiều mục tiêu đầu tư của các tổ chức nước
ngoài. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng phát triển mạnh mẽ từ đó.
Nhận thấy một ngảnh kinh tế đầy tiềm năng và còn phát triển mạnh mẽ trong
tương lai, cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước tiếp tục vươn cao
và vươn xa hơn nữa, công ty TNHH Một Thành Viên TM-XNK Hải Hà được ra
đời.
Trụ sở tọa lạc tại : 78/F9 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Hai chi nhánh tại :
-Số 229A Đường 30 tháng 4, Phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
-Km 10, xã Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Và công ty còn có một kho lạnh chứa hàng tại : C2/70, Phạm Hùng, xã Bình
Hưng, huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Hải Hà công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập vào ngày 18 tháng 04
năm 2008, số giấy phép đăng ký kinh doanh : 520660231 do Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp .
- Với tổng số vồn điều lệ: 3.900.000.000 đồng ( ba tỷ chín trăm triệu đồng)
- Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại – Xuất
Nhập Khẩu Hải Hà.
- Tên giao dịch quốc tế: HAI HA COMPANY.LTD.
- Mã số thuế công ty: 0305236909
- Số điện thoại: 084.2962 686 – 084.2174751
- Số fax: 08. 2962 686
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 1
GVHD:
- Địa chỉ email:
Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại –Xuất Nhập Khẩu Hải Hà là công
ty có tư cách pháp nhân hoạt động độc lập, với các phương châm:
- Uy tín , chất lượng
- Tận tình ,chu đáo
- Giá cả cạnh tranh
Buổi đầu mới thành lập, công ty chỉ có một trụ sở đặt tại Km 10, xã Hàm Kiệm,
Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây chính là cơ sở trực tiếp thu mua và phân
loại sản phẩm để phục vụ cho công việc xuất khẩu. Trong giai đoạn này, công ty
phải rất cố gắng tìm kiếm khách hàng cho mình, đồng thởi cũng gặp không ít đối
thủ cạnh tranh trên thị trường. Bước đầu, số vốn kinh doanh chỉ khoảng
1.000.000.000 đồng và nguồn nhân lực còn khá hạn chế.
Tuy nhiên, với sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám Đốc công ty cùng với sự cố
gắng nỗ lực của đội ngũ nhân viên, đến khoảng giữa năm 2008, công ty đã từng
bước khẳng định vai trò của mình trên thương trường. Đây cũng chính là bước
ngoặt lớn đánh dấu sự thay đổi của công ty. Cái tên HẢI HÀ không chỉ được biết
đến ở tỉnh Bình Thuận mà còn được xuất hiện khá nhiều ở TP. Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận vì các mặt hàng xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng. Điển hình là
công ty đã quyết định đặt trụ sở chính tại 78/F9 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân
Bình, TP. Hồ Chí Minh và một chi nhánh khác tại Số 229A Đường 30 tháng 4,
Phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Để hỗ trợ cho thuận tiện với
việc xuất nhập khẩu chính tại TP. Hồ Chí Minh, công ty đã xây dựng một kho lạnh
chứa hàng tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, công ty
cung đã tuyển dụng thêm nhiều nhân sự, tạo môi trường thuận lợi và hiện đại để
nhân viên hăng say làm việc.
Trong điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện
nay, nhưng công ty Hải Hà vẫn đảm bảo và phát huy tốt những phương châm hoạt
động cũa mình. Vì vậy, Hải Hà luôn giữ được uy tín với khách hàng truyền thống
và ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Từ những bước đi đẩu tiên
trong việc tìm hiểu thị trường, áp dụng các chiến lược kinh doanh phù hợp, cho
đến việc tìm kiếm những đối tác đầu tiên, Hải Hả đã gặp không ít khó khăn và
cũng đã gặt hái được những thành công nhất định như ngày hôm nay. Trên cơ sở
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 2
GVHD:
đó, công ty sẽ tiếp tục phát huy các thế mạnh và thành quả đạt được để có thể
vươn xa hơn nữa trong tương lai.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG
TY:
1.2.1. Chức năng:
Công ty Hải Hà là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xuất khẩu và
nhập khẩu nhiều mặt hàng với nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái
Lan, Philipin,…và các thị trường khác. Công ty cố gắng giữ vững uy tín và nâng
cao dịch vụ kinh doanh của mình với các chức năng chính:
- Ký kết các hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường ngoài nước có nhu cầu
- Ký kết các hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài
- Hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu ủy thác cho các công ty, tổ chức kinh tế
khác theo chức năng và quyền hạn của công ty.
1.2.2. Nhiệm vụ:
Công ty chịu trách nhiệm trước sự quản lý của các cơ quan nhà nước như: chi cục
thuế, chi cục hải quan, cơ quan quản lý ngoại thương,…Và công ty cũng luôn phải
chịu trách nhiệm với chính mình về các hoạt động kinh doanh của mình,do bởi nó
không chỉ ảnh hưởng đến công ty mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như
nền kinh tế Việt Nam. Vì thế công ty luôn phải tuân thủ theo quy định của pháp
luật về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ, cũng như có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho
Nhà Nước. Chấp hành đúng quy định của Nhà nước cộng với một cong ty có mô
hình tiêu biểu, tiên tiến, chung tay góp sức để đưa đất nước Việt Nam ngày càng
phát triển.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 3
GVHD:
1.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của công ty:
1.2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý :
Hình 1.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
(Nguồn:phòng nhân sự)
1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Giám đốc: là người đứng đầu công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề
liên quan đến công ty, cũng như quyết định mọi hoạt động xuất nhập
khẩu của công ty theo đúng quy định của nhà nước. Trực tiếp giám sát,
theo dõi, chỉ đạo các phòng ban khác trong công ty. Đồng thời cũng là
người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công
ty.
Phó giám đốc: là người tham mưu chính cho Giam1 Đốc, hỗ trợ Giam1
Đốc giải quyết các công việc trong công ty. Được Giam1 Đốc ủy quyền
giải quyết các công việc, ký thay các giấy tờ có liên quan đến công việc
của công ty.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 4
GIAÙM ÑOÁC
PHOÙ GIAÙM ÑOÁC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
KINH
DOANH
XUẤT
NHẬP
KHÂU
PHOØNG
VẬN TẢI
GVHD:
Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm soạn thảo, lưu trữ các giấy
tờ pháp lý liên quan đến công ty củng như hồ sơ lý lịch của công nhân
viên, tuyển dụng và đảo tạo nhân viên khi cần thiết. tư vấn cho Giam1
Đốc về luật lao động, chính sách quy định của nhà nước. Xây dựng nội
quy lao động cũng như các nội quy khác trong công ty.
Phòng tài chính kế toán: phụ trách việc quyết toán sổ sách, theo dõi
nguồn thu chi của công ty, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của
doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: là bộ phận quan trọng nhất của công
ty, chịu trách nhiệm thực hiện cũng như quản lý các nguồn hàng xuất
khẩu, chịu trách nhiệm về hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty. Vì xuất
nhập khẩu là hoạt động then chốt nên nhân viên thuộc bộ phận này
chiếm tỉ lệ cao nhất.
Phòng vận tải: quản lý đội xe chở container và đội xe chở hàng , tổ chức
việc bốc dỡ hàng lên container, có thể chở hàng cho công ty khách hàng
khác.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 5
GVHD:
1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
(2009-2011):
1.3.1. Tình hình chung:
1.3.1.1. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu:
Bảng 1.1- Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu:
(Đơn vị tính:Triệu VNĐ)
TÊN HÀNG
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
1. Thanh long
2. Bột mì,Tinh bột
4.Máy móc,Thiết bị
5. Mặt hàng khác
60,0
65,5
25,5
10,0
29,85
32,59
12,69
4,97
86,5
100,0
20,0
15,0
30,19
34,90
6,98
5,24
130,0
175,0
50,0
25,0
26,24
35,32
10,10
5,03
TỔNG KIM
NGẠCH
201,0 100 286,5 100 485,5 100
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 6
GVHD:
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: các mặt hàng xuất khẩu qua các năm tương đối tăng
đều. Trong số các mặt hàng xuất khẩu ở trên, xuất khẩu nhiều nhất là mặt hàng bột mì,
tinh bột. mặt hàng này xuất khẩu chủ yếu qua các nước như Trung Quốc, Campuchia….
Đây là các nước có nhu cầu về tinh bột khá cao. Doanh thu năm 2008 là 65,5 triệu đồng
đạt tỉ lệ 32,59%. Đến năm 2009 , doanh thu đã đạt được 100 triệu đồng, tăng 34,5 triệu
đồng so với cùng kì năm 2008. Dẫn đến tỉ lệ năm 2009 đạt 34,90%, cao hơn so với năm
2008 là 2,31%. Đây là một con số thể hiện tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, năm
2010 vẫn là năm đạt được nhiều thành công đáng kể. Cụ thể là doanh thu năm 2010 là
175 triệu đồng , tăng 75 triệu đồng so với năm 2009 và tăng 109,5 triêụ đồng so với năm
2008. Tỉ lệ đạt 35,32 tăng 0,42% so với năm 2009 và 2,73% so với năm 2008. Như vậy,
cộng hưởng với tất cả sự gia tăng của các mặt hàng kahc1, tổng kim ngạch xuất khẩu vời
doanh thu năm 2008 là 201 triệu đồng, đạt tỉ lệ là 100%. Năm 2009 đạt doanh thu là
286,5 triệu đồng, cao hơn so với năm 2009 là 84,5 triệu đồng. Đến năm 2010, thì doanh
thu đã đạt đến con số 485,5 triệu đồng, tăng 201 triệu đồng so với năm 2009 vả 283,5
triệu đồng so với năm 2008. Đây là một kết quả đáng mừng của công ty trong suốt nhiều
năm cố gắng và nỗ lực không ngừng.
Kết quả cũng cho thấy, tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty cũng phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng qua các năm.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 7
GVHD:
Bảng 1.2- Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu:
(Đơn vị tính:Triệu VNĐ)
TÊN HÀNG
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
1.Ván ép
2.Giấy gián gỗ
3.Máy móc,Thiết bị
4.Mặt hàng khác
45,0
30,5
20,5
10,0
42,45
28,77
19,34
9,44
80,5
65,5
45,0
20,0
38,15
31,04
21,32
9,49
145,0
95,0
60,0
35,5
43,22
28,32
17,88
10,58
TỔNG KIM
NGẠCH 106,0 100 211,0 100 335,5 100
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất ở công ty là ván ép.
Doanh thu mặt hàng này năm 2008 đạt 45 triệu đồng, tỉ lệ là 42,45%. Bước sang năm
2009 có nhiều tiến bộ đáng kể với doanh thu là 80,5 triệu đồng, tăng 35,5 tiệu đồng so
với năm 2008, tỉ lệ đạt 38,15%, tăng
1.3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu:
1.3.1.3. Trong thời gian qua, Hải Hà đã hợp tác với khá nhiều công ty trong và ngoài
nước, trong đó có các công ty như : Kiến An, Trí Tín, Nam việt, Huitong
Economic Trade( Trung Quốc), Sangya LTD (Singapore),… Với định hướng
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 8
GVHD:
kinh doanh đúng đắn, Hải Hà hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất cho khách
hàng.
Có thể thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty về cơ cấu thị trường qua bảng
sau:
Bảng 1.3- cơ cấu thị trường xuất khẩu:
(Đơn vị tính: triệu VNĐ)
THỊ TRƯỜNG
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Doanh
Thu
TỈ LỆ
(%)
DOANH
THU
TỈ LỆ
(%)
DOANH
THU
TỈ LỆ
(%)
Trung Quốc 70.5 34.99 95.5 33.33 156 32.13
Campuchia 55.5 27.54 80.0 27.92 135.5 27.91
Singapore 35.5 17.62 50.5 17.63 86.5 17.82
Thái Lan 17.0 8.44 30.0 10.47 53.0 10.92
Philipin 13.5 6.70 19.5 6.81 32.5 6.69
Thị Trường Khác 9.5 4.71 11.0 3.84 22.0 4.53
Tổng Cộng 201.5 100 286.5 100 485.5 100
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
Qua bảng số kiệu trên ta thấy, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu
tiềm năng nhất. Với lợi thế về vị trí địa lý với Việt Nam, Trung Quốc là một thị trường
tiêu thụ khá mạnh các mặt hàng của nước ta. Doanh thu ở mỗi thị trường tăng trong tất cả
các năm , trong đó Trung Quốc vẫn đứng đầu với 156 triệu đồng năm 2010. Các mặt
hàng chủ yếu xuất khẩu qua nước này là thanh long, bột mì, tinh bột, giày dép, Thị
trường Campuchia xếp thứ hai với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là tinh bột,bột mì,
quần áo, giày dép, ngoài ra, các thị trường còn lại như Singapore, Thái Lan, Phlipin
cũng là các thị trường tiềm năng trong số các thị trường xuất khẩu của công ty.
Biểu đồ
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 9
GVHD:
Bảng 1.4- cơ cấu thị trường nhập khẩu:
(Đơn vị tính:Triệu VNĐ)
THỊ TRƯỜNG
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
DOANH
THU
TỶ LỆ
(%)
Thái Lan 38.5 36.32 80.5 38.15 135.0 40.24
Đài Loan 30.5 28.77 48.5 22.99 80.5 23.99
Trung Quốc 17.0 16.04 36.5 17.30 55.0 16.39
Malaysia 10.5 9.91 27.0 12.80 40.0 11.92
Thị trường khác 9.5 8.96 18.5 8.76 25.0 7.46
TỔNG CỘNG 106.0 100 211.0 100 335,5 100
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu ta thấy, đứng đầu trong số thị trường nhập khẩu của công ty chính là thị
trưởng Thái Lan, với các mặt hàng chủ yếu là gạo, quấn áo, giày dép, các loại may móc
thiết bị, Ngoai ra các thị trường khác như Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc cũng là các
thị trường nhập khẩu chính của công ty. Doanh thu ở các thị trường nhập khẩu tăng rõ rệt
qua các năm. Tiêu biểu thị trường Thái Lan: doanh thu năm 2008 đạt 106 triệu đồng. năm
2009 đạt 211 triệu đồng, tăng 105 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 đạt 335, 5 triệu
đồng, tăng 114,5 triêu đồng so với măm 2009 và 209,5 triệu đồng so với năm 2008. Đây
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 10
GVHD:
là các con số thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường trong những năm qua,
đồng thời cũng thể hiện sự phát triển ngày càng rộng rãi ngành nhập khẩu của công ty
Hải Hà nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.
Biểu đồ
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 11
GVHD:
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010:
Với kết quả kinh doanh hiện nay cho thấy, Hải Hà đã có mức tiến triển khá cao từ
ngày mới thành lập cho đến nay. Mức tăng trưởng khá nhanh này thể hiện sự nắm bắt
thị trường kịp thời của công ty, cũng như sự tận tâm làm việc của giám đốc và toàn thể
nhân viên của công ty. Kết quả có thể tổng kết qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.5- kết quả kinh doanh cùa công ty Hải Hà năm 2008-2010:
(Đơn vị tính: VNĐ)
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Doanh thu 215.284.625 465.254.365 789.348.256
Lợi nhuận 35.254.258 60.695.492 118.304.492
Lợi nhuận trước thuế 35.254.258 60.695.492 118.304.492
Lợi nhuận sau thuế 28.785.625 45.518.758 84.891.586
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên cho thấy Hải Hà trong ba năm qua đã phát triển rất nhanh
mặc dù là công ty mới trên thị trường xuất nhập khẩu.Doanh thu của công ty giai đoạn
2008-2010 không ngừng tăng.Cụ thể là năm 2009 tăng so với năm 2008 là
249.969.740 đồng tương đương với năm 2010 so với năm 2009 cũng có một kết quả
kinh doanh khả quan là 324.093.891 .Việc tăng doanh thu dẫn đến việc tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.Đó là năm 2008 tổng lợi nhuận trước thuế là 35.254.258 đồng,năm
2009 là 60.695.492 đồng và năm 2010 là 118.304.492 đồng. Và ta cũng thấy rằng con
số tăng rất đáng kể đây là một điều đáng mừng của công ty Hải Hà.
Biểu đồ
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 12
GVHD:
Để đạt được kết quả như vậy,Công ty Hải Hà đã không ngừng nỗ lực trong thời gian
qua,sự tính toán về chiến lược kinh doanh cũng như định hướng thị trường đúng đắn
đã đưa Hải Hà đi đến kết quả kinh doanh rất khả quan.
Công ty Hải Hà đã không ngừng nỗ lực trong ba năm qua. Sự áp dụng một chiến lược
kinh doanh đúng đắn,sự tìm hiểu và nắm bắt thị trường kịp thời đã giúp cho Hải Hà có
một tầm vóc mới rất khả quan trong tương lai. Với đà phát triển như vậy, Hải Hà sẽ
tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên con đường của mình và thúc đẩy một nền kinh tế đất
nước ngày càng vững mạnh.
1.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM
TỚI:
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, để các công ty có thể tồn tại và
phát triển thì không phải là chuyện đơn giản. Hải Hà nói riêng cũng như tất cả các
doanh nghiệp khác nói riêng, muốn tồn tại và phát triển cẩn phải định hướng cho mình
một lối đi đúng đắn, một chính sách kịp thời,phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả cao
cho công ty mà vẫn giữ vững chữ tín với khách hàng.
Qua việc phân tích và đánh giá ở trên, Hải Hà đã đề ra các phương án chính trong
tương lai như:
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 13
GVHD:
Luôn duy trì và tuân thủ đúng theo phương châm kinh doanh truyền thống của
mình.
Đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống kho bãi vả tăng cường thêm phương tiện vận
tải phục vụ cho việc kinh doanh.
Tuyển dụng nhân viên có tay nghề và chuyên môn phù hợp.
Tăng cường hoạt động Maketing , quảng bá rộng rãi hình ảnh công ty,tim kiếm
các đối tác cũng như các thị trường tiềm năng.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 14
GVHD:
Chương 2:
QUY TRÌNH KÝ KẾT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU
HẢI HÀ
2.1. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG:
Trong hoạt động buôn bán ngoại thương thì văn bản pháp lý đầu tiên để chứng tỏ mối
quan hệ làm ăn giữa hai bên đó chính là hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại
thương cần ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện đẩy đủ tất cả những điều khoản và điều kiện
mà hai bên đã thương lượng.
Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các đối tác nước ngoài,
ban lãnh đạo công ty Hải Hà vẫn giữ tiêu chí là “hợp tác, đôi bên cùng có lợi”. Trong
hợp đồng xuất khẩu trái thanh long qua Trung Quốc, hợp đồng đã thể hiện được rõ :
- Bên xuất khẩu là: HAI HA COMPANY.LTD
78/F9 CONG HOA ST, WARD 4,TANBINH DIST, HOCHIMINH
CITY - VIETNAM
Tel: (084) 2962686 Fax: (084)2962686
Mr : LE HONG HAI
Herinafter called PARTY A
- Bên nhập khẩu: HUITONG ECONOMIC TRADE LTD.FOSHAN
RM 21, 25/F, BAIHUA PLAZA, 31-37 ZUMIAO
ROAD,FOSHAN,CHINA
Tel : (852) 2782 0536 Fax : (852) 2782 6321
Mr: CHANG LE
Hereinafter called PARTY B
Đây là thông tin đầy đủ về các bên đối tác. Ngoài ra, hợp đồng còn thể hiện rõ các điều
khoản mua bán mà hai bên đã thỏa thuận như:
• ARTICLE 1: COMMODITY – QUANTITY – PRICE: Đây là điều khoản về tên
hàng, số lượng,giá cả,ký mã hiệu, Trong đó thể hiện :
- MARK NO: ký hiệu: K.W
- DESCRIPTION OF GOODS: FRESH DRAGON FRUIT – mô tả về hàng
hóa: trái thanh long tươi.
- PACKAGES(CTNS) :1,034 – số kiện (thùng các- tông): 1,034 kiện.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 15
GVHD:
- N.W (KGS) : 23,569 – NET WEIGHT : trọng lượng tịnh :23,569 kg.
- UNIT PRICE ( USD/KG) – đơn giá : 0.32 USD/KG
- AMOUNT (USD) : tổng giá trị : 7,542.08 USD.
- SAY : Seven thousands five hundred forty two point eight only dollars – số
tiền bằng chữ: Bảy nghìn năm trăm bốn mươi hai phẩy tám đô la Mỹ.
Đối với thanh long là mặt hàng đơn giản, dễ đóng gói nên trong điều khoản này,
chi tiết được thể hiện bằng bảng, có thể kiểm tra được dễ dàng, đồng thời cũng rất
ngắn gọn.
• ARTICLE 2 :QUALITY : Đây là điều khoản về chất lượng.
Hợp đồng thể hiện : “quality as per the sample confirmed by both sides. Method
packing, size as per description to be supplied by the buyer”-
“chất lượng như mẫu đã được xác nhận giữa hai bên. Phương pháp đóng
gói, kích cỡ như đã thông báo cho người mua”.
Thanh long là loại mặt hàng mà khi xuất đi nước ngoài, thường có qua
kiểm dịch chất lượng tại Chi cục kiểm dịch thực vật. Do đó, với điều khoàn
chất lượng thì chỉ cần viết súc tích, ngắn gọn như vậy là đủ.
• ARTICLE 3: DELIVERY- giao hàng :
Điều khoản thể hiện: “The commodity should be delivered not later than APR
20,2011. To received at the Foshan,China. The incoterms 2000 delivery order on
FOB- Hochiminh City, or CIF- Foshan, China”
“hàng phải được giao muộn nhất là ngày 20 tháng 4 năm 2011. Nơi nhận
hàng là Foshan, Trung Quốc. Bán hàng theo điều kiện FOB cảng TP. Hồ
Chí Minh, hay CIF cảng Foshan, Trung Quốc , dẫn chiếu Incoterms 2000”.
Với điều kiện bán là FOB như hợp đồng thì người mua không có nghĩa vụ
phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Hơn nữa với điều kiện bán hàng là FOB
thì thời điểm chuyển giao rủi ro của người bán là nhanh hơn và có thể an
toàn hơn.
• ARTICLE 4: DOCUMENTS: các chứng từ yêu cầu:
“ All export documents (Packinglist, Comercial invoice, Bill or Bill of lading,
Certificate of Origin form E,…) should be sent to the buyer with shipment. All
charges by the seller”.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 16
GVHD:
“Tất cả các chứng từ cần thiết cho việc xuất khẩu mà hai bên đã thỏa thuận
như: phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại, vận đơn hoặc vận đơn đường
biển, giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E,…sẽ được gởi cho người mua cùng
với giao hàng. Tất cả chi phí liên quan do người mua chịu”.
Hàng hóa được xuất sang Trung Quốc nên ngoài những chứng từ cần
thiết thông thường thì còn cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E.
Ngoài ra còn có thề có thêm giấy kiểm dịch thực vật nếu người mua có yêu
cầu.
• ARTICLE 5: PAYMENT : Quy định về việc thanh toán tiền hàng.
“ The Party B for Party A by TTR 100% per of contract total value in through at
EXIMBANK Hochiminh City, Vietnam. After times 90 days before receiving
shipping documents”.
“ Bên B phải trả cho bên A 100% tổng giá trị của hợp đồng bằng phương
thức trả tiền bằng điện qua ngân hàng Xuất Nhập Khẩu TP. Hồ Chí Minh.
Trong vòng 90 ngày trước khi nhận bộ chứng từ “.
Trong hợp đồng việc thanh toán thể hiện bằng TTR – chuyển tiền bằng
điện 100% giá trị cùa hợp đồng Nghĩa là bất cứ khi nào người mua trả tiền
cho người bán thì sẽ nhận được bộ chứng từ.
• ARTICLE 6: TERM AND LABEL : điều khoản
“ The Buyer certified the attached labels on the finish products are owned by the
Buyer. The sealed labels on the finished by the Seller is accepted by the Buyer.
The Buyer has responsibility for these labels”.
• ARTICLE 7: GENERAL CONDITION: Điều khoản quy định chung:
“ Both sides undertake to fullfill all provision of this contract. Any amendment or
alteration must have written agreement by both sides. Any dispute which can not
amicably setteled by both sides. Will be brought to Vietnam Forgein Trade
abitration committee belong to the Chamber of Commerce and Industry Vietnam”.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 17
GVHD:
Cuối cùng hợp đồng thể hiện rõ hợp đồng được làm thành 04 bản, 02 bản tiếng Việt
và 02 bản tiếng Anh, mỗi bên giữ hai bản, và hợp đồng có hiệu lực đến hết ngày
20/04/2011.
Các bên kí tên vả đóng dấu. Chữ kí và con dấu của các bên giúp hợp đồng bắt đầu có
hiệu lực và trở thành cơ sở pháp lý cho các bên chịu trách nhiệm khi có bất kì một
phát sinh nào xảy ra.
Hợp đồng ngoại thương nói trên tương đối đơn giản, ngắn gọn. Với mặt hàng đơn
giản như thanh long, cùng với HUITONG ECONOMIC TRADE LTD là một đối tác
khá uy tín và đã làm ăn lâu dài, việc thể hiện hợp đồng như vậy là hợp lý và cần thiết.
Tuy nhiên, việc thanh toán bằng TTR thì thủ tục khá đơn giản, nhanh gọn nhưng rủi
ro cũng là rất cao. Người xuất khẩu không có căn cứ nào để có thể đảm bảo được rằng
người mua sẽ trả tiền cho mình, ngoại trừ dựa vào uy tín và mối quan hệ hợp tác lâu
dài trong thời gian qua giữa các bên.
2.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:
Sơ đồ thực hiện tổng quát:
Vói các tiêu chí về hàng hóa đã được các bên thỏa thuận như trên hợp đồng ngoại
thương thì người bán sẽ thực hiện các bước:
2.2.1. Chuẩn bị hàng hóa:
Như đã kì kết trong hợp đồng ngoại thương, người bán sẽ chuẩn bị lô hàng cho phù hợp
với các yêu cầu đã thỏa thuận. Nhẳm mục đich hàng sẽ được giao kịp thời trong thời gian
quy định.
2.2.2. Quy trình mượn container rỗng của hãng tàu và đóng hàng vào container:
- Công ty sẽ tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn hãng tàu mình thấy thích hợp nhất. sau đó
tiến hành đặt tàu dựa trên lịch trình và bảng giá tính phí mà hãng tàu đưa ra.
-Làm công văn mượn container rỗng của hãng tàu. Đây là loại công văn có sẵn mẫu
do hãng tàu cung cấp, chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết, sau đó nộp lại cho
hãng tàu để xin ký cùng với danh mục hàng xuất khẩu.
- Sau khi đồng ý , hãng tàu sẽ xác nhận bằng cách cấp cho chủ hàng Lệnh giao vỏ
container.
Trong lệnh giao vỏ container thể hiện:
- Tên người nhận vỏ container
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 18
GVHD:
- Tên cảng giao container cho người nhận container
- Số booking
- Số lượng vỏ container
- Hàng được đóng tại đâu( kho hoặc bãi)
- Nhiệt độ container
- Độ thông gió
- Tàu dự kiến,chuyến, ngày
- Cảng chuyển tải, cảng đến
- Đã thanh lý hải quan tại cảng nào
- Thời gian phải mang container vào lại cảng (closing time)
- Các chi tiết mà chủ hàng cần lưu ý khi mượn container của hãng tàu.
- Sau dó nhân viên giao nhận sẽ xuống văn phòng của hãng tàu tại cảng để đổi lệnh.
Tại đây, văn phòng sẽ đóng dấu xác nhận trên lệnh.
- Mang lệnh đã đóng dấu xuống thương vụ cảng để đóng tiền phí và lấy container.
Đối với container lạnh 40 feet thì phí phải đóng là 305.000 đồng (theo thời giá).
Khi đó, khách hảng sẽ được hãng tàu cấp hóa đơn phiếu E chứng nhận việc đã
thanh toán phí cho hãng tàu.
- Khi đã có container, hãng tàu sẽ cung cấp cho khách hàng số container và số seal.
- Chủ hàng cho xe vào lấy container về địa điểm đóng hàng của mình. Chủ hàng
tiến hành đóng hàng vào container dưới sự giám sát của đại diện Hải quan. Sau
khi đóng xong, nhân viên Hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container.
- Chủ hàng sau khi hoàn tất mọi quy trình đóng hàng vào container sẽ vận chuyển
và giao container cho tàu tại bãi container hoặc hải quan của cảng quy định vào
đúng ngày giờ quy định trong lệnh giao vỏ container ( closing time). Nếu như trễ
hơn thời gian quy định, hàng sẽ bị bỏ lại vả chủ hàng phải làm lại các quy trình đặt
tàu cũng như mượn container rỗng tại hãng tàu. Như vậy sẽ tốn kém rất nhiều chi
phí. Do đó, cần thực hiện theo đúng những chi tiết trong lệnh giao vỏ container mà
hãng tàu đã cấp cho mình.
2.2.3. Quy trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu:
2.2.3.1. Mở tờ khai điện tử:
Sau khi chuẩn bị xong các chứng từ cần thiết, nhân viên giao nhận phải kiểm tra lại tính
chính xác của bộ chứng từ, tra mã hàng hóa và tính thuề theo biểu thuế quy định mới
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 19
GVHD:
nhất hiện hành để căn cứ vảo đó điền đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết vào tờ
khai hải quan điện tử.
Trên tờ khai hải quan điện tử hàng xuất khẩu gồm có 33 ô. Khi mở tờ khai điện tử,
người khai hải quan sẽ thực hiện các bước như sau:
Tạo các thông tin khai hải quan điện tử trên máy tính đúng các nội dung theo mẫu
số 1 được cấp bởi chi cục hải quan. Người khai hải quan sẽ chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những gì mình đã khai báo.
Trên tờ khai hài quan điện tử hàng xuất thể hiện các nội dung chính như sau:
• Tên nơi khai Hải quan, ngày giờ gởi , tờ khai số , và ngày giờ đăng ký:
- Chi cục hải quan HQCK Cảng Sài Gòn kv1/ Cát Lái
- Ngày gởi:08/04/2011
- Số tờ khai: 26179
- Ngày, giờ đăng ký: 08/04/2011
• Ô số 1 : Thể hiện thông tin về người xuất khẩu, bao gồm:
- Mã số thuế của công ty: 0305236909
- Tên giao địch đầy đủ của công ty: công ty TNHH một thành viên
TM XNK Hải Hả.
- Địa chỉ công ty: 78/F9 Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình, TP.Hồ Chí
Minh
• Ô số 2: thể hiện thông tin về người nhập khẩu, bao gồm:
- Tên giao dịch đầy đủ của người nhập khẩu: HUITONG
ECONOMIC TRADE LTD.FOSHAN CHINA RM 21.
- Địa chỉ cụ thể của công ty: 25F,BAIHUA,PLAZA 31-37
ZUMIAO ROAD,FOSHAN,CHINA.
• Ô số 3 : Tên và địa chỉ của ngừi ủy thác (nếu có)
• Ô số 4 : Đại lý làm thủ thục hải quan. Nếu nội dung ủy quyến là nộp
thuế thì đánh dấu x vào ô nộp thuế.
• Ô số 5: Loại hình kinh doanh : vì đây là mặt hàng xuất khẩu nên thể
hiện XKD01 ( Xuất kinh doanh)
• Ô số 6: Giấy phép : ghi rõ số giấy phép, ngày cấp và ngày hết hạn của
giấy phép.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 20
GVHD:
• Ô 7: Hợp đồng : Thể hiện số hợp đồng, ngày ký kết và ngày hết hạn của
hợp đồng.:
- Hợp đồng số: 13/2011/HDKT
- Ngày: 30/03/2011
• Ô 8: Hóa đơn thương mại : Thể hiện số và ngày cấp hóa đơn thương
mại:
- Hóa đơn thương mại số: HH13
- Ngày : 08/04/2011
• Ô 9: Cảng xếp hàng : ghi rõ mã và tên cảng xuất hàng: C048 – Cảng
Cát Lái / TP. HCM.
• Ô 10: Nước nhập khẩu : ghi rõ tên và mã nước nhập khẩu: CN - CHINA
• Ô 11: Điều kiện giao hàng :thể hiện hàng hóa được giao theo điều kiện:
FOB
• Ô 12: Phương thức thanh toán : thanh toán bằng TTR.
• Ô 13: Đồng tiền thanh toán: là loại tiền do 2 bên thống nhất với nhau:
USD
• Ô 14: Tỷ giá tính thuế : tỷ giá này dựa theo tỷ giá mới nhất do Ngân
hàng Nhà nước công bố trong thời điểm hiện hành: 20.718
• Ô 15: kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan : chấp
nhận thông quan , A9 Thông quan trên cơ sở khai báo( luồng xanh), cửa
5. ô này là thông tin do cơ quan hải quan cung cấp. Thể hiện hàng hóa
có được chấp nhận thông quan hay chưa, được phân theo luồng
nào( luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ).
• Ô 16: chứng từ hải quan trước đó( nếu có)
• Ô 17 : là ô thể hiện về tên hàng và quy cách phẩm chất: TRÁI THANH
LONG TƯƠI
• Ô 18: mã số hàng hóa: 0810909000
• Ô 19: xuất xứ: Việt Nam
• Ô 20: Số lượng : 23.569
• Ô 21: đơn vị tính: KG
• Ô 22: Đơn giá nguyên tệ: 0,32
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 21
GVHD:
• Ô 23: trị giá nguyên tệ :7.542,08
• Ô sô 24 : thể hiện số tiền thuế xuất khẩu phải nộp cho nhà nước bao
gồm:
- Trị giá tính thuế: 156.256.813
- Thuế suất : 0% . ( vì thanh long là mặt hàng xuất khẩu được
miễn thuế)
- Tiền thuế : 0 đồng.
• Ô 25: thu khác : không có.
• Ô 26: thể hiện tổng số tiền thuế và các khoản tiền thu khác :
- bằng số:
- bằng chữ:
- Đơn vị tính là :VND
• Ô số 27: Thể hiện:
- tổng trọng lượng của lô hàng: 25.077 kg
- số hiệu kiện, container: CRXU6923847/ TSL9372983
- tổng số container: cont 40: 1
- tổng số kiện: 1.034
• Ô 28: Ghi chép khác. ô này thể hiện tên tàu, số hiệu của tàu: TAU: TS
HOCHIMINH V.11005N
• Ô 29: : xác nhận giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản (nếu có)
• Ô 30: Cam đoan chịu trách nhiệm về việc khai báo ở trên của chủ hàng .
chữ ký và con dấu hợp pháp của chủ hàng.
• Ô 31: xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan.
• Ô 32 và 33: Xác nhận thông quan và xác nhận đã thực xuất tờ khai.
Gởi tờ khai hải quan điện tử đên chi cục hải quan khu vực.
Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía cơ quan hải quan: trong bước này thì cơ
quan hải quan sẽ kiểm tra lại tình chính xác của tất cả các chi tiết thể hiện trên tờ
khai. Sau đó phân luồng ( xanh, đỏ, vàng) và gởi trả lại về cho khách hàng qua
đường điện tử. Trên tờ khai trả lại về cho khách hàng, cơ quan hải quan cũng cung
cấp số tờ khai.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 22
GVHD:
In tờ khai được phản hồi từ cơ quan hải quan ra thành 02 bản. Sau đó mang đến
phòng tiếp nhận hải quan, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra lại chi tiết tờ
khai một lần nữa. Nếu tất cả không có gì sai sót, cơ quan hải quan sẽ đóng dấu
xác nhận thông quan ( ô số 32) và chuyển hồ sơ qua bộ phận trả tờ khai.
Vể cơ bản, tờ khai hải quan điện tử cũng giống với tời khai hải quan thủ
công trước đây. Tuy nhiên cũng có một vài sự khác biệt như :Trong tờ
khai hải quan điện tử có nhiều thêm một số ô so với tờ khai hải quan thông
thường trước đây. Chẳng hạn như ô số 15 là “kết quả phân luồng và hướng
dẫn làm thủ tục hải quan”, ô số 27 thể hiện tổng trọng lượng lô hàng, số
hiệu container, tổng số container, ở ô số 28 còn có thể thể hiện các chi tiết
như tên tàu, số hiệu của tàu, các ô số 31, 32, 33 là nơi đóng dấu xác nhận
của cơ quan hải quan,
Thực tế cho thấy, tờ khai hải quan điện tử ra đời giúp cho việc khai báo và
thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu đơn giản và dễ dàng hơn nhiều, tuy
vậy nhưng vẫn không kém phần đầy đù các chi tiết. Tất cả chi tiết được thể
hiện chỉ trên một tờ khai hải quan, giúp giảm bớt các giấy tờ, nhanh chóng
và gọn lẹ.
Để nhận tờ khai, nhân viên giao nhận mua tem( lệ phí Hải quan) dán vào tờ
khai. Hải quan sau khi kiểm tra trả lại cho nhân viên giao nhận một tờ khai và
giữ lại tờ khai có dán tem.
2.2.3.2. Thanh lý hải quan:
- Sau khi đã hoàn tất thủ tục thông quan cho hàng hóa, nhân viên giao nhận đến hải
quan giám sát bãi ghi số cont, số seal và ghi vào ô số 28 thêm các chi tiết về số
container, số seal
- Sau đó mang xuống phòng giám sát của cơ quan hải quan. Phòng giám sát tại cơ
quan hải quan đối chiếu thực tế lô hàng đã vào cảng. tiến hành vào sổ tàu và cấp “
phiếu xác nhận đã đăng kí tờ khai hải quan”. Nhân viên giao nhận nhận lại tờ khai
hải quan đả thanh lý. Lúc này hàng coi như đã lên tàu và việc thanh lý hải quan đã
hoàn tất.
2.2.4. Tổ chức xếp hàng lên tàu.
- Đây là trường hợp hàng hóa xuất khẩu giao bằng container nên sau khi chủ hàng
hoàn tất công việc đóng hàng vào container, kiểm nghiệm, kiểm dịch, niêm phong
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 23
GVHD:
kẹp chì, làm thủ tục hải quan thì sẽ chở container giao lại cho hãng tàu tại bãi
container của cảng trước thời gian quy định trong Lệnh cấp container rỗng.
- Chủ hàng xuất trình tờ khai xuất khẩu có xác nhận thông quan của hải quan để
hãng tàu vào sổ tàu.
- Khi tàu đến cảng bốc hàng, hãng tàu sẽ tổ chức việc vận chuyển hàng, xếp hàng
lên tàu.
2.2.5. Lập bộ chứng từ thanh toán:
Như phương thức thanh toán đã được thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương, người
xuất khẩu phải chuẩn bị một bộ chứng từ thanh toán cho phù hợp với những yêu cầu đã
thỏa thuận với người nhập khẩu để được thanh toán tiền hàng. Trong hợp đồng ngoại
thương đã đề cập ở trên, các bên đã thỏa thuận thanh toán bằng TTR- chuyển tiền bằng
điện. Đối với phương thức thanh toán là chuyển tiền thì người xuất khẩu gởi bộ chứng từ
cho người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán.
2.2.5.1. Quy trình làm vận đơn đường biển ( Bill of Lading- B/L):
- Sau khi hoàn thành các bước thủ tục hải quan, chủ hàng sẽ cung cấp chi tiết thông
tin về lô hàng cho hãng tàu như tên, địa chỉ người xuất khẩu, tên , địa chỉ người
nhập khẩu, tên và địa chỉ người thứ ba ( nếu có)., tên hàng, số lượng hàng, tên và ố
hiệu con tàu, tên cảng bốc, cảng dỡ,…
- Hãng tàu kiểm tra xác nhận lại các thông tin một lần nữa. Sau đó đại diện hãng
tàu sẽ lập B/L dựa trên những thông tin đó. Trên B/L, hãng tàu còn nhận xét về
chất lượng bên của lô hàng. Trong thực tế thì hầu hết các B/L thường được ghi chú
“ CLEAN ON BOARD”.
- Chủ hàng mang theo những chứng từ liên quan đến lô hàng gồm:
+ Hóa đơn thương mại : 01 bản
+ Packing list: 01 bản
+Tờ khai hải quan: 01 bản copy
Sau đó trình lên hãng tàu, đóng các khoản phí cần thiết như phí chứng từ, phí
seal, để nhận B/L của lô hàng.
- Sau khi đã nhận được B/L của hãng tàu, chủ hàng cần kiểm tra lại các nội dung
được thể hiện trong B/L Đ iểm quan trọng trong B/L cần kiểm tra kỹ là số
container, số seal.
2.2.5.2. Quy trình làm giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin –C/O):
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 24
GVHD:
Có khá nhiều mẫu C/O, mỗi mẫu dùng cho các mặt hàng khác nhau hoặc khu vực
nhập hàng khác nhau.
Các mẫu C/O ưu đãi:
- Form A: dùng cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống
GSP ( Generalized System of Preferences: chế độ ưu đãi thuế phổ cập)
- Form D: Dùng cho các hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN, được hưởng
các ưu đãi theo hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan.
- Form E:cấp cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là loại Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưa đãi
thuế quan theo Hiệp định khung về hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26
tháng 11 năm 2003.
- Form S:cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào theo Hiệp định Hợp tác
Kinh tế,Văn hóa,Khoa học kỹ thuật (gọi tắt là Hiệp định Việt-Lào).
- Form AK:cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo Hiệp định
Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa
các Chính Phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
và Chính Phủ Đại Hàn Dân Quốc.
- Form AJ: dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản.
- Form AANZ:dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang Australia.
Ngoài ra còn có một vài mẫu C/O không ưu đãi khác.
Tùy theo từng loại mặt hàng hoặc thị trường nước xuất khẩu mà công ty sẽ xin
cao61 C/O nào cho phù hợp. Để có thể thực hiện xin cấp C/O, chủ hnag2 cần có
đầy đủ các loại chứng từ cần thiết.
Đối với hợp đồng ngoại thương này là xuất khẩu mặt hàng trái thanh long sang
Trung Quốc nên công ty sẽ xin cấp C/O mẫu E. Chủ hàng cần chuẩn bị 01 bộ hồ
sơ với đầy đủ các chứng từ như sau:
Phiếu tiếp nhận : phiếu này do cơ quan cấp C/O cấp mẫu , chủ hàng điền
đẩy đủ tất cả các thông tin cần thiết vào đó. Chủ hàng có trch1 nhiệm giữ
lại phiếu tiếp nhận này để láy C/O. quá trình xử lý và cấp C/O có thể hoàn
tất trong vòng 8 tiếng cho chủ hàng.
SVTT: Nguyễn Thị Ý Nguyện Trang 25