Tải bản đầy đủ (.doc) (292 trang)

Xây dựng môi trường học tập nội dung thống kê ở trường trung học phổ thông theo hướng rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 292 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------------

HOÀNG LÊ MINH

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NỘI DUNG THỐNG
KÊ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY LUẬN THỐNG KÊ CHO HỌC
SINH

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------------

HOÀNG LÊ MINH

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NỘI DUNG THỐNG KÊ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG SUY LUẬN THỐNG KÊ CHO HỌC SINH

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp
dạy học bộ mơn Tốn Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng
GS.TS. Nguyễn Văn Quảng

NGHỆ AN, 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận án “Xây dựng môi trường học tập nội dung
thống kê ở trường trung học phổ thông theo hướng rèn luyện kỹ năng suy luận
thống kê cho học sinh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và không
trùng lặp được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác trước đó.
Vinh, tháng 04 năm 2023
Tác giả luận án

Hoàng Lê Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lịng kính trọng tới PGS. TS.
Nguyễn Chiến Thắng, GS.TS. Nguyễn Văn Quảng đã dành nhiều thời gian
đồng hành, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Đào Tam cùng các thầy cô
giáo thuộc chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ mơn Tốn, các
thầy cơ giáo thuộc Khoa Tốn học - Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh đã

có nhiều nhận xét, góp ý quý báu cho tác giả.
Tác giả trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các đơn vị và đồng nghiệp trong
trường Đại học Hồng Đức đã quan tâm, tạo điều kiện và động viên tác giả trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn gia đình và bạn bè tơi, những người đã ln bên tơi,
tiếp thêm động lực để tơi hồn thành luận án.
Tác giả luận án

Hoàng Lê Minh

ii


SƠ ĐỒ LOGIC CỦA LUẬN ÁN

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................................... 1

2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 4

3.


NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 4

4.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................... 5

5.

GIẢ THUYẾT KHOA HỌC............................................................................................................ 5

6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 5

7.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.......................................................................................... 6

8.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.......................................................................................................... 6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY LUẬN
THỐNG KÊ CHO HỌC SINH THPT...................................................................................................... 7
1.1.

Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về dạy học thống kê...................................................... 7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi............................................................................................... 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................................... 13

1.2.

Đặc trưng tri thức luận của thống kê........................................................................................... 17

1.2.1. Sơ lược lịch sử về thống kê......................................................................................................... 17
1.2.2. Mối quan hệ giữa Thống kê và Xác suất..................................................................................... 20
1.2.3. Phương pháp chọn mẫu............................................................................................................... 25
1.3.

Thống kê trong chương trình giáo dục tốn Việt Nam................................................................ 37

1.3.1. Nội dung thống kê trong chương trình........................................................................................ 37
1.3.2. Biểu hiện năng lực toán học của HS THPT qua nội dung thống kê............................................ 41
1.4.

Kỹ năng suy luận thống kê.......................................................................................................... 45

1.4.1. Suy luận....................................................................................................................................... 45
1.4.2. Suy luận thống kê........................................................................................................................ 46
1.4.3. Mối quan hệ giữa suy luận thống kê với hiểu biết thống kê và tư duy thống kê.........................48
1.4.4. So sánh suy luận thống kê và suy luận toán học......................................................................... 56
1.4.5. Kỹ năng........................................................................................................................................ 57
1.4.6. Kỹ năng suy luận thống kê.......................................................................................................... 57
1.5.

Thực trạng dạy và học thống kê ở trường THPT hiện nay.......................................................... 59

Kết luận Chương 1.................................................................................................................................. 65
Chương 2. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY
LUẬN THỐNG KÊ CHO HỌC SINH THPT........................................................................................ 67

2.1. Sự cần thiết xây dựng môi trường học tập nhằm rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê cho học
sinh………….......................................................................................................................................... 67
2.2.

Môi trường học tập rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê........................................................... 73

2.2.1. Môi trường học tập...................................................................................................................... 73
iv


2.2.2. Môi trường học tập rèn luyện kỹ năng SLTK............................................................................. 78
2.3. Các biện pháp sư phạm xây dựng môi trường học tập rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê cho
học sinh................................................................................................................................................... 90
2.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh tìm kiếm, khai thác các dữ liệu thực tế trong cuộc sống hàng
ngày vào dạy học nội dung thống kê ở trường trung học phổ thông...................................................... 90
2.3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với
việc rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê cho học sinh trong dạy học nội dung thống kê ở
trường trung học phổ thông.................................................................................................................. 101
2.2.3. Biện pháp 3: Khai thác công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học nội dung thống kê ở trường trung
học phổ thông nhằm rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê cho học sinh............................................. 120
2.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng những phương pháp và công cụ đánh giá kỹ năng suy luận thống kê của
học sinh trong quá trình dạy học nội dung thống kê ở trường trung học phổ thông............................130
Kết luận Chương 2................................................................................................................................ 140
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................................................. 142
3.1.

Mục đích và giả thuyết thực nghiệm sư phạm........................................................................... 142

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm................................................................................................ 142
3.1.2. Giả thuyết thực nghiệm sư phạm............................................................................................... 142

3.2.

Phương pháp đánh giá............................................................................................................... 142

3.2.1. Kết quả khảo sát GV đối với các biện pháp sư phạm đề xuất................................................... 142
3.2.2. Đánh giá định tính..................................................................................................................... 144
3.2.3. Đánh giá định lượng.................................................................................................................. 144
3.3.

Tổ chức thực nghiệm sư phạm.................................................................................................. 145

3.3.1. Nội dung thực nghiệm............................................................................................................... 145
3.3.2. Triển khai thực nghiệm.............................................................................................................. 145
3.3.3. Phương thức tiến hành TN......................................................................................................... 149
3.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả TNSP........................................................................................ 150
3.3.5. Giáo án TN sư phạm.................................................................................................................. 150
3.4.

Xử lý và đánh giá kết quả TN sư phạm..................................................................................... 150

3.4.1. Kết quả đánh giá định tính......................................................................................................... 150
3.4.2. Đánh giá định lượng.................................................................................................................. 152
Kết luận Chương 3................................................................................................................................ 163
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 168

v


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tên đầy đủ

DH

Dạy học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

XSTK

Xác suất thống kê

XS


Xác suất

SL

Suy luận

TK

Thống kê

SLTK

Suy luận thống kê

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

DTNT

Dân tộc nội trú

CNTT

Cơng nghệ thơng tin


SGK

Sách giáo khoa

MHH

Mơ hình hóa

ĐG

Đánh giá



Hoạt động

PP

Phương pháp

CT

Chương trình

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT Nội dung


Trang

1 Bảng 1.1. Bảng các số ngẫu nhiên

28

2 Hình 1.1. Mơ tả các khái niệm đo xu thế trung tâm

32

3 Hình 1.2. Mô tả tứ phân vị

34

4 Bảng 1.2. Ước lượng thời gian (tính theo %) cho các mạch nội dung

39

ở từng lớp (khơng tính chun đề học tập) của CT 2018
5 Bảng 1.3. Mạch kiến thức Thống kê và xác suất của CT 2006 và CT
2018

40

6 Bảng 1.4. Biểu hiện các thành phần năng lực tốn qua nội dung thống


41


7 Hình 1.3. Quan điểm có sự độc lập và giao thoa giữa ba miền

50

8 Hình 1.4. Hiểu biết là nền tảng để phát triển suy luận và tư duy

51

thống kê
9 Bảng 1.5. Chiều cao của 36 học sinh (đơn vị cm)

54

10 Bảng 1.6. Thơng tin tình hình chữa bệnh của hai bệnh viện A và B

60

11 Hình 1.5. Những nguyên nhân gây ra khó khăn khi triển khai dạy
học

64

nội dung thống kê ở THPT hiện nay
12 Hình 1.6. Đánh giá của GV về các kỹ năng thống kê của HS sau khi

64

học xong THPT
13 Bảng 2.1. Số liệu thu được khi trồng thử nghiệm giống lúa A


70

14 Bảng 2.2. Số liệu thu được khi trồng thử nghiệm giống lúa B

70

15 Hình 2.1. Mơ hình hệ thống giáo dục cơ bản

75

16 Hình 2.2. Mơ hình tình huống học tập lý tưởng

76

vii


17 Hình 2.3. Mơi trường học tập nội dung thống kê

84

18 Bảng 2.3. So sánh sự khác nhau giữa hai mơ hình lớp học

88

19 Bảng 2.4. Các dạng bài tập thống kê trong SGK toán hiện hành (2006)

92

20 Bảng 2.5. Số lượng nguyện vọng các tổ hợp bài thi trong 2 năm


99

21 Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ nguyện vọng với tổ hợp các bài thi

99

22 Bảng 2.6. Bảng tần số, tần suất thành tích chạy

114

23 Bảng 2.7. Phân bố thời gian học tập mơn Tốn và Anh văn ở nhà
của

125

10 HS
24 Hình 2.4. Sử dụng MS Excel để tính tốn các kết quả

125

25 Bảng 2.8. Chất thải điện tử phát sinh ở Việt Nam từ 2002 đến

127

2006 (đơn vị tấn/ năm)
26 Hình 2.5. Kết quả nhập số liệu trong Excel

127


27 Biểu đồ 2.2. Khối lượng trung bình rác thải điện tử từng năm

128

28 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ khảo sát thu nhập của sinh viên đại học (tính

129

theo USD)
29 Bảng 2.9. So sánh giữa ĐG kết quả học tập, ĐG vì học tập và ĐG

133

là học tập
30 Bảng 2.10. Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và cơng cụ

133

đánh giá
31 Bảng 2.11. Bảng đánh giá các mức độ của biểu hiện của kỹ năng

135

SLTK của HS
32 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát GV Toán đối với các biện pháp sư phạm
đề xuất
viii

143



33 Bảng 3.2. Điểm thi đầu vào mơn Tốn hai lớp TN 10G và ĐC 10E

146

Trường THPT DTNT Thanh Hóa năm học 2020-2021
34 Bảng 3.3. Bảng phân loại kết quả điểm thi đầu vào mơn Tốn của

147

lớp TN 10G và lớp ĐC 10E (vịng 1)
35 Bảng 3.4. Bảng bố trí lớp TN và lớp ĐC vòng 1

147

36 Bảng 3.5. Điểm thi đầu vào mơn Tốn hai lớp TN 10A3 và ĐC 10A1

149

Trường THPT Đào Duy Từ - TP Thanh Hóa năm học 2021-2022
37 Bảng 3.6. Bảng phân loại kết quả điểm thi đầu vào mơn Tốn của

149

lớp TN 10A3 và lớp ĐC 10A1 (vịng 2)
38 Bảng 3.7. Bảng bố trí lớp TN và lớp ĐC vòng 2

149

39 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá của HS lớp 10G THPT DTNT năm học


151

2020-2021 sau khi học nội dung thống kê
40 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá của HS lớp 10A3 THPT Đào Duy Từ,

152

Thanh Hóa năm học 2021-2022 sau khi học nội dung thống kê
41 Bảng 3.10. Bảng phân tích phổ điểm bài kiểm tra của học sinh HS lớp

153

10E, 10G Trường THPT DTNT Thanh Hóa, năm học 2020-2021.
42 Bảng 3.11. Bảng phân loại kết quả điểm kiểm tra của nhóm TN và

153

nhóm ĐC tại Trường THPT DTNT Thanh hóa, năm học 2020-2021
43 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại điểm kiểm tra của

153

nhóm TN và nhóm ĐC tại Trường THPT Dân tộc nội trú Thanh hóa,
năm học 2020-2021
44 Bảng 3.12. Bảng % số HS đạt điểm xi trở xuống của lớp ĐC và lớp
TN tại Trường THPT DTNT Thanh hóa, năm học 2020-2021

ix


154


45 Hình 3.2. Đường lũy tích biểu diễn kết quả bài kiểm tra của nhóm

155

TN và nhóm ĐC tại Trường THPT Dân tộc nội trú Thanh hóa, năm
học 2020-2021
46 Bảng 3.13. Phân tích phổ điểm bài kiểm tra của học sinh lớp 10A1,
10A3
47 Bảng 3.14. Phân loại kết quả điểm kiểm tra của nhóm TN và nhóm
ĐC

156
157

tại Trường THPT Đào Duy Từ, Thanh hóa, năm học 2021-2022
48 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại điểm kiểm tra của 157
nhóm TN và nhóm ĐC tại Trường THPT Đào Duy Từ, Thanh hóa,
năm học 2021-2022
49 Bảng 3.15. Phần trăm số HS đạt điểm xi trở xuống của lớp ĐC và lớp 158
TN tại Trường THPT Đào Duy Từ, Thanh hóa, năm học 2021-2022
50 Biểu đồ 3.4. Đường lũy tích biểu diễn kết quả bài kiểm tra nhận

158

thức của nhóm TN và nhóm ĐC tại Trường THPT Đào Duy Từ,
Thanh Hóa, năm học 2021-2022
51 Hình 3.5. Một phần bài làm của nhóm 1 – lớp 10G


161

52 Hình 3.6. Phần nhận xét của nhóm 1 – lớp 10G – DTNT Thanh Hóa 161
53 Hình 3.7. Một phần bài làm của nhóm 2 – DTNT Thanh Hóa

162

54 Hình 3.8. Một phần bài làm của HS nhóm 2 – DTNT Thanh Hóa

162

55 Hình 3.9. Một phần bài làm của HS nhóm 2 – DTNT Thanh Hóa

163

x


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày nay đang diễn ra rất
gay gắt, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng phát triển của mỗi nước như
cơ sở hạ tầng; khoa học công nghệ; môi trường pháp lý; môi trường chính trị xã
hội ổn định, chất lượng nguồn nhân lực, … thực tế cho thấy yếu tố nguồn nhân
lực được xem là yếu tố quyết định, đó là nguồn lực “nội sinh” chi phối quá trình
phát triển kinh tế - xã hội với ưu thế nổi bật như không có giới hạn và sẽ là một
nguồn lực mạnh mẽ nếu biết bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lý.
Trong sự cạnh tranh đó đất nước ta ln xem giáo dục và khoa học công
nghệ là trọng tâm trong các chính sách. Nghị quyết số 29 - NQ/TW đã khẳng

định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Ngành giáo
dục và đào tạo hiện nay đang tiến hành đổi mới, Nghị quyết số 88/2014/QH13
đã nêu ra yêu cầu đối với nhiệm vụ đổi mới giáo dục: “Đổi mới nội dung giáo
dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”.
Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn năm 2018 (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2018) đã được các nhà giáo dục toán học Việt Nam xây dựng dựa trên
tinh thần “tinh giản, hiện đại và thiết thực” với mong muốn trang bị nền tảng
toán học và chú trọng tính ứng dụng vào thực tiễn đời sống của tốn. Nội dung
“Thống kê và Xác suất” chính là một trong những nội dung của toán học được
các nhà giáo dục tốn Việt Nam kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường tính ứng dụng
và giá trị thiết thực của toán học. Ngày nay, Thống kê đã trở thành một công cụ
đắc lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, trở thành một ngành khoa
học có nhiều ứng dụng rộng khắp trong thực tế. Thống kê đóng vai trò ngày
càng quan
1


trọng, thể hiện rõ nét trên nhiều khía cạnh, từ việc được sử dụng là căn cứ để
đưa ra các quyết định, các dự báo, là cơ sở để xây dựng hoạch định chính sách,
đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực y tế, giáo dục, an ninh quốc
phòng, và nghiên cứu khoa học.
Theo sáng kiến của Ủy ban Thống kê Liên Hiệp Quốc, Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc đã ra Nghị quyết số 64/267 ngày 3/6/2010 thống nhất chọn ngày
Thống kê thế giới là ngày 20/10 hằng năm, với mục đích tơn vinh vai trị của
thống kê và nhằm thu hút sự chú ý của công chúng về tầm quan trọng của những
dữ liệu thống kê do “Hệ thống thơng tin thống kê” tồn cầu (Statistical

information system - SIS) cung cấp. Năm 2010 đã có 103 nước tổ chức Ngày
Thống kê thế giới.
Theo Vũ Hà Văn (2020), Thống kê là một trong những ngành khoa học
có ứng dụng nhiều nhất hiện nay với vai trò lớn trong tất cả các nghiên cứu định
lượng. Tư duy thống kê là thứ nên trang bị cho toàn xã hội, giúp cho từng cá
nhân có cách đánh giá khoa học về các sự kiện diễn ra quanh mình
(giaoduc.net.vn).
Nhiều nước trên thế giới đã đưa nội dung thống kê vào chương trình giáo
dục phổ thơng từ cấp tiểu học, trung học cơ sở. Tại Việt Nam chương trình giáo
dục mơn Tốn hiện hành cũng đã đưa vào một phần của thống kê mô tả giảng
dạy cho học sinh lớp 7, học kỳ hai chương trình tốn lớp 10. Tuy nhiên, chương
trình này chỉ mới giới thiệu sơ lược về điều tra thu thập số liệu thống kê qua
bảng số liệu thống kê hay qua các biểu đồ cho trước. Các khái niệm tần số, tần
suất, phương sai, độ lệch chuẩn được giới thiệu nhiều bài tập để thực hành tính
tốn, rất ít những yêu cầu đối với học sinh trong việc vận dụng kiến thức vào
cuộc sống hàng ngày, bởi không có những yêu cầu vận dụng thống kê giải quyết
những vấn đề mà thực tế địi hỏi. Chương trình trung học phổ thông chỉ mới chú
ý đến việc trang bị kiến thức cơ bản về thống kê cho người học mà chưa chú
trọng đến việc rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê. Trong khi thế giới hiện tại
có rất nhiều vấn đề địi hỏi con người phải có kỹ năng suy luận thống kê để giải
2


quyết các bài toán thực tiễn. Năng lực phát hiện và kỹ năng giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong thực tiễn là một đảm bảo sự thành công trong cuộc sống. Khi
cuộc sống hiện đại đã

3



yêu cầu nguồn nhân lực cần phải có những kỹ năng thích ứng thì việc giảng dạy
theo quan điểm tập trung phát triển kỹ năng suy luận thống kê cho học sinh
không những giúp các em tự tin khi đối mặt với các bài toán thực tiễn liên quan
đến dữ liệu thống kê mà cịn góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển các năng
lực tốn học khác. Do đó, rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê cho HS để giải
quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống và cộng đồng là một
yêu cầu cấp thiết trong dạy học thống kê.
Sự quan trọng của thống kê và kỹ năng suy luận thống kê đối với mỗi cá
nhân đã được các nhà giáo dục toán của Việt Nam khẳng định thơng qua nội
dung chương trình mơn Toán năm 2018 với những yêu cầu mà HS cần đạt được
sau khi hồn thành chương trình phổ thơng là “Hoàn thiện khả năng thu thập,
phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lý dữ liệu thống kê; sử dụng các cơng cụ
phân tích dữ liệu thống kê thơng qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo
mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các
quy luật thống kê trong thực tiễn; nhận biết các mơ hình ngẫu nhiên, các khái
niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn” (Bộ Giáo dục
và Đào tạo, 2018).
Trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, những
người đang công tác trong ngành giáo dục sẽ cần nhiều nhà khoa học cùng
nghiên cứu, trao đổi để có thể góp phần thực hiện thành cơng nhiệm vụ đổi mới
giáo dục mà xã hội giao trách nhiệm. Trong cơng trình này chúng tơi tập trung
nghiên cứu các tri thức về kỹ năng suy luận thống kê trên đối tượng là học sinh
trung học phổ thông, các biểu hiện và mức độ của kỹ năng suy luận thống kê,
năng lực suy luận thống kê mà các em cần được hình thành và phát triển nhằm
đáp ứng nhu cầu công việc tương lai cũng như sẵn sàng ứng phó với những tình
huống xuất hiện trong cuộc sống thực tiễn có liên quan đến số liệu thống kê.
Chúng tơi cũng nghiên cứu để thiết kế và đề xuất một mơi trường học tập nội
dung thống kê hình thành từ các biện pháp sư phạm nhằm góp phần rèn luyện kỹ
năng suy luận thống kê cho học sinh.
4



Với các lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng môi
trường học tập nội dung thống kê ở trường trung học phổ thông theo hướng rèn
luyện kỹ năng suy luận thống kê cho học sinh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận án là nghiên cứu các đặc điểm và nội dung của thống
kê, các quan điểm, ngun tắc, vị trí và vai trị của dạy học tốn nói chung, dạy
học thống kê nói riêng trong Chương trình Giáo dục phổ thơng, làm rõ sự cần
thiết của kỹ năng suy luận thống kê và đổi mới mơi trường học tập nội dung
thống kê; từ đó xây dựng môi trường học tập nội dung này nhằm rèn luyện cho
học sinh kỹ năng suy luận thống kê trong quá trình dạy học ở trường THPT.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nói trên, các nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận
án được đặt ra như sau:
(1) Tổng quan những cơng trình nghiên cứu ở trong nước, ngoài nước về
dạy học thống kê ở trường THPT, những cơng trình nghiên cứu về mơi trường
học tập.
(2) Tìm hiểu đặc trưng tri thức luận và nội dung thống kê trong chương
trình mơn Tốn ở trường phổ thơng.
(3) Đề xuất các quan niệm về kỹ năng suy luận thống kê, môi trường học
tập rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê cho học sinh trung học phổ thông.
(4) Đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường học tập phù hợp để rèn
luyện kỹ năng suy luận thống kê thông qua dạy học chủ đề thống kê ở trường
trung học phổ thông.
(5) Thực nghiệm (TN) sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp sư phạm mà luận án đã đề xuất.

5



4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường học tập rèn luyện kỹ năng suy luận
thống kê cho học sinh THPT.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học nội dung thống kê ở trường
THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung thống kê ở THPT trong chương trình
giáo dục phổ thơng mơn Tốn năm 2006 và 2018.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trên cơ sở làm rõ vai trị của suy luận thống kê trong chương trình giáo
dục phổ thơng mơn Tốn, nếu xác định được các biểu hiện của kỹ năng suy luận
thống kê phù hợp với học sinh trung học phổ thơng thì sẽ xây dựng được một
mơi trường học tập tích cực (thơng qua các biện pháp sư phạm) để rèn luyện kỹ
năng này cho học sinh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học giáo dục, tài
liệu giáo dục học, triết học, các tài liệu về lý luận và giảng dạy bộ mơn Tốn,
đặc biệt nghiên cứu các tài liệu về giảng dạy thống kê, các kết quả nghiên cứu có
liên quan đến đề tài đã có từ trước để làm rõ các kỹ năng suy luận thống kê của
học sinh.
- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát - điều tra và phương pháp chuyên gia
gồm các hoạt động thực hiện việc trao đổi với các GV và học sinh thông qua
phiếu khảo sát - điều tra thực trạng, tham khảo các tài liệu để làm căn cứ khoa
học đề ra các biện pháp hình thành và rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê thông
qua dạy học thống kê ở trường trung học phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định và
khẳng định giả thuyết khoa học của luận án.

6



7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
7.1. Về mặt lý luận
- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục thống kê
trong trường phổ thông, đặc biệt về hiểu biết, suy luận và tư duy thống kê.
- Đề xuất được một quan niệm về kỹ năng suy luận thống kê của học sinh
trung học phổ thông và các biểu hiện của kỹ năng này.
- Đề xuất được một quan niệm về môi trường dạy học rèn luyện kỹ năng
suy luận thống kê và các thành phần cốt lõi của môi trường này.
- Đề xuất Rubric các mức độ của biểu hiện kỹ năng suy luận thống kê của
học sinh.
- Đề xuất được các biện pháp sư phạm nhằm tạo môi trường học tập thống
kê theo hướng rèn luyện kỹ năng suy luận thống kê cho HS.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Có thể hỗ trợ GV trong việc tổ chức dạy học nội dung thống kê ở trường
THPT với kỳ vọng nâng cao hiệu quả dạy học.
- Việc vận dụng các biện pháp sư phạm đã đề xuất trong luận án vào thực
tiễn dạy học sẽ góp phần đổi mới PPDH và đạt được mục tiêu dạy học thống kê
ở trường THPT.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án bao gồm các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
và 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng suy luận
thống kê cho học sinh THPT
Chương 2. Xây dựng môi trường học tập theo hướng rèn luyện kỹ năng
suy luận thống kê cho học sinh THPT
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
7



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG SUY LUẬN THỐNG KÊ CHO HỌC SINH
THPT
1.1. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu về dạy học thống kê
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về dạy học thống kê ở trường trung
học, như các cơng trình của Holmes P. (1980), Hawkins A., Jolliffe F. và
Glickman L. (1991), … đã xuất hiện từ những năm 1980, 1990.
Với vai trò quan trọng ngày càng tăng của thống kê đòi hỏi những thay đổi
trong việc dạy học nội dung này cho học sinh phổ thơng, nhiều cơng trình
nghiên cứu về lĩnh vực này đã được thực hiện. Các chủ đề đa dạng liên quan đến
dạy học thống kê đã được quan tâm nghiên cứu, có thể đúc kết lại theo những
hướng cơ bản nhất là: Những thách thức và khó khăn trong dạy học thống kê;
PPDH và kiểm tra đánh giá trong dạy học thống kê; Ứng dụng của CNTT vào
dạy học thống kê; Bồi dưỡng và đào tạo GV dạy thống kê.
Thứ nhất, hướng nghiên cứu về những thách thức và khó khăn trong dạy
học thống kê. Đầu tiên là khó khăn đến từ vấn đề đào tạo giáo viên dạy thống
kê. Batanero và Diaz (2010) đã chỉ ra rằng mặc dù các giáo viên trung học tương
lai có thể học chuyên ngành toán học, nhưng họ hầu như chỉ nghiên cứu thống
kê lý thuyết trong quá trình đào tạo của mình. Garegae (2008) đã nghiên cứu
những thách thức mà giáo viên toán phải đối mặt khi giảng dạy thống kê. Kết
quả nghiên cứu cho thấy giáo viên dạy Toán ở các trường phổ thơng gặp khó
khăn trong việc giải thích các khái niệm thống kê cho người học; giải quyết các
vấn đề thống kê từ các bài kiểm tra trong quá khứ; thiết kế các hoạt động phù
hợp trong thống kê cho người học; xác định mục tiêu của bài dạy; và liên hệ việc
giảng dạy thống kê với trải nghiệm thực tế của người học.
Nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy rằng giáo viên vẫn sử dụng phương pháp
lý thuyết truyền thống để giảng dạy thống kê, đặt trọng tâm vào việc xác định
8




×