Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khóa luận tốt nghiệp luật kinh doanh doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam trường hợp của doanh nghiệp xã hội koto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------

NGUYỄN ANH THƯ

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM:
TRƯỜNG HỢP CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KOTO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy
Khố học: QH-2013-L

HÀ NỘI, 2017

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------

NGUYỄN ANH THƯ

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM:
TRƯỜNG HỢP CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KOTO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy
Khố học: QH-2013-L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. Phan Thị Thanh Thủy

HÀ NỘI, 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu
trong Khóa luận chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ
và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Nếu khơng
đúng như trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về Khóa luận của mình.

Người cam đoan

Nguyễn Anh Thư

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSIP

Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng

CSR


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

DNXH

Doanh nghiệp xã hội

DNhXH

Doanh nhân xã hội

NGO

Tổ chức phi chính phủ

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

QLNN

Quản lý Nhà nước

4


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta trong

30 năm qua, nhiều vấn đề xã hội và môi trường mới nổi lên cả về số lượng và quy mô, trở
thành một mối lo ngại lớn với tồn Đảng và xã hội. Có thể kể đến các vấn đề nổi cộm như:
tình trạng thất nghiệp; tội phạm thanh, thiếu niên; bất bình đẳng giới; HIV/AIDS; người
cao tuổi; trẻ em đường phố; người khuyết tật; nạn buôn người... Cơ hội tiếp cận với các
dịch vụ xã hội của những người có hồn cảnh khó khăn vẫn còn thấp do đại đa số các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa đủ để đáp ứng, mang lại ích lợi cho tất cả những
người khó khăn và yếu thế trong xã hội. Đặc biệt, do sự hạn chế về nguồn lực, Nhà nước
cũng không thể tự giải quyết tất cả những vấn đề này. Trong bối cảnh ấy, Doanh nghiệp
xã hội (DNXH) xuất hiện như một giải pháp bổ sung và ngày càng hiệu quả cho Nhà nước
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường một cách hiệu quả và bền vững. Có
thể nói mơ hình DNXH chứa đựng sự linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với cộng đồng; góp
phần chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng xã hội với Nhà nước bằng các con đường riêng
đầy sáng tạo, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, đồng thời giúp bù đắp được một khiếm
khuyết khó khắc phục của cơ chế thị trường là vận hành bởi động cơ lợi nhuận.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục cải thiện môi trường
pháp lý cho hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, Luật
Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu
lực kể từ ngày 01/7/2015. Đây là đạo luật có nhiều quy định mới mang tính đột phá,
khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát huy tính sáng tạo, bình
đẳng, cạnh tranh lành mạnh, và phát triển bền vững. Một trong những điểm mới nổi bật
của Luật Doanh nghiệp năm 2014 là lần đầu tiên ghi nhận khái niệm DNXH trong hệ
thống pháp lý. Theo đó, DNXH được định nghĩa là doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế
7


thị trường với triết lý kinh doanh gắn liền với xây dựng cuộc sống bền vững, giải quyết
các vấn đề xã hội thay vì lợi nhuận thuần túy. Việc luật hóa DNXH trong Luật Doanh
nghiệp năm 2014 đã tạo tiền đề quan trọng cho việc hình thành mơi trường pháp lý và
những chính sách phù hợp khuyến khích cho sự phát triển của DNXH.
Ở Việt Nam, mặc dù chưa bao giờ được cơng nhận chính thức, nhưng các hoạt

động sử dụng kinh doanh như một công cụ để phục vụ cho lợi ích cộng đồng, đặc biệt là
các cộng đồng yếu thế đã xuất hiện từ khá lâu. Hiện nay, DNXH ở nước ta đang trong giai
đoạn phát triển sơ khai với các cơ sở pháp lý ban đầu đã có và đang tiếp tục được xây
dựng và hồn thiện. Đặc biệt, có một số DNXH đã tạo dựng được thương hiệu, điển hình
như: Trường đào tạo nghề nhân đạo Koto với chuỗi nhà hàng ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Trong hơn một thập kỷ phát triển, Koto đã nhận đào tạo nghề nấu ăn, dịch vụ
khách sạn, nhà hàng cho rất nhiều trẻ em lang thang, có hồn cảnh khó khăn. Năm 2016,
KOTO trở thành DNXH được công nhận đầu tiên tại Việt Nam, theo tinh thần của Điều
10 Luật Doanh nghiệp và Nghị định 96 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sự kiện KOTO chính
thức được cấp giấy phép cơng nhận là DNXH đầu tiên theo Luật Doanh nghiệp 2014
không chỉ đối với KOTO mà còn đánh dấu một chặng đường mới trong lịch sử phát triển
của phong trào DNXH tại Việt Nam. Sự phát triển của những DNXH như KOTO sẽ thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với định hướng
XHCN ở nước ta, vì vậy đây khơng chỉ là xu thế chung của thế giới mà còn rất cần thiết
ở Việt Nam.
Mặc dù có những điều kiện thuận lợi nhất định, nhưng vẫn cịn khơng ít khó khăn,
rào cản cho sự phát triển DNXH ở Việt Nam như: thiếu một khung khổ pháp lý thống nhất
cho DNXH, các chính sách về hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước còn hạn chế, các vấn đề về
nguồn nhân lực, sức ép từ cạnh tranh thị trường với các doanh nghiệp truyền thống,...
Trước tình hình đó, việc tìm kiếm những giải pháp để hỗ trợ DNXH phát triển là một việc
làm cần thiết. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng vai trò của Nhà nước với hệ thống pháp
luật và chính sách là những điều kiện thiết yếu để các DNXH phát triển. Vì vậy, yêu cầu
8


đặt ra là cần sớm hoàn thiện pháp luật và chính sách để gia tăng tác động xã hội của các
DNXH ở Việt Nam.
Với những lý do trên, sinh viên quyết định lựa chọn đề tài “Doanh nghiệp xã hội
theo pháp luật Việt Nam: Trường hợp của Doanh nghiệp xã hội KOTO” làm đề tài khóa
luận cử nhân Luật kinh doanh.


2. Tình hình nghiên cứu
DNXH là mơ hình doanh nghiệp đã được hình thành từ lâu, và cũng đã phát triển ở
Việt Nam trong một thời gian nhất định. Những đóng góp cho xã hội của DNXH là khơng
thể phủ nhận, chính vì vậy nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của DNXH đã được rất
nhiều người đề cập đến. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:
 Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) với nghiên cứu về “Khái niệm Doanh
nghiệp xã hội”;
 Khảo sát về DNXH đăng trong “Báo cáo kết quả khảo sát doanh nghiệp xã hội Việt
Nam” năm 2011 của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) và Hội đồng
Anh Việt Nam;
 Cơng trình “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính
sách” năm 2012 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh
tại Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP);
 Cơng trình “Điển hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam” năm 2016 của Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm
hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP).
Nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của DNXH, đặc biệt là pháp luật về tổ chức, hoạt
động của DNXH ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, mới chỉ có một số ít cơng trình
nghiên cứu các vấn đề pháp lý về DNXH. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu đầu
tiên như:
9


 TS. Phan Thị Thanh Thủy với bài viết “Những vấn đề pháp lý về Doanh nghiệp xã
hội theo Luật Doanh nghiệp 2014” đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
6/2015 và bài viết “Hình thức pháp lý của Doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước
Anh và một số gợi mở cho Việt Nam” đăng trên tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN số 4 năm 2015.
 ThS. Vũ Thị Hịa Như với bài viết “Hồn thiện quy định pháp luật Việt Nam về

Doanh nghiệp xã hội” đăng trên Tạp chí Luật học, số 3/2015.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh nhất định của mơ
hình phát triển DNXH dưới góc độ pháp lý. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có một
cơng trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn cử nhân Luật kinh doanh nghiên cứu một cách
toàn diện, đầy đủ về vấn đề pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Chính
vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam: Trường
hợp của Doanh nghiệp xã hội KOTO” với mong muốn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về pháp luật về DNXH ở Việt Nam thơng qua việc phân tích trường hợp thành
cơng của KOTO và đóng góp những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về DNXH.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài có mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật về doanh
nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay cùng với việc phân tích trường hợp của DNXH KOTO.
Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
hoạt động của mơ hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu như
sau:
 Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của mô hình DNXH, về lịch sử hình thành và
10


phát triển của DNXH trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam từ trước tới nay. Nghiên

cứu về sự cần thiết của việc ban hành khung pháp luật về DNXH, khái niệm của
pháp luật về DNXH.
 Nghiên cứu về các nội dung chủ yếu của pháp luật về DNXH, thực trạng DNXH ở
Việt Nam hiện nay. Từ đó rút ra được những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của
pháp luật về DNXH, chỉ ra được những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
 Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển, bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức
và các vấn đề liên quan đến tài chính, nguồn vốn, tác động đối với xã hội... của
DNXH KOTO để từ đó có thể lí giải thích được sự phát triển mạnh mẽ của KOTO
trong suốt thời gian qua.
 Nghiên cứu đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về DNXH và giải pháp nâng
cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của DNXH ở Việt Nam hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và
hoạt động của DNXH được quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Về thực tiễn đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các DNXH ở Việt
Nam hiện nay, cụ thể là trường hợp của DNXH KOTO.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề là các quy định của pháp luật về DNXH được quy định
trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, về địa bàn nghiên cứu đề tài nghiên cứu trên địa bàn
cả nước, thời gian nghiên cứu từ năm tháng 2 năm 2017 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ
11


thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu,
tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài.

6. Tính mới và những đóng góp của khóa luận
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một khóa luận cử nhân Luật kinh
doanh về các vấn đề liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài giải quyết những nội dung cơ bản thuộc về lý luận và thực tiễn của pháp luật về
doanh nghiệp xã hội là: các định nghĩa, đặc điểm của DNXH và pháp luật về DNXH và
thực trạng pháp luật về DNXH Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, thơng qua việc phân tích trường hợp cụ
thể của DNXH KOTO, đề tài cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
DNXH và nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động đối với loại hình doanh nghiệp này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và học
tập của các nhà nghiên cứu, giảng dạy luật học, việc học tập của sinh viên, học viên chuyên
ngành luật kinh tế...

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Doanh nghiệp xã hội
Chương 2: Thực trạng pháp luật về Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam và trường
hợp của Doanh nghiệp xã hội KOTO
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao hoạt động của Doanh nghiệp xã hội
tại Việt Nam


12


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

1.1. Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của Doanh nghiệp xã hội trên
thế giới
DNXH đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Theo nghiên
cứu của MacDonald M. & Howarth C. (2008), mô hình DNXH đầu tiên xuất hiện tại
London vào năm 1665, khi Đại dịch (Great Plague) hoành hành đã khiến nhiều gia đình
giàu có, vốn là các chủ xưởng cơng nghiệp và cơ sở thương mại rút khỏi thành phố, để lại
tình trạng thất nghiệp tăng nhanh trong nhóm dân nghèo lao động. Trong bối cảnh đó,
Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài chính
cá nhân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho 1.700 cơng
nhân. Ngay từ khi thành lập, ơng tun bố xí nghiệp khơng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận và số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện [7, tr.1].
Như vậy, DNXH lần đầu tiên xuất hiện tại Anh do những nhu cầu nhất định về thực
hiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với người nghèo, người khuyết tật.
Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, các DNXH ở Anh đã phát triển một cách tương đối và
có thể phân thành hai nhóm như sau [7, tr.1]:
(i) Nhóm thứ nhất, là một số người giàu có thay đổi quan điểm của họ trong hoạt
động từ thiện. Theo quan điểm của họ, việc đóng góp, hỗ trợ một khoản vật chất nhất định
cho tầng lớp dân nghèo có thể gây ra tâm lý ỷ lại, lười biếng và “nhàn cư vi bất thiện” ở
họ. Chính vì vậy, họ xây dựng các chương trình cung cấp việc làm để nhóm này học việc
và có thể duy trì cơng việc cũng như thu nhập của mình, trở thành “những thành viên hữu
ích của quốc gia”. Với quan điểm và phương pháp tiếp cận như vậy, một số mơ hình doanh
nghiệp hỗ trợ hoạt động của các quỹ, các chương trình dành cho người nghèo, người
13



khuyết tật đã được ra đời, có thể kể đến như: Quỹ tín dụng vi mơ (chủ yếu là cho vay công
cụ sản xuất) ở Bath; trường dạy xe sợi, dệt vải và tạo việc làm cho những người mù nghèo
khổ ở Liverpool năm 1790; trường giáo dưỡng, tái hòa nhập trẻ phạm tội của tư nhân…
Những chương trình hỗ trợ như vậy, được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, của các nhà tư
sản lớn. Từ đó tạo nên những DNXH đầu tiên trên thế giới.
(ii) Nhóm thứ hai, đối với một số đối tượng khác có quan điểm khác về phúc lợi xã
hội và hỗ trợ cộng đồng. Theo đó, trong giai đoạn này ở Anh, xuất hiện các mơ hình cho
phép người lao động có nhiều quyền hơn trong ký kết hợp đồng lao động và lần đầu tiên
họ có khả năng làm chủ kế hoạch kinh doanh cũng như phân phối lợi nhuận. Sự phát triển
của mơ hình này dẫn đến việc ra đời của các Hợp tác xã (Co-op), hội ái hữu (Provident
Society), làng nghề (Industrial Society) đã thực hiện phân phối lợi nhuận và cung cấp
phúc lợi cho toàn bộ cộng đồng, cũng như trao quyền biểu quyết về quản lý tổ chức và
kinh doanh cho tất cả thành viên.
Sang thế kỷ 20, hoạt động của các DNXH có phần giảm sút khi chủ thuyết kinh tế
Keynes lên ngôi từ sau cuộc Đại suy thối (1929-1933), cổ vũ cho vai trị can thiệp của
Nhà nước đối với nền kinh tế; và cũng nhờ đó, một loạt mơ hình Nhà nước phúc lợi đã ra
đời ở Tây Âu và Bắc Mỹ sau Thế chiến II [7, tr.2].
Bước vào thời kỳ hiện đại, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi và phát triển
mạnh mẽ kể từ sau Chiến tranh thế giới, cùng với sự tác động của Chiến tranh lạnh và đối
đầu Đơng – Tây, ở các quốc gia Phương Tây, chính sách xã hội đặc biệt được quan tâm
và được coi là mũi nhọn trong việc đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế
và phát triển xã hội. Trong giai đoạn này, các DNXH chỉ thực sự phát triển mạnh để hình
thành nên một phong trào rộng khắp có diện mạo như ngày nay sau những chính sách kinh
tế của nước Anh vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Cụ thể là chủ trương thu hẹp lại vai trò
của Nhà nước và cho rằng Nhà nước không nên trực tiếp tham gia cung cấp phúc lợi xã
hội. Nhà nước tư sản phương Tây trong giai đoạn này đã rút dần ảnh hưởng trong lĩnh vực
14



cơng, xã hội hóa nhiều hoạt động phúc lợi, từ thiện. Từ đó dẫn đến sự phát triển của các
DNXH trong giai đoạn này.
Về cơ bản có thể thấy, các vấn đề về dịch vụ công và phúc lợi xã hội vốn luôn được
thừa nhận rộng rãi như một trong các chức năng cơ bản của Nhà nước, Nhà nước khi được
ra đời cần phải thực hiện hai chức năng cơ bản là bảo vệ và quản lý xã hội, trong đó quản
lý xã hội bao gồm thực hiện cả những yếu tố phúc lợi xã hội và dịch vụ công như hỗ trợ
người nghèo, người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội khác. Tuy nhiên, trong giai
đoạn từ sau thập niên 80 của thế kỷ XX Chính phủ của nhiều nước Phương Tây đều thực
hiện chức năng này thông qua các tổ chức dân sự và tư nhân bằng hình thức đấu thầu và
th ngồi. Hoạt động xã hội hóa các hình thức dịch vụ cơng và phúc lợi xã hội khác cho
thấy hiệu quả cao hơn hẳn so với việc nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động này.
Trong ba thập niên trở lại đây, phong trào DNXH đã phát triển mạnh ra khỏi biên
giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mơ và tầm ảnh hưởng tồn cầu.
Hiện tại khơng có số liệu chính xác bao nhiêu DNXH đang hoạt động tại bao nhiêu quốc
gia bởi mơ hình khái qt về DNXH tuy đã được công nhận thức một cách rộng rãi, nhưng
đi vào nội dung, tiêu chí cụ thể để định nghĩa, phân loại DNXH lại có nhiều quan điểm
khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế-xã hội của từng nước, và
thậm chí là mục tiêu chính sách của từng chính phủ. Mặc dù vậy, qua các tài liệu nghiên
cứu, có thể nói DNXH đang hoạt động mạnh mẽ ở tất cả các khu vực trên thế giới từ Tây
Âu, Bắc Mỹ, Úc đến Mỹ La-tinh, Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á. Khơng ít
quốc gia đã ban hành văn bản pháp lý riêng về DNXH và tạo lập được các mạng lưới có
tổ chức để tập hợp, chia sẻ và kết nối lên tới hàng nghìn DNXH ở phạm vi trong nước
cũng như quốc tế [7, tr.2].

15


1.2. Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp xã hội
Mặc dù DHXH có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời, tuy nhiên, cho đến
nay, khái niệm DNXH vẫn chưa có sự thống nhất, dẫn đến việc hiện nay có nhiều quan

điểm khác nhau về khái niệm DNXH.
Trong Chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa:
“DNXH là một mơ hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu
xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì
tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” [7]
Đây có thể được là một định nghĩa tồn diện, nêu bật lên được những đặc điểm cơ
bản của DNXH. Đó là DNXH cần được hiểu như là một mơ hình, phương án, giải pháp
thông qua hoạt động kinh doanh hơn là ràng buộc DNXH vào một hình thức cơng ty nhất
định. Bên cạnh đó, mục tiêu xã hội được xem là ưu tiên hàng đầu và cốt lõi của DNXH.
Và cuối cùng, lợi nhuận được tái phân phối lại cho tổ chức hoặc cộng đồng, khơng phải
cho cá nhân.
Ngồi ra, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng đưa ra định nghĩa:
“DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận
dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế.
DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành
thị và nơng thơn. Ngòai ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực
giáo dục, văn hóa, mơi trường.” [33]
Ngoài hai định nghĩa nêu trên là những định nghĩa được nhiều nghiên cứu và tổ
chức tham khảo, trích dẫn, cịn có một số định nghĩa khác về DNXH. Ví dụ như Tổ chức
hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng – CSIP của Việt Nam đưa ra quan điểm:
“DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới
nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH
16


lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt
được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế.” [25]
Như được đề cập ở trên, cách định nghĩa về DNXH rất phong phú, tùy thuộc trình
độ phát triển của mỗi nước và khu vực, cũng như đặc thù và ưu tiên của từng tổ chức.
Nhưng nhìn chung, DNXH đều có những đặc điểm nổi bật sau đây:

 Sử dụng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một công cụ để thực
hiện được mục tiêu xã hội đề ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp
Trước hết, so với những tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các quỹ từ thiện chỉ
đơn thuần nhận tài trợ từ các tổ chức, nhà hảo tâm để thực hiện các dự án hoặc chương
trình xã hội thì DNXH có thể thực hiện hoạt động kinh doanh riêng của mình. Đây cũng
là một nét đặc thù của DNXH và nó cũng tạo ra thế mạnh cho loại hình doanh nghiệp này.
Bởi lẽ nếu như mối quan hệ giữa các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện
với những nhà tài trợ khác thường là quan hệ một chiều (cho đi) và mang tính thụ động
thì DNXH có thể có vị thế độc lập, chủ động hơn thơng qua việc tự mình thực hiện các
hoạt động kinh doanh, tạo ra những nguồn lực nhất định để vừa đảm bảo việc giải quyết
các vấn đề xã hội đang tồn tại, vừa có thể vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nói
cách khác, DNXH phải là người trực tiếp cung cấp các sản phẩm hàng hóa dịch vụ với
chất lượng tốt ở mức giá cạnh tranh so với thị trường [7, tr.6]. Song đây cũng là một thách
thức đối với các DNXH bởi nguồn lực về tài chính và nhân lực của họ cịn có hạn trong
khi thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất phức tạp. Chính điều này phần nào lý
giải tại sao DNXH luôn gắn liền với các sáng kiến xã hội, bởi giải pháp kinh doanh của
DNXH phải có tính mới lạ thì mới có thể đem đến mục tiêu xã hội dưới hình thức kinh
doanh [14].
Hơn nữa, DNXH cịn phải trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp truyền thống
trong cùng một lĩnh vực. Việc cạnh tranh bình đẳng và cơng bằng, tuy là một thách thức
lớn, nhưng nó có thể đem lại cho DNXH vị thể độc lập và tự chủ trong tổ chức và hoạt
động của mình mà khơng phải phụ thuộc vào bất kỳ một tổ chức hoặc cá nhân khác. Doanh
17


thu từ hoạt động kinh doanh có thể khơng bù đắp tất cả chi phí cho mục tiêu xã hội, nhưng
ít nhất việc bù đắp một phần, thường là từ 50-70% nguồn vốn (phần cịn lại các DNXH
vẫn có thể dựa vào nguồn tài trợ), sẽ giúp DNXH độc lập hơn trong quan hệ với các nhà
tài trợ để theo đuổi sứ mệnh xã hội của riêng mình và quan trọng hơn là tạo điều kiện để
DNXH mở rộng được quy mô các hoạt động xã hội của họ [7, tr.6]

Do vậy, xây dựng một chiến lược kinh doanh tốt, có lợi nhuận, bền vững là một yêu
cầu thiết yếu để đảm bảo DNXH thực hiện hiệu quả mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội.
Thực tế đã cho thấy có rất nhiều DNXH hiện đang phát huy được thế mạnh của mình và
có những sản phẩm, dịch vụ có thể cạnh tranh binh đẳng với các doanh nghiệp truyền
thống trên thị trường. Ví dụ như Nhà hàng KOTO có chất lượng tốt cả về đồ ăn và phục
vụ, được giới thiệu trên Lonely Planet, Time-Out; sản phẩm của Mai Handicrafts và
Mekong Quilts đều được thiết kế rất độc đáo và bán chạy với giá cao…[7, tr.6]

 Đặt mục tiêu vì xã hội và cộng đồng lên hàng đầu kể từ khi thành lập doanh
nghiệp
Một trong những điểm tạo ra sự khác biệt giữa DNXH và doanh nghiệp truyền
thống chính là mục tiêu được đề ra khi thành lập doanh nghiệp.
Cụ thể, ở doanh nghiệp thông thường, các nhà đầu tư dựa vào thị trường để tìm ra
nhu cầu của khách hàng, từ đó lên kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, cung ứng dịch vụ và thông qua hàng loạt các hoạt động kinh doanh được điều tiết bởi
các quy luật của nền kinh tế thị trường để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Nói
cách khác, chính lợi nhuận trở thành động lực để nhà đầu tư quyết định tìm giải pháp kinh
doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho mình, có
được lợi nhuận, tức nhà đầu tư đã thành công [11]. Mặc dù ngày càng có nhiều doanh
nghiệp chú trọng đến việc đảm bảo thực hiện các trách nhiệm với xã hội như bảo vệ môi
trường hoặc các vấn đề liên quan đến người lao động…, nhưng xét cho cùng, đây vẫn
18


không phải là ưu tiên hàng đầu của họ khi thành lập doanh nghiệp. Nói cách khác, nó chỉ
thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và góp phần nâng cao vị thế của
doanh nghiệp trong xã hội.
Trong khi đó, đối với DNXH thì yếu tố lợi nhuận không phải là yếu tố quyết định
đến sự ra đời của doanh nghiệp, mà chính từ các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Các vấn
đề xã hội trở thành động lực để doanh nhân xã hội tìm kiếm và quyết định mơ hình kinh

doanh phù hợp, suy cho cùng thì doanh nhân xã hội sử dụng phương thức kinh doanh để
giải quyết vấn đề xã hội mà họ đã phát hiện ra. Khi vấn đề xã hội được giải quyết thì mục
đích của DNXH đã đạt được, dù có thể chính DNXH khơng thu về được lợi nhuận, thậm
chí bị thua lỗ [11; 14].
Như vậy, DNXH phải lấy mục tiêu xã hội làm sứ mệnh hoạt động tối thượng
ngay từ khi thành lập, và điều này phải được tuyên bố một cách công khai, rõ ràng, minh
bạch. Mỗi DNXH được thành lập đều vì một mục tiêu xã hội cụ thể, hoạt động vì cộng
đồng chứ khơng phải vì một cá nhân đơn lẻ [7, tr.7].

 Tái phân phối lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại cho tổ chức, cộng đồng và
mục tiêu xã hội
Một trong những u cầu của mơ hình DNXH chính là DNXH khi thực hiện hoạt
động kinh doanh phát sinh lợi nhuận không phân phối như các doanh nghiệp thông thường.
Lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được dùng để tái
đầu tư vào doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội mà DNXH đang theo
đuổi [12]. Thực chất, hai đặc điểm ở trên về hoạt động kinh doanh và mục tiêu xã hội là
những nét cơ bản nhất về DNXH. Còn tiêu chí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư phục vụ
các mục tiêu xã hội là tiêu chí để giúp phân định rõ đặc điểm ‘vì- lợi nhuận’ hay ‘vì- xã
hội’ mà thơi.

19


Ngoài những đặc điểm nổi bật nêu trên, hầu hết các DNXH cịn có những đặc điểm
khác như sau:
 Cơ cấu sở hữu mang tính xã hội
Một đặc điểm khác tuy không phổ biến nhưng được một số cách định nghĩa DNXH
đề cập là cấu trúc sở hữu và quản lý của DNXH có sự tham gia của cộng đồng hoặc các
bên liên quan, các bên hưởng lợi... Điều này cho phép DNXH có tính tự chủ cao. Đây là
trường hợp của các Hợp tác xã hoạt động theo mô hình DNXH rất hiệu quả ở một số nước

[7, tr.8].
Trên thực tế, hầu hết các DNXH đều có cấu trúc quản lý cởi mở và dân chủ. Yêu
cầu gắn kết với cộng đồng, các bên hưởng lợi và một số lượng đối tác đơng đảo, trong khi
mục đích xã hội được đặt ở vị trí tối cao, khiến các DNXH sẵn sàng chia sẻ ‘quyền lực’
của mình với tất cả các bên liên quan. Đáng chú ý, ở nhiều DNXH khái niệm đối nhân –
đối vốn không được áp dụng như tại các công ty cổ phần hay TNHH truyền thống. Tại
khơng ít DNXH, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng sáng lập viên đã áp dụng nguyên tắc
‘mỗi thành viên - một phiếu bầu/ quyền biểu quyết như nhau’ trong mọi quyết định của tổ
chức, mà không dựa vào tỷ lệ góp vốn của họ [7, tr.8].

 Phục vụ nhu cầu của Nhóm đáy tháp xã hội
Một trong những sứ mệnh đặc thù của DNXH là phục vụ nhu cầu của Nhóm đáy
tháp xã hội. Đây là đối tượng những người nghèo và yếu thế nhất trong xã hội, họ tạo nên
một nhóm gồm 2 tỷ người với thu nhập dưới 2 USD/ngày [31]. Và vì chiếm số đơng nhất
nhưng ở dưới đáy cùng của xã hội nên được gọi là ‘Nhóm đáy’ của Kim tự tháp (Bottom
of Pyramid- BoP). Đáng chú ý, nhóm đối tượng bị lề hóa, bao gồm người dân ở vùng sâu
vùng xa, người khuyết tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em đường phố, thất học, phạm
nhân mãn hạn tù... tuy khơng hồn tồn nằm trong Nhóm đáy nhưng có tỷ lệ và nguy cơ
cao rơi vào Nhóm đáy, do đó cũng là một địa bàn trọng yếu của các DNXH [7, tr.9].
20


Trong khi khu vực nhà nước thường khơng có đủ nguồn lực để có thể giải quyết
gánh nặng phúc lợi xã hội của Nhóm đáy, khu vực doanh nghiệp tư nhân lại bỏ qua nhóm
này, thay vào đó họ thường lấy các nhóm có khả năng chi trả cao hơn làm khách hàng
mục tiêu. Chính vì vậy, DNXH xuất hiện như một giải pháp bổ sung, hỗ trợ Nhà nước
trong việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng Nhóm đáy ở mức giá rẻ [7,
tr.9].

 Sáng kiến kinh doanh từ cơ sở

Hầu hết các DNXH đều được khởi sự từ khi DNhXH phát hiện ra vấn đề xã hội và
tìm được mơ hình kinh doanh phù hợp để giải quyết các vấn đề đó [32, tr.52]. Nói cách
khác, DNXH được hình thành từ những nhu cầu của cuộc sống. Bản thân các DNhXH
thường là những người sống gắn bó với cộng đồng nhóm người yếu thế, hoặc thậm chí
chính họ cũng thuộc nhóm đối tượng này. Do vậy, trong hồn cảnh đó, họ có thể phát hiện
và thấu hiểu một vấn đề xã hội cụ thể.
Ví dụ như chị Dương Phương Hạnh là người khiếm thính nên sáng lập Trung tâm
nghiên cứu giáo dục, đào tạo ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính; anh Nguyễn Cơng
Hùng là người khuyết tật vận động nhưng tự học thành thạo các kỹ năng tin học nên sáng
lập Trung tâm Nghị lực sống đào tạo tin học cho người khuyết tật theo cách tiếp cận hịa
nhập tồn diện (từ đào tạo đến tìm việc làm); anh Tạ Minh Tuấn xuất phát từ bệnh tình
của bố để thành lập Help Corporation thực hiện mơ hình bác sĩ gia đình, điều chỉnh lối
sống [7, tr.10].
Đó là những con người thực tế, năng động và linh hoạt. Do có mối quan hệ gắn bó
và khăng khít với cộng đồng nhóm người yếu thế nên họ có thể phát hiện ra những vấn đề
cần giải quyết, để từ đó có hướng tiếp cận nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp [32,
tr.54]. Và chính cách tiếp cận từ dưới lên xuất phát trên nền tảng cộng đồng và cơ sở, đã
đem lại tính bền vững cho giải pháp xã hội của các DNXH. Không ai có thể hiểu rõ vấn
21


đề bằng các DNhXH và do đó khơng có giải pháp nào phù hợp với cộng đồng và được
cộng đồng chấp nhận khi được phát triển từ chính cộng đồng đồng đó [7, tr.10].

 Tính cởi mở và liên kết
Trong môi trường hoạt động xã hội, các DNXH đều rất cởi mở và luôn sẵn sàng
cho các khả năng liên kết. Nguồn lực hạn chế và sự thôi thúc đưa ra những sáng kiến xã
hội có tính khả thi hình thành nếp tư duy cởi mở trước những thay đổi, ý kiến phản biện
và đặc biệt cơ hội tiếp cận vốn tài trợ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cũng như hợp tác
giữa các DNXH với nhau và giữa DNXH với các đối tác liên quan [7, tr.10].


 Vai trị của DNhXH đối với DNXH
Có thể nói sự phát triển của hầu như tất cả DNXH đều gắn chặt với vai trò của
người sáng lập là DNhXH. DNhXH được hiểu là những người tạo nên đột phá, hoặc có
những ý tưởng giải quyết các vấn đề của xã hội và tạo nên những thay đổi làm cho xã hội
tốt hơn, vốn lâu nay vẫn được cho là thuộc trách nhiệm của nhà nước, hoặc các doanh
nghiệp thương mại “có tâm” [7, tr.10].
Cũng như doanh nhân thương mại, để thành công, một DNhXH là người kiên định
với ý tưởng của mình, cam kết dành cả cuộc đời để tạo nên sự thay đổi. Họ vừa là những
người có tầm nhìn xa trông rộng lại vừa là những người rất thực tế, và luôn suy nghĩ về
cách thức thực hiện tầm nhìn của mình một cách rất thực tế. Họ cần phải đưa ra những ý
tưởng dễ áp dụng, dễ hiểu, có đạo đức, và kêu gọi sự ủng hộ của nhiều người để có thể tối
đa hóa số lượng những người dân địa phương cùng đứng lên, nắm bắt ý tưởng, và thực
hiện. Đây là điểm rất khác biệt giữa DNhXH và doanh nhân thương mại. Nếu như doanh
nhân thương mại chỉ tập trung phát triển doanh nghiệp, lấy mục tiêu lợi nhuận làm trọng,
thì mục tiêu của DNhXH là làm thế nào để giải quyết triệt để một vấn đề xã hội cụ thể;
hơn nữa, họ không làm một mình, mà tính hiệu quả của doanh nghiệp được tính bằng số
22


người hưởng lợi từ các hoạt động đó. Tốt hơn nữa là giúp chính những người dân địa
phương có được nguồn tài chính và kĩ năng để tự họ làm cải thiện mơi trường sống của
mình tốt hơn.
Ví dụ như trường hợp của Jimmy Phạm, sinh ra tại Việt Nam và lớn lên ở Sydney,
Australia. Năm 1996, trong chuyến trở về Sài Gòn, một cơ duyên đã dẫn anh đến với sứ
mệnh giúp đỡ trẻ em. DNXH KOTO được thành lập từ năm 1999, bắt đầu từ một tiệm
bánh mì kẹp với mục đích tạo cơng ăn việc làm cho chín trẻ em lang thang cơ nhỡ. Từ đó,
KOTO lớn mạnh dần, trở thành một DNXH phi lợi nhuận được trao tặng nhiều giải
thưởng, cung cấp cho trẻ khuyết tật, trẻ em đường phố từ độ tuổi 16 đến 22 một chương
trình đào tạo dạy nghề liên tục kéo dài trong 24 tháng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn,

các kỹ năng sống cơ bản và Tiếng Anh [8, tr.28].
Nếu chúng ta thấy các doanh nhân truyền thống đã gặp nhiều khó khăn từ mơi
trường bên ngịai để có thể tồn tại và phát triển, thì các DNhXH cịn gặp nhiều thử thách
hơn nữa, bởi họ thường phải cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện thiếu thốn về vốn, cơ
sở vật chất, nhân lực, trình độ, sức khỏe, nhận thức của xã hội, quan hệ với chính quyền
[25, tr.9].
Mặt khác, sự phụ thuộc quá nhiều vào DNhXH cũng có thể được coi là một trong
những điểm yếu của DNXH. Vấn đề kế thừa của DNXH là một trong những vấn đề nan
giải mà DNhXH phải tính đến. Liệu cơ cấu tổ chức, văn hóa làm việc, tâm huyết của đội
ngũ nhân sự có đủ sức mạnh, sự cố kết để giữ vững được sứ mệnh xã hội, tinh thần doanh
nhân xã hội mà DNXH có được từ buổi ban đầu? [7, tr.10].

1.3. Doanh nghiệp xã hội trong mối tương quan với các tổ chức và phong
trào xã hội khác
DNXH là một mơ hình có sự kết hợp hài hịa giữa hai yếu tố xã hội và yếu tố kinh
tế, trong đó yếu tố xã hội được ưu tiên hàng đầu. Trên thực tế, DNXH thường hay bị nhầm
23


lần với các tổ chức lợi nhuận, phi lợi nhuận và các trào lưu xã hội khác. Do đó, quá trình
nâng cao nhận thức cũng như làm chính sách liên quan đến DNXH đều đòi hỏi phải phân
biệt rõ ràng mơ hình này với các tổ chức và phong trào xã hội khác.

1.3.1. DNXH trong mối tương quan với Doanh nghiệp truyền thống và NGO
Như trên đã trình bày, do DNXH là mơ hình kết hợp hài hịa giữa hai yếu tố xã hội
và yếu tố kinh tế. Như vậy, có thể xem DNXH mang đặc tính “lai” giữa doanh nghiệp
thông thường và tổ chức NGO truyền thống [7, tr.11]. Nếu ở một cực là các doanh nghiệp
truyền thống, hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thì ở cực còn lại là các NGO
được thành lập nhằm theo đuổi lợi ích xã hội thuần túy. Tuy nhiên trên thực tế, ngày càng
có nhiều doanh nghiệp và tổ chức NGO thực hiện nhiều hoạt động đa dạng và vượt ra khỏi

ranh giới hay quan niệm truyền thống. Chẳng hạn như hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp
cam kết thực hiện CSR (Chú trọng các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, bảo vệ mơi trường
đóng góp cho cộng đồng là các nhiệm vụ đi kèm với hoạt động kinh doanh) nhưng thực
tế mục tiêu hàng đầu của họ vẫn là tìm kiếm cơ hội kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.
Đối với trường hợp của một số NGO, họ cũng triển khai nhiều dự án cụ thể nhằm thực
hiện hoạt động kinh doanh nhằm giảm sự thụ động vào mối quan hệ với các nhà tài trợ,
nâng cao vị thế của mình và có thể dùng lợi nhuận thu được đó để phục vụ cho các chương
trình mà họ muốn hướng đến [7, tr.11].
Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ thành công của một doanh nghiệp truyền thống
trong một năm thường căn cứ vào các thước đo kinh tế. Cụ thể là ở số lượng lợi nhuận
luôn được tiền tệ hóa chính xác ở dịng cuối cùng của bản Cân đối tài chính cuối năm đó.
Ngược lại, thước đo hiệu quả đối với một tổ chức NGO lại thường dựa vào những tác
động và giá trị xã hội mà tổ chức đo cam kết thực hiện và mang lại. Ví dụ như số lượng
học sinh nghèo được đến trường, số làng bản ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận nước sạch
hay số lượng người được tuyên truyền về biến đổi khí hậu... Tuy nhiên việc đánh giá tính
hiệu quả của một DNXH lại phải dựa trên cả hai hệ tiêu chí về giá trị xã hội và kinh tế
24


[14]. Nếu đánh giá một DNXH đào tạo nghề cho trẻ em có hịan cảnh đặc biệt như KOTO,
dạy vi tính cho người khuyết tật như TT Nghị lực sống, tạo sân chơi cho trẻ tự kỷ như Tò
he, hoặc một DNXH nào đó tạo việc làm cho người nhiễm HIV/AIDS và người mãn hạn
tù... mà chỉ nhìn nhận trên khía cạnh kinh tế (cụ thể là nhìn ở doanh thu và loại nhuận) thì
hẳn sẽ là một thiếu sót lớn [7, tr.12]. Những DNXH như Bloom Microventures, Ecolife,
Marine Gifts, PT Tây Bắc, Mai Handicrafts và Mekong Quilt... có thể khơng đem lại hiệu
quả tài chính như các doanh nghiệp khác trên thị trường, nhưng hiệu quả xã hội mà các
DNXH này mang lại (chẳng hạn như giúp hàng trăm hộ nơng dân thốt nghèo với các sinh
kế bền vững) thì khơng dễ lượng hóa đơn thuần bằng tiền tệ [7, tr.12]. Đây là điều mà hơn
ai hết, các DNhXH sáng lập và nhà đầu tư xã hội luôn thấu hiểu đối với DNXH của mình,
tuy nhiên lại là đặc điểm mà cơng chúng và người làm chính sách cần nâng cao nhận thức

về mơ hình mới này.
Như vậy, ở vị trí ‘trung tâm’, DNXH là mơ hình kết hợp hài hịa cả hình thức và
nội dung của hai loại hình tổ chức để lấy kinh doanh làm lĩnh vực hoạt động chính, nhưng
khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể.
Dưới đây là bảng so sánh giữa mơ hình DNXH và hai loại hình tổ chức thiện nguyện
(NGO) và các doanh nghiệp truyền thống, xét trên những phương diện quan trọng nhất về
cả hình thức và nội dung của một tổ chức kinh tế- xã hội [7, tr.11].

Tiêu chí

Tổ chức

DNXH

Doanh nghiệp
truyền thống

thiện nguyện

25


Hình thức pháp lý

NGO, NPO, Quỹ từ Các tổ chức hoặc Cơng ty TNHH, CP,
thiện

Động cơ

doanh nghiệp


Hợp danh, DNTN

Lợi ích xã hội thuần Mục tiêu xã hội là Tối đa hóa lợi nhuận
chủ đạo

túy
Giải pháp/cơng cụ Các

Hiệu quả

chương

trình Hoạt

động

kinh Chiến

lược

kinh

thiện nguyện

doanh

Tạo giá trị xã hội

Tạo ra cả giá trị xã Tạo giá trị kinh tế


doanh

hội và kinh tế
Nguồn vốn

Tài trợ

Cả tài trợ lẫn doanh Doanh thu
thu từ hoạt động
kinh doanh

Trách nhiệm giải Nhà tài trợ, đối tượng Nhà đầu tư xã hội, Cổ đơng, chủ sở hữu,
hưởng

trình

lợi,

cơng khách

hàng,

đối khách

hàng,

cộng

tượng hưởng lợi, đồng


chúng

cộng đồng
Sử

dụng

lợi Phục vụ trực tiếp cho Tái đầu tư trở lại tổ Lợi nhuận và cổ tức

nhuận/nguồn thu

các hoạt động xã hội

chức, mở rộng quy chia cho chủ sở hữu
mô hoạt động, phân và cổ đông
phối cho cộng đồng

 Ưu thế của DNXH so với NGO
Ở Việt Nam, DNXH thường được so sánh với tổ chức NGO do loại hình tổ chức
này được sử dụng phổ biến trong cả văn bản pháp lý và chính sách của nhà nước, đại diện
cho toàn bộ khu vực xã hội dân sự và phi lợi nhuận. So sánh DNXH trong mối tương quan
26


với tổ chức NGO, dễ dàng nhận thấy DNXH có nhiều ưu thế hơn loại hình tổ chức này.
Dưới đây là những phân tích cụ thể:
Đầu tiên, xét ở khía cạnh tính độc lập và tự chủ, hầu hết các tổ chức NGO đều phụ
thuộc rất lớn vào nhà tài trợ (cá nhân và tổ chức) về cả sứ mệnh, phương hướng và địa
bàn hoạt động bởi bản thân các NGO là những tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội là

chủ yếu; do vậy, họ cần một nguồn lực nhất định để giúp họ triển khai và thực hiện những
hoạt động đó. Tuy nhiên, cũng có nhiều tổ chức NGO đã xây dựng được “thương hiệu”
của riêng mình (chẳng hạn như những đặc trưng về mục tiêu và cách tiếp cận riêng của tổ
chức mình), nhưng sự độc lập đó địi hỏi NGO phải có quy mơ hoạt động rộng lớn và số
lượng các nhà tài trợ phong phú (ví dụ như World Vision, WWF, Plan International,
Oxfam...) [7, tr.13]. Khi đó, việc đóng góp của các nhà tài trợ đồng nghĩa với việc chấp
thuận lý tưởng và hướng đi đặc thù của mỗi tổ chức NGO này. Ngược lại, đa số các tổ
chức NGO ở quy mô nhỏ phụ thuộc mọi mặt vào nhà tài trợ, từ mục tiêu, cách thức hoạt
động đến lựa chọn dự án, đối tương hưởng lợi... Thiếu tính tự chủ, các NGO trở nên bị
động và gị bó trong các hoạt động cũng như sáng kiến của mình. Việc mở rộng quy mơ
dự án không thể thực hiện được nếu nguồn tài trợ khơng cho phép.
So với NGO, mơ hình DNXH lại có thể bù đắp điểm yếu nói trên. DNXH giúp cải
thiện một cách căn bản sự độc lập, tự chủ và tính bền vững cho tổ chức cũng như giải
pháp xã hội mà tổ chức đưa ra. Do DNXH không chỉ đơn thuần thực hiện việc giải quyết
các vấn đề xã hội, mà họ cịn phải tìm kiếm những giải pháp kinh doanh hiệu quả, bền
vững để có thể đảm bảo thực hiện mục tiêu xã hội đã đề ra. Nguồn thu nhập từ hoạt động
kinh doanh không những giúp DNXH có thể tái đầu tư, góp phần hỗ trợ những dự án mình
đang thực hiện, mà cịn cho phép DNXH có vị thế tốt hơn trong quan hệ với các nhà tài
trợ. Các DNXH có thể theo đuổi các mục tiêu riêng của mình, thực hiện các sáng kiến
theo cách của mình. Và quan trọng hơn cả, họ có thể mở rộng quy mô đối tượng hưởng
lợi, tạo ra nhiều tác động và giá trị xã hội hơn nữa [7, tr.15]

27


×