Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết từ dụ thái hậu của trần thùy mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOAHỌC

TRẦN THÚY VINH

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 822 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hạnh

Thái Nguyên - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của TS.Vũ Thị Hạnh và các kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Các
tài liệu tham khảo, các trích dẫn đảm bảo tƣờng minh, rõ ràng. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Thái Ngun, tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn

Trần Thúy Vinh



ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo, TS.Vũ
Thị Hạnh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình để tơi hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong Khoa Ngơn ngữ và
Văn hóa, Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa học – Đại học Thái Ngun
đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và
tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022
Tác giả

Trần Thúy Vinh


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 7
5. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8
6. Ý nghĩa của luận văn ..................................................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10

CHƢƠNG 1. TỪ DỤ THÁI HẬU TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1986 ................................................. 10
1.1. Tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 ................. 10
1.1.1. Khái lƣợc về tiểu thuyết lịch sử ....................................................................10
1.1.2. Khuynh hƣớng tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1986......12
1.2. Nhà văn Trần Thùy Mai và tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu .......................15
1.2.1. Cuộc đời và hành trình sáng tạo của nhà văn Trần Thùy Mai ...................15
1.2.2. Quan niệm văn chƣơng của nhà văn Trần Thùy Mai ........................ 17
1.2.3. Tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu ................................................................ 19
CHƢƠNG 2. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ....................................................... 25
2.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học Việt Nam ................................. 25
2.1.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học Việt Nam trung đại ........... 25
2.1.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học Việt Nam hiện đại ............. 26
2.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Từ Dụ thái hậu...................................... 28
2.2.1. Vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ ................................................................... 30
2.2.2. Ngƣời phụ nữ tham vọng quyền lực .................................................. 42
2.2.3. Ngƣời phụ nữ khao khát tình u và hạnh phúc lứa đơi .................... 49


iv

2.2.4. Ngƣời phụ nữ với thân phận bi kịch .................................................. 57
2.3. Tri nhận mới về vai trò, giá trị của ngƣời phụ nữ trong Từ Dụ thái hậu ......... 67
2.3.1. Phụ nữ - ngƣời đồng kiến tạo lịch sử ................................................. 67
2.3.2. Phụ nữ - ngƣời “tham chính” ............................................................. 69
CHƢƠNG 3. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TỪ DỤ THÁI HẬU
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................. 74
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 74
3.1.1. Bút pháp chấm phá trong miêu tả ngoại hình .................................... 74

3.1.2. Miêu tả tính cách nhân vật qua hành động ........................................ 77
3.1.3. Đa dạng hóa các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật ......................... 79
3.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................... 85
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................ 85
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................ 91
3.3. Ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ............................................ 93
3.3.1. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba khách quan, lạnh lùng ........................ 93
3.3.2. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................... 94
3.3.3. Giọng điệu trần thuật ....................................................................... 102
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 111


v

DANH MỤC VIẾT TẮT

TTLS: Tiểu thuyết lịch sử


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Diện mạo của một nền văn học đƣợc tạo nên từ đời sống của nhiều
thể loại, trong đó, tiểu thuyết đƣợc xem nhƣ là sản phẩm tinh thần tiêu biểu, là
thể loại rƣờng cột. Trong nền văn chƣơng nhân loại nói chung và ở Việt Nam
nói riêng, tiểu thuyết là thể loại “sinh sau đẻ muộn” nhƣng lại chiếm giữ một
vị trí quan trọng không thể thay thế. Đỗ Chu đã khẳng định: “Nhìn vào một
nền văn học là phải nhìn vào tiểu thuyết. Nếu gọi thơ là vƣơng miện thì tiểu

thuyết là cột sống của một nền văn học” [27, tr. 46]. Đình Kính cũng viết:
“Tiểu thuyết là cỗ máy cái, là cơng nghiệp nặng, chức năng chủ yếu là góp
phần hồn thiện nhân cách con ngƣời” [27, tr. 103].
1.2. Ở Việt Nam, từ sau năm 1986, tiểu thuyết nhƣ đƣợc tắm mình
trong bầu dƣỡng chất hồn tồn khác biệt so với trƣớc đó. Sự hội nhập và
giao lƣu văn hóa sâu rộng cùng với đó là tinh thần tự do, dân chủ đã đem đến
cho tiểu thuyết những dƣỡng chất quan trọng giúp tiểu thuyết có sự phát triển
mạnh mẽ. Tiểu thuyết nhƣ đƣợc “cởi trói”, đƣợc nới mình vƣợt ra khỏi khn
khổ chật hẹp trƣớc đó, tự do nảy nở, phát triển với nhiều khuynh hƣớng tiêu
biểu nhƣ: khuynh hƣớng tiểu thuyết thế sự - đời tƣ và cảm hứng nhận thức lại;
khuynh hƣớng tiểu thuyết lịch sử và sự tri nhận giá trị từ cái nhìn cá nhân;
khuynh hƣớng tiểu thuyết tự thuật và sự tự thú của cái tôi; khuynh hƣớng
mang phong cách hậu - hiện đại…
1.3. Cùng với những khuynh hƣớng chính của tiểu thuyết Việt Nam sau
1986, khuynh hƣớng tiểu thuyết lịch sử và sự tri nhận giá trị từ cái nhìn cá
nhân đã ghi nhận những đóng góp khá quan trọng góp phần làm nên diện mạo
của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Nói đến tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này,
không thể không kể đến những sáng tác tiêu biểu nhƣ: Hồ Quý Ly (Nguyễn
Xuân Khánh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Tám triều vua Lý và Bão táp triều


2

Trần (Hồng Quốc Hải), Sơng Cơn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), và gần đây
nhất là Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai.
Giữa một rừng hoa nhiều hƣơng sắc, tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của
Trần Thùy Mai là một đóa hoa mang hƣơng sắc riêng đƣợc tốt lên từ sự nhẹ
nhàng, tinh tế và đậm sắc hƣơng. Tiểu thuyết đã đem đến ngƣời đọc những
hiểu biết về chính trƣờng, hậu cung, những lễ nghi, văn hóa phong tục trong
cung đình triều Nguyễn. Với cách dẫn chuyện li kì, cuốn hút, cách xây dựng

nhân vật sống động, tiểu thuyết không chỉ phục dựng, tái tạo lịch sử mà còn
thể hiện sự chiêm nghiệm, suy ngẫm nhằm rút ra những bài học lịch sử,
những triết lí nhân sinh, đúng nhƣ tinh thần nhận xét của Hoàng Quốc Hải về
Từ Dụ thái hậu - cuốn tiểu thuyết lịch sử "hấp dẫn và trung thực lạ lùng".
Tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu đã mang lại cho Trần Thùy Mai nhiều giải
thƣởng lớn: giải thƣởng Sách hay năm 2020 do Viện Giáo dục IRED, dự án
Khuyến đọc sách hay và Sáng kiến OpenEdu đồng tổ chức; Giải Nhất cuộc thi
tiểu thuyết lần thứ 5 (2016 - 2019) do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Điều đó
khơng chỉ góp phần khẳng định giá trị, sự độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm mà còn
là thƣớc đo tài năng, sự “định vị” nhà văn Trần Thùy Mai trong dòng chảy tiểu
thuyết lịch sử (một địa hạt vốn thƣờng vắng bóng những nhà văn nữ).
1.4. Là một ngƣời có trái tim đồng cảm sâu sắc với thân phận ngƣời
phụ nữ, Trần Thùy Mai đã dành nhiều trang viết hay nhằm đi sâu khai thác đề
tài này. Tên tuổi của Trần Thùy Mai thƣờng gắn liền với những truyện ngắn
lên tiếng bênh vực cho thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội nam quyền.
Những nhân vật đó, mặc dù có số phận dang dở, bất hạnh nhƣng luôn lên
tiếng nhằm bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền đƣợc hạnh phúc của mình.
Thay vì những trang chính sử khô khan, tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu đã đi sâu
khai thác một giai đoạn lịch sử đầy biến động - một giai đoạn lịch sử mà nhân


3

vật nữ đƣợc đƣa vào vị trí trung tâm, là hệ quy chiếu cho mọi vấn đề của lịch
sử. Đặc biệt, lịch sử ấy lại đƣợc nhìn từ góc nhìn đàn bà, mang gƣơng mặt đàn bà.
Từ Dụ thái hậu là một tiểu thuyết chứa đựng nhiều giá trị về mặt lịch sử
và văn học. Tuy nhiên, tác phẩm vừa mới xuất bản nên tính đến nay, những cơng
trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này còn khá nghèo nàn. Từ những lí do
trên, chúng tơi đã lựa chọn đề tài Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Từ
Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai làm đề tài luận văn của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học là biểu tƣợng cho số phận con
ngƣời đầy bi kịch nhƣng cũng là biểu tƣợng cao nhất của cái đẹp. Đặc biệt,
trong văn học trung đại, họ là những ngƣời phụ nữ có số phận long đong “ba
chìm bảy nổi”, họ bị chà đạp, bị áp bức bóc lột tàn tệ. Tuy vậy, họ hiện lên là
những ngƣời phụ nữ có những phẩm chất cao đẹp. Qua những áng thơ văn bất
hủ ở cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, những nhà thơ nổi tiếng nhƣ Hồ
Xuân Hƣơng, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều...đã khắc họa
đậm nét số phận đau khổ mà ngƣời phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội thực
dân phong kiến cũng nhƣ ca ngợi, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của họ. Và cho đến
muôn đời sau, đề tài viết về ngƣời phụ nữ luôn là đề tài hấp dẫn và thu hút sự
quan tâm của bạn đọc, các nhà nghiên cứu.
Trần Thùy Mai có nhiều truyện ngắn viết về ngƣời phụ nữ gây xúc
động, ám ảnh trong lòng ngƣời đọc và nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của giới
nghiên cứu phê bình văn học. Bài viết Tinh thần nữ quyền trong truyện ngắn
của Trần Thùy Mai của Lê Thị Thanh Xuân trên Tạp chí Khoa học và Công
nghệ [38] nhận xét: những truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã “tôn vinh” vẻ
đẹp của những con ngƣời luôn khát khao hạnh phúc và đấu tranh, bảo vệ cho
quyền lợi bình đẳng, tự do và hạnh phúc của mình. Đặc biệt, bài viết đã chỉ ra
phong cách sáng tạo nghệ thuật của Trần Thùy Mai trong việc xây dựng hình


4

ảnh ngƣời phụ nữ vừa mang vẻ nữ tính, thuần chất Á Đơng, vừa là những
ngƣời phụ nữ cá tính, phóng khống.
Hồ Thúy Ngọc trong bài viết Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong
truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã nhận xét: “Lấp lánh sau những trang văn
của Trần Thùy Mai viết về ngƣời phụ nữ là vẻ đẹp những trang đời với những
cảm xúc thật đẹp đẽ, ngọt ngào, mang đậm giá trị nhân văn” [23].

Quỳnh Yên trong bài viết Dư vị mới từ truyện ngắn quen đã nêu lên đặc
điểm truyện ngắn của Trần Thùy Mai: “Các truyện ngắn của nhà văn Trần
Thùy Mai luôn đƣợc viết bằng sự tinh tế riêng, với thế mạnh xoáy sâu vào nội
tâm nhân vật. Thƣờng đó là những con ngƣời rất mực bình dị và nhỏ bé, họ
cũng có cuộc sống đời thƣờng nhƣ bao ngƣời khác nhƣng sau những câu
chuyện, sau những biến cố xảy ra, họ trình diện một tấm lịng thiện lƣơng mà
khơng dễ bị vẩn đục bởi gió bụi” [48].
Nhìn chung, các bài viết trên đây đã chỉ ra những nét độc đáo, hấp dẫn của
những truyện ngắn viết về ngƣời phụ nữ của Trần Thùy Mai. Tuy nhiên, phần
lớn các bài viết chỉ là sự bộc bạch những ấn tƣợng, cảm xúc về một nhân vật,
một truyện, tập truyện ngắn nào đó hoặc chỉ đƣa ra những nhận xét khái quát, sơ
bộ về nghệ thuật hay nội dung, tƣ tƣởng của truyện ngắn Trần Thùy Mai.
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ xuất hiện ở vị trí trung tâm trong TTLS Việt
Nam khơng nhiều bởi có lẽ có nhiều quan niệm cho rằng, chỉ có đàn ơng mới
là những ngƣời kiến tạo nên lịch sử, làm chủ lịch sử. Chúng ta có thể kể đến
một số tiểu thuyết tiêu biểu nhƣ: An Tư, Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy
Tƣởng, Vũ Tịch của Trƣờng An… Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, chƣa có
cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong những
tiểu thuyết lịch sử kể trên. Cùng viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ, bộ tiểu
thuyết lịch sử đầu tay Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai từ khi ra mắt cho
đến nay đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, tìm hiểu của ngƣời đọc, các nhà


5

nghiên cứu. Tác phẩm đã tạo ra những tranh luận, ý kiến trao đổi sổi nổi trên
các trang web cá nhân, các báo điện tử về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ bút
pháp nghệ thuật của nhà văn
Tác giả Hoài Phƣơng trong bài viết: Từ Dụ thái hậu: Lịch sử được viết
lại bằng tư tưởng của nhà văn (Báo Văn nghệ, Thứ 4, 24/ 4/2019) đã khẳng

định tài năng của Trần Thùy Mai trong việc kết hợp giữa yếu tố lịch sử và yếu
tố hƣ cấu. Tác giả đánh giá cao giá trị của tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu và cho
rằng: tác phẩm đã khắc họa đƣợc cái hồn của triều đại nhà Nguyễn và Trần
Thùy Mai đã gửi gắm những thơng điệp của riêng mình. Với cuốn tiểu thuyết
này “lịch sử đã đƣợc viết lại bằng tƣ tƣởng của nhà văn” [30].
Văn Chinh trong bài Từ Dụ thái hậu có phải thành tựu tiểu thuyết Việt
Nam đương đại? (Báo Văn chương - thời cuộc - dư luận) đã đƣa ra ý kiến nhận
xét: “Trần Thùy Mai là nữ nhi đặc trƣng, nhỏ nhẹ thùy mị, rất Huế. Mà nhân vật
của chị thì đồ sộ, mƣu ma chƣớc quỷ hoặc chiến lƣợc thì tầm cỡ kinh bang tế
thế” [2]. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những yếu tố tạo nên thành công của nhà
văn khi xây dựng các nhân vật, đặc biệt là nhât vật Nhị phi Trần Thị Đang.
Bài viết của Nguyễn Thị Việt Nga Về tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của
Trần Thùy Mai trên báo Vanvn.vn đã nhận xét về cách xây dựng nhân vật
sống động, hấp dẫn, cách lí giải lịch sử chân thực và rất đỗi sáng tạo của Trần
Thùy Mai. Ngƣời viết đã bao quát vấn đề, đánh giá, nhận định khá sắc sảo.
Chị đánh giá thành công nhất của Trần Thùy Mai trong tiểu thuyết Từ Dụ
Thái hậu là “khám phá, tạo dựng, hƣ cấu những điều khơng có hoặc khơng
đƣợc ghi trong sử sách. Chính chỗ khuyết thiếu, ảo mờ đó là mảnh đất cho
sáng tạo văn chƣơng” [16]. Tuy nhiên, chị cũng đƣa ra quan điểm thẳng thắn
nếu Trần Thùy Mai mạnh dạn thoát khỏi sự ám ảnh của việc “trung thành với
lịch sử” để đánh giá, lý giải lịch sử theo cách riêng của chị thì cuốn sách sẽ
hấp dẫn, thú vị hơn.


6

Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên chuyên văn, trƣờng THPT Chu
Văn An đã bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc về những yếu tố tạo nên
sự thành công của bộ tiểu thuyết. Cô cho rằng bộ tiểu thuyết thể hiện sáng tạo
của nhà văn dựa trên các yếu tố lịch sử và khẳng định ý nghĩa lớn lao của bộ

tiểu thuyết với ngƣời yêu thích văn chƣơng và lịch sử: “đến với một cuốn tiểu
thuyết có góc nhìn khoa học và chân thực, ngƣời đọc sẽ thấu hiểu hơn lịch sử,
thậm chí sống động, đầy đặn hơn, và chân thực hơn cả chính sử” [41].
Nguyễn Khắc Phê đã đƣa ra những nhận xét về sự lôi cuốn của Từ Dụ
Thái hậu: “Tác giả quả là “khôn ngoan” vì có ai dễ soi tỏ chuyện cung đình
nhƣ cơ gái con quan Thƣợng thƣ bộ Lễ đƣợc chọn vào cung, gần gũi mấy
đời vua rồi trở thành Thái Hậu Chính vì thế, tuy nhan đề tác phẩm là Từ Dụ
thái hậu nhƣng đây là cuốn tiểu thuyết soi tỏ hầu nhƣ tồn bộ chuyện cung
đình suốt mấy đời vua từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Thực
ra, chuyện các đời vua này, với các tên tuổi nhƣ Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn
Thành, Trƣơng Đăng Quế, rồi Hồng Bảo, Miên Trinh, Miên Thẩm… rất
nhiều bộ sách nghiên cứu về Huế đã viết. Chỉ khác, Trần Thùy Mai miêu tả
các nhân vật, sự kiện từ bên trong cung cấm với con mắt của một nhân vật
nữ từ một cô gái đáng yêu đến một Thái hậu đƣợc thiên hạ ngƣỡng mộ, nên
đã tạo ra một thế giới nghệ thuật vừa có sức lơi cuốn, vừa đƣợc độc giả tin
cậy về một cách nhìn chân thực và cơng bằng của tác giả đối với Triều
Nguyễn” [31]
Nhƣ vậy, có thể thấy hầu hết các bài viết về Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy
Mai đã chỉ ra đƣợc những nét độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm. Tuy nhiên, tác
phẩm mới ra mắt cơng chúng nên chƣa có bài viết nghiên cứu một cách cụ thể, có
hệ thống về tác phẩm. Và hiện chƣa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu
về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai với tƣ cách
là một đối tƣợng chuyên biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ
trong Từ Dụ thái hậu là một việc làm có ý nghĩa và cần thiết.


7

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu

thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
là tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất: phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học. Sử dụng phƣơng pháp
này, chúng tơi tiến hành phân tích, cắt nghĩa những đặc điểm về hình tƣợng
ngƣời phụ nữ cũng nhƣ tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ
nữ trong tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai. Qua đó, giúp
ngƣời đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nhân vật cũng nhƣ nội
dung, tƣ tƣởng của tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu. Đây cũng là phƣơng pháp
đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong luận văn.
Thứ hai: phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Chúng tôi tiến hành phân
tích sự giống nhau và khác nhau giữa văn học và lịch sử nhằm chỉ ra tính chân
thực lịch sử cũng nhƣ tính thẩm mĩ của văn chƣơng, khẳng định hiện thực
trong quá khứ qua sự hƣ cấu, sự tƣởng tƣợng và sáng tạo của nhà văn Trần
Thùy Mai. Phƣơng pháp này nhằm đảm bảo phân tích vấn đề một cách khách
quan và thấu đáo hơn.
Thứ ba: phƣơng pháp loại hình. Từ đặc trƣng của thể loại tiểu thuyết
lịch sử, chúng tơi tìm hiểu hình tƣợng ngƣời phụ nữ - một hình tƣợng trung
tâm của tác phẩm, khơng tìm hiểu nhân vật nữ ở góc nhìn lịch sử.
Thứ tƣ: phƣơng pháp so sánh. Trong quá trình khảo sát, chúng tơi có
liên hệ, đối chiếu tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai với
một số tiểu thuyết lịch sử khác để thấy đƣợc tiểu thuyết lịch sử của nhà văn
nữ khác tiểu thuyết lịch sử của nhà văn nam, tiểu thuyết lịch sử với nhân vật


8

trung tâm là ngƣời phụ nữ khác với tiểu thuyết lịch sử với nhân vật trung tâm

là đàn ơng. Ngồi ra, chúng tôi so sánh với những tác phẩm viết về ngƣời
cung nữ ở thể loại văn học khác để thấy sự cảm nhận mới mẻ, độc đáo của
nhà văn Trần Thùy Mai.
Ngoài các phƣơng pháp nghiên cứu kể trên, trong q trình thực hiện
luận văn, chúng tơi cịn sử dụng một số các thao tác nghiên cứu khác nhƣ:
khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp
5. Mục đích nghiên cứu
Từ những tri thức lý luận về tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử, chúng tơi
tìm hiểu Từ Dụ thái hậu theo hƣớng khám phá về vấn đề thân phận, vẻ đẹp,
vai trò của ngƣời phụ nữ trong mối liên hệ chặt chẽ với bối cảnh của thời đại
và tầm tƣ tƣởng của nhà văn Trần Thùy Mai với những mục đích cụ thể:
Thứ nhất: Phân tích và chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong thế giới
nhân vật nữ trong tiểu thuyết (những vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ, khát vọng của
ngƣời phụ nữ, thân phận của ngƣời phụ nữ). Trên cơ sở đó, luận văn rút ra
những tri nhận mới của tác giả về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong lịch sử.
Thứ hai: Phân tích và chỉ ra những phƣơng thức nghệ thuật đặc sắc
đƣợc tác giả sử dụng khi xây dựng nhân vật
Thứ ba: Luận văn hƣớng đến khẳng định vị trí, sự đóng góp của Trần
Thùy Mai đối với sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đƣơng đại.
6. Ý nghĩa của luận văn
Với đề tài Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu
của Trần Thùy Mai, trƣớc hết chúng tơi hy vọng đóng góp thêm một tiếng
nói, một góc nhìn về vấn đề ngƣời phụ nữ (cụ thể là những ngƣời phụ nữ chốn
hậu cung) trong xã hội Việt Nam thời phong kiến.


9

Nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Từ Dụ thái
hậu, luận văn hƣớng tới khẳng định nét độc đáo nghệ thuật của Trần Thùy

Mai trong việc đi sâu khám phá và xây dựng hình tƣợng nhân vật nữ giới
trong tác phẩm.
Với những ý nghĩa trên, luận văn là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên
cứu hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy
Mai. Bởi vậy, cơng trình có ý nghĩa nhƣ một tài liệu tham khảo cho những ai
quan tâm đến Trần Thùy Mai cũng nhƣ tác phẩm Từ Dụ thái hậu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Từ Dụ thái hậu trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam sau 1986
Chƣơng 2: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Từ Dụ thái hậu nhìn từ
phƣơng diện nội dung
Chƣơng 3: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Từ Dụ thái hậu nhìn từ
phƣơng diện hình thức nghệ thuật


10

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỪ DỤ THÁI HẬU TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986
1.1.1. Khái lược về tiểu thuyết lịch sử
Với tƣ cách là thể loại “máy cái” của đời sống văn học, tiểu thuyết ở
Việt Nam dù ra đời muộn nhƣng đã sớm có đƣợc một diện mạo phát triển
phong phú với nhiều thể loại: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết phong tục, tiểu
thuyết trinh thám, tiểu thuyết kiếm hiệp…
Cho đến nay, khái niệm TTLS đã đƣợc đề cập đến trong một số cơng
trình. Trong cuốn Lí luận văn học của nhóm tác giả Trần Đình Sử, La Khắc
Hịa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam đã đƣa ra khái niệm về tiểu

thuyết lịch sử: “Tiểu thuyết lịch sử là tiểu thuyết lấy nhân vật, lịch sử là đề tài,
tác giả có thể hƣ cấu một số nhân vật, tình tiết phụ, nhƣng chủ yếu phải tôn
trọng sự thật lịch sử” [37, tr. 319].
Nhà văn Nguyễn Thế Quang đã đƣa quan niệm của mình cách viết tiểu
thuyết lịch sử trong tạp chí Hồn Việt, số 69, tháng 5-2013: “Viết tiểu thuyết
lịch sử không chỉ nhằm khám phá bản chất lịch sử mà cần hơn là đối thoại với
hiện tại”. Theo đó, tiểu thuyết lịch sử không nhằm kể lại câu chuyện trong
quá khứ, là sự lý giải về sự kiện trong quá khứ mà cần đặt ra những vấn đề
quan trọng, để lại những bài học triết lí nhân sinh. Điều quan trọng mỗi nhà
văn khi viết TTLS không phải là yếu tố hƣ cấu hay sự thực lịch sử, mà điều
quan trọng nhất là nhà văn đó viết nhƣ thế nào sao cho thật tinh tế và khéo léo
về những vấn đề lịch sử ấy. Khi đó, những TTLS có thể tái hiện lịch sử một
cách sinh động, hấp dẫn và là một TTLS có giá trị đích thực.


11

Tất cả các lập luận trên đều dựa trên thực tiễn sáng tác của các nhà văn
viết TTLS và tính đặc thù của thể loại TTLS. Xuất phát từ thực tiễn nghiên
cứu, chúng tôi không tham vọng đƣa ra quan niệm về tiểu thuyết lịch sử một
cách đầy đủ, toàn diện, đúng đắn mà chỉ đƣa ra cách hiểu về tiểu thuyết lịch
sử phù hợp với thực tiễn sáng tác hiện nay: Tiểu thuyết lịch sử là thể loại
mang đầy đủ đặc trƣng của tiểu thuyết, đề cập đến những nhân vật lịch sử,
những vấn đề, sự kiện lịch sử.
TTLS mang những đặc điểm riêng biệt - đó là hƣớng tới cái hôm
qua, từ cái hôm qua để bộc lộ quan điểm của ngƣời hôm nay về quá khứ đã
qua. TTLS không chỉ tái tạo, phục dựng quá khứ mà còn đánh giá, phản tƣ
lịch sử, đề cập đƣợc nhiều vấn đề trong lịch sử mà hồn tồn có ý nghĩa với
cuộc sống hôm nay, những vấn đề thực sự hữu ích cho hiện tại và tƣơng
lai. Alexandre Dumas, một nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nƣớc Pháp cho

rằng: “Lịch sử đối với tơi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức
họa của tôi mà thơi”.
Nhƣ vậy, ngƣời viết TTLS có sứ mệnh thiêng liêng là khơi mở những
điều khuất lấp của quá khứ để nối kết thực tại, gửi gắm những tƣ tƣởng, thơng
điệp cho bạn đọc để bạn đọc có thể nhận thức lại lịch sử, giải mã những điều
bí ẩn, giải đáp những hoài nghi bằng tinh thần khoa học và nhân văn hiện đại.
TTLS có nhiều đặc trƣng giống với thể loại tiểu thuyết nói chung nhƣ:
Thứ nhất, đó là khả năng miêu tả thế giới khách quan rộng lớn, khám
phá nhân vật qua những xung đột, qua hành động, ngôn ngữ kết hợp với việc
miêu tả thế giới nội tâm. Tất cả những điều đó đƣợc tái hiện qua sự hƣ cấu, sự
tƣởng tƣợng phong phú của ngƣời viết tiểu thuyết.
Thứ hai, TTLS khắc họa nhân vật lịch sử ở góc độ con ngƣời cá nhân đời. TTLS càng đi sâu vào yếu tố đời tƣ, chất tiểu thuyết càng tăng và chất sử
thi càng mờ nhạt. Khi đó, TTLS càng có khả năng phản ánh cuộc sống một


12

cách phong phú, chân thực, xóa bỏ khoảng cách sử thi khi đánh giá về các
nhân vật và sự kiện lịch sử.
Thứ ba, nhân vật trong TTLS là con ngƣời nếm trải. Nhân vật này ln
gặp nhiều biến cố, có nhiều thử thách và bộc lộ những phẩm chất, tính cách
qua chuỗi biến cố. Từ việc xây dựng nhân vật là con ngƣời nếm trải, tiểu
thuyết đã để lại cái nhìn nhiều chiều cho ngƣời đọc, đó có thể là sự thơng
cảm, đồng tình hoặc là sự phê phán, lên án đối với nhân vật. TTLS đã xóa bỏ
những khoảng cách của nhà văn và nhân vật. Khoảng cách gần gũi này làm
cho ngƣời trần thuật có thể nhìn nhân vật từ nhiều chiều, tạo nên tính đối
thoại. Từ đó, TTLS đƣa đến cái nhìn tồn diện hơn, dân chủ hơn về các vấn
đề lịch sử và nhân vật lịch sử.
1.1.2. Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1986
TTLS Việt Nam cho đến nay vẫn là một dòng chảy dạt dào trong nền

văn học dân tộc. Trong tinh thần dân chủ và tự do sáng tác, TTLS vận động
và phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những thể loại quan trọng của đời
sống văn học Việt Nam sau 1986.
TTLS là diễn ngôn của nhà văn, thể hiện tƣ tƣởng nhất định của nhà
văn. Căn cứ vào những TTLS đƣợc viết sau 1986, chúng tôi nhận thấy hai
khuynh hƣớng sáng tác chủ đạo của TTLS Việt Nam sau 1986 là: Một là
khuynh hƣớng sáng tác tơn trọng chính sử, trung thành chính sử. Hai là
khuynh hƣớng sáng tác trên cơ sở đối thoại, phản biện lại chính sử. Tất nhiên,
sự phân chia khuynh hƣớng chỉ có tính chất tƣơng đối, ranh giới giữa các
khuynh hƣớng giữa chúng ở một số tác giả không phải lúc nào cũng rõ rệt.
Khuynh hƣớng thứ nhất là khuynh hƣớng sáng tác trên cơ sở thống
nhất với chính sử. Đây là khuynh hƣớng mà các nhà văn xem việc phục dựng,
tái hiện chính xác các sự kiện lịch sử là yêu cầu quan trọng. Nhà văn coi việc
ghi lại chính xác lịch sử là điều hiển nhiên. Nội dung trọng tâm của TTLS là


13

tái hiện trung thực bức tranh đời sống và con ngƣời trong quá khứ, chủ yếu là
những con ngƣời có liên quan đến sự phát triển của lịch sử và cần đƣợc ghi
chép lại.
Một số tác phẩm tiêu biểu của khuynh hƣớng này là Vằng vặc sao Kh
của Hồng Cơng Khanh, Thông reo ngàn hống và Đường về Thăng Long của
Nguyễn Thế Quang, Tây Sơn bi hùng truyện và Nẻo về Vạn Kiếp của Lê Đình
Danh, Lê Lợi của Hàn Thế Dũng, Không phải huyền thoại của Hữu Mai, Nhất
thống sơn hà của Vũ Thanh …
Khuynh hƣớng thứ hai là sáng tác trên cơ sở đối thoại, phản biện lại lịch
sử. Sở dĩ xuất hiện khuynh hƣớng này nhƣ đã nói ở trên, trong những năm gần
đây, do sự biến đổi về tình hình văn hóa của thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, do
nhu cầu tiếp nhận mới của ngƣời đọc nên quan niệm và thực tiễn sáng tác TTLS

đã có nhiều thay đổi. Từ việc cho rằng TTLS cần phản ánh chính xác lịch sử nay
cần có sự hƣ cấu, sáng tạo của các nhà tiểu thuyết. Lịch sử giờ chỉ là “cái cớ”
để nhà văn bày tỏ những băn khoăn về cuộc sống, về thân phận con ngƣời, về
nhân tình thế thái. Sự kiện lịch sử đƣợc xem nhƣ phƣơng tiện, phông nền để
nhà văn thể hiện những suy tƣ, chiêm nghiệm. Ở đó, nhà văn đặt ra những vấn
đề có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài với cuộc sống của con ngƣời, đồng thời ngƣời
viết phải bộc lộ đƣợc cái nhìn mới mẻ: “Phải có quan điểm mới về quá khứ,
một phƣơng pháp chọn lựa và lƣu ý mới mẻ soi sáng chỗ này và ẩn nặc chỗ
kia” [3, tr 354]. Nhiều cây bút đi sâu khai thác những khoảng trống, những
điểm mờ của những con ngƣời, sự kiện để đƣa ra những cách lý giải khác
nhau giữa công và tội, giữa anh hùng và gian hùng, giữa vĩ nhân và bình
thƣờng… Đó là chuyện Lý Thần Tơng hóa hổ, Lê Văn Thịnh và vụ án Hồ
Dâm Đàm, Trần Thủ Độ với nhà Trần, Thị Lộ, Nguyễn Trãi và vụ án Lệ Chi
Viên... Cách nhìn của nhà văn có khi khác hẳn với cách nhìn của ngƣời chép
sử. Các tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hƣớng này là Hồ Quý Ly của Nguyễn


14

Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Gió lửa của Nam Giao, Hội thề của
Nguyễn Quang Thân, Kẻ sĩ thời loạn của Vũ Ngọc Tiến…
Trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xn Khánh đã xây dựng hình tƣợng ngƣời
anh hùng ln cháy bỏng ƣớc vọng tự do, một đời ôm ấp giấc mộng canh tân
Đại Việt. Con ngƣời ấy luôn nuôi chí lớn dời non lấp bể song vẫn chứa chan
tình yêu với gia đình mà cụ thể là với hiền thê và ái nữ… Việc Hồ Q Ly
sốn ngơi cũng đƣợc tác giả đặt dƣới nhiều cách nhìn đối lập nhau: khen chê, lên án - ngợi ca. Cuối cùng, ngƣời viết trao lại quyền phán xét nhân vật
cho độc giả.
Còn trong Hội thề, Nguyễn Quang Thân lại tập trung tái hiện những
xung đột của những con ngƣời quyền lực với những con ngƣời mang vẻ đẹp
nhân cách và trí tuệ hơn ngƣời. Nhà văn ca ngợi cái tâm, cái tài của Nguyễn

Trãi, chỉ ra sự xấu xa của những kẻ mang mƣu hèn kế bẩn. Nhiều trang viết
nhƣ những tiếng thở dài não nuột, chua xót về nhân tình thế thái. Bên cạnh
giọng điệu chua xót, buồn thƣơng, tác giả sử dụng giọng điệu ngợi ca là chủ
yếu. Ở khuynh hƣớng này, lịch sử đƣợc đặt trong lăng kính đa chiều, những
soi chiếu lịch sử vừa tạo ra những hiệu ứng bất ngờ và tạo ra những nhận thức
trái ngƣợc ở ngƣời đọc. Lịch sử không chỉ là chứng tích của q khứ mà cịn
là nhân tố cho sự sáng tạo của nhà văn, để nhà văn phục dựng nên nhiều chân
dung nhân vật lịch sử, tái hiện nhiều câu chuyện lịch sử sống động, hấp dẫn.
Nhân vật trong TTLS cũng mang đặc điểm riêng biệt: “Các nhân vật trong
tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử. Vì nhân vật của
tiểu thuyết lịch sử đƣợc trao cho sự sống, còn nhân vật lịch sử thì đã sống” [4,
tr. 360]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã đƣa ra quan điểm của mình:
“Lịch sử trong văn xi hƣ cấu khơng cịn là lịch sử kiểu sách giáo khoa mà
là lịch sử trong cái nhìn hƣởng thụ cá nhân nhà văn. Tinh thần hƣởng thụ lịch
sử cá nhân đã làm cho tiểu thuyết khơng cịn triển khai theo chiều tuyến tính
và cái nhìn tồn tri mà đặt lịch sử trong thế “mở”, bản thân lịch sử cũng là


15

một vận động, một diễn ngôn đời sống” [5, tr. 96]. Tuy nhiên, hƣ cấu là một
thuộc tính nổi bật của thể tài này nhƣng cần đặt trong một chừng mực nhất
định và đặc biệt không đƣợc xuyên tạc lịch sử.
1.2. Nhà văn Trần Thùy Mai và tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu
1.2.1. Cuộc đời và hành trình sáng tạo của nhà văn Trần Thùy Mai
Có lẽ, hành trình sáng tạo của Trần Thùy Mai bắt đầu từ những ngày
chị cịn là một cơ nữ sinh u văn chƣơng của trƣờng Đồng Khánh. Thời gian
này, tờ Tuổi hoa là nơi đầu tiên chị thể hiện tài năng văn chƣơng của mình.
Truyện ngắn đầu tiên của chị đƣợc đăng trên Báo văn nghệ năm 1975, khi chị
mới 22 tuổi. Đến năm 1983, hai tập truyện đầu tay của chị đã chính thức đƣợc

ra đời là Cỏ hát (in chung với nhà văn Lý Lan) và Bài thơ về biển khơi.
Những truyện ngắn của một cô giáo dạy văn theo nghề cầm bút mang hơi thở
của mảnh đất cố đô Huế ngàn năm rêu phong và một tâm hồn yêu văn chƣơng
làm say đắm biết bao trái tim ngƣời đọc. Và đến năm 1987, chị quyết định
chuyển sang làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Thuận Hóa. Từ đây, chị chính
thức chọn nghiệp viết làm con đƣờng đi cho riêng mình.
Tuy nhiên, thời gian giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian tại
trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã mang lại cho chị nhiều cảm hứng khi viết
các truyện ngắn và tiểu thuyết mang đậm phong vị văn hóa, lịch sử xứ Huế.
Thời gian này, việc sƣu tầm, tìm hiểu văn hóa dân gian cho chị biết thêm rất
nhiều về những khung cảnh, phong tục, cách sống, lời ăn tiếng nói ở nhiều
vùng miền, cuộc sống của ngƣời phụ nữ Huế... Trong thời gian mƣời năm ấy,
năm nào chị cũng đi đến các làng quê từ Đèo Ngang cho tới phía Nam đèo
Hải Vân để ghi chép ca dao, truyện kể… Nhiều truyện ngắn của chị đã có
cảm hứng từ những chuyến đi ấy.
Trần Thùy Mai là một trong những nhà văn nữ viết nhiều và khá đều
tay. Các tập truyện ngắn lần lƣợt ra đời: Thị trấn hoa quỳ vàng (1994), Trò


16

chơi cấm (1998); Trăng nơi đáy giếng (2000), Thập tự hoa (2003); Đêm tái
sinh (2003); Thương nhớ Hoàng Lan (2003); Mưa đời sau (2005), Mưa ở
Trasbourg (2007), Lửa hoàng cung (2008), Một mình ở Tokyo (2008), Trăng
nơi đáy giếng (2010), Onkel yêu dấu (2010)...Nhiều truyện ngắn đã đƣợc
chuyển thể kịch bản sân khấu hoặc dựng thành phim nhƣ: Hãy khóc đi em
(2005), Gió thiên đường, Thập tự hoa (2005). Trong năm 2005, Trần Thùy
Mai có đến 3 truyện ngắn đƣợc chuyển thể thành kịch bản phim đó là các
truyện: Thập tự hoa, Hãy khóc đi em, và Gió thiên đường. Đặc biệt, truyện
ngắn Trăng nơi đáy giếng đã đƣợc đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn dựng thành

phim rất thành công và đạt giải thƣởng điện ảnh Cánh diều bạc năm 2008
(không có giải vàng).
Truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã giành đƣợc rất nhiều tình cảm của
bạn đọc và giành đƣợc nhiều giải thƣởng văn học trong nƣớc và nƣớc ngoài
nhƣ: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002; Giải thưởng văn học
Cố đô lần 2 (1998) và lần 3 (2004); Năm 2003 chị nhận Giải thưởng Uỷ
ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ... Có nhiều
tác phẩm đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng nhƣ: Thương nhớ hồng lan đƣợc
dịch sang tiếng Anh, Gió thiên đường đƣợc dịch sang tiếng Nhật, Chuyện
cũ ở quê nhà đƣợc dịch sang tiếng Pháp, Truyện ngắn Thị trấn hoa quỳ
vàng đƣợc dịch sang tiếng Pháp, Thuỵ Điển, Huyền thoại chim phượng
đƣợc dịch sang tiếng Đức,
Những trang viết của chị chứa đựng cuộc đời của những con ngƣời nhỏ
bé mà ta đã gặp ở đâu đó trong cuộc đời này. Đằng sau những cuộc đời nhỏ
bé ấy là những câu chuyện buồn, những khao khát sâu lắng, da diết và trên hết
là một trái tim nhân hậu của ngƣời viết. Trong dòng chảy của cuộc sống hiện
đại, những dòng văn thiết tha cháy bỏng, khát khao hạnh phúc của chị ln để
lại dƣ vị sâu lắng trong lịng ngƣời đọc. Truyện ngắn của Trần Thùy Mai nhẹ
nhàng nhƣ một lời tâm sự sâu lắng, thì thầm thấm sâu vào tâm hồn ngƣời đọc


17

và thể hiện khát vọng của con ngƣời vƣợt qua cuộc đời nghiệt ngã để đi tìm
hạnh phúc đích thực.
Khơng chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, với cuốn TTLS Từ Dụ thái
hậu, Trần Thùy Mai đã đem lại cho ngƣời đọc một cái nhìn trọn vẹn về hậu cung
và vƣơng triều nhà Nguyễn. Tiểu thuyết có cảm hứng khởi nguồn từ năm 2011, từ
những năm tháng đó chị đã tìm hiểu nhân vật trải dài trong cung cấm qua nhiều
thời kỳ nhà Nguyễn. Năm 2017 chị bắt tay vào viết, viết một cách bền bỉ và cuốn

sách đã đƣợc hoàn tất năm 2019 thể hiện rõ bút lực dồi dào của nữ nhà văn. Tác
phẩm cho thấy tài năng nghệ thuật của nhà văn và là sự cần mẫn, say sƣa trƣng tập
kiến thức văn hóa, lịch sử của Trần Thùy Mai. Đó đƣợc coi là yếu tố quan trọng
để đem đến sự thành công cho bộ tiểu thuyết dài gần nghìn trang này.
Với trái tim yêu nghề, yêu tha thiết cuộc đời và con ngƣời, có lẽ hành
trình sáng tạo nghệ thuật của Trần Thùy Mai vẫn cịn rất dài rộng ở phía
trƣớc. Chúng ta ln tin với sự say sƣa cần mẫn, với năng khiếu bẩm sinh và
sự đam mê, nhiệt huyết với nghề viết văn, chị sẽ tiếp tục có những sản phẩm
tinh thần cuốn hút ngƣời đọc.
1.2.2. Quan niệm văn chương của nhà văn Trần Thùy Mai
Đến nay, khi đã trải qua gần 40 năm cầm bút, Trần Thùy Mai luôn say
sƣa, cần mẫn, lặng lẽ để viết nên những tác phẩm có ý nghĩa. Trần Thùy Mai
coi việc viết văn là một nghề nghiêm túc. Chị luôn ý thức đƣợc những trang
viết của mình cần phải có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống, với mọi ngƣời.
Cho dù có những lúc trong cuộc đời chị có nhiều sóng gió nhƣng ngƣời đọc
khơng khi nào thấy một chút cẩu thả, dễ dãi trong những tác phẩm của chị.
Đọc nhiều truyện ngắn và sau này là bộ tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu, chúng ta
đều thấy những câu chuyện đƣợc kể ra bằng sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc
đời và những kĩ năng già dặn trong cách viết của chị. “Kỹ năng và lƣơng tâm”
là hai yếu tố tạo nên những tác phẩm hay, giàu ý nghĩa của Trần Thùy Mai.


18

Để cho ra đời những tác phẩm hay, chƣa khi nào Trần Thùy Mai coi văn
chƣơng là một cuộc chơi. Chính lƣơng tâm nghề nghiệp khơng cho phép chị
viết ra những điều mà chị khơng muốn viết, cho dù có hợp thời thƣợng đi
chăng nữa. Lựa chọn lối viết nhƣ để trải lòng với bạn đọc, đặt ra những vấn
đề thiết thực và giàu ý nghĩa đã làm cho những tác phẩm của chị luôn ghi dấu
ấn sâu đậm trong lịng bạn đọc.

Bên cạnh đó, nhà văn cũng quan niệm về nghề văn một cách giản dị mà
vô cùng sâu sắc. Chị thƣờng viết về cuộc sống đời thƣờng là những mảnh đời
nhỏ bé, gần gũi với biết bao ngƣời nhƣ tình yêu, cái đẹp, nghệ thuật, cõi tâm
linh, kể cả hƣ vô, cái chết...nhƣng tất cả đều đƣợc thể hiện một cách mới mẻ
theo cách của riêng chị. Chị kịch liệt phản đối những tác phẩm viết theo thời
thƣợng. Những hình thức mới lạ trong cách viết với những câu chuyện ngơn
tình nhạt nhẽo khơng bao giờ là đề tài trong sáng tác của chị. Trong suốt một
chặng đƣờng dài chị đƣợc thỏa lòng đam mê với nghề viết, chị không bao giờ
viết những điều mà chị không thấy thích, khơng thấy hợp. Có những lúc, chị
cũng loay hoay giữa việc chấp nhận viết những điều quen thuộc nhƣng hợp
với xu thế hay là viết những điều mà riêng chị cho là có ý nghĩa với cuộc đời.
Dĩ nhiên, quan điểm “viết văn là một cách thƣơng yêu với chính mình và
những ngƣời xung quanh” của Trần Thùy Mai đã làm cho ngƣời đọc thấy thực
sự rung cảm với những tác phẩm của chị.
Đề tài quen thuộc trong những sáng tác của chị là đề tài về tình yêu
đƣợm sắc màu lãng mạn. Tuy nhiên, chị không muốn thể hiện tình yêu nhƣ
một cõi viễn mộng để trốn tránh cuộc đời mà muốn thể hiện nó nhƣ một động
lực của sự sống, là điều mà mọi ngƣời cần hƣớng đến để cuộc sống tốt đẹp
hơn. Hàng trăm truyện ngắn của chị dù viết về những đề tài hết sức quen
thuộc và bằng những thủ pháp nghệ thuật không mới những vẫn luôn đem lại
cho ngƣời đọc sự cuốn hút kì lạ. Văn học khơng thốt ly cuộc sống, hiện thực
đƣợc tái hiện bằng trái tim rung cảm của nhà văn yêu tha thiết cuộc đời sẽ


19

sống mãi trong trái tim ngƣời đọc. Quả đúng nhƣ vậy, văn chƣơng của Trần
Thùy Mai, nhất là những tác phẩm viết về ngƣời phụ nữ ln sống mãi trong
lịng ngƣời đọc bởi hơn hết nó đƣợc viết ra từ tấm lòng nhân ái và ngòi bút
tinh tế khi phân tích tâm hồn ngƣời phụ nữ. Chính từ quan điểm viết về những

điều gần gũi nhất với tác giả và giới nữ nên những chỗ tinh nhạy nhất của
ngƣời phụ nữ với những âu lo, băn khoăn, trở trăn hay những niềm vui hân
hoan đều đƣợc tác giả miêu tả rất chân thực, mang đậm dấu ấn nữ tính.
Với những quan niệm đúng đắn và sâu sắc, những tác phẩm của Trần
Thùy Mai và tên tuổi của chị trở nên rất gần gũi, thân thƣơng với những
ngƣời yêu văn chƣơng. Chị đã thực sự thành công với cả hai thể loại truyện
ngắn và tiểu thuyết. Trần Thùy Mai đã thể hiện sự chín muồi trong cách viết,
sự thăng hoa nghệ thuật và khẳng định đƣợc chỗ đứng của mình trên văn đàn.
Chúng ta trân trọng tấm lòng, ngƣỡng mộ tài năng và tin tƣởng với sự đam
mê với nghề của nhà văn, chị sẽ tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm hay, có giá
trị ni dƣỡng tâm hồn con ngƣời.
1.2.3. Tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu
Câu chuyện về bà Từ Dụ trong lịch sử đã để lại ấn tƣợng sâu đậm,
khơi nguồn cảm xúc để Trần Thùy Mai viết tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu. Lúc
còn đi học, nhà văn đã đƣợc nghe câu chuyện truyền tụng về bà Từ Dụ khi đã
trên 80 tuổi nhƣng vẫn dũng cảm đến Tịa Khâm sứ Pháp để xin giảm tơ thuế
cho dân. Sau này, đến thăm lăng Xƣơng Thọ, nơi an nghỉ cùa bà Từ Dụ,
những hình ảnh đẹp đẽ đầy xúc động về cung phi Phạm Thị Hằng lại hiện về.
Đó là hình ảnh về một cung phi non trẻ mới 13 tuổi đã vào cung, sau trở thành
hoàng quý phi, rồi thành thái hậu Từ Dụ phải trải qua những thăng trầm, có
hạnh phúc, có vinh quang và cả những khổ đau lẫn thị phi. Tấm lịng ngƣỡng
mộ, tơn kính về bà Từ Dụ nhân từ độ lƣợng, giản dị, khiêm nhƣờng đã thôi
thúc Trần Thùy Mai viết nên thiên tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu.


×