Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Luận văn thạc sỹ yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.86 KB, 148 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------------

PHẠM THỊ MAI

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS.Trịnh Thị Thu Hòa


Thái Nguyên - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trịnh Thị Thu Hòa – Giảng viên
trường Đại học khoa học-Đại học Thái Nguyên.
Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn đều trung thực và chưa từng được cơng bố ở bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.



ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tơi đã hồn thành nội
dung luận văn “Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”.
Luận văn được hồn thành khơng chỉ là cơng sức của bản thân tác giả mà cịn có
sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hịa, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong q trình hình thành, triển khai, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đồng thời, cho phép tơi gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô trong khoa
Ngữ văn, phòng tư liệu thư viện trường Đại học Khoa học - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, khích
lệ, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện
nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi kính mong nhận được sự chỉ
dẫn góp ý của hội đồng khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng
nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2022
Người viết

Phạm Thị Mai


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................16
6. Đóng góp mới của đề tài..........................................................................................16
7. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................17
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................18
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ YẾU TỐ TÂM LINH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG...............................................................................18
1.1. Tâm linh và văn hóa tâm linh...............................................................................18
1.1.1. Khái niệm “ tâm linh”....................................................................................18
1.1.2. Khái niệm “ văn hóa tâm linh”.......................................................................20
1.2. Yếu tố mang tính tâm linh trong văn học Việt Nam.............................................22
1.2.1. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn học.............................................22
1.2.2. Biểu hiện của yếu tố tâm linh trong văn học Việt Nam..................................23
1.3. Vài nét về nhà văn Nguyễn Bình Phương.............................................................32
1.3.1. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bình Phương.........................32
1.3.2. Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương...............................35
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG..............................................................45
2.1. Yếu tố tâm linh gắn với con người........................................................................46
2.1.1. Kí ức..............................................................................................................46
2.1.2. Nhật kí............................................................................................................ 50
2.1.3. Hồn ma...........................................................................................................51
2.1.4. Người chết......................................................................................................55
2.1.5. Giấc mơ..........................................................................................................58
2.2. Yếu tố tâm linh gắn với không gian......................................................................61
2.2.1. Mây................................................................................................................62

2 2.2. Mưa................................................................................................................64


iv

2.3. Yếu tố tâm linh gắn với vật...................................................................................66
2.3.1. Hoa quỳnh......................................................................................................66
2.3.2. Cây quéo........................................................................................................67
2.3.3. Lửa................................................................................................................. 68
2.3.4. Máu................................................................................................................69
2.3.5. Đá................................................................................................................... 70
2.4. Yếu tố tâm linh gắn với vùng đất..........................................................................71
Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG........................................................................................78
3.1. Yếu tố tâm linh phản ánh hiện thực đời sống tâm linh và đời sống xã hội con
người............................................................................................................................ 78
3.1.1. Đời sống tâm linh...........................................................................................78
3.1.2. Hiện thực cuộc sống.......................................................................................80
3.2. Yếu tố tâm linh phản ánh ước mơ khát vọng của con người.................................90
3.2.1. Khát vọng về một cuộc sống bình thường......................................................90
3.2.2. Những lý tưởng cao đẹp.................................................................................92
3.3. Yếu tố tâm linh thể hiện phong cách tác giả.........................................................93
3.3.1. Xây dựng hình tượng nhân vật (thế giới nội tâm của nhân vật)......................93
3.3.2. Xây dựng thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật............................100
3.3.3. Ngôn ngữ.....................................................................................................107
KẾT LUẬN...............................................................................................................111
THƯ MỤC THAM KHẢO........................................................................................114
PHỤ LỤC KHẢO SÁT SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC..............................................119



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Einstein trong Thế giới như tơi thấy đã từng nói “ Cái đẹp đẽ nhất mà
chúng ta trải nghiệm là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong cái nơi của nghệ
thuật và khoa học chân chính. Người nào khơng biết đến nó, khơng cịn khả
năng ngạc nhiên hay kinh ngạc, người đó coi như đã chết, đã tắt ngọn lửa sống
trong mình” [66]. Cái bí ẩn, cảm thức nền tảng mà Einstein nói đến chính là thế
giới tâm linh. Nhận định của ông cách chúng ta hơn nửa thế kỉ nhưng nó vẫn
cịn ngun giá trị, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay vấn đề tâm linh càng
trở thành mối bận tâm lớn của con người trước những thách thức của thời kì “
hậu hiện đại”, xã hội thơng tin và tồn cầu hóa. Người nghệ sĩ là những con
người hội tụ đủ các yếu tố cần thiết nhất: trí tuệ và bản lĩnh để lựa chọn cho
mình những giá trị tâm linh đúng đắn nhất và hữu ích nhất, mang đến hạnh
phúc cho chính mình và cộng đồng.
1.2. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu khơng nhắc đến Nguyễn Bình Phương
trong văn học Việt Nam đương đại. Nhạy cảm, tinh tế và linh hoạt với ngôn từ,
Nguyễn Bình Phương đã khẳng định vị trí của mình ở cả hai “địa hạt” thơ và
tiểu thuyết. Dù là thơ hay tiểu thuyết, độc giả vẫn tìm ra được nét riêng trong
các sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Đến với các sáng tác của ông, ta nhận ra
một điều không thể thay đổi rằng: Nguyễn Bình Phương là Nguyễn Bình
Phương, khơng nhạt nhịa và hỗn tạp.
1.3. Trong cái bộn bề của cuộc sống, đến với sáng tác của Nguyễn Bình
Phương dù tiểu thuyết hay thơ ca ta thấy lịng mình lắng lại, suy tư, trăn trở
nhiều hơn và đặc biệt biết trân trọng hơn những giá trị sống quanh ta. Trong các
tác phẩm của mình, Nguyễn Bình Phương coi trọng việc xây dựng các yếu tố
nghệ thuật, đặc biệt là các yếu tố tâm linh. Nhà văn lấy việc xây dựng yếu tố như
một ký hiệu siêu ngôn ngữ, để từ đó gửi vào các yếu tố tâm linh ấy bao ẩn ý sâu
xa - những điều mà lời nói không thể biểu đạt hết. Hệ thống các yếu tố tâm linh

trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương rất phong phú, nhiều cảm xúc
nhưng hầu hết đều là những biểu tượng mang màu sắc siêu thực, biểu tượng tâm


2

linh. Khám phá hệ thống cấu trúc yếu tố tâm linh trong tác phẩm Nguyễn Bình
Phương là một lần ý thức về mình, về hiện thực cuộc sống để nhận ra Chân –
Thiện – Mĩ trong cuộc đời.
Tuy bấy lâu nay sáng tác của Nguyễn Bình Phương đã được cảm, hiểu,
soi tỏ ở nhiều góc độ (giá trị nội dung, nghệ thuật, phong cách) nhưng những giá
trị tâm linh trong văn thơ ơng lại chưa được tìm hiểu một cách hệ thống. Vì vậy,
việc khai thác các biểu hiện, giá trị của Yếu tố mang tính tâm linh trong tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương được chúng tơi lựa chọn để tiến hành nghiên
cứu một cách hệ thống, toàn diện với mong muốn đem đến một góc nhìn mới,
một sự lý giải mới về giá trị nhiều mặt trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về yếu tố tâm linh trong văn học
Việt Nam đương đại.
Không chỉ từ xa xưa mà ngày nay, vấn đề tâm linh vẫn luôn là vấn đề đặt ra
nhiều câu hỏi cần lời giải đáp. Nhưng trong thời kì hiện đại, vấn đề tâm linh đã được
con người nhìn nhận, soi chiếu ở những góc nhìn đa chiều và cũng được nhìn nhận ở
nhiều chiều hướng tích cực nhất bằng cả cảm tính và lý tính. Trước cuộc sống với
những vòng quay vội vã, nhiều nhà văn đương đại lại tìm về thế giới tâm linh để thể
hiện cách nhìn cuộc sống, con người. Các nhà văn đã gửi gắm tư tưởng, tình cảm,
thơng điệp của mình vào các hình tượng văn học làm nên thế giới biểu tượng tâm
linh đa sắc với tên tuổi của các nhà văn như Bảo Ninh, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn
Xuân Khánh, Thùy Dương, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Nguyễn Trí
Huân, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Ma Văn Kháng, Nguyễn Đình
Chính, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Việt Hà…

Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học và
văn hoá tâm linh, GS. TS Nguyễn Đăng Điệp đã nhận định tâm linh: “là một thế
giới có nhiều bí ẩn mà khoa học đến nay vẫn chưa thể giải thích hết được.
Nhưng về cơ bản, có thể khẳng định, đó là thế giới gắn liền với niềm tin về


3

những giá trị cao cả, thiêng liêng. Hướng đến tâm linh, con người kỳ vọng
hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ” [13]
Nguyễn Văn Hùng trong Những chiều kích tâm linh trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại đã khẳng định: “Trong không gian sáng tạo mới, tâm linh
trở thành chất liệu mới, một thành tố nghệ thuật quan trọng trong tư duy của nhà
văn. Sự xuất hiện đầy dụng ý của những yếu tố tâm linh trong các sáng tác của
các nhà văn đương đại ngày càng thu hút được sự quan tâm, đón đợi của người
đọc. Một mặt, đó không chỉ là ánh xạ của những vấn đề văn hóa, xã hội, khung
tri thức, thẩm mĩ thời đại mà còn là một trong những biểu hiện của sự thay đổi
quan niệm thẩm mĩ về thế giới và con người, làm nên dấu ấn đặc biệt của tiểu
thuyết đương đại. Mặt khác, tâm linh được dùng làm chất liệu sáng tạo mới đã
mang lại những chân trời rộng mở cho chủ thể sáng tạo cũng như cộng đồng
diễn giải. Ở phương diện chủ thể sáng tạo, nó biểu hiện sâu sắc sự thức tỉnh của
cái tơi, góp phần làm biến đổi kĩ thuật tự sự, trong đó lối viết kì ảo hóa, huyền
thoại hóa đã trở thành phương thức nghệ thuật đắc dụng để mỗi nhà văn thể hiện
quan niệm về hiện thực và con người của mình. Ở bình diện cộng đồng tiếp
nhận, những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong mỗi thành tố nghệ thuật càng
kích thích trí tưởng tượng, giúp ni dưỡng tinh thần, thanh lọc tâm hồn, làm
phong phú trí tuệ qua những tri nhận về những vùng đất đầy bí ẩn mà khoa học
hiện đại nhất cũng chưa giải thích được” [24].
Trong luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn Những đổi mới của văn xuôi
nghệ thuật Việt Nam sau 1975 [5], tác giả Nguyễn Thị Bình cũng chỉ ra những

phương diện đổi mới cơ bản của văn xi sau 1975 đó là đổi mới quan niệm về
nhà văn, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và một số phương diện đổi
mới thể loại. Theo Nguyễn Thị Bình, con người tâm linh chính là một trong
những cái mới của văn xi thời kì này, “việc khám phá phương diện đời sống
tâm linh con người của văn xuôi hiện nay là phát hiện một năng lực nhân tính
thiêng liêng, phù hợp với cái đẹp, cái thiện. Nó đem lại sự phong phú trong cấu
trúc nhân cách và góp phần xây dựng một quan niệm toàn diện về con người,
đối lập với tư duy duy lí cằn cỗi, máy móc”[5]Tìm hiểu yếu tố tâm linh với niềm


4

tin vào những khả năng bí ẩn của con người, những thế lực siêu phàm Nguyễn
Thị Bình cịn khẳng định: “Nhìn chung, việc thừa nhận sự tồn tại của bình diện
tâm linh, khám phá phát hiện về các năng lực cũng như biểu hiện của nó là một
đóng góp mới của văn xi sau 1975, góp phần xây dựng quan niệm nhân bản
toàn diện về con người” [5].
Trần Thị Mai Nhân với bài viết Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt
Nam thời kì Đổi mới in trên Tạp chí Sơng Hương và cơng trình Những đổi mới
của tiểu thuyết Việt Nam trong 15 năm cuối thế kỉ XX cũng khẳng định về giá
trị của yếu tố tâm linh đối với thể loại tiểu thuyết: yếu tố tâm linh đã xuất hiện
một cách có ý thức trong sáng tác của nhiều nhà văn. Đời sống tâm linh thực sự
là một trong những “vùng hiện thực mới” của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới
1986. Bài nghiên cứu cho rằng: “Đi sâu vào khai thác chiếm lĩnh đời sống tâm
linh cùng những trạng thái tâm lí tinh thần đầy bí ẩn của con người là điều mà
văn học đương đại quan tâm” [40]. Tác giả xoay quanh hai biểu hiện cơ bản của
con người tâm linh: một là khả năng linh cảm và điềm báo, hai là khám phá cõi
tiềm thức, vô thức nơi con người. Để làm nổi bật điều đó, tác giả bài viết đã
phân tích những biểu hiện cụ thể của các nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh, Chim én bay của Trí Huân, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Bến

không chồng của Dương Hướng, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh,
Lão Khổ của Tạ Duy Anh… Về cách thức thể hiện con người tâm linh, theo tác
giả “việc phản ánh đời sống tinh thần, tâm linh của con người thời hiện đại được
các nhà văn thể hiện nổi bật nhất qua bút pháp huyền thoại hóa”.
Với bài viết Dấu ấn tâm linh trong văn học Việt Nam đương đại qua một
số tiểu thuyết (2014) – Tạp chí Tao Đàn, tác giả Bùi Việt Thắng đi vào tìm hiểu
một số tác phẩm tái hiện đậm nét thế giới tâm linh như Cách trở âm dương của
Vũ Huy Anh, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, Ngược mặt trời của
Nguyễn Một, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Họ vẫn chưa về
của Nguyễn Thế Hùng, Hoang tâm của Nguyễn Đình Tú, Chân trần của Thùy
Dương. Dấu ấn tâm linh trong các tiểu thuyết nói trên theo tác giả đó là “cảm
thức tôn giáo”, là “đức tin”, là “nơi chốn đi về”, “trú ngụ” của con người, là cơ


5

hội để con người khám phá ra bản thể của mình, là một “liệu pháp tinh thần” để
con người sống hài hịa hơn, “vơ vi” hơn, “người” hơn.
Trong thời kì này, tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn(2006) của Nguyễn Xuân
Khánh được bạn đọc biết đến nhiều.Nhiều nhà nghiên cứu đều có chung một
qua điểm rằng: yếu tố tâm linh là một trong những phương diện tạo nên sự hấp
dẫn cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Có thể nói rằng, yếu tố tâm linh góp
phần khơng nhỏ đưa “Nguyễn Xn Khánh trở thành một hiện tượng nổi bật của
văn học Việt Nam đương đại”. Nguyễn Bình Phương với tiểu thuyết Bả giời,
Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi cũng là “một hiện tượng nổi
bật” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Một số bài nghiên cứu như Những
cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Yếu tố vơ thức
trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương đều chỉ ra nét đặc sắc trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương là đi sâu vào khám phá tầng sâu vơ thức và thế giới tâm
linh huyền ảo, bí ẩn.

Tác giả Nguyễn Bích Thu trong bài viết Ý thức cách tân trong tiểu thuyết
Việt Nam sau 1975 chỉ ra rằng: “Ý thức cách tân nghệ thuật, đổi mới tư duy tiểu
thuyết là nỗ lực sáng tạo đáng kể của các cây bút văn xuôi nhằm biểu đạt tâm
hồn con người thời đại”.Và một trong những biểu hiện rất rõ đổi mới tư duy tiểu
thuyết đó là: “Các cây bút tiểu thuyết những năm đổi mới đã có ý thức đi sâu
vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh
con người đích thực. Sự xuất hiện con người tâm linh biểu hiện sự đổi mới trong
quan niệm nghệ thuật về con người của văn học. Tiểu thuyết bắt đầu tiếp cận với
thế giới đằng sau thế giới hiện thực, đó là thế giới tâm linh, vô thức, tiềm thức,
giấc mơ” [58]
Nguyễn Thị Thúy Hằng trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Con người cá
nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 [20], đã nhận diện và
phân tích những dạng thức cơ bản, đồng thời chỉ ra những cách tân của nghệ
thuật tự sự trên phương diện thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện
ngắn Việt Nam sau 1975. Tác giả nhận thấy một thực tế trong văn xuôi sau 1975


6

là “con người cá nhân được quan tâm trên nhiều phương diện: đời sống tự nhiên,
đời sống xã hội, đời sống tâm linh. Con người được nhìn nhận cả trong ý thức,
tiềm thức, vô thức. Mỗi nhà văn đã thể hiện những góc nhìn khác nhau về tiểu
vũ trụ bí ẩn, phức tạp này”.
Chuyên luận Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại của tác giả Mai Hải Oanh dành một mục bàn về Quan niệm mới về
con người, trong đó có con người tâm linh. Tác giả cho rằng: “quan tâm thể hiện
con người tâm linh, tiểu thuyết thời kì đổi mới muốn thám hiểm chiều sâu vơ tận
của con người. Đó khơng phải là hành động mê tín dị đoan hay chủ nghĩa duy
tâm” [41]. Đến với đời sống tâm linh chính là đến với cánh cửa mới để hiểu hơn
về mặt đất, về sự phong phú của con người. Theo nhà nghiên cứu, việc thể hiện

con người tâm linh chi phối đến việc lựa chọn hình thức nghệ thuật của tác
phẩm. Đó có thể là sự “xáo trộn các chiều thời gian, có sự đan cài thực ảo, có cắt
dán, đồng hiện, phân lập, hoang tưởng,... một thế giới đầy tính lập thể và đẫm
chất siêu thực, tượng trưng”. Sự mới mẻ trong việc đi sâu vào hiện thực tâm
linh, nhân vật tâm linh là con đường để các nhà văn tự làm mới mình và làm
mới thể loại.
Khơng chỉ trong văn xi mà trong thơ, các nhà thơ đương đại cũng đi
vào khai thác, mơ tả tiếng nói tâm linh như một đối tượng thẩm mỹ, các nhà thơ
hướng tới cái đích có thể chiếm lĩnh sâu sắc, rộng rãi hơn đời sống tinh thần, nội
tâm con người hiện đại và điều đó cũng góp phần tạo nên sự khác biệt khá rõ
trên phương diện đề tài, chủ đề, lối viết của các nhà thơ đương đại so với thế hệ
cầm bút trước.
Những bài thơ viết về thế giới tâm linh thường để lại những dư ba trong
lòng người đọc. Những điều thiêng liêng, cao cả được gửi gắm qua những hình
ảnh, biểu tượng, ý niệm thể hiện khát vọng vươn tới thế giới thanh sạch đầy tính
nhân văn trong cuộc sống con người. Chính vì vậy, trong bài viết Tiếng nói tâm
linh trong thơ một số tác giả thuộc thế hệ đổi mới, [64] tác giả Phạm Thị Trịnh
khẳng định rằng đến với thơ của các nhà thơ thế hệ đổi mới, người đọc đứng


7

trước nhiều khó khăn hơn. Nhưng, từ một góc nhìn khác, đó cũng là một yếu tố
tạo nên sức hấp dẫn riêng của những cây bút này trong nền thơ ca Việt Nam
đương đại.
Như vậy, có thể nói, trong dịng chảy của văn học dân tộc, yếu tố tâm linh
vẫn luôn được các nhà văn hiện đại tập trung khai thác. Tại Hội thảo khoa học
Văn học và Văn hóa tâm linh do Viện Văn học và Khoa Ngữ văn Đại học Khoa
học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2014, các nhà nghiên cứu, phê
bình văn học, với phạm vi và mức độ đánh giá khác nhau, đều đã làm rõ yếu tố

tâm linh trong mối quan hệ với tôn giáo, trong quan niệm nghệ thuật về con
người, quan niệm về hiện thực và chủ yếu thơng qua bút pháp huyền ảo. Nhìn
chung, các bài tham luận đều cho rằng trong văn học đương đại Việt Nam, yếu
tố tâm linh là một phương diện không tách rời đời sống thực tiễn và đời sống
tâm hồn của con người. Khơng những vậy, đó cịn là một mặt quan trọng làm
nên giá trị nhân văn, giá trị văn hóa của mỗi đất nước, mỗi dân tộc.
Sau nhiều những nhận định và kết luận của các nhà nghiên cứu văn học
Việt Nam về sự xuất hiện của yếu tố tâm linh trong văn học Việt Nam, có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu có tính chun sâu tập trung khảo sát yếu tố tâm
linh trong các tác phẩm thuộc một giai đoạn văn học cụ thể, hoặc trong các sáng
tác của một tác giả cụ thể như Luận án tiến sĩ của Lê Thu Trang đã đi sâu khai
thác yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại [62]; luận văn thạc sĩ
của Đoàn Thị Đặng Hương hướng về con mắt tâm linh của văn hóa phương
Đơng qua nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử [32]; Dương Thị Hương cũng tìm hiểu về
Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua luận văn thạc sĩ của
mình [31]; Phạm Thị Xuân Lan với Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu
thuyết Việt Nam [35]; Hoàng Thị Minh Phương với nghiên cứu Văn hóa tâm
linh trong văn xi trung đại [41]; Nguyễn Thị Trang nghiên cứu về Thi pháp
huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương [63]; Hồng Thị Thanh
Xn nghiên cứu về Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của
Nguyễn Du [65].


8

2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
Những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Bình Phương ra mắt từ giữa những
năm 80 của thế kỷ trước. Các tác phẩm của ông đã mang đến cho bạn đọc một
phong cách lạ đầy huyễn hoặc như Tập trường ca Khách của trần gian (1986),
Lam chướng (1992), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001), Buổi câu hờ

hững (2005) và tập Xa xăm gõ cửa là tuyển tập in các tập thơ đã xuất bản cùng
với một số bài thơ rải rác khác. Năm 2010, thơ của Nguyễn Bình Phương cùng
một số nhà thơ: Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy… được chọn dịch trong tập
Tuyển tập thơ 3 Việt Nam được xuất bản vào tháng 3 năm 2010 và nhận được
những phản hồi tích cực.
Tuy nhiên, phải đến những tác phẩm văn xi mới tạo cho Nguyễn Bình
Phương một dấu ấn khác lạ trên văn đàn. Các tiểu thuyết: Bả giời (1991, Nhà
xuất bản Quân đội Nhân dân, 2004 tái bản), Vào cõi (Nhà xuất bản Thanh niên,
1991), Những đứa trẻ chết già (Nhà xuất bản Văn học, 1994), Người đi vắng
(Nhà xuất bản Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (Nhà xuất bản Thanh niên,
2000), Thoạt kỳ thủy (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2004), Ngồi (Nhà xuất bản Đà
Nẵng, 2006), Mình và họ (Nhà xuất bản Trẻ, 2014). Ngồi ra, Nguyễn Bình
Phương cịn viết một số tiểu luận, truyện ngắn và bút ký: truyện ngắn Đi (in trên
Văn nghệ trẻ số ra ngày 10/1/1999), bút ký Lững thững với ngàn năm (2009).
Cùng với các nhà văn trẻ như Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,… Nguyễn
Bình Phương ln ln cố gắng, nỗ lực tìm ra hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt
Nam đương đại. Các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ln mở ra một lối
viết lạ cùng với những cách tân, sáng tạo. Chính điều đó làm cho các sáng tác
tiểu thuyết của nhà văn khiến bạn đọc và giới phê bình phải trăn trở, thao thức.
Đối với thơ, tâm hồn thi sĩ Nguyễn Bình Phương đã tạo nên cõi thơ riêng
biệt. Đó là những cơn lên đồng với thanh điệu “Văn” khắc khoải và say đắm. Đó
là “giá đồng” mộng mị như: “Ngờ như những lời ngang ngửa. Đã xanh rêu với u
huyền. Những ánh bay ngọt lừ khơng cịn mùa đưa tiễn. Chiều ra ngả bóng làm
chi” (Bài thơ này đang ốm). Nhà thơ đã biết khai thác từ những gì đơn giản nhất


9

nhưng đều ẩn chứa tâm trạng về nỗi đời: “Tôi cắt tóc. Bng lơi. Khn mặt
ngồi mùa hạ. Sau bức tường kia sự thật đã già” (Cắt tóc). Đặc biệt trong Bài

thơ cũ bạn đọc lại thấy nét hiện đại và tư duy nhân văn sâu sắc của Nguyễn Bình
Phương. Anh viết: “Ta sinh ra cô đơn. Giờ cô đơn đã cũ. Ta trưởng thành bởi sợ
hãi. Sợ hãi cũng cũ rồi”. Hay nói về cuộc đời con người, anh có những câu thơ
trĩu nặng tâm tư: “Số phận già như trời. Lọm khọm đi giữa công viên đầy nắng.
Nắng có gì hay hớm nữa đâu”. Dường như nhà thơ muốn kìm nén mọi cảm xúc
tn trào mà chỉ kể và vẽ lên những hình ảnh khắc sâu vào tâm trạng người đọc.
Đúng như phong cách viết tiểu thuyết của anh. Nguyễn Bình Phương muốn dành
cho người đọc bước vào ma trận hình họa mà hét lên và yêu ghét những gì trong
thế giới hồn ma bóng quỷ của mình. Phải chăng, đó chính là mục đích văn học
của Nguyễn Bình Phương.
Đối với tiểu thuyết, Tiến sĩ Đồn Ánh Dương đã gọi Nguyễn Bình Phương
là Lục đầu giang tiểu thuyết. Con sơng tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương liên tục
được bồi tụ, hội đủ phẩm tính để làm nên phong cách của một trong những cây
bút tiêu biểu cho một khuynh hướng tiểu thuyết. Tác phẩm của Nguyễn Bình
Phương đem đến sự độc đáo gây ấn tượng với người đọc không chỉ ở tính cách
nhân vật, sự phát triển của cốt truyện…Nó dẫn dụ bằng những mộng mị, ảo
huyền. Chính nghệ thuật hiện thực hư ảo hay là phương thức huyền thoại ấy đã
giúp Nguyễn Bình Phương thành cơng với những trang viết của mình.
Với Nguyễn Bình Phương thơ và tiểu thuyết có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Nguyễn Bình Phương đã có lần tâm sự về sự ảnh hưởng của thơ tới tiểu
thuyết của chính mình. Đó là sự huyền ảo đậm chất tâm linh. Thơ là thiền tự soi
rọi lại bản thân và khám phá thế giới tâm hồn mình. Chính vì thế có lần ơng đã
tự ngộ rằng: “Tôi từng nghĩ, trong cả thơ và văn của tơi dường như có một con
ma nào đó”.
Lê Thị Quỳnh Anh trong Nguyễn Bình Phương một thửa ban đầu – văn
chương phương Nam đã viết: Sẽ là thiếu sót lớn nếu khơng nhắc đến Nguyễn
Bình Phương trong bức tranh văn học Việt Nam trong suốt ba mươi năm qua.


10


Nhạy cảm, tinh tế và linh hoạt ngôn từ, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định vị
trí của mình ở cả hai địa hạt “ thơ” và “ tiểu thuyết”: “Nguyễn Bình Phương là
Nguyễn Bình Phương, khơng nhạt nhịa, hỗn tạp” [1].
Nguyễn Thị Trang trong luận văn Thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phương, luận văn thạc sĩ – Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng
định: “ Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã thành cơng bước đầu trong việc
cách tân tiểu thuyết với một kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo thể hiện ở cốt truyện
và nhân vật; khơng gian và thời gian” [63].
Tuổi Trẻ trị chuyện với PGS.TS Phạm Xuân Thạch, ông cho rằng nếu
cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại,ưu tiên số một chắc chắn là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Là
sản phẩm thành cơng nhất của trường viết văn Nguyễn Du, kiên định trong
những ý tưởng nghệ thuật, các sáng tác của anh kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa
tiêu biểu cho tiêu thuyết Việt Nam thời kỳ hậu chiến cả trên bình diện mỹ học
lẫn kỹ thuật sáng tác và mơ hình tiểu thuyết.
Nguyễn Thị Phương Diệp trong luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương cũng khẳng định: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật; nghệ
thuật tổ chức không gian, thời gian; nghệ thuật kể chuyện đã làm nên nét riêng
không thể trộn lẫn của nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” [8].
Nhiều năm trở lại đây, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ln được
coi là điển hình của tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại và được
dư luận chú ý. Tác giả Phí Lan Dương trong bài viết Kĩ thuật dòng ý thức trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã khẳng định: “ Tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương đã trở thành đối tượng của nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, được
khám phá, khai thác ở nhiều phương diện ngôn ngữ, thể loại” [9].
Dù là thơ hay tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương rất khó đọc. Đến như
nhà văn gạo cội Bảo Ninh cũng nói khi đọc “Mình và họ” của Nguyễn Bình
Phương rằng: “Là một tiểu thuyết rất khơng dễ đọc đối với tơi, nó thách thức lối
đọc văn học xưa giờ tôi vẫn quen” [dt.14]. Chính nhà văn Nguyễn Bình Phương



11

cịn nói tiểu thuyết của anh rất kén người đọc. Nhưng theo tôi đã đọc được vào
mạch văn đậm nét liêu trai của anh thì ai cũng rất mê. Bởi cách chơi cấu trúc
tiểu thuyết của anh có những cung bậc khúc khuỷu nhưng nghệ thuật kể chuyện
lại rất hấp dẫn.
Nhà văn Bảo Ninh sau khi kêu là khó đọc thì ngay sau đó lại bộc bạch:
“Song trang này tiếp trang khác, trường đoạn này qua trường đoạn khác, “Mình
và họ” hồn tồn chế ngự tơi…Một tiểu thuyết tuyệt vời đối với tơi từ đầu tới
dịng chót cùng” [dt.14].Nhưng quả đọc sách của Nguyễn Bình Phương khơng
dễ. Hồn ma bóng quỷ ln nhập vào những chương đoạn có yếu tố bất ngờ đã
làm nhiều người giật mình.
Vì vậy, dù thơ hay tiểu thuyết, đặc biệt đến với tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương, ta như đến với một thế giới vừa rất gần, rất thực lại vừa xa xơi, bí
ẩn. Thế giới trong lắng sâu cõi lòng của con người. Nhưng cũng không phải là
một thế giới của cõi mộng, của hư vô. Thế giới của những vùng sáng trong tâm
hồn, thế giới của những gì tốt đẹp và thiêng liêng mà con người luôn trân trọng,
nâng niu, khao khát khám phá. Thế giới của yếu tố tâm linh.
2.3. Tình hình nghiên cứu về yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được giới nghiên cứu văn học quan tâm
tìm hiểu về đặc điểm chung của tiểu thuyết trong cả giai đoạn văn học và tìm
hiểu riêng biệt về đặc điểm riêng tiểu thuyết của ông.
Trước hết, phải kể đến luận án tiến sĩ Văn hóa tâm linh trong văn học Việt
Nam đương đại của Lê Thu Trang [62]. Đây là cơng trình tác giả đã tập trung
làm rõ sự xuất hiện của yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết đương đại
như là nhân tố làm thay đổi cấu trúc của thể loại tiểu thuyết qua những phương
diện cơ bản: quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người, phương thức trần

thuật…, trong đó, tác giả cũng có đề cập đến những yếu tố tâm linh xuất hiện
trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Bình Phương nhưng dưới hình


12

thức minh chứng cho yếu tố tâm linh có mặt trong rất nhiều tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.
Bên cạnh đó, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cịn là đối tượng được
nghiên cứu độc lập trong các luận văn thạc sĩ của Nguyễn Diệu Hạnh, Nguyễn
Thị Trang và Nguyễn Thị Ngọc Anh. Cụ thể:
Tác giả Nguyễn Diệu Hạnh trong luận văn Đặc điểm tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại có
khẳng định “Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là
thế giới của những con người tha hóa, biến dạng, con người cơ đơn, con người
đa chiều lưỡng hóa và hiện thực trong cõi tâm linh vô thức, hiện thực dị thường,
hiện thực địa phủ” [18].
Còn trong luận văn Thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bình Phương [63], Nguyễn Thị Trang đã đi sâu nghiên cứu các biểu tượng
huyền thoại gắn liền với nhân vật, với không gian, thời gian. Trong luận văn
những biểu tượng huyền thoại có gắn với tâm linh nhưng khơng phải biểu tượng
huyền thoại nào cũng thuộc về tâm linh bởi luận văn nhằm chỉ ra cái khó, cái
hay, cái độc đáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh trong luận văn thạc sĩ của mình
[2] đã tiến hành khảo sát yếu tố kì ảo trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương. Ở coog trình này, tác giả tập trung đi vào tìm hiểu thời gian, khơng
gian kì ảo ở một thế giới khơng có thực như thế giới địa phủ hay thời gian phi
tuyến tính cùng những nhân vật kì ảo như người biến hình, hư ảo, ma quái trong
tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương để từ đó tìm ra dụng ý của nhà văn khi xây
dựng thế giới siêu thực. Cơng trình này có đề cập đến yếu tố kì ảo trong tiểu

thuyết của ông từ khi bắt đầu sáng tác đến năm 2008 và đối tượng nghiên cứu là
yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Khác với yếu tố tâm
linh – có nền căn cốt từ yếu tố tơn giáo, tín ngưỡng, “yếu tố kì ảo là phương
thức tư duy nghệ thuật được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu
nhiên, nằm ngồi tư duy lý tính của con người. Nó tham gia vào sự phát triển


13

của cốt truyện và tạo nên những phản ứng nhận thức của người tiếp nhận một
cách mạnh mẽ, hay nói cách khác, nó tạo nên những cú “sốc” về tâm lý, nhận
thức, làm xuất hiện những dấu hỏi về nguồn gốc xuất hiện” (Phùng Hữu Hải [17]. Vì thế, về bản chất yếu tố kì ảo trong luận văn của Nguyễn
Ngọc Anh và yếu tố tâm linh trong công trình nghiên cứu này của chúng tơi
khơng trùng đối tượng nghiên cứu.
Ngồi ra, cịn khá nhiều các nhà nghiên cứu có những bài viết nghiên cứu
về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương được đăng trên các tạp chí nghiên cứu
hoặc các diễn đàn nghiên cứu văn học nghệ thuật. Có thể tóm lược một vài bào
viết sơ lược sau:
Bài viết Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương gợi mở từ lý
thuyết trò chơi của Nguyễn A Say [53] đã nói đến trị chơi phân mảnh của tiểu
thuyết. Nguyễn A Say đã nhận thấy, qua dòng hồi ức của Hiếu, tác phẩm bị chia
làm hai nửa, sự sống và cái chết, đặc biệt là giữa mình và họ ranh giới ấy thật
mong manh. Và yếu tố tâm linh được nói tới ở đây chính là linh hồn của Hiếu –
một linh hồn đang đần lìa khỏi thể xác.
Nguyễn Đức Tồn trong bài viết Yếu tố vơ thức nhân vật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phương, cũng đã cho rằng Nguyễn Bình Phương được coi là
một trong những nhà văn thành công khi vận dụng phân tâm học để xây dựng
nhân vật. Nguyễn Đức Toàn cũng chỉ ra rằng “trong tác phẩm của Nguyễn Bình
Phương có sự dung hợp ba góc độ tiếp cận con người: đời sống hiện thực phồn
tạp, đời sống tự nhiên bản năng và đời sống tâm linh vơ thức” [61].Đó là đời

sống tâm linh vơ thức trong các nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Trong luận văn Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương, Hồng Thị Huệ viết: “ Với Ngồi, Nguyễn Bình Phương đã làm cho bức
tranh tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới thêm ảo huyền, nhiều
màu sắc. Biểu tượng tràng tiếng mõ mà tác giả đã tạo dựng trong tác phẩm, dù là
hư ảo, khơng biết vang lên từ đâu, chính là một sự thức nhận bên trong của con


14

người. Ngồi, tĩnh toạ, con người sẽ ngộ ra những điều khuất lấp. Đó phải chăng là
cái đích hướng tới trong việc lựa chọn hình ảnh biểu trưng?” [26].
Như vậy, tìm hiểu về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã có rất nhiều
nhà nghiên cứu, phê bình văn học đề xuất và nghiên cứu. Có nhà nghiên cứu đi
vào tìm hiểu yếu tố vơ thức, yếu tố kì ảo, yếu tố siêu thực, thi pháp huyền thoại
hay những biểu tượng nghệ thuật…trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.
Vấn đề yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương tuy đã được đề
cập đến trong một số bài viết và cơng trình nghiên cứu nhưng chưa có những
khảo sát cụ thể, những phân tích đánh giá giá trị của yếu tố tâm linh trong việc thể
hiện nội dung phản ánh của tác phẩm và phong cách tác giả. Tìm hiểu khoảng
trống đó trong nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng tơi mạnh
dạn đề xuất hướng nghiên cứu về yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết “Một ví dụ
xồng” và tiểu thuyết “Mình và họ” với mong muốn tìm thấy dụng ý của tác giả
trong việc xây dựng yếu tố tâm linh như một yếu tố nghệ thuật trong việc thể hiện
nội dung tác phẩm.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu những yếu tố mang tính tâm linh trong các sáng
tác của Nguyễn Bình Phương với mong muốn đạt tới những mục đích sau:
Thứ nhất, chỉ ra được những yếu tố mang dấu ấn tâm linh trong văn hóa

tâm linh của người Việt được phản ánh qua các sáng tác của Nguyễn Bình
Phương để có cái nhìn hệ thống, tồn diện về những yếu tố tâm linh đó trong
cách cảm nhận về thế giới và con người của tác giả.
Thứ hai, chỉ ra phong cách tác giả trong việc xây dựng yếu tố siêu thực –
yếu tố mang tính tâm linh hướng con người ta đến những trăn trở suy tư về cách
sống, lối sống, về những thiện lương trong tâm hồn được biểu hiện như một
mạch ngầm trong các sáng tác của Nguyễn Bình Phương.



×