Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Công Nghiệp Hóa Ở Nhật Bản Thời Minh Trị .Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.5 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

PHAN THỊ MAI TRÂM

CƠNG NGHIỆP HĨA
Ở NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 8310601

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

PHAN THỊ MAI TRÂM

CƠNG NGHIỆP HĨA
Ở NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 8310601

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TIẾN LỰC


TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS.Nguyễn Tiến Lực. Các số liệu, sơ đồ, bảng biểu và tài liệu nêu
trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và được trích
nguồn theo quy định của luận văn Thạc sĩ.

Tác giả Luận văn


LỜI TRI ÂN
Vốn là sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế nên trên con đường nghiên cứu
khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đối với tôi cũng gặp khơng ít bỡ
ngỡ. Vì phát triển kinh tế thì phải gắn với yếu tố con người để sự phát triển đó
khơng xa lạ với xã hội, chính vì vậy mà khoa học kỹ thuật càng phát triển càng cần
có sự dẫn dắt của khoa học xã hội nhân văn. Tôi rất biết ơn Thầy tôi PGS.TS.Nguyễn Tiến Lực đã tận tâm hướng dẫn tơi từ cách nhìn nhận vấn đề về
mặt học thuật đến cách tra cứu và tiếp cận các nguồn tài liệu uy tín đáng tin cậy sử
dụng trong bài, nhờ đó tơi mới có thể sớm hồn thành luận văn này trước thời hạn.
Tơi thật sự rất biết ơn Thầy.
Bên cạnh đó tơi cũng xin chân thành cảm ơn Trường Đại học KHXH&NV,
Phòng Sau Đại học, Khoa Đông Phương học, Thư viện Trường Đại học
KHXH&NV và Quý Thầy Cô giảng dạy các môn trong chương trình học đã giúp tơi
hình thành dần khả năng nghiên cứu khoa học dưới góc nhìn đa chiều, ln hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận
văn. Tơi xin chân thành cảm ơn.
Tp.HCM, tháng 6 năm 2021
Tác giả Luận văn



1

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................. 7
DẪN NHẬP ............................................................................................................ 8
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 10
3. Lịch sử nghiên cứu................................................................................ 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 17
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................... 17
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................................ 18
7. Bố cục của luận văn .............................................................................. 19
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 21
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 21
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 21

1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm của CNH .................................................... 21

1.1.2.

Nội dung của CNH ......................................................................... 23

1.1.3.


Tính tất yếu khách quan của CNH .................................................. 24

1.1.4.

Khái niệm mơ hình và mơ hình CNH.............................................. 25

1.1.5.

Phân loại mơ hình CNH .................................................................. 27

1.1.5.1. Các mơ hình CNH trước thế kỷ XX ............................................ 28
1.1.5.2. Các mơ hình CNH trong thế kỷ XX ............................................ 30
1.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................. 32

1.2.1.

Bối cảnh kinh tế Nhật Bản từ 1854 đến 1867 .................................. 32

1.2.1.1. Hoàn cảnh địa lý ......................................................................... 32
1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nhật Bản cuối thời phong kiến ........... 33
1.2.1.3. Những mầm móng của tư bản chủ nghĩa ..................................... 34
1.2.1.4. Nông nghiệp là ngành chủ đạo .................................................... 34


2

1.2.2.


Chiến lược phát triển kinh tế thời Minh Trị (1868 - 1912) .............. 36

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 37
CHƯƠNG 2 NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO CƠNG NGHIỆP HĨA NHẬT BẢN THỜI
MINH TRỊ (GIAI ĐOẠN 1868 – 1885) ................................................................ 38
2.1.

THỂ CHẾ ............................................................................................. 38

2.1.1.

Tổ chức lại bộ máy chính quyền và xây dựng luật pháp .................. 38

2.1.2.

Thực hiện “Bản tịch phụng hoàn” và “Phế Han lập Ken” ............... 41

2.1.3.

Xây dựng trật tự xã hội mới “ Tứ dân bình đẳng” ........................... 42

2.2.

VỐN ..................................................................................................... 43

2.2.1.

Q trình tích lũy vốn thời Edo....................................................... 43


2.2.2.

Cách thức tích lũy vốn thời Minh Trị .............................................. 46

2.2.2.1. Thay đổi chính sách địa tơ và vai trị của ngành nơng nghiệp ...... 46
2.2.2.2. Bành trướng, khai thác tài nguyên các nước láng giềng ............... 50
2.2.2.3. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh ................................... 52
2.2.2.4. Thành lập ngân hàng Nhật Bản và chế độ bản vị vàng ................ 58
2.3.

NGUỒN NHÂN LỰC........................................................................... 62

2.3.1.

Nguồn nhân lực cuối thời Edo và vai trò của nó đối với sự nghiệp

CNH

....................................................................................................... 62

2.3.1.1. Q trình tích lũy nhân công thời Edo ................................................ 62
2.3.1.2. Trường học thời Edo ........................................................................... 62
2.3.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực thời Edo đối với sự nghiệp CNH thời Minh
Trị

........................................................................................................... 64

2.3.2.

Đào tạo nguồn nhân lực thời Minh Trị ............................................ 65


2.3.2.1. Cử sứ đoàn đi Âu – Mỹ ....................................................................... 65
2.3.2.2. Cải cách nền giáo dục......................................................................... 66
2.3.2.3. Mời chuyên gia nước ngoài đến Nhật làm việc .................................... 69
2.3.2.4. Cử người tài đi du học ở các nước Âu – Mỹ ........................................ 73

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 75

CHƯƠNG 3 Q TRÌNH TRIỂN KHAI CƠNG NGHIỆP HĨA NHẬT
BẢN THỜI MINH TRỊ (GIAI ĐOẠN 1885 – 1912).................................... 76


3

3.1.

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ............................................................. 76

3.2.

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NHẸ ................................................... 80

3.2.1.

Ngành công nghiệp tơ lụa ............................................................... 80

3.2.2.

Ngành công nghiệp dệt bông .......................................................... 84


3.2.2.1. Ngành công nghiệp dệt bông truyền thống .......................................... 84
3.2.2.2. Ngành công nghiệp dệt bông hiện đại ................................................. 85

3.3.

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NẶNG ................................................ 91

3.3.1.

Ngành đường sắt............................................................................. 92

3.3.2.

Ngành vận tải biển và đóng tàu ....................................................... 93

3.3.2.1. Tổng quan về ngành vận tải biển và đóng tàu ..................................... 93
3.3.2.2. Phát triển tàu hơi nước ....................................................................... 98
3.3.2.3. Xây dựng bến tàu khô ......................................................................... 99

3.3.3.

Các ngành công nghiệp nặng khác ................................................ 102

3.3.3.1. Công nghiệp sản xuất thép ................................................................ 102
3.3.3.2. Công nghiệp sản xuất than ................................................................ 103
3.3.3.3. Công nghiệp chế tạo máy .................................................................. 104

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 106

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠNG NGHIỆP HĨA Ở

NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ .................................................................. 107
4.1.

KẾT QUẢ CNH Ở NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ ............................ 107

4.1.1.

Thành tựu ..................................................................................... 107

4.1.2.

Hạn chế ........................................................................................ 113

4.1.3.

Ý nghĩa của quá trình CNH Nhật Bản ........................................... 115

4.1.3.1. Ý nghĩa của quá trình CNH trong thời Minh Trị................................ 115
4.1.3.2. Ý nghĩa của quá trình CNH đối với giai đoạn sau ............................. 117

4.2.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CNH Ở NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ .. 118

4.2.1.

Nhà nước đóng vai trị quan trọng................................................. 118

4.2.2.


Phát triển nền kinh tế tư nhân ....................................................... 121

4.2.3.

Kế hoạch chuẩn bị chu đáo và có hướng đi rõ ràng ....................... 122

4.2.4.

Giải quyết thành công vấn đề xung đột Đông – Tây...................... 124


4

4.2.5.

Phát huy vai trị của phương tiện truyền thơng .............................. 126

4.2.6.

Tinh thần Nhật Bản ...................................................................... 127

Tiểu kết chương 4 ........................................................................................... 132

KẾT LUẬN ................................................................................................ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 138
PHỤ LỤC .................................................................................................. 150
Phụ lục 1: Ba loại tiền thời Edo – Hệ thống tiền tệ Sanka (tam hóa) ................ 150
Phụ lục 2: Danh sách chính thức của sứ đồn Iwakura..................................... 151
Phụ lục 3: Số sinh viên các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học ở Nhật
Bản.................................................................................................................. 152

Phụ lục 4: Nội dung của Ngũ điều Ngự thệ văn ............................................... 152
Phụ lục 5: Số lượng chuyên gia chính phủ thuê trong những năm 1868 – 1900153
Phụ lục 6: So sánh mức lương của cố vấn nước ngồi và thủ tướng chính phủ 154
Phụ lục 7: Số lượng du học sinh Nhật Bản 1868 – 1874 .................................. 154
Phụ lục 8: Chỉ số sản xuất công nghiệp từ năm 1880 – 1925 ........................... 155
Phụ lục 9: Hoạt động của ngành sợi bông 1896 – 1937 (%) ............................. 155
Phụ lục 10: Tỷ lệ tăng trưởng năng suất: Ngành chế tạo máy và dệt ở Nhật Bản
1902 – 1940 .................................................................................................... 156


5

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các mơ hình Cơng nghiệp hóa ............................................................... 31
Bảng 2.1: Cân đối về cung cầu gạo .......................................................................... 48
Bảng 2.2: Thu hút nguồn tiết kiệm từ nông nghiệp cho các ngành phi nông nghiệp..49
Bảng 2.3: Số sinh viên các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học ở Nhật Bản ........ 67
Bảng 2.4: Số lượng chuyên gia làm việc cho chính phủ Nhật ................................. 70
Bảng 2.5: Số lượng chuyên gia chính phủ thuê làm việc ở các Bộ, Cục trong những
năm 1868 – 1900 ................................................................................... 71
Bảng 2.6: So sánh mức lương của cố vấn nước ngoài và thủ tướng chính phủ ........ 73
Bảng 2.7: Số lượng du học sinh Nhật Bản (1868 – 1874) ........................................ 74
Bảng 3.1: Quá trình phát triển thương mại của Nhật Bản ........................................ 78
Bảng 3.2: Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 1880 – 1915 ................................ 79
Bảng 3.3: Sự tăng trưởng ngành đường sắt qua các năm ............................................ 90
Bảng 3.4: Tổng trọng lượng tàu chở hàng của Nhật qua các năm ............................ 94
Bảng 3.5: Tóm tắt lịch sử ngành vận tải biển và đóng tàu thời Minh Trị (1868 – 1912) ..... 95


6


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Okubo Toshimichi (大久保利通) (1830 – 1878)..................................... 46
Hình 2.2: Shibusawa Eiichi (渋沢栄一)(1840 – 1931) ....................................... 54
Hình 2.3: Iwasaki Yataro (岩崎弥太郎) (1835 – 1885) ........................................... 56
Hình 2.4: Matsukata Masayoshi (松方正義) (1835 – 1924) ..................................... 58
Hình 2.5: Fukuzawa Yukichi (福沢諭吉) (1835 – 1901) ........................................ 68
Hình 3.1: Sự phân bố bến tàu khơ thời Minh Trị ................................................... 100
Hình 3.2: Tanaka Hisashige (田中久重) (1799 – 1881) ....................................... 104


7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Chỉ số tăng trưởng nông nghiệp (1600 – 1872) .................................... 35
Biểu đồ 1.2: Đo lường năng suất nông nghiệp (1600 – 1872) .................................. 35
Biểu đồ 2.1: Giá gạo/Koku (yên/150kg) .................................................................. 60
Biểu đồ 2.2: Tỷ giá hối đoái của đồng Yên và Dollar............................................... 61
Biểu đồ 3.1: Sản lượng sản xuất ở Nhật Bản (1885 – 1940) ..................................... 82
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu việc làm của Nhật Bản (1885 – 1940) ...................................... 83
Biểu đồ 3.3: Sự phát triển của ngành dệt bông ......................................................... 87

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức chính quyền Minh Trị ................................................... 39
Sơ đồ 3.1: Công nghệ và quy mô nhà máy .............................................................. 82
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu thương mại vào đầu và cuối thời Minh Trị ................................. 88
Sơ đồ 3.3: Ngành đóng tàu thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng khác... 95



8

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Vào thời Edo (1603 – 1867), Nhật Bản thực thi chính sách Sakoku (鎖
国,Tỏa Quốc, chính sách đóng cửa kiểu Nhật). Chính sách Sakoku là một cách
kiểm soát thương mại giữa Nhật Bản và các quốc gia khác, cũng như khẳng định vị
thế mới của Nhật Bản trong khu vực, giúp Nhật Bản thoát khỏi hệ thống sách phong
triều cống của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ.
Thế nhưng đến cuối thời Edo, những nhà tư tưởng tiến bộ Nhật Bản nhận ra rằng
chính sách Sakoku khơng cịn phù hợp với xu hướng quốc tế và tình hình đất nước nữa.
Honda Toshiaki (本多利明, 1744 – 1821), nhà tư tưởng khai phóng Nhật Bản vào cuối
thời Edo cho rằng, vì là quốc gia biển, Nhật Bản nên tích cực mở mang giao thơng phát
triển mậu dịch trên biển, xây dựng đất nước giàu có, hùng mạnh như các nước phương
Tây. Ơng nói “Nếu chỉ dựa vào sức của nước ta thì quốc dân kiệt lực, khơng thể lập nên
đại nghiệp. Nếu biết dùng thêm sức mạnh của nước ngồi thì sự nghiệp có lớn đến bao
nhiêu đi nữa cũng không thể không thành tựu” (Nguyễn Tiến Lực, 2013, trang 99). Bên
cạnh đó cịn có Sato Nobuhiro (佐藤信淵, 1769 – 1850), nhà tư tưởng ủng hộ học tập
văn minh phương Tây để cận đại hóa Nhật Bản, thì coi việc chấn hưng kinh tế là biện
pháp duy nhất đúng để đưa Nhật Bản trở thành cường quốc.
Tuy nhiên khi thực hiện chính sách Kaikoku (開国,Khai Quốc, chính sách
mở cửa kiểu Nhật) thì chính quyền Mạc phủ buộc phải ký các hiệp ước bất bình
đẳng với các cường quốc phương Tây như Mỹ, Nga, Pháp, Anh... Việc ký hiệp ước
này, một mặt, giúp Nhật Bản tránh được xung đột quân sự với các nước phương
Tây, nhưng mặt khác đã để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế và xã hội. Phong
trào phản đối hiệp ước và chống lại chính quyền Mạc phủ phát triển mạnh mẽ.
Chính vì vậy mà chính quyền Mạc phủ vấp phải sự phản đối quyết liệt của các tầng
lớp nhân dân. Phong trào đấu tranh do các thế lực đối lập lãnh đạo quyết tâm lật đổ
chính quyền Mạc phủ, khơi phục lại quyền lực cho Thiên Hoàng diễn ra mạnh mẽ.



9

Cuối cùng, vào năm 1868 chính quyền Mạc phủ đã hồn tồn bị đánh bại và chính
quyền Minh Trị được thành lập. Chính quyền mới tiến hành các cuộc cải cách tồn
diện và rộng lớn, cịn gọi là cơng cuộc Minh Trị Duy tân.
Minh Trị Duy tân là một chuỗi các cải cách, diễn ra trong một thời gian dài,
phải giải quyết nhiều vấn đề chưa có trong tiền lệ ở Nhật Bản và châu Á. Trong tiến
trình đó, Nhật Bản tiến hành nhiều chính sách như “Thực sản hưng nghiệp” (cơng
nghiệp hóa), “Phú quốc cường binh” (hiện đại hóa quân sự), “Thoát Á nhập Âu” (đối
ngoại bành trướng châu Á)….đưa Nhật Bản trở thành cường quốc châu Á và thế giới.
Trong các chính sách đó, chính phủ Minh Trị đặt trọng tâm vào chính sách
cơng nghiệp hóa (từ đây xin được viết tắt là CNH), tiến hành rất nhiều các biện
pháp như cải cách thể chế, tích lũy tư bản (tiền) và đào tạo nguồn nhân lực, thực
hiện thành công CNH (cách mạng công nghiệp 1.0), đưa Nhật Bản trở thành nước
công nghiệp đầu tiên ở châu Á. Đây khơng chỉ là một kỳ tích đối với lịch sử Nhật
Bản mà cịn có ý nghĩa to lớn với các nước châu Á và tồn thế giới.
Tính đến hiện nay, ở Nhật Bản, Việt Nam và trên thế giới, đã có rất nhiều
nghiên cứu liên quan đến cơng cuộc Minh Trị Duy tân. Nhưng phần lớn các cơng
trình nghiên cứu tập trung khảo cứu đến những biến động về chính trị, kinh tế, giáo
dục, văn hóa, quân sự, tư tưởng, có rất ít nghiên cứu chun sâu về CNH ở Nhật
Bản thời Minh Trị. Ở Việt Nam, theo sự hiểu biết của chúng tơi thì chưa có luận
văn nào nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị.
Vốn là sinh viên chuyên ngành Kinh tế học và ngành Nhật Bản học; và nay là
học viên cao học ngành Châu Á học, tôi đặt biệt chú ý đến quá trình CNH ở Nhật Bản
thời Minh Trị. Hơn nữa, gần đây khi đọc những cuốn sách lý luận về CNH, hiện đại
hóa (từ đây xin được viết tắt là HĐH) ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đề cập đến
CNH Nhật Bản thời Minh Trị và gọi đó là “loại hình CNH phi cổ điển”, càng thúc giục
chúng tôi quyết tâm nghiên cứu đầy đủ hơn, hệ thống hơn về chủ đề này.
Vì những lý do trên, chúng tơi quyết định chọn “Cơng nghiệp hóa ở Nhật

Bản thời Minh Trị” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình.


10

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn gồm:
Một là, làm sáng tỏ quá trình chuẩn bị những điều kiện để tiến hành CNH ở
Nhật Bản thời Minh Trị: cải cách thể chế, tích lũy tư bản và đào tạo nguồn nhân lực.
Hai là, làm sáng tỏ tiến trình CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị: phát triển cơng
nghiệp nhẹ và cơng nghiệp nặng.
Ba là, trình bày và phân tích những thành quả và đặc điểm của CNH ở Nhật
Bản thời Minh Trị.

3. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về Minh Trị Duy tân, về sự phát triển của kinh tế Nhật Bản, nhưng số lượng cơng
trình, bài viết chun sâu về q trình và đặc điểm của CNH thời Minh Trị vẫn còn ít.
Khi điểm lại các cơng trình nghiên cứu liên quan đến CNH ở Nhật Bản,
chúng tơi xin trình bày theo hai nhóm là “Nhóm các cơng trình bằng tiếng Việt”
(bao gồm cả các cơng trình dịch ra tiếng Việt) và “Nhóm các cơng trình bằng tiếng
nước ngồi” (chỉ giới hạn các cơng trình cơng bố bằng tiếng Nhật và tiếng Anh).
3.1. Nhóm các cơng trình bằng tiếng Việt
3.1.1. Các cơng trình liên quan đến lý luận chung về CNH và kinh
nghiệm CNH
Cơng trình đáng chú ý nhất là “Một số vấn đề về Cơng nghiệp hóa Hiện đại
hóa ở Việt Nam” do Đỗ Hoài Nam chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội ấn hành, 2004.
Trong cơng trình này, ngồi phần lý luận về CNH, các tác giả còn giới thiệu kinh
nghiệm CNH ở Nhật Bản trong thời cận đại.
Cơng trình của Đỗ Đức Định “Kinh tế học phát triển về cơng nghiệp hóa và

cải cách nền kinh tế”, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004, tiếp cận từ lý


11

luận kinh tế học phát triển, nhấn mạnh đến tính cần thiết, tính tất yếu của CNH như
là con đường để phát triển kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.
3.1.2. Các cơng trình lịch sử Nhật Bản và lịch sử kinh tế có đề cập đến CNH ở
Nhật Bản thời Minh Trị
Cuốn “Nhật Bản cận đại” của Vĩnh Sính, xuất bản lần đầu vào năm 1991,
được Nxb Lao động tái bản vào năm 2014. Đây là cơng trình về lịch sử Nhật Bản
cận đại, trong đó có trình bày về việc phát triển công nghiệp từ năm 1886 đến năm
1912, mà ông nhấn mạnh đây là giai đoạn công nghiệp Nhật Bản phát triển nhảy
vọt, bởi vậy thời kỳ này thường được gọi là thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Nhật.
Năm 1994, Nxb Khoa học Xã hội cho xuất bản cuốn sách của nhà ngoại giao
và nhà sử học Mỹ Edwin O.Reischauer nhan đề “Nhật Bản: Quá khứ và hiện tại”,
do Nguyễn Nghị dịch. Trong cuốn sách đó, Reischauer dành một số trang viết về
quá trình CNH diễn ra ở Nhật Bản, là quốc gia đầu tiên CNH đất nước.
Cuốn “Lịch sử Nhật Bản” do Nguyễn Quốc Hùng chủ biên được Nxb Thế giới
ấn hành năm 2007 cũng dành một số trang để miêu tả về CNH Nhật Bản thời Minh
Trị từ những cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục cùng với những chính
sách ngoại giao của chính phủ Minh Trị.
Cơng trình “Lịch sử kinh tế” của Nguyễn Trí Dĩnh và Phạm Thị Quý, Đại học
Kinh tế Quốc dân ấn hành năm 2006, trong mục “Kinh tế Nhật Bản” các tác giả đã
trình bày bao quát về đặc điểm kinh tế Nhật Bản từ thời phong kiến cho đến nay. Bài
viết giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về q trình chuyển biến kinh tế Nhật
Bản từ nền kinh tế nông nghiệp, thông qua cuộc cách mạng công nghiệp, trở thành
nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Chính vì bao qt hết các thời kỳ nên tác giả chỉ
giới thiệu sơ qua về các cải cách kinh tế chứ chưa đề cập sâu đến q trình CNH.
Trước đó nhiều năm, năm 1978, Nxb Khoa học Xã hội cho ấn hành cuốn

“Lịch sử kinh tế các nước (ngồi Liên Xơ)” của nhà lịch sử kinh tế Xô viết F.Ia.
Polianxki do Trương Hữu Quýnh, Lương Ninh dịch. Trong các tập của cuốn sách


12

này, tác giả đã trình bày những cải cách kinh tế và cách mạng công nghiệp ở Nhật
Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Cơng trình nghiên cứu của Lưu Ngọc Trịnh “Kinh tế Nhật Bản: Những bước
thăng trầm trong lịch sử” do Nxb Thống kê ấn hành năm 1998, trong cơng trình này
tác giả đã phân tích và tập trung vào những điểm nổi bật của lịch sử phát triển kinh
tế Nhật Bản hiện đại theo các giai đoạn với các đặc trưng cụ thể khác nhau.
3.1.3. Những cơng trình đề cập sâu hơn những vấn đề CNH Nhật Bản thời
Minh Trị
Trước hết đề cập đến cuốn “Minh Trị Duy Tân và Việt Nam” của Nguyễn
Tiến Lực, do Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010. Trong cuốn sách này, tác
giả dành Chương 4: Con đường đi tới “phú quốc cường binh”, cụ thể mục “Đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đề trình bày điều kiện và tiến trình
CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị.
Bài viết “Kinh nghiệm hiện đại hóa của Nhật Bản và con đường hiện đại hóa
của Việt Nam” của Võ Văn Sen in trong cuốn “Kinh tế và Đạo đức thời hiện đại”,
Nxb Khoa học Xã hội, 2014, trình bày những kinh nghiệm của Nhật Bản trong sự
nghiệp CNH đất nước, nhấn mạnh bài học về vốn, công nghệ, giáo dục của Nhật
Bản chắc chắn có nhiều điều có giá trị với Việt Nam. Chúng ta cần dựa trên điều
kiện cụ thể của nước ta, đi sâu vào từng lĩnh vực,...qua đó phát hiện ra những bí
quyết mới thích hợp với nước ta. Nhưng tác giả cũng bày tỏ rằng “Rất tiếc là hiện
nay giới nghiên cứu ở nước ta cịn chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về hướng
này” (Nhiều tác giả, 2014, trang 259).
Bài viết “Q trình cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản dưới thời Minh Trị (1868 1912) và một số gợi ý cho công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay” của Trần
Xuân Hiệp đăng trên trang web của trường Đại học Duy tân ngày 17/4/2019 đã

trình bày về sự phát triển các ngành cơng nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng của Nhật
Bản nhưng tư liệu sử dụng cịn ít, thiếu hệ thống, thiếu tính toàn diện.


13

Trong các cơng trình “Đào tạo nguồn nhân lực cho Nhật Bản – Bài học cho
Việt Nam”, 2014, Nxb Khoa học Xã hội và “Những bài học từ Minh Trị Duy Tân”,
Nxb Khoa học Xã hội, 2019 đều do Nguyễn Tiến Lực chủ biên, có đăng nhiều bài
viết về những tiền đề, tiến trình và thành quả của sự nghiệp CNH Nhật Bản thời
Minh Trị. Đáng chú ý là bài viết của Trần Thị Tâm về “Tích lũy tư bản nguyên thủy
ở Nhật Bản dưới thời Tokugawa và vai trò của nó đối với Minh Trị Duy Tân” đã
đưa ra kết luận hai yếu tố đầu tiên cho sản xuất kinh doanh là tư bản (vốn) và nhân
cơng - có vai trị quan trọng trong q trình CNH, HĐH đất nước vào thời Minh Trị.
Bài viết của Hoàng Thị Hải Yến “Vai trò của Hà Lan học đối với sự phát triển của
Nhật Bản thời cận đại” đã trình bày chi tiết về quá trình hình thành cũng như sự
phát triển và dấu ấn của nó trong lịch sử Nhật Bản cận đại. Và bài viết của Nguyễn
Vũ Pha Phim “Trường học ở Nhật Bản cuối thời Edo – vai trị của nó đối với việc
đào tạo nguồn nhân lực cho Minh Trị Duy Tân” chỉ ra sự chuẩn bị nguồn nhân lực
cho sự nghiệp CNH Nhật Bản thời Minh Trị thơng qua q trình đào tạo kiến thức,
ý thức dân tộc cho thanh thiếu niên Nhật Bản từ thời Edo.
Mặc dù không đề cập trực tiếp đến thời kỳ Minh Trị, nhưng nhiều bài viết in
trong cuốn “Nhật Bản với Châu Á: Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế
xã hội” của Nguyễn Văn Kim, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 đã phân tích
nhiều vấn đề kinh tế - xã hội Nhật Bản thời kỳ Edo và chỉ ra rằng, nó là tiền đề cho
sự phát triển của Nhật Bản hiện đại.
3.2. Nhóm các cơng trình bằng tiếng nước ngồi
3.2.1. Cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Nhật
Ở Nhật Bản, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
CNH thời Minh Trị. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu một số cơng trình tiêu biểu mà

chúng tơi tiếp cận được.
Trước hết là cuốn “Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản”
của Okazaki Saburo, xuất bản tại Shakaishigi Shuppankyoku, 1979 (岡崎三郎
(1979)、『日本資本主義発展の諸段階』、社会主義出版局). Trong chương


14

2 và chương 3 của cơng trình này, Okazaki đề cập đến q trình tích lũy vốn và tiến
trình CNH Nhật Bản. Cách tiếp cận và tư liệu trong hai chương này sẽ giúp ích cho
tác giả trong giải quyết đề tài của mình.
Trong “Tập bài giảng lịch sử Nhật Bản”, Tập 8, do Nxb Đại học Tokyo ấn
hành vào năm 1985 (『講座日本歴史 8』、 東京大学出版会、1985) có một
chương bàn về tiến trình cách mạng cơng nghiệp và tác động của nó đối
với xã hội Nhật Bản cuối thế kỷ XIX.
Năm 1990, Sato Yasushi cho tái bản cơng trình của ơng mang tên
“Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản”, do Yuhikaku xuất bản
( 佐藤靖



(1990)、『日本資本主義発達史』、有斐閣). Trong cuốn

sách này, Yasushi dành chương 1, chương 2 nói về q trình chuẩn bị và thực hiện
cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản. Phần trình bày của ơng về cải cách thể chế,
tích lũy vốn và sự phát triển các ngành công nghiệp khá chi tiết.
Năm 2006, Settsu Tokihiko công bố bài báo “Khảo sát lại sự phát triển kinh
tế thời Minh Trị: Cơ cấu sản nghiệp, năng xuất lao động và sự chênh lệch các khu
vực” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 67, năm 2006 (攝津斉彦「明治期
経済成長の再検討 : 産業構造、労働生産性と地域 間格差」、『経済研究』

67 号、2006). Bài viết này đánh giá lại cơ cấu các ngành cơng nghiệp, đưa ra cái
nhìn đa chiều về những thành tựu và hạn chế của CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị.
Tiếp đến là bài nghiên cứu của Qin Xiaohong “Q trình phát triển cơng
nghiệp hóa của Nhật Bản thời cận đại - Về chính sách cơng nghiệp hóa, tài chính
và lực lượng lao động”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, Số 38, năm
2013 (秦小紅、「日本の近代工業化の発展過程 - 殖産興業政策・財政・労働
力の視点から」『 商学研究論集』、 第 38 号 2013 年). Tác giả phân tích chính
sách CNH, q trình chuẩn bị về nguồn tài chính và nguồn nhân lực cho CNH Nhật
Bản thời Minh Trị.


15

Gần đây, trong cơng trình “Những bài học từ Minh Trị Duy Tân” do Nguyễn
Tiến Lực chủ biên, có cơng bố 2 bài báo viết bằng tiếng Nhật của các học giả người
Nhật đề cập đến những vấn đề CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị. Đó là các bài “Minh
Trị Duy Tân đã đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nhân tài như thế nào?” của
Shimizu Yuichiro (清水唯一朗、「明治維新はどのように人材を育て、用い、
伸ばしたのか」); và “Đường sắt và cơng nghiệp hóa Nhật Bản – Tham chiếu với
Việt Nam” của Hashimoto Kazutaka (橋本和孝「鉄道 - 殖産興業、ベトナムと
対照させて」). Hai bài báo này đề cập đến những vấn đề khác nhau của CNH ở
Nhật Bản như đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tầm quan trọng của đường sắt
trong sự nghiệp CNH…
3.2.2. Cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Anh
Tác giả Kenichi Ohno năm 2006 cho ra cơng trình nghiên cứu về “Sự phát
triển kinh tế của Nhật Bản” (The Economic Development of Japan), trong đó tác giả
trình bày bao quát hết tất cả các lĩnh vực về kinh tế của Nhật Bản từ thời Edo cho
đến sau chiến tranh thế giới thứ II và cả giai đoạn nền kinh tế trì trệ kéo dài. Nổi bật
nhất trong mục nghiên cứu về ngành cơng nghiệp thời Minh Trị thì ơng cho rằng có
7 ngành chính: ngành cơng nghiệp sản xuất tơ; vải; sản xuất bơng hiện đại; máy

móc; xe lửa và đầu máy xe lửa; đóng tàu; và máy móc chạy bằng điện. Đồng thời
ơng nêu bậc lên vai trị quan trọng của hai nhà tư bản đóng góp cho lớn cho sự
nghiệp cách mạng công nghiệp Nhật Bản thời Minh Trị là Shibusawa Eiichi và
Yamanobe Takeo.
Bài viết “Công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế Nhật Bản” (Japanese
Industrialization and Economic Growth), Denison & Chung (1976) cho rằng sự kết
hợp giữa cải thiện yếu tố đầu vào và tăng trưởng sản lượng trên mỗi yếu tố đầu ra
chiếm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của Nhật Bản. Góp phần làm giảm sự
phụ thuộc vào nông nghiệp và đi đôi với cải tiến về kỹ thuật; tiếp thu công nghệ
phương Tây và thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng.


16

Năm 2009 Kimura & Fukunari có bài nghiên cứu về “Mơ hình phát triển
kinh tế Nhật Bản:các yếu tố có và không liên quan để phát triển đến nền kinh tế”
(Japan’s Model of Economic Development: Relevant and nonrelevant elements for
developing economies), do Viện nghiên cứu kinh tế phát triển ở Phần Lan xuất bản,
nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách cơng nghiệp trong xây dựng
đất nước, tác giả trình bày một số yếu tố ảnh hưởng như ổn định kinh tế vĩ mô, phát
triển nguồn nhân lực và hạ tầng kinh tế cùng với những thách thức mà Nhật Bản
phải đối mặt khi chuyển đổi mơ hình kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Như vậy, trong phạm vi mà chúng tôi biết được, cả ở Việt Nam, Nhật Bản và
các nước khác, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp hay gián tiếp
đến CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị. Những thành tựu của những bậc học giả uyên
thâm, đi trước là tài liệu tham khảo q báu để chúng tơi hồn thành luận văn này.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên, vì chủ đích
của mình, khơng chú ý nghiên cứu có hệ thống và tồn diện các vấn đề CNH ở Nhật
Bản thời Minh Trị. Có cơng trình tập trung nghiên cứu các tiền đề CNH, có cơng
trình tập trung nghiên cứu về tiến trình CNH và đặc biệt là chưa có cơng trình nào

phân tích sâu về những đặc điểm của CNH ở Nhật Bản.
Trong luận văn Thạc sĩ này, chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu theo hệ thống
và chi tiết như những tiền đề cho CNH hay là sự chuẩn bị những điều kiện cho
CNH; chính sách CNH và tiến trình CNH ở Nhật Bản; thành tựu, hạn chế và từ đó
đưa ra những đặc điểm của CNH ở Nhật Bản.
Vốn được đào tạo từ hai ngành Kinh tế học và Nhật Bản học, có khả năng sử
dụng tiếng Anh và tiếng Nhật, chúng tôi hy vọng sẽ khai thác được nhiều tư liệu,
tiếp cận được nhiều quan điểm khác nhau, cố gắng giải quyết được tốt nhất những
yêu cầu đặt ra của đề tài này. Nếu làm được điều này, chúng tôi tin luận văn này sẽ
có những điểm mới trong việc nghiên cứu về CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị.


17

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản. Cụ thể là những tiền
đề, quá trình triển khai, thành quả và đặc điểm của nó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nhật Bản.
Thời gian: Thời Minh Trị (1868 - 1912). Luận văn cũng có đề cập về thời
Edo (1603 - 1867) khi phân tích về q trình chuẩn bị những điều kiện cho quá trình
CNH Nhật Bản thời Minh Trị.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài “Cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản thời Minh Trị” có ý
nghĩa khoa học sâu sắc, lý giải những vấn đề CNH là một hành động tất yếu, mỗi
quốc gia cần lựa chọn cách thức tiến hành phù hợp với điều kiện hồn cảnh của
mình.

Ngồi ra, đề tài cịn có ý nghĩa khoa học khi xác định được mơ hình CNH
đặc thù của phương Đơng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thực hiện thành công đề tài này cũng mang lại ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Một là, giúp chúng ta hiểu rõ những tiền đề cho CNH ở Nhật Bản thời Minh
Trị, lý giải tại sao Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á có thể tiến hành CNH được.
Hiểu rõ các bước đi hợp lý trong tiến trình CNH quyết định chiến lược cho CNH ở
Nhật Bản thời Minh Trị (cách mạng công nghiệp 1.0) thành công. Và đánh giá
những thành quả và đặc điểm của CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị


18

Hai là, giúp các nhà hoạch định chính sách CNH ở nước ta có dịp so sánh với
CNH ở Nhật Bản, nhìn nhận lại các cơng cuộc CNH ở nước ta trước đây và đặc biệt là
rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.
Ba là, như đã trình bày hiện nay, ở nước ta, có rất ít các cơng trình nghiên cứu
có hệ thống và tồn diện về CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị, nên nếu nghiên cứu này
được thực hiện tốt thì luận văn sẽ là nguồn tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu về lịch
sử kinh tế Nhật Bản và là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình CNH.

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Đây là công trình nghiên cứu thuộc về khoa học lịch sử và kinh tế học phát
triển nên chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liên ngành. Phương pháp sử dụng chính
trong bài là Phương pháp lịch sử xem xét đánh giá những biến đổi của xã hội Nhật
Bản từ thời phong kiến đến khi hình thành đất nước tư bản chủ nghĩa, dựa trên
những nguồn thông tin đáng tin cậy để xem xét và đánh giá quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản thời Minh Trị thơng qua các thao
tác sau:

Phân tích theo hệ thống – cấu trúc giúp chúng tôi sắp xếp lại thông tin từ
các nguồn tư liệu và các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, và trình bày
vấn đề một cách có hệ thống, các chương được thể hiện có quan hệ chặt chẽ với
nhau, xâu chuỗi lại các thành tố từ những tiền đề cho quá trình CNH để liên kết với
nhau tạo thành hệ thống cấu trúc chắc chắn cho việc thực hiện CNH nhằm làm sáng
tỏ những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
Phân tích – tổng hợp, dựa trên những nguồn tài liệu có được từ các cơng
trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài để phân tích và rút ra được những
nội dung cần thiết mà đề tài luận văn cần giải quyết.
Thống kê mô tả giúp tác giả mô tả được những đặc tính cơ bản của dữ liệu
như cơ cấu kinh tế, cơ cấu các ngành sản xuất trong ngành công nghiệp nhẹ và công
nghiệp nặng từ các dữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu trước đây. Sau đó biểu


19

diễn dữ liệu thành bảng số liệu, sơ đồ để nhằm mô tả dữ liệu một cách trực quan
hơn.
6.2. Nguồn tư liệu
Tác giả sử dụng các nguồn tư liệu bằng tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh
từ các nguồn có uy tín liên quan trực tiếp và gần với vấn đề kinh tế Nhật Bản, con
đường CNH, việc phát triển kinh tế thời Minh Trị, chính sách thúc đẩy cơng nghiệp
phát triển đã công bố... để phục vụ cho việc nghiên cứu.

7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm:
Phần Mở đầu: bao gồm các mục như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu; lịch sử nghiên cứu; đối tượng và phạm vi; ý nghĩa khoa học và thực tiễn; và
cuối cùng là phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.
Phần nội dung được trình bày thành 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Ở chương này chúng tơi trình bày về:
(1) Cơ sở lý luận bao gồm các vấn đề liên quan đến CNH và mơ hình CNH; (2) Cơ
sở thực tiễn, trong mục này chúng tơi trình bày về hồn cảnh địa lý tạo nên quốc
đảo Nhật Bản, bối cảnh kinh tế - xã hội cuối thời phong kiến và chiến lược phát
triển kinh tế thời Minh Trị.
Chương 2: Những tiền đề cho cơng nghiệp hóa Nhật Bản (1868 – 1885). Bao
gồm ba tiền đề đó là (1) Thể chế; (2) Vốn; và (3) Nguồn nhân lực, để làm bước đệm cho
quá trình CNH ở giai đoạn sau.
Chương 3: Quá trình triển khai cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản thời Minh
Trị (1886 – 1912). Trong chương này chúng tơi sẽ trình bày: (1) Phát triển thương
mại; (2) Các chính sách về cơng nghiệp nhẹ; và (3) Chính sách về cơng nghiệp nặng
gồm các ngành cơng nghiệp quốc phịng như đường sắt, đóng tàu hay các ngành
công nghiệp nặng khác như sản xuất thép, sản xuất than.


20

Chương 4: Kết quả và đặc điểm cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản thời Minh
Trị. Trong chương này chúng tôi sẽ giải quyết: (1) Kết quả CNH ở Nhật Bản thời
Minh Trị gồm những thành tựu và hạn chế, song song đó là ý nghĩa của cơng cuộc
CNH này như thế nào; (2) Đặc điểm CNH ở Nhật Bản thời Minh Trị.
Kết luận chung: Phần này tác giả xin trình bày một số kinh nghiệm học
được sau quá trình hình thành và thực hiện CNH, những yếu tố tác động giúp Nhật
Bản có những bước đi thành cơng như vậy. Đồng thời rút ra những bài học cho Việt
Nam trong tiến trình CNH - HĐH của mình.
Danh mục tài liệu tham khảo: Được tác giả trình bày theo thứ tự 4 phần:
tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh và tài liệu từ Internet (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng
Nhật).
Phụ lục



21

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Ở chương này chúng tơi trình bày về: (1) Cơ sở lý luận bao gồm các vấn đề
liên quan đến CNH và mơ hình CNH; (2) Cơ sở thực tiễn, trong mục này chúng tơi
trình bày về bối cảnh kinh tế - xã hội Nhật Bản cuối thời phong kiến và chiến lược
phát triển kinh tế thời Minh Trị.

1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của CNH
Cho đến nay có rất nhiều quan niệm về CNH trong và ngồi nước được đưa ra,

có thể tóm lược một số khái niệm sau:
Thứ nhất, nhấn mạnh đến đặc tính cơng nghiệp và đặc tính kỹ thuật của CNH.
Theo Từ điển Bách khoa tập 2 năm 1964 thì “Cơng nghiệp hóa được coi là q trình
xây dựng đại cơng nghiệp và trước hết là những ngành sản xuất công cụ và tư liệu
sản xuất (công nghiệp nặng)” Dẫn theo (Ngô Đăng Thành (cb), 2010, trang 14).
Thứ hai, Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã đưa
ra quan niệm “Cơng nghiệp hóa là một q trình phát triển kinh tế, trong quá trình
này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để
phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại” (Ngô
Đăng Thành (cb), 2010, trang 14).
Thứ ba, trong cơng trình Kinh tế học phát triển về Cơng nghiệp hóa và cải
cách nền kinh tế năm 2004, Đỗ Đức Định đã trình bày “CNH là q trình cải biến
nền kinh tế nơng nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ cơng, mang tính hiện vật, tự

cấp – tự túc thành nền kinh tế công nghiệp – thị trường. Đây cũng là quá trình xây
dựng một xã hội dựa trên nền văn minh công nghiệp. Cải biến kỹ thuật, tạo dựng
nền công nghiệp theo hướng hiện đại (khía cạnh vật chất – kỹ thuật) và phát triển


×