Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Dấu Ấn Văn Hóa Ấn Độ Trong Chùa Khmer Tỉnh Trà Vinh .Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

PHẠM NGỌC SƠN

DẤU ẤN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG CHÙA
KHMER TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 8310602

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

PHẠM NGỌC SƠN

DẤU ẤN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG CHÙA
KHMER TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 8310602
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN THẮNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2022



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn mang tên “Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong chùa Khmer
tỉnh Trà Vinh” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS. Đặng Văn Thắng. Các số liệu, tài liệu nêu trong Luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2022
Tác giả Luận văn

Phạm Ngọc Sơn


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh những
nổ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên cũng như
sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, và
thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học tại Khoa Đông phương, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng tri ân đến PGS. TS. Đặng Văn Thắng, người
hướng dẫn khoa học đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn
thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến toàn thể các giảng viên của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp tác giả khai mở những cánh cửa tri
thức liên quan đến chuyên ngành về Châu Á học.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, và các đồng nghiệp

đã động viên, khích lệ và hỗ trợ cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, và
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2022
Tác giả Luận văn

Phạm Ngọc Sơn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .............................................................................................. vii
DẪN NHẬP ............................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .......................................................................... 7
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 8
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................... 10
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................. 10
1.1.1. Văn hố ............................................................................................................ 10
1.1.2. Tín ngưỡng và tơn giáo .................................................................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................. 19
1.2.1. Tổng quan về tỉnh Trà Vinh.............................................................................. 19

1.2.2. Quá trình du nhập Phật giáo Nam tông vào đồng bằng sông Cửu Long ............. 22
1.2.3. Tình hình Phật giáo Nam tơng Khmer ở tỉnh Trà Vinh ..................................... 25
1.2.4. Hindu giáo ....................................................................................................... 27
1.2.5. Phật giáo .......................................................................................................... 31
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................ 35
CHƯƠNG 2: DẤU ẤN CỦA BÀ-LA-MÔN GIÁO TRONG CHÙA KHMER TỈNH TRÀ
VINH........................................................................................................................................ 36
2.1. Nhận thức về vũ trụ ..................................................................................................... 36


iv

2.1.1. Hình ảnh núi Meru ........................................................................................... 36
2.1.2. Hình ảnh ao nước của Bà-la-môn giáo ở chùa Khmer ....................................... 38
2.2. Tổ chức đời sống tập thể .............................................................................................. 40
2.2.1. Tính cộng đồng qua Khuôn viên chùa............................................................... 40
2.2.2. Sự bảo vệ chốn linh thiêng tu tập ...................................................................... 43
2.3. Các nhân vật trong Bà-la-môn giáo ở chùa Khmer .................................................... 46
2.3.1. Các vị thần tối cao của Bà-la-môn giáo ............................................................ 46
2.3.2. Các nhân vật khác của Bà-la-môn giáo ở chùa Khmer ...................................... 52
2.4. Kết quả phỏng vấn về dấu ấn của Bà-la-môn giáo ở các chùa Khmer tỉnh Trà Vinh...
.................................................................................................................................. 62
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: DẤU ẤN PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG CHÙA KHMER TỈNH TRÀ
VINH........................................................................................................................................ 65
3.1. Dấu ấn Phật giáo Nam tông trong văn hoá nhận thức ............................................... 65
3.1.1. Nhận thức về Tam giới, Tam vô lậu học, Tam bảo qua kiến trúc mái của chánh
điện ................................................................................................................ 65
3.1.2. Nhận thức về Tam nghiệp, Tam độc và Tứ thánh quả qua các lối vào ở chánh
điện ................................................................................................................ 68

3.1.3. Nhận thức về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo qua biểu tượng Bánh xe ..................... 74
3.1.4. Nhận thức về Tam pháp ấn qua tháp cốt, tháp thiêu .......................................... 77
3.1.5. Nhận thức về con đường giải thoát qua Độc đạo ............................................... 80
3.2. Niềm tin vào đức Phật lịch sử và Phật giáo hoá các nhân vật trong Bà-la-môn giáo 81
3.2.1. Đức Phật lịch sử ............................................................................................... 81
3.2.2. Phật giáo hố các nhân vật trong Bà-la-mơn giáo ............................................. 85
3.3. Giáo lý tiết độ của Phật giáo Nam tông qua văn hoá ăn và văn hoá mặc ở chùa
Khmer .......................................................................................................................... 88
3.3.1. Quan niệm về Tiết độ trong Phật giáo............................................................... 88
3.3.2. Văn hoá ăn ở chùa Khmer ................................................................................ 90
3.3.3. Văn hoá mặc ở chùa Khmer ............................................................................. 93
3.4. Kết quả phỏng vấn về dấu ấn của Phật giáo Nam tông ở các chùa Khmer tỉnh Trà
Vinh .............................................................................................................................. 97


v

Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 99
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 103
PHẤN PHỤ LỤC................................................................................................................... 110

–|—


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ấn Độ




Đồng bằng sông Mê Kông

ĐBSMK

Nam tông

NT

Nhà xuất bản

NXB

Phật giáo

PG

Phật giáo Nam tông

PGNT

Tây Nam Bộ

TNB

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp. HCM


Trà Vinh

TV

Việt Nam

VN

–|—


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Cấu trúc văn hố theo hệ thống .................................................................. PL1
Hình 1.2: Sự truyền thừa Phật giáo Nam tơng và Phật giáo Bắc tơng......................... PL1
Hình 1.3: Bản đồ khu vực ĐBSMK và tỉnh Trà Vinh ................................................... PL2
Hình 1.4: Bản đồ vương quốc Phù Nam...................................................................... PL2
Hình 2.1: Kiến trúc tháp trên cổng chùa Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh ................... PL3
Hình 2.2: Ao nước xung quanh chùa Âng ................................................................... PL3
Hình 2.3: Ao nước ...................................................................................................... PL4
Hình 2.4: Khu vực khuôn viên các chùa Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh .................... PL4
Hình 2.5: Rắn thần Naga – hộ pháp ở cổng chùa........................................................ PL5
Hình 2.6: Cổng chùa Hang ......................................................................................... PL5
Hình 2.7: Khu vực hàng rào ở cổng chính .................................................................. PL6
Hình 2.8: Thần Brahma trên các tháp cốt ................................................................... PL6
Hình 2.9: Thần Brahma trên các trụ ở hàng rào xung quanh chánh điện .................... PL7
Hình 2.10: Hình ảnh thần Vishnu ở chùa Âng............................................................. PL8
Hình 2.11: Rắn thần Naga (Vasuki) trang trí ở thành cầu tại chùa Âng ...................... PL8
Hình 2.12: Rắn thần Naga trang trí ở khu vực cổng chùa Cà Săng ............................. PL9

Hình 2.13: Chim thần Garuda (Krud) ở chùa Phướng ................................................ PL9
Hình 2.14: Chim thần Garuda (Krud) ở các chùa khác............................................. PL10
Hình 2.15: Chim thần Garuda (Krud) cưỡi rắn thần Naga ở chùa Điệp Thạch......... PL11
Hình 2.16: Ngỗng thần Hamsa (Hoong) trên các trụ phướn ..................................... PL11
Hình 2.17: Ngỗng thần Hamsa (Hoong) trên các trụ đèn xung quanh chùa .............. PL12
Hình 2.18: Sư tử Simha ở các trụ phướn ................................................................... PL13
Hình 2.19: Sư tử Simha ở lối vào chánh điện chùa ông Mẹk ..................................... PL13


viii

Hình 2.20: Kinnari (Kầy-no) ở cổng chùa và chánh điện .......................................... PL14
Hình 2.21: Kinnari (Kầy-no) ở các cơng trình kiến trúc khác ................................... PL14
Hình 2.22: Yaksha (Chằn Yăk) ở khu vực cổng và chánh điện .................................. PL15
Hình 2.23: Tượng chúa quỷ Ravana trong khn viên chùa Âng............................... PL15
Hình 2.24: Asura trong các chùa Nam tơng Khmer tỉnh Trà Vinh............................. PL16
Hình 3.1: Quan niệm về Tam giới, Tam bảo, Tam vô lậu học qua mái chánh điện .... PL16
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa Bát chánh đạo và Tam vô lậu học ................................. PL17
Hình 3.3: Biểu tượng Bánh xe................................................................................... PL17
Hình 3.4: Tháp cốt ở các chùa Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh................................. PL18
Hình 3.5: Biểu trưng con đường giải thốt................................................................ PL18
Hình 3.6: Tranh tường về cuộc đời và tiền thân đức Phật trong chánh điện .............. PL19
Hình 3.7: Tranh ngũ Phật trong chánh điện chùa Cị ................................................ PL19
Hình 3.8: Các tư thế của đức Phật Thích-ca trong chánh điện .................................. PL20
Hình 3.9: Tượng đức Phật nhập Niết-bàn ở chùa Vàm Ray....................................... PL21
Hình 3.10: Hình ảnh khuyến thiện của tu sĩ Nam tơng Khmer ở chùa Hang .............. PL21
Hình 3.11: Pháp phục của Phật giáo Nam Tơng ....................................................... PL22
Hình 3.12: Một số hình ảnh tại lễ dâng y Kathina ở chùa Âng .................................. PL22

–|—



1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trung Hoa và Ấn Độ (AĐ) được xem là hai nôi văn minh lớn ở phương Đông. Một
trong những thành tựu rực rỡ mà văn minh AĐ để lại cho nhân loại là tôn giáo, đặc biệt là
Bà-la-môn giáo (phát triển về sau là Hindu giáo) và Phật giáo (PG). Theo bước các thương
nhân và các nhà truyền giáo, hai tôn giáo này đã truyền bá đến các nước phương Đơng,
trong đó có Việt Nam (VN). Dấu ấn của hai tôn giáo này in đậm trong văn hóa của người
Khmer tại Việt Nam.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Khmer, Phật giáo Nam tông
(PGNT) chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Khmer. Chùa Khmer
không những là nơi thờ cúng tâm linh mà còn là trung tâm văn hoá, trung tâm giáo dục của
cả cộng đồng. Cả cuộc đời của người Khmer từ lúc sinh ra đến lúc mất đi đều gắn liền với
ngôi chùa. Chính vì thế, người Khmer xem chùa là nơi linh thiêng nhất, thân thương nhất;
họ dành tất cả niềm tôn kính, những gì tốt đẹp nhất cho ngơi chùa của mình.
Trong các tỉnh miền Tây Nam bộ (TNB), Trà Vinh (TV) là tỉnh có phần lớn đồng
bào Khmer sinh sống với số lượng chùa Khmer nhiều nhất ở VN. Vì vậy, khảo sát kiến trúc
của chùa PGNT Khmer ở tỉnh này có thể giúp phát họa nên bức tranh chung về ảnh hưởng
của hai tôn giáo lớn ở AĐ đến văn hóa và đời sống thường ngày của dân tộc Khmer sinh
sống tại VN.
Tác giả chọn đề tài “Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong chùa Khmer tỉnh Trà Vinh” cho
luận văn của mình để thấy rõ được hai tầng ảnh hưởng của hai tôn giáo lớn của AĐ đối với
dân tộc Khmer ở VN thông qua lối kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở chùa Khmer tiêu biểu
ở tỉnh TV. Mặc khác, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng giúp ích cho việc hiểu sâu sắc
hơn về văn hoá và cuộc sống thường ngày của dân tộc Khmer sinh sống ở tỉnh TV.



2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chùa Khmer, chủ yếu tập trung vào kiến trúc
và nghệ thuật trang trí. Thơng qua kiến trúc và nghệ thuật trang trí, tác giả của luận văn sẽ
khám phá và phân tích những yếu tố thuộc Bà-la-mơn giáo và PGNT ảnh hưởng đến văn
hố vật chất và văn hoá tinh thần của dân tộc Khmer tại VN.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những dấu ấn của Bà-la-môn giáo và PGNT ở
chùa Khmer ở tỉnh TV; trong đó, chủ thể được nghiên cứu là dân tộc Khmer đang sinh sống
tại tỉnh TV; không gian nghiên cứu là Thành phố TV và một số huyện lân cận như huyện Châu
Thành, Trà Cú, và Càng Long; thời gian nghiên cứu là từ năm 1732 đến nay. Tác giả chọn mốc
thời gian này dựa vào lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh TV.

3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn mang tên “Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong chùa Khmer tỉnh Trà Vinh” mà
người viết chọn để nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
Mục đích thứ nhất là tìm hiểu và làm rõ ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo và PGNT
thể hiện qua những dấu ấn trên kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở chùa Khmer.
Mục đích thứ hai là giải mã những triết lý của PGNT trong kiến trúc, nghệ thuật
trang trí ở chùa Khmer cũng như trong đời sống sinh hoạt của tu sĩ NT Khmer.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, vấn đề về đặc trưng văn hoá của người Khmer ở VN nói chung, cũng
như những ảnh hưởng của văn hoá AĐ đến cuộc sống của người Khmer tại VN được các
học giả trong và ngoài nước quan tâm, thể hiện qua các nghiên cứu sau:
Các nghiên cứu trong nước:
Tác phẩm Giáo trình lược sử Phật giáo Nam Tơng Việt Nam1 có ý nghĩa trong việc
lý giải q trình hình thành và phát triển hai dòng PGNT ở VN, trong đó có PGNT Khmer.
1

Thích Thiện Minh. (2017). Giáo trình lược sử Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Hà Nội: NXB Hồng Đức.



3

Thơng qua phân tích và so sánh những dữ kiện lịch sử, tác giả đã chứng minh được PGNT
Khmer được tiếp thu trực tiếp từ phái đoàn truyền giáo của AĐ dưới thời vua A-dục (Asoka).
Điều đó cho thấy nguồn gốc của các hình tượng, hoa văn trong kiến trúc và nghệ thuật trang
trí ở chùa Khmer mang dấu ấn trực tiếp từ văn hoá AĐ, trước tiên là từ Bà-la-mơn giáo và
sau đó là PGNT được truyền thừa từ AĐ.
Tác phẩm Chùa Việt Nam2 là một nỗ lực của đội ngũ tác giả. Trong tác phẩm này,
ngồi việc mơ tả và lý giải các đặc trưng chung của các ngơi chùa VN cũng như vai trị tâm
linh của chùa trong tâm thức người Việt, các tác giả còn giới thiệu 122 ngơi chùa từ Bắc
chí Nam trên đất nước VN. Ở mỗi ngôi chùa, các tác giả đã nêu những thông tin cơ bản
cùng với một số mô tả phân tích về đặc điểm của chùa. Hầu hết các chùa được đưa vào tác
phẩm thuộc PG Bắc tông; số lượng chùa PGNT đưa vào giới thiệu và phân tích trong tác
phẩm còn hạn chế.
Tác phẩm Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo3 gồm bốn chương ngoài phần dẫn nhập.
Trong đó, phần dẫn nhập nêu và thảo luận nội dung nghệ thuật PG. Bốn chương còn lại nêu
những đặc trưng chính trong mỹ thuật và kiến trúc PG ở AĐ, Trung Quốc, Hàn Quốc và
Nhật Bản, và các quốc gia ở Đơng Nam Á. Tác phẩm có ý nghĩa trong việc phát hoạ và
phân tích những yếu tố thẩm mỹ trong mỹ thuật và kiến trúc PG ở các quốc gia châu Á.
Tác phẩm Tranh tường Khmer Nam Bộ4 đã phát hoạ lại một trong những nét văn
hoá tiêu biểu của người Khmer sinh sống tại vùng đất Nam Bộ thông qua lý giải những bức
tranh tường phổ biến trong các chùa Khmer. Tác phẩm chủ yếu tập trung vào yếu tố văn
hoá bản địa trong tranh tường cũng như ảnh hưởng của triết lý PGNT khi giải thích ý nghĩa

2

Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự & Phạm Ngọc Long. (2013). Chùa Việt Nam (in lần thứ năm có bổ sung, sửa chữa).
Hà Nội: NXB Thế giới.

3
Fisher, R.E. (2002). Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo. (Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Tuấn dịch). Hà Nội: NXB Mỹ
Thuật.
4
Huỳnh Thanh Bình. (2020). Tranh tường Khmer Nam Bộ. Tp. HCM: NXB Văn hoá – Văn nghệ.


4

của tranh tường. Có thể nói đây là một nghiên cứu sâu sắc về một trong những nghệ thuật
trang trí trong các ngôi chùa Khmer.
Luận văn Thạc sĩ mang tên Nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa Khmer Nam bộ
(trường hợp chùa Chantarangsay Thành phố Hồ Chí Minh)5 mơ tả những nét đặc trưng
trong lối kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở chùa Chantarangsay – một trong hai chùa Khmer
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã lý giải được một số ảnh hưởng của Bà-la-môn
giáo trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí chùa. Song, những triết lý PGNT vẫn chưa được
làm rõ. Chính vì vậy, những ảnh hưởng của PGNT trong triết lý sống của người Khmer
chưa được lý giải một cách tường minh, sâu sắc.
Luận văn mang tên Hình tượng Chằn (Yak) trong văn hố Khmer Nam Bộ6 đã
miêu tả và phân tích nguồn gốc và sự phát triển hình tượng Chằn trong văn hố Khmer
Nam Bộ. Đây là một hình tượng phổ biến trong nghệ thuật trang trí ở các chùa Khmer. Hình
tượng này có nguồn gốc từ Bà-la-mơn giáo, được người Khmer tiếp thu và phát triển trong
văn hố của mình.
Bài viết Kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer “Kế thừa và phát triển”7 đã mơ tả
và giải thích một số yếu tố liên quan đến nguồn gốc và ý nghĩa của kiến trúc chùa NT. Bài
viết làm rõ vài nét đặc trưng riêng của văn hố Khmer TNB trong q trình giao lưu và tiếp
biến với PGNT được truyền thừa từ AĐ. Bài viết cũng đặt ra tầm quan trọng của việc bảo
tồn và phát triển văn hoá của người Khmer TNB trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Bài viết Rìa-hu, nguồn gốc Ấn Độ và những biến đổi trong Phật giáo Nam tông
Khmer8 đã miêu tả và lý giải nguồn gốc cũng như quá trình biến đổi của hình tượng này


5

Đặng Lê Huệ. (2017). Nghệ thuật kiến trúc và trang trí chùa Khmer Nam bộ (trường hợp chùa Chantarangsay Thành
phố Hồ Chí Minh). Luận văn Thạc sĩ. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM.
6
Nguyễn Thị Tâm Anh. (2008). Hình tượng Chằn (Yak) trong văn hố Khmer Nam Bộ. Luận văn Thạc sĩ. Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM.
7
Danh Lung. (2014). Kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer “Kế thừa và phát triển.” Kỷ yếu của Hội thảo Phật giáo
Nam Tông Khmer đồng hành cùng dân tộc. Hà Nội: NXB Văn Hoá – Văn Nghệ.
8
Phan Anh Tú. (2016). Rìa-hu, nguồn gốc Ấn Độ và những biến đổi trong Phật giáo Nam tông Khmer. Kỷ yếu của
Hội thảo Giá trị Ấn Độ ở Châu Á, trang 482 – 506. Tp. HCM: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.


5

trong văn hố Khmer TNB. Đây là một hình tượng phổ biến trong các chùa Khmer, gắn
liền với cuộc sống nông nghiệp của dân tộc Khmer sinh sống ở vùng TNB.
Bài viết Dấu ấn Hindu giáo trong chùa Khmer ở Nam Bộ Việt Nam9 đã miêu tả và
làm rõ những ảnh hưởng của văn hố AĐ, cả Bà-la-mơn giáo và PGNT, trong cách bố trí
kiến trúc ở ba chùa, gồm chùa Âng, chùa Lò Gạch (Trà Vinh), và chùa Phụng Sơn (Thành
phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, bài viết cịn cho thấy những tiếp biến văn hố từ Bà-lamơn giáo và PGNT đến văn hoá bản địa trong những tượng trang trí ở chùa Khmer.
Ngồi những tác phẩm, luận văn, và bài viết nêu trên cịn có những bài viết khác
nghiên cứu về những khía cạnh nhỏ của kiến trúc và nghệ thuật trang trí trong chùa Khmer
Nam Bộ của các tác giả như Đặng Văn Thắng10, Huỳnh Ngọc Trảng11, Huỳnh Thanh Bình,12
v.v…llll
Các nghiên cứu ngồi nước:
Tác phẩm Encyclopedia of Buddhism (Bách khoa về Phật giáo)13 là tập hợp những

bài viết mơ tả, phân tích, và lý giải súc tích về q trình hình thành và phát triển của PG,
những triết lý, những hình ảnh, biểu tượng trong PG. Tác phẩm là một nguồn tài liệu tham
khảo quý giá từ các học giả phương Tây khi lý giải các hình ảnh, các biểu tượng và các triết
lý trong PG cho cả truyền thống Nam tông và Bắc tông.
Tác phẩm Encyclopedia of Hinduism (Bách khoa về Hindu giáo) 14 là tập hợp
những bài viết mơ tả, phân tích, và lý giải súc tích về q trình hình thành và phát triển của

9

Đặng Văn Thắng. (2018). Dấu ấn Hindu giáo trong chùa Khmer ở Nam Bộ Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Di sản Ấn
Độ trong Văn hóa Việt Nam, trang 3-19. Tp.HCM: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
10
Đặng Văn Thắng. (2017). Kiến trúc và tượng trong tháp, chùa Việt Nam (tiếp cận khảo cổ học Phật giáo). Khảo cổ
học, số 4/2017 (208), 60-70.
11
Huỳnh Ngọc Trảng. (1998). Đặc trưng kiến trúc truyền thống của chùa Nam Bộ, Nguyệt san Giác Ngộ, số 27 (61998), 22-25.
Huỳnh Ngọc Trảng (2018), Thần bốn mặt Brahma trong văn hoá Khmer Nam Bộ, Nguyệt san Giác Ngộ. Truy xuất
từ />12
Huỳnh Thanh Bình. (2018). Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo. Tp. HCM: NXB Tổng hợp.
13
Buswell, R.E. (2004). Encyclopedia of Buddhism. USA: Macmillan.
14
Jones, A. & Ryan, J. (2007). Encyclopedia of Hinduism. New York: Facts On File.


6

Hindu giáo, cũng như ý nghĩa của những hình ảnh, biểu tượng trong Hindu giáo. Cũng
giống như tác phẩm Encyclopedia of Buddhism (Bách khoa về Phật giáo), tác phẩm này là
một nguồn tài liệu tham khảo quý giá từ các học giả phương Tây khi lý giải các hình ảnh,

các biểu tượng và các triết lý trong Hindu giáo.
Tác phẩm Encyclopedia of World Religions (Bách khoa về tôn giáo thế giới)15 đề
cập đến những tôn giáo phổ biến trên thế giới, trong đó có Hindu giáo và PG. Ở mỗi tơn
giáo, tác giả nêu và phân tích nguồn gốc, đặc trưng về giáo lý, lễ nghi tôn giáo; đồng thời,
lý giải sơ lược về một số ý nghĩa của các biểu tượng tơn giáo. Có thể nói đây là tác phẩm
cung cấp những kiến thức chung nhất về các tôn giáo trên thế giới.
Tác phẩm Buddhish Art in Asia (Nghệ thuật Phật giáo ở Châu Á)16 miêu tả nghệ
thuật của PG trong tranh tượng, biểu tượng ở châu Á. Tác giả ngồi việc mơ tả cịn lý giải
những ý nghĩa trong từng biểu tượng. Tác phẩm đa phần tập trung vào nghệ thuật PG Bắc
tông ở Châu Á.
Luận văn mang tên A Study of Therevada Buddhism in Vietnam (Nghiên cứu về
Phật giáo Nam truyền ở VN)17 đề cập lịch sử của PGNT tại VN. Bên cạnh đó, tác giả cịn
nêu và phân tích những giáo lý quan trọng của PGNT đối với đời sống tâm linh của người
VN. Ngoài ra, tác giả cịn phân tích một số ý nghĩa của các biểu tượng PGNT.
Có thể thấy, có khơng ít các nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của văn
hoá AĐ trong cuộc sống của người Khmer. Các nghiên cứu này phần nào đã làm sáng tỏ
những khía cạnh văn hoá của dân tộc Khmer ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
chưa làm rõ được những vấn đề sau:

15

Ellwood, R.S. (2007). Encyclopedia of World Religions – Revised Edition. New York: Facts On File.
Bhalla, A.S. (2014). Buddhish Art in Asia. London: Austin Macauley Publishers Ltd.
17
Mae Chee. (2011). A Study of Therevada Buddhism in Vietnam. M.A. Thesis. Mahachulalongkornrajavidyalaya
University, Bangkok, Thailand.
16


7


Một là, mỗi nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ phân tích một khía cạnh nhỏ của kiến
trúc và/ hoặc nghệ thuật trang trí mà chưa khắc hoạ nên bức tranh tổng quát về những dấu
ấn của Bà-la-môn giáo và PGNT trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí chùa Khmer;
Hai là, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo
mà chưa thật sự quan tâm đến những triết lý PGNT thể hiện trong kiến trúc và nghệ thuật
trang trí ở các chùa Khmer. Điều này là một thiếu sót lớn vì suy cho cùng ảnh hưởng lớn
nhất đến triết lý sống của người Khmer ở VN hiện tại là những giáo lý của PGNT chứ
không phải Bà-la-môn giáo.
Từ những lý do trên, trong nỗ lực nhất định, kết quả của luận văn này là một bức
tranh tổng quát về dấu ấn của Bà-la-môn giáo và PGNT ở chùa Khmer được thực hiện ở
tỉnh TV. Tính mới của luận văn khơng những phát hoạ bức tranh tổng quát về ảnh hưởng
của Bà-la-môn giáo và PGNT trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí chùa Khmer mà còn lý
giải những triết lý PGNT tiềm ẩn trong cách thể hiện kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Thơng
qua đó, luận văn làm rõ triết lý sống của người Khmer ở VN một cách sâu sắc hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Luận văn được nghiên cứu theo hướng tiếp cận khảo cổ và lịch sử, trong đó khảo cổ
học dùng để nghiên cứu kiến trúc, nghệ thuật trang trí, và các hiện vật trong chùa, cịn lịch
sử học dùng để giải thích những ảnh hưởng của Bà-la-mơn giáo và PGNT trong q trình
hình thành và phát triển của dân tộc Khmer ở VN.
Để làm rõ những lý do và mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng hai phương
pháp nghiên cứu chính:
Phương pháp điền dã: Đây là một trong những phương pháp chính để thu thập tư
liệu cho luận văn. Tác giả tiến hành thực tế ở một số chùa Khmer tinh TV để quan sát, chụp
ảnh làm tư liệu. Đồng thời, tác giả cũng phỏng vấn một số người Khmer sinh sống tại tỉnh
TV để tìm hiểu nhận thức của họ về dấu ấn của Bà-la-môn giáo và PGNT trong kiến trúc
và nghệ thuật trang trí ở chùa Khmer.


8


Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình
tổng hợp tư liệu, tài liệu tham khảo để làm rõ những ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo và
PGNT ở các chùa Khmer tỉnh TV.
Nguồn tư liệu của luận văn là những hình ảnh tác giả luận văn tự chụp, sưu tầm và
số liệu thống kê của tỉnh TV.
Nguồn tài liệu tham khảo của luận văn là những tác phẩm, bài viết khoa học, nguồn
Internet liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận văn góp phần làm sáng tỏ những nét văn hóa
độc đáo của người Khmer sinh sống tại tỉnh TV thông qua các chùa Khmer. Mặc khác, kết
quả của luận văn cũng đóng góp cho kho tàng lịch sử, văn hóa VN thêm phong phú và đa
dạng.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo ý nghĩa cho
những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về dấu ấn của văn hoá AĐ đối với người Khmer ở VN.
Đồng thời, đây cũng là một nguồn bổ sung những kiến thức hữu ích cho những ai muốn
tìm kiếm những nét đặc trưng trong lối sinh hoạt thường ngày của người Khmer ở Đơng
Nam Á nói chung, và ở VN nói riêng.kk
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần dẫn nhập và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Phần cơ sở lý luận nhằm giải thích
những khái niệm, thuật ngữ chính liên quan đến đề tài như: văn hóa, tín ngưỡng vả tơn
giáo. Phần cơ sở thực tiễn làm rõ một số khía cạnh liên quan đến Hindu giáo (trong đó có
giai đoạn Bà-la-mơn giáo) và Phật giáo; bên cạnh đó, phần này cũng sơ lược quá trình
truyền bá PGNT vào VN cũng như tình hình PGNT Khmer tại tỉnh TV hiện nay.


9

Chương 2: Dấu ấn Bà-la-môn giáo trong chùa Khmer tỉnh Trà Vinh. Chương

này chủ yếu mơ tả và phân tích làm rõ những dấu ấn của Bà-la-môn giáo thể hiện qua nét
kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở một số chùa Khmer tại tỉnh TV.
Chương 3: Dấu ấn Phật giáo Nam tông trong chùa Khmer tỉnh Trà Vinh. Cũng
tương tự như chương 2, chương này cũng làm rõ những dấu ấn của PGNT thể hiện qua nét
kiến trúc và nghệ thuật trang trí ở một số chùa Khmer tại tỉnh TV.

–|—


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Văn hố
1.1.1.1. Khái niệm

Có nhiều cách hiểu về nội hàm của thuật ngữ “Văn hoá” tuỳ theo hướng tiếp cận
khác nhau. Văn hoá bao gồm mọi thứ trong cuộc sống của con người, không chỉ những gì
liên quan đến vật chất mà con những cái liên quan đến tinh thần. Thực tế cho thấy rất khó
có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về “văn hoá”.
Về mặt thuật ngữ khoa học, “văn hoá” bắt nguồn từ chữ La tinh Cultus hay Colui,
mang hai nghĩa chính là (1) và (2) cầu cúng.18 Về sau, “văn hoá” được sử dụng trong khoa
học xã hội với nét nghĩa là “sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người.”
Theo Từ điển tiếng Việt, văn hoá là “tổng thể nói chung những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” hay “những hoạt động của con
người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần.”19
Theo tổ chức UNESCO, văn hoá là “tập hợp những đặc trưng tiêu biểu về tinh thần,
vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hố khơng
chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống,
các hệ giá trị và niềm tin.”20

Có thể thấy những định nghĩa trên về “văn hố” cịn chưa khái qt được cấu trúc
của một hệ thống văn hoá. Do tiếp cận “văn hoá” theo hệ thống, tác giả bài viết sử dụng
định nghĩa văn hố của tác giả Trần Ngọc Thêm; theo đó, văn hố có thể hiểu là “một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá

18

Lương Văn Kế (2007, tr.319 – 320).
Hoàng Phê (2003, tr.1100).
20
UNESCO (2009, tr.9).
19


11

trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội.”21
Dưới cách tiếp cận “văn hoá” theo định nghĩa trên, văn hoá thay vì thường được
phân thành văn hố vật chất và văn hoá tinh thần hay văn hoá vật thể và văn hố phi vật thể
thì có thể chia văn hố thành ba bộ phận là văn hoá nhận thức, văn hố tổ chức và văn hố
ứng xử. Theo đó, (1) Văn hoá nhận thức gồm văn hoá nhận thức về vũ trụ và văn hoá nhận
thức về con người; (2) Văn hoá tổ chức gồm văn hoá tổ chức đời sống cá nhân và văn hoá
tổ chức đời sống tập thể; và (3) Văn hoá ứng xử gồm văn hoá ứng xử với mơi trường tự
nhiên và văn hố ứng xử với môi trường xã hội.22
1.1.1.2. Đặc trưng

Một cách khái qt, văn hố có các đặc trưng chính như: (1) Tính hệ thống, (2) tính
giá trị, (3) tính nhân sinh, và (4) tính lịch sử.
Văn hố có tính hệ thống bởi lẽ văn hoá giúp phát hiện mối liên hệ mật thiết giữa

các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hố; phát hiện các đặc trưng, quy luật hình thành
và phát triển của văn hố. Vì văn hố bao trùm lên tất cả các hoạt động, các lĩnh vực trong
đời sống xã hội nên văn hố có thể làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp và trang bị
cho xã hội những phương tiện cần thiết để ứng biến với mơi trường tự nhiên. Nói cách khác,
văn hóa xây lên nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiến bộ của xã hội.
Văn hố có tính giá trị bởi lẽ dưới góc độ là một tính từ, văn hố mang nghĩa “tốt
đẹp,” “có giá trị.” Do đó, văn hóa trở thành thước đo chuẩn mực cho con người và xã hội.
Văn hóa tự chính bản thân nó cũng mang trong mình những giá trị riêng bao gồm giá trị vật
chất và giá trị tinh thần. Xét về mặt ý nghĩa thì văn hóa có thể chia thành giá trị sử dụng,
giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức. Đứng trên góc độ thời gian lại có thể chia văn hóa thành
giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hố giúp

21
22

Trần Ngọc Thêm (1999, tr.10).
Xem Hình 1.1 ở phần Phụ lục I, trang PL1.


12

cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, khơng ngừng tự hồn thiện và thích ứng
với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho phát
triển xã hội.
Văn hố có tính nhân sinh bởi lẽ văn hóa được coi như một hiện tượng xã hội; đó
là những hiện tượng do con người sáng tạo ra hay còn gọi là nhân tạo, khác với các giá trị
tự nhiên hay còn gọi là thiên tạo. Chính vì là một thực thể có tính nhân sinh nên văn hóa
chịu tác động của cả vật chất lẫn tinh thần của con người. Đồng thời, vì có tính nhân sinh
nên văn hóa vơ tình trở thành sợi dây liên kết giữa người với người, vật với vật và cả vật
với người.

Văn hố có tính lịch sử bởi lẽ văn hóa phản ánh q trình sáng tạo của con người
trong một không gian và thời gian nhất định. Chính vì thế mà văn hóa cũng gắn liền với
chiều dài lịch sử, thậm chí là văn hóa hàm chứa lịch sử. Tính lịch sử khiến cho văn hóa
mang đặc trưng có bề dày, có chiều sâu, có hệ giá trị. Nhờ có tính lịch sử mà văn hóa cũng
cần được duy trì, nói một cách khác đó là biến văn hóa trở thành truyền thống văn hóa; đó
là những giá trị tương đối ổn định hay cịn gọi là kinh nghiệm tập thể được tích luỹ và tái
tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn
mẫu xã hội và cố định hố dưới dạng ngơn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư
luận, …23
1.1.1.3. Chức năng

Tuỳ thuộc vào góc tiếp cận khác nhau mà các tác giả trình bày các chức năng văn
hố khơng hồn tồn giống nhau. Tuy nhiên, đứng ở góc độ xem hoạt động văn hố là vì
con người, vì sự phát triển và hồn thiện con người thì chức năng bao trùm nhất, quan trọng
nhất của văn hoá là chức năng giáo dục. Theo đó, chức năng tập trung của văn hố là bồi

23

Trần Ngọc Thêm (1999, tr.12 - 13).


13

dưỡng con người, hướng lý tưởng, hành vi, đạo đức của con người đến điều hay lẽ phải,
theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định.24
Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục thông qua những giá trị ổn định và những
giá trị đang hình thành tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng đến. Do đó,
văn hố đóng vai trị thiết yếu trong việc hình thành nhân cách, giáo dưỡng con người. Chức
năng giáo dục của văn hố cịn đảm bảo tính kế tục của lịch sử, giúp di truyền phẩm chất
con người cho các thế hệ mai sau.25

Văn hoá là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con
người nên văn hố có tính nhân sinh đậm nét. Vì lý do đó, văn hố trở thành một công cụ
giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ. Nếu ngơn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn
hố là nội dung của nó.26 Nói khác hơn, văn hố có chức năng giao tiếp.
Văn hố có chức năng điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực, cách ứng xử
của con người. Vì thế, văn hố được xem là động lực của phát triển xã hội.
Ngoài những chức năng chính nêu trên, văn hố cịn nhiều chức năng khác. Cụ thể,
văn hố có chức năng nhận thức. Đây là chức năng đầu tiên của mọi hoạt động văn hoá;
thiếu chức băng này thì khơng thể nói tới chức năng nào khác.27 Cùng với nhu cầu hiểu biết,
con người có nhu cầu hướng tới cái đẹp. Vì vậy, có thể thấy văn hoá là sự sáng tạo của con
người theo quy luật của cái đẹp; nói một cách khác, văn hố có chức năng thẩm mĩ.
Chức năng giải trí cũng được xem là một chức năng không thể thiếu của văn hố
bởi lẽ trong cuộc sống thường ngày, ngồi hoạt động lao động, con người cịn có nhu cầu
giải toả tinh thần, giải toả những mệt nhọc, … thông qua các hoạt động giải trí như tìm đến
các hoạt động văn hoá, bảo tàng, lễ hội, …

24

Trần Quốc Vượng (2006, tr.102).
Trần Ngọc Thêm (1999, tr.13).
26
Trần Ngọc Thêm (1999, tr.12).
27
Trần Quốc Vượng (2006, tr.103).
25


14

Nói tóm lại, nhận biết các chức năng của văn hố chính là khẳng định rõ ràng hơn

mục tiêu cao cả của văn hố là vì con người, vì sự hồn thiện và phát triển của con người.28
1.1.2. Tín ngưỡng và tơn giáo
1.1.2.1. Tín ngưỡng

Tín ngưỡng đóng vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, phản
ánh niềm tin, ước vọng của con người xuyên suốt lịch sử. Chính vì thế, tín ngưỡng là đối
tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khác nhau. Cho đến nay, có nhiều ý kiến khác
nhau khi đề cập đến khái niệm “tín ngưỡng” và khái niệm “tơn giáo.” Có người đồng nhất
giữa hai khái niệm này; có người cho rằng tín ngưỡng là cấp thấp hơn của tôn giáo trong
thang bậc phát triển.
Trước hết, “tín ngưỡng” là một từ Hán – Việt nên xét khái niệm của “tín ngưỡng”
theo tiếng Hán là điều cần thiết. Theo Bách độ bách khoa (tiếng Hoa: 百度百科), từ “tín
ngưỡng” (tiếng Hoa: 信仰) lần đầu tiên xuất hiện trong văn bản Phật giáo “Kinh Hoa
Nghiêm” (tiếng Hoa: 華嚴經) dịch từ đời Đường. Theo đó, “tín ngưỡng” là sự ngưỡng mộ
ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng. Theo nghĩa ngun thuỷ, “tín ngưỡng” cũng có thể chỉ niềm
tin vào trời đất và niềm tin vào tổ tiên. Hai dạng “tín ngưỡng” này là hai dạng tín ngưỡng
sơ khai, có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ tự nhiên và tổ tiên trong giai đoạn sơ khai của lồi
người. “Tín ngưỡng” ngày nay cũng đề cập đến niềm tin và sự ngưỡng mộ đối với một tư
tưởng, một tôn giáo, một cá nhân, một sự vật.29 Theo từ điển Hán – Việt, “tín ngưỡng” là
“lịng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tơn giáo hay một chủ nghĩa”30 hay “tín ngưỡng” là
“tin theo một tơn giáo nào đó.”31 Như vậy, dưới góc độ từ ngun học, “tín ngưỡng” là
niềm tin, đặc biệt là tin vào tôn giáo ở mỗi con người. Một cách chung nhất, “tín” là đức

28

Trần Quốc Vượng (2006, tr.104).
Tổng hợp và lược dịch mục từ “ 信仰” từ Truy
cập ngày 30/4/2021.
30
Đào Duy Anh (1996, tr. 283).

31
Hoàng Phê (2003, tr. 994).
29


15

tin, niềm tin; “ngưỡng” là ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, tức hướng đến một điều gì, một ước
mong nào đó. Thế nên, có thể hiểu “tín ngưỡng là hệ thống giá trị tâm linh hướng đến các
thế lực siêu nhiên mong ước sự tốt đẹp trong cuộc sống vật chất và tinh thần của con
người.”32
Tín ngưỡng, dưới góc độ các chun ngành nghiên cứu khác nhau, được định nghĩa
khơng hồn tồn giống nhau. Nhìn chung, có hai quan điểm cơ bản khi đề cập đến “tín
ngưỡng”: Một là, tín ngưỡng là một bộ phận của tôn giáo và không thể tách rời tơn giáo;
hai là, tín ngưỡng và tơn giáo tuy có nét tương đồng nhưng tín ngưỡng hồn tồn khác và
độc lập với tôn giáo.
Xuất phát từ quyền tự do tín ngưỡng của con người, Nhà nước Việt Nam đã ban
hành Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo năm 2016. Theo quy định của pháp luật, “tín ngưỡng”
được hiểu là “niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với
với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và
cộng đồng”33; các hoạt động tín ngưỡng, theo quy định của luật, là “hoạt động thờ cúng tổ
tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có cơng với đất nước, với
cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hố, đạo đức xã
hội.”34
1.1.2.2. Tơn giáo

Tơn giáo (tiếng Hoa: 宗教), theo Bách độ bách khoa, là một hiện tượng văn hố
xuất hiện trong q trình phát triển của xã hội loài người ở một giai đoạn lịch sử nhất định,
thuộc hệ tư tưởng xã hội đặc biệt. Từ “tôn giáo” lần đầu tiên sử dụng ở Trung Quốc là đề
cập đến Phật giáo. Về sau, khi tư tưởng học thuật phương Tây truyền bá đến phương Đông,

“tôn giáo” được sử dụng với nghĩa rộng hơn. Dưới góc độ phương Tây, từ “tơn giáo” (tiếng
Anh: religion) có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, và từ nguyên của nó có nhiều biến thể khác
32

Đỗ Kim Trường & Phan Thị Kiều Hạnh (2016, trg 61).
Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo 2016.
34
Khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo 2016.
33


×