Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa truyền thống (điển cứu tại xã lát, huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN CAO HỌC
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ
BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
(ĐIỂN CỨU TẠI XÃ LÁT, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG)

Khoa:

XÃ HỘI HỌC

Học Viên:

PHẠM MAI PHƯƠNG (176031030105)

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


TĨM TẮT
Nằm kề cận thành phớ Đà Lạt, hụn Lạc Dương được nhìn nhận là một địa
phương có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch. Huyện Lạc Dương, được biết đến là
nơi có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn như: Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, Thung
lũng Vàng, hồ Đankia, thác Ankroet, thôn thổ cẩm BNơ C, … Khơng những thế, mảnh
đất Lạc Dương cịn chứa đựng trong mình nhiều sắc màu đa dạng với các sản vật, sản
phẩm văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa được lưu giữ và tiếp
biến qua rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên chính quyền địa phương và người dân nơi đây vẫn
chưa khai thác hết tiềm năng thiên nhiên và văn hóa do nơi này mang lại. Trước thực
trạng đó, tơi chọn đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa truyền
thống (điển cứu tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” nhằm mục đích làm hài


hịa giữa phát triển kinh tế - xã hôi với công tác bảo tồn văn hóa truyền thống gắn liền
với phát triển du lịch cộng đồng trong khu vực nghiên cứu.
Luận văn thực hiện bằng các phương pháp phân tích sớ liệu; thu thập số liệu thứ
cấp, phỏng vấn sâu, quan sát. Phát hiện chính của luận văn cho thấy được những tiềm
năng để phát triển du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng,
ngoài ra còn đánh giá được thực trạng sự tham gia của người dân vào phát triển du lịch
cộng đồng tại nơi này. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa vào tìm hiểu 2 nét văn hóa
truyền thống đặc trưng của vùng là cồng chiêng và làng dệt thổ cẩm, 2 nét văn hóa này
có giá trị lớn trong việc phát triển du lịch cộng đồng cần được bảo tồn và giữ gìn. Từ
các phát hiện của luận văn, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để
phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống tại nơi này, các giải
pháp đó cần phải có sự tác đợng của chính qùn và sự hợp tác tham gia của cộng
đồng địa phương.
Ðể phát triển bền vững, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và
lâu dài của huyện Lạc Dương, cần phải sớm đặt vấn đề về du lịch cộng đồng một cách
nghiêm túc. Vì phát triển du lịch cợng đồng à một hướng đi phù hợp nhằm khai thác
tối đa các lợi thế về tự nhiên, về văn hóa, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế -xã hội
bền vững cho khu vực, bảo tồn được các giá trị văn hóa bản địa và bảo vệ môi trường


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giáo viên hướng dẫn
khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh – Phó trưởng khoa Du lịch trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phớ Hồ Chí minh đã tận tình hướng dẫn em
trong q trình học tập cũng như trong việc hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Xã hợi học và Phịng sau đại học
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong śt q trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân hụn Lạc Dương, phịng Văn hóa –
Thơng tin huyện Lạc Dương, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Sở Khoa học công nghệ

tỉnh Lâm Đồng đã cung cấp cho em nhiều nguồn tư liệu, báo cáo và các tài liệu hữu
ích phục vụ cho đề tài.
Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ rất lớn từ gia đình, bạn bè trong śt khố học
và q trình thực hiện luận văn
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý ḷn của bản thân cịn nhiều thiếu sót và
hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cơ để bài ḷn văn của tơi
được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi Phạm
Mai Phương - Học viên cao học khóa 2017, trường Đại học Khoa học Xã hợi và Nhân
văn Thành phớ Hồ Chí Minh. Những số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng từ
nguồn dữ liệu thứ cấp từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu và xây dựng
mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng tại tỉnh Lâm Đồng” là trung thực, không sao chép
bất kỳ nguồn nào khác. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà
trường về sự cam đoan này

Học viên

Phạm Mai Phương


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính hụn Lạc Dương ........................................................... 39
Hình 4.1: Cồng và chiêng được trưng bày tại bảo tàng Tây Nguyên ............................ 91



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Số lượng mẫu khảo sát định lượng ............................................................... 37
Bảng 1.2. Số lượng và phần trăm của các dân tộc phân bổ theo Tổng và tại Xã Lát,
huyện Lạc Dương ..........................................................................................................38
Bảng 2.1. Các lợi thế tự nhiên theo địa bàn nghiên cứu ............................................... 43
Bảng 2.2. Tổng hợp các lợi thế văn hóa - xã hội tại xã Lát, ......................................... 48
huyện Lạc Dương (%) ................................................................................................... 48
Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Lạc Dương từ năm 2014 – 2017………………..55
Bảng 2.4. Doanh thu du lịch huyện Lạc Dương giai đoạn 2014 – 2019 ....................... 56
Bảng 2.5. Đánh giá của người dân về các sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng huyện
Lạc Dương ..................................................................................................................... 61
Bảng 3.1. Nhận biết về du lịch cộng đồng theo dân tộc K’Ho và Châu Mạ tại xã Lát,
huyện Lạc Dương (%) ...................................................................................................67
Bảng 3.2. Nguồn nhận biết về du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương (%) ... 68
Bảng 3.3. Thái độ của người dân đối với du lịch cộng đồng tại xã Lát, ....................... 71
huyện Lạc Dương (%) ................................................................................................... 71
Bảng 3.4. Thái độ của người dân xã Lát, huyện Lạc Dương đối với mơ hình du lịch
cợng đồng đua ngựa khơng n sẽ triển khai (%) .........................................................72
Bảng 3.5. Những lợi ích của người dân xã Lát, huyện Lạc Dươngkhi tham gia du lịch
cộng đồng (%)………………………………………………………………………...76
Bảng 3.6. Đánh giá lợi thế khi làm du lịch (%) ............................................................. 74
Bảng 3.7. Các lợi thế khi làm du lịch của người dân (%) ............................................. 74
Bảng 3.8. Tóm tắt các hình thức cợng đồng dân cư tham gia vào hình thức du lịch
cộng đồng……………………………………………………………………………..81
Bảng 3.9. Các sản phẩm du lịch thu hút sự tham gia của người dân tại xã Lát, huyện
Lạc Dương (%)………………………………………………………………………..85
Bảng 3.10. Tổng hợp những khó khăn khi làm du lịch cộng đồng (%) ........................ 82
Bảng 3.11. Tổng hợp những thách thức khi làm du lịch cộng đồng (%) ...................... 82



Bảng 3.12. Mong muốn của người dân đối với hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại
xã Lát, huyện Lạc Dương ..............................................................................................84
Bảng 3.13. Các sản phẩm mong muốn được khuyến khích đầu tư trong tương lai tại xã
Lát, huyện Lạc Dương………………………………………………………………...89
Bảng 4.1: Các đối tượng khách du lịch và các mục đích cần quan tâm ......................100


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tổng hợp các lợi thế tự nhiên tại tỉnh Lâm Đồng (%) .............................42
Biểu đồ 2.2. Các lợi thế tự nhiên phân theo thành phần dân tộc (%)........................... 44
Biểu đồ 2.3. Đánh giá về vấn đề khai thác lợi thế tự nhiên tại xã Lát, huyện Lạc Dương
(%)................................................................................................................................ 58
Biểu đồ 2.4. Đánh giá về vấn đề khai thác lợi thế văn hóa – xã hội tại xã Lát, huyện
Lạc Dương (%)............................................................................................................. 59
Biều đồ 3.1. Nhận biết về du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương (%)..........67
Biểu đồ 3.2. Các cách hiểu về du lịch cợng đồng (%)...................................................69
Biểu đồ 3.3. Lợi ích khi người dân tham gia du lịch cộng đồng (%)............................70
Biểu đồ 3.4. Đánh giá lợi thế khi làm du lịch theo dân tộc tại xã Lát, huyện Lạc
Dương (%).....................................................................................................................75
Biểu đồ 3.5: Tổng hợp các hình thức du lịch tại xã Lát, huyện Lạc Dương (%)..........80
Biểu đồ 3.6. Mong muốn hỗ trợ của người dân trong q trình xây dựng và triển khai
mơ hình du lịch ở Lạc Dương (%).................................................................................83
Biểu đồ 4.1. Nhận biết các hình thức liên kết kinh doanh dựa vào mơ hình du lịch cợng
đồng theo tổng và xã Lát, huyện Lạc Dương (%).......................................................104


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ............................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...............................................................................3
2.1. Các nghiên cứu về lý thút, bợ tiêu chí đánh giá tiềm năng và thực trạng của du
lịch dựa vào cộng đồng .....................................................................................................3
2.2. Tài liệu liên quan đến kinh nghiệm về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại
một số địa phương ............................................................................................................6
2.3. Tài liệu liên quan đến phát triển mơ hình du lịch dựa vào cợng đồng ở tỉnh Lâm
Đồng…………………………………………………………………………………………...7
2.4. Tài liệu về phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn văn hóa truyền thống .............10
3. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................12
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .........................................................13
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................13
4.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................13
4.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................13
5.1. Phân tích tài liệu...............................................................................................13
5.2. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................................14
5.3. Phỏng vấn sâu ..................................................................................................14
5.4. Quan sát ...........................................................................................................14
6. Kết cấu luận văn ......................................................................................................15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM
MẪU NGHIÊN CỨU ...................................................................................................16
1. Một số khái niệm liên quan .....................................................................................16
1.1. Khái niệm Cộng đồng ......................................................................................16
1.2. Khái niệm Du lịch cộng đồng ..........................................................................19
1.3. Văn hóa, văn hóa truyền thống ........................................................................21
1.4. Bảo tồn văn hóa truyền thống ..........................................................................24
2. Các lý thuyết áp dụng cho đề tài .............................................................................27
2.1. Lý thuyết phát triển cộng đồng.........................................................................27



2.2. Lý thuyết xung đột ...........................................................................................29
2.3. Lý thuyết các bên liên quan ..............................................................................31
3. Câu hỏi và Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................35
3.1. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................35
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................35
3.3. Khung phân tích ...............................................................................................35
4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................................36
4.1. Nguồn dữ liệu của đề tài...................................................................................36
4.2. Chọn mẫu nghiên cứu.......................................................................................37
CHƯƠNG 2:

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG ..........................39
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương............................39
2.1.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên…………………………………………...39
2.1.2. Tiềm năng về văn hóa – xã hội tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng…….. ...................................................................................................................45
2.1.3. Tiềm năng phát triển nông nghiệp và du lịch dựa vào đặc điểm tự nhiên và
xã hội………………………………………………………………………………….49
2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng…………………………………………………………………………………..51
2.2.1. Thực trạng phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Lạc
Dương……. ...................................................................................................................51
2.2.2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng theo đánh giá của người dân địa
phương tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng .................................................57
CHƯƠNG 3:


SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO DU LỊCH CỘNG

ĐỒNG TẠI XÃ LÁT, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ....................66
3.1 Nhận thức và thái độ của người dân về du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc
Dương…….... ................................................................................................................66
3.1.1. Nhận thức của người dân địa phương về du lịch cộng đồng ........................66
3.1.2. Thái độ của người dân địa phương khi tham gia du lịch cộng đồng ............71
3.2. Đánh giá tiềm năng tham gia du lịch cộng đồng của cộng đồng dân cư tại địa
phương……… ...............................................................................................................73


3.3. Thực trạng sự tham gia của người dân đối với du lịch cộng đồng tại xã Lát,
huyện Lạc Dương ..........................................................................................................75
3.3.1. Thực trạng các hình thức cợng đồng dân cư khi tham gia vào du lịch cợng
đồng…………………………………………………………………………………...79
3.3.2. Hình thức và sản phẩm du lịch thu hút sư tham gia của người dân địa
phương vào phát triển du lịch cộng đồng ......................................................................79
3.3.3. Những khó khăn và thách thức trong quá trình tham gia phát triển du lịch
cộng đồng của người dân ...............................................................................................81
3.4. Nhu cầu hỗ trợ của người dân trong tham gia phát triển du lịch cộng tại xã Lát,
huyện Lạc Dương .......................................................................................................... 82
CHƯƠNG 4: BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG .............................................................................. 88
4.1. Bảo tồn văn hóa trùn thớng trong phát triển du lịch cộng đồng .....................88
4.1.1. Bảo tồn văn hóa cồng chiêng .......................................................................88
4.1.2. Bảo tồn văn hóa làng dệt thổ cẩm vài nét đặc trung về buôn văn hóa B’nơ
C………….....................................................................................................................94
4.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với bảo tồn văn hóa truyền
thống……………… ....................................................................................................100
4.2.1. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc

Dương…… ..................................................................................................................100
4.2.2. Khuyến nghị ...............................................................................................106
4.3. Hạn chế của đề tài……………………………………………………………..109
4.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo…………………………………………..109
KẾT LUẬN ................................................................................................................113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................119
PHỤ LỤC...................................................................................................................122


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành công nghiệp “không khói” của các quốc gia, vùng lãnh thổ
trên thế giới. Với những đặc điểm như đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, lưu giữ được dấu ấn về văn hóa, ngành nghề của các dân tộc... du lịch đã và
đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ phát triển của Đảng, Nhà nước ta. Gần
đây nhất, Nghị qút sớ 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bợ Chính trị về phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quán triệt mục tiêu: “Phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước,
tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”. Du lịch cộng đồng
(CBT – Community Based Tourism) được xem là mợt trong những loại hình du lịch
tiêu biểu hướng đến phát triển du lịch bền vững với ba mục tiêu quan trọng nhằm đem
lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa bản địa trong
đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc trao quyền cho cộng đồng địa phương trong phát triển
du lịch. Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở các mức độ khác nhau
không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện sinh kế cho chính người dân mà cịn
giúp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây ngun, địa bàn sinh sớng của
các cộng đồng dân tộc thiểu số như Churu, Mạ, K’Ho, M’Nơng … vì thế Lâm Đồng
có nhiều lễ hợi văn hóa, làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc dân tợc bản địa.
Loại hình du lịch cợng đồng mang lại cho du khách những trải nghiệm nhiều hơn về

cuộc sống của người dân tộc bản địa tại Lâm Đồng.
Nằm kề cận thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương được nhìn nhận là một địa
phương có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch. Những năm gần đây, cứ 4 du khách
đến Đà Lạt, thì có 1 du khách tìm đường đến với Lạc Dương. Không phải đơn thuần
chỉ bởi sức quyến rũ của Khu du lịch Thung lũng Vàng, sự hùng vĩ của Lang Biang
huyền thoại, nét hoang dã của Khu du lịch Làng Cù Lần, vẻ đẹp của rừng nguyên sinh
Bidoup Núi Bà; mà sức hút kỳ lạ đó còn được làm nên bởi văn hóa bản địa của một
vùng địa nhân văn giàu bản sắc của đồng bào K’Ho (Cill, Lạch) đang sinh sống dưới
chân núi Lang Biang. Họ là những chủ nhân đã làm nên di sản Không gian văn hóa

1


cồng chiêng Tây Nguyên, một kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại1. Có thể nói,
sự ra đời và hoạt động của các đội nhóm văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch đã góp
phần đánh thức cả cợng đồng cùng vào c̣c gìn giữ bảo tồn những nét đẹp văn hóa
truyền thống. Nhờ vậy các giá trị văn hóa đã được khôi phục lại và hồi sinh trong
chính cợng đồng dân cư nơi đã sản sinh ra nó. Và từ đó cũng kéo theo sự phát triển
mạnh các nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, nấu rượu cần. Tuy nhiên, có lợi
nḥn thì có cạnh tranh, từ đó sinh ra những biến tướng, lệch lạc, làm “mới” cồng
chiêng để thu hút du khách giữa các đợi, nhóm. Với định hướng đặt ra là: Sử dụng di
sản văn hóa như một sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, chứ khơng biến di sản văn
hóa thành mợt dịch vụ giải trí phục vụ du lịch. Đứng trước vấn đề này, đồng chí
Nguyễn Q́c Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết: Huyện đã không
ngừng chấn chỉnh các hoạt động biểu diễn, trang phục, nhạc cụ; kịp thời chấn chỉnh,
ngăn chặn xu hướng thương mại hóa, sân khấu hóa làm mất đi bản sắc của khơng
gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun. Cụ thể huyện đã quan tâm giải quyết nhiều vấn
đề nhằm duy trì hoạt động của các nhóm cồng chiêng như: cấp phép hoạt động biểu
diễn; kiểm tra chất lượng, nội dung chương trình biểu diễn đảm bảo tính truyền thống
của văn hóa cồng chiêng, và hàm lượng nghệ thuật cao; mối quan hệ giữa bảo tồn và

phát triển, biến tấu; chọn lọc giá trị văn hóa để biểu diễn phục vụ khách; cơ sở vật
chất phục vụ biểu diễn; vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra, an ninh trật tự2…
Như vậy, xã Lát huyện Lạc Dương cần được khai thác tối đa các tiềm năng phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch của cộng đồng dân
cư, gắn kết kinh tế du lịch với việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho
người nghèo, dân tộc,… được tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch để cải thiện,
xóa đói và giảm nghèo. Nhưng việc dung hịa giữa lợi ích kinh tế từ du lịch và gắn du
lịch với việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc vẫn đang là một bài toán lớn. Vì vậy, tôi
lựa chọn chủ đề cho luận văn là “Phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn giá trị văn
hóa truyền thống (Điển cứu tại Xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng)” với
mong muốn sẽ góp một phần giải đáp cho bài toán lớn về du lịch nói trên.

1
2

/> />
2


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Khái niệm du lịch cộng đồng đã được biết đến cách đây hơn 20 năm khi các nhà
nghiên cứu trên thế giới đề cập đến vấn đề về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt
động du lịch (Pimrawee, R., 2005) và cho đến nay ở Việt Nam loại hình du lịch cợng
đồng đã khơng cịn xa lạ với người dân tại mợt sớ địa phương cũng như đối với du
khách. Do vậy, việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ngày càng được quan
tâm, nghiên cứu sâu sắc không chỉ trên thế giới mà cịn ở trong nước thơng qua mợt sớ
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
2.1. Các nghiên cứu về lý thuyết, bộ tiêu chí đánh giá tiềm năng và thực trạng
của du lịch dựa vào cộng đồng
Van der Stoep, G.A (2000), Community tourism development, CABI Publishing.

Bài viết mô tả các xu hướng và kích hoạt để phát triển du lịch cợng đồng. Các lực lượng
duy trì cho sự tham gia của cộng đồng dài hạn bao gồm: cộng đồng mua vào và trao
quyền; giảm tiềm năng của các vụ kiện sử dụng để ngăn chặn các dự án phát triển đặc
biệt; sự hiểu biết tốt hơn của người dân về lịch sử, văn hóa của cộng đồng và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên; tăng ý thức về bản sắc cộng đồng và niềm tự hào; bảo vệ những
nơi linh thiêng và tài nguyên nhạy cảm; phát triển và nâng cao tiện nghi cộng đồng dân
cư; cơ hội để chia sẻ tài nguyên; giữ lợi nhuận trong cộng đồng.
Akama và Kieti (2003) tiến hành nghiên cứu khám phá mức đợ hài lịng của
khách du lịch đới với các chún đi săn và hoạt động du lịch sinh thái tại cơng viên
q́c gia Kenya. Nghiên cứu sử dụng mơ hình SERVQUAL phân tích sự hài lịng liên
quan đến 6 ́u tớ là tính hữu hình, đợ tin cậy, sự đáp ứng, đảm bảo, sự đồng cảm và
giá cả. Thông qua việc phỏng vấn 200 khách du lịch với 28 biến quan sát, kết quả cho
thấy 70% du khách được phỏng vấn hài lịng với chất lượng dịch vụ tại cơng viên
Kathleen L.Andereck (2005), Residents’ perceptions of community tourism
impacts”, Annals of Tourism Research, Volume 32, Issue 4, page 1056-1076. Nghiên
cứu này khảo sát nhận thức về tác động của du lịch đối với cộng đồng dân cư. Dữ liệu
được thu thập thơng qua mợt c̣c khảo sát trên tồn tiểu bang, sử dụng lý thuyết trao
đổi xã hội. Kết quả cho thấy người dân nhận ra nhiều kết quả tích cực và tiêu cực.
Những người cảm thấy du lịch là rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, lợi ích từ nó
và có kiến thức về những tác đợng tích cực hơn, nhưng không khác nhau từ những
người khác liên quan đến nhận thức về những hậu quả tiêu cực của du lịch. Nó trở nên
3


rõ ràng rằng các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức trên diện rợng có thể là
mợt bước tiến tới tăng sự hiểu biết về ngành công nghiệp và ći cùng là hỗ trợ nhiều
hơn về lợi ích cho cộng đồng.
HwanSuk Chris Choi (2006), Sustainability indicators for managing community
tourism, Tourism Management, Volume 27, Issue 6, December 2006, Pages 12741289. Mục đích của nghiên cứu này là để phát triển các chỉ số để đo lường sự phát
triển du lịch cộng đồng (CTD) trong khuôn khổ bền vững. Để phát triển các chỉ số

mục tiêu như vậy, nghiên cứu này sử dụng một kỹ thuật Delphi sửa đổi. Một bảng điều
khiển của 38 nhà nghiên cứu học thuật về du lịch cung cấp đầu vào cho việc phát triển
các chỉ sớ. Sau ba vịng của c̣c thảo ḷn, các thành viên của hội đạt sự đồng thuận
về các thiết lập sau đây của 125 chỉ tiêu: chính trị (32), xã hội (28), sinh thái (25), kinh
tế (24), công nghệ (3), và chiều kích văn hóa (13) cho CTD. Điều này đặt các chỉ tiêu
du lịch bền vững có thể phục vụ như là một khởi điểm cho việc xây dựng một bộ chỉ
số ở cấp địa phương và khu vực. Nghiên cứu tiếp theo sẽ xây dựng một bộ chỉ số bền
vững dựa trên những đặc điểm đặc biệt của cộng đồng và sử dụng chuyên gia từ các
ngành khoa học xã hội, thể chất và từ tất cả các bên liên quan, bao gồm cả các cư dân
của cộng đồng sở tại, các chuyên gia ngành công nghiệp, các nhà hoạch định chính
phủ, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ.
Từ góc đợ lý thuyết để đi vào vận dụng thực tiễn tác giả Etsuko Okazaki (2008),
Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) đã xuất bản công trình nghiên cứu A
Community-based Tourism Model: Its conception and Use với đề xuất mô hình du lịch
dựa vào cộng đồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về cộng đồng, sự tham
gia của cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, và đặc biệt tác giả đề cập đến lý thuyết
Vốn xã hội trong nghiên cứu của mình từ đó áp dụng mô hình lý thuyết vào tình huống
thực tế ở Palawan, Philippine.
Martha Honey, Second Edition, Islan Press (2010), Ecotourism and Sustainable
Development. Cơng trình đã nghiên cứu q trình phát triển của du lịch sinh thái qua
25 năm. Tác giả đã đưa ra nhận định: du lịch sinh thái và phát triển bền vững là cách
nhìn tổng quan, tồn diện nhất về du lịch sinh thái hiện nay. Tác giả có những nghiên
cứu về du lịch sinh thái ở nhiều nơi trên thế giới với những đặc điểm sinh thái khác
nhau: the Galapagos Islands, Costa Rica, Tanzania, Zanzibar, Kenya, South Africa and
the United States. Ở những nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá sự tăng trưởng của du
4


lịch sinh thái trong chiến lược phát triển du lịch của mỗi nước. Kết quả là vai trị, đóng
góp của du lịch sinh thái tăng lên ở tất cả các nước. Bên cạnh đó, hệ thớng chính sách

chính trị và kinh tế của du lịch sinh thái cũng thay đổi. Đóng góp của đề tài là đã làm
nổi bật sự tác động kinh tế và văn hoá của việc mở rợng du lịch có sự tham gia của
người dân địa phương cũng như các hệ sinh thái
Pro.Ralf Buckley (2011), Ecotourism: Principles and Practices, Cambridge
University Press, Cambridge. Cuốn sách đã bàn về vấn đề du lịch sinh thái là một hoạt
động có nhiều lợi ích, nhưng có rất nhiều khái niệm về du lịch sinh thái và các nhà
nghiên cứu đã xây dựng nhiều lý thuyết để nghiên cứu về nó để đưa ra khái niệm phù
hợp. Trong nghiên cứu của mình giáo sư Pro. Ralf Buckley đã cung cấp một hệ thống
lý luận về du lịch sinh thái với những nội dung bao quát và nhiều nghiên cứu để minh
chứng cho lý luận. Tác giả chỉ ra rằng: mục đích của du lịch sinh thái là giảm tác động
đến môi trường trong hoạt đợng du lịch bởi vì nó mang tính giáo dục, có sự tham gia
của cợng đồng địa phương và các tổ chức kinh doanh du lịch. Tất cả các yếu tố trong
môi trường du lịch đều được tác giả phân tích bao gồm: tiềm năng tài nguyên du lịch,
cách thức quản lý, những tác đợng tích cực và tiêu cực của du lịch sinh thái. Các bước
thực hiện cần theo những nguyên tắc cơ bản và cách thực hiện nó trong thực tế là
những kiến thức mà chúng ta có thể học tập để áp dụng vào địa phương mình.
Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) và Quỹ
Châu Á (2012) đã xuất bản Tài liệu hướng dẫn về phát triển du lịch cộng đồng nhằm cung
cấp những lý luận chung nhất về du lịch cộng đồng như là các hình thức của du lịch cộng
đồng, các địa bàn phát triển du lịch cộng đồng, đặc điểm và xu hướng của khách du lịch
cợng đồng, đặc biệt tài liệu cịn hướng dẫn các bước cần thiết để phát triển mợt mơ hình
du lịch cộng đồng trong thực tế. Việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại một số
điểm hay địa phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng lại giàu tiềm năng du lịch,
nhất là tài nguyên du lịch văn hóa gắn với đồng bào dân tộc thiểu sớ khơng chỉ góp phần
bảo tồn giá trị văn hóa bản địa, cải thiện sinh kế cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo
mà cịn góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương
Theo Tôn Thất Hữu Đạt (2014), Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, bài viết đã đưa ra các chỉ tiêu
để đánh giá tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm: độ hấp dẫn về cảnh quan,
độ hấp dẫn về văn hóa cộng đồng, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch,

5


vị trí điểm du lịch, tính liên kết, khả năng tiếp cận với điểm du lịch, mức độ bền vững
về tự nhiên, mức độ bền vững về văn hóa cộng đồng và mức an tồn về mặt xã hợi.
2.2. Tài liệu liên quan đến kinh nghiệm về phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại một số địa phương
Alexandra Leigh Ayotte (2009), Ecotourism as a form of sustainble development,
Queen’s University, Kingston, Ontario, Canada. Nghiên cứu này khảo sát sự phát triển
bền vững du lịch sinh thái Nam Phi. Tác giả đã phân tích du lịch sinh thái trong mới
tương quan tới các hoạt động kinh tế và xã hội địa phương. Tác giả còn cho rằng, du lịch
sinh thái được phát triển sẽ đảm bảo tính bền vững cho các quốc gia đang phát triển ở
Nam Phi. Để phát huy được vai trị của du lịch sinh thái nói chung và hệ thớng rừng rậm
ở Nam Phi nói riêng, Chính phủ các nước cần có kế hoạch quản lý dựa trên các nghiên
cứu khoa học, làm định hướng cho sự tham gia của người dân địa phương
Phạm Xuân Phú (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở xã
Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học,
Trường Đại học An Giang. Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý ḷn về du lịch cợng
đồng; phân tích kết quả nghiên cứu về hoạt động du lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hòa
Hưng. Hiện trạng các nguồn lực cung cấp dịch vụ du lịch, một số đặc điểm của khách
du lịch, thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia hoạt đợng du lịch cợng
đồng. Đồng thời phân tích mợt sớ tình h́ng người dân tham gia hoạt đợng du lịch
cộng đồng. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chưa làm rõ được những giải pháp trong việc
tháo gỡ khó khăn của người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.
Lê Thị Vân Anh (2010), Phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Áng 2 xã Đông
Sang huyện Mộc Châu, Khóa ḷn tớt nghiệp, Trường Đại học văn hóa xã hợi. Khóa
ḷn đã phân tích các vấn đề cơ bản về du lịch cộng đồng, phương hướng phát triển của
du lịch hiện nay, đánh giá những tiềm năng và thực trạng hoạt động của du lịch cộng
đồng tại khu vực này. Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp góp phần đẩy mạnh và phát
triển hơn nữa khu du lịch trở thành điểm du lịch hấp dẫn hơn trong thời gian tới.

Trần Thị Lan (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng
ven biển Nam Định, Luận văn thạc sĩ du lịch, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
văn đã khái quát được cơ sở lý luận về du lịch dựa vào cộng đồng, đánh giá được tiềm
năng, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở
vùng ven biển Nam Định. Đồng thời luận văn cũng đã phân tích được điểm mạnh,
6


điểm yếu, cơ hội, thách thức của du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển và đưa ra
định hướng cùng một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở vùng ven biển.
Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu đánh giá về hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại khu vực ven biển.
Võ Văn Phong (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại
vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành môi trường trong
phát triển bền vững, Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Nghiên cứu đã đánh giá tiềm
năng, các yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng ở Pù
Mát. Nêu lên được thực trạng phát triển lạo hình du lịch sinh thái cợng đồng ở Vườn
q́c gia Pù Mát. Phân tích mới quan hệ giữa du lịch sinh thái cộng đồng ở Pù Mát và
du lịch miền tây Nghệ An; mối quan hệ giữa các loại hình du lịch này với việc bảo tồn
đa dạng sinh học, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Đề xuất định hướng
và giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng làm cơ sở và tiền đề quan trọng cho
công tác quy hoạch phát triển du lich sinh thái cộng đồng của Vườn quốc gia Pù Mát
sau này. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mang tính chất nêu lên các tiêu chí của du lịch sinh
thái cợng đợng chưa đi sâu phân tích rõ các tiêu chí đó.
Dương Thị Thủy (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại
khu vực du lịch Tràng An - Bái Đính tỉnh Ninh Bình, Ḷn văn thạc sĩ, Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu đã phân tích tổng quan cơ sở lý luận và phương
pháp nghiên cứu du lịch dựa vào cộng đồng; đánh giá tiềm năng phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại Tràng An - Bái Đính. Đồng thời phân tích hiện trạng hoạt đợng du
lịch dựa vào cợng đồng tại Tràng An - Bái Đính. Từ đó đưa ra định hướng và đề xuất

một số giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Tràng An - Bái Đính. Tuy
nhiên, nghiên cứu chưa phân tích cụ thể những giải pháp để khắc phục những hạn chế
còn tồn tại ở Tràng An - Bái Đính.
2.3. Tài liệu liên quan đến phát triển mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng ở
tỉnh Lâm Đồng
Trương Thị Ngọc Thuyên (2010), Khảo sát ý kiến của khách du lịch nước ngoài
về những điểm mạnh điểm yếu của Du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, Đề tài Khoa học và
Công nghệ cấp Bộ. Thông qua việc khảo sát ý kiến của khách du lịch nước ngoài về du
lịch Đà Lạt, đề tài đã có những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao mức đợ hài lịng
đới với dịch vụ du lịch: Thứ nhất, Đà Lạt nên liên kết các chương trình của mình với
7


các chương trình du lịch quốc gia và với các địa phương khác để kết nối tour du lịch
Đà Lạt với các tour khác. Bên cạnh đó, Đà Lạt cũng cần định vị mình là mợt điểm
dừng chân khơng thể thiếu khi khách du lịch đến Việt Nam. Thứ hai, Đà Lạt cần nhắm
tới khách du lịch của mình chủ yếu các khách hàng Đông Nam Á, qua đó nêu rõ sự
khác biệt của mình về vị trí so với du lịch biển ở Đông Nam Á nói chung. Trong đó có
thể tập trung vào các điều kiện như khu nghỉ dưỡng, khu nghỉ mát, khung cảnh thiên
nhiên, hữu tình, chi phí rẻ. Cần định vị và xây dựng hình ảnh thương hiệu nhằm nhấn
mạnh đến những hình ảnh nhất định trong một vài thời điểm nhất định và tổ chức các
chương trình tri ân khách hàng cộng thêm sự quảng bá thương hiệu và liên kết với các
tổ chức trùn thơng phải tớt.
Hồng Thị Thanh Tâm (2013), Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát,
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn ThS. Du lịch, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn. Luận văn làm rõ ba vấn đề: Thứ nhất là hệ thống hóa mợt sớ lý
ḷn về du lịch dựa vào cợng đồng và mơ hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
của một số địa phương trong nước. Thứ hai là hệ thống hóa các điều kiện tiền đề để
phát triển du lịch như điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, tài nguyên du lịch, môi
trường. Phản ánh thực trạng hoạt động du lịch tại xã Lát về khai thác tuyến, điểm du

lịch, tình hình khách đến, doanh thu, thị phần du lịch, công tác quảng bá du lịch từ đó
đánh giá thị trường khách du lịch, đánh giá mức đợ hài lịng của du khách đến xã Lát.
Phản ánh thực trạng các chương trình hỗ trợ cộng đồng, các hình thức tham gia của
cợng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, thực trạng thu nhập từ du lịch và chia sẻ
lợi ích với cợng đồng địa phương, mức độ ảnh hưởng du lịch đến cộng đồng từ đó
đánh giá việc thực hiện nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cợng đồng theo mơ hình
của tác giả Phạm Trung Lương và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động du lịch
tại xã Lát. Thứ ba là căn cứ vào các định hướng phát triển du lịch của tỉnh, luận văn đã
đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thông qua công tác
bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường, đa dạng hóa sinh học, quản lý hoạt đợng du lịch,
phát triển nguồn nhân lực, thực hiện tốt mối liên kết giữa các bên tham gia: Nhà nước doanh nghiệp, tổ chức du lịch - du khách - cộng đồng địa phương
Nguyễn Thị Thanh Kiều (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội. Đề tài nghiên cứu các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch cộng đồng tại
8


huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bao gồm điều kiện hấp dẫn của tài nguyên du lịch,
điều kiện tiếp cận điểm đến, điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư, điều kiện về thị
trường khách và các điều kiện hỗ trợ. Từ đó phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển
du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương dựa vào 04 bên liên quan bao gồm cộng đồng
địa phương, khách du lịch, chính quyền địa phương và thành phần tư nhân bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. Thêm vào
đó, đề tài đi vào phân tích điểm mạnh, điểm ́u, cơ hợi và thách thức của huyện Đơn
Dương trong việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua công cụ SWOT. Từ các
chiến lược kết hợp của ma trận SWOT, xét ở góc đợ chính qùn địa phương, đề tài
đưa ra 06 nhóm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương bao gồm
giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp quy hoạch du lịch; giải pháp đầu tư, nâng
cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; giải pháp hỗ trợ thông tin kỹ thuật
cho người dân địa phương; đề xuất mô hình điểm du lịch cộng đồng tại thôn Diom A,

xã Lạc Xuân và giải pháp quảng bá, liên kết với thành phần tư nhân nhằm giúp cho
người dân địa phương bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa trong đó nhấn mạnh
văn hóa của đồng bào dân tộc Churu, cải thiện thu nhập thông qua hoạt động du lịch,
tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với du khách, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội bền vững và xây dựng hình ảnh điểm đến Đơn Dương.
Nguyễn Thị Hải, Bùi Cẩm Phượng (2015), Phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, Kỷ ́u cơng trình khoa học. Bài
viết phân tích về tiềm năng du lịch dựa vào cợng đồng ở xã Lát như tiềm năng về tự
nhiên, về văn hóa nếp sống của cộng đồng địa phương. Đồng thời nêu lên thực trạng
hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát, qua đó cho thấy sự tham gia của cộng
đồng như một đối tác của ngành du lịch, một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo sự
cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Xã Lát huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
có nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, người dân ở đây hoàn
tồn thụ đợng khi tham gia vào hoạt đợng du lịch và khơng có vai trị quan trọng trong
hoạch định chiến lược phát triển du lịch chung trên địa bàn của họ. Từ đó đưa ra một
số giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng trên dịa bàn xã
Nguyễn Dũng (2016), Lâm Đồng chung tay phát triển du lịch cộng đồng, tại trang
Bài viết đã giới thiệu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên và khí
9


hậu mát mẻ của cộng đồng các dân tộc thiểu số đậm nét văn hóa và phong tục tập quán,
đồng thời nêu lên các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Từ đó đưa
ra được những thành tựu mà Lâm Đồng đạt được trong thời gian qua về việc phát triển du
lịch cộng đồng. Tuy nhiên, trong khn khổ mợt bài báo thì tác giả mới chỉ nêu được khái
quát một số giải pháp phát triển du lịch cợng đồng chưa đi sâu phân tích các giải pháp đó
2.4. Tài liệu về phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn văn hóa truyền thống
Trần Cảnh Đào (2005), Công trình nghiên cứu Phát huy văn hóa truyền thống
Churu và xây dựng làng văn hóa-du lịch tại xã Pró, huyện Đơn Dương, Đề tài nghiên
cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh Lâm Đồng. Đề tài đi vào phân tích kỹ lưỡng giá

trị tài nguyên du lịch văn hóa (vật thể và phi vật thể) gắn với đồng bào dân tộc Churu
tại huyện Đơn Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung từ đó đề xuất mơ hình
điểm làng văn hóa-du lịch tại xã Pró dựa trên giá trị văn hóa bản địa của đồng bào
Churu. Ngoài ra chưa có công trình nào khác nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
tại huyện Đơn Dương, trong khi điểm đến này chứa đựng giá trị văn hóa bản địa đậm
nét của đồng bào dân tộc Churu và giá trị tài nguyên tự nhiên hấp dẫn
Nguyễn Thị Thu Nhung (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng
đồng dân tộc thiểu số ở SaPa theo hướng phát triển bền vững, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại quốc gia Hà Nội. Đề tài hệ thống lại cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và
du lịch bền vững, nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số nước về phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn tại Sa Pa, căn cứ thực
trạng phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa. Từ đó đưa ra một
số giải pháp thiết thực nhằm đạt được mục tiêu đặt ra đó là giúp cho du lịch Sa Pa có
hướng đi phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai, xứng đáng với tiềm năng, lợi
thế và điều kiện sẵn có để phát triển du lịch, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu sớ, góp phần xoá đói giảm nghèo theo như mục tiêu chủ trương của Đảng và Nhà
nước đặt ra
Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo
tồn phố cổ Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Q́c gia Hà Nợi. Đề tài phân
tích những giá trị di sản văn hóa phố cổ Hà Nội, thực trạng khai thác du lịch tại phố cổ
Hà Nội, thực trạng hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phố cổ Hà Nội. Tác giả đã khảo
sát thực trạng tài nguyên di sản và hoạt động du lịch văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật,
tổ chức quản lý du lịch, nguồn nhân lực du lịch, thị trường và sản phẩm du lịch văn
10


hóa, hoạt đợng xúc tiến du lịch… nhưng quan trọng nhất là khảo sát mối liên hệ, sự
liên kết giữa khai thác du lịch và bảo tồn di sản văn hóa phố cổ Hà Nội từ đó đề xuất
những giải pháp phù hợp với phát triển du lịch.
Tô Thị Nga (2018), Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của người Dao

thanh phán huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh với phát triển du lịch, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương. Bảo tồn để làm giàu kho tài nguyên
cho phát triển du lịch, đến lượt nó các hoạt đợng khai thác văn hóa trùn thớng (như
trùng tu di tích, thúc đẩy các hoạt đợng truyền thống tạo ra các sản phẩm văn hóa để bán
cho du khách, tu bổ nhà ở truyền thống và các cơng trình kiến trúc dân gian để phục vụ
cho nhu cầu lưu trú trải nghiệm của du khách (homestay); tái phục dựng lại các nghề thủ
công truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hợi…) để phát triển du
lịch vừa mang lại nguồn lợi kinh tế vừa thúc đẩy quá trình bảo tồn (bảo tồn sống) kho
tàng văn hóa quý báu đang đối diện với các nguy cơ bị mai một. Văn hóa truyền thống
được gìn giữ sẽ là cơ sở, tiềm năng lợi thế để phát triển ngành du lịch văn hóa. Điều này
sẽ có tác đợng tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân, phát huy các giá trị
văn hóa trùn thớng để trở thành sản phẩm du lịch. Có thể nói rằng, phát triển du lịch
văn hóa là cách bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống hiệu quả.
Đánh giá khái quát các tài liệu
Thứ nhất, các công trình đều khẳng định việc ứng dụng các mơ hình du lịch dựa
vào cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển du lịch.
Thứ hai, hầu hết các cơng trình và tài liệu liên quan đều hướng tới giải quyết
câu hỏi “Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển của du lịch cộng đồng?”. Để giải quyết
câu hỏi này, các tác giả đều đi sâu phân tích về thực trạng và tiềm năng du lịch dựa
vào cộng đồng tại các địa phương. Để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm duy trì, phát
triển và nhân rợng mơ hình dựa vào cợng đồng tại các địa phương trên cả nước.
Thứ ba, một số các công trình đã được đề cập thường dừng lại ở từng vấn đề như:
hệ thống lý luận về du lịch dựa vào cợng đồng, vai trị của phát triển du lịch cợng đồng,
các điều kiện cần thiết cũng như các yếu tố tác động để phát triển du lịch cộng đồng…
Nhiều công trình đã nghiên cứu tiếp cận đến các mơ hình phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng nhưng mới chỉ tìm hiểu bên ngoài, chưa đi sâu phân tích các mô hình đó,
chưa làm rõ được ưu nhược điểm của các mơ hình.

11



Thứ tư, việc bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch vẫn chưa
được đề cập nhiều trong các nghiên cứu cũng như chưa làm sáng tỏ mối quan hệ giữa
phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa trùn thớng đề có những giải pháp phù
hợp với từng vùng miền địa phương
* Các vấn đề kế thừa từ các nghiên cứu đã đề cập
Phần lớn các nghiên cứu đã đề cập trên đều trang bị cho tác giả đề tài một hệ
thống lý luận về du lịch dựa vào cợng đồng và mơ hình phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng. Đồng thời hệ thống hóa các điều kiện tiền đề để phát triển du lịch như điều kiện
tự nhiên, điều kiện xã hội, tài nguyên du lịch… Các nghiên cứu được đề cập đã cung
cấp cho tác giả một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc thúc đẩy
phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch dựa vào cợng đồng nói riêng. Ngồi
ra, nhờ những nghiên cứu đó mà tác giả đã hệ thống được các giải pháp tồn diện để
góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương
thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thêm vào đó, các công trình nghiên cứu cũng đi vào phân tích,
đánh giá những thuận lợi, khó khăn hoặc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của mỗi địa phương trong việc phát triển du lịch cộng đồng từ đó đề xuất các giải pháp
để phát triển du lịch cộng đồng theo từng địa phương. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên
cứu ở đây là các công trình chưa nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng dựa trên cách
tiếp cận đầy đủ 04 bên liên quan bao gồm người dân địa phương, thành phần tư nhân,
lãnh đạo địa phương và khách du lịch, trong đó nhấn mạnh sự tham gia của người dân
địa phương. Bên cạnh đó, các nghiên cứu vẫn chưa có sự phân tích đến việc bảo tồn
giá trị văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng như thế nào. Và đó là lý do mà cách
tiếp cận cũng như vấn đề đặt ra trong luận văn này thể hiện tính mới và những đóng
góp nhất định.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn giá trị văn hóa
truyền thống từ du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, từ đó
đề xuất các khuyến nghị, giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng

hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

12


* Mục tiêu cụ thể:
- Mô tả thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương tỉnh Lâm
Đồng
- Mô tả thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa truyền thống
- Đánh giá sự tham gia của của người dân vào phát triển du lịch cợng đồng
- Phân tích mới quan hệ giữa việc phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn giá
trị văn hóa truyền thống.
- Định hướng và đề xuất giải pháp đối với người dân khi tham gia phát triển du
lịch cộng đồng gắn liền với bảo tồn văn hóa truyền thống
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển du lịch cộng đồng và vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người dân địa phương (đã và chưa tham gia làm du lịch cộng đồng)
- Nhà quản lý, đại diện chính quyền trong lĩnh vực văn hóa du lịch
- Du khách
- Chuyên gia nghiên cứu du lịch
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Xã Lát, huyện Lạc
Dương tỉnh Lâm Đồng
- Thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian 2-5 năm trở lại đây
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Văn hóa nói chung cũng như văn hóa trùn thớng
nói riêng là những phạm trù có nợi hàm rộng, trong trường hợp này, đối với văn hóa truyền
thống tại Xã Lát, huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, vì nơi đây tập trung phần lớn người
dân tộc K’Ho nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu văn hóa cồng chiêng và văn hóa trùn

thớng làng nghề dệt.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phân tích tài liệu
Tìm hiểu, tổng hợp các báo cáo, cơng trình nghiên cứu đã cơng bớ, cợng với việc
tìm hiểu những chủ trương và chính sách liên quan đến vấn đề phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng và việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tại huyện Lạc Dương. Qua

13


phân tích tài liệu, tác giả nắm được nợi dung phong phú và đầy đủ hơn, có thể so sánh
các nguồn thơng tin, có các nhìn và lựa chọn những thông tin thiết thực cho đề tài.
5.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được kế thừa từ số liệu điều tra về thực
trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại tỉnh Lâm Đồng của đề tài “Nghiên cứu và
xây dựng mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng tại tỉnh Lâm Đồng” do PGS, TS. Nguyễn
Tấn Vinh làm chủ nhiệm và Học viện Chính trị khu vực II làm cơ quan chủ trì, cá nhân
tác giả tham gia với tư cách là thành viên chính. Chủ nhiệm đề tài làm trưởng đoàn cùng
với đội ngũ thành viên đề tài, phỏng vấn viên cộng tác thực hiện khảo sát tại địa bàn với
sự kết hợp thực hiện điều tra của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng; Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng; Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc,
huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đahoai, Đơn Dương. Chỉ những dữ liệu liên quan tới địa
bàn huyện Lạc Dương được sử dụng trong luận văn này.
5.3. Phỏng vấn sâu
- Việc sử dụng dữ liệu thứ cấp có thể có những hạn chế trong việc khai thác các
khía cạnh khác nhau của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, số liệu từ đề tài “Nghiên cứu
và xây dựng mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng tại tỉnh Lâm Đồng” chỉ đánh giá được
thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng mà không đánh giá được sự tham gia
của người dân vào việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống thơng qua phát triển du
lịch dựa vào cợng đồng, vì vậy tác giả tiến hành thêm các phỏng vấn sâu để làm rõ và

đào sâu nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề cần nghiên cứu.
-

Phỏng vấn sâu
+ 2 cán bợ phịng Văn hóa thơng tin hụn Lạc Dương phụ trách quản lý về

du lịch
+ 1 lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương
+ 3 người dân làm du lịch sống tại huyện Lạc Dương
+ 3 khách du lịch tại Langbiang, Làng Cù Lần và Thung lũng vàng
+ 1 chuyên gia ở Viện phát triển nghiên cứu Du lịch
5.4. Quan sát
- Quan sát khi tham gia đề tài “Nghiên cứu và xây dựng mơ hình du lịch dựa vào
cộng đồng tại tỉnh Lâm Đồng”: quan sát các sản phẩm du lịch cộng đồng được người

14


×