Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 68 trang )

1

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.1. Lý luận chung về phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [7; 18].
1.1.2. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách
du lịch trong chuyến đi du lịch. Có thể phân loại sản phẩm du lịch thành hai loại dựa theo
đặc tính tiêu thụ của khách hàng như sau: sản phẩm du lịch trọn vẹn và sản phẩm du lịch
riêng lẻ [7; 19].
Đối với sản phẩm du lịch riêng lẻ có thể phân biệt các nhóm sản phẩm sau: sản
phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch thiết yếu và sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ.
1.1.3. Các loại hình du lịch
Các loại hình du lịch được phân loại như sau:
- Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch: du lịch quốc tế, du lịch nội địa.
- Theo nhu cầu trong thực hiện hành vi du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch
thể thao; du lịch chữa bệnh; du lịch vì mục đích văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch tôn
giáo; du lịch về thăm thân nhân, quê hương; du lịch thương gia; du lịch công vụ; du lịch
quá cảnh.


2
Ngoài ra còn phân theo đối tượng đi du lịch, hình thức tổ chức chuyến đi, phương
tiện được sử dụng trong thời gian đi du lịch, loại hình lưu trú, thời gian đi du lịch, vị trí
địa lý của nơi đến [13; 29].
1.1.4. Thị trường du lịch


Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và
lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua
và người bán, giữa cung - cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn
với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch [7; 21].
1.1.5. Khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ những trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [7; 18].
1.1.6. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung ứng trên thị trường du lịch, đồng thời là
một đơn vị tiêu thụ. Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách
du lịch đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh du lịch tương ứng. Cho đến nay, về
phương diện lý thuyết cũng như thực tế được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới và ở
Việt Nam có bốn loại hình kinh doanh tiêu biểu sau đây: công ty lữ hành, cơ sở lưu trú,
kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác [13; 27].
1.1.7. Nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và
gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm
nguồn nhân lực ngành du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ
khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác
đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch [13; 205].


3
1.1.8. Xúc tiến du lịch
Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm,
thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch [7; 20].
1.2. Lý luận về phát triển du lịch cộng đồng
1.2.1. Khái niệm Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối
hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường

chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong
cảnh, văn hoá,…).
Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu
thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng
đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức
cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định [15; 3].
1.2.2. Những hình thức Du lịch cộng đồng
Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng được sở
hữu và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, nông thôn Du lịch,
Du lịch làng, Du lịch dân tộc hay bản địa và du lịch văn hóa. Ngoài ra, việc thúc đẩy
nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần quan trọng trong các dự
án Du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch [15; 3].
1.2.3. Tác động của Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực đến cộng đồng dân cư làm du
lịch, cụ thể là:
-

Cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phương


4
-

Tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm
và dịch vụ của du lịch

-

Đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch


-

Cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ địa phương

-

Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia [15; 9].
1.2.4. Những dịch vụ cung cấp cho khách du lịch
Có nhiều loại hình dịch vụ các điểm Du lịch cộng đồng có thể cung cấp cho khách

hàng. Các loại hình dịch vụ này tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và cũng
cần có thứ hạng ưu tiên khác nhau trên cơ sở các lựa chọn của cộng đồng. Một số loại
hình dịch vụ chủ yếu có thể cung cấp cho khách du lịch là:
-

Hướng dẫn viên địa phương

-

Phục vụ phương tiện đi lại

-

Phục vụ ăn uống

-

Cung cấp dịch vụ chỗ ở /lưu trú

-


Bán hàng thủ công mỹ nghệ

-

Trình diễn văn hóa địa phương (nhảy, hát, kể chuyện,…)

-

Các bản sắc văn hóa và cách thức trình diễn (dệt, học làm nông nghiệp, âm nhạc,
làm thủ công, nấu ăn,…) [15; 10].
1.2.5. Những ai cần tham gia vào Du lịch cộng đồng?
Nhiều người cho rằng chỉ có cộng đồng địa phương tham gia vào Du lịch cộng

đồng – đây là một cách nhìn không đầy đủ. Thực ra, có rất nhiều bên tham gia vào Du
lịch cộng đồng tại một địa phương, đó là:
-

Cộng đồng dân cư địa phương (người dân, chính quyền…): có nhiệm vụ tổ chức
mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương.

-

Các công ty lữ hành: có nhiệm vụ đưa khách đến với điểm du lịch cộng đồng.


5
-

Khách du lịch: là người có mong muốn được tìm hiểu mô hình Du lịch cộng đồng

tại địa phương.

-

Các công ty vận tải: là đơn vị đưa khách đến với mô hình Du lịch cộng đồng tại
địa phương – thường các công ty vận tải này có quan hệ mật thiết với các công ty
lữ hành hoặc người điều hành du lịch.

-

Chính quyền địa phương: có thể là chính quyền thuộc các cấp khác nhau đ ảm bảo
cho mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương hoạt động hiệu quả nhất, chẳng hạn
như đề ra các chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép cho khách nước ngoài,…

-

Các cơ sở đào tạo: có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ đào tạo đến các đối tượng
khác nhau trong mô hình du lịch cộng đồng. Các lĩnh vực đào tạo có thể là đào tạo
kỹ năng vận hành du lịch, đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý, đào tạo
ngoại ngữ,…

-

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: là các đơn vị tham gia vào phát triển các dịch vụ tại
địa phương như sản xuất hàng thủ công, hướng dẫn khách du lịch. Đây cũng có
thể là các doanh nghiệp không nằm ở địa phương nhưng liên kết với ban quản lý
Du lịch cộng đồng địa phương để cùng phát triển Du lịch cộng đồng và phân chia
lợi nhuận.

-


Các tổ chức phi chính phủ: đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực
của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững, đào tạo các kỹ năng cần
thiết cho du lịch cộng đồng, hỗ trợ nguồn vốn xây dựng các mô hình tại địa
phương.

-

Cộng đồng dân cư ở các vùng phụ cận: sự phối hợp của các cộng đồng dân cư ở
các vùng phụ cận góp phần làm cho tuyến Du lịch cộng đồng càng thêm ấn tượng,
ví dụ sự hợp tác trong việc tạo cảnh quan chung [15; 9].
1.2.6. Đánh giá chất lượng Du lịch cộng đồng
Khách du lịch thường đánh giá chất lượng một điểm Du lịch cộng đồng thông qua

tám yếu tố cơ bản, đó là:


6
-

Truyền thống văn hóa của địa phương

-

Dịch vụ giải trí địa phương có thể cung cấp

-

Điều kiện ăn và uống (tính địa phương, vệ sinh, tính đa dạng, giá thành,…)


-

Phương tiện giao thông

-

Phương tiện liên lạc

-

Điều kiện ngủ, nghỉ

-

Sự niềm nở của địa phương

-

Nhân sự quản lý và thực hiện
Để tối ưu hóa nguồn thu cho địa phương, ban chỉ đạo Du lịch cộng đồng và người

dân cần luôn lưu ý để: thu hút được lượng du khách đến nhiều nhất, thời gian lưu trú dài
(để tăng cơ hội mua sắm), chi phí mua sắm của khách (cần tạo ra nhiều sản phẩm để
khách mua sắm) và lượng khách quay trở lại,…[15; 14].
1.2.7. Vai trò của doanh nghiệp với Du lịch cộng đồng
Trong thực tế, hầu hết các cộng đồng Du lịch cộng đồng có rất ít manh mối hoặc
giao tiếp với thị trường. Nói chung, họ không có thiết bị truyền thông hiện đại như máy
tính, máy in laser, máy fax hoặc thậm chí cả đường dây điện thoại. Vì vậy, những người
thực hiện Du lịch cộng đồng nên làm việc ngay từ đầu với các công ty du lịch địa
phương, các đối tượng mà không chỉ cung cấp nguồn đầu tư mà còn các kỹ năng, chẳng

hạn như ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành. Họ có thể thiết lập mối liên kết giữa cộng
đồng với thị trường nội địa và thị trường du lịch quốc tế.
Từ khi bắt đầu, các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng cần xây dựng mô hình
cho phép cộng đồng được hưởng lợi và có quyền ra quyết định trên mức độ và bản chất
của du lịch trong khu vực của họ. Trong đó, cho phép cả hai bên có thể điều chỉnh tại bất
kỳ điểm nào để phù hợp với quan hệ đối tác kinh doanh [15; 12].


7
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: làm rõ lý
luận về phát triển du lịch cũng như phát triển du cộng đồng. Đồng thời, xác định các yếu
tố cơ bản để đánh giá chất lượng Du lịch cộng đồng cũng như vai trò của doanh nghiệp
với Du lịch cộng đồng.


8

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂ N DU L ỊCH GÒ CÔNG

2.1. Giới thiệu sơ lược về vùng đất Gò Công
Gò Công được nổi danh là “địa linh nhân kiệt” từ xưa, với Võ Tánh. Từ năm 1783
đến năm 1788, anh hùng Võ Tánh, người đầu tiên đưa địa danh Gò Công vào quốc sử, đã
dựng cờ Khổng Tước Nguyên Võ chỉ huy đạo quân Kiến Hòa - quân chủ lực giúp Chúa
Nguyễn thu phục toàn cõi Nam Kỳ năm 1788. Nhờ đó Võ Tánh được sử gia nhà Nguyễn
xem như một trong ba “người hùng” của đất Gia Định xưa. Năm 1834, vua Minh Mạng
đặt xứ Nam Kỳ có sáu tỉnh (Lục tỉnh). Năm 1876, tỉnh Định Tường chia ra hai hạt Mỹ
Tho và Gò Công sau thành hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Từ năm 1976 Gò Công thuộc
tỉnh Tiền Giang (nhập với Mỹ Tho); vùng này gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công

Đông, Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông (một phần trước thuộc huyện Gò Công
Đông và phần còn lại trước thuộc Gò Công Tây).
Gò Công - mảnh đất được khai phá đ ầu tiên, hình thành và phát triển cùng thời
điểm 300 năm với Sài Gòn - Gia Định, Đồng Nai - Bến Nghé. Thời gian dần trôi, trải qua
biết bao biến cố thăng trầm của thời cuộc, đất và người Gò Công đã đóng góp ít nhiều
vào trang sử bi tráng và hào hùng của mảnh đất nổi tiếng địa linh nhân kiệt.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cả nước nói chung và
tỉnh Tiền Giang nói riêng, đất và người Gò Công luôn có sự đóng góp đáng kể vào những
thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng. Quê hương Gò Công bây giờ
đang hối hả hội nhập kinh tế và đánh thức tiềm năng kinh tế biển với sự khởi động của
các dự án khu kinh tế biển, khu, cụm công nghiệp ven biển, đem lại một sự đổi thay
mạnh mẽ trên quê hương.


9
Gò Công - một địa danh từng lưu dấu trong tiềm thức của con người Nam kỳ lục
tỉnh hàng trăm năm trước. Nhiều di sản văn hóa vật thể vô cùng quý giá được bảo tồn,
được công nhận di tích cấp quốc gia như Lăng Hoàng Gia, Lăng mộ anh hùng dân tộc
Trương Định, Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Đốc phủ Hải. Ngoài ra còn có miếu Võ
Tánh, đình Trung, dinh Chánh Tham biện và một số di tích khác. Hằng năm trên địa bàn
diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc như Lễ giỗ anh hùng dân tộc
Trương Định, Lễ hội người Hoa cúng ông Quan Thánh, Lễ hội Kỳ yên đình Trung, …thu
hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, cúng viếng. Ngày nay, đất và
người Gò Công vẫn còn đó những dấu tích khắc ghi thời son sắc và những hoài bão
hướng tới chân - thiện - mỹ [4; 28].
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Gò Công
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1.Địa hình
Khu vực Gò Công có địa hình tương đối bằng phẳng, từ phía đông kênh Chợ Gạo
đến biển Đông, có độ cao trên mực nước biển từ 0,8m và thấp dần về hướng Đông Nam,

ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m. Có hai vùng trũng thấp tại xã Thạnh Trị, Yên
Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Vùng ven
biển phía Bắc (gồm xã Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) cao hơn khu vực
phía Nam, do sự bồi lắng phù sa từ cửa Soài Rạp đưa ra. Do có hệ thống ngọt hóa Gò
Công nên thủy triều trong các kênh rạch lớn không gây ảnh hưởng đến công tác quy
hoạch và xây dựng các công trình giao thông [14; 5].
2.2.1.2. Khí hậu
Cũng giống như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khác, Tiền Giang nói chung
và Gò Công nói riêng có khí hậu thuộc vùng nhiệt đới ẩm Bắc bán cầu, chịu ảnh hưởng
của gió mùa Tây Nam cận xích đạo và có hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4, nhiệt độ bình quân hàng


10
năm khoảng 27 o C, lượng mưa bình quân hàng năm 1465 mm. Trong mùa mưa thường có
tiểu hạn khoảng tháng 7 và 8 trong 2 đến 3 tuần lễ. Lượng mưa có vẻ ít hơn khi đi từ Tây
qua Đông, nên Gò Công Đông thường hay bị hạn hán và ít mưa hơn. Mặc dù Tiền Giang
tiếp xúc với biển Đông, nhưng ít có bão tố, ngoại trừ trận bão lụt năm Giáp Thìn 1904.
Các yếu tố khí hậu như nắng, bức xạ, nhiệt độ, bốc hơi, mưa, độ ẩm không khí và
gió được phân bố theo mùa khá rõ rệt, khá ổn định theo thời gian và ít thay đổi trong
không gian [12; 3].
2.2.1.3. Tài nguyên biển
Vùng biển Đông của Gò Công có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế về mặt biển
như nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, công nghiệp cảng biển và du lịch biển. Huyện Gò
Công Đông tiếp cận Biển Đông có bờ biển dài 32km, qua ba cửa sông lớn là cửa Soài
Rạp, Cửa Tiểu và Cửa Đại. Thủy triều bình quân 1,25m và cực đại 3m vào các tháng 10
đến tháng 2, lúc bị ảnh hưởng gió Đông Bắc còn gọi gió Chướng.
Về phía đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa -Vũng Tàu chỉ
cách khoảng 40km. Về kinh tế biển, hiện nay có xã Vàm Láng và Tân Thành, cách thị xã
Gò Công 13 đến 15km đường bộ, được phát triển khá mạnh với ngành đánh cá biển, du

lịch và trở nên những vùng có nền kinh tế khá nhộn nhịp, cung cấp nhiều việc làm và đời
sống người dân địa phương sung túc hơn các nơi khác. Ở các cửa biển của sông Soài
Rạp, Cửa Tiểu và Cửa Đại cũng có các xóm chày lưới đánh cá nhỏ, có đời sống tương đối
khá giả hơn các làng ấp lân cận. Du lịch biển là một tiềm năng mới của đất Gò đang được
qui hoạch và đầu tư để trở thành khu du lịch sinh thái nối tuyến với biển Vũng Tàu, đó là
Khu du lịch biển Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông, nơi đây có bãi cát dài 7km,
nhìn ra biển là khu du lịch Cồn Ngang cách bờ khoảng một giờ đi đò máy. Cồn Ngang có
hình vòng cung với hai đầu là hai bãi cát lớn, hiện đang được đầu tư trở thành khu du lịch
với nhiều dịch vụ: nghỉ biển, tắm nắng, thể thao trên nước,...So với những “tên tuổi” như
Mũi Né hay Vũng Tàu, bãi biển Tân Thành không phải là nơi tắm biển lý tưởng bởi bãi
cát đen pha bùn đặc trưng. Tuy nhiên, Tân Thành có khu du lịch biển, bãi nghêu vài ngàn


11
ha, gần các di tích văn hóa - lịch sử Gò Công xưa sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của các
tour du lịch sinh thái biển Gò Công - đặc biệt, là du lịch ẩm thực. Tại đây có những
bungalow dọc bờ biển để cho khách nghỉ lại. Buổi sáng, bãi biển tuyệt đối yên tĩnh, du
khách có thể đi ra cầu tàu ngắm mặt trời mọc. Cây cầu tàu dài 300m, vươn dài ra biển
dành cho khách đi dạo, lúc nào cũng đẹp, khi bình minh, hoàng hôn hay đêm xuống. Hiện
nay, để “thay đổi không khí”, người Sài Gòn thường đến Tân Thành, vì ngoài tắm biển,
thư giãn, họ còn được thưởng thức nhiều đặc sản biển hấp dẫn, nhất là khám phá cuộc
sống của cư dân nơi đây như đi xúc nghêu, bắt ốc hương, bắt ốc móng tay,…
Trước khi rời khỏi Gò Công, trên đường về, du khách có thể ghé qua chợ Vàm
Láng, nơi đầu mối hải sản với hầu hết sản phẩm biển Gò Công, rất phong phú mà giá lại
rẻ. Hy vọng rằng không lâu nữa, du khách trong, ngoài nước biết đến một địa chỉ du lịch
mới vô cùng hấp dẫn với các món đặc sản biển không thể nào quên, tạo thêm sinh khí cho
ngành công nghiệp không khói tỉnh Tiền Giang trong tương lai [12; 4].
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1. Di tích lịch sử - văn hoá
Lăng Hoàng gia

Lăng Hoàng Gia thuộc giồng Sơn Qui, xã Long Hưng, thị xã Gò Công.
Lăng Hoàng Gia bao gồm mộ và nhà thờ dòng họ Phạm Đăng. Dòng họ Phạm
Đăng đến đời thứ ba có ông Phạm Đăng Hưng làm quan dưới hai triều vua Gia Long và
Minh Mạng. Ông chính là cha của Hoàng Thái hậu Từ Dụ, là ông ngo ại của vua Tự Đức.
Năm 1826, triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây đền thờ và lăng mộ dòng họ
Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, gọi là Lăng
Hoàng Gia.
Lăng mộ Phạm Đăng Hưng không xây theo hình “Ngưu phanh” (trâu nằm) hay
“Mã phục” (ngựa quỳ) là hai kiểu thông thường dành cho thần văn tướng võ ngày trước
mà theo thể “Đảnh măng sen”. Còn nhìn chung như là các đỉnh (tuyên truyền Phạm Đăng


12
Hưng chôn ngồi nên làm mã như thế) dạng nấm mộ nay không có thấy ở các mộ, phần
ngoài có nội quan ngoại quách (hai vòng mộ) xếp ba hàng biểu hiện Tam tài (Thiên - Địa
- Nhân).
Phía trước và bên hữu có văn bia, trong kỷ niệm do Phan Thanh Giản soạn và
Trương Quốc Dụng hiệu kiểm (đến năm 1889 thời Thành Thái mới dựng được) còn bia
chí đá trắng Quảng Nam cũng do ông Giản – ông Dụng soạn năm 1858 thì khi đưa về đến
Gia Định bị bọn xâm lược Pháp cướp lấy (tháng 12 năm 1860) khắc tên làm mộ bia cho
Barbe, dựng trong đất Thánh Tây (Mạc Đỉnh Chi) nên mộ chí cũ vẫn ghi theo chức tước
năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung trưởng (tường uốn vòng) có bốn trụ gạch đứng (như
trước Lăng Thiên Thọ) Thái Sư – Thái Phó –Thái Bảo.
Như vậy mộ phần rõ phong nghi Tam Công Tr ụ mà diện tích hàng Quận Vương
không còn ở hàng thần tử nữa.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần “phong
chuẩn” (tường xây làm án phong sau đầu) đắp nổi hình năm con sư tử từ nhỏ đến lớn,
biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam) nói lên ý nghĩa: “Ngũ Đại Thành Xương –
Tường Lân Ống hiện” (năm đời danh giá tốt đẹp, điềm lành kỳ lân ra đời).

Rất tiếc ngôi mộ ngày nay, qua các lần tu sửa, một số hình tượng hoa văn, gạch
men, theo kiến trúc Âu Châu làm giảm vẽ tôn quý thuần nhất đi. Nhất là những thảm họa
chiến tranh và những người thủ lợi không ý thức được giá trị văn hóa và lịch sử, đã làm
hại một phần nào về di tích quý báo của địa phương.
Năm 1921, nhà thờ thêm một lần tu sửa nữa, gắn thêm một số gạch men, bông đắp
lai căng theo Pháp. Một số bao lam, hoa văn làm từ thời này đến năm 1926, nghệ thuật
khắc gỗ khá cao.


13
Lăng Hoàng Gia là một di tích lịch sử văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển của Nam Bộ nói chung và Gò Công nói riêng. Vì Phạm Đăng
Hưng và dòng họ của Ông là những người vào đây lập nghiệp từ đầu thế kỷ XVII.
Nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật hài hoà
giữa Âu và Á nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống dân tộc được thể hiện qua các mảng
chạm khắc trong nhà thờ và trên lăng mộ.
Di tích Lăng Hoàng Gia, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ văn hóa, Thể
thao và Du lịch) công nhận di tích cấp quốc gia năm 1992 [10; 665].
Khu di tích Trương Định
Khu di tích Trương Định gồm lăng và đền thờ Trương Định tọa lạc trong nội ô thị
xã Gò Công. Lăng Trương Định là di tích lịch sử kiến trúc dạng mộ táng tiêu biểu của
người Việt ở Nam bộ. Đền thờ xây dựng theo kiến trúc Đông phương vừa cổ kính, vừa
tân thời với các án thờ, khuôn biển chạm trổ sơn son thiếp vàng.
Đền thờ thuộc loại hình di tích lịch sử dân tộc, nơi thờ cúng vị anh hùng dân tộc
Trương Định - người có công khai phá mở mang vùng đất Gò Công. Ông là một trong
những người lãnh đạo nhân dân Nam Kỳ đứng lên chống quân xâm lược Pháp trong giai
đoạn đầu 1858 - 1864 trước sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn.
Đây là nơi yên nghỉ của Bình Tây đại tướng quân Trương Định. Trương Định tuẫn
tiết tại xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, cách nơi này khoảng 15km về phía đông,
vào ngày 20 tháng 8 năm 1864. Sau khi ông hi sinh, thực dân Pháp đưa ông về chợ Gò

Công. Bà Trần Thị Sanh, người chợ Gò Công, vốn là dòng quốc thích, gọi thái hậu Từ
Dụ là chị con nhà cậu, cho xây mộ chồng bằng chất ô dước và đá ong. Bia mộ có đề:
“Đại Nam An Hà lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân, Trương Công húy Định chi
mộ”, nhưng sau đó, thực dân Pháp cho người đục bỏ văn bia. Sau năm 1873, bà Tr ần Thị
Sanh nhiều lần làm đơn xin lập mộ, nhưng mãi đến năm 1875 chúng mới cho xây mộ,
nhưng lại đục bỏ văn bia.


14
Để tưởng nhớ công đức của Ông, nhân dân Gò Công thường gọi là “Trương Công
Định” hoặc “Ông Trương”, có nơi ở Gò Công gọi là “Ông Lớn”. Gò Công là quê hương
thứ hai của Trương Định, nơi Ông lớn lên, lập nghiệp và kháng chiến chống ách xâm
lược của thực dân Pháp.
Di tích đền thờ Trương Định được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1984 [16; 2].
Miếu Võ quốc công
Tại đầu ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, có ngôi đền thờ Hoài Quốc
Công Võ Tánh. Chính tại nơi đây từ năm 1783 đến năm 1788 Võ Tánh và các hào kiệt
vùng Kiến Hoà (bao gồm vùng Gò Công sau này) đã qui tụ tráng đinh thành đạo quân
Kiến Hoà, sử gọi là Kiến Hoà Đạo và vị Tổng nhung giương ngọn cờ Khổng Tước
Nguyên Võ. Ngày 26 tháng 5 âm lịch năm 1801 là ngày Hậu quân Phò mã, chủ tướng
Kiến Hoà Đạo tự thiêu ở Bác giác lầu thành Bình Định và tại Gò Tre nơi Kiến Hoà Đạo
xuất quân sau năm 1802 người dân địa phương lập ngôi miếu thờ Hoài Quốc Công, Hậu
Quân, Phò Mã Võ Tánh. Kể từ đó ngôi miếu khói hương nghi ngút [16; 2].
Chiến luỹ Pháo Đài
Luỹ Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông. Di tích nằm
ngay Cửa Tiểu trên cù lao Phú Tân nên đường đi đến chủ yếu bằng đường thuỷ hoặc
đường bộ.
Để bảo vệ Cửa Tiểu, năm Minh Mạng thứ 15 (1834), triều đình nhà Nguyễn cho
xây dựng tại đây một bảo bằng đất gọi là đồn Từ Linh, năm Thiệu Trị thứ 3 và thứ 7

(1834 - 1847) được sửa chữa lại. Sau khi thành Định Tường thất thủ, tháng 4 năm 1861
Trương Định về Tân Hoà xây dựng căn cứ kháng Pháp. Đồn Từ Linh được sử dụng làm
chiến luỹ, gọi là Chiến luỹ Pháo Đài, có trang bị súng thần công loại lớn. Suốt cả quá
trình tồn tại, Chiến luỹ Pháo Đài đã cùng nghĩa quân trấn giữ một cửa biển quan trọng
của đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó cho chúng ta thấy ông cha ta ngày xưa đã có t ầm


15
nhìn chiến lược về quân sự khi xây dựng căn cứ để bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê
hương tổ quốc.
Năm 2000, Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Tiền
Giang đã tiến hành xây dựng nhà bia di tích luỹ Pháo Đài. Di tích luỹ Pháo Đài được đưa
vào tuyến tham quan truyền thống với các cụm di tích quốc gia khác ở Gò Công như
Đền thờ Trương Định, Nhà Đốc phủ Hải, Đám lá tối trời,…
Chiến luỹ Pháo Đài là di tích lịch sử dân tộc, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay
là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1987.
Tại đây, tỉnh Tiền Giang đã cho xây dựng nhà bia, ghi lịch sử của di tích có từ nữa
đầu thế kỷ XIX và phục chế khẩu thần công.
Với vị trí bên bờ biển Đông, di tích có thể được khai thác và phát huy giá trị của
một đồn lũy thời Nguyễn tại đồng bằng sông Cửu Long và là một di tích gắn liền với
cuộc khởi nghĩa lớn nhất Nam Bộ ở thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa Trương Định [16; 2].
Lăng Ông Nam Hải
"Lăng Ông" - thị trấn Vàm Láng đã có từ lâu đời, là lăng thờ "cá Ông" của hai xã
Kiểng Phước và Vàm Láng, có lối kiến trúc cơ bản giống như một ngôi đình của cư dân
trồng lúa nước gồm có: Chánh điện, Võ ca và một sân chơi không rộng lắm, được tu bổ
và xây dựng nhiều lần từ năm 1922, với chất liệu kiến trúc chủ yếu bằng gạch, hợp chất ô
đước ngói và gỗ [16; 2].
2.2.2.2. Công trình kiến trúc – nghệ thuật
Nhà Đốc phủ Hải
Nhà Đốc phủ Hải hay còn gọi là Nhà Bà Huyện thuộc phường 1, thị xã Gò Công, giữa

các khu phố dân cư đông đúc, là một công trình kiến trúc phong kiến cuối thế kỷ XIX của
vùng đất Gò Công, Tiền Giang. Đây là nơi bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc
Trương Định) xây dựng vào năm 1860.


16
Nhà được xây cất theo dạng chữ Đinh, qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ
ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chánh, hai nhà vuông - nơi ở của những người giúp
việc và lẫm lúa. Tiền sảnh làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi
hoa văn dây nho. Vào trong nhà tiền đường nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao
lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu. Bên cạnh các bao
lam là liễn đại tự để thờ, liễn treo trên cột được khảm xà cừ óng ánh, độc đáo với các tích
truyện Tàu ngày xưa: nhị thập tứ Hiếu, Văn Vương cầu hiền,… Ngoài các khuôn biển,
các liễn đại tự, các đôi liễn trên các vách cột, phải kể đến các đồ dùng quí hiếm hiện nay
còn để lại như: tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế
kỷ XVII – XVIII.
Với các công trình còn lại của ngôi nhà và hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự,
liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật có trong nhà hiện nay thì Nhà Đốc phủ Hải là một trong
những ngôi nhà địa chủ phong kiến còn lại tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và Tiền Giang nói riêng.
Nhà Đốc phủ Hải không chỉ là nơi thu hút các bậc trí thức, học giả; cơ quan, ban,
ngành từ trung ương đến cơ sở; học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du
khảo,… đây còn là nơi lý tưởng cho giới điện ảnh tái hiện lại một giai đoạn lịch sử, cuộc
sống người dân vùng Nam bộ. Có lẽ hiếm có nơi nào ở Tiền Giang được nhiều nhà làm
phim trong nướ
Đốc phủ Hải. Đó là không gian dễ tái hiện lại thời điểm lịch sử, cuộc sống của người dân
Nam bộ ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Bên cạnh đón tiếp các đoàn khách, cá nhân đế
ị xã


biết còn tiếp nhiều đoàn

làm phim đến mượn Nhà Đốc phủ Hải để dựng cảnh đóng phim. Phần lớn các phim này
được chuyển thể từ các tác phẩm của nhà văn Hồ Biể
Công, như phim: Nợ đời, Con nhà nghèo, Cai đắng mùi đời, Khóc thầm, Tình án, Tại tôi,
Lòng dạ đàn bà, Minh Tâm kỳ án, Đất mặn,…


17
Ngoài ra, Nhà Đốc phủ Hải còn là đề tài cho các Đài Truyền hình Việt Nam, Đài
Truyền hình thành phố Hồ Chính Minh và các đài c ủa tỉnh, thành, khu vực khai thác,
thực hiện các phóng sự, chương trình, chuyên mục như nhà kiến trúc đẹp, nhà cổ, nét đẹp
Việt. Nhờ thế, ngôi nhà không những nổi tiếng ở Gò Công, vùng Nam bộ, giờ đây nhiều
nơi trong cả nước đã biết đến ngôi nhà có kiến trúc vừa cổ vừa độc đáo này. Thậm chí,
nhiều người nước ngoài cũng biết và ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôi nhà này.
Nhà Đốc phủ Hải điển hình cho loại kiến trúc nhà của địa chủ phong kiến cuối thế
kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở Nam bộ. Tiền sảnh nhà làm theo kiểu châu Âu, trên đầu cột
và vòm cửa chạm nổi hoa văn; vòm cửa trang trí bằng nhiều tác phẩm chạm khắc thể hiện
nhiều đề tài khác nhau. Ngôi nhà thể hiện ba khía cạnh là kiến trúc đẹp, mang tính chất
lịch sử, đồng thời thể hiện truyền thống cho thế hệ sau. Đó là lý do những nhà làm phim
thích sử dụng Nhà Đốc phủ Hải làm cảnh quay cho những bộ phim nói về vùng Nam bộ
cách nay hơn một thế kỷ.
“Công trình rất đẹp, có giá trị của thị xã Gò Công. Chúng ta c ần lưu giữ tốt để mọi
người khắp nơi trong cả nước và khách du lịch quốc tế đến tham quan, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội - văn hóa của Gò Công. Xin c ảm ơn nhân dân Gò Công đã lưu giữ
tốt công trình tuyệt vời này cho con cháu”. Đó là những dòng lưu niệm của phó giáo sư,
tiến sĩ Phan Văn Tú (Đại học Văn hóa Hà Nội) khi đến thăm Nhà Đốc phủ Hải vào ngày
21 tháng 9 năm 2005 ghi lại.
Đến tham quan công trình kiến trúc nghệ thuật này còn có các đoàn khách c ủa các
bộ, ngành trung ương; lãnh đạo, các ngành đến từ các tỉnh, thành trong cả nước; nhà văn,

nghệ sĩ, nhà báo,… Bày tỏ cảm xúc khi đến thăm công trình kiến trúc xây dựng vào cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhà văn Nguyễn Trọng Tân viết: “Rất mừng vì đất nước ta
còn giữ được những di tích độc đáo, giá trị như di tích Nhà Đốc phủ Hải. Nó không chỉ
có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, nó còn là hình bóng một thời, tấm lòng của người đi
sau,… Như vậy là văn hóa, lòng nhân ái c ủa dân ta, trí lực vươn lên của chúng ta mãi mãi
trường tồn và mang sắc thái Việt Nam”.


18
Nhiều nhất trong các đoàn đến tham quan công trình kiến trúc này là giáo viên,
giảng viên, học sinh, sinh viên đến từ các trường phổ thông, đại học. Tất cả họ đều bày tỏ
sự ngưỡng mộ về công trình có kiến trúc độc đáo, qua đó hiểu thêm về một giai đoạn lịch
sử, cuộc sống của người dân vùng Gò Công nói riêng và vùng Nam bộ nói chung. Đặc
biệt, trong số các đoàn khách đến tham quan công trình này có những vị khách nước
ngoài như A. Eilde, Y. Stephens,… và tất cả họ sau khi đến đây đều có chung cảm nhận:
đây là di tích kiến trúc đặc biệt, độc đáo, có giá trị nghệ thuật. Căn nhà này đã để lại ấn
tượng rất tốt trong lòng khách đến tham quan, nhiều người trong số đó đến đây từ hai đến
ba lần.
Nhà Đốc phủ Hải được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1994 [5; 3], [16; 5].
Dinh Chánh Tham biện
Dinh Chánh Tham biện hay còn gọi là dinh Tỉnh trưởng được xây dựng vào năm
1885, là nơi để quan tham biện (quan đầu tỉnh) làm việc. Dinh tọa lạc trên đường Nguyễn
Văn Côn (phường 2, thị xã Gò Công). Sau này, vào những năm trước 1975 trở thành dinh
Tỉnh trưởng. Dinh Chánh Tham biện là một trong những công trình kiến trúc đầu tiên tại
miền Nam khi thực dân Pháp đặt nền móng đô hộ. Chỉ sau các công trình tại Sài Gòn,
công trình dinh Chánh Tham biện toàn bộ được xây bằng vật liệu được mang từ Pháp
sang, là một dinh thự đồ sộ với qui mô một trệt một lầu. Đi qua các tỉnh thuộc Nam Kỳ
cũ ta đều thấy hình dáng kiểu dinh thự này, nhưng dinh Chánh Tham biện Gò Công là to
và đẹp hơn hết. Hiện dinh xưa vẫn còn lại nét phai tàn lộ rõ vẻ ngoài.

Nằm trong khuôn viên khá rộng, cảnh quan của dinh Chánh Tham biện rất nên
thơ. Từ ngoài đường nhìn vào, dinh uy nghi ẩn khuất sau những hàng cây cổ thụ đầy
bóng mát. Những thảm cỏ xanh rì, những bông hoa khoe sắc tô điểm cho tòa nhà cổ kính,
một nét đẹp ít nơi nào có được [5; 1].


19
2.2.2.3. Lễ hội
Lễ hội Nghinh Ông tại lăng Ông Nam Hải
Lễ hội diễn ra tại xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông vào ngày 10 tháng 3 âm
lịch. Đây là lễ hội nghinh Ông của ngư dân vùng Tiền Giang. Vào đêm lễ hội, nghi lễ
được tổ chức tại chùa thờ cá Ông, dân làng dâng các lễ vật, các nhà sư tụng kinh, hóa
vàng mã.
Lễ cử hành vào khoảng 9 giờ sáng ngày 10 tháng 3 âm lịch, thuyền nghinh Ông
được trang hoàng lộng lẫy, trên bàn thờ có mâm cỗ mặn, từ rạch Vàm Láng tiến ra sông
Soài Rạp, lễ rước có tấu nhạc, ca xướng. Quay về các thuyền thắp đèn kết hoa rực rỡ, sau
đó là cúng vong Ông. Kết thúc là lễ an vị Ông, đưa Ông về thờ ở chùa. Trong ngày hội,
dân làng tổ chức ăn uống, vui chơi biểu diễn cải lương rất tưng bừng.
Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh
Bình Tây đại nguyên soái Trương Ðịnh tuẫn tiết ngày 20 tháng 8 năm 1864. Lễ
giỗ được tổ chức tại đền thờ Trương Ðịnh (tại thị xã Gò Công), đình Gia Thuận (huyện
Gò Công Ðông) với qui mô lớn, khách nhiều tỉnh hàng năm đều về dự lễ. Ở thị xã Gò
Công có thêm lễ rước linh và dâng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Trương Ðịnh. Lễ
hội là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta cho
các thế hệ con cháu và từ đó xây dựng niềm tự hào trong thế hệ trẻ hôm nay, tiếp tục phát
huy truyền thống bất khuất, kiên cường, dũng cảm của ông cha ta cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước [16; 2].
2.2.2.4. Văn hoá ẩm thực
Sản phẩm ẩm thực Gò Công vẫn giữ cái riêng trong chế biến, gia vị, món ăn kèm;
nhiều món do người Gò Công xa xứ sáng chế đã thành thương phẩm có tiếng (như rượu

sim ở Phú Quốc). Bên các món ăn thức uống, bánh mứt thuần Việt là đặc sản của cộng


20
đồng người Hoa. Món ăn thức uống Gò Công chơn chất, hầu hết chưa qua công nghệ chế
biến, nghệ thuật trang trí, quảng cáo,…vẫn đang ở mức độ “có sao nói vậy người ơi”.
Với bề dày lịch sử, người Gò Công biết tận dụng thế mạnh của mình về nguồn lợi
thiên nhiên, nổi danh trong khắp Nam Bộ, có một thức ăn khó kiếm đó là mắm tôm chà.
Lại còn món mắm tôm để nguyên con, cắt đầu, ngâm trong hũ có nước mắm nấu nước
đường, để nguội, xong gài cho chặt, trước đó lót lá chùm ruột và mía lau xắt nhỏ dưới
đáy hũ. Mười lăm hôm sau, ăn được, bày tiệc với thịt ba chỉ xắt nhỏ, rau sống, riềng, ăn
với bún. Móm mắm tôm chua nguyên con này ở Huế vẫn phổ biến, là do Hoàng thái hậu
Từ Dụ - người Gò Công đã nâng niu đứa con là vua Tự Đức, bày món này để nhớ quê
nhà, tuy nhiên món này ra xứ Huế, được cải biến chút ít.
Xứ Gò Công – Tiền Giang xưa nay nổi tiếng với nhiều loại ẩm thực phong phú,
đặc sắc. Trong đó có hai thương hiệu mắm nổi tiếng là mắm tôm chà và mắm còng lột.
Mắm tôm chà thì có mọi mùa trong năm, riêng mắm còng lột chỉ có vào ba tháng trong
năm.
Người ta nói quê hương chánh quán của con nghêu Gò Công nổi tiếng xưa nay là
biển Tân Thành. Mùa gió nồm (gió Đông Nam, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) là mùa
nghêu. Ca dao xưa có câu: “Gió nồm là gió nồm nam/ Trách người quân tử ăn tham
không mời”, có ý “khen” con nghêu Tân Thành đã khiến “người quân tử” chẳng thèm
đoái hoài tới “ai” bên cạnh mình. Nghêu được làm thành nhiều món ăn như xào mướp
hương, xào bầu, kho tiêu,... nhưng ngon và khoái khẩu nhất có lẽ là nghêu nướng hoặc
hấp. Nghêu nướng phải chọn những con lớn mới ngon, nướng nghêu hả miệng là chín,
banh vỏ, nặn chút chanh, chấm muối tiêu rồi húp nước. Sau đó, dùng răng rứt nghêu, ăn
kèm đọt nhàu, lá gừng, lá nghệ. Nếu hấp lá chanh, lá s ả, lá bưởi thì chỉ cần những con
nghêu don don. Thưởng thức món này sẽ giúp bạn thơm tho, sảng khoái miệng lưỡi.
Riêng món nghêu nhúng giấm mới là “độc chiêu” của người dân xứ này. Thịt nghêu
nhúng vào nồi giấm đang sôi, gắp ra, cuộn trong lớp bánh tráng đã sắp sẵn rau thơm cùng

dưa leo, chuối chát, khóm, khế... chấm nước mắm chanh tỏi ớt. Cháo nghêu nấu với nước
cốt dừa vừa béo vừa ngọt vừa nóng hổi, toát mồ hôi, nhanh chóng giúp “giải nghể” cơn
say.


21
Trong thực đơn tại những quán ăn uống cũng như bữa cơm gia đình c ủa người dân
miệt biển Gò Công, có những món ăn của các loại giáp xác đặc trưng sống ở vùng đất
ngập mặn mà ai đã thưởng thức một lần sẽ khó mà quên được, đó là con ba khía và con
còng gió. Còng gió được rang muối, rang me, nấu chua với lá me non... ăn rất ngon vì vỏ
mềm, thịt ngọt và chắc, vị hơi mặn và thơm hơn thịt cua biển, nhất là phần thịt ở hai cái
càng. Đặc biệt, còng gió còn được đâm nhuyễn, vắt nước để nấu canh rau, nấu cháo hoặc
nấu bún riêu (thế cua đồng) cũng là món ngon dân dã nhưng đ ậm đà vị biển Gò Công.
Món ăn phổ biến nhất chế biến từ ba khía là mắm ba khía (hay còn gọi là ba khía muối)
cũng được chế biến tương tự như đặc sản nổi tiếng mắm còng Phú Thạnh (huyện Tân Phú
Đông). Mắm ba khía hiện nay đã trở thành đặc sản ở miệt Gò Công. Ngoài ra, ba khía
còn được chế biến thêm nhiều món ăn khác cũng không kém phần hấp dẫn như ba khía
rang muối, rang me,...
Ngư trường Gò Công là một trong những ngư trường phong phú bậc nhất ven biển
Nam bộ với nhiều loài thủy, hải sản thuộc hàng "đặc sản" như tôm sú, tôm tích, cua biển,
cá đối, mực, bạch tuộc, nghêu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ,... Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã
khẳng định lâu nay trong thị hiếu ẩm thực những người sành điệu như nghêu Tân Thành,
mực bò Rạch Bùn (Tân Điền), cá ngát Tân Phú Đông,...
Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành,
huyện Gò Công Ðông có đặc sản khá hiếm: sam biển. Có dịp về Gò Công để thưởng thức
món sam trứng, du khách sẽ có một ấn tượng khó quên.
2.2.2.5. Làng nghề truyền thống
Tủ thờ Gò Công
Làng nghề tọa lạc tại ấp Ông Non, xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền
Giang. Theo những bậc cao niên cố cựu ở đây, người đầu tiên đóng tủ thờ là ông Nguyễn

Văn Non, làm nghề thợ mộc. Sau đó, nghề đóng tủ thờ ở đây ngày càng phát triển, tạo
thành một làng nghề nổi tiếng. Trên những chiếc ghe chài, tủ thờ của xóm Ông Non


22
được chở đi bán ở khắp nơi và được khách hàng rất ưa chuộng. Thương hiệu “tủ thờ Gò
Công” xuất hiện từ khi đó.
Năm 1936, chiếc tủ thờ được đóng theo lối cách tân (mặt tủ có cẩn đá mài) do thợ
Nhâm ở Ông Non thực hiện đã được trao tặng Bằng khen tại Hội chợ Sài Gòn. Từ đó,
ông mở cửa hiệu mang tên là “Nhâm – Sơn Quy”, chuyên đóng tủ thờ Gò Công ở số 350
B, đường Quai de Belgique, Sài Gòn, nhằm mở rộng thị trường và nâng cao giá trị của
chiếc tủ thờ Gò Công. Như một dòng chảy tự nhiên, như một sự truyền nối và tiếp sức,
ngày nay, những chiếc tủ Ông Non không còn đơn giản hai trụ, ba trụ như ngày xưa. Giờ
tủ thờ có thể có khoảng 19, 21 trụ đứng với nhiều bộ đũa trang trí cho tủ thêm hoa mỹ.
Mặt tủ cẩn xà cừ, ngọc trai theo những điển tích xưa như Bát Tiên; cầm, kỳ, thi, họa;
Long - Lân - Qui - Phụng, Nhị thập tứ Hiếu,… Nét đặc sắc nhất và quyết định giá trị
chiếc tủ thờ nằm ở các chi tiết như trụ (những thanh trang trí thẳng đứng được làm hoàn
toàn bằng gỗ mun, chạm cẩn tinh vi), ốc, xà cừ và danh mộc. Cái hay là những người thợ
ở đây biết kết hợp công nghệ hiện đại với cách làm thủ công. Nét độc đáo của chiếc tủ
thờ thương hiệu Ông Non là tất cả các chi tiết được kết nối với nhau hoàn toàn bằng
mộng, ngàm chứ không hề có đinh, vít. Hầu hết các tủ thờ đều làm bằng danh mộc như
mun, gõ, cẩm lai,… để không bị mối mọt. Năm 1984, tại Hội chợ Giảng Võ (Hà Nội),
sản phẩm tủ thờ Gò Công được trao tặng Huy chương Vàng.
Ngày nay, toàn xã Tân Trung có hơn 80% hộ có người làm nghề đóng tủ thờ. Xã
còn có hẳn một nghiệp đoàn đóng tủ thờ do ông Phạm Văn Nam làm chủ tịch. Xóm đóng
tủ thờ Ông Non đã được ủy ban nhân dân tỉnh cho chuyển đổi thành làng nghề đóng tủ
truyền thống và có thương hiệu riêng. Hiện nay, Hiệp hội làng nghề Ông Non có khoảng
70 đại diện các gia đình là hội viên.
Hiện nay, làng nghề đóng tủ thờ ở xóm Ông Non làm ăn ngày càng phát đạt. Sản
phẩm không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước; mà còn xuất khẩu ra nước ngoài như

Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Anh,... Đặc biệt, tủ thờ Gò Công đã được bày trí rực rỡ và tôn
nghiêm tại đền thờ các vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ và đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại


23
quê của Người ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chính vì vậy,
để bảo vệ danh tiếng làng nghề, thợ cẩn ốc xà cừ vẫn kỳ công ngồi hàng giờ để chỉnh
sửa từng chi tiết, o bế từng nét vẽ phác thảo, từng đường đục, cưa lộng, cẩn, mài,… cho
đến khi nào thật sự ưng ý mới thôi. Nhờ cách làm chuyên nghiệp, biết giữ uy tín và kết
hợp giữa truyền thống và hiện đại trong việc đóng tủ nên danh tiếng của tủ thờ Gò Công
ngày càng lan xa. Tuy chưa từng quảng cáo trên tivi, báo đài nhưng thương hiệu của họ
nổi tiếng nhờ sự truyền miệng, rỉ tai nhau của những khách hàng từng đến đây mua tủ
thờ.
Theo nghệ nhân Ba Đức, hiện nay các loại danh mộc và ốc xà cừ làm nguyên liệu
ngày càng hiếm hoi và đắt đỏ, nhưng nhờ chủ động tìm kiếm nguyên liệu, mỗi cơ sở sản
xuất ở đây vẫn có thể tung ra thị trường hàng trăm chiếc tủ một năm. Cách bán buôn, tìm
đầu ra cho sản phẩm cũng được xóm tổ chức rất bài bản. Khách hàng có nhu cầu, dù ở xa,
các nghệ nhân xóm Ông Non đều sẵn sàng giao hàng tận nơi và đích thân lắp ráp để đảm
bảo chất lượng chiếc tủ.
Sản phẩm tủ thờ Gò Công bây giờ đã nghiễm nhiên “ngự” trong những phòng
khách sang trọng của gia đình giàu có, danh giá tại các đô thị lớn chứ không chỉ nằm
khiêm tốn ở những vùng quê. Điều đáng nói là chính nghề đóng tủ thờ đã giúp giải quyết
việc làm cho không ít thanh niên ở địa phương. Nhờ làm ăn phát đạt từ nghề đóng tủ thờ
mà hầu hết hộ dân ở xóm Ông Non đều có nhà cửa khang trang, xe cộ đủ đầy. Cuộc sống
nơi mảnh đất này ngày một thịnh vượng. Hẳn những người con, người cháu Ông Non bây
giờ vẫn chưa bằng lòng. Có thể, cuộc tiếp sức cho nghề cổ sẽ còn tiếp nối, và thương hiệu
tủ thờ Ông Non còn vươn xa.
Mắm tôm chà Gò Công
Mắm tôm chà Gò Công là đặc sản độc đáo của thị xã Gò Công. Mắm tôm chà
được chế biến từ thịt tôm bạc đất, có hương vị thơm ngon đ ặc biệt.



24
Không một ai biết món mắm tôm chà của đất Gò Công có từ bao giờ, nhưng ai
cũng biết mắm tôm chà trở thành món tiến Vua và được chọn hàng thứ tư trong hàng
trăm loại đặc sản ba miền kể từ khi cô gái Phạm Thị Hằng của xứ Gò Công trở thành
Thái hậu Từ Dụ - vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Từ đó, món mắm tôm chà trở thành
món tiến cung và là niềm tự hào rất lớn của người dân Gò Công - Tiền Giang. Mắm tôm
chà được làm từ tôm bạc, tôm đất sống ở sông và ruộng. Hàng năm, kho ảng tháng 10 âm
lịch, sau vụ mùa chính, những người nông dân xứ Gò Công bắt đầu thu hoạch tôm bạc.
Công đoạn chọn tôm nguyên liệu để chế biến khá công phu, phải chọn tôm “nhảy soi
sói”, cắt bỏ phần đầu, chân, mắt, râu, sau đó đem ngâm trong rượu ngon khoảng 30 phút,
sau đó cho vào cối giã ướp thêm gia vị muối, đường, tỏi, ớt…rồi quết cho thật nhuyễn
nhừ với hỗn hợp trên, đây là công đo ạn cầu kỳ và phức tạp nhất. Sau đó, mang hỗn hợp
vừa quết xong cho vào rổ xảo lỗ nhỏ li ti, đảo trộn, chà xát (có lẽ vì thế mới có là tên tôm
chà?) để lấy phần thịt tôm, còn phần vỏ, đầu và các thứ khác loại bỏ. Tiếp tục cho vào
các mái (lu) phơi nắng khoảng một tuần lễ đến hai tuần, tùy theo cách làm của mỗi gia
đình và thời tiết mưa nắng. Tùy theo nắng yếu hay gắt mà người chủ canh khoảng nửa
giờ đồng hồ phải quậy trộn đều một lần. Khi nhìn thấy mắm tôm đặc sền sệt lại, có màu
gạch cua, gạch tôm là có thể coi như mắm đã chín. Một lần nữa, dùng muỗng ép nước
mắm vào rổ, rá chà lấy thịt bột tôm và gia vị đã ngấm, loại bỏ xác thêm lần nữa cho đến
khi thấy nước sóng sánh màu gạch thì mang ra phơi nắng thêm 20 ngày trước khi cho vào
hũ keo lớn, nhỏ để ăn dần hoặc cất để dành làm quà tặng người thân.
Nước chấm mắm tôm chà, ăn với thịt luộc ba chỉ, hoặc xoài sống, cóc chua, rau
sống, rau thơm và bún, chuối chát, khế chua, gừng non sắt lát mỏng, có thể pha chút
chanh, đường tùy theo khẩu vị từng người. Có người tự hào, trên thế gian này không còn
món nước chấm nào ngon hơn được.
Hơn một thế kỷ trước xứ Gò Công có hai người phụ nữ là bà Từ Dụ Thái hậu và
Nam Phương Hoàng hậu (Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại) từng mang món ngon
xứ sở theo về Huế để nó trở thành món ngự tiệc cung đình. Thử ăn một lần, mắm tôm chà

sẽ khiến bạn không bao giờ quên hương vị độc đáo của xứ Gò Công.


25
Ở Gò Công, làm mắm tôm chà là nghề cha truyền con nối, nhà nào cũng giữ
những bí quyết như định lượng trong khâu ướp, nêm nếm sao cho hợp khẩu vị,... Sức
cuốn hút của mắm tôm chà Gò Công là hương vị thơm ngon, không có mùi khẳm và rất
hợp với các loại rau quả có vị chua. Hiện nay, mắm tôm chà Gò Công đã có mặt trên thị
trường nhiều nước như Mỹ, Úc, Canada,... [16; 3].
2.3. Sự cần thiết để phát triển du lịch Gò Công
Gò Công là một vùng đất hội tụ của nhiều dấu tích văn hoá lịch sử; Gò Công còn
là quê hương của lễ hội và các sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Mỗi lễ hội đều thể hiện
những vẻ đẹp, tinh hoa văn hoá của địa phương và dân tộc là dịp ôn cố, tri ân những anh
hùng.
Gò Công có ngành nghề thủ công nổi tiếng cả nước đó là làng nghề tủ thờ và làng
nghề mắm tôm chà, đó là các điều kiện cho du lịch phát triển.
Gò Công cũng có vị trí địa lý gần thành phố Hồ Chí Minh, một trong những
trung tâm du lịch của cả nước. Có thể dễ dàng kết hợp tour với các tỉnh trong khu vực.
Hiện tại có rất nhiều nhà nghiên cứu đến tìm hiểu về văn hóa - lịch sử Gò Công.
Đặc biệt, trong những năm gần đây một số công ty du lịch đang đưa khách đến với Gò
Công, song chưa thực sự khai thác được các tài nguyên du lịch khác của địa phương (làng
nghề, món ăn địa phương,…), do đó lợi ích do du lịch đem lại cũng chưa cao. Việc phát
triển Du lịch cộng đồng ở địa phương trên cơ sở tối ưu hóa (tận dụng tối đa) các nguồn
tài nguyên du lịch của địa phương sẽ góp phần tạo nên nhiều cơ hội phát triển kinh tế và
đây cũng là mong muốn của chính quyền và nhân dân địa phương.
Phát triển du lịch khu vực Gò Công góp phần tạo nên sự đa dạng cho ngành du
lịch Tiền Giang, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Tiền Giang. Từ đó góp phần
tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương.



×