Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Khủng Hoảng Kinh Tế Nga.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.78 KB, 6 trang )

Khủng hoảng kinh tế Nga
ngày17/8/1998 và những trải
nghiệm(phần I)



Posted by: bds161 on: Tháng Mười Một 13, 2009
In: Kiến thức đầu tư bất động sản | Uncategorized

 

Comment!

Phần I: Ngày bắt đầu khủng hoảng 17/8/1998
Về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga đã được nhiều kênh thơng tin bình luận. Nay tơi chỉ viết lại
một chút diễn biến và cảm nhận sự kiện đã sẩy ra. Vì thực tế, theo tơi khi nghe đến khủng
hoảng kinh tế tài chính, nhiều người có thể ít cảm nhận đến sự tàn phá của nó.
>> Khủng hoảng kinh tế Nga ngày17/8/1998 và những trải nghiệm(phần II)
Buổi sáng Mát – xcơ – va ngày 17/8/1998, cũng như bao ngày khác, tôi thức dậy xuống kho
hàng kiểm tra. Khoảng hơn 9 giờ sáng, anh em bên khu trung tâm thương mại salut báo về: đô
la  đã tăng giá từ 6 rup/1 đơ la lên 12 rup/1 đơ la.
Nghe tin, tơi chống cả người. Người Việt Nam, cũng như  các nhà nhập khẩu hàng vào Nga
thường tính như  sau: mua hàng chuyển về Nga, ví dụ giá thành một mặt hàng là 10 USD, thì
giá bán phải hơn 10 USD mới có lãi. Nhưng khi đó, ít người  cầm đồng đơ, chỉ khi nào chuyển
tiền mới đổi ra ngoại tệ, hầu như  mua bán đều bằng tiền rúp. Nay đồng đô la tăng gấp đơi, thì
khác nào 10 000 đơ  (tương đương 6.000 rúp)hơm qua nay cịn có một nửa.
Nếu hơm 17/8/1998 kể cả chấp nhận mua 12 rúp/1 đô la, cũng khơng mua được thị trường lúc
đó rất khan hiếm ngoại tệ.
Trong trung tâm thương mại Salút ngày 17/8 mọi người thực sự hoảng loạn. Bn bán gần như 
đình trệ. Nhiều bước chân vội vã qua lại, nhưng điều mọi người làm được để bảo vệ tiền của
mình là rất ít.


Đến khoảng 12 giờ ngày 17/8/1998 mọi người lúc đó mới thực sự biết: Ngân hàng trung ương
Nga thông báo thả nổi đồng rúp – sau một thời gian dài neo tỉ giá giữa đô la và đồng nội tệ – là
nguyên nhân đô la tăng giá gấp đôi chỉ trong một buổi sáng.

Phần II: Diễn biến thị trường trong tuần đầu tiên khủng hoảng.
Sau ngày 17/8/1998, giá đơ la ngồi thị trường tăng liên tục, từ 12 rúp/ đô la tăng
lên 15, rồi 18, rồi 20, rồi 25, 28, và cuối tuần là 30 đến 32 rúp/1 đô la. Sau thời gian
này đô la đã đứng ở mức 28 đến 30 rúp/1 đô la trong suất những năm qua. Thế là
trước ngày 17/8/1998 những ai cầm tiền rúp đến nay đã mất giá 80%.
>> Khủng hoảng kinh tế Nga ngày17/8/1998 và những trải nghiệm(phần III)
Khi tiền nội tệ mất giá, nó kéo theo nhiều hệ luỵ. Giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng cao thì
khơng bán được, bán hàng khơng tính theo đơ thì lỗ vốn. Ngồi ra, khối lượng hàng bán được
sụt giảm nghiêm trọng.
Khoảng 6 tháng sau ngày 17 đen tối, nhiều cửa hàng, công ty, doanh nghiệp, ngân hàng phải
đóng cửa. Nhiều người mất việc làm, nạn chộm cướp hoành hành xã hội.
Giá bất động sản trên toàn Liên Bang Nga sụt giảm nghiệm trọng. Tại thủ đô Mát – xcơ – va,
khu đang xây dựng hứng chịu nhiều nhất, nhiều căn nhà đang xây dở phải ngừng thi cơng. Có
tồ nhà trước khủng hoảng bán được 1500 đô/m2, nay giảm xuống đến 500 đô la/m2.
Cuộc khủng hoảng này làm người Việt Nam tại Nga có đến 90% phá sản.


Trong thời gian khủng hoảng, những người cầm vàng và ngoại tệ có lợi thế rất lớn. Họ chỉ cần
bỏ ra, có khi chỉ 1/3 số tiền so với trước khủng hoảng là có thể sở hữu những bất động sản đẹp
như mơ.
Hãy ln có ý thức bảo vệ tài sản của mình. Đừng bao giờ để nước đến chân mới nhảy, chẳng
ai biết điều gì sẽ đến với ta trong tương lai.

(Phần III)
Làm gì trong cơn hỗn loạn?
Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, thị trường tiền tệ, hàng hoá hỗn loạn. Vì khơng được chuẩn bị

trước nên nhiều quyết định ngờ nghệch, ngu xuẩn đã làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.
>> Khủng hoảng kinh tế Nga ngày17/8/1998 và những trải nghiệm(phần I)
Khi đơ la tăng giá chóng mặt sau ngày 17/8/1998, nhiều người đã gom hàng hoá vào chất đầy
kho. Theo suy luận, hàng có yếu tố nhập khẩu sẽ tính bằng ngoại tệ, nên khơng mua được
ngoại tệ thì mua hàng để cứu vãn tình thế. Nhưng đây là một trong những quyết định sai làm
nhất, thời gian nó chứng tỏ điều đó.
Sau khi phá giá đồng rúp, giá cả tại liên bang Nga tăng giá như điên. Nhưng khi giá tăng thì
nhu cầu giảm, sau vài tháng hàng hoá bắt đầu xuống giá, thương mại bắt đầu trì trệ, nhiều
cơng ty phải đóng của, tình trạng thất nghiệp tràn lan, tội phạm gia tăng mạnh, bất ổn xã hội
leo lên cực điểm.
Nếu lúc sẩy ra khủng hoảng bạn còn nắm giữ lượng lớn nội tệ, hàng hoa, thì hãy bình tĩnh,
khơng nên hoảng loạn.
Theo dõi cuộc khủng hoảng từ đầu, tôi thấy giá bất động sản sụt giảm mạnh. Hãy bình tĩnh quy
đổi số tiền ra bất động sản, hoặc lựa mua ngoại tệ, kim loại quý vào thời điểm thích hợp. Sau
khi kinh tế ổn định, giá nhà đất sẽ lấy lại phong độ. Khi đó bạn sẽ lấy lại được tài sản, nếu may
mắn có thể cịn có tăng trưởng đồng vốn.
Cuộc khủng hoảng 2008 vừa qua nếu ai áp dụng cách giải quyết trên cũng lấy lại được phần
lớn tài sản. Một số người mua hàng đã bị lỗ nặng, đặc biệt là sắt thép xây dựng.
Hãy ln có ý thức bảo vệ tài sản của mình, ai biết được bao giờ có khủng hoảng.

CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở NGA
DANH ĐỨC
I. TÁC ĐỘNG DÂY CHUYỀN
Năm tháng trước, ông Tchernomyrdine bị bãi chức Thủ tướng vì "thiếu cương
quyết trong cải cách kinh tế" và ông Kirienko được ông Eltsine đề bạt kế vị với
nhiệm vụ "tạo điều kiện cho các cải cách kinh tế trơ nên dứt khoát hơn, hiệu quả
hơn, nhằm tạo ra một sức đẩy chính trị mới...". Bốn tháng sau, ơng Kirienko
được cho thôi việc chỉ 6 ngày sau khi đồng rúp được "điều chỉnh tỷ giá" (có lúc
tỷ giá trượt từ 6,3 xuống đến 9,5 rúp/1 USD) dẫn đến làn sóng u cầu từ chức
(cả ơng Kirienko lẫn ơng Eltsine). Cuối tháng 8, tức chỉ nưa tháng sau biện pháp

điều chỉnh tỷ giá đồng rúp của cựu Thủ tướng Kirienko, tỷ giá đồng tiền này tuột
đến 50% so với trước ngày điều chỉnh tỷ giá (17.8.1998). Thế nhưng, việc đồng
rúp tuột giá đã kéo theo một tác động dây chuyền cực lớn. Các nước thuộc Liên
Xô cũ cũng rúng động theo, tiền tệ của Ukraine, của Biélorussie, Lettonie...cũng
bị thả nổi theo. Thật dễ hiểu khi mà 40% hàng hóa xuất khẩu của Ukraine trực
chỉ Nga, Ukraine giữ tỷ giá đồng hryvnia của mình, trong khi đồng rúp tuột giá,
chẳng khác gì buộc ngành xuất khẩu cũng như các ngành sản xuất hướng đến
xuất khẩu (sang Nga) tự sát. Song không chỉ tiền tệ các nước cùng trong Liên Xô
cũ mới rúng động, các thị trường chứng khoán thế giới cũng đã rúng động theo,


mãi đến 1.9.1998 mới khôi phục hoạt động. Trong trường hợp này chẳng phải
do tác động trực tiếp của đồng rúp tuột giá mà do những lo ngại các tập đồn
tài chính và thương mại các nước "chủ nợ" của Nga (G7) về viễn ảnh mất khả
năng thanh toán nợ nần của Nga, mà cựu Thủ tướng Kirienko, trong những giờ
phút cuối cùng tại chức, đã đưa ra quyết định tạm hỗn trả nợ nước ngồi trong
vịng 3 tháng. Ba tháng để nước Nga "tìm" được nguồn tài trợ mới của G7 để
sau đó "lấy nợ mới trả nợ cũ". Song, liệu Nga sẽ có được "nợ mới để trả nợ cũ"
khơng khi mà những thay đổi chính trị ơ Nga hiện nay không đơn thuần là
những thay đổi nhân sự mà là hứa hẹn thay đổi đường lối kinh tế sâu sắc? Thế
nhưng khơng chỉ có các nước thuộc Liên Xô cũ hay các nước G7 mới rúng động,
mà cả châu Á cũng đang thấp thỏm theo dõi phản ứng dây chuyền này. Đồng
rúp tuột giá đến chừng mực nào sẽ khiến đồng nhân dân tệ phải bị phá giá khi
mà Trung Quốc là một nước xuất khẩu khá nhiều vào thị trường Nga và đang
chịu áp lực của các đồng tiền Đông Á tuột giá từ 1 năm qua? Trong tình huống
này, tức đồng nhân dân tệ phá giá, các tiền tệ Đông Á sẽ rơi vào một đợt phá
giá "khơng thắng" lần thứ nhì và điều này nhất định sẽ không để châu Âu và Bắc
Mỹ "yên thân". Bi kịch khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng hiển hiện hơn
với "nhân vật" mới bước lên "sàn diễn" là Nga, mà theo lời Tổng Eltsine khi cách
chức Thủ tướng Kirienko đã phân bua rằng nền kinh tế Nga suy sụp do tác động

của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á và khủng hoảng giá dầu hỏa. Không phủ
nhận rằng đây là 2 trong số các nguyên nhân ngọai tại của cuộc khủng hoảng
kinh tế ơ Nga, song cũng có những nguyên nhân nội tại khiến cho nền kinh tếNga khơng
đương đầu nổi với làn sóng khủng hoảng tiền tệ Đông Á và giá dầu
hỏa.
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ NGA
Hãy lấy một chi tiết "gần gũi": xuất khẩu dầu khí. Tám tháng đầu năm nay, VN
đã khai thác được trên 8 triệu tấn dầu thô, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái,
thế nhưng doanh thu chỉ đạt 767,6 triệu USD (nguồn: Thanh Niên 2.9.1998). Tại
sao thế? Giá dầu thô giảm 30% trên thị trường thế giới kể từ tháng 8 năm ngoái
(nguồn: Dow Jones) và đang ơ mức 13 USD/thùng. Thành ra, tăng sản lượng
20% cũng không bù lại việc giá trị mỗi thùng dầu giảm 30%. Nền kinh tế Nga,
trong đó dầu khí là nguồn xuất khẩu hàng đầu của Nga, có sa sút thê thảm
trong năm nay cũng khơng phải là điều khó hiểu. Tất nhiên, việc giá dầu hỏa
tuột giá không phải là lý do duy nhất khiến kinh tế Nga suy sụp trong mùa hé
vừa qua, song một khi xuất khẩu dầu khí là một trong những "bầu sữa" của nền
kinh tế Nga, thì một sự giảm doanh thu vào khoảng 30% như thế cũng là một
mất mát không nhỏ, nhất là khi Nga đang nợ nước ngoài rất nhiều. Thế nhưng
vấn đề không chỉ là giá dầu hỏa sụt trên thị trường thế giới. Thí dụ sau cho thấy
điều đó: nhà nước Nga đang nợ tập đồn khí đốt Gazprom (của Nga và cũng là
tập đồn khí đốt đứng đầu thế giới với 32% trữ lượng toàn cầu) đến 14 tỷ rúp
tiền bán khí đốt trong khi Gazprom lại nợ nhà nước đến 15 tỷ tiền thuế (vào thời
điểm trước điều chỉnh tỷ giá khi mà một USD còn đổi được 6,3 rúp). Thí dụ trên
cho thấy: cả nhà nước lẫn các cơng ty đều là những con nợ khó địi với nhau, và
hậu quả là ngân quỹ nhà nước trống rỗng (nguồn: Le Nouvel Observateur số
1763, 20.8.1998). Đây là một hậu quả của chủ trương hy sinh tất cả để kìm chế
lạm phát và giữ đồng rúp ổn định bằng mọi giá đã thành công cho đến khi cuộc


khủng hoảng bùng nổ từ tháng 8 vừa qua. Chủ trương này dựa trên nguyên tắc

"cắt giảm chi tiêu của nhà nước", thậm chí bằng cả việc nhà nước khơng thanh
tốn cho các cơng ty, hơn là "tận thu thuế khóa". Khi thu thuế khóa chỉ cịn là
18% GDP, thay vì 35% GDP như cách đây 10 năm, rõ ràng là nhà nước đã "tự tổ
chức sự khánh tận của mình" để nay đến chỗ mất khả năng chi trả. Cơng việc
"tổ chức sự khánh tận của mình" đó đã được thực hiện bơi nhà cải cách
Tchoubais từng nhiều lần giữ chức Phó thủ tướng và được xem là "đối tác đối
thoại" uy tín hàng đầu với IMF, bơi Alexa Shenko (Phó thống đốc ngân hàng
trung ương Nga), bơi Boris Fiodorov (một Phó thủ tướng khác thuộc phái cải
cách) và trên cơ sơ sau: để bù đắp khoản thu thuế khóa, dứt khốt thơng in
thêm tiền để tránh lạm phát, bù lại nhà nước đứng vay nợ bằng đòn bẩy lãi suất
thật kích thích: 150% cho cơng trái, từ 15 đến 20% cho các trái phiếu châu Âu
(Euro - bonds) qua sự bảo lãnh hàng năm của IMF và B7. Hậu quả là phân nưa
ngân sách liên bang được dành cho việc trả nợ, tối thiểu là 1 tỷ USD mỗi tuần.
Nay khi tổng số nợ nước ngoài lên đến xấp xỉ 100 tỷ USD, và các nguồn thu
ngoại tệ giảm thiểu, nhất là từ dầu hỏa, khơng ai cịn muốn cho Nga vay nợ nữa.
Một trong những "vố nợ" kinh khủng nhất thực hiện trong khoảng 4 tháng cầm
quyền của ê kíp Kirienko là việc các ngân hàng tư nhân, do hám thu lợi từ lãi suất công
trái, đã vay nóng nợ nước ngồi bằng USD để mua cơng trái nhà nước
bằng đồng rúp. Báo Le Nouvel Observateur đã đưa ra những con số kinh khủng
sau: 7 ngân hàng hàng đầu ơ Nga hiện phải thanh toán từ nay đến cuối năm 54
tỷ USD nợ tích lũy từ nhiều năm qua trong khi vốn tích lũy gộp lại cả thẩy mới
được có khơng đầy 1,5 tỷ USD (tính theo tỷ giá trước 17.8.1998 là 6,3
rúp/1USD). Trong tình hình đồng rúp tuột giá 30% từ hôm 17.8 đến cuối tháng
8, số nợ này sẽ tăng "cơ học" tương đương 16 tỷ USD. Thế nhưng, với tỷ giá mới
nhất ghi nhận hôm chủ nhật 6.9.1998, 1 USD nay đã lên đến 19,4 rúp (nguồn:
Yahoo - Finance 6.9.1998), thì số nợ này coi như đã tăng 300% (tính bằng đồng
rúp).
Vicken Cheterian trên Le Monde Diplomatique 7.1998 đã phân tích diễn biến nền
kinh tế Nga từ khi chuyển qua nền kinh tế thị trường, tóm tắt dưới đây:
"Liệu pháp cú xốc", được ơng Gaidar đưa vào từ đầu năm 1982 và nay hiện đang

ơ trong năm thứ bảy, nay khơng cịn đảm bảo được nữa những hứa hẹn biến
nền kinh tế nhà nước Xô Viết thành một hệ thống tư bản theo kiểu phương Tây.
Quả thật là ngày nay các kệ hàng hóa trống vào những năm cuối chế độ Xô Viết
đã đầy tràn hàng hóa, song điều đó được giải thích một phần bơi sức tiêu thụ
giảm đi và bơi sự xâm lược của hàng hóa nước ngồi. Nếu, sau đợt siêu lạm
phát các năm 1992 - 1994, đồng rúp đã được ổn định, thì nay nó chỉ cịn bao
phủ một số ít lĩnh vực kinh tế mà thôi, một phần do đồng USD đã trơ thành
phương tiện thanh toán trong một số lĩnh vực, một phần do lẽ khoảng 70% sản
phẩm công nghiệp và nông nghiệp nay được trao đổi trên cơ sơ đối lưu hàng
hóa...khi bắt đầu cuộc giải phóng giá cả và, sau đó, cuộc giải tư ồ ạt các xí
nghiệp trong suốt đầu và mùa hè năm 1992, các mục tiêu có thể được tóm tắt
như sau: ổn định kinh tế và tạo lập ra nền sơ hữu tư nhân. Một trong những ý
đồ của cuộc giải tư hàng loạt này là tính bình đẳng. Mỗi cơng dân Nga được lãnh
một trong những phiếu tiền tệ trị giá 10.000 rúp, tương đương trên lý thuyết với
20.000 USD vào lúc đó, trên cơ sơ chia phần tài sản quốc gia trước đây tất cả đã


cùng chung sức xây dựng. Phiếu tiền tệ này cho phép họ mua cổ phần của các xí
nghiệp được giải tư. Cán bộ công nhân viên được hương những quyền lợi đặc
biệt cho phép nắm đa số cổ phần trong các xí nghiệp. Thế nhưng, do siêu lạm
phát, khi đồng tiền tiết kiệm gưi trong các ngân hàng đã bốc hơi cả, các cơng
dân bình thường đã đem đổi các phiếu đó lấy tiền mặt để mua nhu yếu phẩm.
Thế là có 3 nhóm xã hội hương lợi ngay từ đợt cổ phần hóa này...Thế nhưng, chỉ
một vài lĩnh vực hướng đến xuất khẩu mới vượt qua được đợt "trị liệu cú xốc"
này, trong khi phần lớn các xí nghiệp công nghiệp đều đang trên bờ khánh tận.
Những kẻ được lợi là những chủ nhân hiện nay của các tập đồn cơng nghiệp và
tài chính, chủ yếu thuộc các lĩnh vực hướng đến xuất khẩu như dầu khí, gỗ xây
dựng, kim loại, vũ khí...) và một vài lĩnh vực dịch vụ, do q trình tích lũy tài sản
trong các năm 1990 - 1994, dựa trên sự chênh lệch giá trong nước và giá trên
các thị trường thế giới, (có thể thấy hiện tượng chênh lệch giá này tại VN qua giá vàng;

năm ngoái, khi giá vàng thế giới vừa xuống khỏi ngưỡng 400 USD/oz giá
vàng trong nước xấp xỉ ngưỡng 500.000 đồng/chỉ; nay khi giá vàng thế giới
xuống dưới ngưỡng 300 USD/oz, giá vàng trong nước cũng vẫn xấp xỉ dưới
500.000 đồng/chỉ. Mới đây, một ngân hàng cổ phần đã tham gia thị trường vàng
với các lượng vàng 9999 của mình). Sau đó, các tập đồn này cịn đã "tư nhân
hóa ngân sách nhà nước" bằng cách "chế ngự" đồng tiền nhà nước qua đầu cơ
ngoại tệ hoặc các công trái sinh lợi. Một số đã cịn nhận được tín dụng của ngân
hàng trung ương với lãi suất chỉ 25% trong khi lạm phát lúc đó lên đến 2.500%.
Sau khi đã tích lũy vốn nhờ cách đó, các tập đồn này đầu tư vào các lĩnh vực
công nghệ sinh lợi, tranh giành nhau những mảng di sản cuối cùng của tài sản
quốc gia thật quý báu như Rosneft (dầu hỏa), Sviyazinvest (viễn thơng)...Thế
nhưng, q trình tư nhân hóa này đã không dẫn đến kết quả thường thấy ơ
phương Tây là hiện đại hóa cơng nghệ sản suất và hợp lý hóa biên chế nhân
cơng. Vấn nạn cơ bản hiện nay mà bộ máy sản xuất phải luôn đối diện không
phải là thiếu đơn đặt hàng mà là thiếu ế tiền mặt kinh niên dẫn đến nợ chồng
chất lẫn nhau, chẳng đóng thuế được cho nhà nước, chẳng thanh tốn được cho
nhà cung cấp, cũng chẳng trả được lương cho thợ thuyền. Trong khi đó, hy vọng
khơi phục kinh tế dựa trên đầu tư của nước ngoài cũng đã tan biến. Từ 1991
đến nay, vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt con số khôi hài 10 tỷ USD. Song
song, việc giá dầu hỏa tuột cũng đã làm cho tan vỡ mộng khôi phục nền kinh tế
Nga trên trụ cột dầu khí này và đã dẫn đến những phê phán như sau: "lẽ ra đã
đừng xây dựng trụ cột của quá trình cải cách kinh tế trên lĩnh vực dầu khí, mà là
trên nền tảng khoa học kỹ thuật của bộ máy cơng nghiệp quốc phịng"...Các cải
cách ơ Nga đã khơng bao gồm các chương trình hiện đại hóa. Thay vì hiện đại
hóa đã chỉ là một sự chuyển dịch ồ ạt tài sản nhà nước trơ thành tài sản tư
nhân. Bên cạnh đó, trong suốt 6 năm qua, nước Nga đã không thiết lập được
một hệ thống pháp lý mới thích ứng khiến cho tất cả đã chỉ dựa trên cơ sơ
những quan hệ khơng chính thức dẫn đến sự sói mịn chữ tín...
Sau gần một thập niên khủng hoảng và cú xốc khơng có thuốc chữa, nhà nước
Nga nay rất suy yếu, không áp chế được một kỷ luật thuế khóa. Các ước lượng

khác nhau cho thấy số thất thoát vốn nhà nước trong giai đoạn 1990 - 1995 xê
dịch từ 35 đến 400 tỷ USD trong khi số tiền mặt cất dấu nơi người dân, do không
tin nơi hệ thống ngân hàng, lên đến 49 tỷ USD. Tuy khó xác minh được các số


liệu này, song dẫu sao chúng cũng rất có ý nghĩa khi biết rằng để cải tổ và hiện
đại hóa nền công nghiệp Nga, sẽ cần đến một số vốn đầu tư từ 150 đến 300 tỷ
USD"...
III. NGÃ BA ĐƯỜNG
Cuộc khủng hoảng hiện tại ơ Nga cho thấy có vẻ như nay đang là thời điểm tổng
kết một cách khắc nghiệt quá trình cải cách đã qua hơn là một sự thay đổi nhân
sự. Kết quả hay hậu quả của cuộc "tổng kết" này sẽ phản ánh trên đường lối
kinh tế mà một chính phủ mới ơ Nga sẽ đeo đuổi. Tất nhiên, khơng loại trừ khảnăng sẽ
lại có một thỏa hiệp giữa các xu hướng khác nhau vì dẫu sao, để ra khỏi
cơn khủng hoảng này, mà chủ yếu là nợ nước ngồi cần thanh tốn - xu hướng
nào chăng nữa cũng phải trả nợ nước ngoài và cần đến đồng vốn nước ngoài
để...trả nợ (nước ngoài) đáo hạn và trả nợ lương công nhân khi mà trên 20 triệu
công nhân không nhận được lương từ nhiều tháng qua (lên đến khoảng 15 tỷ
USD cho đến mùa xuân năm nay, (nguồn: Le Monde Diplomatique 7.1997). In
thêm tiền để trả lương (và để ra khỏi quá trình "liệu pháp cú xốc" đã qua) là một
biện pháp mà Chủ tịch IMF Michel Camdessus từ giữa tuần trước đã báo động là
sẽ càng làm cho lạm phát trầm trọng hơn. Trong khi đó, EU, một trong những
chủ nợ lớn nhất của Nga, cũng đã dọa sẽ không tiếp tục chi viện thêm tiền mặt
hoặc xét lại việc thanh toán các khoản nợ cũ của Nga nếu như Nga thay đổi
đường lối kinh tế. Như biện pháp "hỗn thanh tốn nợ nước ngồi trong vòng 3
tháng" của cựu Thủ tướng Kirienko, nước Nga có 3 tháng để tìm ra một con
đường tối ưu để có thể ra khỏi cuộc khủng hoảng cơng nợ hiện tại.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×