Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh (panulirus homarus) nuôi thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ LƯU

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ HỆ THỐNG NUÔI
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
TÔM HÙM XANH (Panulirus homarus)
NUÔI THƯƠNG PHẨM

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số : 8420114

Người hướng dẫn: TS. Võ Văn Chí


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn củaViệt Nam chưa từng
được sử dụng hay cơng bố trong bất kì cơng trình khác cho đến thời điểm này.
Tôi xin cam đoan!

Học viên cao học

Trần Thị Lưu



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ này,
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận
tình của các cơ quan, thầy cơ giáo, giáo viên hướng dẫn cùng các bạn bè
đồng nghiệp.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Võ Văn Chí,
là người trực tiếp định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt
để tơi hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trường Đại
học Quy Nhơn đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu tại Trường.
Tơi đồng chân thành cảm ơn tới công ty TNHH Thủy Sản Đắc Lộc
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân,
bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Bình Định, tháng 9 năm 2021
Học viên

Trần Thị Lưu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của tơm hùm ..................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu tơm hùm trên thế giới ............................................. 6
1.2.1. Nghiên cứu về nuôi thương phẩm ....................................................... 6
1.2.2. Nghiên cứu về thức ăn......................................................................... 7
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 8
1.3.1. Nghiên cứu về nuôi thương phẩm ....................................................... 8
1.3.2. Nghiên cứu về thức ăn....................................................................... 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................. 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 17
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................... 17
2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ................................ 20


2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................... 23
3.1. Ảnh hưởng thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống tôm hùm xanh giai
đoạn 10g đến 200g .......................................................................................... 23
3.1.1. Môi trường trong quá trình thí nghiệm............................................. 23
3.1.2. Sinh trưởng khối lượng tơm hùm xanh giai đoạn 10g đến 200g ...... 24
3.1.3. Sinh trưởng chiều dài thân tôm hùm xanh giai đoạn 10g đến 200g . 28
3.1.4. Sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực tôm hùm xanh giai đoạn 10g
đến 200g ...................................................................................................... 31
3.1.5. Sinh trưởng chiều rộng giáp đầu ngực tôm hùm xanh giai đoạn
10g đến 200g ............................................................................................... 35

3.1.6. Ảnh hưởng thức ăn đến tỉ lệ sống của tôm hùm xanh ở giai đoạn
10g đến 200 g .............................................................................................. 39
3.1.7. Thảo luận chung cho thí nghiệm 1 .................................................... 40
3.2. Ảnh hưởng thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống tôm hùm xanh ở giai
đoạn 200g/con đến thu hoạch .......................................................................... 41
3.2.1. Môi trường trong quá trình thí nghiệm ............................................. 41
3.2.2. Ảnh hưởng thức ăn đến sinh trưởng khối lượng tôm hùm xanh ở
giai đoạn 200g đến thu hoạch ..................................................................... 42
3.2.3. Ảnh hưởng thức ăn đến sinh trưởng chiều dài tôm hùm xanh ở giai
đoạn 200g đến thu hoạch ............................................................................ 46
3.2.4. Sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực ................................................ 50
3.2.5. Sinh trưởng chiều rộng giáp đầu ngực ............................................. 54
3.2.6. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ sống của tôm hùm xanh giai đoạn
200 g đến thu hoạch .................................................................................... 57
3.2.7. Thảo luận chung cho thí nghiệm 2 .................................................... 58


3.3. Ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm
hùm xanh ......................................................................................................... 59
3.3.1. Môi trường trong q trình thí nghiệm ............................................. 59
3.3.2. Ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến sinh trưởng khối lượng thân của
tôm hùm xanh .............................................................................................. 60
3.3.3. Ảnh hưởng của hệ thống ni đến sinh trưởng kích thước của tơm
hùm xanh ..................................................................................................... 63
3.3.4. Sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực ................................................ 66
3.3.5. Sinh trưởng chiều rộng giáp đầu ngực ............................................. 68
3.3.6. Ảnh hưởng của hệ thống nuôi đến tỷ lệ sống của tôm hùm xanh ..... 70
3.3.7. Hệ số chuyển đổi thức ăn trong hai hệ thống nuôi ........................... 71
3.3.8. Thảo luận chung cho thí nghiệm 3.................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 73

1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 73
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 75
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. RAS: Recirculating Aquaculture Systems
2. TL: Total length
3. CL: Carapace length
4. CW: Carapace width
5. W: weight
6. SGR: Specific growth rate
7. TLS: tỉ lệ sống
8. HT: hệ thống
9. NT: nghiệm thức


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Công thức thức ăn cho tôm hùm bông ........................................... 11
Bảng 1.2. Công thức thức ăn cho tôm hùm bông ở 3 mức năng lượng .......... 11
Bảng 1.3. Công thức thức ăn sản xuất viên thức ăn nuôi tôm hùm xanh ....... 12
Bảng 2.1. Các yếu tố môi trường và tần suất đo ............................................. 21
Bảng 3.1. Các chỉ số mơi trường trong q trình thí nghiệm ......................... 23
Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy khối lượng tơm (g) ở giai đoạn 10g đến
200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ................................ 25
Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng tôm (g/ngày) ở giai đoạn 10g
đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ......................... 25
Bảng 3.4: Sinh trưởng đặc trưng khối lượng tôm (%/ngày) ở giai đoạn 10g

đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ......................... 27
Bảng 3. 5. Sinh trưởng tích lũy về chiều dài thân tôm (mm) ở giai đoạn 10g
đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ......................... 28
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài thân tôm (mm/ngày) ở giai
đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ......... 29
Bảng 3.7. Sinh trưởng đặc trưng chiều dài thân tôm (%/ngày) ở giai đoạn
10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau .................. 31
Bảng 3.8. Sinh trưởng tích lũy về chiều dài giáp đầu ngực (mm) ở giai đoạn
10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau .................. 32
Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài giáp đầu ngực (mm) ở giai
đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ......... 33
Bảng 3.10. Sinh trưởng đặc trưng chiều dài giáp đầu ngực (%/ngày) ở giai
đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ......... 34
Bảng 3.11. Sinh trưởng tích lũy chiều rộng giáp đầu ngực (mm) ở giai đoạn
10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau .................. 36


Bảng 3. 12. Sinh trưởng tuyệt đối chiều rộng giáp đầu ngực (mm/ngày) ở
giai đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau .. 36
Bảng 3.13. Tăng trưởng đặc trưng chiều rộng giáp đầu ngực (%/ngày) ở
giai đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau .. 37
Bảng 3.14. Tỉ lệ sống (%) ở giai đoạn 10g đến 200g/con ở các nghiệm thức
cho ăn khác nhau ............................................................................... 39
Bảng 3. 15. Hệ số chuyển đổi thức ăn ở giai đoạn 10g đến 200g/con ở các
nghiệm thức cho ăn khác nhau.......................................................... 40
Bảng 3.16. Các chỉ số mơi trường trong q trình thí nghiệm ....................... 41
Bảng 3.17. Sinh trưởng tích lũy về khối lượng (g) ở giai đoạn 200 g đến thu
hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ..................................... 43
Bảng 3.18. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng tôm (g/ngày) ở giai đoạn 200g
đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ........................ 44

Bảng 3.19. Sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (%/ngày) ở giai đoạn 200g
đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ........................ 45
Bảng 3.20. Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân tôm (mm) ở giai đoạn 200g
đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ........................ 47
Bảng 3.21. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân tôm (mm/ngày) ở giai đoạn
200g đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ............... 48
Bảng 3.22.Tốc độ sinh trưởng đặc trưng chiều dài thân (%/ngày) ở giai
đoạn 200g đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau....... 49
Bảng 3.23. Sinh trưởng tích lũy chiều dài giáp đầu ngực tôm (mm) ở giai
đoạn 200g đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau....... 51
Bảng 3.24. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài giáp đầu ngực (mm/ngày) ở giai
đoạn 200g đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau....... 52
Bảng 3.25. Sinh trưởng đặc trưng chiều dài giáp đầu ngực (%/ngày) ở giai
đoạn 200g đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau....... 53


Bảng 3.26. Sinh trưởng tích lũy chiều rộng giáp đầu ngực (mm) ở giai đoạn
200g đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau ............... 54
Bảng 3.27. Sinh trưởng tuyệt đối chiều rộng giáp đầu ngực tôm (mm/ngày)
ở giai đoạn 200g đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác
nhau ................................................................................................... 55
Bảng 3.28. Sinh trưởng đặc trưng chiều rộng giáp đầu ngực (%/ngày)ở giai
đoạn 200g đến thu hoạch ở các nghiệm thức cho ăn khác nhau....... 56
Bảng 3.29. Kết quả tỉ lệ sống (%) ở giai đoạn 200g đến thu hoạch ở các
nghiệm thức cho ăn khác nhau.......................................................... 57
Bảng 3.30. Hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn ở các nghiệm thức
cho ăn khác nhau ở giai đoạn tôm 200g/con đến thu hoạch ............. 58
Bảng 3.31. Mơi trường trong hai hệ thống thí nghiệm ................................... 59
Bảng 3.32. Sinh trưởng tích lũy khối lượng thân tơm (g) ở hai hệ thống thí
nghiệm............................................................................................... 61

Bảng 3.33. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân (g/ngày) ở hai hệ thống
nuôi.................................................................................................... 61
Bảng 3.34. Sinh trưởng đặc trưng khối lượng thân (%/ngày) ở hai hệ thống. 63
Bảng 3.35. Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân (mm) ở hai hệ thống............. 64
Bảng 3.36. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân (mm/ngày) ở hai hệ thống .. 64
Bảng 3.37. Sinh trưởng đặc trưng về chiều dài thân (%/ngày) ở hai hệ
thống nuôi ......................................................................................... 65
Bảng 3.38. Sinh trưởng tích lũy chiều dài giáp đầu ngực tôm hùm xanh
(mm) ở hai hệ thống nuôi.................................................................. 66
Bảng 3.39. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài giáp đầu ngực tôm hùm xanh
(mm/ngày) ở hai nghiệm thức ........................................................... 67
Bảng 3.40. Sinh trưởng đặc trưng chiều dài giáp đầu ngực tôm (%/ngày) ở
hai nghiệm thức................................................................................. 68


Bảng 3.41. Sinh trưởng tích lũy chiều rộng giáp đầu ngực (mm) ở hai hệ
thống nuôi ......................................................................................... 68
Bảng 3.42. Sinh trưởng tuyệt đối chiều rộng giáp đầu ngực (mm/ngày) ở
hai hệ thống nuôi ............................................................................... 69
Bảng 3.43. Sinh trưởng đặc trưng chiều rộng giáp đầu ngực (%/ngày) ở hai
hệ thống nuôi..................................................................................... 70
Bảng 3.44. Tỉ lệ sống của tôm (%) ở hai hệ thống nuôi ................................. 70
Bảng 3.45. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở hai nghiệm thức .................... 72


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống HT1 ........................................................................ 13
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống HT2 ........................................................................ 15
Hình 1.3. Một số bộ phận trong hệ thống HT2 ............................................... 16
Hình 3.1. Sinh trưởng khối lượng tôm hùm xanh ở 3 nghiệm thức thí

nghiệm............................................................................................... 43
Hình 3. 2. Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân tôm ở các nghiệm thức cho
ăn khác nhau ..................................................................................... 48


1

`MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các đối tượng tôm hùm được nuôi chủ yếu hiện nay ở nước ta gồm 04
lồi, đó là tơm hùm bơng (Panulirus ornatus), tơm hùm xanh/tôm hùm đá (P.
homarus), tôm hùm tre (P. polyphagus) và tơm hùm đỏ (P. longipes). Trong
đó, ngồi tơm hùm bông được nuôi phổ biến, trong thời gian gần đây tôm
hùm xanh cũng là đối tượng được ưa chuộng để nuôi thương phẩm ở nhiều
địa phương trong cả nước. Tôm hùm xanh có những ưu điểm nhất định so với
tơm hùm bông như: giá tôm thương phẩm ổn định, tôm giống dễ mua và giá
rẻ, bên cạnh đó lồi này dễ nuôi, kháng bệnh tốt, chống chịu tốt với biến động
trong mơi trường tự nhiên. Ngồi ra, thời gian ni hùm xanh ngắn, thu hồi
vốn nhanh.
Phú Yên là tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý và điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi tơm hùm, trong đó tơm hùm xanh
là đối tượng chủ lực. Kết quả điều tra cho thấy, số lượng lồng nuôi tôm hùm
tại Phú Yên năm 2014 là 23.627 lồng, tăng 11% so với 2013. Tuy nhiên, nuôi
tôm hùm trong mơi trường biển hở dẫn đến khó kiểm sốt mơi trường và mầm
bệnh nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Ngồi ra, nghề ni này cũng phần
nào bị tác động bởi tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong các vịnh bởi các lý
do khác nhau, đáng chú ý là lượng chất thải tạo ra từ hoạt động nuôi ở mật độ
quá cao vượt quá sức tải của môi trường vùng ni [7]. Bên cạnh đó, hiện
tượng thiên tai như bão số 12 năm 2017 đã tàn phá hầu hết các bè nuôi tôm
hùm ở vùng nuôi trọng điểm gây thiệt hại rất lớn cho người dân [13].

Trước thực trạng đó, có những nghiên cứu về thức ăn và ni thương
phẩm tôm hùm được thực hiện, nhưng chủ yếu trên đối tượng tơm hùm bơng
như: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi tôm hùm bông
(Panulirus ornatus) trong hệ thống bể của Nguyễn cơ Thạch và ctv, 2013;


2
nghiên cứu công nghệ nuôi thâm canh tôm hùm thương phẩm bằng thức ăn
cơng nghiệp trong hệ thống tuần hồn của Mai Duy Minh và ctv, 2018 .

Ngược lại, những nghiên cứu ở tơm hùm xanh vẫn cịn rất hạn chế. Năm
2015, Phan Đình Thịnh đã triển khai mơ hình nuôi tôm hùm xanh trong bể xi
măng 2 x 2 m2 có thả các ống nhựa để tạo nơi trú ẩn cho tôm, với cỡ giống
20-30 g/con, thay nước hàng ngày và cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp
dạng viên bán ẩm. Sau 12 tuần nuôi, tôm phát triển bình thường, đạt tỉ lệ sống
76% [12]. Tác giả này kiến nghị nên tiếp tục nghiên cứu nuôi tôm hùm xanh
trong bể xi-măng bằng thức ăn viên giai đoạn từ 2g/con đến thương phẩm
300-500g/con, ngoài ra cần nghiên cứu, đầu tư áp dụng hệ thống tuần hoàn
nước để nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm. Do vậy, những
nghiên cứu tiếp theo về thức ăn và hệ thống ni là rất cần thiết, vì đây được
xem là một trong những yếu tố then chốt góp phần nâng cao năng suất nuôi
thương phẩm tôm hùm xanh cũng như giảm sức tải cho môi trường tự nhiên.
Trước những vấn đề đó, tơi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn
và hệ thống nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm xanh
(Panulirus homarus) nuôi thương phẩm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm ra khẩu phần ăn thích hợp nhất để đảm bảo cho sinh trưởng và
sống sót tối ưu nhất của tơm hùm xanh ở giai đoạn nuôi từ cỡ tôm 10 g đến
khi thu hoạch.
- Tìm ra được hệ thống ni phù hợp để đảm bảo cho sinh trưởng và

sống sót tối ưu nhất của tôm hùm xanh ở giai đoạn nuôi từ cỡ tôm 10g đến cỡ
200g/con.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những thông tin quan trọng về khẩu phần ăn và các hệ


3
thống nuôi trong nuôi thương phẩm tôm hùm xanh. Những thông tin này là cơ
sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quan, đồng thời có thể
được sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần hồn thiện quy trình ni thương phẩm
tơm hùm xanh trong bể bằng hệ thống tuần hoàn nước.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của tôm hùm
Tôm hùm là tên gọi chung của nhóm giáp xác 10 chân, có 4 họ
Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae. Tôm hùm xanh (tôm
hùm đá) có tên tiếng anh là Scalloped spiny lobster, tên khoa học Panulirus
homarus, Linnaeus 1758, thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae), phân bố khá
rộng từ Tây Thái Bình Dương, Nam Phi, dọc bờ biển Đông Phi, biển đỏ, Nam
Nhật Bản, đảo Solomon, Papua New Guinea, Australia, New Caledonia và
Fiji. Chúng thường phân bố trong mơi trường nước biển sạch có rạn san hô và
di cư theo mùa.
Chu kỳ lột xác của các loài hay giữa các giai đoạn khác nhau của từng
lồi khơng giống nhau. Ở giai đoạn tơm con (chiều dài giáp đầu ngực CL =

20-30 mm), thời gian giữa hai lần lột xác của tôm hùm bông và tôm hùm đá
khoảng 23-25 ngày. Cịn ở giai đoạn tơm lớn (63-68 mm CL) thời gian giữa 2
lần lột xác tương ứng là khoảng 40 ngày và 50 ngày.
Chiều dài giáp đầu ngực (CL) là chỉ số hình thái thể hiện sự sinh trưởng
(tăng lên về kích thước) của tơm. Căn cứ vào chỉ số này người ta dự đoán chu
kỳ lột xác của tơm. Bên cạnh đó, có thể xác định độ tuổi thành thục và sức
sinh sản của tôm hùm [11].
Do sống trong hệ sinh thái rạn san hô, nên yêu cầu về môi trường khá trong
sạch và ổn định. Tơm hùm lột xác bình thường và đồng loạt, khơng bị mịn phần
phụ, màu sắc tươi sáng, mạnh khỏe khi nuôi trong lồng đặt ở ao nuôi tôm sú, nơi
có độ mặn 28 – 35‰, ơ xy hịa tan 4,5-7,2 mg/l, độ đục khá cao, tính kiềm nhẹ
[26]. Nhiệt độ phù hợp cho tôm hùm phát triển là 25-31oC, trong khi đó ở độ mặn
35‰[38][39]. Tơm hùm phát triển bình thường trong điều kiện tổng hàm lượng
NH3 và NH4 (TAN) = 0,4 mg/l (Sumbing và cộng sự, 2016); NO2-N< 4,0 mg/l


5
[36]. Hàm lượng TAN trong các hệ thống nuôi tôm hùm nên thấp hơn 2 mg/l đối
với P. Cygnus và J. edwardsii còn nitrite nên thấp hơn 5 mg/l. Điều kiện phù hợp
nhất cho tôm hùm nuôi lồng phát triển là độ mặn từ 30 – 35‰; ơ xy hịa tan (DO)
từ 6,2 - 7,2 mg/l; pH từ 7,5 - 8,5; nhiệt độ từ 24 - 31oC [45].
Ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển và chu kỳ lột xác ở tơm hùm. Ánh
sáng mạnh ngăn q trình lột xác và trong mơi trường hồn tồn tối ấu trùng
có tăng trưởng tốt hơn ngoài ánh sáng [22]. Con giống và trưởng thành ở H.
americanus thường lột xác nhiều vào ban ngày [40]. Do tôm hùm kiếm thức
ăn thiên về ban đêm nên việc chiếu sáng liên tục có thể ngăn chặn khả năng
lấy thức ăn và ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, trong khi hoạt động quá
nhiều khi bị kích thích bởi điều kiện tối ổn định có thể làm tiêu tốn năng
lượng và tác động bất lợi đến tăng trưởng của tôm [15]. Tôm giống J.
edwardsii trong điều kiện thí nghiệm thường lớn chậm hơn trong điều kiện

chu kỳ chiếu sáng dài hơn hoặc chu kỳ tối dài hơn so với tôm nuôi trong điều
kiện cân bằng chu kỳ sáng tối 12L-12D [18].
Tập tính ăn thịt đồng loại là vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát
triển sớm của tôm hùm liên quan đến tần suất cho tôm ăn [27]. Theo CortesJacinto và cộng sự (2003) cho ăn 4 đến 6 lần/ngày có thể tăng tỉ lệ sống của
tơm càng Cherax quadricarinatus qua đó nâng cao tăng trưởng so với chỉ áp
dụng số lần ăn trong ngày ít hơn[20].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy tôm hùm là đối tượng có u cầu rất
khắt khe về điều kiện mơi trường ni, trong đó u cầu nước biển có tính ổn
định, sạch và biên độ giao động hẹp, môi trường ánh sáng vừa đủ.
Thức ăn tự nhiên của tôm hùm: Tôm hùm là đối tượng ăn tạp, thức ăn
của chúng bao gồm các loại có nguồn gốc động vật và thực vật. Đối với giai
đoạn ấu trùng trôi nổi, trong dạ dày tơm J. adwardssi có các động vật phù du
là chủ yếu và phân tích thành phần thức ăn này thu được 79 – 98% độ ẩm; 1,9


6
– 54% protein; 0,4-11,2% carbonhydrate; 0,1 – 27% lipid; 4 – 76% tro [43].
Khác với giai đoạn trôi nổi, ở giai đoạn con giống, trong dạ dày của tôm hùm
gồm có các động vật đáy như chân bụng, hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, cầu gai,
tảo biển [19]. Elner và Campbell (1987) phân tích thành phần thức ăn trong
dạ dày của 1100 cá thể H. Americanus có kích thước chiều dài giáp đầu ngực
từ 11-140 mm từ môi trường truyền thống và mơi trường có nhiều rong biển,
cầu gai sinh sống cho thấy phổ dinh dưỡng của tôm hùm là tương tự như nhau
ở cả hai môi trường và các thành phần chiếm ưu thế là thực vật biển (rong
nâu, rong xanh, rong đỏ), nhuyễn thể (hai mảnh vỏ và chân bụng), giáp xác,
da gai và giun nhiều tơ[23]. Thức ăn tự nhiên như cá tươi, giáp xác và động
vật thân mềm đã chứng tỏ là thích hợp cho việc ni tơm hùm gai giống trong
điều kiện phịng thí nghiệm [21], [24]. Tuy nhiên, việc nuôi tôm hùm bằng
thức ăn tươi khai thác tự nhiên không được chấp nhận ở một số quốc gia như
Úc, do chất thải của thức ăn và sự phóng thích dưỡng chất vào mơi trường sau

đó. Những nghiên cứu thức ăn với P. ornatus, J. edwardsii và P. cygnus cho
thấy các loài này đều dễ tiếp nhận thức ăn viên khơ, nhưng chúng có những
ưu tiên đáng kể cho những thành phần nguyên liệu nhất định [46].
1.2. Tình hình nghiên cứu tơm hùm trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu về nuôi thương phẩm
Nuôi tôm hùm thương phẩm trong lồng biển trên thế giới chưa phát triển
như ở Việt Nam. Các mơ hình ni bằng lồng biển đã được thử nghiệm ở một
số quốc gia như Úc, Ấn Độ và Indonesia [31], [41]. Tại đây, tôm hùm được
ni trong lồng theo mơ hình của Việt Nam ngồi ra có kết hợp với một số
đối tượng khác như cá mú hoặc rong biển. Trong môi trường ao đất ở Úc,
ni trong các lồng lưới có kích thước mắt lưới 2a=15 mm, hình chữ nhật
kích thước lồng 1,8 x 1,8 x 0,9 m3 đặt trôi nổi nhờ hệ thống phao; che mát
bằng tấm vải; cỡ tôm 750 g/con; mật độ thả 0,5 con/m2. Thức ăn viên kích cỡ


7
7 mm được cho ăn 2 lần/ngày. Thức ăn được làm tại cơ sở bằng cách phối
trộn 50% thức ăn dùng cho nuôi tôm sú, cá tươi, vẹm, chất kết dính và sắc tố;
theo chế độ ăn khoảng 3% trong ngày. Ban đầu tôm biểu hiện các dấu hiệu
đen đuôi, mòn bụng do lồng đặt sát đáy. Khi kéo lồng lên mức cao hơn đã
khắc phục tình trạng trên [28]và chất lượng sản phẩm tôm nuôi tương tự như
tôm nuôi trong lồng biển ở Việt Nam [37].
Tôm hùm cũng đã được nghiên cứu ni thử nghiệm mơ hình trong
bể. Tơm hùm bông giống cỡ 3 g/con nuôi trong bể xi măng hình chữ nhật, sử
dụng nước tuần hồn ở các mật độ khác nhau (14; 29 và 43 con/m2). Sử dụng
thức ăn chuyên dùng cho nuôi tôm sú theo chế độ 2 lần/ngày và có bổ sung
thêm cá, tơm và nhuyễn thể, ở điều kiện độ mặn 35‰, nhiệt độ 27-31oC. Sau
272 ngày nuôi cho thấy mật độ nuôi không ảnh hưởng đến sinh trưởng của
tôm. Tại thời điểm thu hoạch tôm đạt 220 g/con; tỉ lệ sống 52% [28]. Tôm
hùm bông P. ornatus cỡ 150 g/con được nuôi trong hệ thống tuần hồn, sau

10 tháng ni tăng trọng đạt 160 g/con tương ứng cỡ tôm tôm đạt 310 g/con,
tương đương với SGR= 0,125%; tỉ lệ sống sau 10 tháng nuôi đạt 80% [37].
Một thử nghiệm về nuôi tôm hùm xanh trong bể được thực hiện tại
Mirat, 2010. Tôm được cho ăn bằng cá mòi cắt nhỏ, kết quả là nhìn chung tỷ
lệ sống sót cao trong 6 tháng đầu ni (86,7%) và thấp trong những tháng tiếp
theo. Cuối thí nghiệm, tỷ lệ chết của tôm là 48,9%. Môi trường được ghi nhận
tại đây chưa tối ưu cho nuôi tôm hùm. Độ mặn cao hơn 37,5 ppt, trong khi
nhiệt độ nước <20 oC [16].
Như vậy, trên thế giới đã có nghiên cứu nuôi trong bể cho tôm hùm
bông nhưng vẫn chưa hồn thiện. Nghiên cứu về tơm hùm xanh cịn rất ít. Đối
với tơm hùm xanh, kết quả nghiên cứu bước đầu nuôi trong bể là sử dụng
thức ăn tươi và môi trường nuôi chưa thực sự phù hợp.
1.2.2. Nghiên cứu về thức ăn


8
Để sản xuất ra thức ăn công nghiệp hiệu quả, các nghiên cứu đã tập
trung vào xác định đặc tính vật liệu, chất dẫn dụ, chất kết dính cũng như kết
cấu viên thức ăn phù hợp với tôm hùm. Williams (2007) đã tổng kết giá trị
dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn tiềm năng tập trung vào khả năng tiêu
hóa protein, lipid, năng lượng thơ của các ngun liệu tiềm năng[44].
Hiện nay trong thức ăn nuôi tôm hùm bông, loại chất kết dính đang
được sử dụng là wheat gluten 8 – 10% [43].
Khởi đầu, các tác giả đã xây dựng công thức và sản xuất viên thức ăn
công nghiệp nuôi tôm hùm cho tôm cỡ 700-1000 g/con [28] và tôm cỡ 2
g/con. Tuy nhiên, các sản phẩm thức ăn này chưa được thương mại rộng rãi
do chưa thay thế hồn tồn thức ăn tươi [44]. Tiếp theo đó viên thức ăn công
nghiệp đã được phát triển cho tôm hùm cỡ 100-500 g/con. Cho đến nay nuôi
tôm hùm quy mô thương mại, sản xuất hàng hóa vẫn sử dụng thức ăn tươi,
chưa chấp nhận thức ăn cơng nghiệp.

1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu về nuôi thương phẩm
1.3.1.1. Nuôi tôm hùm trong lồng
Việt Nam là quốc gia phát triển nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trong
lồng ở biển sớm nhất, đạt sản lượng ước tính 1600-2000 tấn/năm, đem lại trên
3500 tỉ đồng mỗi năm [13]. Lồng thường có kích cỡ 3 x 3x 1,5 m3; 3 x 3,5 x
1,5 m3 hoặc 2 x 3 x 1,2m3; 3 x 2,5 x 1,2 m3. Khung bè nổi được làm bằng tre
già hoặc bằng gỗ có đường kính từ 10 - 15 cm, chắc chắn, chịu được sóng gió
và nước biển, chiều dài cây gỗ khoảng 4 - 6 m, được liên kết lại với nhau
bằng đinh vít và dây thép có đường kính từ 3 - 5 mm tạo thành những ơ lồng
3 x 5 m, thường thì mỗi bè có 6 - 10 ơ lồng, tùy theo khả năng đầu tư của từng
người nuôi. Các lồng được che nắng bằng các tấm che. Đối với lồng nổi, các
ô vuông khung nổi trên mặt nước nhờ các thùng phi và các khung này được


9
gắn các túi lưới sâu 5-10 m. Bốn góc bè có neo để giữ cho bè ln ở thế ổn
định. Vị trí đặt bè ni có nền đáy là cát hoặc cát pha bùn lẫn san hơ nơi có độ
mặn từ 30 – 35‰; ơ xy hịa tan từ 6,2 - 7,2 mg/l; pH từ 7,8 - 8,5; nhiệt độ từ
24 - 31oC.Mật độ ương và nuôi tôm hùm tùy thuộc vào kích cỡ của tơm, từ 30
- 40 con/m2 lồng đối với tôm trắng và san thưa theo thời gian và ở cỡ 200
g/con trở lên thả 3 - 5 con/m2 lồng.
Thức ăn sử dụng là dạng sản phẩm tươi bao gồm các loại giáp xác (tôm,
cua, ghẹ...), động vật thân mềm (vẹm, sị lơng, sị đá...), các lồi cá tạp.
Nuôi tôm hùm lồng biển ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, người ni
đã có nhiều kinh nghiệm nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức như hiểm
họa thiên tai, dịch bệnh. Cơn bão năm 2017 đã tàn phá hồn tồn hệ thống
ni tơm hùm ở hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Hàng năm dịch bệnh vẫn
xảy ra gây chết tôm hàng loạt ở các vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của hai
địa phương này [13]. Sử dụng thức ăn tươi khai thác từ biển nuôi tôm hùm,

phụ thuộc vào mùa vụ, chất lượng không ổn định, khó tạo sản phẩm tơm hùm
đảm bảo an tồn thực phẩm. Với mật độ lồng nuôi ngày càng dày, dẫn tới môi
trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới việc nuôi tơm hùm ngày càng khó khăn.
Điều này cho thấy tính chất không bền vững của nghề nuôi tôm hùm lồng ở
Việt Nam.
1.3.1.2. Nuôi tôm hùm trong hệ thống bể tái sử dụng nước
Tôm hùm cũng đã được nghiên cứu nuôi thử nghiệm mơ hình trong bể
tái sử dụng nước ở quy mô khác nhau. Ở quy mô thực nghiệm nhỏ, nuôi tôm
hùm bông 24,8 g/con trong bể xi măng thay 50% nước hằng ngày (bán tuần
hồn); cho tơm ăn thức ăn viên tự sản xuất. Giai đoạn nhỏ đến cỡ 200 g/con,
tôm được cho ăn thức ăn viên sinh trưởng chậm hơn so với tôm được cho ăn
thức ăn tươi; giai đoạn 200 g/con trở lên, tăng trưởng của tôm ăn thức ăn công
nghiệp dạng viên và thức ăn tươi là tương tự như nhau; màu sắc của tôm nuôi


10
tương tự như tôm tự nhiên [8]. Các kết quả đạt được mang tính chất thăm dị
và là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu phát triển nuôi tơm hùm trong
hệ thống tuần hồn.
Ở quy mơ sản xuất, Nguyễn Cơ Thạch và cộng sự (2013)[10] thuộc
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, đã thực hiện đề tài khoa học
“Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ ni tôm hùm bông (Panulirus
ornatus) trong hệ thống bể đạt năng suất 5 kg/m2” bằng thức ăn tươi. Đây là
hướng nghiên cứu có tính đột phá nhằm tạo ra cơng nghệ ni mới mang tính
bền vững về năng suất và sản lượng cũng như thân thiện với môi trường đối
với nghề ni tơm hùm ở Việt Nam. Tiếp đó, Mai Duy Minh và cộng sự
(2019) đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ nuôi thâm canh tôm hùm
thương phẩm bằng thức ăn cơng nghiệp trong hệ thống tuần hồn” với đối
tượng nghiên cứu là tôm hùm bông trong năm 2016-2018. Kết quả cho thấy
tơm hùm bơng giống kích cỡ 10,50 ± 0,56 g sau 17 tháng nuôi đạt 0,859 ±

0,072 kg/con; tỉ lệ sống đạt 71,39 ± 4,52% [4].
Như vậy, tại Việt Nam đã triển khai hình thức ni trong bể tái sử
dụng nước và bước đầu cho kết quả khả quan, tuy nhiên nghiên cứu được
thực hiện trên tôm hùm bông là chủ yếu. Đồng thời, việc thử nghiệm các hệ
thống tuần hồn (RAS) vẫn cịn rất hạn chế.
1.3.2. Nghiên cứu về thức ăn
Ở Việt Nam, Lại Văn Hùng và các cộng sự Trường Đại học Nha Trang
đã nghiên cứu khá đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng, nguyên liệu làm thức ăn và
sản xuất viên thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm [1], [8],[9]. Theo các tác giả
này, đối với tôm hùm bông cỡ 500 g/con, bổ sung 2,1% DHA vào thức ăn
công nghiệp cho kết quả tốt hơn về tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn
(FCR) so với lượng 2,0%; 2,2% hoặc cá tạp; đồng thời việc bổ sung DHA đã
không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống của tôm hùm bông. Tương tự như vậy, việc bổ


11
sung EPA ở mức 2,0% có hiệu quả hơn các mức 2,2%; 2,4% hoặc cá tạp và
không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm hùm bông.
Các tác giả cũng đã xây dựng được công thức thức ăn cho tôm hùm
bông như trong Bảng 1.1 (Lại Văn Hùng và cộng sự, 2014).
Bảng 1.1. Công thức thức ăn cho tôm hùm bông

Giai đoạn
thương phẩm
1
Bột cá Kiên Giang (65% CP)
66,8
65,6
2
Bột mực

10,0
10,0
3
Bột đậu nành
2,5
3,0
4
Wheat gluten
10,0
10,0
5
Dầu mực
3,0
3,0
6
Dầu đậu nành
0,5
0,5
7
Cholesterol
0,3
0,3
8
Vitamin premix
0,3
0,3
9
Khoáng premix
3,0
3,0

10
Khác
5,7
9,7
Tổng cộng
100
100
Một số tác giả khác cũng đã xây dựng công thức thức ăn công nghiệp
TT

Nguyên liệu

Giai đoạn giống

cho tôm hùm bông, cụ thể như ở Bảng 1.2 (Lê Anh Tuấn, 2013). Dùng thức
ăn này nuôi tôm hùm bông 60 g/con trong lồng trên biển, ở mật độ 20 con/m2
lên 80 g/con theo chế độ cho ăn 2 lần /ngày. Tôm ăn thức ăn công nghiệp
chậm lớn hơn so với tôm ăn thức ăn tươi [8].
Bảng 1.2. Công thức thức ăn cho tôm hùm bông ở 3 mức năng lượng

TT
1
2
3
4
5

Năng
lượng cao
Bột cá Kiên Giang (65% CP)

60,0
Bột tôm
6,2
Bột gan mực
8
Cá tươi
15
Gluten
3,7
Nguyên liệu

Năng lượng Năng lượng
trung
thấp
54
48
6,2
6,2
8
8
15
15
3,7
3,7


12
6
Wheat (10 cp)
0

6
12
7
Dầu cá
2
2
2
8
Chất kết dính
1
1
1
9
Vitamin, Khống
4,1
4,1
4,1
Tổng
100
100
100
Đã có nhiều kết quả đạt được trong nghiên cứu sản xuất thức ăn công
nghiệp nuôi tôm hùm bông. Tuy vậy, cho đến năm 2016, theo kết quả phỏng
vấn trực tiếp người nuôi tôm hùm tại các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận,
các sản phẩm thức ăn công nghiệp chưa được người nuôi tôm hùm lồng ở
Việt Nam chấp nhận [3].
Theo nghiên cứu của Mai Duy Minh và cộng sự (2019), thức ăn cho
tơm hùm xanh có cơng thức như sau:
Bảng 1.3. Cơng thức thức ăn sản xuất viên thức ăn nuôi tôm hùm xanh


TT

Thành phần

%

1

Bột cá& tôm (65 – 67 % protein)

72,1

2

Bột mì

11,7

3

Cao mực

2

4

Gluten bột mì

6


5

Dầu cá

1,9

6

Dịch đậu nành

2,4

7

Megabic®, Bayer

0,5

8

Biomos®, Altech

0,5

9

Growmix®shrimp (vi ta min và khống)

1,9


10

Chất kết dính

11

Nustic@ Bayer

1,8

12

Gia vị khác

1,0

2

100
Tổng cộng
Như vậy, có thể thấy thức ăn viên đã được nghiên cứu nhiều cho tôm


13
hùm bơng và nghiên cứu cịn hạn chế trên tơm hùm xanh. Tuy nhiên, cho đến
nay, thức ăn viên vẫn chưa được người ni chấp nhận do chưa có cơ sở khoa
học thật sự. Do đó, những nghiên cứu về thức ăn đối với đến sinh trưởng và tỉ
lệ sống của tơm hùm nói chung và tơm hùm xanh nói riêng là cần thiết.
1.3.3. Một số thông tin về các hệ thống nuôi
1.3.3.1. Hệ thống HT1

Bể lắng

Bể lọc sinh học

Bơm chìm

Bể lắng
skimmer
UV

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống HT1

Hệ thống HT1 gồm có bể ni tơm, bể lắng chất thải dạng hạt, bể lọc sinh
học, bể chuẩn hóa chất lượng nước, máy bơm, máy ổn nhiệt độ nước, máy
tách bọt, đèn UV khử trùng, máy thổi khí.
- Các bể ni thí nghiệm hình chữ nhật có diện tích 12 m2, kích thước
7x1,7x1,1 m. Trong mỗi bể đặt các tấm lưới để làm chỗ ẩn nấp cho tôm, mức
nước trong bể là 0,6 mét.
- Bể lắng vật liệu xi măng, hình trịn, Ø 4 m, thể tích của bể là 23 m3. Đầu


×