Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên nội trú tại ký túc xá, trường đại học sư phạm kỹ thuật tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI KÝ TÚC XÁ, TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
Mã ngành: 8140101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS. TS Dương Thị Kim Oanh
HỌC VIÊN

: Võ Như Phương Thùy - 1880244

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2020










LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: VÕ NHƯ PHƯƠNG THÙY


Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 25/06/1996

Nơi sinh: TPHCM

Quê quán: TPHCM

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng: 309/4 Võ Văn Ngân, p. Linh Chiểu, quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh
Điện thoại riêng: 0587459209
E-mail:
II. Q TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 2014 đến 2018

Nơi học : Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Ngành học: Kinh tế gia đình
2. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 2018 đến 2020

Nơi học : Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Ngành học: Giáo dục học



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho sinh viên nội trú tại ký túc xá, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
TPHCM” là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 5 năm 2020
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy/Cô của Viện Sư phạm
kỹ thuật tpHCM đã giảng dạy, hướng dẫn các kiến thức nền tảng, chia sẻ các kinh
nghiệm hết sức quý báu cho học viên, truyền lửa và khơi gợi các ý tưởng để tôi thực
hiện đề tài “Giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh
viên nội trú tại ký túc xá, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM”.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Dương Thị Kim Oanh,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Ngoài ra, xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, cán bộ quản lý và sinh viên
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM, bạn bè, anh chị lớp cao học GDH18B đã
hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!


TÓM TẮT
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, để
đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, người lao động không chỉ nắm
vững kiến thức chun mơn mà cịn phải có những kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm trở

thành yếu tố quan trọng trong các chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp. Kỹ
năng mềm cần kết hợp rèn luyện và thực hành thường xuyên trong môi trường học
tập, hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống. Với mục đích đề xuất các biện pháp rèn
luyện kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên nội trú, đề tài
“Giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên nội trú tại
ký túc xá, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM” gồm các nội dung như sau:
Thứ 1: Phần mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
nhiệm vụ nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Thứ 2: Phần nội dung gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho sinh viên, đề tài đã tổng quan các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng
mềm cho SV trên thế giới và tại Việt Nam, xác định các khái niệm cơ bản, các dạng
kỹ năng mềm của SV, nghiên cứu các con đường giáo dục kỹ năng mềm cho SV, đề
xuất quy trình giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho SV.
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho SV nội trú tại
KTX, trường ĐHSPKT tpHCM, dựa vào kết quả khảo sát cho thấy:
-

Kỹ năng mềm của SV đang ở mức trung bình.

-

Hầu hết CBQL và SV nhận thức đúng về khái niệm, vai trò và các loại kỹ
năng mềm cần thiết cho SV.

-

Các hoạt động trải nghiệm đã tổ chức tại KTX: hoạt động tình nguyện, câu
lạc bộ, văn nghệ, hội thao.



-

Mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục KNM cho SV như sau:
thường xuyên nhất là chương trình văn nghệ, hội thao và các hoạt động tình
nguyện.
Chương 3: Đề xuất biện pháp giáo dục KNM qua tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho SV nội trú tại KTX, trường ĐHSPKT tpHCM dựa trên các nguyên tắc
sau: nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên
tắc đảm bảo tính pháp lý; nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
Các biện pháp được đề xuất:
-

Giáo dục KNM cho SV qua hoạt động đối thoại với chuyên gia tâm lý và nhà
tuyển dụng.

-

Giáo dục KNM cho SV qua tổ chức các hoạt động tình nguyện.

-

Giáo dục KNM cho SV qua tổ chức các cuộc thi đua, sáng tạo.

-

Giáo dục KNM cho SV qua tổ chức các câu lạc bộ.


-

Giáo dục KNM cho SV qua tổ chức các hoạt động văn nghệ.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy 5 biện pháp được đề xuất có tính khoa học,

tính cần thiết và tính khả thi cao.
Thứ 3: Phần kết luận, gồm các kết luận rút ra từ đề tài và các kiến nghị đối với
CBQL và SV để cải thiện quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV nội trú.


ABSTRACT
In the context of strong development of science, engineering and technology,
employees must not only master specialist knowledge but also have soft skills in
order to meet the recruitment requirements of enterprises. Soft skills which need a
combination of regular training and practice in the learning environment,
professional activities and daily life have become a key factor in business’
recruiment policies. With the purpose of proposing measures for soft skills training
through organizing experience activities for boarding students, the thesis “Soft skills
education through organizing experience activities for boarding students at
dormitory, Ho Chi Minh City University of Technology and Education” includes the
following contents:
First: Prologue presents the reasons for choosing the topic, research
objectives, research tasks, research objects, research subjects, research hypotheses,
research scope, research methods and structure of the thesis.
Second: The content consists of three chapters:
Chapter 1: Theoretical basis for soft skills education through organizing
experience activities for students. The thesis has reviewed the researchs on soft
skills education for students in the world and in Vietnam, identified fundamental
concepts and types of soft skills, studied the path of soft skills education, proposed
the process of educating soft skills through experience activities for students.

Chapter 2: Research on the status of soft skills education for boarding
students at the dormitory, Ho Chi Minh City University of Technology and
Education. The results of the survey shows that:
-

Student’s soft skills are at average level.

-

Most managerial staffs and students are well aware of the concepts, roles and
types of soft skills needed for students.

-

Experience activities held at the dormitory: volunteering activities, clubs, arts
and sports events.


-

The level of organizing experience activities to educate soft skills for
students is as follows: cultural shows, sports festivals and volunteering
activities are most common.
Chapter 3: Proposal for measures to educate soft skills through organizing

experience activities for boarding students at the dormitory, University of
Technology and Education in Ho Chi Minh City, based on the following principles:
principles to ensure inheritance; principles to ensure practicality; principles to
ensure legality; principles to ensure feasibility.
These are recommended measures:

-

Educating soft skills for students through active dialogues with psychologists
and employers.

-

Educating soft skills for students though organizing volunteering activities.

-

Educating soft skills for students through organizing clubs.

-

Educating soft skills for students through organizing art activities.
The test results show that 5 recommended measures are scientific, necessary

and highly feasible.
Third: Conclusion, including conclusions drawn from the thesis and
recommendations to managerial staffs and students to improve the process of
educating soft skills for boarding students.


Mục lục

LÝ LỊCH KHOA HỌC.............................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................iv
TÓM TẮT.................................................................................................................v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................xiv
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3
4. Khách thể nghiên cứu............................................................................................3
5. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
6. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
8. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
9. Cấu trúc của luận văn............................................................................................6
Chương 1................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM QUA TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN..............................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm qua hoạt động trải nghiệm cho
sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam......................................................................7
1.1.1. Trên thế giới..............................................................................................7
1.1.2. Tại Việt Nam...........................................................................................10
1.2. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................13
1.2.1. Kỹ năng...................................................................................................13
1.2.2. Kỹ năng mềm..........................................................................................13
1.2.3. Giáo dục..................................................................................................14


1.2.4. Giáo dục kỹ năng mềm...........................................................................15
1.2.5. Hoạt động trải nghiệm.............................................................................15
1.2.6. Giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm....................16
1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh
viên.......................................................................................................................... 17

1.4. Phân loại kỹ năng mềm....................................................................................19
1.5. Giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên........22
1.5.2. Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục KNM cho SV..............................23
1.5.3. Các dạng của hoạt động trải nghiệm trong giáo dục kỹ năng mềm cho SV
.......................................................................................................................... 26
1.6. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
sinh viên..................................................................................................................34
1.6.1. Phương pháp dạy học nhóm....................................................................34
1.6.2. Phương pháp trò chơi..............................................................................36
1.6.3. Phương pháp sắm vai..............................................................................36
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên.......37
1.7.1. Yếu tố khách quan...................................................................................37
1.7.2. Yếu tố chủ quan......................................................................................38
1.8. Đặc điểm sinh viên nội trú của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM.....39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................42
Chương 2................................................................................................................. 43
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI
KÝ TÚC XÁ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT tpHCM...................43
2.1. Khái quát về Trường Đại học sư phạm kỹ thuật tpHCM..................................43
2.1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM........................43
2.1.2. Giới thiệu về Ký túc xá Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM.......45
2.2. Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên nội trú tại ký túc xá, trường ĐHSPKT
tpHCM..................................................................................................................... 46


2.2.1. Nhận thức của sinh viên nội trú tại KTX, trường ĐHSPKT tpHCM về kỹ
năng mềm.........................................................................................................46
2.2.2. Các kỹ năng mềm sinh viên nội trú tại KTX, trường ĐHSPKT tpHCM đã
được trang bị.....................................................................................................50
2.2.3. Mức độ rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên nội trú tại KTX, trường

ĐHSPKT tpHCM..............................................................................................57
2.2.4. Cách thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên nội trú tại KTX, trường
ĐHSPKT tpHCM..............................................................................................61
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện KNM của SV nội trú tại
KTX, trường ĐHSPKT tpHCM........................................................................63
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nội trú tại ký túc xá,
trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM...............................................................63
2.3.1. Nhận thức về kỹ năng mềm của CBQL ký túc xá, trường ĐHSPKT
tpHCM.............................................................................................................. 64
2.3.2. Mức độ tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên nội
trú tại KTX, trường ĐHSPKT tpHCM..............................................................66
2.3.3. Mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng mềm cho
sinh viên nội trú................................................................................................67
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác rèn luyện kỹ năng mềm cho SV nội
trú tại KTX, trường ĐHSPKT tpHCM..............................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................71
Chương 3................................................................................................................. 72
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI KÝ TÚC XÁ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM............................................................................72
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng mềm qua tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho SV nội trú tại KTX, trường ĐHSPKT tpHCM.....................................72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa............................................................72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................72


3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý............................................................73
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................73
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.........................................................73
3.2. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nội trú trường Đại học

Sư phạm kỹ thuật TPHCM qua tổ chức hoạt động trải nghiệm...............................73
3.2.1. Biện pháp 1: Giáo dục KNM qua hoạt động đối thoại với chuyên gia tâm
lý và nhà tuyển dụng.........................................................................................74
3.2.2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng mềm cho SV qua tổ chức các hoạt động
tình nguyện.......................................................................................................78
3.2.3. Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng mềm cho SV qua tổ chức các cuộc thi
đua, sáng tạo.....................................................................................................83
3.2.4.Biện pháp 4: Giáo dục KNM cho SV qua tổ chức các câu lạc bộ............87
3.2.5. Biện pháp 5: Giáo dục KNM cho SV qua tổ chức các hoạt động văn nghệ
.......................................................................................................................... 90
3.3. Khảo nghiệm tính khoa học, tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp giáo
dục KNM qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho SV nội trú tại KTX, trường
ĐHSPKT tpHCM....................................................................................................93
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................93
3.3.2. Khách thể khảo nghiệm...........................................................................93
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm............................................................................93
3.3.4. Phương pháp và khảo nghiệm.................................................................93
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm..............................................................................93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................105
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhận thức của SV về khái niệm kỹ năng mềm........................................47
Bảng 2.2 Nhận thức về vai trò kỹ năng mềm của SV nội trú tại KTX, trường

ĐHSPKT tpHCM....................................................................................................47
Bảng 2.3 Nhận thức của SV nội trú tại KTX, trường ĐHSPKT tpHCM về các kỹ
năng mềm................................................................................................................49
Bảng 2.4 Ý kiến của SV về kỹ năng mềm đã được trang bị...................................50
Bảng 2.5 Đánh giá của SV về mức độ kỹ năng mềm của sinh viên.........................51
Bảng 2.6 Mức độ kỹ năng giao tiếp của SV............................................................52
Bảng 2.7 Mức độ kỹ năng làm việc nhóm của SV...................................................53
Bảng 2.8 Mức độ kỹ năng giải quyết vấn đề của SV...............................................54
Bảng 2.9 Mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của SV................................................56
Bảng 2.10 Mức độ rèn luyện kỹ năng giao tiếp của SV...........................................57
Bảng 2.11 Mức độ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của SV.................................58
Bảng 2.12 Mức độ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề của SV.............................59
Bảng 2.13 Mức độ rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của SV..............................60
Bảng 2.14 Mức độ tham gia các con đường rèn luyện KNM của SV......................61
Bảng 2.15 Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện KNM......63
Bảng 2.16 Nhận thức của CBQL về khái niệm KNM..............................................64
Bảng 2.17 Nhận thức của CBQL về vai trò của KNM đối với SV..........................65
Bảng 2.18 Nhận thức của CBQL về các KNM cần giáo dục cho SV nội trú...........66
Bảng 2.19 Đánh giá của CBQL về mức độ tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng
mềm cho SV nội trú.................................................................................................66


Bảng 2.20 Đánh giá của CBQL về mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo
dục KNM cho SV…………………………………………………………………..71
Bảng 2.21 Nhận thức của CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác rèn luyện
KNM cho SV nội trú...............................................................................................69
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết của biện pháp giáo dục KNM qua tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho SV nội trú......................................................................97
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNM qua tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho SV nội trú...........................................................100

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát tính khoa học của các biện pháp giáo dục KNM qua tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho SV nội trú...........................................................102


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, để
đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, người lao động không chỉ nắm
vững kiến thức chuyên mơn mà cịn phải có những kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm
không phải chỉ học được qua sách vở, cần kết hợp rèn luyện và thực hành thường
xuyên trong môi trường học tập, hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, kỹ năng mềm trở thành yếu tố quan trọng
trong các chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp, ngồi trình độ chun mơn cao,
việc thích ứng với môi trường và nhạy bén trong việc xử lý tình huống cần được
trang bị để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và xã hội.
Nghị quyết 29 của chính phủ về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào
tạo đã đề cập “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi 2 nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học” [1]. Nghị quyết 29 đã xác định ngồi các kiến thức chun mơn,
kỹ năng mềm cần được chú trọng đặc biệt cho người học theo cách thức đa dạng
trong và ngồi khơng gian lớp học. trong đó có tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
Hiện nay, trong trường học đã có những quy định về việc giáo dục và hỗ trợ
người học phát triển những kỹ năng mềm. Công tác rèn luyện kỹ năng mềm cho
người học được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như tích hợp qua dạy học các

mơn khoa học, lồng ghép qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Giáo dục kỹ năng


mềm qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường đại học giúp sinh viên tiếp cận
với các kỹ năng mềm theo nhiều góc cạnh, khơng chỉ về mặt hình thức mà cịn rèn
luyện có định hướng và mục đích rõ ràng. Hoạt động trải nghiệm gồm 4 nội dung
hoạt động chính là phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục
vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp [48].
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM có 6000 sinh viên nội trú. Sau
thời gian học tập tại trường, ký túc xá là ngôi nhà thứ 2 để sinh viên nghỉ ngơi và
thực hiện các hoạt động khác. Sinh viên nội trú đến từ khắp các vùng miền trên đất
nước và điều kiện gia đình khác nhau, nên các vấn đề về khác biệt cách sống, quan
điểm sống và cách thể hiện cảm xúc là khác nhau, dễ dẫn đến các vấn đề trong q
trình sinh hoạt, cũng như sinh viên chưa có kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống.
Tại Ký túc xá, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM đã thành lập câu
lạc bộ về văn nghệ, thể thao, các nhóm học tập. Ngồi ra, cán bộ quản lý và liên chi
hội cũng tổ chức các chương trình tham quan, tình nguyện cho sinh viên. Tuy nhiên,
các kế hoạch tổ chức chưa nhằm vào mục đích cụ thể là giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên mà chỉ nhằm tạo thêm sân chơi cho sinh viên, chưa có phương pháp và
cách thức tổ chức đồng bộ, chưa thu hút được sinh viên nên chưa thật sự đạt được
hiệu quả như mong muốn.
Kỹ năng mềm khơng mang tính chuyên môn, không sờ nắm được, không chỉ
là các lý thuyết mà cần thực hành để đạt được hiệu quả. Để rèn luyện kỹ năng mềm
cho sinh viên, việc tích hợp kỹ năng mềm vào các hoạt động trải nghiệm của nhà
trường giúp sinh viên có hứng thú, có kế hoạch và mục đích tham gia rõ ràng.
Vì vậy, giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nội trú giúp sinh viên thích
nghi nhanh hơn trong một mơi trường học tập mới, đồng thời là tiền đề cho quá
trình học tập và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.
Với những lý do trên, thực hiện đề tài nghiên cứu “ Giáo dục kỹ năng mềm

qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên nội trú tại ký túc xá, trường Đại
học Sư phạm kỹ thuật TPHCM” là cần thiết.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên nội trú qua tổ chức
các hoạt động trải nghiệm tại Ký túc xá, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên qua tổ chức
hoạt động trải nghiệm .

-

Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nội trú tại Ký túc
xá, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM.

-

Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên nội trú qua tổ chức
hoạt động trải nghiệm tại Ký túc xá, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM.

4. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nội trú tại Ký túc xá, trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM.
5. Đối tượng nghiên cứu
Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên nội trú tại Ký túc xá, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM.

6. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nội trú tại trường ĐHSPKT
tpHCM đã được quan tâm nhưng vẫn chưa phong phú về hình thức và cách thức tổ
chức nên kỹ năng mềm của sinh viên còn hạn chế.
Các biện pháp rèn luyện KNM qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho
sinh viên nội trú tại Ký túc xá trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tpHCM là khoa
học, cần thiết và khả thi.


×