Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ NGUYỆT NGA

HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI THƢỜNG XUN
TẠI TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT TỈNH
BÌNH ĐỊNH

Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 8.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tiến

Bình Định, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng lặp và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Nguyệt Nga


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy/Cô đã tham
gia giảng dạy trong Chƣơng trình Cao học Kế tốn Khóa 22B của Trƣờng Đại
học Quy Nhơn, những ngƣời đã truyền đạt cho tơi những kiến thức hữu ích về


kế tốn, làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tiến – ngƣời thầy đã
tận tâm, tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Xin gửi lời tri ân đến bạn bè và đồng nghiệp tại Phòng Tài chính - Kế
tốn của Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Định đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Thị Nguyệt Nga


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................... 6
7. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SỐT CHI THƢỜNG
XUN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP ...................... 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ CHI THƢỜNG

XUYÊN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP .................................................. 8
1.1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp .......................................................... 8
1.1.2. Khái quát về chi thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp.................. 13
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT CHI TRONG ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP ...................................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm về kiểm soát chi ............................................................. 18
1.2.2. Mục tiêu của kiểm soát chi ............................................................. 19
1.2.3. Đặc điểm và yêu cầu của kiểm soát chi .......................................... 20
1.2.4. Hình thức và nội dung kiểm sốt chi .............................................. 22


1.3. KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP ...................................................................................................... 22
1.3.1. Quy trình về kiểm sốt chi thƣờng xuyên ....................................... 22
1.3.2. Kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân .................................. 24
1.3.3. Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chun mơn ........................... 25
1.3.4. Kiểm sốt các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định ......... 26
1.3.5. Kiểm soát các khoản chi khác ......................................................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................... 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
TẠI TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH ........ 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT ........ 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 28
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn .......................................... 29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm ........................................... 29
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và cơng tác tài chính - kế tốn tại
Trung tâm .................................................................................................. 33
2.1.5. Tổng hợp các khoản chi thƣờng xuyên tại Trung tâm .................... 35
2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI THƢỜNG
XUYÊN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BÌNH

ĐỊNH ........................................................................................................... 38
2.2.1. Nhận diện các rủi ro về chi thƣờng xuyên tại Trung tâm ............... 38
2.2.2. Kiểm soát chi thanh tốn cho cá nhân (Tiểu nhóm 0129) .............. 40
2.2.3. Kiểm sốt chi nghiệp vụ chun mơn (Tiểu nhóm 0130) .............. 49
2.2.4. Kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định (Tiểu nhóm 0130) ...60
2.2.5. Kiểm sốt chi các khoản chi khác (Tiểu nhóm 0132) .................... 62


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI
THƢỜNG XUN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT
TỈNH BÌNH ĐỊNH ..................................................................................... 65
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 65
2.3.2. Những hạn chế ................................................................................ 67
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................... 70
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI
THƢỜNG XUN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT
TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................................................................................ 71
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM ĐẾN NĂM 2025,
TẦM NHÌN 2030 VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN .......................... 71
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Trung tâm đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 71
3.1.2. Định hƣớng hồn thiện.................................................................... 72
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH ..... 73
3.2.1. Hồn thiện về chính sách, mơi trƣờng cho cơng tác kiểm sốt chi
thƣờng xun............................................................................................. 73
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế nhận dạng, đánh giá và đối phó với rủi ro trong
chi thƣờng xun ....................................................................................... 74
3.2.3. Hồn thiện KSC thanh tốn cá nhân ............................................... 77
3.2.4. Hồn thiện KSC nghiệp vụ chun mơn ........................................ 78

3.2.5. Hồn thiện kiểm soát chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định ........ 82
3.2.6. Hồn thiện kiểm sốt các hoạt động chi khác................................. 82
3.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ........................... 83
3.3.1. Về phía các cơ quan quản lý cấp trên ............................................. 83
3.3.2. Về phía Trung tâm kiểm sốt bệnh tật ............................................ 83


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................... 84
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải nghĩa của từ

BCTC

Báo cáo tài chính

KSBTBĐ

Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Định

KSC

Kiểm sốt chi


NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

TC-HC

Tổ chức hành chính

TC-KT

Tài chính Kế toán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp chi thƣờng xuyên tại Trung tâm KTBTTBĐ giai đoạn
2019 - 2020 ..................................................................................... 35
Bảng 2.2: Tổng hợp về dự toán và thực tế các khoản chi thƣờng xuyên tại
Trung tâm năm 2020 ....................................................................... 37
Bảng 2.3: Kết quả KSC thanh toán cho cá nhân từ nguồn kinh phí do NSNN
cấp giai đoạn 2019 - 2020 ............................................................... 48
Bảng 2.4: Kết quả KSC thanh toán cho cá nhân từ nguồn kinh phí thu hoạt
động sự nghiệp giai đoạn 2019 - 2020............................................ 48
Bảng 2.5: Kết quả KSC thanh tốn nghiệp vụ chun mơn từ nguồn kinh phí
do NSNN cấp giai đoạn 2019 - 2020 .............................................. 59
Bảng 2.6: Kết quả KSC thanh tốn nghiệp vụ chun mơn từ nguồn thu hoạt
động sự nghiệp giai đoạn 2019 - 2020 ........................................... 59
Bảng 2.7: Kết quả trích lập các quỹ của Trung tâm giai đoạn 2019 - 2020 ... 64
Bảng 2.8: Kết quả KSC các quỹ của Trung tâm giai đoạn 2019 - 2020 ......... 65



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình KSC thƣờng xun NSNN ............................................. 23
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm KSBTTBĐ ....... 30
Hình 2.2: Quy trình kiểm sốt chi thanh tốn tiền lƣơng ............................... 41
Hình 2.3: Quy trình kiểm sốt chi thanh tốn tiền thu nhập tăng thêm .......... 44
Hình 2.4: Quy trình kiểm sốt chi thanh tốn nghiệp vụ chun mơn ........... 49
Hình 2.5: Quy trình kiểm sốt chi thanh tốn sửa chữa thƣờng xuyên tài sản
cố định phục vụ công tác chuyên môn............................................ 56
Hình 2.6: Quy trình kiểm sốt nhập vật tƣ, hàng hố phục vụ chun mơn và
thanh tốn ........................................................................................ 57
Hình 2.7: Quy trình kiểm sốt xuất vật tƣ, hàng hố phục vụ chun mơn ... 58
Hình 2.8: Quy trình kiểm sốt mua sắm, sửa chữa tài sản cố định................. 60
Hình 3.1: Quy trình nhận diện rủi ro trong KSC ............................................ 75
Hình 3.2: Quy trình kiểm sốt nhân lực phục vụ KSC thanh tốn cá nhân .... 77
Hình 3.3: Quy trình kiểm sốt chi cơng tác phí .............................................. 81


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
KSC thƣờng xuyên là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần
phịng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro, đặc biệt là ngăn ngừa các hành vi
gian lận, sử dụng hiệu quả, minh bạch ngân sách, tài sản nhà nƣớc trong các
hoạt động chi tiêu thƣờng xuyên tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời,
thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số
85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh,

chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập; ngành Y tế đã đặt ra yêu cầu các bệnh viện, các
trung tâm y tế phải chủ động hơn trong các hoạt động quản lý và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực tài chính, trong bối cảnh nguồn kinh phí thƣờng xuyên do
NSNN cấp hàng năm có tỷ trọng giảm dần; do đó, bên cạnh việc tăng và quản
lý nguồn thu - chi, tránh thất thốt để giảm chi phí là yếu tố rất quan trọng.
Đối với Trung tâm KSBTTBĐ, KSC thƣờng xun có thể nói là cơng
việc cấp thiết để bảo đảm việc thực hiện chỉ tiêu chi theo đúng kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm
KSBTTBĐ hiện nay vẫn còn một số hoạt động chi chƣa thực sự đúng đối
tƣợng thụ hƣởng, nhiều nguồn chi chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, công tác
kiểm tra, giám sát đối với công tác chi thƣờng xuyên của Trung tâm chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức nên vẫn cịn một số sai sót trong quá trình quản lý.
Từ những hạn chế trên, trong hai năm qua Trung tâm KSBTTBĐ đã có
những điều chỉnh nhằm tăng cƣờng công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung
tâm nhƣng q trình thực hiện cũng cịn nhiều bất cập, khó khăn. Để công tác


2
KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ thực hiện tốt thì cần có những
giải pháp hiệu quả trong cơng tác kiểm sốt các khoản chi thƣờng xun.
Vì những lý do trên tơi chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác KSC thường
xun tại Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Định” làm luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ của mình nhằm qua nghiên cứu này sẽ giúp cho Trung tâm
KSBTTBĐ phát hiện ra những sai sót trong qua trình quản lý chi thƣờng
xuyên, nhằm chấn chỉnh kịp thời và ban hành các biện pháp quản lý mới để
công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ ngày càng chặt chẽ và
theo đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình tra cứu và tham khảo nhiều tài liệu khác nhau đối với các
mảng vấn đề liên quan đến luận văn mà tác giả dự định nghiên cứu, tác giả
nhận thấy rằng có nhiều cơng trình nghiên cứu đƣợc thực hiện với nội dung
nghiên cứu về KSC ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể tổng quan các nghiên
cứu tiêu iểu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả nhƣ sau:
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hải Vân với đề tài “KSC thường xuyên
ngân sách xã qua KBNN tỉnh Kon Tum” (2015). Đề tài đã đánh giá thực
trạng công tác KSC thƣờng xuyên NSNN xã qua KBNN tỉnh Kon Tum, cũng
nhƣ yêu cầu đổi mới của công tác quản lý NSNN trong thời gian tới nhằm
đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC thƣờng xuyên NSNN xã qua
KBNN tỉnh Kon Tum, đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý,
điều hành NSNN, phù hợp với quá trình cải cách tài chính cơng, phù hợp với
chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ƣu điểm của nghiên cứu là đi sâu đánh giá
công tác KSC thƣờng xuyên NSNN xã qua KBNN tỉnh Kon Tum trên cơ sở
tiếp cận công tác KSC theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính cơng và KSC
tiêu cơng của các nƣớc tiên tiến để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác KSC thƣờng xuyên NSNN xã qua KBNN theo hƣớng hiệu quả, đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện


3
thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời phù hợp xu thế hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới nghiên cứu
lĩnh vực ngân sách xã mà không phải là KSC thƣờng xuyên các lĩnh vực khác.
Hay nghiên cứu của Đào Anh Đức (2015) về “Hồn thiện cơng tác KSC
thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”.
Nghiên cứu cũng đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về ngân sách nhà nƣớc cấp xã
và công tác KSC thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN, tác giả Đào Anh
Đức đã đi sâu đánh giá thực trạng KSC thƣờng xuyên ngân sách xã qua
KBNN Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng thông qua việc thu thập câu trả lời từ 135

phiếu khảo sát. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác KSC
thƣờng xun ngân sách xã qua KBNN Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng.
Đồng thời, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thu (2015) với đề tài: “Hoàn
thiện KSNB các khoản chi tại Sở Tài chính tỉnh Bình Định" cũng đã hệ thống
hóa lý luận về KSNB chi ngân sách tại một đơn vị hành chính sự nghiệp
chuyên về tài chính ở tỉnh Bình Định; từ đó phân tích và đề xuất một số giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác KSNB các khoản chi ngân sách nhằm góp
phần nâng cao và tăng tính hiệu quả trong việc chi tiêu tại Sở Tài chính, tỉnh
Bình Định.
Hoặc nghiên cứu của Hồng Thị Xn Hƣơng (2018) với đề tài:
“Hồn thiện cơng tác KSC thường xuyên ngân sách nhà nước tại KBNN
Quảng Trạch, Quảng Bình" cũng đã phân tích cơng tác KSC thƣờng xuyên
NSNN qua KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình, tìm ra nguyên nhân và giải
pháp hồn thiện cơng tác KSC thƣờng xun NSNN qua ngân sách qua
KBNN Quảng Trạch, Quảng Bình.
Về lĩnh vực Y tế cũng có một số nghiên cứu về KSC tiêu biểu nhƣ:
Hay nghiên cứu của Phạm Thị Trà (2014) về “Hồn thiện cơng tác
kiểm sốt nội bộ thu, chi tại Viện sốt rét - ký sinh trùng - cơn trùng Quy
Nhơn”. Nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ ản về KSNB


4
trong các đơn vị sự nghiệp cơng, từ đó rút ra những yêu cầu của công tác
KSNB đối với hoạt động thu, chi tại cơ quan Viện sốt rét - ký sinh trùng - cơn
trùng Quy Nhơn; phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát thu, chi tại
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn, qua nghiên cứu thực tiễn
cũng nhƣ từ những cơ sở lý luận về KSNB để đề xuất các phƣơng hƣớng và
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ thu, chi tại Viện sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoan (2019) về “Hồn thiện cơng tác
KSC thường xun tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh”. Qua tìm hiểu cơng

tác kiểm sốt thu chi ngân sách tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, ƣớc
đầu tác giả đã đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt thu chi thƣờng xuyên và
dự kiến một số nguyên nhân gây ra hạn chế trong cơng tác kiểm sốt tại
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh và đƣa ra một số giải pháp thích hợp nhằm
hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xun tại Trung tâm góp phần vào
sự thành cơng chung của cơ quan. Tuy nhiên, điểm hạn chế của đề tài là trong
một số hạng mục chi việc đề xuất các giải pháp kiểm soát chƣa thật sự tốt,
chƣa làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc KSC thƣờng xuyên kém hiệu quả tại
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, các nghiên cứu đều là những cơng
trình khoa học có giá trị; tác giả nhận thấy có thể kế thừa các lý luận nhƣ:
Khái quát về đơn vị sự nghiệp và chi thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp,
Khái quát về kiểm soát chi trong đơn vị sự nghiệp, Kiểm soát chi thƣờng
xuyên trong các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, do công tác KSC thƣờng xuyên
thƣờng phải đƣợc đổi mới theo yêu cầu chung của các quy định của pháp luật,
cũng nhƣ yêu cầu riêng về quản lý của từng đơn vị nên một số vấn đề cần
phải đƣợc cập nhật. Đồng thời, ên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công
tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ hiện nay vẫn còn tồn tại một
số hạn chế nhất định và cho đến nay vẫn chƣa có đề tài nghiên cứu nào về


5
KSC thƣờng xuyên của Trung tâm để đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng
tác KSC thƣờng xun của Trung tâm cho thời gian tới, nên việc tác giả thực
hiện nghiên cứu đề tài “Hồn thiện cơng tác KSC thường xun tại Trung tâm
Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Định ” là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tập trung đánh giá thực trạng về công tác
KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ, làm rõ những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong công tác KSC thƣờng xuyên của Trung

tâm để từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện.
Từ mục tiêu tổng quát này, luận văn hƣớng đến các mục tiêu nghiên cứu
cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ ản về KSC thƣờng xuyên
trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm
KSBTTBĐ trong thời gian qua;
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSC thƣờng xuyên tại
Trung tâm KSBTTBĐ cho thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các khoản chi
thƣờng xuyên và công tác KSC thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp công lập
gắn với dữ liệu khảo sát và nghiên cứu tại Trung tâm KTBTTBĐ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trung tâm KSBTTBĐ
+ Thời gian: từ năm 2019 đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ ản sau: phƣơng
pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so
sánh và phƣơng pháp quan sát thực tế, phƣơng pháp mơ hình hố để phục vụ


6
cho công tác nghiên cứu đề tài của tác giả. Cụ thể:
- Đối với phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu, tác giả thu thập dữ
liệu về các khoản chi thƣờng xuyên và quy trình KSC thƣờng xuyên tại Trung
tâm KSBTTBĐ, cũng nhƣ các văn ản luật có liên quan đến chi thƣờng xuyên
nhƣ: Luật Ngân sách và các văn ản hƣớng dẫn thi hành, Luật kế toán và các
văn ản hƣớng dẫn thi hành, Nghị định 43/2006/NĐ-CP và các văn ản
hƣớng dẫn thi hành,…

- Đối với phương pháp thống kê, tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệu thứ
cấp đáng tin cậy đƣợc thu thập từ các báo cáo tổng kết hoạt động của Trung
tâm KSBTTBĐ. Với các nguồn dữ liệu này tác giả đã sử dụng phƣơng pháp
thống kê để mơ tả, phân tích quy trình KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm
KSBTTBĐ qua 2 năm từ năm 2019 đến năm 2020.
- Đối với phương pháp so sánh và phương pháp quan sát thực tế, tác giả
sử dụng để đối chiếu các số liệu, kết quả thống kê về tình hình và kết quả KSC
thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ trong hai năm qua gắn với thực tế các
hoạt động chi tiêu thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ.
- Đối với phương pháp mơ hình hóa, tác giả sẽ mơ hình hóa các quy trình
KSC đối với các khoản mục chi thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ để
ngƣời đọc có thể nắm bắt rõ các ƣớc cơng việc thực hiện.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng KSC thƣờng xuyên tại
Trung tâm KSBTTBĐ trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2020 nhằm chỉ ra
những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đƣa ra các giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác KSC thƣờng xun tại Trung tâm KSBTTBĐ
đáp ứng yêu cầu của Luật ngân sách mới ra đời theo hƣớng hiệu quả, đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN nói chung và của
ngành y tế nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, các danh mục viết tắt, bảng hiểu, hình vẽ. Kết cấu


7
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung về kiểm soát chi thƣờng xuyên trong các đơn
vị sự nghiệp cơng lập.
Chƣơng 2: Thực trạng cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xun tại Trung
tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Định.

Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện kiểm sốt chi thƣờng xun tại Trung
tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Định.


8
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN
TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1.1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp
Theo Giáo trình Tài chính cơng của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh (2005) thì: Đơn vị sự nghiệp cơng lập là tổ chức thuộc sở hữu
Nhà nƣớc, hoạt động cơ ản của nó là cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ
công cho xã hội trong các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục,
thể thao, ….
Cịn theo Giáo trình Quản lý Tài chính cơng của Học viện Tài chính
(2007) thì: Đơn vị sự nghiệp cơng lập là những đơn vị do Nhà nƣớc thành lập
hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội cơng cộng và các
dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động ình thƣờng của các ngành kinh tế quốc
dân. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục đào tạo,
khoa học công nghệ và môi trƣờng, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự
nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm, ....
Đồng thời, theo Điều 1, Điểm 2, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của
Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì: Đơn
vị sự nghiệp cơng lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc thành lập theo
quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công phục vụ
quản lý nhà nƣớc.
Từ đó cho thấy, đơn vị sự nghiệp cơng lập nhất thiết phải do Nhà nƣớc

ra quyết định thành lập, nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động do NSNN cấp
hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này có giá trị tinh thần vơ


9
hạn, chủ yếu đƣợc tổ chức để phục vụ xã hội; do đó, chi phí chi ra khơng
đƣợc trả lại trực tiếp bằng hiệu quả kinh tế nào đó mà đƣợc thể hiện bằng hiệu
quả xã hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
1.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp
Theo quan điểm tài chính của Nhà nƣớc hiện nay, quy định tại Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp đƣợc phân loại
để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính bao gồm:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động
thường xun (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động) là các
đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên đảm bảo đƣợc
tồn bộ chi phí hoạt động thƣờng xun, ngân sách nhà nƣớc khơng phải cấp
kinh phí cho hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị.
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt
động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí
hoạt động). Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhƣng
chƣa tự trang trải tồn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên, ngân sách nhà
nƣớc phải cấp một phần chi phí cho hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị.
- Đơn vị sự nghiệp khơng có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường
xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo tồn bộ kinh
phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo
tồn bộ chi phí hoạt động).
Cịn theo lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc chia thành:
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,
bao gồm: Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhƣ các
trƣờng mầm non, tiểu học, trung học, trƣờng cao đẳng, đại học, học viện,…

- Đơn vị sự nghiệp cơng lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thơng tin
nghệ thuật, bao gồm: Các đồn nghệ thuật, nhà văn hóa thơng tin, ảo tàng,
trung tâm thơng tin triển lãm, thƣ viện cơng cộng, đài phát thanh, truyền hình,…


10
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao,
bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể
thao,…
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm:
Các viện tƣ vấn, thiết kế, các trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng về
nông, lâm, ngƣ nghiệp, giao thông, công nghiệp, địa chính,…
- Đơn vị sự nghiệp cơng lập hoạt động trong lĩnh vực y tế, bao gồm:
Các cơ sở khám chữa bệnh nhƣ các ệnh viện, phòng khám, TTYT huyện
thuộc các Bộ, ngành và địa phƣơng; các trung tâm truyền thông giáo dục sức
khỏe,…
Đồng thời, các đơn vị sự nghiệp trong cùng một ngành đƣợc phân
thành ba cấp nhƣ sau:
- Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận dự tốn ngân sách năm
do các cấp chính quyền giao, phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dƣới,
chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về việc tổ chức, thực hiện cơng tác kế tốn
và quyết tốn ngân sách của cấp mình và cơng tác kế tốn và quyết toán ngân
sách của các đơn vị dự toán cấp dƣới trực thuộc.
- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị
dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ
chức thực hiện cơng tác kế tốn và quyết tốn ngân sách của cấp mình và
cơng tác kế tốn và quyết tốn của các đơn vị dự toán cấp dƣới. Đơn vị dự
toán cấp II là các đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp I và là đơn vị trung gian
thực hiện nhiệm quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với đơn vị
dự toán cấp III.

- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách,
nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I (nếu khơng có
cấp II), có trách nhiệm tổ chức, thực hiện cơng tác kế tốn và quyết tốn ngân
sách của đơn vị mình và đơn vị dự tốn cấp dƣới (nếu có).


11

Thủ tƣớng hay Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố
trực thuộc trung ƣơng
Đơn vị dự toán cấp I

Đơn vị dự toán cấp II

Đơn vị dự tốn cấp III
Hình 1.1: Q trình phân bổ dự toán qua các cấp

(Nguồn: [7], [13], [14])
1.1.1.3. Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm
trong các đơn vị sự nghiệp
Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu
trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp cơng có quy định về trách nhiệm của các cơ
quan có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyền tự chủ tài chính, tự
chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhƣ sau:
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng của nguồn tài chính,
đơn vị sự nghiệp công được tự chủ quyết định các nội dung chi gồm: Chi tiền
lƣơng và các khoản đóng góp theo tiền lƣơng, trong thời gian chƣa an hành
chế độ tiền lƣơng mới theo hƣớng cải cách thì áp dụng chế độ tiền lƣơng theo
mức lƣơng cơ sở, hệ số ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền
lƣơng và phụ cấp, tiền cơng theo hợp đồng vụ việc (nếu có). Kể từ ngày áp

dụng chế độ tiền lƣơng mới, đơn vị sự nghiệp công áp dụng chế độ tiền lƣơng
theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và các khoản đóng góp theo tiền
lƣơng; chi tiền cơng theo hợp đồng vụ việc (nếu có); chi tiền thƣởng: thực
hiện theo chế độ tiền lƣơng do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27NQ/TW; chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, ngƣời có tài năng đặc biệt thực


12
hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; chi hoạt động chuyên môn, chi
quản lý: tối đa không vƣợt quá mức chi do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền
quy định; các khoản chi khác nếu có.
- Về nguồn tài chính, nguồn thu hoạt động sự nghiệp gồm: thu từ hoạt
động dịch vụ sự nghiệp công; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt
động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của
pháp luật và đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công; thu từ cho thuê tài sản công: đơn
vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản cơng và
phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công.
- Về tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết: Nghị định số
60/2021/NĐ-CP bổ sung quy định về tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên
kết; đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên
doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Việc sử dụng tài sản cơng vào mục đích liên doanh, liên kết phải
bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công và thuộc các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý,
sử dụng tài sản cơng.
Từ đó cho thấy, các đơn vị sự nghiệp công đƣợc tự chủ sử dụng tài sản
và các nguồn lực ở đơn vị để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng
ngân sách nhà nƣớc, phù hợp với lĩnh vực chuyên mơn đƣợc cấp có thẩm
quyền giao theo ngun tắc: thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, đƣợc tự chủ quyết định các khoản chi để cung cấp dịch vụ sự

nghiệp cơng đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và phải quy định trong quy chế chi
tiêu nội bộ, thực hiện chế độ áo cáo tài chính có liên quan theo quy định, ...
Thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý, sử
dụng tài sản công, đất đai đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý, sử dụng, nguồn tài
chính tại đơn vị theo quy định của pháp luật.


13
1.1.2. Khái quát về chi thƣờng xuyên trong đơn vị sự nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm về chi thường xuyên
Chi thƣờng xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nƣớc nhằm bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thƣờng
xuyên của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh.
Về thực chất, chi thƣờng xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn
lực tài chính của nhà nƣớc nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan
nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực cơng; qua đó, thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và
đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thơng tin thể dục thể thao khoa học và công
nghệ môi trƣờng và các hoạt động sự nghiệp khác. Nói tóm lại, thì chi thƣờng
xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nƣớc để đáp ứng
nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của nhà nƣớc
về quản lý kinh tế, xã hội.
1.1.2.2. Phân loại chi thường xuyên
Chi thƣờng xuyên đƣợc phân loại theo lĩnh vực chi, đối tƣợng chi và
tính chất chi tiêu. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, theo lĩnh vực chi trả, chi thƣờng xuyên bao gồm 12 nội
dung chi theo luật định, cụ thể nhƣ sau:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hố thơng

tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự
nghiệp xã hội khác;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc;
- Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;


14
- Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc;
- Phần chi thƣờng xuyên thuộc các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự
án nhà nƣớc;
- Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp cho các đối tƣợng chính sách xã hội;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Các khoản chi thƣờng xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, theo đối tượng chi trả, chi thƣờng xuyên bao gồm các nội
dung chủ yếu sau:
- Các khoản chi cho con ngƣời thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp
nhƣ: tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, học bổng
cho học sinh và sinh viên, ….
- Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan nhà nƣớc nhƣ:
văn phòng phẩm, sách, báo, dịch vụ viễn thơng và thơng tin, điện, nƣớc, cơng
tác phí, chi phí hội nghị, ....
- Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội
hay thực hiện điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc.

- Các khoản chi trả lãi tiền vay trong và ngồi nƣớc.
- Các khoản chi khác.
Thứ ba, theo tính chất của từng khoản chi, chi thƣờng xuyên bao gồm
các khoản nhƣ sau:
- Chi thanh toán cá nhân: là các khoản chi liên quan trực tiếp đến con
ngƣời nhƣ: chi tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, tiền công, chi học bổng, sinh hoạt
phí của học sinh, sinh viên, chi đóng ảo hiểm xã hội cho ngƣời hƣởng lƣơng


15
từ, chi tiền thƣởng, phúc lợi tập thể.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đảm bảo hoạt động thƣờng
xuyên của đơn vị thụ hƣởng nhƣ: Chi mua văn phịng phẩm, chi trả dịch vụ
cơng cộng, chi mua hàng hố vật tƣ, cơng cụ dụng cụ dùng trong công tác
chuyên môn của từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục và
các khoản khác.
- Chi mua sắm, sửa chữa: chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phƣơng
tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác.
- Chi khác: là các khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳng hạn nhƣ:
chi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi xử lý tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu nhà
nƣớc và các khoản khác.
1.1.2.3. Đặc điểm chi thường xuyên
Theo Nghị định Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định
60/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2021 thì hoạt động chi thƣờng
xun có các đặc điểm nhƣ sau:
Một là, nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thƣờng xuyên
đƣợc phân bố tƣơng đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong
quý, giữa các năm trong kỳ kế hoạch.
Hai là, các khoản chi thƣờng xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng.
Hầu hết các khoản chi thƣờng xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản

lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã
hội và các hoạt động xã hội khác do Nhà nƣớc tổ chức. Các hoạt động này
hầu nhƣ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Tuy nhiên, những khoản chi
thƣờng xuyên có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra
một mơi trƣờng kinh tế ổn định, nâng cao chất lƣợng lao động thông qua các
khoản chi cho giáo dục - đào tạo.
Ba là, phạm vi và mức độ chi thƣờng xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu
tổ chức bộ máy nhà nƣớc và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị,


×