Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.22 KB, 24 trang )

Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỔNG THỂ

Họ và tên: LÊ QUANG HUY.
Lớp : CQ48/01.04
Nơi thực tập: Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy.
Giảng viên hướng dẫn thực tập: PGS.TS Đặng Văn Du.
Thời gian thực tập: Từ 19/12/2013 đến 23/5/2014.

I/ Mục tiêu và những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực tập
Mục đích của học phần thực tập cuối khoá: Củng cố và bổ sung kiến
thức lý luận,nắm vững nghiệp vụ, vận dụng được kiến thức đã học để phân
tích giải quyết các vấn đề của thực tiễn quản lý kinh tế, tài chính ở các cơ sở
thực tập; rèn luyện phương pháp và năng lực tổ chức thực hiện các nghiệp
vụ quản lý tài chính công, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật của người cán bộ
công tác trong lĩnh vực tài chính; rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, so
sánh giữa lý luận và thực tiễn.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

1


Học Viện Tài Chính


Báo cáo thực tập lần 1

II/ Kế hoạch thực tập theo từng giai đoạn cụ thể.
Giai đoạn 1: (từ 19/12/2013 đến 12/01/2014).


Chuẩn bị những kiến thức cần thiết trước khi đến đơn vị.

Giai đoạn 2: (Từ 10/02/2014 đến 9/03/2014)
- Thực tập tại Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy.
- Từ 10/2/2014 – 25/2/2014 : Lập bản kế hoạch cá nhân.
- Từ 25/2/2014 – 9/3/2014: Thực tập tại Kho bạc Nhà nước quận Cầu
Giấy, Xác định đề tài sẽ lựa chọn với sự góp ý, hướng dẫn của Giám đốc.
Thu thập tài liệu cần thiết cho đề tài.
- Báo cáo thực tập lần 1 (thời gian: 7h30 ngày 9/03/2014 tại hội
trường A2, A3, 201 và 203). Phải hoàn thành các báo cáo sau:
• Bản kế hoạch thực tập tổng thể;
• Bản kế hoạch thực tập cuối khóa của sinh viên;
• Báo cáo khái quát đặc điểm cơ quan, đơn vị đăng ký thực tập và

đề cương chi tiết đề tài dự kiến lựa chọn của luận văn tốt nghiệp.
• Tài liệu thu thập được ở đơn vị thực tập (theo yêu cầu của bộ môn)
• Tài liệu khác do giáo viên hướng dẫn yêu cầu (Các tài liệu này

được bộ môn quy định thống nhất).
Giai đoạn 3: (Ngày 10/3/2014 đến 23/05/2014)
- Hoàn thành luận văn tốt nghiệp và hoàn tất các thủ tục kết thúc học
phần thực tập tốt nghiệp (10 tuần).
- Nửa cuối giai đoạn 3, Về Học viện Tài chính để báo cáo tình hình
thực tập chuyên sâu và tiến độ thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thời gian

được thông báo sau.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

2


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

- Nộp 3 quyển luận văn tốt nghiệp tại văn phòng khoa Tài chính
công vào ngày 23/05/2014 (thời gian từ 8h30-10h30)
- Kiểm tra lại luận văn tốt nghiệp ngày 14/06/2014 bằng vấn đáp (Nếu
có trong danh sách phải bảo vệ trước Hội Đồng).

III/ Dự kiến đề tài nghiên cứu.
Mục đích, tên đề tài dự kiến sẽ chọn
“Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Kho
bạc Nhà nước Cầu Giấy”
Phương pháp, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác
kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cầu Giấy.
Phạm vi nghiên cứu: là công tác kiểm soát các khoản chi thường
xuyên qua KBNN.
Phương pháp nghiên cứu: dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lê nin: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Cách thức thu thập và phân tích dữ liệu
Cách thức thu thập dữ liệu: Qua thu thập khái quát về đơn vị thực tập,
Bảng cân đối kế toán các năm 2011, 2012 và 2013, Báo cáo về kiểm soát thu

chi qua KBNN do phòng Kế toán của đơn vị cung cấp; Các văn bản pháp
luật hiện hành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Các ấn phẩm, sách báo
trong a ngoài Học Viện…
Phân tích dữ liệu: Từ các dữ liệu đã thu thập được, để có các thông tin
thích hợp để hoàn thành luận văn cuối khóa, các phương pháp được sử dụng
là:

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

3


Học Viện Tài Chính

-

Báo cáo thực tập lần 1

Phương pháp điều tra: phỏng vấn, quan sát trực tiếp
Phương pháp thống kê: điều tra mẫu, phân tích, tổng hợp…
Phương pháp đánh giá: so sánh, liên hệ đối chiếu

Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài
Làm rõ thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác kiểm
soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN , trong quá trình xây dựng kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đánh giá sát thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN Cầu Giấy.
Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi
thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu Giấy, từ đó sử dụng NSNN có

hiệu quả hơn, nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách góp
phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH và tăng cường hội nhập quốc tế.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

4


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

KẾ HOẠCH THỰC TẬP CUỐI KHOÁ
CỦA SINH VIÊN

Kính gửi:
Em xin trân trọng gửi đến qúy cơ quan Bản kế hoạch thực tập cuối khoá
của em với nội dung như sau:
Họ và tên:

Lê Quang Huy

Ngày sinh:

02/06/1992

Lớp:

CQ48/01.04


Chuyên ngành:

Tài Chính Công

Địa chỉ liên hệ:

Số nhà 2 - Xóm 18A – Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội.

Điện thoại:

01655 303 508

Email:



Địa điểm thực tập: Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy
Tên đề tài luận văn: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN Cầu Giấy”.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

5


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

(Tổng thời gian 10 tuần)
Thời gian Các hoạt động

Kết quả

Đề xuất với đơn vị
thực tâp

Tuần
nhất

thứ Nghiên cứu tài liệu liên Có

cái

nhìn

quan đến vấn đề định tổng quan và
nghiên cứu.

hiểu biết chung
nhất về chức
năng,

hoạt

động KBNN
Tuần
hai


thứ Nghiên cứu tài liệu liên Có

cái

nhìn

quan đến vấn đề định tổng quan và
nghiên cứu.

hiểu biết chung
nhất về chức
năng,

hoạt

động KBNN
Tuần thứ ba Thực tập thực tế tại đơn Tìm được đề Kính mong quí cơ
vị. Tham gia tìm hiểu về tài tốt nghiệp quan giúp đỡ, hưóng
phòng kế toán của đơn và những định dẫn em thực hành
vị.

hướng

bước những nghiệp vụ cụ

đầu cũng như thể và gợi ý cho em
đề cương chi những đề tài thuận lợi
tiết cho đề tài

trong thu thập số liệu

và tài liệu tham khảo

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

6


Học Viện Tài Chính

Tuần thứ tư

-

Báo cáo thực tập lần 1

Thực

hành

những Tìm được đề Kính mong quí cơ

nghiệp vụ cụ thể theo sự tài tốt nghiệp quan giúp đỡ, hưóng
hướng dẫn của cán bộ và những định dẫn em thực hành
thực tế

hướng

bước những nghiệp vụ cụ

- Căn cứ vào tình hình đầu cũng như thể và gợi ý cho em

của đơn vị, phát hiện đề đề cương chi những đề tài thuận lợi
tài tốt nghiệp phù hợp tiết cho đề tài

trong thu thập số liệu

với khả năng và sở

và tài liệu tham khảo

trường bản thân
- Thu thập các tài liệu
Tuần
năm

cần thiết cho đề tài
thứ - Tiến hành viết luận văn Tìm ra những Kính mong đơn vị
- Tìm hiểu chuyên sâu điểm
về đề tài

quan cung cấp cho em

trọng cần tìm những tài liệu cần
hiểu kỹ trong thiết và gợi ý về
đề tài

những vấn đề mang
tính thời sự xung
quanh đề tài của em
cũng như giải đáp
những


vướng

mắc

trong quá trình em
hoàn thành bài luận
Tuần
sáu

văn
thứ - Tiến hành viết luận văn Tìm ra những Kính mong quí cơ
- Tìm hiểu chuyên sâu điểm
về đề tài

quan quan cung cấp cho

trọng cần tìm em những tài liệu cần

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

7


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

hiểu kỹ trong thiết và gợi ý về
đề tài


những vấn đề mang
tính thời sự xung
quanh đề tài của em
cũng như giải đáp
những

vướng

mắc

trong quá trình em
hoàn thành bài luận
Tuần
bảy

văn
thứ - Tiến hành viết luận văn Tìm ra những Kính mong quí cơ
- Tìm hiểu chuyên sâu điểm
về đề tài

quan quan cung cấp cho

trọng cần tìm em những tài liệu cần
hiểu kỹ trong thiết và gợi ý về
đề tài

những vấn đề mang
tính thời sự xung
quanh đề tài của em

cũng như giải đáp
những

vướng

mắc

trong quá trình em
hoàn thành bài luận
Tuần
tám

văn
thứ - Tiến hành viết luận văn Tìm ra những Kính mong quí cơ
- Tìm hiểu chuyên sâu điểm
về đề tài

quan quan cung cấp cho

trọng cần tìm em những tài liệu cần
hiểu kỹ trong thiết và gợi ý về
đề tài

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

những vấn đề mang
8


Học Viện Tài Chính


Báo cáo thực tập lần 1

tính thời sự xung
quanh đề tài của em
cũng như giải đáp
những

vướng

mắc

trong quá trình em
hoàn thành bài luận
Tuần
chín

văn
thứ - Tiến hành viết luận văn Tìm ra những Kính mong quí cơ
- Tìm hiểu chuyên sâu điểm
về đề tài

quan quan cung cấp cho

trọng cần tìm em những tài liệu cần
hiểu kỹ trong thiết và gợi ý về
đề tài

những vấn đề mang
tính thời sự xung

quanh đề tài của em
cũng như giải đáp
những

vướng

mắc

trong quá trình em
hoàn thành bài luận
Tuần
mười

văn
thứ - Tiến hành viết luận văn Tìm ra những Kính mong quí cơ
- Tìm hiểu chuyên sâu điểm
về đề tài

quan quan cung cấp cho

trọng cần tìm em những tài liệu cần
hiểu kỹ trong thiết và gợi ý về
đề tài

những vấn đề mang
tính thời sự xung
quanh đề tài của em

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04


9


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

cũng như giải đáp
những

vướng

mắc

trong quá trình em
hoàn thành bài luận
văn
Em kính mong được quý cơ quan hết lòng giúp đỡ.
Em xin trân trọng cảm ơn quý cơ quan!
Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2014
Sinh viên

LÊ QUANG HUY

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

10


Học Viện Tài Chính


Báo cáo thực tập lần 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BÁO CÁO KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên: LÊ QUANG HUY.
Lớp : CQ48/01.04
Nơi thực tập: Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy.
Giảng viên hướng dẫn thực tập: PGS.TS Đặng Văn Du.
Thời gian thực tập: Từ 19/12/2013 đến 23/5/2014.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

11


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

1. Sự hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Hệ thống Kho bạc.
1.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống KBNN
Ngày 29/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 75/SL thành lập
Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng chủ yếu là in tiền, phát
hành tiền cho Chính phủ, quản lý quỹ NSNN...
Ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng thời giải thể Nha ngân khố và Nha tín dụng

sản xuất trực thuộc Bộ Tài chính, giao cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam làm
nhiệm vụ cho vay phát triển sản xuất và quản lý quỹ NSNN. Để cụ thể hóa chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ NSNN ngày 20/7/1951 Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà
nước đã được thay đổi theo nghị định số 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng
Chính phủ, ngày 27/7/1964 Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 113/CP
thành lập Vụ Quản lý quỹ NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Xuất phát từ sự bức thiết của việc đưa công tác quản lý quỹ NSNN về Bộ
Tài chính, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm các nước và kết quả làm thử ở An
Giang và Kiên Giang, nghiên cứu kỹ ý kiến của các Bộ trong Hội đồng Tài chính
- tiền tệ Nhà nước, ngày 21/10/1989 Bộ Tài chính trình Hội đồng Bộ trưởng đề
án thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 4/1/1990 Hội đồng
Bộ trưởng đã ký quyết định số 07/HĐBT thành lập KBNN trực thuộc Bộ Tài
chính.
Quá trình hoạt động của KBNN trong những năm qua đã đạt được những
thành tích, thắng lợi đáng kể. Với chức năng quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ,

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

12


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

thực hiện nhiệm vụ cấp phát cho vay theo chương trình mục tiêu của Nhà nước,
huy động vốn để cân đối NSNN...Đã góp phần kiềm chế lạm phát, hoàn thiện

từng bước các quy chế quản lý NSNN đem lại hiệu quả cao. KBNN không chỉ
triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao mà đồng thời còn mở rộng và
phát triển các hoạt động nghiệp vụ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ tài chính, NSNN, ổn định tiền tệ từng bước khẳng định
KBNN là công cụ sắc bén quản lý nền tài chính quốc gia.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính
Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính như sau: “Kho bạc
Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các
quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản
lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách
nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu
Chính phủ theo quy định của pháp luật”.
2. Vài nét về quận Cầu Giấy và Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy.
2.1. Khái quát chung về điều kiện KT-XH trên địa bàn quận Cầu Giấy và ảnh
hưởng của nó đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây nội thành Hà Nội, có vị trí quan trọng trong
quan hệ với các quận, huyện của thành phố. Phía đông của quận Cầu Giấy giáp
với quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía tây giáp với huyện Từ Liêm, phía nam
giáp với quận Thanh Xuân, phía bắc giáp với quận Tây Hồ.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

13


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1


Ngày 22/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/1996/NĐ-CP về
việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số
phường thuộc thành phố Hà Nội. Quận Cầu Giấy ban đầu có 7 phường gồm:
Phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Yên Hoà, Trung Hoà, Mai Dịch, Quan Hoa, Dịch
Vọng. Đến ngày 05/01/2005 Chính phủ ra Nghị định số 02/2005/NĐ-CP thành
lập phường Dịch Vọng Hậu thuộc quận Cầu Giấy trên cơ sở điều chỉnh địa giới
hành chính của phường Quan Hoa và phường Dich Vọng. Từ đó đến nay quận
Cầu Giấy có 8 phường với tổng diện tích 12,04 km2, dân số là 238.668 người tính
hết năm 2010.
Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn
nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giờ đây Cầu giấy là quận nội thành với kết
cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Kinh tế phát triển
mạnh theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Những năm gần đây, tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 30%, thu
NSNN bình quân 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng
tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Năm 2010, tổng thu NSNN của quận đạt 1.100 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động
thương mại- dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng
đạt 3.500 tỷ đồng. Hiện nay, quận đang có xu 3 hướng đô thị hóa là: Hình thành
các trung tâm công nghệp, thương mại, dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các
phường ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện
phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các đo thị, các trung tâm buôn
bán. Qui mô giáo dục của quận phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học với

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

14



Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

52 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông. Các Bộ, ngành, các đơn vị
trung ương đóng trên địa bàn quận ngày càng tăng
Cùng với việc thành lập quận Cầu Giấy, ngày 11/07/1997 Bộ trưởng Bộ
Tài chính đã ban hành quyết định 587TC/QĐ/TCCB về việc thành lập KBNN
Cầu Giấy trực thuộc KBNN Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa
bàn quận Cầu Giấy kể từ ngày 01/9/1997.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Cầu Giấy.
Trải qua 16 năm xây dựng và trưởng thành, bộ máy tổ chức của KBNN
Cầu Giấy không ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển không chỉ về số
lượng mà còn về cả chất lượng. Trình độ chuyên môn của các cán bộ trong
KBNN không ngừng được nâng cao, chất lượng làm việc ngày càng một hiệu quả.
Từ cuối năm 2002, KBNN Cầu Giấy được làm việc tại địa chỉ số 5 đường Trần
Đăng Ninh thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy với tổng diện tích trên
700m2. Đến nay số đơn vị giao dịch đã lên tới vài trăm đơn vị, tổng số cán bộ
hiện tại là 32 người được sắp xếp theo sơ đồ sau:

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

15


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1


GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc

Tổ Kế Toán – Thanh toán

Phó Giám Đốc

Tổ Hành chính – Tổng hợp

Tổ Kho quỹ - Bảo Vệ

HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KBNN CẦU GIẤY.

Với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thanh toán cho các ĐVSDNS
trên địa bàn quận nên khối lượng công việc tương đối lớn, thu chi NSNN diễn ra
thường xuyên, liên tục. Trong nhiều năm qua, KBNN Cầu Giấy luôn hoàn thành
xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Để đạt được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của
bản thân của đơn vị còn có sự hỗ trợ của KBNN cấp trên, sự phối hợp giúp đỡ của
các ban ngành đoàn thể. Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, KBNN Cầu Giấy
luôn chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh
đạo thống nhất giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong triển khai thực hiện

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

16


Học Viện Tài Chính


Báo cáo thực tập lần 1

công tác, xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Đồng thời Kho
bạc cũng luôn chăm lo bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, đảm bảo về năng lực
chuyên môn, có phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

17


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

DANH SÁCH TÀI LIỆU ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC


Thông tư 08/2013 – TT BTC : HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KẾ TOÁN
NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ NGHIỆP VỤ KHO BẠC



(TABMIS)
Thông tư 164/2011/TT-BTC : Quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt




qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Thông tư 161/2012/TT-BTC : QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ KIỂM SOÁT,
THANH TOÁN CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA



KHO BẠC NHÀ NƯỚC.
Quyết định 1116/QĐ-KBNN: VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH
GIAO DỊCH MỘT CỬA TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN



NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC.
Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho



bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Số Liệu BÁO CÁO CHI NSNN THEO MỤC LỤC NSNN NIÊN ĐỘ
2011, 2012, 2013. (Có văn bản kèm theo).

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

18


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THỰC TẬP

Họ và tên: LÊ QUANG HUY.
Lớp : CQ48/01.04
Nơi thực tập: Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy.
Giảng viên hướng dẫn thực tập: PGS.TS Đặng Văn Du.
Thời gian thực tập: Từ 19/12/2013 đến 23/5/2014.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

19


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

2. Về nội dung
2.1. Bối cảnh nghiên cứu
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN nói chung và kiểm soát chi
thường xuyên nói riêng luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của
các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử
dụng nguồn lực Tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời là
một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao niềm
tin của nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước. Trong những năm
qua, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc đã có những chuyển biến

tích cực, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN đã từng
bước được cụ thể theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn
cả về quy mô và chất lượng. Kết quả của thực hiện cơ chế kiểm soát chi đã góp
phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN ngày càng hiệu quả hơn.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua kho bạc vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập như: Sử dụng NSNN vẫn
còn tình trạng kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát, dễ phát sinh tiêu cực. Công tác
kiểm soát chi còn phân ra nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau, nhiều
khoản chi kiểm soát chưa có đủ cơ sở để KBNN kiểm soát đến khâu cuối cùng
và chưa có cơ chế quy trách nhiệm trong thực hiện một số nghiệp vụ chi cụ thể,
chưa có cơ chế tổng thể và thống nhất để kiểm soát giá mua sắm một số hàng
hóa dịch vụ một cách chặt chẽ và có hiệu quả nhất. Cán bộ làm nhiệm vụ chi
ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN còn có tình trạng chưa am hiểu đầy đủ
về quản lý NSNN và chưa được đào tạo đồng đều. Việc thực hiện chế độ công

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

20


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách của những đơn vị sử dụng ngân sách còn
hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, qua quá trình thực tập tại KBNN Cầu
Giấy, được tìm hiểu thực tiễn công tác quản lý NSNN và với những lý luận học
được tại nhà trường tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên của NSNN qua KBNN Cầu Giấy”.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
(Đã có trong phụ lục 13)

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

21


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

2.4. Kết cấu dự kiến của luận văn
Tên đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại
Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy”
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN VÀ KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN
1.1.

Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước.
1.1.1. Khái niệm.
1.1.1.1 . Khái niệm Ngân sách Nhà nước.
1.1.1.2. Chi thường xuyên NSNN.
1.1.2.

Đặc điểm của chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
1.1.3. Vai trò của chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước.

1.2.


Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước.
1.2.1. Khái niệm về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước.
1.2.2. Vai trò của Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước.
1.2.3. Nội dung, nguyên tắc và những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát

chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
1.2.3.1. Khái niệm.
1.2.3.2. Nội dung.
Nguyên tắc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi thường
xuyên NSNN qua KBNN.
1.2.3.3. Nguyên tắc.
1.2.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi
thường
xuyên NSNN qua KBNN.

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

22


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN
QUA KBNN CẦU GIẤY
2.1. Khái quát về công tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN từ
năm 2011-2013

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện KT-XH trên địa bàn quận Cầu
Giấy và ảnh hưởng của nó đến công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Cầu Giấy.
2.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu
Giấy.
2.2.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
2.2.2. Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN Cầu Giấy trong 3 năm gần đây (2011-2013).
2.2.2.1.Hình thức chi trả, thanh toán các khoản chi TXNSNN.
2.2.2.2. Kiểm soát, thanh toán các khoản chi TXNSNN .
2.2.2.3. Phương thức chi trả, thanh toán các khoản chi
TXNSNN qua KBNN Cầu Giấy
2.2.2.4. Thống kê kết quả chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Cầu Giấy trong 3 năm gần đây (2011-2013)

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

23


Học Viện Tài Chính

Báo cáo thực tập lần 1

2.2.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN Cầu Giấy.
2.3. Đánh giá chung về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN Cầu Giấy.
2.3.1.


Kết quả đạt được.

2.3.2.

Một số hạn chế, vướng mắc.

2.3.3.

Nguyên nhân của những hạn chế.

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN CẦU GIẤY
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.

Những quan điểm và phương hướng cơ bản tiếp tục nâng cao hiệu

qủa công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu Giấy.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN Cầu Giấy.
KẾT LUẬN

SV Lê Quang Huy CQ48/01.04

24




×