Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

phân tích cảnh cho chữ của nhân vật huấn cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.55 KB, 3 trang )

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân - thiện - mỹ,
người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Trên hành trình săn tìm cái đẹp ấy, vào giai đoạn trước CMT8, ông đã cho ra
đời tác phẩm “Vang bóng một thời”. “Chữ người tử tù“ là một truyện ngắn
xuất sắc của Nguyễn Tuân nằm trong tập truyện trên. Truyện đã xây dựng
thành cơng hình tượng nhân vật Huấn Cao, người nghệ sĩ tài hoa, người nghĩa
sĩ bản lĩnh, khí phách hơn người. Vẻ đẹp ấy đã được hội tụ, kết tinh trong cảnh
cho chữ cuối bài - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn trong nền văn chương Việt Nam. Ơng
có một vị trí quan trọng và đóng góp khơng nhỏ đối với văn học VN hiện đại.
Tác phẩm Vang bóng một thời (1940) gồm 11 truyện ngắn, được nhận xét là
một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện tồn mĩ. Truyện ngắn Chữ người tử tù
lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, sau được đưa vào tập Vang bóng một
thời và đổi tên thành CNTT.
Nhân vật chính trong truyện là Huấn Cao. Ơng được giới thiệu gián tiếp
qua lời nhận xét của người khác là người có tài hoa, khí phách hơn người. Có
thể thấy Huấn Cao là nhân vật được nhà văn xây dựng dựa trên hình mẫu nhân
vật Cao Bá Quát với sự ngưỡng mộ, khâm phục. Tất cả tài năng của Huấn Cao
đã được bộc lộ khi ông là một tử tù - người đứng đầu đội quân chống lại triều
đình phong kiến đang trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Cảnh tượng cho chữ được diễn ra vào cuối tác phẩm và diễn ra trong
hoàn cảnh trước khi Huấn Cao bị dẫn ra pháp trường. Cảm động trước tấm
lòng biệt nhỡn liên tài qua lời kể của thầy thơ lại, Huấn Cao đã đồng ý với ước
nguyện của viên quản ngục, tạo nên một cảnh tượng độc đáo “xưa nay chưa
từng có” diễn ra chốn ngục tù.
Thuở xưa, chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của
người Việt. Những nét chữ uốn lượn tung hồnh cịn thể hiện rõ phẩm chất, tài
năng của bậc quân tử, đấng anh hùng. Cho chữ là một việc làm thể hiện tài hoa
của người nghệ sĩ thường diễn ra trong không gian sạch sẽ thống mát nơi thư
phịng, trà thất. Tuy nhiên cảnh cho chữ ở đây lại diễn ra trong một khơng gian
hồn tồn đối lập. Đó là buồng giam nơi tỉnh Sơn đầy tăm tối “chật hẹp … phân


gián.” Vậy là Nguyễn Tuân đã để cho cái đẹp, sáng tạo nt ra đời giữa chốn nhơ
bẩn, nơi cái ác ngự trị, bóng tối vậy hãm, thiên lương cao cả lại đc toả sáng nơi
cái ác và bóng tối đang ngự trị.


Không chỉ đặc biệt ở bối cảnh không gian và thời gian, cảnh cho chữ còn
là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” bởi sự đảo lộn vị thế giữa người cho chữ
và người nhận chữ. Người cho chữ ở đây là Huấn Cao - một nghệ sĩ tài hoa lại
không phải là người được tự do mà là một tử tù, chỉ sớm mai thôi đã bị giải về
kinh chịu án tử hình. Cịn ng nhận chữ là viên quản ngục - đại diện cho triều
đình phong kiến, sống giữa chốn cái ác, cái xấu nhưng lại có những phẩm chất
rất đáng quý trọng là tấm lòng yêu cái đẹp say mê cái đẹp. Xét trên bình diện
xã hội họ là kẻ thù của nhau, đối đầu nhau, mâu thuẫn với nhau về quyền lực,
vị thế xã hội. Nhưng trong ngay giây phút cái đẹp ra đời, vị thế xh đã bị đảo lộn
hoàn toàn. Người tử tù đã hoàn toàn tự do “ một người tù … trên mảnh ván”.
Còn viên quản ngục và thầy thơ lại đứng bên cạnh lại khúm núm, run run ....
Giữa những phút giây đó, khơng cịn tồn tại mối quan hệ xã hội giữa người tử
tù và quản ngục, thơ lại, mà chỉ còn người nghệ sĩ tài hoa đang tạo ra cái đẹp
và người yêu, trân trọng, thưởng thức cái đẹp. Hương thơm của thoi mực như
đã chiến thắng, lấn át sự lạnh lẽo, ẩm ướt chốn ngục tù tăm tối. Người tử tù
vươn lên làm chủ, còn những người vốn có quyền uy tối cao tại buồng giam lại
gọi Huấn Cao bằng danh xưng “Ngài”, “xin bái lĩnh”, “ xin lĩnh ý” đầy tơn kính
và thái độ nhún nhường, khép nép cùng hành động cúi đầu, vái lạy trước tù
nhân. Khơng chỉ dừng lại ở đó, cảnh tượng cho chữ còn thể hiện những ý niệm
sâu xa ẩn chứa trong lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục: “Ở
đây lẫn lộn … lương thiện đi”. Lời khuyên của Huấn Cao đã thể hiện quan điểm
thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: “ Cái đẹp gắn liền với cái thiện, không thể đi với cái
xấu xa, tàn bạo. Muốn chăm lo cho cái đẹp thì phải làm điều thiện.”
Ngồi sự đối lập giữa không gian và thời gian, giữa người cho và người
nhận chữ, Nguyễn Tuân còn cho ta thấy sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.

Ánh sáng ở đây không chỉ là “ ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu” mà
nó cịn là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách của người
nghệ sĩ Huấn Cao. Nó đối lập hồn tồn với bóng tối của buồng giam tối tăm,
lạnh lẽo, bóng tối của xã hội pk nơi cái ác, cái xấu ngự trị. Ánh sáng của những
gì thiên lương, cao cả đã xua tan và đẩy lùi bạo tàn ngay nơi ngục tù. Người tử
tù dường như vươn lên chế ngự, làm chủ nhà lao. Đây có lẽ chính là giây phút
thăng hoa của người tù, người nghệ sĩ. Vậy là xích xiềng gơng gùm chỉ có thể
trói buộc được thể xác chứ khơng thể trói được tâm hồn của người nghệ sĩ.
GIống như Tố Hữu cũng đã từng khẳng định:
“ Xích xiềng khơng thể khố nổi lời ca”


Hay như Hồ Chí Minh dù đang ở trong hồn cảnh ngục tù nhưng tâm hồn vẫn
tràn đầy lạc quan, thư thái để ngắm trăng:
“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Qua đây, ta thấy Nguyễn Tuân muốn khẳng định sức mạnh kì diệu của cái đẹp,
cái đẹp có thể dẫn dắt, đưa ta hướng đến cái thiện.
Tóm lại, với cách xây dựng tình huống truyện đặc biệt, hình tượng nhân
vật mang tính độc đáo, ngơn ngữ cổ kính, trang trọng và đặc biệt là thông qua
sự đối lập trong cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã cho ta thấy người tù đã chiến
thắng, cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đã chế ngự tất cả, làm nổi bật vẻ đẹp trang
trọng uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của nhân vật Huấn Cao. Đồng thời còn
thể hiện rõ thái độ căm ghét với xhpk đương thời, khao khát muốn vươn tới
một cuộc sống tốt đẹp hơn.



×