Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Câu hỏi ôn tập kinh tế châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.39 KB, 17 trang )

Câu 1: Phân tích tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế, thương mại các
nước châu Á - Thái Bình Dương? Điều này có ảnh hưởng ntn tới liên kết kinh tế và
thương mại các nước trong khu vực?
Trả lời:
• Phân tích tiềm năng và thế mạnh:
Thứ nhất là về điều kiện tự nhiên:
- Diện tích 13.487.561 km2, chiếm 9,94% diện tích thế giới là khu vực rộng lớn
- Hầu hết các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều tiếp xúc với TBD
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế
- Đa số các nước có nguồn tài nguyên dồi dào, giàu khoáng sản có tiềm năng khai
thác.
- Phần lớn các nước có tiềm năng phát triển nông nghiệp (gạo, thủy sản…) là
những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Thứ hai là về xã hội:
- Dân cư:
+ Dân số: 2062,8 triệu người, chiếm 33,2% dân số thế giới, là thị trường cung cấp
sức lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm rất lớn
+ Cơ cấu dân cư thể hiện sự trẻ trung là tiềm năng thế mạnh của khu vực.
+ Dân cư cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tiết kiệm, có trình độ học vấn, trình độ
dân trí được đánh giá ở mức khá của thế giới.
- Có lịch sử lâu đời và giàu truyền thống văn hóa tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển du lịch.
- Là khu vực được coi là khá ổn định bởi có ít xảy ra những tranh chấp lãnh thổ,
mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo từ đó hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba là về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới và là 1 khu vực kinh tế năng động
nhất trên thế giới
- Cơ cấu kinh tế:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển những ngành có lợi thế so sánh.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,


khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển
- Là khu vực có kinh tế ổn định với mức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ngày càng
gia tăng.
- Là khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
• Sự ảnh hưởng của thế mạnh và tiềm năng đến liên kết kinh tế trong khu vực:
- Có những thế mạnh và những tiềm năng nói trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế trong khu vực ngày càng mạnh mẽ hơn, thúc đẩy những nước kém
phát triển đến với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tạo cơ sở tiền đề cho sự gắn kết các nước trong khu vực lại với nhau trong các
lĩnh vực đặc biệt là về kinh tế, đưa nền kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
ngày càng phát triển.
Câu 2: Phân tích vị trí các nước châu Á - TBD trong nền kinh tế thế giới? Vì sao
nói Châu Á - Thái Bình Dương là 1 trong những khu vực kinh tế năng động nhất thế
giới?
Trả lời:
• Vị trí các nước châu Á - TBD trong nền kinh tế thế giới:
- Các nước châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao, nguồn tài
chính dồi dào và sự tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế khu vực ngày một sâu rộng.
- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đạt mức
cao hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới, đưa khu vực này trở thành chiếc neo ổn
định và là động lực mới của nền kinh tế toàn cầu.
- Châu Á - Thái Bình Dương, nơi sinh sống của hơn 30% dân số thế giới và có hơn
50% số siêu thành phố trên toàn cầu, ẩn chứa vô số tiềm năng cho sự phát triển của thế
giới. Sâu xa hơn là sự "trỗi dậy" mạnh mẽ của nhiều nền kinh tế trong khu vực, trong đó
tiêu biểu là Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, thúc đẩy kinh tế thế giới
phát triển.
- Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực địa - chính trị quan trọng và có tiềm năng
phát triển hàng đầu thế giới, là "tâm điểm" trong chính sách đối ngoại có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng đối với bất kỳ cường quốc nào muốn bảo đảm vị thế của mình trên bàn cờ thế
giới.

• Nói châu Á –TBD là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất thế giới là
vì:
- Có tỷ trọng một số chỉ tiêu chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế
giới, xuât nhập khẩu hầu như tốc độ tăng đều cao hơn thế giới.
- Là một thị trường rộng lớn, tiêu thụ nhiều loại sản phẩm: với số dân đông, nền
kinh tế tăng trưởng khá, châu Á - TBD đã trở thành một thị trường rộng lớn và và hấp dẫn
đề tiêu thụ nhiều loại sản phẩm trên thế giới.
- Là thị trường cung cấp sức lao động lớn trên thế giới: với số dân trên 2 tỷ người,
chiếm hơn 30% dân số thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi cung cấp sức
lao động vô tận cho thế giới, chất lượng lao động ngày càng cao (điển hình như lao động
VN hiện nay cũng đang chuyển dần sang lao động tri thức) và lao động thích ứng nhanh
với tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
- Là thị trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài: với nhiều điều kiện thuận
lợi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
- Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, khu vực châu Á - Thái Bình
Dương đã và đang mọc lên nhiều trung tâm công nghiệp và trung tâm thương mại, nhiều
thành phố lớn, đông dân có GDP/người cao trên 1000 USD như Thượng Hải, Tp.HCM…
Tóm lại với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương
đã, đang và sẽ là một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới.
Câu 3: xem giáo trình (T33) + vở
Câu 4: xem giáo trình (T19-20, T46-48) + vở, phần ảnh hưởng tự liên hệ
Câu 5: xem vở, liên hệ: chọn VN (xem giáo trình (T326-332))
Câu 6: xem giáo trình (T73-84, T117-118) + vở
Câu 7: Phân tích những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế và thương mại
của Nhật Bản? Bài học có thể rút ra cho Việt Nam?
Trả lời:
• Bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế và thương mại của Nhật Bản: xem
giáo trình (T111-113)
• BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM:
Thứ nhất, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh (giữa các thành phần kinh tế) và

hội nhập tích cực vào thị trường thế giới để tư bản và các yếu tố sản xuất khác được sử
dụng một cách có hiệu quả nhất.
Thứ hai, có kế hoạch dài hạn trong việc xây dựng nguồn nhân lực đồng thời tạo
cơ chế để nhân tài được sử dụng đúng chỗ.
Thứ ba, tạo môi trường để khoa học và công nghệ ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam,
tri thức về công nghệ và quản lý, kinh doanh được phổ biến rộng khắp.
Thứ tư, bộ máy hành chính cần phải được cải cách nhanh (quy rõ trách
nhiệm và quyền hạn các cấp để có thể phân cấp quản lý) và tạo cơ chế để người tài giỏi
và có phẩm chất đạo đức giữ những chức vụ quản lý nhà nước. Bộ máy hành chính như
hiện nay dễ làm tăng phí tổn hành chính của doanh nghiệp và làm nảy sinh những hiện
tượng tiêu cực. Trong trạng thái đó, doanh nghiệp sẽ tìm cách tạo quan hệ không
chính đáng với quan chức quản lý mà kinh tế học phát triển gọi là mưu tìm đặc lợi (rent-
seeking) thay vì nỗ lực tìm kiếm thị trường, cải tiến công nghệ để giảm giá thành và tăng
phẩm chất hàng sản xuất. Một nước phát triển nhanh và có hiệu suất khi các doanh
nghiệp hăng hái, nỗ lực trong việc mưu tìm lợi nhuận (prrofit-seeking) chân chính hơn là
mưu tìm đặc lợi.
Kinh nghiệm từ Nhật Bản còn cho thấy, điều cực kỳ quan trọng khiến cho các
doanh nghiệp vươn lên mạnh mẽ là họ được nuôi dưỡng trong môi trường đảm bảo tự do
cạnh tranh và khuyến khích phát triển. Mọi công ty, xí nghiệp đều bình đẳng trong các cơ
hội và được hưởng thành quả của những nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, phát minh của mình.
Nhà doanh nghiệp thành đạt được cả xã hội tôn vinh. Các công ty, xí nghiệp thành công
trên thương trường thế giới được coi là niềm tự hào, hãnh diện chung của cả nước. Các
công ty như Sony, Honda, Toyota, Sanyo… được người Nhật nhắc đến với tất cả tự hào
không riêng của những người góp vốn mà là của quốc gia. Những doanh nhân
nổi tiếng như Morita, Ibuka, Matsusita… được nhân dân Nhật Bản coi là những người
có công lớn đối với đất nước, được trao tặng huân chương cao quý nhất, hoặc lập nhà lưu
niệm, viết thành sách.
Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, Đảng và Nhà nước Việt
Nam đang đề cao vai trò của đội ngũ doanh nhân, tích cực tạo môi trường bình đẳng, tự
do cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.

Các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị thêm cho mình những tố chất mang
tính thời đại (ngoại ngữ, hiểu biết về luật lệ và tập quán kinh doanh quốc tế,
khả năng ứng dụng tin học, tăng cường tham gia các hoạt động của tổ chức hiệp hội kinh
doanh ) để đáp ứng tốt hơn trong môi trường kinh doanh quốc tế.
CÂU 8 Phân tích những vấn đề đặt ra trong thực trạng phát triển kinh tế và
thương mại của Trung Quốc hiện nay? Những bài học có thể rút ra cho Việt Nam?
1. Những vấn đề đặt ra trong thực trạng phát triển kinh tế và thương mại của Trung Quốc
hiện nay: xem giáo trình (T158-163).
2. Bài học rút ra cho Việt Nam: tự liên hệ.
Câu 9: xem giáo trình (T172-177), bài học tự liên hệ.
Câu 10: xem giáo trình (T177-190), bài học tự lien hệ.
Câu 13:
Trả lời:
• Vị trí vai trò của ASEAN:
- Từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967
đến nay, hợp tác khu vực giữa các nước thành viên đã có những bước tiến bộ đáng kể. Sự
hợp tác nhiều mặt trong cùng một tổ chức đã dần gắn bó, liên kết các nước thành viên lại
với nhau, từ đó góp phần củng cố và duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định, xây
dựng ASEAN vững mạnh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự hợp tác cũng như
phát triển kinh tế và thương mại châu Á - Thái Bình Dương .
- ASEAN đã được đánh giá là tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất của các
nước đang phát triển, và trở thành một diễn viên ngày càng được biết đến trên sân khấu
khu vực và quốc tế. Tư cách thành viên của một tổ chức khu vực thành công, đại diện cho
Đông Nam Á đã làm tăng thêm vị trí và thế mạnh mặc cả của các nước ASEAN trong
quan hệ với các nước trên thế giới và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương .
- Tuy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ASEAN vẫn chứng tỏ là
một tổ chức quan trọng ở khu vực Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương. Nếu ASEAN
vẫn duy trì được sự đoàn kết nội bộ, vượt qua được cuộc khủng hoảng và tiếp tục phát
triển, khéo léo vận dụng mối quan hệ với các nước lớn và giữa các nước lớn , ASEAN sẽ
tiếp tục phát huy được vai trò đại diện cho các nước tầm nhỏ và trung, một lực lượng khó

có thể bỏ qua được ở khu vực Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương cho dù trật tự quốc
tế mới có thay đổi như thế nào.
- Vị trí và vai trò của ASEAN trong khu vực những năm tới phụ thuộc rất nhiều
vào sự hồi phục kinh tế một cách bền vững của ASEAN và khả năng cạnh tranh của
ASEAN ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cả về chính trị, kinh tế, thương mại và
công nghệ.

Câu 16: Trình bày mục tiêu và các nội dung hợp tác về kinh tế và thương mại trong
APEC? Cơ hội và thách thức trong phát triển thương mại của Việt Nam khi tham gia
APEC?
Trả lời:
• Mục tiêu hợp tác kinh tế của APEC:
Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi
toàn cầu phát triển mạnh, tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng bao
trùm, APEC ra đời như một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền
kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương vốn đang ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau hơn. Ngày
nay, APEC bao gồm tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực và các nền kinh tế năng
động nhất, tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Mục đích chung của APEC đã được xác định ngay từ Hội nghị Bộ trưởng APEC
lần thứ nhất ở Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia năm 1989. Mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh
tế của khu vực đòi hỏi phải thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, tập trung giải
quyết những vấn đề kinh tế nhằm tăng cường lợi ích chung thông qua việc khuyến khích
các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các thành viên.
Những yêu cầu cơ bản trên được đúc kết thành các mục tiêu cơ bản của APEC tại
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba ở Xê-un, Hàn quốc năm 1991. Tại Hội nghị này, các Bộ
trưởng đã thông qua Tuyên bố Xê-un, đặt nền móng cho sự phát triển của APEC như một
khuôn khổ hợp tác khu vực với 4 mục tiêu là:
- Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc
trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
thế giới;

- Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự tuỳ
thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch
vụ, vốn và công nghệ;
- Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các
nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;
- Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa
các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp
và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác.
• Nội dung hợp tác APEC:
- Không giống như các tổ chức khu vực khác (đặc biệt là EU), ngay từ đầu APEC
nhấn mạnh tới việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở. Điều này có thể lý
giải bởi hai lý do. Một là, APEC là tập hợp của các nền kinh tế rất đa dạng về trình độ
phát triển, chế độ chính trị-xã hội cũng như điều kiện lịch sử - văn hóa. Vì thế, các nước
đang phát triển không muốn thành lập một khu vực tự do hóa và bị lệ thuộc một cách bất
bình đẳng vào các nền kinh tế lớn hơn, có trình độ phát triển cao hơn như Mỹ, Nhật Bản,
Ô-xtrây-lia và Ca-na-đa. Hai là, các nền kinh tế APEC, đặc biệt là các nước Đông Á phụ
thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế thế giới. Sự tăng trưởng của các nền kinh tế Nhật
Bản, NICs và ASEAN trong thập kỷ 70 và 80 chủ yếu nhờ vào sự thành công của chiến
lược hướng vào xuất khẩu, do vậy, họ rất muốn duy trì một hệ thống thương mại toàn cầu
mở và ổn định. Việc thế giới bị chia cắt thành các khu vực cát cứ sẽ là điều bất lợi trước
hết đối với những thành viên APEC có nền kinh tế, thương mại phát triển cao.
- APEC tích cực theo đuổi mục tiêu tăng cường hệ thống thương mại đa phương
mở. Trong tất cả các Hội nghị Bộ trưởng hàng năm của APEC đều thảo luận những tiến
triển trong Vòng đàm phán đa phương U-ru-goay của GATT và ra những tuyên bố chung
nhằm phối hợp hành động của các thành viên APEC trong quá trình đàm phán, kêu gọi
các nước khác tăng cường nỗ lực để Vòng đàm phán U-ru-goay đạt kết quả. Trên thực tế,
APEC đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành công của Vòng đàm
phán U-ru-goay. Việc kết thúc thành công Vòng đàm phán U-ru-goay và sự ra đời của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đặt APEC trong một khung cảnh mới.Hội nghị Bộ
trưởng Thương mại APEC tại Gia-các-ta tháng 11 năm 1994 nhận định: "Trong bối cảnh

sau Vòng đàm phán U-ru-goay, đang có một cơ hội rộng mở để APEC bắt đầu tiến tới sự
tự do hóa rộng lớn hơn phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của GATT/WTO, có tính tới
sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế khác nhau của các thành viên APEC".
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ nhằm huy động có hiệu
quả các nguồn lực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, duy trì tốc độ tăng trưởng
bền vững của các nền kinh tế, đồng thời giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các thành viên, APEC cũng rất coi trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Tại
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai năm 1990, APEC đã lập ra 7 Nhóm công tác nhằm phối
hợp các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể. Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư năm
1992 đã thông qua một khuôn khổ chung về thương mại và đầu tư nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực. Chính những hoạt động của các Nhóm
công tác và khuôn khổ chung về thương mại và đầu tư đã đặt nền tảng cho sự hợp tác về
kinh tế và kỹ thuật của APEC và được ghi nhận như là nội dung thứ hai (để bổ sung và hỗ
trợ cho nội dung thứ nhất là thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư) trong Chương trình
Hành động Ô-xa-ca được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ở Ô-xa-ca, Nhật Bản năm 1995.
• Cơ hội của Việt Nam khi tham gia APEC:
- Sau 15 năm gia nhập, Việt Nam đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất là tăng
cường quan hệ hợp tác, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đây không chỉ là một diễn
đàn có vai trò quan trọng với sự phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, đối
ngoại, an ninh mà còn là một kênh hiệu quả để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và làm sâu
sắc quan hệ song phương với các thành viên, trong đó có hầu hết những đối tác chiến
lược và đối tác toàn diện của Việt Nam. Thông qua APEC, Việt Nam có thể quảng bá
hình ảnh, tiếp cận được nhiều hơn với các tập đoàn, tổng công ty đa quốc gia, tăng cường
năng lực hợp tác, tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài
- Giai đoạn 2011 - 2015, APEC đưa ra một chiến lược mới là cải cách cơ cấu nhằm
tăng cường minh bạch hóa và khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế. Đây là cơ hội cho
Việt Nam trong bối cảnh đang thực hiện tái cơ cấu trong nước.
- Thị trường APEC cũng đang tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam trong thu hút
nguồn vốn FDI và gia tăng khôi lượng thương mại với các đối tác trong APEC. APEC
cũng chính là điều kiện để Việt Nam khẳng định quá trình hội nhập kinh tế đầy đủ của

mình. Việt Nam có nhiều đối tác lớn trong APEC như các nước ASEAN, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga. Thị trường APEC có tiềm năng rất lớn
đối với Việt Nam, chiếm khoảng 80% kim ngạch buôn bán, 75% vốn đầu tư nước ngoài
và trên 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA).
Câu 17:
Trả lời:
• Trình bày mục tiêu và nguyên tắc hợp tác thương mại của ASEAN
a. Mục tiêu:
- Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hang rào thuế quan
trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế. Điều này sẽ khiến cho các
Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn
trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dung sẽ mua được những hang hoá từ
những nhà sản xuất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN , dẫn đến sự tang lên trong
thương mại nội khối.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị
trường thống nhất, rộng lớn hơn.
- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi,
đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) trên thế giới.
- Thúc đẩy phân công lao động trong nội khối và phát huy lợi thế so sánh (xuất
phát từ phát triển chuyên môn hóa, hiện đại hóa) của từng nước
b. Nguyên tắc:
- Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân
tộc của tất cả các quốc gia, dân tộc;
- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự
can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
- Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;
- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;
- Nguyên tắc nhất trí, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được

tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua.
- Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các
nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng
áp dụng như:
+ Nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, than thiện, không tuyên truyền tố cáo
nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội
+ Nguyên tắc bình đẳng
+ Nguyên tắc 10-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc
tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sang tham gia,
không cần phải đợi tất cả mới cùng thựchiện.
Câu 19 : Trình bày nội dung hợp tác thương mại ASEAN – TRUNG QUỐC trong
ACFTA ? Tác động của việc hợp tác này đến phát triển thương mại Việt Nam .
Trả lời :
• NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - Trung Quốc
(ACFTA)
Tháng 11/2004, ACFTA được ký kết.
Nội dung cụ thể:
- Cắt giảm và xoá bỏ thuế quan trong khu vực ASEAN - Trung Quốc sẽ cơ bản
được hoàn thành vào năm 2010 đối với ASEAN6 và Trung Quốc, và vào năm 2015 với
một số linh hoạt đến 2018 đối với các nước thành viên mới của ASEAN.
- Nội dung hợp tác của ACFTA được thoả thuận trên rất nhiều lĩnh vực. Đó cũng là
xu hướng chung của các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới, nó không nằm ngoài khuôn
khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
- Ngoài việc tích cực tiến tới loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế đối với hầu hết
thương mại hàng hoá thì ACFTA còn:
+ Tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ đối với hầu hết các lĩnh vực
+ Thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở để tạo thuận lợi và thúc đẩy
đầu tư trong khuôn khổ FTA.
+ Áp dụng các đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới
của ASEAN.

+ Áp dụng linh hoạt cho các Bên trong đàm phán FTA đối với các khu vực nhạy
cảm của lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Sự linh hoạt này sẽ được đàm phán và
cùng thống nhất thoả thuận dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi.
+ Thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả, gồm
không hạn chế việc đơn giản hoá thủ tục hải quan và các thoả thuận công nhận lẫn nhau.
+ Mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác nhằm hỗ trợ tăng cường đầu tư và
thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, hình thành nên các chương trình hành động để
thực hiện các lĩnh vực hợp tác.
• Tác động chung của Hiệp định tới sự phát triển của thương mại Viêt Nam
A / Cơ hội
- Mở rộng quy mô thị trường, thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc hoàn thành sẽ tạo ra một khu vực thương
mại tự do lớn nhất thế giới. Một thị trường ASEAN - Trung Quốc thống nhất sẽ làm tăng
khối lượng trao đổi thương mại của các nước thành viên nhờ giảm được chi phí kinh
doanh, tận dụng được lợi thế nhờ quy mô, đồng thời phát huy được lợi thế tương đối do
tính bổ sung lẫn nhau của các sản phẩm xuất khẩu.
-Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thương mại
Việc thành lập ACFTA cũng góp phần tạo động lực để chuyển đổi cơ cấu thương mại
theo hướng tập trung khai thác các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu. Khu vực mậu dịch tự
do sẽ giúp chuyên môn hoá hơn trong sản xuất dựa trên các lợi thế so sánh. Chuyên môn
hoá xảy ra khi một số sản phẩm nội địa của một thành viên của Khu vực mậu dịch tự do
được thay thế bởi việc nhập khẩu với giá thấp hơn từ thành viên khác. Vì thế mà thu nhập
thực tế do nguồn tài nguyên được tối ưu hoá trong phân phối có thể sẽ được tăng
lên.Cạnh tranh khốc liệt sẽ đòi hỏi mức độ chuyên môn hoá cao hơn, từ đó làm tăng hiệu
quả cho nền kinh tế.
-Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao năng lực cạnh tranh
Một khu vực mậu dịch tự do thống nhất sẽ là môi trường thuận lợi cho các hoạt động
thương mại và đầu tư, mà ở đó các nước tham gia sẽ phát huy tối đa lợi thế tương đối của
mình. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được hình thành về cơ bản dựa trên
những nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), do vậy sẽ tạo ra một môi

trường bình đẳng cho các bên tham gia trao đổi thương mại.Mặc dù còn có nhiều sự khác
biệt, nhưng các quốc gia khu vực đang nỗ lực để tạo dựng một sân chơi mang lại lợi ích
thương mại cho mỗi thành viên. Chẳng hạn, các nước phát triển hơn trong khu vực đã
dành cho các nước ASEAN-4 những ưu đãi đặc biệt và khác biệt trong quá trình thực hiện
ACFTA như kéo dài thời hạn thực hiện cam kết, hỗ trợ về kỹ thuật, thực hiện chương
trình thu hoạch sớm
-Xây dựng các cơ sở cho các quan hệ song phương và đa phương
Sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế mang
tính tĩnh mà cả những lợi ích kinh tế mang tính động. Lý thuyết về hợp tác kinh tế khu
vực cho thấy một trong những động cơ chính của việc khởi xướng hợp tác kinh tế khu
vực là nhằm tạo ảnh hưởng đến việc xác lập các lợi ích mang tính chính trị, mà cụ thể ở
đây là quyền đưa ra các quy định kinh tế quốc tế. Thành viên của mọi tổ chức hợp tác
kinh tế đều cần phải có quan điểm thống nhất trong việc tạo ra ảnh hưởng này, bởi việc
tham gia vào quá trình đề ra các quy định kinh tế quốc tế là cách quan trọng để bảo vệ
lợi ích của bất cứ nước nào dù lớn hay nhỏ, trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Trong
một thế giới toàn cầu hoá, sự thống nhất và tính chất bắt buộc của các quy định điều tiết
nền kinh tế quốc tế buộc các nước phải chú trọng đến quyền đề ra các quy định đó. Trong
giai đoạn hiện nay, không một nước nào, kể cả Mỹ, có thể độc quyền quyết định đối với
các quy định kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc tăng cường sức ảnh hưởng thong qua các tổ
chức liên kết kinh tế khu vực đã trở thành sự lựa chọn đối với các nước, trong đó có
ASEAN và Trung Quốc.
-Rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước
Một thực tế khách quan được thừa nhận rằng Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế là tất yếu nhưng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện còn thấp, có nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế trong quá trình hội nhập. Những khó khăn phức tạp đối với
Việt Nam trong quá trình hội nhập đều bắt nguồn từ khoảng cách phát triển khá xa về
kinh tế. Mặc dù kinh tế Việt Nam những năm qua đã có sự tăng trưởng với tốc độ cao
nhưng Việt Nam còn phải vượt một khoảng cách rất dài mới đuổi kịp các nước.
B / Thách thức
- Gia tăng áp lực cạnh tranh

Việc Trung Quốc gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ làm gia
tăng áp lực cạnh tranh tới khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Việt Nam có khá nhiều
tương đồng với Trung Quốc và các nước ASEAN khác (như tài nguyên, cơ cấu sản
phẩm), do vậy sẽ gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường thế giới,
đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Trung Quốc gia nhập ACFTA khiến
cho lượng hàng hoá xuất khẩu của nước này tăng mạnh, đồng thời lại có điều kiện cọ xát
với thị trường thương mại hàng hoá và dịch vụ thế giới sớm hơn, nên có điều kiện tăng
cường năng lực và sức cạnh tranh. Chính điều này đã, đang và sẽ làm tăng sức ép đối với
Việt Nam trong việc giữ và mở rộng thị phần.
-Thể chế, chính sách kinh tế còn bất cập
Cũng giống như các nước phát triển, Việt Nam có nguy cơ trở thành vật lót đường nếu
chúng ta không lường trước được những thách thức của quá trình hội nhập phức tạp này.
Có thể khẳng định rằng yếu kém lớn nhất của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
khu vực cũng như toàn cầu là năng lực cạnh tranh xét trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh
nghiệp và sản phẩm trong đó khả năng cạnh tranh quốc gia đóng vai trò trọng yếu. Nó
được hiểu là việc xây dựng môi trường cạnh tranh kinh tế chung để thu hút đầu tư trong
và ngoài nước, đồng thời đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực để nền kinh tế duy trì
mức tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Môi
trường cạnh tranh kinh tế chung do nhiều yếu tố quyết định nhưng các yếu tố cơ bản là:
môi trường pháp lý, thị trường, kết cấu cơ sở hạ tầng.
- Làm nảy sinh nhiều vấn đề chính trị, xã hội phức tạp
Hoạt động của khu vực ACFTA sẽ tạo điều kiện để các nước hợp tác giải quyết các vấn
đề xã hội của khu vực như: bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, rừng, ngăn
chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường qua biên giới, tăng cường hợp tác chống ma tuý,
phá bỏ các đường dây buôn bán ma tuý qua biên giới, hợp tác chống buôn lậu và gian lận
thương mại, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, ngăn ngừa các dịch bệnh lây lan qua biên giới.
C / . Tình hình chung về việc thực hiện quy định giữa 2 quốc gia
Thực hiện theo “Chương trình thu hoạch sớm”, từ ngày 1/1/2004, Trung Quốc đã thực
hiện cắt giảm dần 536 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống thuế suất 0% trước
1/1/2006. Ngày 25 tháng 2 năm 2004, Chính phủ Việt Nam cũng đã có Nghị định số

99/2004/NĐ-CP về ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt
Nam cho các năm 2004-2008 cắt giảm dần 484 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc
xuống mức bằng 0% trước 1/1/2008. Danh mục loại trừ giữa Việt Nam và Trung Quốc có
26 mặt hàng như trứng, thịt gia cầm, hoa quả…
Ngày 12/6/2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 35/2006/QD-BTC và thông
tư 52/2006/TT-BTC về danh mục hàng hóa và hướng dẫn thực hiện Hiệp định về Thương
mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc từ ngày 01/01/2006 đối với danh mục hàng hóa
thông thường (các mặt hàng từ chương 9 đến chương 24) gồm trên 7000 sản phẩm. Việt
Nam đã bắt đầu xúc tiến việc hoàn thuế nhập khẩu cho các lô hàng được nhập khẩu vào
Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA từ 01/01/2006 và đề nghị Trung Quốc và các nước
ASEAN khác cũng cho Việt Nam hưởng ưu đãi ACFTA từ 01/01/2006.
Với việc thực hiện cắt giảm thuế, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên nhanh
chóng kể từ khi ASEAN – Trung Quốc tiến hành thực hiện hiệp định khung ACFTA.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD
năm 2009, tăng gấp gần 700 lần.Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đang bị thâm hụt nặng cán
cân xuất, nhập khẩu. Chúng ta đã nhập siêu của Trung Quốc liên tiếp 9 năm liền.

Câu 20 : Trình bày nội dung hợp tác thương mại ASEAN – HÀN QUỐC trong
AKFTA ? Tác động của việc hợp tác này đến phát triển thương mại VIỆT NAM

TRẢ LỜI :
CÂU 20 : . Hiệpđịnhthươngmạitự do ASEAN-HÀN QUỐC
vàtácđộngtớiquanhệthươngmạiViệt Nam
HànQuốclàđốitácthươngmạilớnthứhaimà ASEAN đàmphánHiệpđịnhthươngmạitự do
(sauTrungQuốc). Tiếntrìnhnàyđượcbắtđầuvàonăm 2004 khicácnhàLãnhđạo ASEAN
vàHànQuốckýTuyênbốchungvềHợptácKinhtếToàndiệngiữa ASEAN vàHànQuốc,
khẳngđịnhmongmuốnthiếtlậpKhuvựcMậudịchTự do ASEAN-HànQuốc (AKFTA)
baogồmcáclĩnhvựcthươngmạihànghoá, thươngmạidịchvụvàđầutư. Năm 2005, ASEAN
vàHànQuốckýHiệpđịnhkhungvềHợptácKinhtếToàndiện (Hiệpđịnhkhung),
vàsauđólàcáchiệpđịnhcụthểtrongtừnglĩnhvực,

tạonềntảngpháplýhìnhthànhKhuvựcThươngmạiTự do ASEAN – HànQuốc (AKFTA).
Thươngmạihànghóa
HiệpđịnhcụthểđầutiênđượchaibênthốngnhấtlàHiệpđịnhThươngmạiHànghóa ASEAN –
HànQuốc (AKTIG), kýkếtngày 24 tháng 8 năm 2006.
Hiệpđịnhnàyquyđịnhcácthỏathuậnthươngmạihànghóaưuđãigiữa 10 QuốcgiaThànhviên
ASEAN vàHànQuốc, trongđóquantrọngnhấtlà cam
kếtcắtgiảmvàxóabỏthuếsuấtđốivớitấtcảcácdòngthuếtrongmộtgiaiđoạnnhấtđịnh.
Bắtđầutừngày 1 tháng 1 năm 2010, HànQuốcvà ASEAN-5 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-
lai-xi-a, Phi-líp-pin vàXinh-ga-po) đãxóabỏthuếcủagần 90%
cácmặthàngtrongLộtrìnhThôngthường. Cácthànhviênmớihơncủa ASEAN làViệt Nam,
Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, sẽcóthờigiandàihơnđểcắtgiảmvàxóabỏthuếquan.
ĐốivớiViệt Nam, ítnhất 50% cácdòngthuếtrongLộtrìnhThôngthườngsẽcóthuếsuấttừ 0-5%
trướcngày 1 tháng 1 năm 2013 vàđốivới Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma làtrướcngày 1
tháng 1 năm 2015. Đếnnăm 2016, Việt Nam sẽphảiđưa 90% sốdòngthuếvềmức 0-5%
vàđạtmứctự do hóahoàntoànvàonăm 2017. Thờihạntươngtựcho Cam-pu-chia, Lào, Mi-
an-ma sẽlà 90% vàonăm 2018 vàtự do hóahoàntoànvàonăm 2020. TháiLan, do
thamgiaHiệpđịnh AKTIG muộnhơn – năm 2007, sẽcólộtrìnhcắtgiảmthuếkhác.
ThuếsuấtđốivớicácsảnphẩmtrongLộtrìnhThôngthườngsẽđượccắtgiảmtheotừnggiaiđoạnvà
xóabỏvàonâm 2016 hoặc 2017.
VớiviệckýkếtvàthựchiệnHiệpđịnh AKTIG, quanhệthươngmạigiữa ASEAN
vàHànQuốcđãpháttriểnnhanhchóng. Năm 2009,
HànQuốclàđốitácthươngmạilớnthứnămcủa ASEAN vớitổnggiátrịthươngmạilêntới 74,7
tỷđô la Mỹ. ĐầutưtrựctiếpnướcngoàitừHànQuốcvào ASEAN là 1,4 tỷđô la Mỹ.

ThươngmạiDịchvụ
HiệpđịnhThươngmạiDịchvụ ASEAN – HànQuốc (AKTIS) đượckýngày 21 tháng 11 năm
2007, tạonềntảngđểtiếptụcmởcửathịtrườngdịchvụchocácnhàcungcấpdịchvụcủa ASEAN
vàHànQuốc. Xâydựngtrêncơsởcác cam kếttheoHiệpđịnhchungvềThươngmạiDịchvụ
(GATS) của WTO, trongHiệpđịnh AKTIS, cả ASEAN vàHànQuốcđều cam
kếtsâurộnghơnthông qua việcbổ sung cácngành/phânngànhmớinhưkinhdoanh, xâydựng,

giáodục, dịchvụviễnthông, môitrường, dịchvụ du lịchvàdịchvụgiaothôngvậntải.

Đầutư
HiệpđịnhĐầutư ASEAN – HànQuốc (AK-AI) đượckýkếtngày 2 tháng 6 năm 2009
nhằmtạolậpmộtmôitrường minh bạch,
thuậnlợivàổnđịnhhơnchocácnhàđầutưvànguồnvốntừ ASEAN vàHànQuốc. Nội dung
chínhcủaHiệpđịnh AK-AI
tậptrungvàocácyếutốbảohộđầutưnhưđiềukhoảnvềđốixửcôngbằng, bảovệđầyđủvà an
toànchonguồnđầutư; chuyểngiaoquỹliênquanđếnnguồnđầutư;
vàđềnbùtrongtrườnghợpquốchữuhóađốivớinguồnđầutư. Hiệpđịnhcóhiệulựctừngày 1
tháng 9 năm 2009. Tuynhiên, hiện nay, ASEAN
vàHànQuốcvẫntiếptụcthảoluậnnhằmhoànthiệncácnội dung hợptácdựkiến,
trongđócóvấnđềxâydựngcác cam kếtmởcửathịtrườnghoặclộtrìnhloạibỏcácbảolưu.
TrongvòngnămnămkểtừkhiHiệpđịnhcóhiệulực, ASEAN
vàHànQuốcsẽthảoluậnvàhoànthànhnhữngnội dung này.

CơchếGiảiquyếtTranhchấp
HiệpđịnhvềCơchếGiảiquyếtTranhchấp ASEAN – HànQuốc, kýngày 13 tháng 12 năm
2005,
đưaracơchếgiảiquyếtcáctranhchấpcóthểphátsinhgiữacácBêntrongquátrìnhtriểnkhaihoặcáp
dụngcácHiệpđịnhnóitrên, kểcảHiệpđịnhkhung.

TácđộngcủaKhuvựcThươngmạitự do ASEAN-HànQuốctớiquanhệthươngmạiViệt
Nam-HànQuốc
Trongnhiềunăm qua HànQuốcluônlàđốitácthươngmạiquantrọngcủaViệtNam. HànQuốclà
4 trong 10 đốitácthươngmạiquantrọngnhấtcủaViệtNam, chỉsauTrungQuốc,
MỹvàNhậtBản. HànQuốclàthịtrườngxuấtkhẩulớnthứ 5 vàlàthịtrườngnhậpkhẩulớnthứ 2
củaViệtNam.
Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc
trong 10 năm qua (2001~2010) là rất cao, đạt trên 23%. Năm 2009, mặc dù chịu sự ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng kim ngạch thương mại hai chiều
vẫn giữ được mức tăng trưởng 2,1%. Đặc biệt trong năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam
sang Hàn Quốc đã vượt mức 2 tỷ USD với mức tăng trưởng là 15,7%. Trong năm 2010,
kim ngạch thương mại hai chiều có sự phục hồi rõ rệt với kim ngạch thương mại hai
chiều đạt trên 12,85 tỷ đô la, tăng 42,2% so với năm 2009. Trong đó kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,1 tỷ đô la, tăng 49,8%, kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 9,75 tỷ đô la, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm
trước. Cácmặthàngxuấtkhẩuchínhcủa ta sang HànQuốclàdầuthô, dệt may, thủysản, than
đá, gỗvàsảnphẩmgỗ, v.v.

MộtđặcđiểmnổibậttrongquanhệthươngmạiViệt Nam-HànQuốclàviệc ta
liêntụcnhậpsiêutừnướcnày. Trong năm 2010, Việt Nam chịu thâm hụt thương mại lên
đến gần 6,7 tỷ đô la, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu
là 216%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu chung. Mặc dù vậy, nhập siêu từ Hàn Quốc được
đánh giá là tương đối tích cực vì cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là các mặt hàng
nguyên nhiên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp và sản xuất hàng xuất
khẩu (chiếm hơn 70% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc). Sắt thép các loại là mặt
hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (12,3%) tiếp đến là vải các loại (11,7%), máy móc thiết bị
(11,2%), máy vi tính sản phẩm điện tử (8,6%), xăng dầu các loại (8,3%), chất dẻo
nguyên liệu (7,3%), nguyên phụ liệu dệt may và da giầy (4,9%).
Theo đánh giá chung, Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đã đem lại những
lợi ích đáng kể cho các nền kinh tế ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, các doanh
nghiệp Việt Nam có thể khai thác hạn ngạch thuế quan với thuỷ sản, mặt hàng xuất khẩu
có kim ngạch hàng đầu của ta vào Hàn Quốc. Hàn Quốc cam kết dành cho ASEAN
lượng hạn ngạch thuế quan như sau: (i) Tôm đông lạnh: 5000 tấn miễn thuế; (ii) Tôm
tươi: 300 tấn miễn thuế; (iii) Mực nang: 2000 tấn miễn thuế; (iv)Tôm luộc: 2000 tấn
miễn thuế; (iiv) Sắn: 25000 tấn với thuế suất 20%; (iiiv) Tinh bột sắn: 9600 tấn với thuế
suất 9%. Với mức thuế trong hạn ngạch 0% (so với mức trung bình 15% ngoài hạn
ngạch) là lợi thế cho các doanh nghiệp ASEAN và Việt Nam. Bên cạnh đó, thuế suất mà
Hàn Quốc dành cho các sản phẩm mà ta có thế mạnh như dệt may, giày da, sản phẩm chế

biến cũng rất thấp, góp phần tạo cơ hội xuất khẩu quan trọng cho các mặt hàng này.
Một điểm đáng lưu ý là Hàn Quốc đã có nhượng bộ trong vấn đề kiểm dịch động thực
vật (SPS), chấp nhận đưa nội dung hợp tác đối với các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về
SPS vào Phụ lục của Hiệp định khung; có điều khoản về TBT và SPS trong Hiệp định về
Thương mại Hàng hóa; thành lập Tổ công tác về TBT và SPS để xem xét các vấn đề thực
thi.

Với những lợi thế như trên, cho tới nay AKFTA đã tác động rất tích cực tới quan hệ
thương mại ASEAN-Hàn Quốc. Có thể nói đây là Khu vực thương mại tự do đem lại lợi
ích lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam xét trên khía cạnh tận dụng các ưu đãi của
Hiệp định. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi theo AKFTA thông qua việc áp dụng mẫu quy tắc xuất
xứ (mẫu AK) của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cao, lên tới 58,6% ngay trong năm
đầu tiên thực hiện Hiệp định AKTIG (2007) và tăng lên 66,5% vào năm 2008, 64,6%
năm 2009. Như vậy, có thể nói đa số hàng hóa xuất khẩu của ta sang Hàn Quốc đã tận
dụng được ưu đãi từ Hiệp định AKFTA. Tỷ lệ này đặc biệt cao đối với các nhóm hàng
hóa như nguyên liệu (gần 100%), khoáng sản chế biến (trên 95%), sản phẩm da (trên
70%), dệt may (88%). Ngược lại, hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam không tận
dụng được nhiều các ưu đãi trong Hiệp định AKFTA, với tỷ lệ sử dụng mẫu quy tắc xuất
xứ chỉ đạt khoảng 3%. Đây cũng là minh chứng rõ ràng để kết luận Hiệp định AKFTA
không làm tăng nhập siêu của ta trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc.
cau 12,ý 2 : vi tri, vai tro cua ASEAN trong CA-TBD(may t bi hong word, thong cam
nha,cau 11,12,18 co trong sach nhe)
ASEAN đã và đang trở thành tâm điểm của quan hệ kinh tế - thương mại và liên kết
kinh tế giữa các đối tác trong khu vực CA-TBD
ASEAN đã trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, một tổ chức khu vực thành
công và phát triển năng động, và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức
quốc tế, khu vực. Chặng đường trưởng thành của ASEAN đã góp phần không nhỏ tạo nên
những bước tiến của liên kết khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch nước nêu rõ:
Nỗ lực của ASEAN đẩy nhanh liên kết kinh tế và hình thành một thị trường chung thống
nhất là một xúc tác quan trọng thúc đẩy liên kết khu vực. ASEAN đã là một trong những

tổ chức khu vực thúc đẩy tự do hóa thương mại - đầu tư với quyết định thành lập Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN năm 1992. Và đó cũng là khoảng thời gian APEC thông qua các
Mục tiêu Bôgo. Năm 2003, ASEAN nhất trí xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và
cũng là lúc ý tưởng xây dựng Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương được
nhen nhóm. Hàng loạt cam kết hợp tác kinh tế cốt lõi của Cộng đồng kinh tế ASEAN,
cùng “Sáng kiến liên kết ASEAN”, đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo ra một không gian
kinh tế thống nhất giữa các thành viên, đưa thị trường chung ASEAN với trên 600 triệu
dân trở nên đồng nhất, là một trung tâm phát triển kinh tế của khu vực.
SEAN đã và đang trở thành tâm điểm của quan hệ kinh tế - thương mại và liên kết kinh tế
giữa các đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ trong gần một thập kỷ
qua, ASEAN đã thiết lập một mạng lưới các Khu vực mậu dịch tự do ASEAN + 1 với
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ốxtrâylia và Niu Dilân. Hợp tác giữa ASEAN
với các đối tác lớn khác như Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu, Canađa và các thành viên
Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ La tinh cũng đi vào chiều sâu. Năm 2010 là một dấu mốc
quan trọng với việc ASEAN triển khai các khuôn khổ ASEAN+1 và hàng loạt các thoả
thuận Thương mại tự do của ASEAN với các đối tác. Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 vừa
tổ chức tại Hà Nội đã thông qua “Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN” với mục tiêu kết
nối hạ tầng cơ sở, kết nối chính sách và kết nối con người trong ASEAN và đó sẽ là nền
tảng để tiến tới mở rộng kết nối ra toàn khu vực Đông Á. Hiện nay, ASEAN tiếp tục cam
kết tự do hóa và mở cửa thị trường, ủng hộ mạnh mẽ việc sớm kết thúc vòng Đôha, thúc
đẩy liên kết kinh tế và phản đối chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức

×