Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Đạo đức phật giáo với việc giáo dục đạo đức học sinh ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------o0o--------------

ĐẶNG THỊ KIM OANH

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------o0o--------------

ĐẶNG THỊ KIM OANH

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRƯƠNG VĂN CHUNG



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


Cơng trình được hồn thành tại:
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
thuộc Đại học Quốc gia thành phồ Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Văn Chung
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia thành phồ Hồ Chí Minh

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, số 10 – 12 Đinh Tiên Hồng, Q1, TP.
Hồ Chí Minh.
Vào lúc……..giờ……….phút, ngày……….tháng …….năm 2010.

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học
Quốc gia thành phồ Hồ Chí Minh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là cơng trình nghiên cứu
độc lập, trung thực của bản thân, những số liệu chưa từng được công bố

trên bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu có gì sai sót, tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Đặng Thị Kim Oanh

năm 2010


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................. 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................. 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 8
6. Kết cấu của đề tài .................................................................................. 8
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
1.1. Khái quát cơ sở hình thành đạo đức Phật giáo .................................... 9
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa truyền thống Ấn Độ cổ đại –
cội nguồn hình thành đạo đức Phật giáo ................................................... 9
1.1.2. Triết học và giáo lý Phật giáo – cơ sở trực tiếp hình thành đạo
đức Phật giáo .......................................................................................... 20

1.2. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo ............................................ 33
1.2.1. Một số khái niệm của đạo đức Phật giáo ........................................ 33
1.2.2. Chuẩn mực của đạo đức Phật giáo ................................................. 44
1.3. Đánh giá về đạo đức Phật giáo ......................................................... 60
1.3.1. Giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo............................................ 60
1.3.2. Hạn chế của đạo đức Phật giáo ...................................................... 64
Chương 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO
ĐỨC PHẬT GIÁO
2.1. Thực trạng việc giáo dục đạo đức và đạo đức học sinh ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................................. 68


2.1.1. Khái quát thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay ................................................................................... 68
2.1.2. Đặc điểm đạo đức học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .... 73
2.2. Đạo đức truyền thống và những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục đạo
đức học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .................................... 89
2.2.1. Giá trị đạo đức Phật giáo trong đạo đức truyền thống của người
Việt ......................................................................................................... 89
2.2.2. Những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục đạo đức học sinh ở thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay ...................................................................... 97
2.3. Đóng góp của đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức học sinh
ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ........................................................ 103
KẾT LUẬN ........................................................................................... 117
PHỤ LỤC ............................................................................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 140


1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ra đời hơn 2.500 năm, Phật giáo vượt khỏi lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn –
chiếc nơi đã sản sinh ra nó, để du nhập và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia
khác, trong đó có Việt Nam. Là tơn giáo góp mặt ở nước ta từ những năm
đầu công nguyên, Phật giáo dung hợp với đạo đức truyền thống dân tộc và
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hơn 20 thế kỷ qua, nhìn
lại lịch sử dân tộc chúng ta không nghi ngờ về một khẳng định: Phật giáo là
một phần thiết yếu trong tâm hồn người Việt.
Hơn 20 thế kỷ đồng hành cùng lịch sử dân tộc, phải trải qua bao thăng trầm,
từng phải gánh chịu những thử thách nghiệt ngã của thời gian nhưng Phật giáo
vẫn tồn tại đến ngày nay. Chắc hẳn triết lý Phật giáo phải có giá trị nhất định làm
nên sức sống mãnh liệt vượt qua thử thách của không gian và thời gian. Một trong
những hạt nhân quan trọng của Phật giáo là quan điểm đạo đức. Nguyên tắc căn
bản của đạo đức Phật giáo là lịng từ bi, bình đẳng cho tất cả chúng sinh, tránh làm
điều ác, tích cực hành thiện, lòng yêu thương, đem đến hạnh phúc cho con người,
phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh”.
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập. Quá trình này đem lại
cả những thời cơ và thách thức bởi bên cạnh những thành tựu đạt được trên nhiều
lĩnh vực, chúng ta vẫn phải trăn trở, suy nghĩ trước những tác động tiêu cực của
kinh tế thị trường. Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW khóa VIII chỉ rõ: “Tệ
sùng bái nước ngồi, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống
thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, khơng
ít trường hợp vì đồng tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ


2


thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp, bn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại
dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng...Nghiêm trọng hơn là sự suy thối về đạo
đức, lối sống ở một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ
có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí,
ǎn chơi sa đọa khơng được ngǎn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa
quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái, mất đoàn
kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương
uy tín của Đảng, của Nhà nước”[77]. Hội nghị nhấn mạnh về đạo đức của giới trẻ
tiêu biểu là thành phần thanh niên học sinh - lực lượng trí thức tiềm năng vơ cùng
quan trọng đối với nước ta trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Nhiều
biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự
suy thối đạo lý trong quan hệ thầy trị, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp;
lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ǎn chơi, nghiện ma túy...ở một bộ phận học sinh,
sinh viên”[77].
Vấn đề đặt ra là chúng ta bước vào quá trình hội nhập mà vẫn giữ được
những giá trị văn hóa, truyền thống, xác định đúng mối quan hệ giữa người
với người để xây dựng đất nước tốt đẹp hướng đến sự phát triển bền vững.
Đạo đức Phật giáo – một vấn đề trung tâm của triết học Phật giáo vẫn
còn giá trị nhất định trong đời sống xã hội nước ta hiện nay, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành TW Đảng khoá IX về công tác tôn
giáo tiếp tục chủ trương của nghị quyết Đại hội VII nhận định: “Tơn giáo
là vấn đề cịn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với
cơng cuộc xây dựng xã hội mới’’[79]. Đạo đức Phật giáo có sự dung hợp
với truyền thống đạo đức con người Việt Nam, mục tiêu đạo đức Phật
giáo hướng đến phù hợp với mục tiêu xây dựng con người mới của Đảng


3


và Nhà nước. Đây được xem là một trong những phương pháp giúp chúng
ta nhìn lại những giá trị tốt đẹp mà con người hướng đến.
Với những lý do vừa nêu, việc nghiên cứu đạo đức tơn giáo nói chung và
đạo đức Phật giáo nói riêng là hết sức cần thiết đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức
hiện nay. Cho nên, tôi chọn đề tài “đạo đức Phật giáo với việc giáo dục đạo đức
học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Những vấn đề đạo đức Phật giáo, giá trị của đạo đức phật giáo trong đạo
đức truyền thống người Việt Nam, đạo đức thanh niên học sinh đã được nhiều
học giả, nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác với những khía cạnh khác
nhau. Luận văn đã kế thừa, tiếp thu, những thành quả của một số cơng trình
được cơng bố theo các hướng sau:
Hướng thứ nhất, Phật giáo và đạo đức Phật giáo:
Thể hiện trong luận văn, luận án sau:
“Tư tưởng đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần Việt
Nam” – luận văn thạc sĩ học viên Tạ chí Hồng năm 1998, đề tài làm rõ những
phạm trù cơ bản của đạo đức Phật giáo, tìm hiểu sự ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo trong lĩnh vực tinh thần như truyền thống, phong tục tập quán, qua
đường lối chính trị của các thời đại, ảnh hưởng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật, trong quan hệ ứng xử và giao tiếp hằng ngày.
“Tìm hiểu tư tưởng đạo đứcPhật giáo qua Kinh pháp cú” – luận văn thạc
sĩ của tác giả Phạm Thị Thu Thủy năm 2005. Đề tài khái quát nội dung cơ bản
của đạo đức Phật giáo thông qua Kinh Pháp cú và rút ra những giá trị nhất
định của đạo đức Phật giáo trong xã hội hiện nay.
“Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh
thần ở Việt Nam” – luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Lê Hữ Tuấn năm


4


1999. Luận án trình bày nội dung cơ bản triết học Phật giáo và rút ra những
ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực đời sống tinh thần người Việt Nam.
Các cơng trình nghiên cứu:
“Đạo đức Phương Đơng”, PGS.TS Vũ Tình, Nxb. Chính trị quốc gia Hà
Nội – 1998. Tác giả trình bày nguồn gốc hình thành và nội dung đạo đức của
các trường phái triết học ở Trung Quốc như Nho gia, Mặc gia, Đạo gia; ở Ấn
Độ như Ấn Độ giáo, Phật giáo.
Hịa thượng Thích Minh Tâm: “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người
” Nxb. Tôn giáo năm 2002, tác phẩm chủ yếu bàn về những vấn đề cơ bản của
đạo đức Phật giáo và con đường để đạt đến cuộc sống hạnh phúc của con người.
Hòa thượng Thích Minh Châu giới thiệu tác phẩm “Đạo đức học Phật
giáo” nhiều tác giả Viện nghiên cứu Phật giáo năm 1995, những bài viết phân
tích sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo, vị trí, vai trị của Phật giáo ở nhiều
khía cạnh đối với đất nước ta trong giai đoạn chuyển mình và phát triển vào
những năm cuối của thế kỷ XX.
Tác giả nước ngoài: Geshe Michael Roach – nhà kinh doanh kim
cương, thạc sĩ Phật học ở Tây Tạng viết tác phẩm “Năng đoạn kim cương –
Áp dụng giáo lý của Đức Phật vào việc quản trị doanh nghiệp và đời
sống”, Nxb. Tôn giáo 2001. Tác phẩm trình bày việc vận dụng những
nguyên tắc ứng xử trong kinh điển Phật giáo vào trong kinh doanh cũng
như phương pháp mà ông đã rút ra nhằm mục tiêu kinh doanh mang đến sự
phồn thịnh chung cho xã hội vì sự phát triển bền vững với cách hành xử có
đạo đức, văn hóa.
Hướng thứ hai, Truyền thống đạo đức người Việt Nam, sự dung hợp của
đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống người Việt Nam:
Báo cáo khoa học:


5


“Vai trị của đạo đức tơn giáo trong đời sống xã hội”, Nguyễn Thị Lan,
tạp chí triết học số 2 – 2007. Bài viết đề cập đến vai trò của đạo đức tơn giáo
nói chung trong việc bù đắp những khủng hoảng trong đời sống xã hội.
“Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân
cách con người Việt Nam hiện nay”, Cao Thu Hằng www.chungta.com. Bài
viết trình bày sự hình thành đạo đức truyền thống của người Việt Nam là kết
quả của sự dung hợp các giá trị đạo đức Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo và
những thách thức đặt ra đối với nhân cách con người Việt Nam dưới tác động
của cơ chế thị trường.
Cơng trình nghiên cứu:
“Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, Nxb. Quân đội
nhân dân – 2006, Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên). Tác giả trình bày quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng
sản Việt Nam về chuẩn mực đạo đức; Chuẩn mực đạo đức của người Việt
Nam qua các thời kỳ trước năm 1930 đến 1975 và chuẩn mực đạo đức con
người Việt Nam trong thời kỳ xây dựng đất nước dưới tác động của cơ
chế thị trường.
“Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với
việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên). Tác giả khái
quát thực trạng đạo đức người Việt Nam dưới tác động của cơ chế thị
trường, đặc biệt là đạo đức của các bộ quản lý nhà nước, từ đó nêu ra
những giải pháp.
“Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham
chiếu”, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội – 2009. Trình bày về Phật giáo với
văn hóa Việt Nam, đặc điểm của Phật giáo Việt Nam và ảnh hưởng của Phật


6


giáo đến đời sống văn hóa Việt Nam có sự so sánh đối chiếu với Nhật Bản và
phương hướng điều tiết ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa Việt
Nam hiện nay.
Hướng thứ ba, đạo đức thanh niên - học sinh ở nước ta nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng, cơng trình khảo sát, thống kê, nghị quyết của Đảng
và Nhà nước về vai trò của đạo đức Tôn giáo trong xã hội, về chiến lược giáo
dục – đào tạo thanh niên – học sinh trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Báo cáo khoa học và cơng trình nghiên cứu:
“Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp”, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2006, Nguyên Duy Quý (chủ biên) đề cập đến đạo đức
cán bộ, đảng viên; đạo đức trong lao động và giao tiếp; đạo đức trong gia
đình; đạo đức của thanh niên. Khái quát thực trạng và nguyên nhân suy
thoái đạo đức; phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức xã hội ở nước
ta hiện nay.
“Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” công bố
ngày 26 tháng 8 năm 2005. Đây là cuộc điều tra về vị thành niên và thanh
niên lớn nhất và toàn diện nhất đã được tiến hành từ trước đến nay ở Việt
Nam. Kết quả cuộc điều tra phản ảnh ý kiến của 7.584 trên 42 tỉnh thành,
thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 25, là nguồn thơng tin bổ ích và đa dạng về
tình trạng sức khoẻ, đời sống xã hội, thái độ, hoài bão của thế hệ thanh thiếu
niên Việt Nam ngày nay. Trích từ nguồn:
/>Văn kiện Hội nghị Đảng: xem website Đảng cộng Sản Việt Nam.
/>Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khóa VII
“về cơng tác thanh niên trong thời kỳ mới”.


7

Nghị quyết Hội nghị lần II, Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII

về“định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Nghị quyết Hội nghị lần V, Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII “về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghị quyết Hội nghị lần VII, Ban chấp hành TW Đảng khóa IX “về
cơng tác tơn giáo”.
Nghị quyết số 25, Ban chấp hành TW Đảng khóa IX “về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Văn kiện đại hội Đồn - thành đồn thành phố Hồ Chí Minh về cơng
tác thanh niên hiện nay.
Tất cả những cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu phong phú hỗ
trợ cho tác giả hồn thành đề tài luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích luận văn:
Làm rõ nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo.
Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức học sinh, biểu hiện đạo đức học sinh
và đóng góp của đạo đức Phật giáo đối với việc giáo dục đạo đức học sinh ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Để thực hiện mục đích đó, luận văn giải quyết nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, tìm hiểu nguồn gốc hình thành và nội dung cơ bản của đạo đức
Phật giáo, rút ra những giá trị của đạo đức Phật giáo.
Thứ hai, tìm hiểu về sự dung hợp của đạo đức Phật giáo với đạo đức
truyền thống Việt Nam, thực trạng giáo dục đạo đức của học sinh ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, những biểu hiện đạo đức học sinh dựa trên số liệu
điều tra xã hội học một số trường phổ thơng ở thành phố Hồ Chí Minh.


8

Thứ ba, Phân tích đóng góp của đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục

đức học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo, những vấn
đề cấp bách đang đặt ra đối với đạo đức học sinh phổ thơng ở thành phố Hồ
Chí Minh, đóng góp đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn còn sử dụng phương pháp
logic, phương pháp lịch sử, so sánh, đối chiếu các tài liệu có liên quan,
phương pháp điều tra xã hội học.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đây là đề tài đã được nhiều tác giả khai thác với những khía cạnh khác
nhau, nên luận văn cố gắng phân tích, đánh giá sâu đạo đức Phật giáo và đóng
góp của đạo đức Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, gồm có hai chương và sáu tiết.


9

Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

1.1. KHÁI QUÁT CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa truyền thống Ấn Độ cổ đại –
cội nguồn hình thành đạo đức Phật giáo

Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên (Tr.CN),
đồng hành cùng hàng loạt những tư tưởng ở Phương Đông và Phương Tây lúc
bấy giờ với những triết gia vĩ đại như: ở Trung Hoa: Lão Tử, Khổng Tử; ở Hy
Lạp: Thales, Pythagoras, Hêraclit…sự ra đời của các nhà tư tưởng lớn đánh
dấu bước chuyển vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Nghiên cứu về điều kiện dẫn đến sự ra đời của Phật giáo, chúng ta không
thể bỏ qua nền văn minh ở Mohenjodaro và Harappa vì nó đánh dấu và đặt
nền mống cho tồn bộ quá trình phát triển sau này. Các nhà nghiên cứu cho
rằng nền văn minh của họ là nền văn minh bản địa gốc rễ của người
Dravidian đến từ miền Nam Ấn Độ. Theo tài liệu khảo cổ học ghi lại, trước
tiên là thời đại “đồ đồng” đã hình thành hơn 3000 năm (Tr.CN) và dân tộc
định cư là Mundian, Sumerian…đặc biệt là tộc Dravidian đã hình thành một
nền văn hóa “nông nghiệp” gọi là văn minh Ấn – Hà “nền văn minh này trải
dài về phía Đơng đến thung lũng sông Hằng và Đông Nam vượt qua
Guajarat” [44, 23]. Nêhru viết:
“Đất nước này đã khơng có vẻ là một đứa trẻ quặt quẹo mà đã trưởng
thành về nhiều mặt. Nó khơng xa rời các mặt của cuộc sống, khơng chìm
đắm trong mơ mộng về một thế giới siêu nhiên, mơ hồ, khơng thực tế,
mà nó đã đạt được những tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong nghệ thuật và


10

lạc thú của cuộc đời, sáng tạo nên không chỉ những đồ mỹ nghệ và cả
những biểu tượng hữu dụng và điển hình hơn của một văn minh hiện đại
– nhà tắm và những hệ thống thoát nước tốt” [44, 140].
Thế nhưng, nền văn minh này suy tàn vào khoảng thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIII (Tr.CN) do nhiều nguyên nhân, theo các nhà nghiên cứu suy đốn có thể
do lũ lụt sơng Ấn; có thể do khí hậu khơ cằn đất đai biến thành sa mạc; cũng
có thể do tộc người Aryan xâm chiếm Ấn Độ với các cuộc chiến tranh (người

Aryan đến sau 1000 năm nền văn minh bản địa và họ làm nên các thời đại
sau). Trong cuộc chiến tranh với người Aryan, người Dravidian đã kiên
cường chống lại sự xâm lược nhưng thất bại vì bản chất họ vốn sống định cư
thuần về nông nghiệp không giỏi chinh chiến như tộc Aryan vốn sống bằng
nghề di trú.
Mặc dù người Dravidian chủng tộc bị người Aryan chinh phục nhưng
giữa họ có sự tác động và thừa hưởng những nền văn minh lẫn nhau,
Dravidian đã hưởng thụ một nền tảng văn minh lâu đời của Aryan là lối sống
di trú, Aryan chịu ảnh hưởng nền văn minh nông nghiệp của dân bản địa và
họ theo lối sống định cư của người Dravidian. Cộng hưởng hai nền văn minh
này đã hình thành nên thời đại “đồ sắt” - Ấn Độ bước sang giai đoạn lịch sử
mới. Đồng thời, sự liên kết ấy cũng tạo ra những mâu thuẫn nhất định vì chắc
chắn người Aryan đã tự coi mình là siêu đẳng hơn nên tồn tại hố sâu ngăn
cách giữa hai chủng tộc đã hình thành chế độ đẳng cấp và qua nhiều thế kỷ
liên tiếp hệ thống đẳng cấp này đã ảnh hưởng đến đời sống Ấn Độ.
Như vậy, người Aryan đến đã làm nảy sinh vấn đề mới là chủng tộc và
chính trị vì giữa họ vẫn có sự xung đột: một bên đi đồng hóa xấm chiếm, còn
một bên kháng cự. Việc phân chia đẳng cấp lúc đầu để tách biệt người Aryan
với những người không thuộc chủng tộc Aryan, nhưng có tác động trở lại


11

chính quyền Aryan, do sự phân chia chức năng và chun mơn hóa tăng lên,
dần dần hình thành nên chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức khắc nghiệt cho đến
thời kỳ Phật giáo ra đời.
Thời kỳ Phật giáo ra đời có những đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật:
Kinh tế: chủ yếu nơng nghiệp mang tính “cơng xã nông thôn” với đặc
trưng ruộng đất thuộc về sở hữu của nhà nước và các đế vương, giống như các
quốc gia khác ở Phương Đông nhà vua chịu trách nhiệm mọi tai ương của

quốc gia. Sự phát triển trong nông nghiệp được đánh dấu bằng sự ra đời và
ứng dụng kỹ thuật canh tác mới trong đời sống lao động, sự tiến bộ về mặt kỹ
thuật thời kỳ này mà các tài liệu khảo cứu đã tìm thấy là cơng cụ lao động
bằng sắt như cuốc, cày, liềm, rìu, đây là bằng chứng cho cuộc cách mạng
trong nông nghiệp, làn sóng khai thác đất hoang nhằm phục vụ cho sản xuất
nơng nghiệp gia tăng mạnh mẽ, từ đó tư tưởng sở hữu địa chủ ra đời làm cho
sự phân chia đẳng cấp vốn hình thành lại càng khắc nghiệt hơn. Do đó, bối
cảnh Phật giáo ra đời dưới thống trị của dân tộc Aryan đã có nhiều tiến bộ về
mặt vật chất, những thành phố được dựng lên, kỹ nghệ và thương mại đã tạo
nên sự phú túc, có phú túc thì được an nhàn, có an nhàn mới học hỏi, nghiên
cứu, suy tư và những tư tưởng triết học dần được hình thành.
Thương mại: đạt trình độ cực thịnh tạo nên những vùng dân cư trù phú, thịnh
vượng, đánh dấu mốc của nền văn hóa thành thị, phần lớn các thành phố chính
trong thời kỳ này là những kinh thành của các vương quốc và là trung tâm quyền
lực của mỗi quốc gia. Khi tiến trình thành thị hóa, các hạ tầng cơ sở ấy được nâng
cấp quy mô nhằm tương xứng với uy quyền và địa vị của giai cấp thống trị.
Chính trị xã hội: chế độ phân chia đẳng cấp, bằng sự áp đặt và chuyên
chế đặc trưng của xã hội Phương Đơng, chính trong những công xã ấy đã
phân chia thành 4 đẳng cấp:


12

Đẳng cấp Brahmana – tăng lữ và tu sĩ của đạo Bà La Môn.
Đẳng cấp Kshatriya – vương công, võ sĩ
Đẳng cấp vaishya – thương nhân, điền chủ, dân tự do
Đẳng cấp Shudra – tiện dân và dân nơ lệ.
Ngồi 4 đẳng cấp đó, cịn một tầng lớp khơng được xếp vào đẳng cấp
nào là dân cùng đinh, hạ đẳng, ti tiện, đáng nguyền rủa của xã hội, làm trong
các nghề không trong sạch và ô uế như đồ tể, thợ thuộc da, phu địn đám ma,

những đứa con ngồi giá thú…phải chịu những quy định hà khắc do đẳng cấp
Balamơn quy định.
Trong 4 đẳng cấp đó, đẳng cấp Brahmana có uy quyền tối cao, là người
nắm giữ và truyền bá lịch sử, văn hóa Ấn Độ và khơng cho ai len lỏi vào đẳng
cấp của họ nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nhất, quyền uy tối cao
thể hiện:
“Lãnh nhiệm vụ giáo dục thanh niên, họ truyền lại lịch sử, văn học và
các luật lệ của dòng giống cho các thế hệ sau; thành thử họ có thể tái tạo
lại dĩ vãng và chuẩn bị tương lai theo ý của họ; họ dạy dỗ các thế hệ mới,
bắt mỗi thời phải tôn trọng thêm các tu sĩ, rốt cuộc họ tạo được uy tín
cho tập cấp họ và lần lần họ vượt lên các tập cấp khác trong xã hội Ấn
Độ” [44, 50 -51].
Nêhru viết: “Brahmana, ngoài việc sản sinh ra các nhà tư tưởng và triết
gia, đã trở thành tầng lớp tăng lữ đầy quyền lực và kiên cố chăm chú vào bảo
vệ những lợi ích bất di bất dịch” [44, 175].
Đối với những đẳng cấp cịn lại Balamơn quy định bổn phận và trách
nhiệm, khơng ai được vượt qua giới hạn đó. Chẳng hạn như đẳng cấp
Kshatriya làm nhiệm vụ trông coi việc nước, để duy trì sự ổn định xã hội, bảo
vệ tầng lớp Balamôn, đây là nhiệm vụ thiêng liêng và cao quý.


13

Đẳng cấp chuyên lo việc sản xuất của cải vật chất để ni sống tồn bộ
xã hội là Vaishya. Đẳng cấp cuối cùng là Shudra phải phục dịch cho đẳng cấp
trên một cách vơ điều kiện, khơng địi hỏi, khơng được tham gia vào nghi lễ,
học tập. Sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, chặt chẽ buộc họ phải chấp nhận
một cách vơ điều kiện, vì đó khơng chỉ là giáo lý Balamơn mà cịn là pháp
luật nhà nước, vì Balamơn là tơn giáo chính thống của xã hội Ấn Độ đương
thời lấy phân biệt đẳng cấp làm nền tảng xã hội cho mình và tơn thờ đấng

sáng tạo Brahman.
Sự phân biệt đẳng cấp không chỉ phân biệt về địa vị, học vấn, sang hèn,
giàu nghèo mà còn phân biệt về màu da, chủng tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, chế
độ hôn nhân, quan hệ giao tiếp và cả quan niệm về sự trong sạch...được thể
hiện ngay trong đời sống hàng ngày. Do vậy, trong gia đình mâu thuẫn và
xung đột về vị trí, quyền lực diễn ra quyết liệt, giai cấp thống trị xã hội nỗ lực
bành trướng sức mạnh, giành quyền sở hữu vật chất cũng như con người,
khiến hố sâu ngăn cách giàu nghèo mỗi ngày mỗi sâu sắc hơn, tư tưởng phân
biệt chủ tớ càng mãnh liệt hơn, tạo ra vô số bất công trong xã hội, những con
người sống trong chế độ ấy đứng trước sự bóc lột của cường quyền đương
thời, làm cho họ hoang mang, lo sợ, khơng biết phải bám víu vào đâu để tồn
tại, khi thực tế thì đau khổ, họ loay hoay tìm kiếm xem cịn điều gì giúp họ
thốt khỏi cuộc sống đương thời. Đó là mảnh đất để ươm mầm tư tưởng mới
ra đời – Phật giáo nảy sinh và phát triển. Phật giáo ra đời như cơn mưa xua
tan cái nóng mùa hè oi bức, là tun ngơn đánh thẳng vào chế độ phân biệt
đẳng cấp đương thời với những triết lý lấy con người làm trục xoay để hình
thành đạo đức nhân sinh. Ănghen trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” có viết:
“chung quy lại mọi học thuyết đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản
phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [2,163].


14

Tư tưởng văn hóa truyền thống: nhiều tơn giáo lớn như Ấn Độ giáo,
Jaina giáo, Phật giáo và mầm móng các tư tưởng triết học khác được phản ánh
trong thánh kinh Veda, sử thi Ramayana và Mahabharata, kinh Upanishad. Do
đó, phân tích cội nguồn của đạo đức Phật giáo, cần nhấn mạnh đến vai trò của
tưởng triết học thời kỳ Veda – sử thi và Upanishad.
Kinh Veda: theo tài liệu nghiên cứu thì Veda ra đời khoảng 2.000 đến
2.500 (Tr.CN) và được lưu truyền vào khoảng thế kỷ XV (Tr.CN). “Vêda là

những ghi chép sớm về văn hóa Ấn Độ…là những thổ lộ dạt dào của người
Aryan khi họ kéo vào đất đai giàu có của Ấn Độ…những thổ lộ đầu tiên của
trí óc con người, sự rực rỡ của thơ ca, sự say mê trước vẻ đẹp và tính huyền bí
của thiên nhiên” [44,151 - 157]. Do đó, tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần
của người Ấn Độ, về các học thuyết đạo đức, chúng ta không thể bỏ qua
những nội dung cơ bản của Kinh Veda vì nó được coi là khởi ngun của hệ
thống tư tưởng và tơn giáo chính thống ở Ấn Độ.
Xét về mặt triết học thì tư duy, nhận thức của người Ấn Độ đã chuyển từ
thế giới quan đa thần tự nhiên sang nhất thần luận “triết lý Veda là từ kiểu của
thần linh trên núi Olympơ, đến một thần, sau đó hịa trộn với nó là thuyết nhất
ngun” [44, 119]. Họ tôn thờ các vị thần với sức mạnh diệu kỳ và mạnh mẽ
như trời, đất, mặt trăng, mặt trời, tinh tú, ánh sáng, lửa, gió, mưa, rạng
đơng…Phẩm chất, đặc tính, tên gọi các vị thần biểu trưng cho sức mạnh phi
thường nhằm gửi gấm những ý nghĩ trừu tượng về tinh thần, luân lý xã hội,
công lý, thiện, ác, tự do, bình đẳng, hạnh phúc, đức tin…PGS.TS Vũ Tình
viết: “văn hóa, tín ngưỡng của Ấn Độ chịu chi phối của những quan niệm cực
kỳ xa xưa của người Ấn về thần linh, phần hồn, phần xác về luân hồi, nghiệp
báo” [69, 189]. Do đó, những quan niệm về sinh tử, luân hồi, nghiệp báo, giải
thoát đã được phản ánh từ rất xa xưa trong lịch sử văn hóa truyền thống Ấn


15

Độ tiêu biểu là Kinh Veda. Những tư tưởng đó được phát triển với những nội
dung mới trong tư tưởng đạo đức Phật giáo.
Sử thi Ramayana và Mahabahrata: Xuất hiện sau Veda, đã thể hiện sự
phát triển tưởng triết học tôn giáo Ấn Độ cổ. Đây không chỉ là tác phẩm văn
học mà chứa đựng những nội dung mang giá trị triết lý đạo đức nhân sinh.
Nhân dân Ấn Độ rất tự hào và cho rằng “cái gì khơng có trong đó thì cũng
khơng có ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ” [39, 7]. Hai bộ sử thi mang giá trị

lịch sử, văn học, ngôn ngữ, triết học, đạo đức nhân sinh sâu sắc ra đời hơn
3.000 năm “tư tưởng đạo đức chứa đựng trong những tác phẩm ấy đi thẳng
vào tâm hồn dân tộc Ấn Độ, một dân tộc vốn giàu tín ngưỡng, và trở thành
nền tảng của nền đạo đức” [8, 148].
Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca
ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của
xã hội người Aryan. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc võ sỹ
(Kshatriya) nhưng đã khắc họa những gương mặt có tâm hồn trong sáng.
Rama là nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hinđu, của đẳng cấp vương công
quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh
hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Sita thánh thiện, mẫu
người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ đức hạnh, nhân hậu, quả quyết, hi
sinh quên mình. Tướng khỉ Hanuman nhiệt tình, hiện thân của lực lượng quần
chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho anh hùng chiến đấu vì tự do, cơng lý, giải
phóng bảo vệ đất nước…Tác phẩm cũng nêu bật được khát vọng chiến thắng
cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức đương thời.
Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự
gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian,
song vẫn là tiếng ca bất hủ về lịng hướng thiện, tư tưởng u hịa bình, đề cao


16

sự cơng bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho mn
đời: “chừng nào sơng chưa cạn, đá chưa mịn thì anh hùng ca Ramayana cịn
làm say mê lịng người và giải thốt họ ra khỏi vịng tội lỗi”. Ramayana
khơng đơn thuần là một quyển sách mà rất nhiều điều về luân lý và đạo đức
được đề cập, nhấn mạnh đến phúc lợi xã hội và hoàn thiện đạo đức cá nhân,
triết lý về lịng khoan dung, sự cơng bằng đã được thể hiện:
“Chân lý, tự kiềm chế, lòng quảng đại, phi bạo lực, kiên trì đạo đức – đó

là những phương tiện đi đến thành cơng chứ khơng phải tơn giáo hay gia
đình, đạo đức tốt hơn sự trường sinh và cuộc sống…không phải tôn giáo
chúng ta càng không phải màu da chúng ta làm ra đạo đức, đạo đức phải
được rèn luyện. Vì thế khơng nên làm đối với người khác những gì mình
khơng muốn người ta làm đối với mình”. [44, 226 - 227 - 258]
Tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh trong Ramayana cịn thể hiện thơng
qua hình ảnh các vị thần mang dấu ấn về hành vi đời sống con người, phản
ánh khát vọng về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, cuộc đấu tranh nội tâm,
những mâu thuẫn xung đột trong một con người giữa thiện và ác; giữa cao
quý và thấp hèn. Nêhru trong “Phát hiện Ấn Độ” đã trích dẫn lời của sử gia
người Pháp Michelet viết về Ramayana:
“Bất kỳ ai đã uống hoặc quá mong muốn được uống, xin hãy uống từ
chén này một hơi dài về sự sống và tuổi trẻ…Mọi thứ đều chật hẹp ở
Phương Tây – Hy Lạp rất nhỏ khiến tôi ngột ngạc, Judea khô cằn khiến
tôi thở dốc. Hãy để tơi nhìn một tí về Châu Á cao q và Phương Đơng
thâm thúy ở đó đang có bài thơ vĩ đại của tôi, cũng rộng lớn như Ấn Độ
Dương được tôn sùng và tô điểm bằng ánh thái dương, cuốn sách của sự
hài hịa thánh thiện…Một sự thanh bình đang ngự trị ở đó, và giữa sự
xung đột là một sự ngọt ngào vơ biên, một mối tình huynh đệ vô bờ lan


17

tràn khắp mọi sinh vật, một đại dương (không đáy khơng bờ) của tình
u, trắc ẩn và khoan dung” [44, 222].
Mahabharata: là tập sử thi vĩ đại của người Ấn Độ, Maharat nghĩa là
cuộc chiến lớn của dòng họ Bhrat [39, 22]. Chủ đề nói về cuộc chiến tranh
giữa dịng họ Kơrava và Pandava. Thơng qua những câu chuyện có tính chất
huyền thoại, bộ sử thi đã phản ánh cốt lõi lịch sử có thật về cuộc chiến tranh
giữa các bộ tộc Aryan trong quá trình tạo dựng những quốc gia chiếm hữu nô

lệ. Bộ sử thi đã lồng ghép những sự tích thần thoại, truyện ngụ ngơn, châm
ngơn vì thế mang giá trị triết học, lịch sử, địa lý, nhân văn, văn học và cả giá
trị về đạo đức nhân sinh. Nó đã khắc họa nên những hình tượng anh hùng đại
diện cho lịng kiên trì, trí thơng minh. Những mâu thuẫn giữa các dòng họ đẩy
dồn thành chiến tranh, chiến tranh lan rộng và tàn phá mãnh liệt, tạo nên thảm
cảnh vô cùng bi thương. Đằng sau những mâu thuẫn chằng chịt ấy nổi lên một
tinh thần nhân văn sâu sắc với đức tính hiền hịa, bình đẳng, bác ái.
Những tư tưởng của Mahabharata tiếp tục được phản ánh trong
Bhagavad – Gita (chí tơn ca) đã nói lên khát vọng giác ngộ chân lý để giải
thoát, đạt tới trạng tâm hồn thanh khiết, về thái độ nhu cầu vươn lên thốt
khỏi sự ràng buộc của hồn cảnh, khơng phân biệt nam nữ, đẳng cấp giống
nòi hay sự dị biệt về tơn giáo, tín ngưỡng. Dịch giả Phạm Thủy Ba viết về tác
phẩm bất hữu này của người Ấn Độ:
“Cho đến tận ngày nay, tác phẩm văn học này vẫn dồi dào sức sống,
hùng vĩ như núi Hymalaya, cuồn cuộn như nước dịng sơng Hằng và
rực thắm như hoa Patala nơi rừng già Ấn Độ…Qua tập sử thi, người
Ấn Độ thời xưa đã băn khoăn đi tìm một lẽ sống mà họ cho là tốt đẹp
nhất trong một thời buổi nhiễu nhương đầy xung đột; họ đã rung động
với những tình cảm, những ước mơ nhân văn chủ nghĩa nhất, mơ ước


18

hịa bình, ước mơ một phong cách hào hùng, ước mơ những quan hệ
tốt giữa người và người” [39, 5].
Như vậy, những giá trị đạo đức cơ bản được thể hiện qua hai bộ sử thi
Ramayana và Mahabharata thể hiện sự xung đột giá trị sống giữa thánh thiện
và độc ác, cao cả và thấp hèn, đẹp và xấu, hình thành nên giá trị tối cao của
cuộc đời đó là đức hy sinh, lịng quả cảm, tinh thần trung tín, ý chí kiên định
vì trách nhiệm, lịng thủy chung “dạy ta phải sống đúng sự thật và lời nguyền,

dù hậu quả của nó thế nào đi nữa, dạy người ta chung thủy đến chết và thậm
chí bên kia cõi chết, dạy người ta lòng dũng cảm, làm việc tốt và hy sinh cho
sự nghiệp chung” [44, 210]
Kinh Upanishad: ra đời khoảng thế kỷ VIII – VI (Tr.CN) – cội nguồn
của triết học Ấn Độ vì:
“Khơng có hình thái tư tưởng Hinđu quan trọng nào, kể cả Phật giáo
khơng chính thống, lại khơng có nguồn gốc từ Upanishad. Đồng thời
những hệ thống triết học sau này biểu lộ một lòng khao khát gần như
đáng thương, nhằm điều tiết những học thuyết của mình theo những quan
điểm trong Upanishad, ngay cả khi Upanishad khơng thể sản sinh tất cả
học thuyết đó trên cơ sở những quan điểm này…Upanishad hình thành
nên một nền triết học cao sừng sững. Từ những khía cạnh khác nhau của
mình, nó sản sinh ra những dịng tư tưởng nhỏ, các dòng tư tưởng nhỏ
này, khi tiếp tục chảy về biển đời, gom góp sức mạnh nhờ sự đóng góp
của vơ số nhánh tư tưởng, suy diễn tham gia từng đợt vào những dòng
này, để cuối cùng tạo ra một khối nước khổng lồ tại nơi chúng gặp đại
dương của sự sống” [54, 39].
Mầm móng về tư duy triết học từ kinh Veda được phát triển tiếp tục
trong Upanishad, họ đã dứt khoác từ bỏ vương quốc của thần thoại để bước


19

sang tư duy triết học và Upanishad trở thành cơ sở lý luận quan trọng cho
Balamôn giáo. Tư tưởng về nghiệp báo, luân hồi trong Upanishad thể hiện:
“Người ta sẽ trở nên tốt vì hành động tốt và trở nên xấu vì hành động
xấu…những người có hành vi tốt sẽ đầu thai vào kiếp tốt đẹp, hoặc thành
Balamôn, hoặc thành quý tộc, hoặc thành thương nhân. Những kẻ có
hành vi xấu xa sẽ phải đầu thai vào những kiếp xấu xa như chó lợn, hay
những kẻ tơi tớ” [8, 141].

Upanishad trình bày tư tưởng giải thốt để giác ngộ là “trạng thái chân như”
vượt qua tất cả mọi giả tướng, ảo ảnh” [8, 143]. Giải thoát là trạng thái tự do
tuyệt đối, vượt qua mọi quan niệm sống chết, còn mất, tha ngã, thoát khỏi sự
chi phối của quy luật nghiệp báo, ln hồi.
Phật giáo đã kế thừa tính vơ thường của tất cả vạn vật trần trục, thuyết về
nghiệp, thuyết vơ minh là nguồn gốc căn ngun của dịng luân hồi sinh tử và
giải thoát để đạt Niết bàn chỉ có thể đạt được bằng tri thức.
Bất kỳ một tư tưởng nào ra đời cũng không hề xuất hiện trên mảnh
đất trống khơng mà có sự kế thừa, dung hợp những tư tưởng đã qua và
đạo đức Phật giáo cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó họ đã đồng tâm
hay hiệp lực lại với nhau để hình thành nên những tư tưởng vượt thời đại.
Tất cả những gì tạo hóa đã ban cho đất nước Ấn Độ là tài sản vô cùng
quý giá, họ vừa tự hào với những thành tựu khoa học kỹ thuật rực rỡ –
chiếc nôi của nền văn minh Phương Đông, nhưng cũng vô cùng sợ hãi chế
độ phân biệt đẳng cấp tàn bạo, cộng hưởng những yếu tố đó, buộc họ
phải đi tìm một hướng đi, một lối thoát cho cuộc sống và lúc đó họ quay
về với nội tâm sâu thẳm của con người đó là đời sống tinh thần – mảnh
đất cho đạo đức Phật giáo ươm mầm. Triết gia Ấn Độ S. Radhakrishnan
trong tác phẩm “Triết lý Ấn Độ” viết:


×