ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA NGÂN HÀNG
__________________
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD HOÀ CƯỜNG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG MUA Ơ TƠ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Nghĩa
Mã số sinh viên: 191121407230
Lớp: 45K07.2
GV hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Anh
Chuyên ngành: Ngân hàng
Đà Nẵng, tháng 3 năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là báo cáo thực tập của riêng em.
Những nội dung trong bài báo cáo là kết quả tìm hiểu trong quá trình thực tập tại
Phòng Kinh Doanh – Ngân hàng Á Châu – PGD Hoà Cường dưới sự hướng dẫn của các
cán bộ, chuyên viên của Phòng Kinh Doanh – Ngân hàng Á Châu – PGD Hoà Cường và
giảng viên Nguyễn Ngọc Anh. Tài liệu tham khảo trong báo cáo đều được đơn vị thực tập
cung cấp.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung bài báo cáo này.
Đà Nẵng , tháng 3 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Nghĩa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
1
TỪ VIẾT
TẮT
ACB
TÊN ĐẦY ĐỦ
Ngân hàng thường mại cổ phần Á
2
TMCP
Châu
Thương mại cổ phần
3
CN
Chi nhánh
4
5
6
NHNN
KHCN
KHDN
Ngân hàng nhà nước
Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp
7
8
9
KPP
LNST
NXBQ
Kênh phân phối
Lợi nhuận sau thuế
Nợ xấu bình qn
10
CBTD
Cán bộ tín dụng
11
TSBĐ
Tài sản bảo đảm
12
BĐS
Bất động sản
13
TDNH
Tín dụng ngân hàng
14
TDNCV
Tổng dư nợ cho vay
15
TLNXCV
Tỉ lệ nợ xấu cho vay
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN được sự chỉ
bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Ngân hàng đã
truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở
trường. Và trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng,
em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế tại đơn vị thực tập;
đồng thời, việc học hỏi được nhiều kinh nghiệm quí báu của ban lãnh đạo, các anh chị
phịng Khách hàng cá nhân đã giúp em hồn thành Báo cáo tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh
khỏi sai sót; em rất mong nhận được sự thông cảm của quí thầy cô và nhận được những
đóng góp ý kiến của anh chị phòng Khách hàng cá nhân để báo cáo tốt nghiệp được hoàn
thiện hơn. Báo cáo của em gờm ba phần chính:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP
Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG MUA Ô TÔ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN ĐÀ NẴNG.
Chương 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG MUA XE Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN
HÀNG TMCP
1.1. Tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng của Ngân hàng thương mại
a. Khái niệm:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng
và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ
thể khác). Trong đó bên cho vay chuyển giao tài (tiền hoặc hàng hóa) cho bên đi vay sử
dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh tốn.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng với các đối tác kinh tế – tài chính của tồn xã hội, bao gờm doanh nghiệp, cá nhân,
tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước
● Đối với nền kinh tế:
- Tín dụng Ngân hàng thương mại là địn bẩy góp phần tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ xây
dựng và phát triển Nông thôn mới.
- Thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Tạo điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động tín dụng. - TDNH
thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và lưu thông tiền tệ.
● Đối với ngân hàng:
- Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chắc chắn mang lại lợi nhuận cho bản thân các ngân
hàng.
- Tạo ra và phát triển mối quan hệ gắn bó, hợp tác bền vững giữa ngân hàng và các chủ
thể kinh tế.
- Bên cạnh đó, TDNH xây dựng nên uy tín và danh tiếng cho tổ chức.
- Dư nợ cho vay sẽ làm tăng sức cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động của các ngân
hàng thương mại khác
● Đối với khách hàng:
- Góp phần tài trợ cho quá trình sản xuất - tái sản xuất, mở rộng kinh doanh và nâng cao
tài sản cố định.
- Thúc đẩy chế độ hạch toán kinh doanh, tăng cường quản lý tài chính.
b. Phân loại:
● Phân loại theo mục đích sử dụng vốn:
Bao gờm Tín dụng tiêu dùng và Tín dụng thương mại
● Phân loại theo thời hạn tín dụng:
Các khoản tín dụng của NHTM được phân thành 3 loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
● Phân loại theo phương thức cấp tín dụng:
Theo phương thức cấp tín dụng đối với khách hàng, có thể phân loại thành cấp tín dụng
theo hạn mức hoặc cấp theo món.
● Phân loại theo tài sản đảm bảo:
Căn cứ vào mức độ đảm bảo về tài sản mà các khoản cấp tín dụng được phân loại thành:
- Tín dụng không có tài sản đảm bảo
- Tín dụng có tài sản đảm bảo
1.1.2. Khái niệm và phân loại cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
a. Khái niệm:
Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ chính của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng
là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế; trong đó, ngân hàng chuyển cho khách hàng
quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận
nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng
chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn.
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu
dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một ng̀n tài chính quan trọng giúp người
tiêu dùng trang trải nhu cầu nhà ở, mua sắm đờ dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế và các
dịch vụ khác.
b. Phân loại
- Căn cứ vào mục đích vay
Vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu mua sắm, cải tạo
hoặc xây dựng nhà ở. Đây là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn vay vốn kéo
dài. Tài sản đảm bảo của giao dịch vay vốn thường hình thành từ vốn vay.
Vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu trang trải ng̀n
chi phí mua xe cộ, đờ dùng gia đình, học phí, vui chơi, giải trí,... Đặc điểm
các khoản cho vay này nằm ở tính chất nhỏ lẻ và thời hạn ngắn.
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Vay tiêu dùng trả góp: Hình thức cho vay này cho phép người vay trả nợ
nhiều lần theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay (khoản trả nợ bao
gồm cả gốc và lãi suất). Đối với các khoản vay có giá trị lớn, có tính bền
vững, lâu dài và đối tượng vay vốn không thể đáp ứng yêu cầu thanh toán
hết một lần số nợ vay, phương thức này được áp dụng
Vay tiêu dùng phi trả góp: Ngược lại với tiêu dùng trả góp, tiêu dùng phi trả
góp áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ và có thời hạn không dài. Với
phương pháp này, khách hàng chỉ cần thanh toán cho ngân hàng một lần duy
nhất khi đến thời hạn cam kết.
Vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó tổ chức
cho vay cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc
được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Phương thức này áp dụng
trong thời hạn tín dụng thỏa thuận trước và phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu
cùng thu nhập kiếm được từng kì. Trên cơ sở đó, các khoản vay và trả nợ
diễn ra một cách tuần hồn, theo hạn mức tín dụng.
- Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ
Vay tiêu dùng gián tiếp: Được biểu hiện bởi hình thức cho vay khi tổ chức
cho vay mua các khoản nợ của công ty bán lẻ. Nguyên nhân phát sinh của
những khoản nợ này bắt nguồn từ hành vi bán chịu hàng hóa dịch vụ cho
người tiêu dùng.
Vay tiêu dùng trực tiếp: Các khoản cho vay tiêu dùng trực tiếp có sự tiếp xúc
giữa ngân hàng và khách vay hàng. Các khoản thu nợ được tiến hành trực
tiếp giữa hai bên.
1.1.3. Đặc điểm về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
- Quy mô cho vay
Với mọi quy mô cho vay, chi phí tổ chức ln mang tính thống nhất. Q trình thực hiện
thủ tục cho vay tiêu dùng được tiến hành đầy đủ các bước theo quy định. Vì vậy, chi phí
quản lý khoản vay tương đương với chi phí cho doanh nghiệp vay một khoản lớn nhằm
phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay tiêu dùng cao ảnh hưởng lớn
đến quyết định vay vốn của cá nhân, gia đình.
- Nhu cầu cho vay
Nhu cầu cho vay biến động theo chu kỳ. Hiểu một cách đơn giản, biên độ vay dịch
chuyển theo sự thay đổi của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, tiềm năng lợi
nhuận khả quan sẽ thúc đẩy nhu cầu cho vay. Ngược lại, tình trạng suy thối, đầu tư
giảm dẫn đến lạm phát và thất nghiệp tăng cao. Từ đó kéo theo ảnh hưởng về sự giảm
sút nhu cầu vay mượn từ ngân hàng.
Bên cạnh mối quan hệ với thu nhập, cho vay tiêu dùng cịn phụ thuộc vào trình độ văn
hóa của khách hàng. Đối với khách hàng có trình độ học vấn cao, nhu cầu sở hữu hàng
hóa cao cấp lớn hơn. Nhờ đó, nhu cầu vay vốn để tiêu dùng cũng tăng lên.
- Chất lượng thông tin khách hàng
Tư cách của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn và lấy lãi suất của ngân
hàng. Chất lượng khách hàng đáng tin cậy khi xác định được mức độ thiện chí trả nợ.
Tuy nhiên, việc thu thập thơng tin của đối tượng khách hàng này thường khó đầy đủ và
chính xác. Nguyên nhân dẫn đến thiếu tin cậy này là do tính chất thu nhập cá nhân.
Ngân hàng có thể đứng trước rủi ro tín dụng nếu đưa ra quyết định sai lầm.
- Nguồn thu nhập để trả nợ
Cam kết hợp đồng vay tín dụng đảm bảo khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng
trong trường hợp nguồn trả nợ duy trì ổn định. Trong khi đó, mức chênh lệch giữa
lương, thưởng thu nhập và chi phí sinh hoạt cá nhân có thể bị biến động.
Các nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể dẫn đến tình trạng ngồi dự đốn của
ngân hàng là: Chu kỳ nền kinh tế, cơ cấu nền kinh tế, thu nhập và trình độ của khách
hàng, các sự cố bất thường của khách hàng, tư cách khách hàng.
Thực tế chỉ ra rằng, khi nền kinh tế biến động hoặc sự cố xảy ra cho khách hàng, nguồn
thu nhập đều bị tác động theo mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vì vậy, u cầu thẩm
định kỹ lưỡng nhằm phịng tránh tối đa nguy cơ rủi ro rất cần thiết.
1.1.4. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.1. Nhân tố Ngân hàng
Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng liên quan đến
khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường và ảnh hưởng đến các quyết định chiến
lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với
các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới...Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh
doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ
phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, các chính sách, quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng
trước và sau khi cho vay có chu kỳ đáo hạn không; Các quy định về lãi suất và phí tín
dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay
không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức
giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm
định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu...
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn
khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để
đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau
khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỡi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng
nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa
chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách
đạo và đạo đức tốt.
Thứ tư, công tác thông tin. Ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng
hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn
vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho
ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro. Từ đó, làm cơ
sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay.
Thứ năm, công nghệ của ngân hàng. Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp
dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng.
Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số
lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp
đồng cho vay.
1.2.2. Nhân tố khách hàng
Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng. Với mỡi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm
đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng
chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và
lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn
trả nợ, nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc ng̀n đủ mạnh nhưng không ổn định.
Thứ hai, nhu cầu thói quen và đạo đức khách hàng. Ngồi những nhân tố trên cịn kể đến
nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay khách hàng cá
nhân, đó là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro
tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng
sẽ không quá khắt khe.
1.2.3 Nhân tố ngoài ngân hàng
Thứ nhất, đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động. Nếu là thành thị hoặc nơi tập
trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của khách
hàng cá nhân sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà người nông
dân quanh năm chỉ biết tới đờng ruộng.
Thứ hai, môi trường kinh tế - chính trị. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân
đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với khách hàng
cá nhân cũng sẽ diễn ra thông suốt và hạn chế rắc rối xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để dành khách hàng thì hoạt động cho vay của ngân
hàng gặp nhiều khó khăn...
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG MUA Ô TÔ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN ĐÀ NẴNG.
2.1. Những quy định chung về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng mua ô tô đối với
KHCN tại ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng
2.1.1. Đối tượng cho vay
Nhóm 1: KHCN thuộc một trong các đối tượng sau đây:
- KHCN hiện hữu đang có quan hệ tín dụng tại ACB
- KHCN là Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên góp vốn của Công ty đang có quan hệ
tín dụng tại ACB
- KHCN mua xe tại các công ty/đối tác liên kết với ACB
- KHCN có thẻ tín dụng quốc tế (thẻ TD): Thẻ TD hiện hữu (thẻ đã kích hoạt và cịn thời
gian hiệu lực) hoặc thẻ TD mở mới trong năm 2021 tại ACB.
Nhóm 2: KHCN đang/từng giao dịch với ACB không thuộc nhóm 1 nêu trên. Và, KH
không có nợ nhóm 2-5 tại thời điểm giải ngân.
2.1.2. Mục đích vay
- Khách hàng vay vốn để mua xe ô tô ở theo quy định sản phẩm “Cho vay phục vụ nhu
cầu đời sống – mua xe ô tô” hiện hành của ACB.
- Khách hàng cá nhân vay vốn nhằm mục đích: sở hữu ngay chiếc xe mơ ước để phục vụ
cho nhu cầu cá nhân làm phương tiện đi lại hay mục đích kinh doanh như cho thuê, du
lịch, vận chuyển...
- Khách hàng có thể vay mua xe ô tô cho người thân để phục vụ mục đích đi lại với điều
kiện người thân ký cam kết đồng trả nợ cho khoản vay này và có chứng từ chứng minh
người thân khách hàng.
2.1.3. Đờng tiền vay
Đờng Việt Nam.
2.1.4. Phương thức cấp tín dụng
Cấp tín dụng theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần.
2.1.5. Tài sản đảm bảo
Loại TSĐB: theo “Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng tại ACB” hiện hành của
ACB bao gồm:
- Tài sản đảm bảo bằng bất động sản: Sổ đỏ, sổ hồng. Việc định giá nhà và quyền sử
dụng đất được áp dụng theo các quy định của Ngân hàng ACB về định giá tài sản đảm
bảo, mức cho vay tối đa từ 70 -85% giá trị tài sản đảm bảo được định giá.
- Tài sản đảm bảo bằng xe chính chủ: giầy tờ và khách hàng cần phải mua bảo hiểm vật
chất trong suốt thời hạn vay.
2.1.6. Số tiền vay
Số tiền vay tối đa 85% giá trị tài sản đảm bảo được định giá.
2.1.7. Tỷ lệ cho vay và thời gian vay
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu, tỷ lệ cho vay phụ thuộc vào thời gian vay, bên cạnh đó
thời gian vay sẽ tương ứng với loại TSBĐ.
TSBĐ là chính xe ô tô:
Nhãn hiệu xe/ xuất xứ/dịng xe
Thời gian
(tháng)
Châu Âu (nhập khẩu hoặc sản
xuất/lắp ráp trong nước).
48 hoặc 72
Mỹ (nhập khẩu hoặc sản
xuất/lắp ráp trong nước).
48 hoặc 72
Nhật Bản (nhập khẩu hoặc sản
xuất/lắp ráp trong nước).
48 hoặc 72
Tỷ lệ cho vay tối đa (%)
Thực hiện theo “Quy định thẩm quyền
phê duyệt của các cấp phê duyệt tín dụng
và một số thẩm quyền phê duyệt khác tại
ACB.
Hàn Quốc (nhập khẩu hoặc sản
xuất/lắp ráp trong nước):
48 hoặc 72
Daewoo, Huyndai, Kia.
Việt Nam: Vinfast
36
60%
TSBĐ là bất động sản:
Thời gian
Tỷ lệ cho vay tối đa (%)
(tháng)
TSĐB là bất động sản: sổ hồng, sổ đỏ 120-180
80
2.1.8. Lãi suất cho vay
Ngân hàng TMCP Á Châu áp dụng lãi suất cho vay mua ô tô theo lãi suất cạnh tranh tính
trên dư nợ giảm dần.
● LSCV tối thiểu của kỳ đầu tiên:
Gói vay A
Gói vay B
(Siêu ưu đãi)
(Ưu đãi vượt trội)
Kỳ cố định 03 tháng đầu tiên
6.5%
7.0%
Kỳ cố định 06 tháng đầu tiên
7.0%
7.5%
Kỳ cố định 12 tháng đầu tiên
7.5%
8.0%
Kỳ cố định 24 tháng đầu tiên
8.0%
8.5%
Kỳ cố định 36 tháng đầu tiên
8.5%
9.0%
Kỳ cố định
● LSCV kỳ tiếp theo:
Sau kỳ cố định lãi suất đầu tiên, không thấp hơn LSCV trung dài hạn tối thiểu và kỳ
thay đổi LSCV 03 tháng/lần: LSCV = LS T13 + 3.0%/năm
2.1.9. Phương pháp giải ngân
Thực hiện theo “Quy định kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm sốt trong q
trình cấp tín dụng đối với KH tại Ngân hang TMCP Á Châu” hiện hành của ACB.
ACB giải ngân vốn vay theo Quy định kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm sốt
trong q trình cấp tín dụng đối với khách hàng tại Ngân hàng TMCP Á Châu sau khi đã
kiểm tra tính hợp lệ của Đơn đặt hàng Hợp đồng giữa NPP/Đại lý xe với Hãng xe.
Thời điểm và số lần giải ngân tương ứng với thời gian thanh tốn tại Đơn đặt hàng Hợp
đờng.
Chia nhỏ định mức giải ngân đối với hạn mức tín dụng. Hạn mức giải ngân, định mức dư
nợ chưa bổ sung BCT xe và thời gian bổ sung chứng từ đối với từng đại lý được quy
định. ACB không tiếp tục giải ngân trong trường hợp lô xe trước chưa bổ sung chứng từ
theo thời hạn quy định và chưa đăng ký giao dịch đảm bảo. Trường hợp khách hàng có
nhu cầu giải ngân vượt định mức này, Đơn vị trình Ban Giám Đốc Khối KHDN xem xét
và ra quyết định.
2.1.10. Phương pháp trả nợ
Khách hàng có thể trả lãi hằng tháng, vốn góp đều hoặc vốn góp bậc thang. Thời
gian ân hạn vốn và ân hạn lãi là 0 tháng.
Phương pháp trả vốn bậc thang được tính như sau:
Thời gian vay: 10 năm
Thời gian vay: 15 năm
Năm 1,2: Trả 6%/năm
Năm 1,2: Trả 3%/năm
Năm 3,4: Trả 8%/năm
Năm 3,4: Trả 4%/năm
Năm 5,6: Trả 10%/năm
Năm 5,6: Trả 5%/năm
2.1.11. Hồ sơ vay vốn
Một cá nhân muốn vay cần đảm bảo 03 yêu cầu về: tài sản đảm bảo, mục đích vay và
chứng minh thu nhập. Vì vậy, hờ sơ bao gờm:
● Hồ sơ pháp lý gồm có: CMND, hộ khẩu, kết hôn/xác nhâṇ tình trang ̣ hôn nhân.
CMND phải có thời hạn <= 15 năm. Số CMND trên CMND phải trùng với số CMND
trong sổ hộ khẩu và giấy đăng kí kết hôn.
● Hờ sơ tài sản bảo đảm:
- Nếu TSBĐ là BĐS, thì cần có
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu Nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (Bản sao công chứng).
+ Cam kết ba bên (Chủ quản lý khu nhà - đất, Khách hàng, Ngân hàng) về việc xác nhận
chủ quyền đối với bất động sản hiện tại/tương lai, quản lý và bàn giao.
+ Các giấy tờ khác liên quan đến nguồn gốc, quy hoạch, kiến trúc tổng thể... của bất động
sản (nếu có).
- Nếu TSBĐ là xe ô tô:
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông (bản sao công chứng). Bảo hiểm vật
chất đối với phương tiện (bản gốc).
+ Bộ hồ sơ đăng kiểm và chứng nhận chất lượng phương tiện giao thông (bản sao).
● Hồ sơ chứng minh thu nhập:
- Đối với KH có nguồn thu nhập từ lương:
+ Nếu khách hàng nhận lương qua ngân hàng thì phải có hợp đồng lao động hoặc quyết
định về nâng bậc lương của cơ quan đang làm việc và sao kê lương qua ngân hàng 3
tháng gần nhất.
+ Nếu khách hàng nhận lương bằng tiền mặt thì phải có hợp đồng lao động hoặc quyết
định nâng bậc lương của cơ quan đang là việc, bảng xác nhận lương 3 tháng gần nhất và
sổ Bảo hiểm xã hội của khách hàng.
- Đối với KH có nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh:
+ Khách hàng có công ty kinh doanh, hồ sơ bao gờm: giấy đăng kí kinh doanh, chứng từ
thuế trong khoảng 6 tháng, báo cáo tài chính của các năm trước, tờ khai thuế VAT 6
tháng gần nhất (tờ tổng hợp và các tờ khai chi tiết) có dấu nhận của cơ quan thuế. Trong
trường hợp khách hàng nộp thuế online thì chỉ cần tải những giấy tờ trên về và gửi file
mềm.
+ Khách hàng là chủ hộ kinh doanh cá thể, hồ sơ bao gồm: giấy phép đăng ký kinh
doanh, chứng từ thuế môn bài từ 6 tháng đến 12 tháng, sổ sách chi tiết hoạt động bán
hàng, hóa đơn bán hàng.
+ KH có nguồn thu nhập từ cho thuê xe ô tô, cho thuê phòng trọ: giấy tờ chứng nhận
quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng), hợp đồng cho thuê nhà trọ, giấy tạm trú tạm vắng của
KH thuê trọ.
+ Hờ sơ chứng minh muc ̣ đích, phương án vay: Giấy đặt cọc, hợp đồng mua bán với chủ
xe có công chứng, vay thế chấp sổ hồng đã sang tên người vay (bổ sung trong vịng 60
ngày).
2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng mua xe ô tô tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN
Đà Nẵng
Bư
C
Nội dung/
Chứng từ KH
Bộ
K
ớc
ông
Cách thực hiện
cung cấp
phận tiếp ết quả
việc
nhận
công
việc
Bư
T
- Nhân viên
Tư
G
ớc 1
ìm
vấn viên
hi nhận
kiếm tìm kiếm KH từ các
ng̀n:
- Nhân
KH có
KH
+ Telesales tìm
kiếm KH từ SĐT trên
các biển hiệu
+ Đến các
viên tín
dụng
nhu
cầu
vay
vốn
mua xe
Showroom xe ô tô
trên địa bàn TP Đà
Nẵng và tỉnh Quảng
Nam để giới thiệu các
chương trình vay ưu
đãi
ô tô
+ Tiếp cận KH
trên các web mua bán
xe ô tô online
Bư
ớc 2
T
iếp
xúc
hướng
dẫn
KH và
tiếp
nhận
HSTD
NVKD tìm
hiểu/kiểm tra thông
tin KH bằng cách sử
dụng CMND để tra
CIC
- Tư vấn, tiếp
xúc và hướng dẫn
KH; Nhận HSTD và
kiểm tra hờ sơ
- Tạo cá nhân
trên
Salescrm.acb.com.vn
và CLMS
- Nhân viên tín
dụng sẽ đẩy tài sản và
hoàn thành phiếu yêu
cầu thẩm định tài sản
bảo đảm trên hệ thống
PASS của ACB, gửi
qua bộ quận thẩm
định giá của Ngân
hàng ACB – CN Đà
Nẵng.
- Hồ sơ pháp lý:
CMND, hô ̣khẩu, kết
hôn/xác nhâṇ tình
trang ̣ hôn nhân
T
Nhân viên ạo
tín dụng
thành
công
hờ sơ
Nhân viên cấp TD
- Hờ sơ tài sản
Thẩm
trên hệ
bảo đảm: nhà, đất, xe
định TS
thống
- Hồ sơ chứng
theo
minh nguồn thu nhập:
quy
định
+ Đối với KH có
hiện
nguồn thu nhập từ
hành.
lương: hợp đồng lao
động, bảng xác nhận
lương hoặc sao kê
lương qua NH
+ Đối với KH có
nguồn thu nhập từ sản
xuất kinh doanh: giấy
đăng kí kinh doanh,
giấy nộp thuế, sổ sách
kinh doanh
- Hờ sơ muc ̣ đích
vay vốn mua xe: Hợp
đờng mua xe, giấy đặt
cọc, thông báo nộp tiền
(nếu có)