Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Lý luận nhận thức trong tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.33 KB, 99 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghóa tư bản chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghóa. Chủ nghóa đế quốc xuất hiện làm trầm trọng thêm
những mâu thuẫn vốn có của phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa. Mâu
thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản diễn ra gay gắt. Phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển. Các phong trào của
nông dân chống địa chủ phong kiến và phong trào giải phóng dân tộc được
gắn chặt với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản.
Quy luật tuyệt đối của chủ nghóa tư bản là sự phát triển không đều về
kinh tế và chính trị của nó và cách mạng vô sản chín muồi ở khâu yếu nhất
của chủ nghóa đế quốc. Nước Nga là nơi tập trung những mâu thuẫn của
chủ nghóa đế quốc. Phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, phong trào
đấu tranh chống địa chủ và chống ách áp bức dân tộc phát triển. Trung tâm
cách mạng thế giới lúc này chuyển từ Đức sang Nga.
Để chống lại giai cấp vô sản, giai cấp tư sản sử dụng bọn cơ hội trong
phong trào công nhân và chủ nghóa xét lại để làm yếu phong trào cách
mạng. Chủ nghóa xét lại trở thành một hiện tượng quốc tế. Các Đảng của
Quốc tế II mất vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghóa đang chín
muồi.
Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 - 1907, chính phủ Nga hoàng
đã thiết lập một chế độ khủng bố tàn bạo. Thế lực phản động ngự trị trong
tất cả các lónh vực của đời sống xã hội. V.I.Lênin đã nhận định về thời kỳ
này như sau: “Có tình trạng thoái chí, mất tinh thần, phân liệt, chạy dài, từ
bỏ lập trường, nói chuyện dâm bôn chứ không phải chính trị nữa. Xu hướng


2
ngày càng ngả về triết học duy tâm chủ nghóa thần bí được dùng để che đậy
tinh thần phản cách mạng” [20, VIII - IX]. Trong khoa học, văn học nghệ


thuật in dấu đậm nét sự biện hộ về mặt tư tưởng cho thế lực phản cách
mạng và phục hồi tư tưởng thần bí tôn giáo. Trong triết học, chủ nghóa duy
tâm phản động phủ định tính quy luật của quá trình phát triển, xã hội và tự
nhiên, phủ nhận khả năng nhận thức về tự nhiên và xã hội… chiếm địa vị
thống trị. Trong giới tri thức Nga xuất hiện “Thuyết tìm thần”, đặt ra nhiệm
vụ “tìm lại” Chúa, vì nhân dân Nga đã mất Chúa. Ngay cả những người trí
thức dân chủ xã hội dao động mất tinh thần cũng đề ra thuyết “tạo thần”,
mưu toan biến chủ nghóa xã hội thành một tôn giáo mới để “gần gũi hơn và
dễ hiểu hơn đối với nhân dân Nga…”.
Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
dẫn tới cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là trong lónh vực
vật lý học. Điều đó dẫn đến yêu cầu phải khái quát về mặt triết học, trả lời
những vấn đề mà khoa học đặt ra. Ở thời kỳ này, trong lónh vực triết học tràn
lan cái gọi là “Triết học kinh nghiệm phê phán” hay Chủ nghóa kinh nghiệm
phê phán; Chủ nghóa Makhơ. Đó là một biến dạng của chủ nghóa thực chứng,
có tham vọng đóng vai trò triết học “duy nhất khoa học”, dường như nó khắc
phục được tất cả sự phiến diện của chủ nghóa duy vật lẫn chủ nghóa duy tâm.
Thực ra nó là chủ nghóa duy tâm chủ quan phản động. Ngay một số người
dân chủ - xã hội tự xưng là học trò của C.Mác cũng đã coi chủ nghóa Makhơ
là “đỉnh tột cùng của khoa học”, có sứ mệnh thay thế triết học mácxit. Trong
giới trí thức Nga, một số người cũng đã dùng chủ nghóa Makhơ để xét lại chủ
nghóa duy vật biện chứng. Rõ ràng, điều cần thiết lúc bấy giờ là phải làm rõ
bản chất phản động của chủ nghóa Makhơ, bảo vệ chủ nghóa Mác; giải thích
những vấn đề cơ bản của chủ nghóa duy vật biện chứng những phát minh mới


3
của khoa học tự nhiên; bảo vệ chủ nghóa Mác và phát triển sáng tạo chủ
nghóa duy vật biện chứng là nhiệm vụ lịch sử của tác phẩm “Chủ nghóa duy
vật và chủ nghóa kinh nghiệm phê phán” được V.I.Lênin viết vào năm 1908

và xuất bản vào năm 1909. Để khái quát làm rõ những nội dung chính trong
tác phẩm, đặc biệt là khái quát về mặt triết học những thành tựu mới của
khoa học tự nhiên trên lập trường duy vật biện chứng và những phát triển của
Lênin về lý luận nhận thức mácxít. Tôi chọn đề tài “Lý luận nhận thức
trong tác phẩm chủ nghóa duy vật và chủ nghóa kinh nghiệm phê phán”
làm đề tài nghiên cứu của mình với hy vọng góp phần nhỏ khẳng định những
giá trị tinh thần của học thuyết Mác - Lênin.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Lý luận của V.I.Lênin là một di sản tinh thần của nhân loại là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Triết học, Lịch sử, Chính trị học,
Kinh tế học, Giáo dục học, Mỹ học, Luật học, v.v… Ở góc độ lý luận nhận
thức, đã có nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước của các nhà
khoa học đề cập đến.
Tiêu biểu là tại Liên Xô trước đây và Đông Âu đã xuất bản và tái
bản nhiều lần các tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin. Tại Trung Quốc, Viện
nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghóa Mác - Lênin gần đây mới xuất bản
bộ sách “Lịch sử chủ nghóa Mác”, gồm 4 tập, đã được dịch ra tiếng Việt,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2003, 2004.
Tại Việt Nam, ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghóa Mác Lênin bắt đầu được truyền bá, song phải đến sau Cách mạng Tháng Tám việc
nghiên cứu chủ nghóa Mác - Lênin mới được bắt đầu một cách có hệ thống.
Một số tác giả được biết đến nghiên cứu về lịch sử triết học như: Ngô Thaønh


4
Dương, Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Trọng Chuẩn, Lê Hữu Tầng, Lê Doãn Tá,
Trịnh Doãn Chính, Định Ngọc Thạch, Vũ Văn Gầu, Nguyễn Thế Nghóa,
Nguyễn Văn Huyên…
Những công trình, những tư liệu và các cách tiếp cận của các nhà
nghiên cứu nêu trên hết sức bổ ích với tác giả trong quá trình thực hiện đề
tài luận văn: “Lý luận nhận thức trong tác phẩm chủ nghóa duy vật và chủ

nghóa kinh nghiệm phê phán của V.I.Lênin”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
° Mục đích của luận văn là
Làm sáng tỏ sự phát triển những quan điểm của V.I.Lênin về lý luận
nhận thức của triết học Mác thông qua cuộc đấu tranh với chủ nghóa Makhơ
trước sự khủng hoảng về chính trị - xã hội và tư tưởng của nước Nga sau
Cách mạng 1905 - 1907 và sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX.
°Nhiệm vụ của luận văn
Từ mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội và tiền đề lý luận cho sự
ra đời của tác phẩm “Chủ nghóa duy vật và chủ nghóa kinh nghiệm phê
phán” nói chung và vấn đề lý luận nhận thức trong tác phẩm nói riêng.
- Luận văn tập trung trình bày những nội dung về lý luận nhận thức
mà V.I.Lênin đã phát triển trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghóa Makhơ
cũng như từ sự khái quát những vấn đề chính trị - xã hội và sự phát triển
của khoa học tự nhiên nhất là trên lónh vực vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX đặt ra, bao gồm các vấn đề như: Bản chất nguồn gốc của nhận
thức; con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không ? vấn đề


5
chân lý khách quan, chân lý tương đối, chân lý tuyệt đối..vv.. Từ đó, rút ra
ý nghóa và sự đóng góp của V.I.Lênin trong việc đấu tranh bảo vệ triết học
mácxít.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn không có tham vọng phân tích, tìm hiểu một cách đầy đủ
toàn bộ lý luận nhận thức của chủ nghóa Mác - Lênin và toàn bộ tác phẩm
“Chủ nghóa duy vật và chủ nghóa kinh nghiệm phê phán” mà chỉ cố gắng
làm sáng tỏ bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm và khái quát hệ thống

những quan điểm của V.I.Lênin về lý luận nhận thức được trình bày trong
tác phẩm nêu trên.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên tác giả đã dựa trên thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật
lịch sử, để nghiên cứu, trình bày luận văn. Đồng thời, tác giả luận văn còn sử
dụng tổng hợp các phương pháp khác như: Phương pháp thống nhất giữa lịch
sử và lô gich, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu so
sánh, đồng thời còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến
của các nhà khoa học về những nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghóa khoa học của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ giá trị triết học của
V.I.Lênin. Qua đó khẳng định tính đúng đắn và bảo vệ những quan điểm
của triết học Mác - Lênin về lý luận nhận thức, đồng thời góp phần đấu
tranh chống lại những quan điểm sai trái nhằm xuyên tạc chủ nghóa Mác Leânin.


6
- Luận văn được thực hiện và bảo vệ thành công là một tài liệu bổ
ích phục vụ cho công tác giảng dạy và phổ biến triết học Mác - Lênin.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn goài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 2 chương với 8 mục.


7

Chương 1
CƠ SỞ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ RA
ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ

CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN”

1.1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ NƯỚC NGA CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
Sự phát triển kinh tế và sự chuyển biến về mặt chính trị xã hội cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX không chỉ diễn ra ở các nước tư bản lớn trên thế giới
mà còn lôi cuốn hầu hết các nước khác ở Châu u. Trong đó, nước Nga cũng
nằm trong bối cảnh đó.
Cuộc cải cách nông nô năm 1861 có ý nghóa quan trọng là tạo điều
kiện cho chủ nghóa tư bản ở Nga phát triển nhưng kết quả rất hạn chế, còn
để lại nhiều tàn dư nông nô lạc hậu về chính trị và kinh tế. Kinh tế công
thương nghiệp phát triển cùng với sự xuất hiện của công ty lũng đoạn. Đầu
thế kỷ XX, nước Nga vẫn tiến vào giai đoạn đế quốc chủ nghóa. Đế quốc
Nga đã hình thành với những nét riêng của nó, trở thành một nước đế quốc
phong kiến quân phiệt.
Cùng với sự ra đời và phát triển của nền đại sản xuất tư bản chủ
nghóa, giai cấp vô sản hiện đại đã xuất hiện và lớn mạnh nhanh chóng. Nền
công nghiệp phát triển tập trung làm cho công nhân Nga cũng tập trung
trong các xí nghiệp lớn. Giai cấp vô sản Nga chịu mọi sự bóc lột, áp bức tàn
tệ của chế độ tư bản chủ nghóa, không những bị Chính phủ Nga hoàng, giai
cấp tư sản trong nước bóc lột mà còn bị giai cấp tư sản nước ngoài áp bức.


8
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 - 1903 càng làm cho tình cảnh công nhân
điêu đứng. Nhà máy bị đóng cửa, công nhân thất nghiệp tăng, tiền lương
giảm sút, ngày lao động kéo dài từ 12 đến 14 giờ, điều kiện sinh hoạt tồi tệ.
Đó là nguyên nhân làm cho các cuộc đấu tranh chống Nga hoàng ngày
càng tăng.
Về chính trị, nước Nga còn tồn tại hầu như nguyên vẹn bộ máy cai trị

của chính quyền phong kiến cũ. Nga hoàng và giai cấp quý tộc phong kiến
khống chế toàn bộ cuộc sống chính trị của nước Nga.
Để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, Nga hoàng đã mở cửa cho tư
bản nước ngoài đầu tư vào ngày một nhiều. Do đó, những vị trí then chốt
trong nền kinh tế quốc dân đều do tư bản nước ngoài nắm. Kết quả là đế
quốc Nga chịu lép vế trong quan hệ với nước ngoài, lệ thuộc bên ngoài.
Như vậy, nước Nga trở thành đế quốc bị lệ thuộc vào đế quốc phương Tây,
là thành viên không được quyền bình đẳng trong hệ thống đế quốc. Nó xâm
lược nhiều thuộc địa nhưng luôn luôn bị đe doạ, địa vị không vững vàng.
Đế quốc Nga trở thành đồng minh của các nước phương Tây, cùng xâu xé
các nước châu Á, đồng thời nó là dinh luỹ phản động chống đối cách mạng
vô sản.
Do những đặc điểm của nước Nga là đế quốc phong kiến quân phiệt,
nên mâu thuẫn trong nước Nga đặc biệt gay gắt và phức tạp. Ngoài mâu thuẫn
giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản còn mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc, tư
sản với nông dân và trên một chừng mực có mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với
chế độ phong kiến. Nhưng vì giai cấp tư sản Nga yếu kém nên nó thường tìm
giải pháp thoả hiệp với chính quyền Nga hoàng để ngăn ngừa phong trào công
nhân.


9
Do vậy, yêu cầu của sự phát triển tiến bộ nước Nga đòi phải giải
quyết mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghóa Nga với tàn dư phong
kiến nông nô lạc hậu về chính trị và kinh tế, phải giải quyết mâu thuẫn
giữa chủ nghóa tư bản phát triển cao trong công nghiệp và hình thức chiếm
hữu ruộng đất của chế độ nông nô lạc hậu.
Những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX trước khi cách mạng
1905 bùng nổ, yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội đã thể hiện trong phong
trào đấu tranh của các giai cấp nông dân, công nhân, tiểu tư sản...trong xã hội.

Từ đầu năm 90 của thế kỷ XIX, giai cấp công nhân Nga đã có hàng
triệu người, riêng công nhân cơ khí 1,5 triệu. Phong trào công nhân dưới
ảnh hưởng của những người mácxít và tổ chức của họ bắt đầu phát triển.
Năm 1883, nhóm mácxít đầu tiên ra đời ở nước Nga là nhóm “Giải
phóng lao động” do G.V. Plêkhanốp lãnh đạo. Nhóm này tích cực truyền bá
chủ nghóa Mác vào phong trào công nhân nước Nga, đấu tranh chống phái Dân
tuý là phái cho rằng cách mạng Nga sẽ được tiến hành bằng lực lượng nông
dân dưới sự lãnh đạo của trí thức mà không cần đến giai cấp công nhân, biện
pháp chủ yếu là ám sát và khủng bố cá nhân. Tuy nhiên, Plêkhacốp đã không
coi đúng mức vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng. Sai lầm đó là
mầm mống đưa ông đến quan điểm Mensêvích sau này.
V.I.Lênin tham gia tuyên truyền chủ nghóa Mác từ đầu năm 90. Năm
1895, Ông hợp nhất các tổ chức mácxít của công nhân ở Pêtécbua thành
Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, xây dựng mầm
mống đầu tiên của một chính đảng vô sản. Tháng 3 năm 1898, tại Minxcơ,
Đảng công nhân xã hội - dân chủ Nga tuyên bố thành lập, ra tuyên ngôn
nhưng trên thực tế không hoạt động được vì toàn bộ Ban chấp hành trung
ương đều bị bắt.


10
Từ năm 1900, V.I.Lênin xuất bản báo Tia lửa và ngay trong số đầu
tiên, Ông đã chỉ rõ sự thống nhất tất cả các lực lượng giác ngộ của giai cấp
vô sản, tất cả lực lượng cách mạng của nước Nga thành một chính đảng là
một nhiệm vụ cấp bách. Và chỉ có thành lập một chính đảng lấy chủ nghóa
Mác làm cơ sở, tập trung một cách cao độ, có kỷ luật nghiêm minh mới có
thể đưa gia cấp công nhân và toàn thể nhân dân dến thắng lợi.
Mặc dầu đã tiến hành đại hội lần thứ I vào năm 1898, nhưng trên thực
tế lịch sử coi đại hội đại biểu lần II của Đảng công nhân xã hội - dân chủ
Nga tháng 7 năm 1903 ở Luân Đôn là đại hội thành lập Đảng. Đại hội đã

thông qua cương lónh của Đảng và khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là
làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghóa, đánh đổ chính quyền của bọn tư bản,
thành lập chuyên chính vô sản. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiệm vụ trước
mắt là đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước cộng hoà, thi hành những
cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Chính trong đại
hội này, khi bầu cử các cơ quan trung ương đã hình thành hai phái: Phái đa số
theo V.I.Lênin (Bônsêvích) và Phái thiểu số cơ hội chủ nghóa (Mensêvích).
Sự thất bại của Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật làm cho
nền kinh tế - chính trị - xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm
trọng. Từ tháng 11 năm 1904, phong trào phản chiến nổ ra khắp nơi.
Đảng công nhân xã hội - dân chủ Nga đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình
thị uy ở Pêtécbua, Mátxcơva và nhiều tỉnh thành khác. Khắp đất nước
Nga vang nên khẩu hiệu “Đánh đổ chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến
tranh”. Các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân đã châm ngòi lửa
cách mạng năm 1905.
Ngày “Chủ nhật đẫm máu” 9 tháng 1 năm 1905 là ngày bắt đầu của
cuộc cách mạng. Hơn 14 vạn người tay không vũ khí mang cờ xí, tượng


11
thánh và chân dung Nga hoàng tiến đến cung điện Mùa đông. Nga hoàng
Nicôlai II đã hạ lệnh bắn vào quần chúng biểu tình làm 1000 người chết và
5000 người bị thương. Pêtécpua nằm trong thảm hoạ khủng bố. Làn sóng
phẫn nộ bao trùm thủ đô. Những khẩu hiệu cách mạng vang lên “Chúng ta
không cần Nga hoàng nữa”, “Đả đảo chế độ chuyên chế I”. Những người
Bônsêvích đi với công nhân. Và có nhiều người bị bắt và bị giết. Chỉ không
đầy một tháng, có đến 44 vạn công nhân bãi công. Số lượng công nhân
tham gia nhiều hơn cả 10 năm trước đây. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản đã kích thích tinh thần cách mạng của hàng triệu quần chúng nông dân.
Ngay trong tháng 2 năm 1905, sự công phẫn về ruộng đất đã nổ ra ở nhiều

vùng trên đất Nga. Mùa xuân năm 1905, nhiều nơi nông dân đã tự do canh
tác, chăn nuôi trên đất ruộng và đồng cỏ của địa chủ.
Ngày 9 tháng 1 năm 1905 trở thành ngày bắt đầu của cách mạng
1905. Cách mạng làm cho đời sống chính trị trong nước Nga có nhiều biến
đổi lớn lao. Đứng trước phong trào cách mạng, tất cả các giai cấp, chính
đảng cần phải xác định vị trí và thái độ của mình. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, chính đảng của giai cấp vô sản Nga triệu tập Đại hội III để
thực hiện nhiệm vụ đó.
Từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 năm 1905, đại hội đại biểu
lần thứ III họp ở Luân Đôn. Nhiệm vụ của đại hội là đề ra sách lược của
đảng đối với cuộc cách mạng đang tiếp diễn. Đó là nhiệm vụ cấp bách của
đảng trong tình thế cách mạng. Bọn Mensêvích cự tuyệt tham gia đại hội
này và tổ chức một đại hội khác ở Giơnevơ. Như vậy, đã diễn ra hai đại hội
của phái Bônsêvích và phái Mensêvích.
Đại hội đại biểu lần III của Đảng đã đề ra khẩu hiệu chủ yếu của
cách mạng là thành lập nước cộng hoà dân chủ, tịch thu ruộng đất của địa


12
chủ chia cho nông dân, thực hiện ngày làm việc 8 giờ. Về vấn đề khởi
nghóa vũ trang, đại hội III nêu rõ nhiệm vụ tổ chức giai cấp vô sản lại đấu
tranh trực tiếp chống chế độ chuyên chế bằng con đường khởi nghóa vũ
trang, là một trong những nhiệm vụ chính và cấp thiết của đảng trong giai
đoạn cách mạng hiện tại.
Đại hội cũng tính tới khả năng giành được chính quyền và phải thành
lập một chính phủ, chính phủ đó sẽ thực hiện tất cả những yêu cầu chính trị
trước mắt. Đại hội đã khẳng định chủ trương đại biểu đảng sẽ tham gia
chính phủ này để đấu tranh chống lại âm mưu phản cách mạng và bảo vệ
lợi ích duy nhất của giai cấp công nhân, đưa cách mạng đi lên.
Nghị quyết của Đảng công nhân xã hội - dân chủ Nga trong đại hội III
đã định ra đường lối sách lược, chiến lược cho cuộc cách mạng phát triển. Trên

cơ sở đó, V.I.Lênin đã viết cuốn “Hai sách lược của Đảng công nhân xã hội
dân chủ trong cuộc cách mạng dân chủ”. Đây là cuốn sách có ý nghóa lịch sử
to lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào công nhân quốc tế.
Mùa hạ năm 1905, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, tiến tới
đình công có tính chất chính trị rộng lớn, các cuộc biểu tình nổ ra rầm rộ. Số
người tham gia nên đến hàng chục vạn người. Phong trào nông dân lan rộng
trong các khu vực sông Vônga, ở miền Trung và miền Nam nước Nga. Nông
dân chiếm đất đai, thu hoạch mùa màng. Đặc biệt phong trào đấu tranh đã
lan sang binh lính. Những người lính chịu ảnh hưởng của phong trào dân chủ
đã đứng dậy, điển hình là cuộc khởi nghóa của chiến hạm Pôtemkin thuộc
hạm đội Hắc Hải nổ ra ngày 4 tháng 6 năm 1905 ở Ôđétxa.
Đầu tháng 10 năm 1905, cách mạng bước vào cao trào mới. Phong
trào bãi công, các cuộc chiến đấu vũ trang, sự phẫn nộ của quần chúng


13
trước sự thối nát của chính phủ, đã làm cho cuộc khủng hoảng ở nước Nga
càng trầm trọng. Mở đầu là cuộc bãi công của công nhân đường sắt. Toàn
bộ các tuyến đường xe lửa dừng hoạt động. Công nhân các ngành trong cả
nước liền hưởng ứng, tạo nên một cao trào bãi công lớn. Cao trào bãi công
chính trị tháng Mười 1905, đã làm cho mọi sinh hoạt trong cả nước bị ngưng
trệ, lực lượng của chính phủ bị tê liệt.
Ngày 13 tháng 11 năm 1905, V.I.Lênin từ nước ngoài trở về. Ngay từ
khi đặt chân lên đất nước Nga, Người đã đặc biệt chú ý đến việc giành
quyền lãnh đạo cách mạng cho Xô viết. Xô viết từ cơ cấu lãnh đạo bãi
công chuyển thành tổ chức chính quyền của cách mạng.
Ngày 7 tháng 12, ở Mátxcơva bắt đầu nổ ra cuộc tổng bãi công và
nhanh chóng biến thành cuộc khởi nghóa vũ trang. Khi khởi nghóa bắt đầu,
đội tự vệ công nhân có 2000 người. Bên cạnh họ còn có hàng vạn công
nhân và nhân dân lao động. Họ dựng chiến luỹ trên hè phố, tiến hành trinh

sát, cung cấp lương thực cho đội tự vệ công nhân.
Đây là cuộc khởi nghóa của nhân dân do giai cấp công nhân đi đầu.
Những khu vực xảy ra cuộc chiến đấu ngoan cường nhất là ở Cơraxnaia,
Prexnaia, ngoại ô Mátxcơva, v.v…
Nhưng cuộc khởi nghóa không giành được thắng lợi. Những người
công nhân khởi nghóa thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí,
thiếu sự phối hợp thống nhất toàn quốc, mối liên hệ với quân đội không
chuẩn bị kó càng, và những đường giao thông chính vẫn nằm trong tay Nga
hoàng nên Nga hoàng đã có đủ lực lượng quân sự trong tay để dìm phong
trào công nhân trong biển máu. Ngày 19 tháng 12 năm 1905, Ban chaáp


14
hành đảng bộ Bônsêvích Mátxcơva và Xô viết Mátxcơva kêu gọi công
nhân ngừng cuộc đấu tranh vũ trang để tránh tổn thất.
Đối với nước Nga, cuộc cách mạng 1905 đã giáng một đòn nặng nề
vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng
và bào trước cuộc cách mạng xã hội chủ nghóa sẽ xảy ra. Nó là một cuộc
tổng diễn tập tạo nên điểm xuất phát cho cuộc cách mạng năm 1917.
Cuộc cách mạng 1905 - 1907 đã kết thúc thời kỳ im ắng tạm thời
trong phong trào công nhân quốc tế từ sau công xã Pari và mở đầu giai
đoạn bão táp cách mạng mới.
Nhờ ảnh hưởng của cách mạng Nga 1905, các cuộc đấu tranh cách
mạng ở các nước Tây Âu và châu Á đã phát triển mạnh hơn. Phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa bước vào một giai
đoạn đấu tranh sôi nổi.
Tóm lại, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Nga là nơi tập trung
các mâu thuẫn gay gắt của chủ nghóa đế quốc; mâu thuẫn giữa chế độ
chuyên chế Nga hoàng với quần chúng nhân dân, mâu thuẫn giữa những
tàn dư của chế độ nông nô với chủ nghóa tư bản, mẫu thuẫn giữa địa chủ và

nông dân, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Cuộc khủng
hoảng có tính chất thế giới nổ ra trong các năm 1899 - 1903 biểu hiện mức
độ trầm trọng ở nước Nga. Vì thế, tình thế cách mạng ở nước Nga ngày
càng phát triển, cuộc chiến tranh này đã phơi bày sự thối nát của chế độ
Nga hoàng, càng kích thích tâm lý bất mãn của quần chúng nhân dân.
Cách mạng năm 1905 là cuộc cách mạng dân chủ - tư sản trong thời
đại đế quốc chủ nghóa. Chủ nghóa tư bản đã phát triển cao hơn, nhưng vẫn
tồn tại đồng thời mâu thuẫn giữa các tàn dư của chế độ nông nô với lực


15
lượng sản xuất và mâu thuẫn vốn có của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa
là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trình độ giác ngộ và
tính tổ chức của giai cấp vô sản đã lớn mạnh. Trong cuộc cách mạng 1905,
giai cấp vô sản là đội tiên phong cách mạng, chính đảng của nó trở thành
người lãnh đạo cách mạng, biện pháp đấu tranh bãi công của giai cấp vô sản
là phương pháp chủ yếu để phát động quần chúng, là hiện tượng nổi bật nhất
trong quá trình thúc đẩy phong trào cách mạng diễn ra kiểu làn sóng. Vấn đề
ruộng đất hết sức nổi bật, phong trào nông dân tương đối lớn mạnh. Trong
cuộc cách mạng năm 1905, còn có một hiện tượng mới đó là Xô viết đại biểu
công nhân ra đời. Những tình hình đó đặt ra một loạt vấn đề mới đối với
những người mácxít: Giai cấp vô sản có nên nắm quyền lãnh đạo cách mạng
hay không ? động lực chủ yếu của cách mạng tư sản trong lịch sử là giai cấp
tư sản, hiện nay giai cấp nào là động lực chủ yếu của cách mạng? kết cục
của giai cấp tư sản trong lịch sử là giai cấp tư sản nắm chính quyền, xây dựng
chế độ Tư bản chủ nghóa, bây giờ có để cho nó nắm chính quyền hay không ?
có để cho nó thống trị mãi hay không ? giai cấp công nhân, và giai cấp nông
dân có nên nắm chính quyền không ? sau khi cách mạng dân chủ thắng lợi có
chuyển ngay cách mạng xã hội chủ nghóa không ?
Lúc bấy giờ, trong Đảng công nhân xã hội - dân chủ Nga có hai cách

trả lời, hai sách lược đối với những câu hỏi nói trên. Cách trả lời thứ nhất là
của phái Mensêvích, họ bất chấp những thay đổi về điều kiện lịch sử, bất
chấp thực tế nước Nga, bị trói buộc vào lề thói cũ, dựa vào những khái niệm
chung chung về tính chất cách mạng Nga để suy ra lời giải đáp những vấn đề
cụ thể. Họ cho rằng, cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh
đạo, cách mạng Nga cũng là cách mạng tư sản, cũng phải do giai cấp tư sản
lãnh đạo. Đảng công nhân xã hội - dân chủ Nga không nên lãnh đạo khởi


16
nghóa vũ trang, không nên giành chính quyền hoặc tham gia chính phủ cách
mạng lâm thời, mà phải là chính đảng trước sau như một giữ thái độ phản đối
cách mạng cực đoan. Thắng lợi triệt để của cách mạng biểu hiện ở chỗ chính
phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập. Những quan điểm này
xuyên suốt nghị quyết về một loạt vấn đề sách lược được thông qua tại hội
nghị đại biểu những người làm công tác đảng do phái Mensêvích triệu tập
vào tháng 4 năm 1905 trở thành sách lược của phái Mensêvích.
Cách trả lời thứ hai là của phái Bônsêvích do V.I.Lênin đứng đầu.
V.I.Lênin cho rằng, những người mácxít không được để cho lề thói cũ trói
bộc; không được dựa vào chân lý chung về tính chất cơ bản của cuộc cách
mạng Nga để suy ra lời giải đáp cho những vấn đề cụ thể, mà phải biết
khéo vận dụng chủ nghóa Mác vào điều kiện lịch sử mới, vào thực tế của
nước Nga để rút ra những lời giải đáp đối với những vấn đề cơ bản của
cuộc cách mạng Nga. V.I.Lênin đã đưa ra câu trả lời hoàn toàn mới. Trong
cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga, giai cấp vô sản phải nắm lấy quyền
lãnh đạo cách mạng, công nông liên minh là động lực của cách mạng, phải
triệt để lật đổi chế độ chuyên chế bằng khởi nghóa vũ trang, thiết lập nền
chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân, tiến
hành cách mạng dân chủ đến cùng và kịp thời chuyển sang cách mạng xã
hội chủ nghóa. Những tư tưởng này của V.I.Lênin là sợi chỉ xuyên suốt một

loạt nghị quyết được thông qua tại đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng
công nhân xã hội - dân chủ Nga, trở thành sách lược của những người
Bônsêvích dùng để chỉ đạo cách mạng dân chủ Nga.
Trước ngày nổ ra cuộc cách mạng 1905, trong thời kỳ xẩy ra cách
mạng và sau khi cách mạng thất bại, giữa phái Bônsêvích và Mensêvích
diễn ra cuộc tranh luận gay gắt về hai sách lược này. V.I.Lênin đã viết một


17
loạt các tác phẩm như: Hai sách lược của Đảng xã hội - dân chủ trong cách
mạng dân chủ, Đảng xã hội - dân chủ và chính phủ cách mạng lâm thời,
Thái độ của Đảng xã hội - dân chủ đối với phong trào nông dân, Cương lónh
ruộng đất của Đảng xã hội - dân chủ trong cuộc cách mạng Nga lần thứ
nhất 1905 - 1907. Những tác phẩm này đã luận giải một cách có hệ thống
quan điểm của V.I.Lênin, phát triển lý luận của chủ nghóa Mác lên một tầm
cao mới. Sau thất bại tạm thời của cách mạng 1905, những phần tử tiểu tư
sản trong hàng ngũ của Đảng đã sa sút tinh thần chiến đấu, rơi vào vũng
bùn thoả hiệp, chạy theo khuynh hướng cơ hội chống lại phong trào cánh
mạng. Về mặt tư tưởng, chúng đòi phải xét lại những nguyên lý triết học
của chủ nghóa Mác. Đứng trước sự phản công như vậy, những người mácxít
buộc phải đấu tranh để bảo vệ và phát triển triết học Mác.
1.2. CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI VÀ CHỦ
NGHĨA XÉT LẠI CỦA NHỮNG NGƯỜI MÁCXÍT
Sau khi Ph.Ăngghen mất (1895), phái cơ hội bắt đầu tấn công vào
chủ nghóa Mác một cách trắng trợn. Chủ nghóa cơ hội dần dần chiếm ưu thế
trong quốc tế II. Bécxtainơ trở thành người cầm đầu trong phái xét lại thời
đó. Bécxtainơ(1850 - 1932) xuất bản cuốn sách lấy tên là “Tiền đề của chủ
nghóa xã hội và nhiệm vụ của Đảng xã hội dân chủ”. Trong cuốn sách đó
Bécxtainơ tuyên bố học thuyết Mác đã lỗi thời. Ông chứng minh rằng, mâu
thuẫn giữa tư sản với vô sản có chiều hướng hòa hoãn, các tổ chức lũng

đoạn xuất hiện sẽ làm cho chủ nghóa tư bản có thể tránh được khủng hoảng;
đối với phong trào công nhân, Bécxtainơ chủ trương “Phong trào là tất cả,
mục đích cuối cùng là không đáng kể ”[32, 280], phủ nhận quan điểm giai
cấp công nhân phải làm cách mạng, phủ nhận chuyên chính vô sản.


18
Bécxtainơ đã sữa đổi chủ nghiã Mác về các mặt triết học, kinh tế chính trị
học, về học thuyết đấu tranh giai cấp.
Việc chủ nghóa xét lại xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX đòi
hỏi phong trào công nhân phải có đối sách của mình và cần thiết phải có một
lãnh tụ chỉ đạo phong trào. Nhưng lúc bấy giờ, Đảng xã hội - dân chủ Đức
đang say sưa với thắng lợi đạt được trong cuộc bầu cử quốc hội nên đã thỏa
hiệp với những quan điểm sai lầm của chủ nghóa xét lại. Vào những năm
1898 - 1899, một số lãnh tụ phái tả trong các đảng công nhân như
Pơlêkhanốp, Bêben, Rôda Lucxembua, Fônlâphácgơ có lên tiếng phê phàn
chủ nghóa xét lại, nhưng cuộc đấu tranh không triệt để, kết quả rất hạn chế.
Những người mácxít Nga đã dẫn đầu cuộc đấu trang chống khuynh
hướng cơ hội chủ nghóa. V.I.Lênin đã vạch trần những sai lầm của chủ
nghóa Bécxtainơ và tác hại to lớn của nó đối với sự nghiệp của giai cấp
công nhân. Người đã phân tích nguồn gốc kinh tế và xã hôïi của chủ nghóa
xét lại, kiên quyết đấu tranh loại bỏ chủ nghóa cơ hội ra khỏi hàng ngũ
công nhân. Trong những năm đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh tư tưởng trong
quốc tế II đã diễn ra gay gắt và phức tạp. Những vấn đề chính được thảo
luận trong các đại hội là: Phương pháp giành chính quyền; vấn đề thuộc
địa; vấn đề thái độ đối với cách mạng Nga 1905; về chủ nghóa quân phiệt
và nguy cơ chiến tranh.
Một trong những vấn đề quan trọng thuộc về chiến lược và sách lược
của các Đảng xã hội được thảo luận trong quốc tế II là vấn đề thái độ của
công nhân đối với nghị viện và chính phủ tư sản, vấn đề chính quyền của

giai cấp công nhân.


19
Về vấn đề đấu tranh nghị trường, vấn đề giành chính quyền của giai
cấp vô sản, các lãnh tụ quốc tế II đang say sưa với thắng lợi đạt được trong
các cuộc bầu cử ở các nước tư bản, tuyên truyền con đường hòa hợp cải
lương, chỉ chủ trương đấu tranh hợp pháp. Họ coi đấu tranh nghị trường,
tham gia chính phủ tư sản là biện pháp duy nhất và chủ yếu đem lại khả
năng giành quyền thống trị cho giai cấp công nhân. Thực ra, họ chỉ đấu
tranh đòi cải cách vụn vặt mà hy sinh quyền lợi lâu dài của giai cấp công
nhân, lừa dối giai cấp công nhân. Đa số lãnh tụ quốc tế II đã lộ rõ lập
trường đầu hàng, không giám đề ra các hình thức đấu tranh cách mạng
giành lấy chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Vấn đề thuộc địa được đề cập nhiều trong các đại hội ở Luân Đôn
(1896), Pari (1900), Stutga (1907). Hồi đó, các nước đế quốc đang tiến hành
các cuộc đấu tranh xâu xé thị trường (chiến tranh Anh - Bôơ; chiến tranh
Mỹ - Tây Ban Nha; chiến tranh trấn áp nghóa hòa đoàn ở Trung Quốc…).
Đối với các hành động quân sự có liên quan đến tình hình quốc tế này, tổ
chức công nhân toàn thế giới - Quốc tế II - không thể làm ngơ được, họ
phải tỏ rõ thái độ của giai cấp công nhân.
Đại hội Pari (1900) đã có quyết nghị đúng đắn, lên án chính sách thuộc
địa của các nước đế quốc, kêu gọi đấu tranh chống lại những cuộc phiêu lưu
thuộc địa, kêu gọi thành lập các đảng xã hội ở các thuộc địa và thống nhất
hành đôïng với các đảng ấy. Đại biểu của phong trào công nhân Anh đã tố
cáo việc đế quốc Anh gây chiến với Bôơ (Nam phi).
Đến đại hội Stutga (1907), vấn đề thuộc địa trở thành vấn đề tranh luận
sôi nổi nhất và qua đó đã lột trần bộ mặt thật của các đại biểu cơ hội - xét lại.



20
Các đại biểu cơ hội là Vancôn, Pơnma, Bécxtainơ đã bênh vực chủ
nghóa thực dân, bênh vực chính sách xâm lược của bọn đế quốc. Họ cho
rằng, chế độ thuộc địa có thể tồn tại và nên tồn tại trong chế độ tư bản chủ
nghóa để “khai hoá” các nước lạc hậu. Theo họ, những người xã hội cũng
có thể và cần phải thực hiện “chính sách thuộc địa xã hội chủ nghóa”.
Bécxtainơ trơ tráo cho rằng sự “bảo hộ của các dân tộc văn minh” đối với
“các dân tộc không văn minh” là cần thiết.
Rõ ràng, bọn cơ hội trong Quốc tế II đã công khai thừa nhận và ủng
hộ chính sách nô dịch dân tộc của chủ nghóa đế quốc, chống lại nguyên tắc
về quyền dân tộc tự quyết, về quyền đấu tranh vì độc lập tự do của các dân
tộc bị áp bức. Những quan điểm của lãnh tụ cơ hội xét lại Quốc tế II hoàn
toàn xa lạ với chủ nghóa Mác về vấn đề thuộc địa.
V.I.Lênin dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng Bônsêvích, lần đầu tiên
tham dự đại hội Stutga đã kiên quyết vạch trần luận điểm về “Chính sách
thuộc địa xã hội chủ nghóa” về vai trò “khai hóa” của bọn tư bản áp bức
bóc lột hàng triệu nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Các cuộc đấu
tranh về vấn đề thuộc địa trong đại hội Stutga đã diễn ra gay go, quyết liệt.
Cuối cùng, nghị quyết lên án chính sách thuộc địa một cách đúng đắn do
V.I.Lênin và những người mácxít dự thảo đã được thông qua với tỉ lệ 127
phiếu thuận so với 108 phiếu chống.
Trong cuộc cách mạng tư sản Nga năm 1905, giai cấp công nhân Nga
dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích đã phát triển những hình
thức đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Cuộc cách mạng Nga năm
1905 có ảnh hưởng to lớn đến phong trào xã hội chủ nghóa quốc tế. Những
vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng Nga đồng thời cũng là những vấn đề cơ


21
bản của cách mạng thế giới, có ý nghóa lớn về lý luận cũng như về thực tiễn.

Đó là vấn đề quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư
sản, vấn đề liên minh công nông, vấn đề cách mạng không ngừng từ cách
mạng dân chủ tư sản chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghóa …
Trước những vấn đề cơ bản đó, những người lãnh đạo quốc tế II bị
phân chia làm ba phái: Phái xét lại - cải lương công khai như Bécxtainơ thì
cực lực phản đối quyền lãnh đạo của đảng vô sản và giai cấp vô sản trong
cách mạng dân chủ tư sản. Đồng thời, Bécxtainơ kiên quyết bác bỏ tư tưởng
cách mạng dân chủ chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghóa. Như
vậy, hầu như trên toàn bộ vấn đề quan trọng hàng đầu của cuộc cách mạng
Nga họ đều phản đối. Phái giữa, đứng đầu là Cauxky, ban đầu cho rằng sự
thắng lợi của những người xã hội chủ nghóa có thể có được nếu như biết
dựa vào quyền lợi chung của giai cấp vô sản và nông dân. Đó là quan điểm
tương đối đúng đắn. Nhưng ngay sau khi cách mạng 1905 bùng nổ, Cauxky
đã đi theo quan điểm cơ hội cho rằng: Giai cấp vô sản chỉ có thể giành
được địa vị lãnh đạo tạm thời thôi, còn muốn giành được thắng lợi hoàn
toàn thì giai cấp vô sản phải biến mình thành đa số trong nhân dân.
V.I.Lênin trong nhiều tác phẩm của mình đã bác bỏ luận điểm trên. Phái
giữa, đã giữ thái đôï bàng quan trước sự can thiệp của nước ngoài và sự trấn
áp tàn bạo của Nga hoàng. Họ chống lại hình thức bãi công chính trị của
giai cấp vô sản. Thực ra, phái giữa về bản chất là đại biểu của chủ nghóa cơ
hội dấu mặt, khoác áo mácxít để chống lại những vấn đề cơ bản của chủ
nghóa Mác. Đó cũng là tư tưởng của những phần tử công nhân quý tộc, tiểu
tư sản nhằm tìm một giải pháp thứ ba thỏa hiệp quyền lợi giai cấp vô sản
với quyền lợi của giai cấp tư sản thực chất là bảo vệ giai cấp tư sản. Phái tả
là phái cách mạng có đại biểu như Rôđa, Lucxembua, Claraxetkin và


22
V.I.Lênin. Họ kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc của chủ nghóa Mác,
chống lại mọi trào lưu cơ hội chủ nghóa trong phong trào công nhân

Năm 1905 - 1907, cách mạng vô sản ở nước Nga tạm thời bị thất bại.
Chính phủ chuyên chế Nga hoàng thực hiện khủng bố trắng, thẳng tay đần
áp các nhà cách mạng, tước đoạt mọi thành quả mà cuộc cách mạng dân
chủ thu được. Bọn phản động tìm mọi cách lôi kéo quần chúng, làm cho
quần chúng xa rời với cách mạng, không tin tưởng vào tương lai của cách
mạng, thoả hiệp với trật tự đương thời. Chúng đã tấn công phong trào cách
mạng trên cả lónh vực chính trị, kinh tế lẫn tư tưởng.
Đảng “Trăm đen” một tổ chức chính trị của bọn bảo hoàng, địa chủ đã
công khai ca ngợi chế độ phản động đương thời, ca ngợi “Thượng đế - Nga
hoàng - Tổ quốc”, tuyên truyền những tư tưởng bi quan trong quần chúng nhân
dân.
Trước sự thoái trào của cách mạng, một số phần tử trí thức là đảng
viên Đảng xã hội - dân chủ và một số người trong giai cấp tư sản vốn là
đồng minh của cách mạng đã chao đảo, rời bỏ hàng ngũ cách mạng đi theo
chế độ chuyên chế Nga hoàng. Còn bọn Mensêvích vốn là cách mạng nay
sa sút, mất tinh thần, hoảng sợ. Từ đó, dấy lên phong trào chống đảng, đòi
thủ tiêu đảng, thủ tiêu đấu tranh chính trị, rút các đại biểu của đảng ra khỏi
nghị viện, xuất hiện trào lưu cơ hội, thoả hiệp với chế độ phản động
Xtôlưpin, chống lại phong trào cách mạng. Nhận định về tình hình đó, V.I.
Lênin viết: “Có tình trạng thoái trí, mất tinh thần, phân liệt, chạy dài, từ bỏ
lập trường, nói chuyện dâm bôn chứ không phải chính trị nữa. Xu hướng
ngày càng trở về triết học duy tâm; chủ nghóa thần bí được dùng để che đậy
tinh thần phản cách mạng” [20, VIII - IX].


23
Trên lónh vực tư tưởng, chúng đòi hỏi phải xét lại những nguyên lý
triết học của chủ nghóa Mác, coi đây là đòn đả kích chủ yếu để thủ tiêu
đảng về mặt thế giới quan và cơ sở lý luận. Chúng cho rằng thất bại của
cách mạng 1905 chứng tỏ học thuyết của C.Mác về cách mạng vô sản đã

lỗi thời, rằng học thuyết của C.Mác về những quy luật phát triển của xã hội
và của các hình thái kinh tế xã hội đã bị phá sản.
Sự biện hộ về tư tưởng cho thế lực phản cách mạng, sự phục hồi tư
tưởng thần bí tôn giáo đều đã in dấu ấn trong khoa học, văn học nghệ thuật.
Chiếm địa vị thống trị trong triết học là những hình thức chủ nghóa duy tâm
phản động nhất, chúng phủ nhận tính quy luật trong quá trình phát triển của
tự nhiên và xã hội, cũng như phủ nhận khả năng nhận thức tự nhiên và xã
hội của con người. Trong giới tư sản, đặc biệt là trong giới trí thức, người ta
thấy lan truyền rộng rãi “Thuyết tìm thần”, một trào lưu triết học - tôn giáo
phản động. Những đại biểu của trào lưu ấy đã khẳng định rằng nhân dân
Nga “đã mất Chúa” và nhiệm vụ là phải “tìm lại Chúa”. V.I.Lênin viết:
“Nhiều nhà trước tác muốn là người mácxít, năm nay đã tiến hành ở nước
ta một chiến dịch thực sự chống lại triết học của chủ nghóa Mác. Trong
vòng không đầy 6 tháng, đã có bốn tập sách ra đời, chủ yếu và hầu như là
hoàn toàn nhằm công kích chủ nghóa duy vật biện chứng. Trước hết là tập
luận văn của Badarốp, Bôgđanốp, Lunatsácxki, Bécman, Ghenphônđơ,
Iuskêvích, Xuvôrốp nhan đề là “Khái luận về triết học mácxít” xuất bản ở
Xanh Pêtécbua, 1908; rồi đến những quyển “Chủ nghóa duy vật và thuyết
thực tại phê phán” của Iskêvích; “Phép biện chứng dưới ánh sáng của nhận
thức luận hiện đại” của Bécman, “Những cơ cấu triết học của chủ nghóa
Mác” của Vanentinốp...; họ kiêu ngạo viện ra nào là “nhận thức luận hiện
đại”, “triết học tối tân” (hoặc là “thuyết thực chứng tối tân”), “triết học của


24
các khoa học tự nhiên hiện đại”, thậm chí cả đến “triết học của các khoa
học tự nhiên thế kỷ XX” nữa. Dựa vào tất cả các học thuyết dường như là
tối tân đó, những kẻ phá hoại chủ nghóa duy vật biện chứng ở nước ta
không chút ngại ngùng đi đến chỗ thừa nhận ngay thuyết tín ngưỡng” [7,
455 - 456].

Trong văn học và nghệ thuật, người ta tán dương sự sùng bái chủ
nghóa cá nhân, tư tưởng phi chính trị, “nghệ thuật thuần tuý”, từ bỏ những
truyền thống dân chủ - cách mạng của tư tưởng xã hội Nga. Các thế lực
phản cách mạng đã làm tất cả những gì có thể làm được để bôi nhọ giai cấp
công nhân và chính đảng của nó, phá bỏ những nguyên lý của chủ nghóa
Mác. Đứng trước cuộc tấn công như vậy của bọn phản cách mạng, việc giữ
vững tinh thần và niềm tin cách mạng của quần chúng, phê phán thế giới
quan phản động của bọn cơ hội, bảo vệ triết học mácxít trở thành một
nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách.
Với tác phẩm “Chủ nghóa duy vật và chủ nghóa kinh nghiệm phê
phán”, một trong những tác phẩm tiêu biểu của triết học Mác - Lênin,
V.I.Lênin đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó. Người đã đập tan những
luận điệu phản động của bọn xét lại, bảo vệ và phát triển triết học trong
điều kiện cách mạng mới. “Cũng như vào đêm trước của cuộc cách mạng
Nga lần thứ nhất, V.I.Lênin đã bác bỏ những luận điệu dân túy - tự do chủ
nghóa và áp dụng học thuyết kinh tế của C.Mác vào nước Nga, còn trong
những năm cách mạng, V.I.Lênin đã đem sách lược của Bônsêvích duy nhất
đúng đắn đối lập lại chủ nghóa cơ hội của phái Mensêvích, vào những năm
thế lực phản động thống trị, V.I.Lênin đã đánh bại việc dùng chủ nghóa
Makhơ để xét lại chủ nghóa Mác, đã hoàn thiện một cách toàn diện triết học
mácxít, đã chỉ ra rằng chỉ có triết học mácxít mới có thể là cơ sở lý luận


25
cho hoạt động của đảng vô sản, cho chiến lược và sách lược của đảng vô
sản, cho đường lối chính trị của đảng đó” [20, IX - X]. Ngoài nhiệm vụ đập
tan những luận điệu phản động của bọn cơ hội, xét lại, V.I.Lênin còn khái
quát sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Trên cơ sở đó, vạch ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trong vật lý học,
phê phán chủ nghóa duy tâm “vật lý”, chỉ ra con đường khắc phục cuộc

khủng hoảng đó; đồng thời, làm phong phú thêm những nguyên lý của chủ
nghóa duy vật biện chứng.
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI THẾ
KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ SỰ PHÊ PHÁN CỦA V.I.LÊNIN ĐỐI
VỚI CHỦ NGHĨA DUY TÂM “VẬT LÝ”
Ngoài lý do về học thuật và chính trị đã nêu ở phần trước, V.I.Lênin
viết tác phẩm “Chủ nghóa duy vật và chủ nghóa kinh nghiệm phê phán” còn
do sự phát triển có tính cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Nhiều quan điểm của khoa học tự nhiên và thế giới
vật chất bị bác bỏ, nhiều quan điểm mới của khoa học tự nhiên về thế giới
vật chất buộc triết học phải khái quát giải đáp, với lý do đó khiến V.I.Lênin
phải dành cả chương V của tác phẩm để phân tích cuộc cách mạng khoa
học tự nhiên và lên tiếng phê phán chủ nghóa duy tâm “vật lý”.
Để tìm hiểu những vấn đề mấu chốt trong chương V của tác phẩm,
chúng ta hãy điểm qua vài nét về tình hình phát triển của khoa học tự nhiên,
đặc biệt là khi diễn ra cuộc cách mạng trong vật lý học như thế nào ?
Như mọi người đều biết, từ thế kỷ XV - XVI, khoa học tự nhiên lần
lượt tách ra khỏi triết học tự nhiên của thời kỳ cổ Hy Lạp để trở thành các
ngành khoa học độc lập, trước hết là toán học, cơ học rồi đến vật lý học,


×