Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Những đặc điểm chính của địa danh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.82 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-  -

ĐÀO BÁ HÙNG

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA
ĐỊA DANH THANH HĨA
(Phần nội dung)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ TRUNG HOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1. Ký hiệu
Chưa xác định

?


Biến đổi thành

[]


Phiên âm ngữ âm học
2. Quy ước về cách viết tắt

BT

huyện Bá Thuớc

BS

huyện Bỉm Sơn

CT

huyện Cẩm Thủy

ĐS

huyện Đơng Sơn

HT

huyện Hà Trung

HL

huyện Hậu Lộc

H

huyện Hoằng Hóa


LC

huyện Lang Chánh

ML

huyện Mường Lát

NS

huyện Nga Sơn

NL

huyện Ngọc Lặc

NT

huyện Như Thanh

NX

huyện Như Xn

NC

huyện Nơng Cống

QH


huyện Quan Hóa

QS

huyện Quan Sơn

QX

huyện Quảng Xương

SS

huyện Sầm Sơn


TT

huyện Thạch Thành

TH

huyện Thiệu Hóa

tpTH thành phố Thanh Hóa
TX

huyện Thọ Xuân

ThX


huyện Thường Xuân

TG

huyện Tỉnh Gia

TS

huyện Triệu Sơn

VL

huyện Vĩnh Lộc

YD

huyện Yên Định

cf

Dẫn theo tác giả

nxb

Nhà xuất bản

UBND Ủy ban nhân dân
Tp


Thành phố

KHXH Khoa học xã hội và Nhân
&NV

văn

m

mét

km

kilômét

[x,tr.y] Tài liệu tham khảo (x),
số trang (y).
h-

Phụ âm đầu

-o-

Nguyên âm

-c

Phụ âm cuối



MỤC LỤC
Dẫn Luận .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
6. Tư liệu nghiên cứu ......................................................................................... 8
7. Lợi ích của việc nghiên cứu .......................................................................... 9
8. Giới hạn của đề tài ....................................................................................... 10
9. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 11
1.1.1. Định nghĩa địa danh ............................................................................... 11
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học ................................................ 14
1.1.3. Phân loại địa danh ................................................................................ 15
1.2. Vài nét về địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................................ 19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 19
1.2.2. Đặc điểm dân cư .................................................................................... 24
1.2.3. Lao động ................................................................................................ 26
1.2.4. Di tích lịch sử - văn hóa ......................................................................... 26
1.2.5. Lễ hội văn hóa - ẩm thực ....................................................................... 27
1.2.6. Sự kiện lịch sử ....................................................................................... 28
1.2.7. Đặc điểm về ngữ âm của tiếng Thanh Hóa ............................................. 33
1.3. Tiểu kết .................................................................................................... 43


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH THANH
HÓA

2.1. Kết quả thu thập và phân loại ................................................................... 44
2.1.1. Phân loại theo loại hình ......................................................................... 44
2.1.2. Phân loại địa danh theo vùng miền ........................................................ 46
2.1.3. Phân loại theo nguồn gốc ngữ nguyên ................................................... 48
2.1.4. Phân loại theo số lượng âm tiết .............................................................. 50
2.2. Phương thức cấu tạo địa danh Thanh Hóa ................................................. 52
2.2.1. Phương thức tự tạo ................................................................................ 53
2.2.2. Phương thức tách, ghép địa danh ........................................................... 62
2.2.3. Phương thức chuyển hóa ....................................................................... 64
2.2.4. Phương thức vay mượn........................................................................... 68
2.3. Cấu tạo địa danh Thanh Hóa ..................................................................... 69
2.3.1. Cấu tạo đơn ........................................................................................... 69
2.3.2. Cấu tạo phức .......................................................................................... 70
2.4. Vấn đề thành tố chung trong địa danh Thanh Hóa .................................... 76
2.4.1. Tiền trí từ và tên riêng ........................................................................... 76
2.4.2. Thống kê tiền trí từ trong địa danh Thanh Hóa ...................................... 78
2.4.3. Vấn đề Thành tố chung .......................................................................... 80
2.4.4. Phân biệt tiền trí từ và thành tố chung .................................................... 82
2.4.3. Giải thích một số tiền trí từ và thành tố chung trong địa danh
Thanh Hóa ....................................................................................................... 82
2.5. Tiểu kết .................................................................................................... 86
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT CHUYỂN BIẾN ĐỊA DANH
THANH HÓA
3.1. Nguyên nhân làm biến đổi địa danh .......................................................... 88
3.1.1. Nguyên nhân bên trong ngôn ngữ .......................................................... 88


3.1.2. Các ngun nhân bên ngồi ngơn ngữ ................................................... 91
3.2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh Thanh Hóa ........................................ 98
3.2.1. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ địa hình thiên nhiên ................. 98

3.2.2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh hành chính ................................... 101
3.2.3. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ cơng trình xây dựng
(nghiêng về khơng gian hai chiều) ................................................................. 108
3.3. Tiểu kết .................................................................................................. 110
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC - Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ
PHẢN ÁNH HIỆN THỰC CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA
4.1. Đặc điểm nguồn gốc - ý nghĩa một số địa danh Thanh Hóa .................... 112
4.1.1. Địa danh có nguồn gốc ý nghĩa rõ ràng ................................................ 112
4.1.2. Địa danh có nguồn gốc ý nghĩa còn tranh luận ..................................... 120
4.1.3. Một số địa danh gắn với truyền thuyết, sự tích .................................... 125
4.2. Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Thanh Hóa................................. 125
4.2.1. Giá trị phản ánh những sự kiện lịch sử ................................................. 126
4.2.2. Giá trị phản ánh điều kiện tự nhiên ...................................................... 128
4.2.3. Giá trị phản ánh về mặt xã hội ............................................................. 132
4.2.4. Phản ánh tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước ...................................... 137
4.2.5. Phản ánh tinh thần học tập ................................................................... 137
4.2.5. Giá Trị phản ánh về mặt ngôn ngữ ....................................................... 137
4.3. Tiểu kết .................................................................................................. 140
KẾT LUẬN .................................................................................................. 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................
PHỤ LỤC .................................................................................................... tập 2


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc được phân bố rải rác khắp 64 tỉnh
thành trong cả nước. Do sự ảnh hưởng về mặt văn hóa, nếp sống, phong tục
tập quán,… của mỗi dân tộc trong lãnh thổ Việt Nam, cũng như sự phân bố về
mặt địa lí và điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế xã hội đã tạo nên
đặc điểm riêng của từng địa phương, từng vùng đất. Việc định danh cho một

vùng đất, một đơn vị hành chính, một cơng trình xây dựng, một khu thắng
cảnh thiên nhiên,… không chỉ chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố về ngơn ngữ
mà nó cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên.
Nghiên cứu địa danh không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm
ngôn ngữ trong các phương thức cấu tạo của hàng loạt tên gọi, mà nó cịn
cung cấp nguồn tư liệu q giá cho nhiều ngành khoa học khác như địa lí học,
lịch sử học, dân tộc học, khảo cổ học, văn hóa học,…
Hiện nay, sự phát triển của kinh tế xã hội dẫn đến hệ quả ngày càng
nhiều địa danh trong cả nước bị qn lãng và khơng ít địa danh đã biến mất
khỏi địa bàn dân cư, làm cho bản sắc, đặc trưng thẩm mỹ và giá trị về lịch sử,
văn hóa, ngơn ngữ,… của các địa phương cũng dần biến mất. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu địa danh là một vấn đề mang tính cấp thiết.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu địa danh Thanh Hóa cũng khơng nằm
ngồi những lý do trên.
Thanh Hóa là một tỉnh có dân số đơng, diện tích đứng thứ ba cả nước,
có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, địa
phương này cịn có vị trí địa lí đặc biệt trong cả nước với đủ các dạng địa hình
từ đồi núi cao đến đồng bằng cao thấp, các đảo ven bờ và ngồi khơi. Lịch sử
Thanh Hóa ln gắn liền với lịch sử Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước
của các Vua Hùng cho đến ngày nay. Đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân

1


tài và anh hùng dân tộc cho đất nước như: Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Thánh Tông,
Lê Văn Hưu, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Hồng, Nguyễn Sư Lơ, Đào Duy Từ,
Lê Đình Kiên, Nguyễn Hữu Cảnh, Trạng Quỳnh, Nhữ Bá Sỹ, Trần Mai
Ninh,… và cũng đã từng là nơi được Hồ Quý Ly chọn xây dựng kinh thành
Tây Đô vào năm 1397. Vì vậy, có người nói “Thanh Hóa như một Việt Nam
thu nhỏ” cũng khơng phải q đáng.

Vì thế, nghiên cứu địa danh Thanh Hóa sẽ giúp chúng tơi làm rõ được
những đặc điểm về cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc ý nghĩa, quá
trình hình thành và biến đổi. Hơn nữa, cơng trình giúp chúng ta hiểu được lịch
sử, văn hóa, địa hình và những di tích, thắng cảnh,… của vùng đất được xem
là “địa linh nhân kiệt” này.
Luận văn cũng mong muốn được đóng góp và bổ sung một phần tư liệu
cho ngành địa danh học của Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tất cả địa danh hành chính,
địa hình, chỉ cơng trình xây dựng thiên về khơng gian hai chiều có trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn chủ yếu tập trung mơ tả, khảo sát những địa danh về mặt
ngơn ngữ trên bình diện đồng đại và bước đầu tìm hiểu về nguồn gốc và ý
nghĩa của một số địa danh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là địa danh ở
một số vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp của ngành địa danh học, chúng tôi nghiên
cứu đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, quá trình chuyển biến, nguồn
gốc và ý nghĩa địa danh trên địa bàn Thanh Hóa.
Thơng qua luận văn có thể tìm thấy những từ cổ, từ lịch sử, từ địa
phương, … còn lưu giữ trong địa danh Thanh Hóa.

2


Mong muốn của chúng tôi là làm rõ các giá trị phản ánh hiện thực về
văn hóa, lịch sử của địa danh; khẳng định vai trò, mối quan hệ giữa ngành địa
danh học với các ngành khác như: từ vựng học, ngữ pháp học, dân tộc học, xã
hội học, văn hóa học, khảo cổ học,…
4. Lịch sử nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Do ngành địa danh học Việt Nam chưa được phát triển, nên địa danh
chỉ xuất hiện nhiều trong truyện dân gian, ca dao,… và về sau được ghi chép
lại ở các bộ sách sử, địa chí. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở góc độ địa lí – lịch sử
và mang tính chất miêu tả, liệt kê đơn sơ, chưa đi sâu vào nghiên cứu một
cách hệ thống và khoa học như: cuốn Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi, Đại
Việt sử ký toàn thư (thế kỷ thứ XV) của Ngơ Sĩ Liên, Ơ châu cận lục (1553)
của Dương Văn An, Phủ biên tạp Lục (1776) của Lê Q Đơn, Hồng Việt
nhất thống địa dư chí (1806) của Lê Quang Định ghi chép lại hệ thống giao
thông đường bộ của nước ta, Lịch triều hiến chương loại chí (1809-1819) của
Phan Huy Chú được soạn trong thời gian 10 năm, Gia Định thành thơng chí
(1820) của Trịnh Hồi Đức ghi chép về địa lí tự nhiên – kinh tế năm trấn của
Gia Định xưa, Đại nam nhất thống chí (1882) của Quốc sử quán triều
Nguyễn, Đại Nam Quốc cương giới vựng biên (1886) của Hoàng Hữu Xứng,
Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Thuật, Hồng Hữu Thường là
những bản đồ bờ cõi nước Việt Nam, kèm theo các bài khảo cứu về Vạn
Tường, Chiêm Thành, Thủy Chân Lạc. Bộ Đồng Khánh địa dư Chí (25 tập)
của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (1886 – 1888), ghi chép lại địa
điểm đặt lỵ sở, danh sách, vị trí đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, phủ, huyện,
tổng, xã, thôn và những phong tục, sản vật, núi sông, hệ thống giao thơng các
tỉnh từ Hà Nội đến Bình Thuận, Từ vựng làng xã Bắc Kỳ (Nomenclature des

3


communes du Tonkin Classées par cantons, phu, huyen ou chau et par
province) (1928) của Ngô Vi Liễn,…
Địa danh học Việt Nam hình thành và phát triển mạnh vào những năm
60. Đó cũng là lúc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề
liên quan địa danh và lý luận về địa danh như: Thái Văn Kiểm đã nêu lên đặc

điểm nguồn gốc, ý nghĩa của một số địa danh trong tác phẩm Đất Việt Trời
Nam (1960), tác phẩm Đất nước Việt Nam qua các đời (1964) của Đào Duy
Anh, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu địa lí học lịch sử, xác lập phân
định lãnh thổ và từng khu vực, nêu lên quá trình thay đổi của địa danh trong
lịch sử.
Hoàng Thị Châu với Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á
qua một vài tên sông (1964), được cho là người nghiên cứu địa danh theo
phương pháp ngôn ngữ học đầu tiên của Việt Nam.
Trần Thanh Tâm được xem là người xây dựng nền tảng lý thuyết của
ngành địa danh học Việt Nam với bài viết Thử bàn về địa danh Việt Nam
(1976), tác giả đã đưa ra cách phân loại địa danh; Phương pháp vận dụng địa
danh học trong ngành nghiên cứu địa lí học, lịch sử cổ đại Việt Nam (1984)
của Đinh Văn Nhật, Những đặc điểm cấu thành địa danh Bến Tre (1985) của
Nguyễn Phương Thảo, Sự hình thành diễn biến của tên làng người Việt cho
đến năm 1945 (1987) của Bùi Thiết và Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh
Xuân Vịnh,…
Năm 1990 với luận án phó tiến sĩ mang tên Những đặc điểm chính của
địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh của Lê Trung Hoa đã khẳng định được vị
thế của ngành địa danh học Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những phương pháp
nghiên cứu địa danh một cách hệ thống và mang tính chuyên sâu về địa danh
dưới cái nhìn của ngơn ngữ học, đáp ứng được những vấn đề thiết thực trong
công tác nghiên cứu địa danh mà các cơng trình nghiên cứu địa danh trước

4


chưa đề cập tới. Năm 1991 luận án tiến sĩ của tác giả Lê Trung Hoa đươc in
thành sách với tựa đề Địa danh thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2002 sách được
tái bản với nhan đề Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (địa
danh thành phố Hồ Chí Minh), tác giả đã đưa ra những phương pháp cần thiết

khi nghiên cứu địa danh như: định nghĩa địa danh, nguyên tắc và phương
pháp nghiên cứu địa danh, cách phân loại và các phương thức định danh, cấu
tạo địa danh, ý nghĩa và nguồn gốc địa danh, giá trị phản ánh hiện thực,…
Có thể nói, tác giả Lê Trung Hoa là người có số lượng cơng trình
nghiên cứu địa danh đồ sộ nhất từ trước tới nay như: Địa danh bằng chữ và
địa danh bằng số (1999), Chung quanh thuật ngữ “ Địa danh” (2000), Đơ thị
hóa và vấn đề bảo lưu địa danh bằng chữ ở thành phố Hồ Chí Minh (2002),
Địa danh hành chính ở Việt Nam (2002), Địa danh Chăm và gốc Chăm ở
Trung Bộ (2002), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học
(2002), Vấn đề biên soạn từ điển địa danh (2003), Địa danh học Việt Nam
(2006) và sắp tới, tác giả sẽ cho ra mắt cuốn Từ điển từ nguyên địa danh Việt
Nam.
Năm 1996, luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Kiên Trường với nhan đề
Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng, tác giả đã vận dụng khá đầy
đủ những phương pháp cơ bản của địa danh học để nghiên cứu địa danh ở Hải
Phòng như phương pháp xác định nguồn gốc và ý nghĩa địa danh, đặc điểm
cấu tạo địa danh, đặc điểm ý nghĩa địa danh, nguồn gốc và sự biến đổi địa
danh,…
Ngoài ra, gần đây cịn có thêm hai luận văn tiến sĩ và nhiều luận văn
thạc sĩ như : luận văn tiến sĩ của Từ Thị Thu Mai Nghiên cứu địa danh Quảng
Trị (2003) và của Trần Văn Dũng Những đặc điểm chính của địa danh tỉnh
Đắk Lăk (2004). Các luận văn thạc sĩ như: Những đặc điểm chính của địa
danh ở Vĩnh Long (2008) của Nguyễn Tấn Anh, Nghiên cứu địa danh tỉnh

5


Đồng Nai (2009) của Nguyễn Thái Liên Chi, Đặc điểm địa danh Nghệ An
(2010) của Nguyễn Văn Đông, Đặc điểm địa danh Hà Nội (2010) của Hoàng
Thị Biên đã sử dụng phương pháp nghiên cứu địa danh của Lê Trung Hoa.

Vài nét về lịch sử nghiên cứu địa danh học Việt Nam như trên đã minh
chứng rằng, việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều trong
thời gian gần đây, là cơ sở tiền đề cho ngành địa danh học Việt Nam phát
triển như ngày nay.
4.2. Nghiên cứu địa danh ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh rộng, dân số đông, điều kiện tự nhiên phong phú
và đa dạng. Vì vậy, rất được nhiều nhà nghiên cứu tìm đến như:
Cuốn Đại nam nhất thống chí – tỉnh Thanh Hóa (tập hạ, tập thượng)
của quốc sử quán triều Nguyễn năm thứ 35 (1882) mới hoàn tất, về sau được
Trần Tuấn Khải dịch và do nhà xuất bản Bộ Quốc gia Giáo dục, xuất bản năm
1960. Cuốn sách ghi chép khá chi tiết lịch sử quá trình hình thành địa danh
Thanh Hóa, các đặc điểm, vị trí của các địa danh đồi núi, cửa biển, điểm trạm,
đường lộ, bến đò, cầu, chợ,... và các bậc danh nhân trong tỉnh.
Cuốn Le Thanh Hoa (1929) của tác giả Robequain Charles – cựu hội
viên trường Viễn Đông Bác cổ Pháp được nhà xuất bản G.Van (Pháp). Le
Thanh Hoa được đánh giá là một cơng trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa,
xã hội, con người xứ Thanh khá công phu và khoa học. Bản dịch Le Thanh
Hoa được chia thành bốn cuốn. Trong đó, cuốn 1 nói về khí hậu Thanh Hóa,
cuốn 2 nói về vùng miền núi và thượng lưu Thanh Hóa, cuốn 3 viết về vùng
châu thổ Thanh Hóa, cuốn 4 nói lên cơng trạng của nước Pháp trong cơng
cuộc khai phá thuộc địa, trong đó có tỉnh Thanh Hóa.
Cuốn Thanh Hóa nghìn xưa lưu dấu của Hồng Tuấn Phổ, Nxb trẻ,
xuất bản năm 2008. Cuốn sách đề cập đến lịch sử hình thành một số vùng đất
gắn liền với những sự tích, huyền thoại và những di tích lịch sử, danh lam

6


thắng cảnh của vùng đất xứ Thanh như: Rặng Tam điệp gắn liền với lịch sử
tập kết lực lượng của quân Tây Sơn, núi Nưa quê hương của bà Triệu, cũng là

nơi bà dựng cờ khởi nghĩa, núi Bù Rinh gắn liền với lịch sử cuộc khởi nghĩa
của anh hùng dân tộc Lê Lợi,… Cuốn Lịch sử Thanh Hóa (tập 1) của ban
nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Nxb Khoa học xã hội, xuất bản
năm 1990.
Cuốn Địa chí Thanh Hóa (tập I, xuất bản năm 2000 và tập II, xuất bản
năm 2004) do Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh
Hóa biên soạn, Nxb Văn hóa thơng tin đã nêu khá chi tiết về điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lí, khí hậu, các đơn vị hành chính, cư dân, dân tộc thiểu số,
khảo cổ học, phương ngữ Thanh Hóa, ngơn ngữ Thái Mường, văn học dân
gian, tín ngưỡng lễ hội,…
Cuốn Những làng cổ tiêu biểu ở Thanh Hóa của Hồng Tuấn Phổ,
được xuất bản năm 2010, đã đề cập khá chi tiết về lịch sử hình thành, đặc
điểm tên gọi, phương thức đặt tên của một số làng cổ và một số di tích lịch sử
- văn hóa như: núi sơng, khe hồ, lăng miếu, đền chùa ở Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu.
Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến phương pháp nghiên cứu của tác
giả Lê Trung Hoa trong cuốn Địa danh học Việt Nam như:
5.1. Thống kê, phân loại, miêu tả
Đây là phương pháp quan trọng khơng thể thiếu trong q trình nghiên
cứu địa danh một cách hệ thống. Phương pháp này giúp người nghiên cứu
thấy được tần số xuất hiện của các thành tố của địa danh, sau đó sẽ tiến hành
phân loại địa danh thành: địa danh hành chính, địa danh chỉ cơng trình xây
dựng, địa danh thiên nhiên; địa danh mang yếu tố thuần Việt, địa danh mang
yếu tố Hán - Việt, địa danh mang yếu tố tiếng dân tộc, địa danh hỗn hợp,…Từ

7


kết quả đó, chúng ta sẽ miêu tả phương thức định danh, cách cấu tạo địa danh

và những chuyển biến của nó.
5.2. Điền dã
Phương pháp này khơng những giúp chúng ta làm sáng tỏ được những
vấn đề còn thắc mắc, nghi ngờ, mà cịn giúp chúng ta tìm ra những địa danh
còn chưa được ghi trong bản đồ, sử sách giúp cho việc chỉnh sửa, bổ sung vào
sử liệu còn thiếu.
5.3. So sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu lịch đại để xác định nguồn gốc
và ý nghĩa của địa danh, giúp cho việc phục dựng nguyên hình trạng thái ban
đầu của địa danh, từ đó xác lập q trình biến đổi của địa danh. Ngồi ra,
chúng tơi cịn sử dụng phương pháp đồng đại để so sánh đặc điểm, cấu tạo địa
danh giữa Thanh Hóa với vùng khác, tìm ra được điểm tương đồng và điểm dị
biệt giữa các vùng.
6. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu là một trong những phần không thể thiếu được khi làm một đề
tài nghiên cứu. Vì vậy, việc thu thập tài liệu là công việc hết sức quan trọng
đối với người nghiên cứu. Tư liệu chúng tôi thu thập được từ nhiều nguồn
khác nhau như:
6.1. Tư liệu lưu trữ hành chính
Tư liệu lưu trữ hành chính từ trước tới nay của chính quyền các cấp,
ban ngành thuộc tỉnh Thanh Hóa như: Các dạng Công báo, niên giám, tác
phẩm, hoặc các văn bản của các viên chức địa phương. Những tư liệu này có
tính pháp lý, tính chính xác cao, có thể cho biết sự ra đời, biến đổi hoặc mất đi
của địa danh.

8


6.2. Khảo sát bản đồ
Khảo sát bản đồ giúp chúng ta biết xác định được tọa độ, đặc điểm vị

trí địa lí của từng địa danh cần khảo sát như: bản đồ về địa hình, hành chính,
kinh tế, qn sự, du lịch,…của tỉnh Thanh Hóa và các huyện thị trong tỉnh, từ
đó xác định được địa danh nào có tần số xuất hiện nhiều ở vùng nào, đồng
thời còn giúp cho việc xác định nguồn gốc, ý nghĩa của từng nhóm địa danh
đó. Việc đối chiếu các bản đồ qua từng thời điểm khác nhau có thể giúp cho
việc xác định được thời điểm ra đời, chuyển biến của các địa danh về mặt ngữ
âm hay ngữ nghĩa.
6.3. Các loại từ điển và địa chí
Cuốn Đại nam nhất thống chí – tỉnh Thanh Hóa (tập hạ, tập thượng)
của quốc sử quán triều Nguyễn (1882) mới hoàn tất, về sau được Trần Tuấn
Khải dịch và do nhà xuất bản Bộ Quốc gia Giáo dục, xuất bản năm 1960;
cuốn Địa chí Thanh Hóa (tập I, xuất bản năm 2000 và tập II, xuất bản năm
2004) của Tỉnh ủy-Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một số từ điển như: Hán Việt từ điển
(1932) của Đào Duy Anh; Tầm nguyên tự điển Việt Nam (1993) của Lê Ngọc
Trụ; Từ điển Hán Việt (2001) của Vương Trúc Nhân và Lữ Thế Hoàng,…
6.4. Tư liệu điền dã
Đây là những tư liệu mà chúng tơi có được nhờ ghi chép lại qua lời kể
của những người dân địa phương. Qua đó, chúng tơi biết được nguồn gốc ý
nghĩa, cũng như lịch sử hình thành của một số địa danh mà chưa từng được
ghi chép trong các tư liệu sách, địa chí,…
7. Lợi ích của việc nghiên cứu
Là một người được sinh ra trên mảnh đất xứ Thanh, song bản thân cịn
chưa tìm hiểu được nhiều về lịch sử hình thành và phát triển của chính nơi
mình sinh ra. Vì vậy, việc nghiên cứu địa danh Thanh Hóa trước hết giúp cho

9


bản thân người viết hiểu được nhiều hơn về văn hóa, lịch sử và q trình hình

thành, phát triển; đồng thời cũng là cơ hội tốt để cho bản thân đóng góp một
phần cơng sức nhỏ bé của mình cho quê hương. Ngoài ra, luận văn là một
phần tư liệu nhỏ bổ sung vào nguồn tư liệu địa danh học Việt Nam.
8. Giới hạn của đề tài
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên
luận văn chỉ nghiên cứu và tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của địa danh
Thanh Hóa, trong đó có rất nhiều địa danh cịn chưa đề cập tới.
9. Bố cục của luận văn
Luận văn có bố cục 4 chương:
Chương 1: Trình bày những vấn đề về cơ sở lý thuyết như: Định nghĩa
địa danh, đối tượng nghiên cứu của địa danh học, phân loại địa danh, và vài
nét về địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Điều kiện tự nhiên, dân cư, sự kiện lịch
sử (giai đoạn trước năm 1945, giai đoạn sau năm 1945).
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh Thanh Hóa: kết quả thu thập và
phân loại địa danh Thanh Hóa, phương thức định danh, đặc điểm về mặt cấu
tạo và nguyên nhân biến đổi của địa danh.
Chương 3: Đặc điểm hình thành và chuyển biến của địa danh.
Chương 4: Nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của địa
danh Thanh Hóa.
Phụ lục: Trình bày quá trình hình thành tên gọi, chuyển biến của địa
danh Thanh Hóa; nguồn gốc, ý nghĩa của các nhóm từ ngữ tên gọi, bảng
thống kê địa danh và bản đồ các huyện, tỉnh Thanh Hóa.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN TỈNH
THANH HÓA
1.1. Cơ sở lý luận

Nhắc đến địa danh thì ai cũng nghĩ đó là tên gọi của một vùng đất, một
đối tượng địa lí, và nhờ tên gọi đó chúng ta có thể tìm đến những nơi nào mà
chúng ta cần đến. Song vấn đề lại không đơn giản như vậy. Định nghĩa địa
danh vẫn là một vấn đề đang được tranh luận. Cho tới nay các nhà nghiên cứu
địa danh học vẫn chưa đưa ra được định nghĩa thống nhất về địa danh. Sau
đây chúng tôi xin nêu ra một số định nghĩa về địa danh học của các nhà
nghiên cứu địa danh học như sau:
1.1.1. Định nghĩa địa danh
Về định nghĩa địa danh, các nhà nghiên cứu địa danh học đã có những
quan điểm, cách tiếp cận vấn đề ở các góc độ khác nhau, mà rõ nhất là từ góc
độ về địa lí – văn hóa và từ góc độ về Ngơn ngữ học.
Với cách tiếp cận từ góc độ địa lí – văn học có một số tác giả như:
Bùi Đức Tịnh: “Địa danh là một danh từ có ý nghĩa tổng quát để chỉ tên
gọi các loại vật thể tự nhiên được phân biệt về phương diện địa lí, các vị trí
cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị được xác định trong tổ
chức, hành chính hay quân sự” [15, tr.10].
Nguyễn Văn Âu: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, suối, làng mạc…
hay là tên các địa phương, các dân tộc” [72, tr.5].
Như vậy, Nguyễn Văn Âu cũng có cùng quan điểm với Bùi Đức Tịnh
khi chỉ quan tâm đến đối tương tự nhiên, hành chính, nơi cư trú mà không đề
cập đến các đối tượng nhân tạo như cầu, đường, kênh, cơng viên,… trong khi
đó Nguyễn Văn Âu lại cho rằng “tên dân tộc là địa danh”. Theo chúng tơi là
khơng hợp lý, bởi vì tên dân tộc không hẳn là gắn với vùng đất, khu vực cụ

11


thể, mà nó cịn có tính dịch chuyển. Ví dụ: dân tộc Mường sinh sống rải rác ở
các vùng phía bắc, hoặc họ có thể di dân đến một nơi nào khác, hay là dân tộc
Hoa ở Việt Nam, dân tộc Hoa ở Mỹ,… Như vậy, tên dân tộc chỉ là tên gọi

chung cho một cơng đồng người có những đặc điểm tương đồng với nhau,
chứ nó khơng hẳn mang tính xác định một vùng địa lí. Hay nói cách khác tên
dân tộc là danh từ chỉ một cộng đồng người. Ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc
Hoa, dân tộc Thái, dân tộc Mường,…
Từ góc độ ngơn ngữ học có các tác giả như:
Hoàng Thị Châu thiên về chức năng định danh trong ngôn ngữ, tác giả
cho rằng: “Địa danh hay là tên địa lí (toponym, geographical name) là tên
vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư
trú, tên hành chính,… được con người đặt ra” [95].
Nguyễn Kiên Trường: “Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lí tự
nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”[65, tr.16].
Cùng quan điểm với Nguyễn Kiên Trường là Từ Thu Mai và Trần Văn
Dũng, theo tác giả:
Từ Thu Mai: “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng
địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Mặc dù nằm trong hệ thống những
loại hình khác nhau trong các đối tượng địa lí bao giờ cũng xuất hiện trong
thực tế với những cá thể độc lập” [89, tr.19]
Trần Văn Dũng: “Địa danh là tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên và
đối tượng địa lí do con người kiến tạo” và “các đối tượng do con người kiến
tạo (có thể là địa lí nhân văn) bao gồm: địa lí nơi cư trú, địa lí chỉ các cơng
trình xây dựng” [85, tr.15].
Theo Lê Trung Hoa: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng để đặt
tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ
và các cơng trình xây dựng thiên về khơng gian hai chiều” [53, tr. 18].

12


Ngồi ra, cũng có khơng ít tác giả biên soạn từ điển cũng có những
quan điểm riêng của mình khi đề cập đến định nghĩa về địa danh như sau:

Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh cho rằng: “Địa danh là tên các
miền đất (nom de terre)” [22, tr.268].
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Địa danh là tên đất, tên địa
phương” [36, tr.314].
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ,
các điểm quần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng
nông nghiệp, khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, các đèo,
cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo
biển, đại dương có tọa độ nhất định nghi lại được trên bản đồ. Địa danh có thể
phản ánh quá trình hình thành, đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và lịch sử với
những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của các lãnh thổ [88, tr.780].
Từ cách định nghĩa được nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng:
Cách định nghĩa của Hán Việt từ điển thì quá ngắn, mang tính chung
chung và khơng đầy đủ khi chỉ cho rằng địa danh là tên các miền đất, mà
không nhắc đến các địa danh chỉ địa hình tự nhiên, địa danh nhân tạo như:
núi, sông, hồ, đảo, cầu, đường, khu cơng nghiệp,…Cịn định nghĩa của Từ
điển tiếng Việt có phần đầy đủ hơn khi đề cập đến tên địa phương, song vẫn
chưa nhắc tới địa danh nhân tạo.
Đối với cách định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam thì thiếu sự
khái qt, theo chúng tơi là khơng cần thiết phải nêu lên một loạt tên đơn vị
hành chính, tên các cơng trình xây dựng, tên các địa hình thiên nhiên như tác
giả đã trình bày: “điểm quần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm
kinh tế (vùng nông nghiệp, khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các
núi, các đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng,
vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ nhất định được nghi lại trên bản đồ”.

13


Tuy các định nghĩa về địa danh của các tác giả vừa nêu trên chưa có sự

thống nhất cao, song ở một góc độ nào đó các định nghĩa cũng đã nêu lên
được các nét nghĩa cơ bản của địa danh. Chúng tơi cũng đồng tình với ý kiến
của Nguyễn Tấn Anh khi đưa ra hai vấn đề cần khắc họa đối với định nghĩa
địa danh: “thứ nhất, bản chất của địa danh dùng để gọi tên (định danh) nhằm
phân biệt một đối tượng, sự vật này với một đối tượng, sự vật khác. Thứ hai,
bất cứ định nghĩa nào từ một khái niệm cũng cần phải mang tính khoa học
cao, làm sao lột tả được hết nội hàm của khái niệm đó” [68, tr.19].
Từ các định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng, định nghĩa của tác giả Lê
Trung Hoa mang tính đầy đủ, vì đã nêu lên được các đối tượng của địa danh
và có độ khái quát cao khi tác giả dùng những cụm từ “địa hình thiên nhiên”,
“đơn vị hành chính”, “vùng lãnh thổ”, “cơng tình xây dựng” để chỉ các đối
tượng của địa danh. Vì vậy, chúng tôi quyết định dùng định nghĩa của Lê
Trung Hoa để làm cơ sở lý thuyết cho luận văn này.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học
Khi bước vào nghiên cứu bất cứ lĩnh vực nào thì vấn đề đầu tiên, cũng
là vấn đề vô cùng quan trọng để giúp chúng ta đi đúng hướng, không bị sai
lệch với mục tiêu đã định, đó là xác định đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực
mình nghiên cứu.
Theo Địa danh học Việt Nam của Lê Trung Hoa thì “Ngơn Ngữ học có
ba ngành chính là ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Trong từ vựng
học có một ngành nhỏ là danh xưng học (onomasiologie/onomastique),
chuyên nghiên cứu tên riêng. Danh xưng học gồm hai ngành nhỏ hơn: nhân
danh học và địa danh học. Nhân danh học (anthroponymie) chuyên nghiên
cứu tên riêng của người (gồm: họ, tên chính, tên đệm, tự, hiệu, bút danh, bí
danh,…). Địa danh học (toponymie) nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và cả

14


những chuyển biến của các địa danh” [53, tr.19]. Như vậy, đối tượng nghiên

cứu của địa danh học chính là địa danh.
Tuy nhiên, tới phần mình, địa danh danh học lại khơng dừng lại ở đó
mà tiếp tục đi sâu nghiên cứu và được chia làm nhiều ngành nhỏ hơn như
ngành Thủy danh học, chuyên nghiên cứu tên sông rạch; ngành Sơn danh học,
chuyên nghiên cứu tên núi đồi; ngành Phương danh học chuyên nghiên cứu
tên của các địa danh quần cư; ngành Phố danh học, chuyên nghiên cứu tên
đường, tên phố, tên các quảng trường,…
1.1.3. Phân loại địa danh
Tùy thuộc vào quan điểm, cách tiếp cận đối tượng cũng như phương
pháp và mục đích nghiên cứu của mình mà mỗi nhà nghiên cứu đưa ra cách
phân loại địa danh khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin nêu lên một số cách
phân loại địa danh của các nhà địa danh hoc trong nước, một mặt để tìm hiểu
sâu hơn về vấn để này, mặt khác để làm cơ sở lý luận giúp chúng tôi đưa ra
hướng nghiên cứu cho đề tài của mình.
Trong bài viết Về việc tìm sử liệu trong ngơn ngữ dân tộc năm 1967
của Hồng Thị Châu [38, tr.44- 47] đã đề cập đến việc phân loại địa danh
thành hai hệ thống là tiểu địa danh (gồm tên: thơn xóm, gị đồi, khe suối, đầm
hồ…) và đại địa danh (gồm tên: lục địa, đại dương, nước, vùng, thủ đô, thành
phố, sông, biển…).
Trong bài viết Thử bàn về địa danh Việt Nam năm 1976 của Trần
Thanh Tâm đã chia địa danh Việt Nam thành 6 loại: 1. Loại đặt theo địa hình
và đặc điểm; 2. Loại đặt theo vị trí khơng gian và thời gian; 3. Loại đặt theo
tín ngưỡng và tơn giáo, lịch sử; 4. Loại đặt theo hình thái đất đai và khí hậu;
5. Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế; 6. Loại đặt theo sinh
hoạt xã hội.

15


Trong hai tác phẩm Địa danh Việt Nam và Một số vấn đề địa danh Việt

Nam, Nguyễn Văn Âu đã phân địa danh thành ba cấp: loại, kiểu và dạng. Ở
cấp Loại được chia làm hai loại: Địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế xã hội;
ở cấp Kiểu được chia làm bảy kiểu: Thủy danh, sơn danh, lâm danh, làng xã,
huyện thị, tỉnh/ thành phố và quốc gia; ở cấp dạng được chia làm 12 dạng:
Sơng ngịi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông/trảng, làng/xã,
huyện/quận, thị trấn, tỉnh, thành phố và quốc gia.
Trong luận án Phó tiến sĩ khoa học ngữ văn Những đặc điểm chính của
địa danh Hải Phòng, Nguyễn Kiên Trường đưa ra ba tiêu chí để phân loại địa
danh: Một là phân loại địa danh theo đối tượng địa lí tự nhiên và địa lí nhân
văn (gồm các tiểu nhóm sau: 1. Nhóm địa danh cư trú – hành chính và các địa
danh gắn với hoạt động của con người, do con người tạo nên như ấp, bộ châu,
di chỉ, di tích, phường, quận,… 2. Nhóm địa danh đường phố và địa danh chỉ
cơng trình xây dựng như đường, ngõ phố, ngã ba, quảng trường, bể bơi, bến
cảng, công viên,…); hai là phân loại theo chức năng giao tiếp (biệt xưng, tự
xưng, giản xưng, tục xưng…) và theo hệ quy chiếu đồng đại – lịch đại (cổ, cũ,
hiện nay); ba là phân loại theo nguồn gốc ngữ nguyên gồm: Địa danh có
nguồn gốc Hán – Việt, địa danh có nguồn gốc thuần Việt, địa danh có nguồn
gốc từ tiếng Pháp, địa danh có nguồn gốc từ phương ngữ Quảng Đơng, địa
danh có nguồn gốc khác (Tày- Thái, Việt- Mường, Chàm, Môn- Khmer, Mã
Lai,…), địa danh có nguồn gốc hỗn hợp và địa danh chưa xác định được
nguồn gốc.
Trong luận án tiến sĩ ngữ văn Những đặc điểm chính của địa danh Dak
Lăk của Trần Văn Dũng, tác giả chia địa danh thành hai nhóm lớn: a) Nhóm
địa danh chỉ đối tượng tự nhiên (bao gồm tên các địa hình núi, đồi, sơng, suối,
ao, đầm,…); b) Nhóm địa danh chỉ các đối tượng do con người kiến tạo gồm
có hai nhóm nhỏ: 1. Loại địa danh chỉ đối tượng là nơi cư trú (thôn, buôn,

16



làng, xóm, xã, phường, khối, quận, huyện, thành phố,…); 2. Loại địa danh chỉ
các cơng trình xây dựng như tên cầu, cống, đường phố, sân vận động, công
viên,… Về ngữ nguyên, tác giả chia địa danh thành 5 loại: Địa danh gốc bản
địa, địa danh thuần Việt, địa danh Hán – Việt, địa danh gốc khác và địa danh
chưa xác định được ngồn gốc. Tuy nhiên, đối với loại địa danh chỉ đối tượng
là nơi cư trú thì tác giả lại cho rằng các đơn vị tổ chức cơ sở dưới xã, phường,
thị trấn như: thôn, buôn, ấp đều không phải là đơn vị hành chính.
Trong cuốn Địa danh học Việt Nam của Lê Trung Hoa, tác giả căn cứ
vào hai tiêu chí tự nhiên và khơng tự nhiên để chia địa danh thành hai nhóm
lớn. Một là địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (hay còn gọi là địa danh chỉ
địa hình) như: núi, đồi, gị, sơng, rạch,…Hai là địa danh chỉ các đối tượng
nhân tạo, được chia làm ba loại gồm: 1. Địa danh chỉ các công trình xây dựng
thiên về khơng gian hai chiều như tên: cầu, cống, chợ, đường phố, công
viên,…; 2. Địa danh chỉ các đơn vị hành chính như: tên ấp, xã, phường, quận,
huyện,…; 3. Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng như:
tên vùng, khu, xóm,…Từ đó tác giả đưa ra sơ đồ phân loại địa danh như sau:
ĐỊA DANH

Địa danh
chỉ địa hình

Địa danh
Địa danh

cơng trình

hành chính

xây dựng


Địa danh
vùng

Từ những cách phân loại địa danh của các tác giả trên có thể thấy:
Cách phân loại của Hồng Thị Châu chưa đưa ra được tiêu chí phân
loại rõ ràng, cách phân loại còn chung chung ở chỗ tác giả chỉ đưa ra hai kiểu

17


địa danh là tiểu địa danh (tên thơn, xóm, gị đồi, khe suối, đầm hồ,…) và đại
địa danh (tên lục địa, đại dương, nước, vùng, thủ đô, thành phố, sông,
biển,…). Còn cách phân loại của Trần Thanh Tâm đã đưa ra được tiêu chí
phân loại rõ ràng, tuy nhiên cách phân loại của tác giả còn chưa rõ ràng và
chưa mang tính khái quát ở chỗ: loại 1 và loại 4 có thể quy thành loại địa danh
chỉ địa hình thiên nhiên; cịn loại 3, loại 5, loại 6 có thể quy thành loại địa
danh chỉ sinh hoạt xã hội. Cách phân loại của tác giả Nguyễn Văn Âu khá
phức tạp, cách quy nhóm rườm rà chưa hợp lý, ví dụ như ở mục Kiểu địa
danh thì ba loại đầu có thể quy nó vào loại địa danh chỉ địa hình thiên nhiên,
cịn bốn kiểu sau thì quy nó vào loại địa danh hành chính, hoặc đối với ở mục
Dạng địa danh cũng vậy. Khác với cách phân loại của tác giả trên, ba tác giả
Nguyễn Kiên Trường, Trần Văn Dũng và Lê Trung Hoa không những đưa ra
được tiêu chí phân loại rõ ràng, khoa học mà cịn có tính khái qt cao, các
tác giả đều có cùng quan điểm là chia địa danh thành hai nhóm lớn: 1. Địa
danh tự nhiên; 2. Địa danh nhân tạo. Tuy nhiên, khi đi sâu phân loại địa danh
ở nhóm lớn thứ hai (địa danh nhân tạo) thì các tác giả lại có những quan điểm
chưa thống nhất. Nguyễn Kiên Trường chia nhóm lớn thứ hai thành hai loại
nhỏ: 1. Địa danh cư trú; 2. Địa danh đường phố và địa danh chỉ cơng trình xây
dựng, theo chúng tơi ở loại 2 tác giả có thể gọi chung là địa danh chỉ cơng
trình xây dựng. Cịn Trần Văn Dũng chia nhóm lớn thứ hai thành hai loại nhỏ:

1. Địa danh chỉ đối tượng cư trú; 2. Địa danh chỉ cơng trình xây dựng. Nhưng
trong loại địa danh cư trú thì theo Trần Văn Dũng lại không cho rằng đơn vị
thôn, buôn, ấp là đơn vị hành chính, theo chúng tơi là điều bất hợp lý bởi các
đơn vị hành chính ở nước ta khơng chỉ dừng lại ở xã, phường mà cịn xuống
tới tận thơn, xóm, ấp, tổ,… Cịn Lê Trung Hoa cũng có quan điểm riêng của
mình khi chia nhóm thứ 2 thành ba loại nhỏ: 1. Địa danh chỉ công trình xây
dựng; 2. Địa danh hành chính; 3. Địa danh vùng. Đây là cách phân loại mà

18


theo chúng tơi là khoa học, tính khái qt cao, đưa ra được tiêu chí rõ ràng, có
thể áp dụng cho mọi đối tượng địa danh. Cách phân loại này đã được nhiều
nhà nghiên cứu địa danh đánh giá là hợp lý và cũng là cơ sở lý luận để chúng
tôi áp dụng vào việc phân loại địa danh Thanh Hóa.
1.2. Vài nét về địa bàn tỉnh Thanh Hóa
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Thanh Hóa thuộc bắc Trung Bộ nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40'
Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông, cách Thủ đô Hà Nội 150
km, thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía bắc giáp tỉnh Sơn La, Hịa Bình,
Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa
Phăn - Lào; phía đơng là vịnh Bắc Bộ (thuộc biển Đơng) có đường bờ biển
dài hơn 102 km và một thềm lục địa khá rộng.
Thanh Hóa có diện tích là 11.106 km2 (đứng thứ 8 trong tổng số 64 tỉnh
thành trong cả nước sau các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Quảng Nam,
Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc), và một thềm lục địa rộng 18.000 km2. Chiều
rộng hướng Bắc – Nam gần 100km, đường chéo lớn nhất của lãnh thổ từ phía
tây bắc đến cực Nam dài 200km.
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo

Đặc điểm địa hình của tỉnh Thanh Hóa là nghiêng dốc và kéo dài từ tây
bắc xuống đông nam. Đồi núi cao nhất từ 1.000m đến 1.500m ở phía tây bắc
gắn liền với vùng núi thuộc khu tây bắc và những dãy núi thuộc tỉnh Hủa
Phăn – Lào và thoải dần về phía đơng nam đến ngang vùng trung tâm của tỉnh
là các núi, đồi cao dưới 500m, từ độ cao 200m trở xuống là đồng bằng, tiếp
theo là vùng thềm lục địa rộng.
Độ dốc của đồi núi Thanh Hóa lớn hơn độ dốc của đồi núi thuộc miền
đơng Bắc Bộ, đồng bằng Thanh Hóa cũng dốc hơn đồng bằng Bắc Bộ. Độ dốc

19


×