Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 186 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI DOANH NGHIỆP VÀ MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Trần Thái Đình Khương
Mã sinh viên: 1601015202
Lớp: Nhật 1
Khóa: K55
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Phương Chi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...............................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................................4
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp..............4
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển bền vững...................................6
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu...........................................................................8
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................8
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................9


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................9
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................9
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................9
1.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9
1.6. Tính mới của đề tài.............................................................................................10
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................11
1.8. Kết cấu của đề tài................................................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................13
2.1. Tổng quan về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)..........13
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khái niệm trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp....................................................................................................................... 13
2.1.2. Các phương diện của khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.................17
2.2. Tổng quan về khái niệm phát triển doanh nghiệp bền vững (CSD)................19
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của khái niệm phát triển doanh nghiệp bền
vững......................................................................................................................... 19
2.2.2. Các phương diện của khái niệm phát triển doanh nghiệp bền vững................23
2.3. So sánh khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và phát triển bền vững25
2.4. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất.............................27
2.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu về khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp....27
2.4.2. Các phương diện trong biến bậc hai phát triển bền vững................................30


2.4.3. Mơ hình nghiên cứu........................................................................................33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................34
3.1. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................34
3.2. Xây dựng thang đo..............................................................................................36
3.2.1. Xây dựng thang đo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.....................................36
3.2.2. Xây dựng thang đo phát triển doanh nghiệp bền vững...................................39
3.3. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ................................................................................42
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi......................................................................................42

3.3.2. Phỏng vấn, tham khảo ý kiến (pretest)............................................................43
3.3.3. Khảo sát thử nghiệm.......................................................................................44
3.4. Giai đoạn nghiên cứu chính thức.......................................................................45
3.4.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu........................................................................45
3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................45
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................................47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................51
4.1. Thống kê mô tả....................................................................................................51
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.....................................................................51
4.1.2. Thống kê mơ tả thang đo................................................................................53
4.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo chính thức...........................54
4.2.1. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo chính thức trách nhiệm xã hội
.................................................................................................................................. 54
4.2.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo phát triển bền vững.............54
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.....................................................................57
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 57
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo phát triển bền vững.....................58
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA...................................................................59
4.4.1. Phân tích nhân tố khẳng định CFA thang đo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
.................................................................................................................................. 59
4.4.2. Phân tích nhân tố khẳng định CFA thang đo phát triển bền vững...................60
4.5. Phân tích SEM....................................................................................................62
4.5.1. Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết..............................................................62
4.5.2. Kiểm định các giả thuyết................................................................................63


4.6. Kiểm định bootstrap...........................................................................................64
4.7. Phân tích cấu trúc đa nhóm...............................................................................64
4.8. Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình.....................................65
4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................66

4.9.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp...................................................................66
4.9.2. Phát triển bền vững.........................................................................................66
4.9.3. Trách nhiệm nhân đạo....................................................................................66
4.9.4. Trách nhiệm môi trường.................................................................................67
4.9.5. Trách nhiệm kinh tế........................................................................................67
4.9.6. Trách nhiệm đạo đức......................................................................................67
4.9.7. Trách nhiệm pháp lý.......................................................................................68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................69
5.1. Kết luận về vấn đề nghiên cứu...........................................................................69
5.2. Một số đề xuất đối với doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao khả năng
phát triển bền vững thông qua nỗ lực thực hiện các phương diện của trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp...................................................................................................69
5.2.1. Nhóm giải pháp trách nhiệm kinh tế...............................................................69
5.2.2. Nhóm giải pháp trách nhiệm pháp lý..............................................................71
5.2.3. Nhóm giải pháp trách nhiệm đạo đức.............................................................74
5.2.4. Nhóm giải pháp trách nhiệm nhân đạo...........................................................75
5.2.5. Nhóm giải pháp trách nhiệm mơi trường........................................................76
5.3. Một số khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước.................................................78
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................78
5.4.1. Hạn chế của đề tài...........................................................................................78
5.4.2. Một số hướng nghiên cứu đề xuất..................................................................79


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASV
AVE
CFA
CFI
CFP

CSD
CSP
CSR
DEA
EFA
EU
GDP
GFI
GRI
IWH
KMO
MSV
NĐ-CP
NRBV
PPF
RBV
RMSEA
SEM
SEM
UNESCO
VCCI
WECD
WTO

Nội dung đầy đủ
Average Shared Variance
Average Variance Extracted
Confirmatory Factor Analysis
Confirmatory Fit Index
Corporate Financial Performance

Corporate Social Responsibility
Corporate Social Performance
Corporate Sustainability Development
Data Envelopment Analysis
Exploratory factor analysis
European Union
Gross Domestic Product
Goodness of Fit Index
Global Reporting Initiative
Institute for Work and Health
Kaiser-Mayer-Olkin
Maximum Shared Variance
Nghị định Chính phủ
Natural Resource-Based View
Production Possibility Frontier
Resource-Based View
Root Mean Square Error of Approximation
Structural Equation Modeling
Structural Equation Modeling
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Vietnam Chamber of Commerce and Industry
World Commission on Environment and Development
World Trade Organization


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
ST

Tên bảng


T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27


Bảng 2.1. Các dấu mốc phát triển của khái niệm CSR giai đoạn từ
nửa sau thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 21
Bảng 2.2. Các phương diện của khái niệm trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp
Bảng 2.3. Một vài đặc trưng của khái niệm CSD
Bảng 2.4. Các phương diện của khái niệm phát triển bền vững
doanh nghiệp
Bảng 2.5. Các tiêu chí phân loại CSD và CSR
Bảng 3.1. Thang đo trách nhiệm kinh tế
Bảng 3.2. Thang đo trách nhiệm pháp lý
Bảng 3.3. Thang đo trách nhiệm đạo đức
Bảng 3.4. Thang đo trách nhiệm nhân đạo
Bảng 3.5. Thang đo trách nhiệm môi trường
Bảng 3.6. Thang đo phát triển xã hội
Bảng 3.7. Thang đo phát triển kinh tế
Bảng 3.8. Thang đo trách nhiệm phát triển môi trường
Bảng 3.9. Thang đo đặc trưng công ty
Bảng 3.10. Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp của mơ hình
Bảng 4.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát
Bảng 4.2. Một số đặc điểm sự nghiệp của mẫu khảo sát
Bảng 4.3. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha chính thức các biến
độc lập trách nhiệm xã hội lần 2
Bảng 4.4. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha chính thức các biến
độc lập phát triển bền vững lần 2
Bảng 4.5. Phân tích EFA thang đo trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp
Bảng 4.6. Phân tích EFA thang đo phát triển bền vững
Bảng 4.7. So sánh mức độ phù hợp của các mơ hình trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp
Bảng 4.8. So sánh mức độ phù hợp của các mơ hình phát triển

bền vững
Bảng 4.9. Kết quả phân tích SEM mơ hình nghiên cứu
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.11. So sánh mơ hình phân tích đa nhóm theo hình thức
doanh nghiệp
Bảng 4.12. Kết quả phân tích tác động theo loại hình doanh
nghiệp

Trang
Trang 17
Trang 18
Trang 23
Trang 24
Trang 26
Trang 36
Trang 37
Trang 37
Trang 38
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 41
Trang 42
Trang 49
Trang 51
Trang 52
Trang 55
Trang 56
Trang 57
Trang 58

Trang 60
Trang 61
Trang 62
Trang 63
Trang 64
Trang 65


DANH MỤC SƠ ĐỒ
ST
T
1
2

Tên sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu

Trang
Trang 33
Trang 34


LỜI CẢM ƠN
Trước nhất, người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến giảng viên
hướng dẫn khoa học đề tài này, TS. Nguyễn Thị Phương Chi. Trong suốt q trình
thực hiện nghiên cứu và hồn thiện đề tài này, giảng viên đã luôn dành thời gian quý
báu để hướng dẫn tận tình trong cơng tác định hướng đề tài cũng như kịp thời góp ý và
chỉnh sửa để đề tài được hồn thành.
Bên cạnh đó, người viết cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị

đáp viên đã nhiệt tình tham gia khảo sát, qua đó người viết có thể thu thập và tổng hợp
nguồn dữ liệu thứ cấp, tiến hành phân tích mơ hình nghiên cứu.
Tiếp đến, người viết xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, người
thân và bạn bè. Bởi lẽ đề tài này sẽ khơng thể được hồn thiện với kết quả tốt nhất nếu
thiếu đi sự động viên tinh thần và hỗ trợ của tất cả mọi người trong q trình thu thập
dữ liệu và nhập liệu.
Kính chúc quý Thầy, Cô giảng viên Cơ sở 2 Trường Đại học Ngoại thương tại
TP.HCM luôn dồi dào sức khỏe và tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong công tác
giảng dạy và trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Sinh viên thực hiện

Trần Thái Đình Khương


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2020 chứng kiến vô vàn những khó khăn và thách thức mà các quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam phải nỗ lực vượt qua. Trước hàng loạt những thay
đổi nhanh chóng như hiện nay của thị trường và nhất là trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, có thể nói mạng lưới doanh nghiệp tồn cầu nói
chung và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thử thách mang
tính tồn vong. Chỉ trong nửa đầu năm 2020, cộng đồng doanh nghiệp các quốc gia liên
minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ liên tục đón nhận hàng loạt các tin xấu.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế Halle (IWH) của Đức công bố ngày
16/06/2020, trong sáu tháng đầu năm đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho
nền kinh tế Đức, khiến sản xuất sụt giảm và khó có thể phục hồi hồn tồn trong năm
tới. So với năm 2019, GDP của Đức sẽ giảm khoảng 5,1% trong năm 2020, trước khi

phục hồi với mức tăng 3,2% trong năm 2021. Tại Tây Ban Nha, ngày 17/06/2020, Bộ
trưởng Kinh tế Nadia Calvino cho biết, so với năm 2019, kinh tế Tây Ban Nha dự kiến
sụt giảm kỷ lục ở mức 11,6% trong năm 2020. Ngân hàng Trung ương Bồ Đào Nha
cho biết, kinh tế nước này có thể sẽ giảm kỷ lục ở mức 15% trong quý hai, đồng thời
điều chỉnh nâng dự báo năm 2020 ở mức giảm sẽ lên 9,5%, mức giảm lớn nhất trong
một thế kỷ qua.
Theo thăm dò của Cơ quan Bảo hiểm – Tín dụng Coface, làn sóng phá sản của
các công ty tăng mạnh trên khắp EU trong nửa cuối năm 2020 và năm 2021. Đức,
quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất của Covid-19 ghi nhận khả năng phá sản của các công ty
tăng 12% từ nay đến cuối năm 2021, con số này ở Pháp là 21% và Tây Ban Nha 22%.
Tuy nhiên, sự gia tăng lớn nhất về số lượng các công ty phá sản xảy ra ở Hà Lan với
dự báo 36%, Anh và Italia là 37%. Riêng tại Pháp, đến cuối năm 2021 sẽ có tới 61.345
doanh nghiệp bị phá sản, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp có
nhiều nguy cơ phá sản nhất thuộc lĩnh vực du lịch, nhà hàng, giao thông vận tải,
thương mại.
Theo tờ Financial Times, số doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản đã
tăng mạnh nhất kể từ năm 2013, giữa lúc đại dịch Covid-19 tiếp tục gây ra tình trạng
đình trệ trên tồn nước Mỹ. Số liệu của tổ chức dịch vụ pháp lý Epiq cho biết chỉ trong


2

nửa đầu năm 2020, có đến 3.427 doanh nghiệp ở Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản
theo Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ.
Tại Việt Nam, tình hình cũng không mấy khả quan. Theo số liệu mới nhất của
Tổng cục Thống kê tỷ lệ tham gia lực lượng lao động từ đầu năm hiện ở mức thấp kỷ
lục trong 10 năm trở lại đây. Ba tháng đầu năm nay, gần một triệu lao động bị ảnh
hưởng, tính tới giữa tháng 4, số lao động bị ảnh hưởng đã tăng lên gần 5 triệu người.
Khảo sát của cơ quan thống kê cũng cho thấy, gần 85% doanh nghiệp cho biết gặp khó
khăn bởi dịch Covid-19. Trong số này, doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu

tổn thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% tự đánh giá gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm.
Theo kết quả khảo sát nhanh gần đây của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam (VCCI), tác động của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là rất nghiêm trọng. Gần 85% doanh nghiệp cho biết, dịch
bệnh đã khiến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, gần 60% bị thiếu vốn và đứt dòng tiền
kinh doanh; 40% cho biết thiếu nguyên liệu và 43% phải thu hẹp quy mô lao động do
thiếu việc làm; 82% cho rằng, doanh thu năm 2020 sẽ bị sụt giảm so với năm 2019,
trong đó 30% doanh nghiệp dự báo có thể tụt giảm tới 30-50% và 22% sẽ tụt giảm trên
50%.
VCCI dự báo, nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thì có tới
gần 30% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được khơng q 3 tháng, 50%
doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm. Trên 75% số doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy
mô lao động và gần 10% doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động tới 50% so với
hiện nay. Như vậy, có thể hàng triệu lao động sẽ có nguy cơ mất việc làm trong những
tháng tới đây, nhất là lao động kỹ năng thấp trong các ngành: dệt may, da giày, điện
tử…
Những số liệu trên một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của mục tiêu phát
triển bền vững tại các doanh nghiệp Việt Nam đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bởi lẽ bên cạnh việc thu được lợi nhuận trong ngắn hạn thì mục tiêu phát triên bền
vững mới chính là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và vượt qua thời
điểm đen tối này. Để có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, tạo việc làm cho
người lao động và cống hiến giá trị cho nền kinh tế nói riêng, xã hội nói chung, doanh
nghiệp cần nỗ lực thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (Trần Hồng Hải, 2016). Theo đó,
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào


3

việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và

tồn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã
hội (Nguyễn Ngọc Thắng, 2010).
Kể từ lần đầu được đề cập trong ấn phẩm với tựa đề Chiến lược bảo tồn Thế
giới, do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế công bố
năm 1980, thuật ngữ phát triển bền vững đã ngày càng nhận được sự quan tâm của
không chỉ các nguyên thủ quốc gia trên khắp thế giới (Saxena và Kohli, 2012) mà đã
và đang thực sự trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu hướng đến duy trì sự
phát triển về mọi mặt của xã hội hiện tại (Sarvaiya và Wu, 2014) và bảo đảm sự tiếp
tục phát triển trong tương lai của toàn nhân loại (Arrive và cộng sự, 2019).
Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã không ngừng được đón nhận và
trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của khơng chỉ giới doanh nhân mà cịn là đối
tượng được giới chuyên gia tập trung phân tích và nghiên cứu. Mặc dù hiện nay trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp là một vấn đề được đề cập tương đối phổ biến (Nguyễn
Phương Mai, 2013). Song, trên thực tế, còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội
dung và phạm vi của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Trần Thị Minh Hòa, 2014).
Các nghiên cứu gần đây chỉ rằng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có tác động
đến khả năng duy trì và đảm bảo thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững
(Ragmoun và Alwehabie, 2020). Thật vậy, các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra
những tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lên những mục
tiêu này (Alcívar và cộng sự, 2020). Cùng với sự phát triển nhanh chóng và hội nhập
ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh
hiện tại, vấn đề phát triển bền vững đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các
thành phần kinh tế nói riêng và tồn xã hội nói chung.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và việc thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững khơng cịn là vấn đề mới đối với các nước phát triển trên thế giới (Lê Thanh Hà,
2009). Không chỉ ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề đã được
các nước quan tâm phát triển và thực hiện từ thế kỷ 20 (Đặng Thị Hồng Vân, 2016).
Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, người viết nhận thấy tại Việt
Nam, số lượng các đề tài nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà cụ
thể hơn là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên khả năng thực hiện các mục tiêu



4

phát triển bền vững còn rất hạn chế (Phạm Văn Đức, 2020). Đó là lý do người viết
quyết định lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và
mục tiêu phát triển bền vững tại các doanh nghiệp Việt Nam”.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Lee và cộng sự (2013) trong bài nghiên cứu “The impact of CSR on casino
employees’ organizational trust, job satisfaction and customer orientation: An
empirical examination of responsible gambling” đã tiến hành đánh giá tác động của
các phương diện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lần lượt lên mức độ tin cậy của
doanh nghiệp (organizational trust), sự hài lòng trong công việc (job sastisfaction) và
mức độ hướng về khách hàng (customer orientation). Các phương diện của trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp được đề cập trong bài nghiên cứu bao gồm: trách nhiệm
kinh tế, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nhân đạo. Nghiên cứu được tiến hành tại
khách sạn duy nhất hợp pháp hóa cờ bạc tại Hàn Quốc, Kangwon Land Casino trong
thời gian tháng 11 năm 2011. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua
bảng hỏi giấy và thang đo Likert 5 điểm. Kết quả, thu về được 398 trên tổng số 450
bảng khảo sát hợp lệ. Dữ liệu sau đó được đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS và
EQS, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mơ hình cấu trúc SEM. Kết quả
cho thấy, trách nhiệm pháp lý có tác động cùng chiều lên mức độ tin cậy của doanh
nghiệp. Trong khi đó, trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm nhân đạo có tác động ngược
chiều lên mức độ tin cậy của doanh nghiệp.
Kim và cộng sự (2016) trong bài nghiên cứu “Effects of corporate social
responsibility and internal marketing on organizational commitment and turnover
intentions” đã tiến hành đánh giá mối liên hệ giữa hai khái niệm trách nhiệm xã hội và
chiến lược tiếp thị nội bộ (internal marketing) lần lượt lên mức độ gắn bó với tổ chức
(organizational commitment) và ý định nghỉ việc (turnover intention). Dữ liệu nghiên

cứu được thu thập bằng bảng khảo sát và thang đo Likert 7 điểm với địa điểm là các
sòng bạc ở Hàn Quốc các ngày trong tuần, xuyên suốt tháng 10 năm 2012. Bộ dữ liệu
gồm 310 mẫu quan sát hợp lệ được thu thập và xử lý trước khi đưa vào phân tích nhân
tố khẳng định CFA. Kết quả phân tích nhân tố bậc hai chấp nhận giả thuyết trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm bốn phương diện, cụ thể: trách nhiệm kinh tế,
trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân đạo. Kết quả nghiên


5

cứu cho thấy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có tác động trực tiếp đáng kể lên mức
độ gắn bó với tổ chức và tác động ngược chiều lên ý định nghỉ việc của người lao
động.
Montazeri và cộng sự (2016) trong bài nghiên cứu “Measuring Corporate Social
Responsibility in Sport Industry: Development and Validation of Measurement Scale”
đã nỗ lực đưa ra một thang đo mới đáng tin cậy và có giá trị trong việc đo lường mức
độ thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thể
thao. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 700 người hâm mộ thể thao tại giải bóng đá
ngoại hạng Iran năm 2016. Kết quả, có tất cả 640 bảng khảo sát hợp lệ từ các đáp viên
trong thời gian từ ngày 29 tháng 01 năm 2016 đến ngày 02 tháng 02 năm 2016. Trong
bài nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phân tích và kiểm định phương sai và độ phân
biệt của các thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố
khẳng định CFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trách nhiệm xã hội là một khái niệm
bậc hai có thể đo lường thông qua năm phương diện là trách nhiệm kinh tế, trách
nhiệm nhân đạo, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm liên quan
đến các vấn đề mơi trường. Các phương diện này giải thích được 50,827% ý nghĩa của
khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Kiểm định KMO được sử dụng và nhận
giá trị 0,927. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng thang đo đạt giá trị từ 0,848 đến 0,967.
Cruz và cộng sự (2020) trong bài nghiên cứu “Analysis of the Dimensions of
Corporate Social Responsibility: Study Applied to Co-operativism in Ecuador” đã tiến

hành phân tích các phương diện của khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Đối
tượng tham gia khảo sát là các bên liên quan nội bộ và bên ngoài của các tập thể doanh
nghiệp. Khảo sát được trình bày dưới dạng bảng câu hỏi và trả lời bằng thang đo
Likert 5 điểm. Dữ liệu được thu thập tại Ecuador trong khoảng thời gian từ ngày 01
tháng 02 năm 2018 đến ngày 15 tháng 03 năm 2018 với đáp viên là các nhân sự và
quản lý tại các doanh nghiệp. Kết quả có tất cả 2042 trên tổng số 2137 bảng khảo sát
hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 23 và Amos Graphic phiên bản 23
để xử lý dữ liệu. Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn là phân tích nhân
tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả cho thấy mơ hình
biến bậc hai trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được giải thích thơng qua bốn phương
diện: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm
nhân đạo với tổng phương sai trích 64,78%. Trong đó tất cả các phương diện đều có


6

quan hệ cùng chiều với khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và lần lượt có tổng
phương sai 21,56%, 18,58%, 13,98% và 10,66%. Trong đó, bốn phương diện đều có
hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8.
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển bền vững
Bansal (2005) trong bài nghiên cứu “Evolving sustainably: A longitudinal study
of corporate sustainable development” đã phân tích khái niệm phát triển bền vững
dưới lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết thể chế trước khi tiến hành kiểm định
các phương diện của khái niệm này. Nghiên cứu được thực hiện trong các ngành lâm
nghiệp, khai khoáng, khai thác dầu và khai thác khí tại Canada. Dữ liệu nghiên cứu
được thu thập từ 45 doanh nghiệp trong bốn lĩnh vực nói trên và được phân tích bằng
phần mềm STATA trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995. Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng các nhân tố dựa trên nguồn lực và các nhân tố thể chế đều có tác động đáng
kể lên mục tiêu phát triển bền vững tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng
phát hiện các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khống và lâm nghiệp có mức độ thực

thi các mục tiêu phát triển bền vững cao hơn so với hai nhóm doanh nghiệp cịn lại,
đặc biệt mức độ phát triển bền vững cho kết quả cao nhất trong ngành lâm nghiệp tại
Canada. Bên cạnh đó, hai biến kiểm sốt là quy mơ doanh nghiệp và hiệu suất tài
chính cũng được tác giả giới thiệu trong đề tài nghiên cứu.
Chow và Chen (2012) trong nghiên cứu “Corporate Sustainable Development:
Testing a New Scale Based on the Mainland Chinese Context” đã tiến hành xây dựng
và đánh giá thang đo cho khái niệm phát triển bền vững. Nghiên cứu được tiến hành
tại Trung Quốc đại lục với đối tượng tham gia khảo sát là 314 học viên chương trình
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh với tối thiểu ba năm kinh nghiệm đang làm việc trong 14
lĩnh vực khác nhau. Dữ liệu được thu thập thơng qua hình thức bảng khảo sát tiến hành
trong thời gian 30 phút và trả lời bằng thang đo Likert 7 điểm. Dữ liệu nghiên cứu lần
lượt trải qua các giai đoạn phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng
định CFA bậc 1 và bậc 2 trước khi đi đến mô hình hồn chỉnh. Kết quả phân tích cho
thấy mơ hình bậc 2 có thể được sử dụng để giải thích biến tiềm ẩn phát triển bền vững
thông qua ba phương diện là phát triển xã hội, phát triển kinh tế và phát triển môi
trường. Các chỉ số độ ổn định và độ chuẩn xác trong model fit được tính tốn nhằm đo
lường hiệu quả của mơ hình đều đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu thực nghiệm. Hệ số
Cronbach’s Alpha của từng thang đo đều nhận giá trị rất tốt (trên 0,85). Nghiên cứu


7

cung cấp thêm một thang đo chi tiết phát triển bền vững với tổng số 15 biến quan sát
được chấp nhận trong tổng số 22 biến quan quan sát giới thiệu ban đầu.
Lee và Sean (2012) trong cơng trình nghiên cứu có tên “Measuring corporate
sustainability management: A data envelopment” đã sử dụng phương pháp phân tích
bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) để xây dựng đường giới hạn khả
năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) dựa trên số liệu đã biết về một
nhóm các cơng ty trong lĩnh vực thiết bị điện tử tại Hàn Quốc. Dữ liệu được thu thập
trong nghiên cứu này bao gồm các báo cáo từ 10 doanh nghiệp ngẫu nhiên thuộc Liên

đoàn các công ty cung cấp thiết bị điện tử Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ tháng
05 năm 2010 đến tháng 07 năm 2010. Điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là nhóm
tác giả đã đề xuất ba phương diện và cách thức đo lường cho từng phương diện của
mục tiêu phát triển bền vững tại các doanh nghiệp Hàn Quốc. Cụ thể, phương diện
phát triển kinh tế được quan sát thông qua khả năng vận hành công ty, mức độ minh
bạch và độ tin cậy của doanh nghiệp. Phương diện phát triển xã hội cũng được gián
tiếp đo lường thông qua các chỉ tiêu về mức độ thực hiện quyền con người và các cống
hiến của doanh nghiệp lên cộng đồng. Phát triển môi trường trong nghiên cứu được tác
giả đo lường thông qua các biện pháp đổi mới sáng tạo trong quản lý môi trường như
công nghệ xanh và các nỗ lực cải tạo, nâng cao chất lượng mơi trường.
Alcívar và cộng sự (2020) trong đề tài nghiên cứu “Study of Corporate
Sustainability Dimensions in the Cooperatives of Ecuador” đã tiến hành phân tích các
phương diện của khái niệm phát triển doanh nghiệp bền vững với đối tượng tham gia
khảo sát là các hợp tác xã doanh nghiệp tại Ecuador. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập
từ tháng 02 năm 2018 đến hết tháng 03 năm 2018 với tổng số 2042 bảng khảo sát hợp
lệ từ 2137 bảng khảo sát được phát đi, trả lời bằng thang đo Likert 5 điểm. Dữ liệu sau
đó được tiến hành làm sạch trước khi tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS phiên
bản 23 và phần mềm Amos Graphic phiên bản 23. Nghiên cứu được tiến hành qua hai
giai đoạn. Giai đoạn một, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định số lượng
các nhân tố từ các biến quan sát trong bảng hỏi. Giai đoạn hai, phân tích nhân tố khẳng
định CFA nhằm đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình. Khác với các nghiên cứu
trước, Alcívar và cộng sự (2020) chỉ rằng, khái niệm phát triển bền vững có thể được
đo lường gián tiếp thơng qua bốn khái niệm bậc một là đặc trưng công ty, phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và phát triển môi trường. Trong đó, các phương diện nêu trên


8

lần lượt giải thích 20,98% (với 3 biến quan sát), 18,70% (với 3 biến quan sát), 14,50%
(với 4 biến quan sát) và 9,23% (với 5 biến quan sát) tổng phương sai trích.



9

1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Như người viết đã trình bày trong mục 1.1 tính cấp thiết của đề tài và mục 1.2
tổng quan về tình hình các nghiên cứu định tính và định lượng được tiến hành tại Việt
Nam và trên thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát triển bền vững và
mối quan hệ có thể tồn tại giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và phát triển doanh
nghiệp bền vững, trong đề tài này, người viết thực hiện một số nội dung chính như sau.
Thứ nhất, giới thiệu và tổng hợp một cách có hệ thống các quan điểm, phân tích
các nghiên cứu từ nhiều cách tiếp cận khác nhau của các học giả trong và ngồi nước
có liên quan đến chủ đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và phát triển bền vững. Qua
đó, đặt tiền đề quan trọng trong việc phân tích các mơ hình cũ và đề xuất mơ hình mới
tiếp cận phù hợp hơn cho hai mơ hình định lượng về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp và phát triển doanh nghiệp bền vững.
Thứ hai, thơng qua việc kế thừa có chọn lọc các mơ hình từ các nghiên cứu đi
trước như Lee và cộng sự (2013), Kim và cộng sự (2016), Montazeri và cộng sự
(2017) và gần đây nhất là nghiên cứu của Cruz và cộng sự (2020), tác giả xây dựng và
kiểm định mơ hình trách nhiệm xã hội bao gồm năm phương diện: trách nhiệm kinh tế,
trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm nhân đạo và trách nhiệm mơi
trường. Bên cạnh đó, thơng qua việc kế thừa các thành quả nghiên cứu từ Bansal
(2005), Kolk (2008), Chen và Chow (2012), Lee (2012) và một nghiên cứu được tiến
hành gần đây bởi Alcívar và cộng sự (2020) tác giả xây dựng mơ hình mới nhằm đánh
giá một cách hồn thiện các phương diện của phát triển bền vững.
Thứ ba, cùng với việc kế thừa lại những thành công của các nghiên cứu trước
như trong Saxena và Kohli (2012), Sarvaiya và Wu (2014), Pérez và cộng sự (2018) và
Arrive và cộng sự (2019), người viết đặt ra mục tiêu tìm hiểu sự tác động và mối liên
hệ giữa các phương diện của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên phát triển bền

vững. Đây cũng là mục đích chính của nghiên cứu này, như được thực hiện tương tự
trong nghiên cứu của Alcívar và cộng sự (2020).
Qua kết quả nghiên cứu, người viết rút ra các kết luận về mối liên hệ có thể tồn
tại giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và mục tiêu phát triển
doanh nghiệp bền vững. Từ đó, người viết đề xuất một số kiến nghị đến các thành
phần kinh tế và các cơ quan hữu quan nhằm đảm bảo thực hiện tốt hai mục tiêu trên.


10

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu được kì vọng sẽ trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất: Khái niệm phát triển bền vững và phát triển doanh nghiệp bền vững
có thể được hình thành và đo lường qua các phương diện cụ thể nào?
Thứ hai: Các phương diện của khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có
mức độ tác động như thế nào đến mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp?
Thứ ba: Những biện pháp cụ thể nào mà các doanh nghiệp có thể áp dụng thông
qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để tiến đến phát triển bền vững?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, mục tiêu phát triển
bền vững, mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và mục tiêu phát triển
bền vững tại các doanh nghiệp Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và mục tiêu
phát triển bền vững tại các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại Việt Nam.
Về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 06
năm 2020. Số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập từ ngày 01 tháng 06 năm 2020
đến hết ngày 30 tháng 06 năm 2020 tại hai địa phương chính là Thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh An Giang. Bên cạnh đó, người viết cũng trích dẫn và sử dụng một số

nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của UNESCO, WECD, Tổng cục Thống kê và
một số các đơn vị khác trong và ngoài nước.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách kết hợp phương pháp định tính và
phương pháp định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua
q trình thu thập, tổng hợp và phân tích kết quả trong các nghiên cứu liên quan đến
vấn đề mà người viết đang nghiên cứu. Bên cạnh đó, người viết cũng tiến hành phỏng
vấn nhóm với đáp viên là các nhân sự hiện đang làm việc trong các lĩnh vực ngành
nghề khác nhau để kiểm tra mức độ phù hợp của bảng câu hỏi và có sự điều chỉnh
bảng hỏi hợp lý trước khi tiến hành khảo sát sơ bộ. Đây là cơ sở quan trọng để tiến
hành các bước của nghiên cứu định lượng trong giai đoạn tiếp theo. Phương pháp định
lượng trong bài nghiên cứu này trải qua hai giai đoạn chính như sau.


11

Về phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu
thông qua khảo sát online bằng nền tảng hỗ trợ Google Form và phỏng vấn trực tiếp
đối tượng nghiên cứu bằng bảng khảo sát giấy. Để xây dựng bảng câu hỏi đảm bảo
chất lượng, người viết dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu
thực nghiệm để hình thành thang đo nháp. Sau đó, người viết thơng qua hình thức
phỏng vấn trực tiếp và khảo sát thử 19 đáp viên là nhân sự tại các công ty thuộc các
lĩnh vực khác nhau để hoàn thiện bảng khảo sát. Bảng hỏi chính thức được hồn chỉnh
và sử dụng cho q trình phỏng vấn tiếp theo.
Về phương pháp phân tích dữ liệu: Người viết lần lượt phân tích dữ liệu đã thu
thập được qua các bước như sau: thống kê mô tả mẫu khảo sát, kiểm định mơ hình
bằng phương pháp Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích
nhân tố khẳng định CFA bậc 1 và bậc 2, kiểm định mơ hình lý thuyết thơng qua phân
tích SEM, kiểm định bootstrap và phân tích cấu trúc đa nhóm. Cơng cụ được sử dụng
trong bài nghiên cứu này để phân tích dữ liệu là phần mềm SPSS phiên bản 26 và phần

mềm Amos Graphic phiên bản 23.
1.6. Tính mới của đề tài
Thứ nhất, hiện nay trên thế giới số lượng nghiên cứu về trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp và mục tiêu phát triển bền vững có quy mơ vơ cùng đồ sộ. Tuy nhiên, số
lượng các nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến phát triển
bền vững lại rất hạn chế, nhất là các nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của từng
phương diện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lên phát triển bền vững thì lại càng
hiếm. Tại Việt Nam, người viết khơng tìm thấy bất cứ đề tài nghiên cứu nào được thực
hiện để kiểm định mối quan hệ này. Theo đó, đây chính là khoảng trống trong nghiên
cứu và là chủ đề có thể tiếp tục khảo nghiệm.
Thứ hai, các nghiên cứu trước đây tồn tại một vấn đề lớn là chưa thống nhất
được khái niệm và số lượng cụ thể các phương diện của khái niệm trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp và phát triển bền vững. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, nhằm
mục tiêu đo lường tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lên mục tiêu phát
triển doanh nghiệp bền vững, người viết sẽ tiến hành đánh giá lại số lượng các phương
diện của phát triển bền vững và số lượng các phương diện của phát triển doanh nghiệp
bền vững một cách toàn diện trước khi kiểm định mối quan hệ giữa hai khái niệm này.


12

Thứ ba, những nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới được xây dựng tại các
quốc gia bản địa với những yếu tố về kinh tế - xã hội tồn tại nhiều điểm dị biệt so với
Việt Nam. Hơn nữa, đối tượng tham gia khảo sát thường chỉ tập trung trong một hoặc
một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Chính vì thế, trong nghiên cứu này, người
viết đã tiến hành xây dựng mơ hình nghiên với các yếu tố phù hợp với đặc trưng của
xã hội Việt Nam. Đồng thời, đối tượng tham gia khảo sát cũng được mở rộng ra 19
lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế. Những yếu tố này được kì vọng sẽ
mang lại những kết quả nghiên cứu phù hợp và chính xác hơn.
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Người viết hy vọng đề tài này sẽ giúp các cơ
quan quản lý doanh nghiệp phát hiện được những điểm hạn chế đang tồn đọng và
những ưu điểm trong công tác thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và mục tiêu
phát triển bền vững của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Qua đó, các
cơ quan quản lý nhà nước sẽ có những chủ trương và quyết sách phù hợp với diễn biến
thực tế của nền kinh tế nói chung và thị trường nói riêng, đẩy mạnh cơng tác thực hiện
hai mục tiêu quan trọng này cũng như tiến đến xây dựng hành lang pháp lý đánh giá và
kiểm soát mức độ thực hiện tại các doanh nghiệp hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp: Thứ nhất, xuất phát từ thực tiễn công tác thực hiện
trách nghiệm xã hội tại các doanh nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế, đề tài này sẽ
giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về các phương diện cụ thể
của nhóm trách nhiệm đặc biệt quan trọng này. Thứ hai, trên cơ sở kết quả nghiên cứu
của đề tài, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ xác định cụ thể những phương diện trong
khái niệm phát triển bền vững, qua đó có những chiến lược và giải pháp phù hợp, tăng
thêm vị thế cạnh tranh và ảnh hưởng của doanh nghiệp lên thị trường và tác động tích
cực lên xã hội.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài này được kỳ vọng sẽ góp phần lắp đi
khoảng trống trong nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và mục tiêu phát
triển bền vững tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đồng thời, bổ sung
thêm một tài liệu tham khảo cho các học giả trong các nghiên cứu có cùng tính chất và
đề tài trong tương lai. Người viết hy vọng rằng, trên cơ sở các kết quả được trình bày
trong nghiên cứu, sẽ có thêm nhiều cơng trình khảo cứu về chủ đề này, nhất là trong
bối cảnh mục tiêu phát triển bền vững đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.


13

1.8. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Như tên gọi, trong chương này, người viết sẽ trình bày các nội dung như: tính
cấp thiết của đề tài nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu được thực hiện trong
và ngoài nước, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và tính mới, đóng góp của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Trong chương này, người viết sẽ trình bày các lý thuyết về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, người viết cũng
sẽ giới thiệu các khái niệm và phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước
đây nhằm phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát
triển bền vững. Ngồi ra, người viết cịn đề cập và phân tích những ưu và nhược điểm
quan sát được từ các cơng trình nghiên cứu cùng đề tài trước đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, người viết sẽ lần lượt trình bày các giả thuyết được đưa ra
trong quá trình nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên cứu cùng với đó là giải thích các
biến xuất hiện trong các mơ hình. Đồng thời, người viết cũng tiến hành mơ tả cách
chọn mẫu dữ liệu và phương pháp phân tích định lượng được sử dụng trong đề tài
nghiên cứu này.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Trong chương này, người viết sẽ mơ tả, tóm tắt dữ liệu thống kê và trình bày
kết quả nghiên cứu của các mơ hình theo những giả thuyết đã được xây dựng trong
chương 3. Bên cạnh đó, người viết cũng sẽ so sánh và đối chiếu những tương đồng và
dị biệt với các nghiên cứu của các học giả đi trước.
Chương 5: Kết luận
Trong chương này, người viết sẽ tổng kết lại vấn đề nghiên cứu, đưa ra một số
gợi ý đối với các chủ thể có liên quan trong các mơ hình nghiên cứu nhằm cải thiện và
nâng cao ý thức của các thành phần kinh tế về vai trò và tác động của trách nhiệm xã
hội lên phát triển bền vững. Bên cạnh một số hạn chế của đề tài, người viết cũng chỉ ra
định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.



14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khái niệm trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp
Nửa cuối thế kỉ 18, trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, các doanh nghiệp đã
bắt đầu dành sự quan tâm đến người lao động và tìm cách nâng cao năng suất lao động
(Carroll, 2009). Cuối thế kỉ 18, những ý tưởng về chiến lược từ thiện của doanh nghiệp
(corporate philanthropy), tiền thân của khái niệm CSR, dần được định hình (Carroll,
2009). Tuy nhiên, cách tiếp cận này coi doanh nghiệp như các tổ chức chính phủ (Hay
và Gray, 1974) phải thực hiện các trách nhiệm xã hội (Eberstadt, 1973) vì thế được
cho là gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp (Muirhead, 1999). Các cổ đông cho
rằng lợi nhuận kinh doanh chỉ nên được sử dụng cho mục đích tái sản xuất (Wren,
2005). Tuy nhiên, nhiều doanh nhân vẫn tiếp tục hỗ trợ cộng đồng bằng thu nhập cá
nhân (Heald, 1970).
Đến những năm 1920, khái niệm CSR được bổ sung thêm nhiều khía cạnh khác
ngồi chiến lược từ thiện, chẳng hạn như việc hoàn trả xã hội, nguyên tắc đạo đức và
dịch vụ cộng đồng (Frederick, 1960). Do cuộc Đại Khủng hoảng những năm 1930 và
Chiến tranh Thế giới Thứ nhất những năm 1940, CSR đã không nhận được nhiều sự
quan tâm mãi đến những năm 1950 (Carroll và Shabana, 2010). Năm 1953, Howard
Bowen đánh dấu kỉ nguyên hiện đại của CSR (Carroll, 1979) thông qua việc xuất bản
“Social Responsibilities of the Businessman”, trong đó CSR là những ràng buộc các
doanh nghiệp thực hiện các chính sách, ra các quyết định và thực hiện các hành động
được kì vọng mang lại mục đích và giá trị cho cộng đồng (Bowen, 1953). Cuối những
năm 1950, nhiều học giả chỉ ra những tổn thất khi doanh nghiệp cố gắng thực hiện
CSR (Levitt, 1958), cho rằng mục đích duy nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận (Friedman, 2017) trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của xã hội
(Fredman, 1962).
Những năm 1960 đánh dấu sự quan tâm ngày một lớn của giới học thuật đối với

khái niệm CSR và những nỗ lực định nghĩa chính xác hơn khái niệm này (Carroll,
1999). Nhiều học giả cho rằng, các doanh nghiệp ngoài mục tiêu lợi nhuận cần tập
trung vào các trách nhiệm với hệ thống xã hội (Davis, 1967) vượt qua những ràng
buộc về kinh tế và pháp lý (Davis, 1967; Walton, 1967). Năm 1960, Frederick định


15

nghĩa trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp là vận hành hệ thống kinh tế đáp ứng
được kì vọng của xã hội […] sản phẩm và phân phối phải nâng cao tổng phúc lợi kinh
tế - xã hội. (Frederick, 1960).
Đầu những năm 1970, các nghiên cứu hình thành khái niệm và xây dựng định
nghĩa CSR rất phong phú (Herald, 1970; Johnson, 1970; Steiner, 1971; Manne và
Wallich, 1972; Davis, 1973; Eilbirt và Parket, 1973; Eells và Watson, 1974). Nhiều
nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa CSR và lợi ích của các cổ đơng trong dài
hạn (Wallich, 1970), cũng như cách thức tối đa hóa CSR mà khơng phương hại đến lợi
ích các cổ đơng (Lee, 2008). Một doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện CSR nếu chỉ
đơn thuần thực hiện các nghĩa vụ pháp lý tối thiểu (Davis, 1973) mà cần phải xem
CSR như một ý niệm gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp trong dài hạn (Li và cộng
sự, 2015). Năm 1973, Keith Davis, một trong những học giả có uy tín nhất trong giai
đoạn này cho rằng CSR là sự ràng buộc các doanh nghiệp trong quá trình đưa ra
quyết định phải đánh giá các hệ quả của các quyết định đó lên hệ thống xã hội bên
ngồi, sao cho vừa đóng góp các lợi ích xã hội đồng thời với các mục tiêu kinh tế mà
doanh nghiệp đang tìm kiếm (Davis, 1973). Một khái niệm có nhiều nét tương đồng
với CSR là CSP (Corporate Social Performance) cũng được ra đời trong giai đoạn này
(Frederick, 1994). Nửa sau những năm 1970, nhiều nghiên cứu về CSR cũng được ra
đời (Fitch, 1976; Holmes, 1976; Abbott và Monsen, 1979). Nghiên cứu của Sethi chỉ
ra ba giai đoạn của CSR là ràng buộc xã hội (social obligation), trách nhiệm xã hội
(social responsibility) và thỏa mãn xã hội (social responsiveness) (Sethi, 1975). Kết
quả nghiên cứu này nhận được sự đồng thuận từ nhiều học giả có uy tín, nổi bật nhất

có thể kể đến nghiên cứu của Caroll (1979), tác giả đồng thời cũng đưa ra khái niệm
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm bốn phương diện kinh tế, pháp lý, đạo đức
và nhân đạo mà xã hội đặt lên doanh nghiệp tại một thời điểm xác định.
Từ đầu thập niên 80 đến cuối những năm 90 của thế kỉ trước, giới nghiên cứu
chứng kiến nhiều sự thay đổi rõ rệt trong định hướng nghiên cứu về CSR, có thể kể
đến hai xu hướng chính: từ định hướng mang tính lý luận đạo đức (ethics) sang định
hướng thực hành (performance), từ góc độ vĩ mơ (macro) hướng sang vi mô (micro)
(13). Đầu những năm 1980, các khái niệm CSR được trình bày trong các nghiên cứu ít
có sự thay đổi (nghiên cứu tiến sĩ), tuy nhiên số lượng các nghiên cứu và các chủ đề
được giới thiệu rất đa dạng (Carroll, 1999). Chủ nghĩa tình nguyện (voluntarism) và


16

các ràng buộc cổ đông vượt lên trên trách nhiệm truyền thống là các đề tài được quan
tâm hơn cả (Berman và cộng sự, 1972; Dalton và Cosier, 1982). Trong giai đoạn này,
Stand đã xây dựng mơ hình đánh giá các khái niệm được đề xuất của Sethi (1975)
thông qua mơ hình tổ chức – mơi trường. Giữa những năm 1980, vai trị của các cổ
đơng một lần nữa được nhấn mạnh trong việc thực hiện CSR của doanh nghiệp
(Freeman, 1984).
Đầu những năm 1990, cùng với sự ra đời và phát triển của các lý thuyết mới có
thể kể đến như lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory), lý thuyết dựa trên
nguồn lực (resourced-based theory) và lý thuyết thể chế (institutional theory), việc
phân tích hoạt động CSR tại các doanh nghiệp tiếp tục có nhiều thay đổi (Carroll và
Shabana, 2010). Lý thuyết các bên liên quan được phát triển bởi Donaldson và
Preston tái khẳng định lại vai trò của các cổ đông trong việc giảm thiểu các rủi ro khi
doanh nghiệp thực hiện CSR (Wood, 1991), đồng thời phân loại lý thuyết thành ba
nhóm nghiên cứu chính: miêu tả (descriptive), chuẩn tắc (normative) và phương tiện
(instrumental) (Donaldson và Preston, 1995). Các nghiên cứu tập trung vào việc phát
triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bên liên quan kết luận rằng thông qua

việc thực hiện CSR doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu và kì vọng của khách hàng tốt
hơn, qua đó tạo ra nhiều giá trị hơn (Clarkson, 1995; Snider, Hill và Martin, 2003;
Barnett, 2007). CSR được hiểu là các trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm tạo ra giá
trị cho cả các cổ đông và các bên liên quan, chẳng hạn như chính phủ, khách hàng,
nhân cơng, và các cộng đồng địa phương (Ashrafi và cộng sự, 2020). Những nguyên
lý nền tảng của lý thuyết dựa trên nguồn lực được xây dựng từ khá sớm (Wernerfelt,
1984) nhưng mãi đến những năm 1990 lý thuyết này mới thực sự được quan tâm
(Barney, 1991). Peteref đưa ra giả định nguồn lực của các doanh nghiệp là không đồng
nhất, và có thể sử dụng các nguồn lực để xác định các tài sản, năng lực sản xuất, quy
trình vận hành và chiến thuật nhằm tăng hiệu suất và hiệu quả dẫn tới lợi thế cạnh
tranh (Peteraf, 1993). Các nghiên cứu sử dụng lý thuyết dựa trên nguồn lực tập trung
lý giải nguyên nhân các doanh nghiệp thực hiện CSR (Branco và Rodrigues, 2006) qua
đó hình thành lợi thế cạnh tranh (Litz, 1996). Nghiên cứu chỉ ra rằng CSR tạo ra các
giá trị hữu hình như cải thiện danh tiếng, nâng cao mối quan hệ giữa doanh nghiệp
với các bên liên quan, nâng cao mức độ giữ chân và độ hấp dẫn của doanh nghiệp lên
nguồn lao động tiềm năng, tăng cường động lực trong năng suất, độ gắn kết và lòng


17

trung thành của người lao động (Litz, 1996). Lý thuyết thể chế được hình thành bởi
Selznick (1948) và phát triển bởi Meyer và Rowen (1977). Lý thuyết này cho rằng các
hoạt động CSR tập trung đến việc nâng cao uy tín, tính bền vững, tính pháp lý, hỗ trợ
xã hội, sự cam kết bên trong và bên ngoài, thu hút nhân sự và sự công nhận (Oliver,
1991). Các hoạt động CSR có nhiều dị biệt tại các khu vực địa lý khác nhau (Beliveau
và cộng sự, 1994) và do đó nhiều mơ hình đã được xây dựng nhằm phân loại theo các
góc nhìn (DiMaggio và Powell, 1983) và giai đoạn (Shabana và cộng sự, 2017) khác
nhau. Cuối những năm 1990, hai phương diện kinh tế và xã hội của CSR được quan
tâm khai thác nhiều hơn cả, nhiều học giả chỉ ra mối quan hệ cùng chiều của CSP và
CFP (Corporate Financial Performance) (Griffin và Mahon, 1997). Phương diện môi

trường trong khái niệm CSR cũng ngày một nhận được nhiều sự quan tâm (Margolis
và Walsh, 2003). Uỷ ban châu Âu định nghĩa CSR là nghĩa vụ mà qua đó các cơng ty
có trách nhiệm thực hiện những hành động vượt lên trên nghĩa vụ pháp lý và các mục
tiêu kinh doanh hoặc kinh tế (Orlitzky và cộng sự, 2003).
Trong thế kỉ 21, các nghiên cứu về CSR tập trung theo ba nhánh lớn và nhận
được nhiều sự quan tâm là đạo đức doanh nghiệp (corporate ethics), lý thuyết các bên
liên quan (stakeholder theory) và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (cooperate social
perfomance) (Carroll, 1999). Nhiều khái niệm mới liên quan đến CSR như đạo đức
kinh doanh (business ethics) và tư cách công dân của doanh nghiệp (corporate
citizenship) lần đầu tiên được giới thiệu (Schwartz và Carroll, 2008) và nhanh chóng
nhận được quan tâm ngày một lớn từ giới nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp
(Landrum, 2018). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hơn 40% tổng số các nghiên cứu
về CSR được xuất bản sau năm 2005 (Steurer và cộng sự, 2005).
Với lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời, kết hợp với đó là rất nhiều
các cách tiếp cận phong phú về định nghĩa, quy mô và đối tượng nghiên cứu cả trong
phạm vi nghiên cứu học thuật và ứng dụng thực tiễn trong triển khai và thực hiện tại
doanh nghiệp, với hàng loạt sự trùng lắp, tương đồng và dị biệt về ngữ nghĩa giữa các
mơ hình nghiên cứu, CSR đã trở thành một chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới học
thuật, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp (Lucato, 2019). Những năm
gần đây, các nỗ lực nhằm đi đến một khái niệm thống nhất về trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp nhận được sự quan tâm vô cùng lớn nhưng vẫn là bài tốn khó giữa các
học giả trên thế giới do mức độ đồ sộ của các nghiên cứu tiền nhiệm và tính phổ quát


×