Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

So sánh cấu trúc ngữ nghĩa của câu tồn tại trong tiếng việt và trong tiếng hán hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.65 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÁI TUYẾT LIÊN

SO SÁNH CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA
CỦA CÂU TỒN TẠI TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành
Mã số

:
:

Ngôn ngữ học so sánh
5.04.27

Người hướng dẫn khoa học: T.S. NGUYỄN NGỌC THANH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008


2

MỤC LỤC
Dẫn nhập..................................................................................................... 5
01. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ........................................... 5
02. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................... 6
03. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 9


04. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9
05. Đĩng gĩp của luận văn ........................................................................... 9
06. Bố cục luận văn................................................................................... 10
Chương 1: Câu tồn tại trong tiếng Việt ..................................................... 11
1.1 Khái niệm câu tồn tại tiếng Việt........................................................... 11
1.2 Cơ sở xác định câu tồn tại .................................................................. 13
1.3 Phân loại câu tồn tại............................................................................ 13
1.3.1 Câu tồn tại hiển hiện .............................................................. 14
1.3.2 Câu tồn tại khái quát .............................................................. 14
1.3.3 Câu tồn tại định vị................................................................... 15
1.3.4 Câu biến hiện ......................................................................... 16
1.4 Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu tồn tại .......................................... 17
1.4.1 Cấu trúc của câu tồn tại ......................................................... 17
1.4.2 Vị từ trong câu tồn tại ............................................................. 22
1.4.3 Điều kiện để các vị từ lâm thời dùng trong câu tồn tại........... 25
1.4.4 Các phụ từ kết hợp với vị từ trong câu tồn tại ....................... 29
1.4.5 Từ chỉ vị trí khơng gian trong câu tồn tại ............................... 31
1.4.6 Bổ ngữ chỉ sự vật tồn tại ........................................................ 33
1.5 Tiểu kết................................................................................................ 35
Chương 2: Câu tồn hiện trong tiếng Hán .................................................. 36
2.1 Thế nào là câu tồn hiện....................................................................... 36
2.2 Tiêu chuẩn giới hạn câu tồn hiện và những yếu tố ảnh hưởng việc xác
định phạm vi câu tồn hiện ................................................................... 37
2.3 Phân loại câu tồn hiện......................................................................... 40


3

2.3.1 Cơ sở phân loại câu tồn hiện ................................................. 40
2.3.2 Câu tồn tại .............................................................................. 40

2.3.3 Câu ẩn hiện ............................................................................ 46
2.4 Đặc điểm cấu trúc câu tồn hiện........................................................... 48
2.4.1 Khái quát ................................................................................ 48
2.4.2 Đặc điểm phần đầu ................................................................ 49
2.4.3 Đặc điểm phần giữa ............................................................... 52
2.4.4 Đặc điểm phần sau ................................................................ 56
2.5 Những động từ dùng trong câu tồn hiện ............................................. 58
2.5.1 Những động từ chỉ cĩ thể dùng trong câu tồn tại.................... 58
2.5.2 Những động từ chỉ cĩ thể dùng trong câu ẩn hiện.................. 60
2.5.3 Những động từ kiêm dùng trong câu tồn tại và câu ẩn hiện . 62
2.6 Tiểu kết................................................................................................ 63
Chương 3: Những điểm tương đồng và dị biệt giữa câu tồn tại tiếng Việt và
câu tồn hiện tiếng Hán. .............................................................. 64
3.1 Về vấn đề tên gọi ................................................................................ 64
3.2 Về vấn đề phân loại............................................................................. 64
3.3 Về đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa ...................................................... 70
3.4 Về chức năng ngữ nghĩa trong việc tạo lập văn bản .......................... 77
3.5 Về vấn đề chuyển dịch từ câu tồn hiện tiếng Hán sang tiếng Việt ..... 79
3.6 Tiểu kết................................................................................................ 81
Kết luận ..................................................................................................... 83
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 85
Nguồn dữ liệu............................................................................................ 88
Phụ lục ..................................................................................................... 94


4

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Các ví dụ trích dẫn trong từng chương sẽ được đánh theo số thứ tự
tăng dần. Và sau mỗi ví dụ trích dẫn sẽ ghi nguồn ngữ liệu trích dẫn.

2. Để tiện cho việc theo dõi xuất xứ các ví dụ được trích dẫn từ tác
phẩm tiếng Hán, chúng tơi dịch tên tác giả, tác phẩm sang tiếng Việt
và xếp theo thứ tự a, b, c…. Tên của tác giả viết trước tên của tác
phẩm.
3. Danh sách chữ viết tắt trong luận án:
-

vd:

ví dụ

-

GTTCHN:

Giáo trình Trung cấp Hán ngữ

-

GTTCHNTH:

Giáo trình Trung cấp Hán ngữ thực hành

-

GTHNCB:

Giáo trình Hán ngữ cơ bản

4. Một số ký hiệu khác được dùng trong luận án:

-

Dấu / :

hay, hoặc

-

Dấu + :

kết hợp với

-

Dấu →:

cĩ thể dịch thành, từ … đến …


5

DẪN NHẬP
01. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:
Tồn tại - theo từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học, nhà xuất
bản Đà Nẳng, do Hồng Phê chủ biên (1997) cĩ nghĩa là “ở trạng thái cĩ
thật, con người cĩ thể nhận biết bằng giác quan, khơng phải do con
người tưởng tượng ra.” Cịn theo từ điển triết học giản yếu của giáo sư
Lê Hữu Tầng, Dương Phú Hiệp, Hữu Ngọc, “tồn tại” được hiểu theo
hai nghĩa: tồn tại là thế giới vật chất, độc lập với tư duy; tồn tại là
những tính hiện thực của các sự vật riêng lẻ, khơng mang tính tổng

thể, chung nhất, là sự thống nhất của thế giới. Theo từ điển triết học
của nhà xuất bản tiến bộ Matxcơva (1975) thì ‘tồn tại’ là một khái niệm
triết học dùng để chỉ thế giới khách quan, vật chất, tồn tại độc lập với ý
thức. Vận dụng vào xã hội, người ta dùng thuật ngữ ‘tồn tại xã hội’.
‘Tồn tại’ là khái niệm chung nhất và trừu tuợng nhất dùng để chỉ sự
hiện tồn của một cái gì đĩ nĩi chung.” Trong logic học hiện đại và trong
ngơn ngữ học, các cơng trình nghiên cứu cĩ tính chất ngơn ngữ học
cũng hiểu ý nghĩa tồn tại ở những mức độ khác nhau. Ở mức độ khái
quát cao, N. D. Arutjunova trong “Câu và ý của câu. Những vấn đề
logic - nghĩa” cho rằng: “Tiêu chí tồn tại xác lập mối liên hệ giữa khái
niệm về vật, tinh thần và vật chất. Nĩ xác lập mối tương quan của khái
niệm của danh từ và denotat của nĩ”. Trong logic học, khái niệm tồn tại
thường khơng được dùng làm vị từ của phán đốn. Ý nghĩa tồn tại trong
các câu tồn tại “thích hợp với phán đốn về thế giới, chứ khơng phải về
một yếu tố riêng lẻ của nĩ” (Theo N.D. Arutjunova). Trong ngơn ngữ
học hiện nay, quan hệ tồn tại thường làm cơ sở cho các cơng trình
miêu tả các cấu trúc logic - cú pháp. Chính vì cĩ tầm quan trọng trong
việc tư duy của con người như vậy nên trong ngơn ngữ, câu mang ý
nghĩa tồn tại tất yếu chiếm một vị trí đặc biệt.


6

Tuy vậy nhưng những vấn đề về câu mang ý nghĩa tồn tại thường ít
được miêu tả, phân tích trong những chuyên mục riêng biệt mà
thường thơng qua việc miêu tả cấu trúc cú pháp của câu hoặc thơng
qua việc miêu tả các nhĩm động từ mang ý nghĩa tồn tại như: cĩ, cịn,
mất, hết, …
Với mục đích hệ thống hĩa những đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa
của câu mang ý nghĩa tồn tại dựa trên cơ sở tìm hiểu, kế thừa những

thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước làm cơ sở để tiến
hành so sánh với kiểu câu này trong tiếng Hán, chúng tơi đã chọn “So
sánh cấu trúc - ngữ nghĩa của câu tồn tại trong tiếng Việt và tiếng Hán
hiện đại” làm đề tài của luận văn. Với đề tài này chúng tơi mong được
gĩp một tiếng nĩi khiêm tốn vào việc giúp cho người làm cơng tác giảng
dạy và người học tiếng Hán cĩ được cái nhìn bao quát, nhận diện
được đặc điểm bản chất của kiểu câu này để cĩ được cách sử dụng và
chuyển dịch chính xác từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

02. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Câu mang ý nghĩa tồn tại cĩ một vị trí đặc biệt trong việc nghiên cứu
ngơn ngữ. Hầu như trong các ngơn ngữ đều cĩ những vấn đề chung
quanh việc biểu hiện ý nghĩa tồn tại.
Trong tiếng Việt, vấn đề câu mang ý nghĩa tồn tại là một vấn đề
khơng kém phần rắc rối. Khi nghiên cứu về loại câu này khơng phải tất
cả các tác giả đều cơng bố rõ ràng đối tượng mình đang bàn là “câu
mang ý nghĩa tồn tại” mà tùy theo xuất phát điểm của từng cơng trình
nghiên cứu, cĩ khi vấn đề được gọi tên một cách hiển nhiên, cĩ khi lại bị
bao quát trong cả những phạm trù khơng thuộc phạm trù tồn tại. Nĩi về
việc nghiên cứu câu tồn tại tiếng Việt trước hết cĩ thể nhắc đến một tác


7

giả người nước ngồi với cuốn sách nhan đề “Nghiên cứu về ngữ pháp
Việt Nam” (M. B. Emencau (1951). Studies in Vietnamese (Annamese)
Grammar. California. (Bản dịch lưu hành nội bộ của Tổ Ngơn ngữ học,
Trường đại học Tổng hợp Hà Nội) và cuốn “Ngữ pháp Việt Nam” của
L.C. Thompson (dẫn theo Diệp Quan Ban). Hai tác giả này khơng đề
cập vấn đề câu mang ý nghĩa tồn tại trong tiếng Việt một cách chuyên

mơn, mà đi từ một kiểu khuơn hình đặc biệt thường xuất hiện trong
tiếng Việt, gắn liền với việc sử dụng từ chuyên dùng với ý nghĩa tồn tại
là từ “cĩ”. Kế đến cĩ thể nhắc đến tác giả “Nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt” (Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt, tập II, Hà Nội), vấn đề về câu mang ý nghĩa tồn tại được ơng đề
cập đến ở đây tuy khơng thể hiện một cách tập trung, nhưng cho thấy
một nội dung khá phong phú. Cịn trong “Giáo trình về Việt ngữ” (Lê
Cận, Cù Đình Tú, Hồng Tuệ (1962), Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ
của Trường đại học Sư phạm Hà Nội) thì vấn đề câu mang ý nghĩa tồn
tại được trình bày một cách giản dị và khá rõ. Với Lý Tồn Thắng thì
kiểu câu diễn đạt “chủ thể - sự tồn tại (xuất hiện, hiện hữu, tiêu biến)
của bản thân chủ thể hay của trạng thái của chủ thể” thì được xếp vào
loại câu riêng gọi là câu cĩ cấu trúc cú pháp ‘P - N’ ” (Lý Tồn Thắng
(1984), Bàn thêm về kiểu loại câu “P - N” trong tiếng Việt, tr. 2). Cịn với
Hồng Trọng Phiến thì “câu tồn tại được hiểu như một tiểu loại chỉ ý
nghĩa tồn tại của các đối tượng, sự vật, xác định tính chất bộ phận của
đối tượng, chỉ ra địa điểm và mức độ hiện diện của đối tượng trong
mối liên quan với khuynh hướng phát ngơn của chủ thể” (Hồng Trọng
Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nhà xuất bản Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, tr. 168). Trong số các học giả hoặc trực tiếp
hoặc gián tiếp cĩ đề tài nghiên cứu về kiểu câu mang ý nghĩa tồn tại
này cĩ học giả Diệp Quang Ban với chuyên khảo “Một số vấn đề về câu
tồn tại trong tiếng Việt” (Nhà xuất bản giáo dục 1981) đã tiến hành
nghiên cứu sâu về một số vấn đề xung quanh kiểu cú pháp này. Nhìn


8

chung cĩ thể thấy rằng các cách hiểu về câu mang ý nghĩa tồn tại tiếng
Việt ở các tác giả khác nhau tuy khơng hồn tồn đồng nhất nhưng đều

cĩ một nét chung là ý nghĩa tồn tại khơng chỉ được tạo ra bởi những
động từ mang ý nghĩa tồn tại mà cịn cĩ những động từ chỉ chuyển động
cĩ hướng và những động từ chỉ hành động ngoại động khi chúng xuất
hiện trong một khuơn hình câu nhất định. Tuy nhiên, tùy theo cách
hiểu của mình các học giả đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc này ở
những mức độ và phạm vi khác nhau, hoặc được thu hẹp lại một cách
rõ rệt, hoặc mở rộng ra, bao quát cả các câu khơng mang ý nghĩa tồn
tại, mà chủ yếu chỉ vì chúng cĩ chung một khuơn hình câu cĩ tính chất
đặc thù.
Trong tiếng Hán, kiểu câu dùng để diễn tả ý nghĩa tồn tại như câu
tồn tại tại tiếng Việt này cũng được xem là một hiện tượng ngơn ngữ
khơng kém phần đặc sắc và cĩ tên gọi là câu tồn hiện. Từ trước đến
nay, giới học ngữ pháp Hán ngữ đã tiến hành triển khai nghiên cứu
câu tồn hiện từ nhiều gĩc độ như hình thức kết cấu, tính chất cú pháp,
đặc điểm động từ và đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong thập
niên 50, 60 thế kỷ trước cĩ hai luận văn của học giả Trần Đình Trân (
, 1957) và Phạm Phương Liên (

, 1963) được xem là cơ sở

nghiên cứu của các luận văn sau này. Đến thập niên 80, 90 một loạt
luận văn của Tống Ngọc Trụ (

) đã làm mọi người chú ý. Trong

giai đoạn này cịn cĩ một số nghiên cứu của các học giả như Lý Lâm
Định (

, 1986), Nhiếp Văn Long (


Tơn Hoằng Minh (

, 1989), Lơi Đào (

, 1993),

, 1996), ... cũng để lại cho mọi người những

ấn tượng sâu sắc. Song do câu tồn hiện là một loại câu tương đối đặc
biệt của Hán ngữ nên quan điểm của các nhà ngơn ngữ học về phạm
vi, tính chất, đặc điểm và phân loại nĩ vẫn tồn tại những điểm khác
nhau. Chẳng hạn như Hồng Bá Vinh (

), Liêu Tự Đơng (

,

1985) cho rằng: loại câu mà cả câu thể hiện ở một nơi nào đĩ tồn tại,


9

xuất hiện hoặc biến mất một sự vật gì đĩ gọi là câu tồn hiện. Lâm
Tường Mi (

, 1991) thì định nghĩa rằng: câu tồn hiện là một kiểu

câu chỉ sự vật tồn tại, xuất hiện, biến mất. Hình Phúc Nghĩa (

,


1991) lại định nghĩa câu tồn hiện là loại câu nĩi rõ người hoặc vật tồn
tại, xuất hiện, hoặc biến mất,…
Như vậy vấn đề về câu tồn tại trong cả hai ngơn ngữ tiếng Việt và
tiếng Hán ít nhiều đều đã cĩ nhiều học giả bàn luận đến, song khơng
phải tất cả các học giả đều thống nhất với nhau về khái niệm, ý nghĩa
và chức năng cấu trúc của nĩ. Trong luận văn này chúng tơi chủ yếu
tiến hành hệ thống hĩa đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của câu tồn tại
trong hai ngơn ngữ để phục vụ cho cơng tác giảng dạy ngoại ngữ thế
nên thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước sẽ là nguồn tư liệu
phong phú và quý báu giúp cho chúng tơi hồn thành luận văn.

03. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu tồn tại trong tiếng Việt và
trong tiếng Hán hiện đại. Luận văn tìm hiểu những đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của câu tồn tại trong hai ngơn ngữ trên, từ đĩ tiến hành so
sánh những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát về mặt ngữ nghĩa, ngữ
pháp của kiểu “câu tồn tại” với cấu trúc đặc thù riêng của nĩ trong tiếng
Việt và tiếng Hán thơng qua ngữ liệu của hai ngơn ngữ này.

04. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình tiếp cận, khảo sát và phân tích đối tượng, chúng tơi
đã dùng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học nĩi chung như
phương pháp phân tích, phân loại và phương pháp miêu tả. Ngồi ra
với mục đích của luận văn là so sánh điểm tương đồng và dị biệt của


10

loại câu tồn tại trong hai ngơn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán nên chúng

tơi cũng sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu của ngữ pháp học
hiện đại.

05. Đĩng gĩp của luận văn:
Về mặt khoa học: Luận văn tiếp cận một số cơng trình nghiên cứu
về kiểu câu tồn tại trong cả hai ngơn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán hiện
đại, qua đĩ tổng hợp lại những kết quả nghiên cứu về những vấn đề
xung quanh câu tồn tại để cĩ một cái nhìn khái quát về đặc điểm cấu
trúc ngữ nghĩa của loại câu này trong cả hai ngơn ngữ tiếng Việt và
tiếng Hán.
Về mặt thực tiễn: Việc so sánh những điểm tương đồng và dị biệt
về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của loại câu này trong hai ngơn ngữ
trước hết sẽ là tài liệu tham khảo vận dụng trong việc dạy và học (ở
đây là cú pháp) tiếng Hán cho người Việt và tiếng Việt cho người nước
ngồi.

06. Bố cục của luận văn:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nguồn ngữ liệu trích
dẫn và phần phụ lục, luận văn gồm cĩ ba chương:
Chương 1:Câu tồn tại trong tiếng Việt
Chương 2:Câu tồn hiện trong tiếng Hán
Chương 3: Những điểm tương đồng và dị biệt giữa câu tồn tại trong
tiếng Việt và câu tồn hiện trong tiếng Hán


11

CHƯƠNG 1
CÂU TỒN TẠI TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Khái niệm câu tồn tại tiếng Việt:

Các học giả khác nhau cĩ những quan niệm khác nhau về câu tồn
tại. Cĩ học giả cho rằng câu mang ý nghĩa tồn tại là tất cả những câu
và những ngữ cĩ khuơn hình nghịch đối với khuơn hình “danh từ chủ
ngữ - động từ vị ngữ”, tức là gán ý nghĩa tồn tại cho tất cả các câu cĩ
khuơn hình “động từ - danh từ”, trong đĩ danh từ mang tính chất một
chủ thể, mặc dù về phương diện hình thức thì lại chiếm vị trí của một
bổ ngữ. Cĩ học giả lại cho rằng câu mang ý nghĩa tồn tại là những câu
thuộc tất cả các khuơn hình cĩ thể cĩ ở câu đơn bình thường và câu
đơn đặc biệt, trong đĩ tại vị trí động từ vị ngữ là các từ chuyên dùng với
ý nghĩa tồn tại. Cũng cĩ người hiểu câu mang ý nghĩa tồn tại là kiểu
câu cĩ một khuơn hình xác định, thường gồm ba yếu tố sắp xếp như
sau: “danh từ chỉ khơng gian hoặc thời gian - động từ - danh từ”, trong
đĩ danh từ đứng ở vị trí cuối mang tính chất một chủ thể của trạng thái
tồn tại được biểu thị bằng động từ đứng trước nĩ. Tuy nhiên chỉ cĩ một
số nội dung nào đĩ nấp trong khuơn hình này mới tạo ra được câu
mang ý nghĩa tồn tại mà thơi. Trong ngơn ngữ học đại cương, việc xác
định câu mang ý nghĩa tồn tại thường dựa vào tiêu chuẩn nội dung
thuần túy. Cho dù hình thức biểu hiện cụ thể như thế nào, hễ nội dung
mang ý nghĩa vật thể tồn tại trong hiện thực hay vật thể tồn tại trong
khơng gian, thì đĩ đều là câu mang ý nghĩa tồn tại. Như vậy, câu mang
ý nghĩa tồn tại cĩ thể nấp dưới mọi khuơn hình cĩ thể cĩ của câu đơn.
Vì những lý do trên thường thì người ta chỉ nĩi về câu mang ý nghĩa
tồn tại một cách chung chung nên việc xác định câu mang ý nghĩa tồn
tại cũng chỉ thực hiện được đối với từng câu cụ thể.


12

Từ những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tơi
xin đưa ra khái niệm chung về câu tồn tại tiếng Việt như sau: Kiểu câu

khơng chủ ngữ và được dùng để diễn đạt sự tồn tại, sự xuất hiện và
sự tiêu biến của người hoặc sự vật làm thành kiểu câu cĩ cấu trúc
riêng gọi là “câu tồn tại”.
Cấu trúc chung của câu tồn tại:
Danh từ chỉ vị trí khơng gian + vị từ + bổ ngữ
(1)

(2)

(3)

Trong đĩ:
Danh từ chỉ vị trí khơng gian: thường gồm cĩ giới từ + danh từ vị trí
Vị từ: là những động từ/tính từ diễn đạt sự tồn tại, xuất hiện hoặc tiêu
biến
Bổ ngữ: mang tính chất một chủ thể của trạng thái tồn tại được biểu thị
bằng động từ/tính từ đứng trước nĩ.
Ví dụ:
1. Ở trên gị cĩ
(1)

nhiều chịi như thế.

(2)

(3)
(Bùi Đức Ái - Một truyện chép ở bệnh viện)

2. Trước sân và xung quanh vườn


trồng tồn một loại cây mẫu

đơn.
(1)

(2)

(3)

(Truyện cổ tích Việt Nam - Sự tích động Từ Thức)
3. Bên trên ngọn Vettechoĩc
(1)

hiện ra

một đám mây giống như một

(2)

(3)

mớ len sợi nhỏ và đen.
(Truyện cổ Andecxen - Nữ thần băng giá)
4. Một ngày kia, trên các tờ báo

xuất hiện

chân dung của cơng

chúa cĩ

(1)

(2)

(3)


13

đĩng khung hình quả tim và cĩ in tên cơng chúa, (…)
(Truyện cổ Andecxen - Nữ chúa tuyết)
5. (…), mới mồng mười đã hết tiền.
(1)

(2)

(3)

(Nam Cao - Đời thừa)
Cả năm ví dụ trên đều cĩ đủ ba thành phần theo cấu trúc chung của
câu tồn tại. Ví dụ (1), (2) miêu tả sự tồn tại của sự vật; ví dụ (3), (4)
miêu tả sự xuất hiện; ví dụ (5) miêu tả sự biến mất của sự vật.

1.2. Cơ sở xác định câu tồn tại:
Câu tồn tại được xác định trên hai cơ sở: nghĩa và kiểu cấu trúc cú
pháp. Về cơ sở nghĩa, loại câu tồn tại diễn đạt “sự tồn tại” của sự vật
như là mối quan hệ vốn cĩ của nĩ, theo kiểu “tồn tại sự vật x”. Về kiểu
cấu trúc cú pháp, câu tồn tại cĩ cấu trúc cú pháp riêng, đĩ là câu khơng
cĩ chủ ngữ, cĩ từ chỉ vị trí khơng gian đứng trước, kế đến là vị từ và
sau đĩ mới là bổ ngữ chỉ chủ thể tồn tại. Đặc điểm cấu trúc cú pháp

này là một trong những nhân tố làm phát sinh nghĩa tồn tại ở vị trí vốn
cĩ nghĩa hành động, q trình hay trạng thái.
Ví dụ:
6. Tiền cĩ.
7. Cĩ tiền.
8. Tiền cĩ trong túi.
9. Trong túi cĩ tiền.
(Các ví dụ 6, 7, 8, 9 dẫn theo Diệp Quang Ban). Nếu xét về nghĩa
thì các ví dụ (6), (7), (8), (9) đều là những câu mang ý nghĩa tồn tại,
đều diễn đạt sự tồn tại của sự vật “tiền”. Tuy nhiên trong số đĩ chỉ cĩ ví
dụ (7), (9) mới được xem là kiểu “câu tồn tại”, bởi vì chúng diễn đạt
“tồn tại sự vật ‘tiền’” chứ khơng phải miêu tả “sự vật ‘tiền’ tồn tại”, đồng
thời tuân theo khuơn hình riêng của kiểu câu này, đĩ là kiểu câu khơng
chủ ngữ, cĩ danh từ chỉ vị trí khơng gian ở trước, kế tiếp là vị từ và sau


14

cùng là bổ ngữ.

1.3. Phân loại câu tồn tại:
Căn cứ vào cách diễn đạt nghĩa tồn tại, câu tồn tại được phân
thành bốn tiểu loại. Đĩ là câu tồn tại hiển hiện, câu tồn tại khái quát,
câu tồn tại định vị và câu biến hiện. (Do câu tồn tại cĩ nhiều tiểu loại
cũng cĩ tên gọi bắt đầu bằng chữ “tồn tại”, vì thế chúng tơi quy ước khi
nĩi đến “câu tồn tại” cĩ nghĩa là nĩi đến tên gọi chung của kiểu câu này
chứ khơng đề cập đến các tiểu loại của nĩ.)
1.3.1 Câu tồn tại hiển hiện:
Câu tồn tại hiển hiện là câu tồn tại miêu tả sự cĩ mặt của vật,
hiện tượng đang bày ra trước mắt.

Ví dụ:
10.

Chuột.

11.

Bom tạ. (Nguyễn Đình Thi)

Ví dụ (10), (11) được dùng khi vật “chuột”, “bom tạ” đang hiện
ra trước mắt, thường đĩ là tiếng kêu báo động, tiếng kêu ngạc
nhiên của người nĩi trước một sự vật khơng chờ đợi.
Tính chất hiển hiện trong kiểu câu tồn tại loại này được dùng
để thơng báo về các hiện tượng cĩ khả năng cấp thời xảy ra thuộc
kiểu báo động, cảnh báo. Người nĩi, người viết sử dụng tính chất
hiển hiện này để đưa người đọc, người nghe vào vai người chứng
kiến các sự vật, sự việc, hiện tượng như là người đang đối diện
với chúng. Đây cũng là cơ sở để kiểu câu này được dùng làm
biển hiệu, biển tên cơ quan, trường học, biển chỉ đường, tên gọi
báo, tạp chí,… và được dùng để chỉ khơng gian, thời gian sự việc
diễn ra trong truyện, trong kịch bản,…


15

1.3.2 Câu tồn tại khái quát:
Câu tồn tại khái quát là câu tồn tại chỉ sự vật, hiện tượng cĩ
thực trong thực tại, hay nĩi một cách khác là câu miêu tả sự cĩ mặt
của vật, hiện tượng nĩi chung, khơng tính đến sự hiển hiện và
cũng khơng được xác định vị trí. Tính chất tồn tại khái quát cũng

là cơ sở báo động, cảnh báo về những hiện tượng đang hoặc sẽ
diễn ra đối với một vật nào đấy mà người nghe chưa nhận ra
hoặc chưa biết. Trong tiếng Việt, ý nghĩa tồn tại khái quát này
thường được thể hiện bằng vị từ “cĩ”. Với vị từ này người đọc,
người nghe sẽ khơng biết gì hơn về sự khẳng định hay phủ định
thơng tin về đối tượng cĩ trong thực tại. Với ý nghĩa tồn tại ít khái
quát hơn, người đọc, người nghe cũng chỉ biết thêm về hồn cảnh
của sự tồn tại mà thơi.
Ví dụ:
12.

Cĩ nuớc rồi, cĩ nước rồi!
(Anh Đức - Hịn đất)

13.

Cĩ nhiều trường học và nhiều tiệm quán cá thể.
(Anh Đức - Dưới một vầng ánh sáng đục)

14.

Cĩ trà ngon bác đem ở ngồi vơ đây.
(Anh Đức - Người khách đến thăm vườn nhà
tơi)

Các ví dụ (12), (13), (14) chủ yếu dùng để thơng báo sự tồn tại
của “nước”, “trường học, tiệm quán cá thể” và “trà ngon” cho
người đọc, người nghe song khơng thơng báo cụ thể vị trí tồn tại
của những vật trên.
1.3.3 Câu tồn tại định vị:

Câu tồn tại định vị là câu miêu tả sự cĩ mặt của sự vật, hiện
tượng tại một khơng gian hoặc cả trong một thời gian nào đĩ. Yếu
tố chỉ khơng gian, thời gian này thường được thể hiện dưới hình


16

thức một giới ngữ hoặc một từ chỉ thời gian gọi chung là giới ngữ
vị trí. Loại câu này được dùng rất rộng rãi trong việc giới thiệu vật,
hiện tượng… khi kể chuyện, khi thuyết minh.
Ví dụ:
15.

Trong chiếc cặp cĩ một số đồ vật, thuốc bổ, hàng lố dầu

cù là và dầu nhị thiên đường.
(Anh Đức - Nhớ Lê Anh Xuân)
16.

Ở đây cĩ những cảnh người vội vã, (…)
(Anh Đức - Dưới một vầng ánh sáng đục)

17.

Phía sau rừng, gần các hồ lớn, là một tịa lâu đài cổ cĩ

hào sâu bao quanh, (…)
(Truyện cổ Andecxen - Người nào, vật nào chổ
nấy)
18.


Bên đường đứng trơ trọi một ngơi miếu cổ

đen rêu.
(Nguyễn Đình Thi - Vào lửa)
19.

Vừa lúc ấy, ngồi nhà cĩ tiếng chân ai bước vào.
(Bùi Đức Ái - Một truyện chép ở bệnh viện)

Các ví dụ trên chỉ rõ khu vực của sự tồn tại như “trong chiếc
cặp” (vd 15), “ở đây” (vd 16), “phía sau rừng, gần các hồ lớn” (vd
17), “bên đường” (vd 18). Riêng trong ví dụ (19) ngồi việc chỉ rõ
khu vực tồn tại trong khơng gian là “ngồi nhà”, cịn chỉ rõ thời gian
xảy ra sự kiện “tiếng chân ai bước vào” là “vừa lúc ấy”.
1.3.4 Câu biến hiện:
1.3.4.1 Khái niệm:
Câu biến hiện là loại câu cĩ vị tố là động từ chỉ sự xuất
hiện hoặc sự tiêu biến, miêu tả sự xuất hiện hoặc biến mất
của người hoặc vật ở một vị trí khơng gian hoặc thời gian
nào đĩ. Câu biến hiện thường được dùng với hai kiểu cấu


17

trúc: cấu trúc khơng cĩ gia ngữ câu (như cấu trúc câu tồn tại
khái quát) và cấu trúc cĩ gia ngữ câu (như cấu trúc câu tồn
tại định vị).
Ví dụ:
20.


Bỗng nhiên hiện ra một ơng lão quắc thước.
(Truyện cổ tích Việt Nam - Lộc Giác chân nhân)

21.

Bỗng tự đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé

con đầu đội mũ trắng, tay xách cái vợt và một thùng
nước.
(Tơ Hồi - Dế mèn phiêu lưu ký)
22.

Đến tối, nổi lên một cơn giơng tố kinh khủng.
(Truyện cổ Andecxen - Nàng cơng chúa và hạt
đậu)

23.

(…), mới mồng mười đã hết tiền.
(Nam Cao - Đời thừa)

Các ví dụ (20), (21), (22) đều miêu tả sự xuất hiện của
người và sự kiện. Ví dụ (20) là câu cĩ kiểu khuơn hình hai
thành phần; ví dụ (21), (22) là câu cĩ kiểu khuơn hình ba
thành phần xác định vị trí xuất hiện của người là “từ đằng
cuối bãi” hoặc xác định thời gian xảy ra sự kiện là “tối”. Ví
dụ (23) là câu cĩ kiểu cấu trúc ba thành phần miêu tả sự
biến mất của sự vật, trong câu đã xác định cả thời gian biến
mất của sự vật là “mồng mười”.

1.3.4.2 Lý do câu biến hiện được xếp vào kiểu câu tồn tại:
Khái niệm tồn tại được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm
nghĩa tồn tại, xuất hiện và cả tiêu biến. Xét về mặt ý nghĩa,
“‘xuất hiện’ là bắt đầu một trạng thái tồn tại mới, ‘tiêu biến’ là
chấm dứt trạng thái tồn tại hiện đương. ‘Xuất hiện’ hay ‘tiêu
biến’ chẳng qua cũng chỉ là những cái mốc đột biến của sự


18

chuyển từ một trạng thái tồn tại này sang một trạng thái tồn
tại khác” (Dẫn theo Diệp Quang Ban). Thế nên ý nghĩa
“xuất hiện” và “tiêu biến” của kiểu câu biến hiện cĩ mối quan
hệ chặt chẽ với ý nghĩa tồn tại. Vì thế loại câu này cũng
được xếp vào kiểu câu tồn tại.

1.4. Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa câu tồn tại:
1.4.1 Cấu trúc của câu tồn tại:
Như phần giới hạn đề tài được xác định ngay từ đầu luận văn,
việc xác định câu tồn tại phải căn cứ vào hai tiêu chí: nội dung ý
nghĩa của câu và cấu trúc ngữ pháp của câu (trật tự các thành tố
trong câu). Thế nên ngồi nội dung ý nghĩa, câu tồn tại cịn phải
mang khuơn hình cú pháp đặc thù của nĩ. Chúng ta cĩ khuơn hình
chung của câu tồn tại như sau:
Danh từ chỉ vị trí khơng gian
(1)

+

vị từ +

(2)

bổ ngữ
(3)

Trong đĩ:
(1): chỉ rõ khu vực của sự tồn tại trong một khơng gian nào đĩ
hoặc cĩ thể mở rộng ra trong một thời gian nào đĩ nếu đối
tượng tồn tại là sự kiện
(2): chỉ cách thức tồn tại của sự vật hay sự kiện
(3): chỉ rõ đối tượng tồn tại trong khu vực này
Tuy nhiên khơng phải tất cả các câu tồn tại đều cĩ khuơn hình
đầy đủ ba thành phần như cấu trúc nêu trên. Tùy cách thức diễn
đạt của từng kiểu câu tồn tại mà chúng cĩ những khuơn hình khác
nhau.
1.4.1.1 Khuơn hình câu chỉ cĩ một thành phần:


19

Vị từ
(2)
Khuơn hình câu chỉ cĩ một thành phần, đĩ là thành phần
vị từ. Loại câu cĩ khuơn hình này thường xuất hiện trong
kiểu câu tồn tại hiển hiện. Trong kiểu câu này, cấu trúc câu
thường chỉ chứa một từ hoặc một cụm từ đơn giản làm vị tố
của câu. Các từ làm vị tố của câu vừa diễn đạt quan hệ tồn
tại vừa chỉ vật thể tồn tại, tức là trong nĩ quan hệ tồn tại
khơng tách ra khỏi vật thể tồn tại, quan hệ được diễn đạt
bằng chính tham thể. Cĩ thể gọi đây là khuơn hình một bộ

phận cần thiết, khơng kể gia ngữ kèm theo. Các từ đĩ cĩ thể
là danh từ chỉ vật, hiện tượng tồn tại theo lối hiển hiện; hoặc
là một vài động từ, tính từ mang ý nghĩa báo động hoặc
cảnh báo trước một sự việc đang diễn ra và chưa được
phát hiện hoặc một sự việc đang cĩ nguy cơ cấp thời xảy ra,
giống như: “ngã, đổ, rơi, cháy,…”
Ví dụ:
24.

Bom tạ. (Nguyễn Đình Thi)
(2)

25.

Ồn ào một hồi lâu. (Ngơ Tất Tố)
(2)

1.4.1.2

Khuơn hình câu cĩ hai thành phần:
Vị từ
(2)

+

bổ ngữ
(3)

Khuơn hình câu cĩ hai thành phần, đĩ là thành phần vị từ
và thành phần bổ ngữ. Loại khuơn hình này thường xuất

hiện ở câu tồn tại khái quát và câu biến hiện. Các yếu tố
cần cĩ mặt trong khuơn hình này là: vị từ làm vị tố và danh


20

từ làm bổ ngữ. Khuơn hình này khơng mang yếu tố chỉ
khơng gian, thời gian tồn tại của vật. Vị tố và bổ ngữ gắn
với những chức năng nghĩa nhất định và được sắp xếp theo
trật tự ổn định làm thành cấu trúc cú pháp của khuơn hình
hai bộ phận cần thiết. Trong khuơn hình câu này vị từ
thường được dùng là vị từ chuyên dùng mang ý nghĩa tồn
tại hoặc nghĩa tiêu biến.
Ví dụ:
26.



(2)

đủ thứ trái cây, cĩ
(3)

(2)

khơ trâu…
(3)

(Hịn đất - Anh Đức)
27.


Cịn
(2)

cái nhà này ở đây, (…)
(3)
(Anh Đức - Chuyến xe về làng)

28.

Lố nhố
(2)

muơn ơng lẫn một thầy

(3)
(Nguyễn Khuyến)

29.

Dẫu cĩ mất tiền cũng được.
(2)

(3)
(Nam Cao - Sống mịn)

30.

Bỗng nhiên hiện ra một ơng lão quắc thước.
(2)


(3)

(Truyện cổ tích Việt Nam - Lộc Giác chân nhân)
Các ví dụ (26, 27, 28) cĩ vị từ chuyên dùng mang nghĩa
tồn tại, ví dụ (29), (30) cĩ vị từ chuyên dùng mang nghĩa tiêu
biến, xuất hiện.
1.4.1.3

Khuơn hình câu cĩ đầy đủ ba thành phần:


21

Danh từ vị trí chỉ khơng gian + vị từ + bổ ngữ
(1)

(2)

(3)

Khuơn hình câu cĩ ba thành phần thường xuất hiện trong
câu tồn tại định vị và câu biến hiện. Đây là khuơn hình ba
bộ phận cần thiết gồm giới ngữ hoặc danh từ vị trí làm gia
ngữ câu, vị từ làm vị tố, danh từ làm bổ ngữ. Ba chức năng
này gắn với những chức năng nghĩa nhất định và được sắp
xếp theo trật tự chung làm thành khuơn hình cấu trúc cú
pháp chung của câu tồn tại định vị và câu biến hiện.Trong
khuơn hình này yếu tố chỉ vị trí khơng gian, thời gian tồn tại
của sự vật dưới hình thức một giới ngữ hoặc một từ chỉ

thời gian, gọi chung là giới ngữ vị trí - là thành phần cần
thiết khơng thể thiếu trong câu. Cịn phần trung tâm cú
pháp thì ngồi những vị từ chuyên dùng mang ý nghĩa tồn
tại, biến hiện cịn cĩ thể dùng với các vị từ lâm thời mang ý
nghĩa tồn tại, biến hiện.
Ví dụ:
31.

Lúc nãy cịn một ít cơm nguội.
(1)

(2)

(3)

(Nam Cao - Nước mắt)
32.

Trên thuyền cĩ năm người, (…)
(1)

(2)

(3)

(Anh Đức - Cứu thuyền)
33.

(…), mới mồng mười
(1)


(2)

đã hết

tiền.

(3)

(Nam Cao - Đời thừa)
34.

(…), từ trong quả thị chui ra

bé tí xíu, (…)

một cơ gái


22

(1)

(2)

(3)

(Truyện cổ tích Việt Nam - Tấm Cám)
35.


Trước sân và xung quanh vườn

trồng tồn một

loại cây
(1)

(2)

(3)

mẫu đơn.
(Truyện cổ tích Việt Nam - Sự tích động Từ
Thức)
Các ví dụ (31→ 35) đều là những câu tồn tại cĩ khuơn
hình ba thành phần; trong đĩ cĩ câu cĩ vị từ chuyên dùng
mang ý nghĩa tồn tại, biến hiện (vd 31, 32, 33, 34); cĩ câu cĩ
vị từ lâm thời mang nghĩa tồn tại (vd 35); cĩ câu cĩ phần đầu
là danh từ chỉ vị trí khơng gian (32, 34, 35); cĩ câu cĩ phần
đầu là danh từ chỉ thời gian (31, 33).
1.4.1.4 Khuơn hình câu cĩ vị từ là từ chỉ hình ảnh:
Đối với kiểu câu tồn tại cĩ vị từ chỉ hình ảnh dùng làm
trung tâm cú pháp thì ngồi khuơn hình chung đã nêu, câu
tồn tại cịn cĩ thể cĩ khuơn hình câu với trật tự của các thành
tố được thay đổi một cách linh hoạt như: vị từ đứng trước,
danh từ chỉ vị trí đứng giữa và theo sau là bổ ngữ. Khuơn
hình này thường xuất hiện trong các văn bản thuộc phong
cách văn chương.
Vị từ chỉ hình ảnh + giới từ - danh từ chỉ vị trí + bổ ngữ
(2)


(1)

(3)

Ví dụ:
36.

Lom khom
(2)

dưới núi tiều vài chú
(1)

(3)

Lác đác bên sơng rợ mấy nhà.


23

(2)

(1)

(3)

(Bà Huyện Thanh Quan - Qua đèo ngang)
37.


Le te nghìn xĩm quanh ba mặt
(2)

(1)

(3)
(Nguyễn Khuyến )

1.4.2 Vị từ trong câu tồn tại:
Vị từ được dùng trong câu tồn tại cũng được phân thành hai
loại:
1.4.2.1

Nhĩm vị từ tự thân mang ý nghĩa tồn tại, biến hiện

(cịn gọi là nhĩm vị từ tồn tại, biến hiện chuyên dùng):
Khi miêu tả về câu tồn tại, biến hiện khơng thể khơng nĩi
đến hạt nhân cấu tạo nên câu này là các vị từ tồn tại, biến
hiện. Đĩ là các động từ như: cĩ, ở (với nghĩa “ở, cĩ ở, tồn
tại”), cĩ mặt, vắng, vắng mặt, ở lại, tồn tại, cịn, cịn lại, là (với
nghĩa “hiện diện”, gần như tồn tại), chết, hết, mất, mọc, nổi,
nở, phọt, bật, trào, trổ, ộc, phai, hiện, nảy, tốt, xuất hiện,
nảy sinh, lặn, sống, tàn, tắt, tan tác,… Các từ chỉ lượng
như: nhiều, ít, đơng đầy, vắng, thưa,… Ngồi ra cịn cĩ một số
động từ chỉ các sự kiện, những hiện tượng diễn ra trong
chốc lát, khơng kéo dài trong thời gian như: nổ, vỡ, đổ,
gãy,… Về ngữ nghĩa từ vựng, các từ kể trên đều mang một
yếu tố ngữ nghĩa về sự tồn tại hoặc biến hiện của chủ thể
hành động, như một quá trình tĩnh tại và kéo dài.
Riêng các vị từ “cĩ”, “cịn” (“cịn lại”) trong tiếng Việt cĩ ý

nghĩa từ vựng và chức năng ngữ pháp của vị từ tồn tại chỉ
khi nào chúng được dùng làm vị từ trung tâm trong câu và
đứng trước chúng là từ chỉ khơng gian, thời gian và sau


24

chúng là bổ ngữ của câu. Cịn từ “là” với ý nghĩa miêu tả sự
hiện diện của một sự vật nào đĩ, vì vậy cũng được xác định
như một vị từ tồn tại. Vì những yếu tố ngữ nghĩa, ngữ pháp
trên nên các từ trên được xếp chung vào cùng một loại.
1.4.2.2

Nhĩm vị từ lâm thời mang ý nghĩa tồn tại, biến hiện:
Trong tiếng Việt, ngồi nhĩm vị từ tồn tại, biến hiện tiêu

biểu đã nĩi ở trên, cịn cĩ nhĩm vị từ cĩ thể cĩ nghĩa tồn tại,
biến hiện khi xuất hiện trong cấu trúc đặc thù của câu tồn
tại, biến hiện mà ta quen gọi là những vị từ lâm thời mang ý
nghĩa tồn tại, biến hiện. Ta cĩ các nhĩm vị từ sau:
Nhĩm chỉ tư thế sự vật: gồm cĩ các động từ: đứng, nằm,
ngồi, quỳ, cúi, nghiêng, ngửa, ngã, treo, mắc, đặt, trồng,
mọc, nhơ, lộ, nổi, trồi, … Những động từ này cĩ một số
vốn là động từ chỉ hành động cĩ tính chất ngoại động
chuyển hĩa thành động từ chỉ tư thế tồn tại của vật.
Thật ra các vị từ mà chúng tơi đề cập trong nhĩm này
bản thân chúng vốn đã mang ý nghĩa tồn tại nhưng khơng
được bộc lộ, chỉ khi nào xuất hiện trong cấu trúc của câu
tồn tại, biến hiện thì chúng mới được bộc lộ. Vật thể tồn tại
trong khơng gian bao giờ cũng tồn tại trong một tư thế cụ

thể nhất định, nếu như tư thế ấy khơng được nêu ra, nếu
chỉ nĩi đến một sự tồn tại chung chung thì đĩ là do hồn cảnh
giao tiếp chứ hồn tồn khơng phải do sự vắng mặt của một
tư thế như vậy. Vì lẽ đĩ khi khơng dùng những từ chuyên
dùng biểu thị ý nghĩa tồn tại nĩi chung như “cĩ, cịn,…” mà
dùng những từ chỉ tư thế như: “đứng, nằm, ngồi,…” đặt
vào vị trí trung tâm cú pháp của câu tồn tại, biến hiện thì ý
nghĩa của câu là nêu lên tư thế tồn tại của vật trong khơng


25

Ví dụ:
38.

Bên đường đứng trơ trọi một ngơi miếu cổ đen

rêu.
(Nguyễn Đình Thi - Vào lửa)
39.

Đến tối, nổi lên một cơn giơng tố kinh khủng.
(Truyện cổ Andecxen - Nàng cơng chúa và hạt
đậu)

40.

Trước sân và xung quanh vườn trồng tồn một loại

cây mẫu đơn.

(Truyện cổ tích Việt Nam - Sự tích động Từ
Thức)
Các động từ “đứng”, “nổi lên”, “trồng” trong các ví dụ
(38), (39), (40) vốn là những động từ chỉ hành động được
chuyển hĩa thành động từ chỉ tư thế tồn tại của vật.
Nhĩm chỉ các dạng tồn tại của âm thanh: gồm các vị từ
là những từ tượng thanh như: vang, vẳng, vọng, dội,
rộn, phần phật, rào rào, lạch phạch, rẹt rẹt,…
Ví dụ:
41.

Cùng lúc ấy lạch phạch chạy tới một chiếc

bình bịch nhỏ, (…)
(Nguyễn Đình Thi - Mặt trận trên cao)
42.

Ở Hàng Đào bỗng rẹt rẹt mấy tiếng súng.
(Nguyễn Huy Tưởng - Sống mãi với Thủ đơ)

Nhĩm miêu tả thể trạng của sự vật được dùng để chỉ sự
tồn tại thơng qua hình thức, hình ảnh của sự vật: gồm
cĩ các vị từ là những từ tượng hình như: lố nhố, lác
đác, lấp lánh, thấp thống, bồng bềnh, chễm chệ, sừng


×