Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Tài nguyên nước mưa vùng tây bắc thành phố hồ chí minh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước mưa khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN ĐÌNH PHƯƠNG

TÀI NGUYÊN NƯỚC MƯA VÙNG TÂY BẮC THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
MƯA KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN ĐÌNH PHƯƠNG

TÀI NGUYÊN NƯỚC MƯA VÙNG TÂY BẮC THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
MƯA KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MƠI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.85.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS HỒNG HƯNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


Luận văn cao học

Trường ĐH KHXH&NV

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân và thầy hƣớng
dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai
công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.

Trần Đình Phƣơng

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

Trường ĐH KHXH&NV


ii

LỜI CÁM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Khoa Địa Lý, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học QG TP Hồ Chí Minh. Trong q trình học tập nghiên cứu
và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và động viên vơ cùng q
báu của Thầy cơ, cơ quan, bạn bè và gia đình.
Chân thành cám ơn:
- GS.TS Hồng Hưng đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình thực hiện
luận văn này.
- Q Thầy Cơ giảng dạy lớp Cao học 2008-2011, Khoa Địa Lý, Phòng Sau
đại học - Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TP Hồ Chí Minh đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập.
- Ban Giám đốc, các phòng Dự Báo, Quản lý lưới trạm, phòng Mơi trường_
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu về khí
tượng thủy văn và mơi trường trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
- TS. Trương Văn Hiếu- Phân viện Khí tượng Thủy văn và Mơi trường Phía
Nam đã quan tâm chỉ bảo, góp ý trong q trình làm luận văn.
- Toàn thể các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân đã quan tâm,
động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tác giả

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

iii


Trường ĐH KHXH&NV

TÓM TẮT
Thu nƣớc mƣa phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và sản suất
khơng phải là điều mới mẻ, nó đã đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới từ hàng ngàn năm nay. Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu vực Tây Bắc
TP HCM nói riêng có lƣợng mƣa hàng năm rất dồi dào, tuy nhiên việc sử dụng
nƣớc mƣa nhƣ một nguồn cấp nƣớc bổ trợ là khơng đáng kể. Q trình đơ thị hóa,
cơng nghiệp hóa trong khu vực diễn ra nhanh chóng dẫn đến nhu cầu dùng nƣớc
ngày càng gia tăng; việc đáp ứng nhu cầu dùng nƣớc là rất khó khăn trong tình trạng
nguồn cung ngày càng khan hiếm cả về nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Trong hồn cảnh
đó, nƣớc mƣa_ một nguồn tài nguyên, nếu đƣợc quản lý và khai thác một cách thích
hợp có thể đáp ứng một phần đáng kể về nhu cầu dùng nƣớc sinh hoạt cho dân cƣ.
Từ thực tế trên, vấn đề nghiên cứu đƣợc đặt ra là nghiên cứu các quy luật của
chế độ mƣa ở khu vực Tây Bắc Thành phố, đánh giá khả năng thu, trữ và sử dụng
nƣớc mƣa nhƣ một nguồn cấp nƣớc bổ trợ cho sinh hoạt của ngƣời dân trong khu
vực; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, qui định trong việc tiếp cận và quản trị
nguồn tài nguyên quí giá này ở TP. HCM.

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

iv

Trường ĐH KHXH&NV


SUMMARY
Rainwater havesting for daily life and production is not new thing, it has
been used in many countries for thousands of years. In Ho Chi Minh City in general
and the North West area of HCMC in particular annual rainfall is plentiful, however
the use of rainwater as a supplementary water supply is negligible. The process of
urbanization and industrialization in the region is fast leads to demand for water is
increasing; To meet the increasing water demand is very difficult in the supply
situation increasingly scarce in both surface water and groundwater. In this context,
rainwater as a resource, if managed and exploited properly can meet a significant
portion of the domestic water demand for the resident.
From the fact above, research issues are outline to study the laws of
precipitation system in the the North West area of HCMC, through which assess
the possibility of rainwater harvesting and utilisation as a supplementary water
supply of the people in the region; proposed on the basis of which a number of
solutions, stipulate to approach and management of this valuable resource in the
HCMC.

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

v

Trường ĐH KHXH&NV

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY ............................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .............................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xii
DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................. 4
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 10
4. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 11
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, CÁC LOẠI
HÌNH NGUỒN NƢỚC SỬ DỤNG VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC
MƢA Ở KHU VỰC TÂY BẮC TP HCM ................................................................ 12
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc TP. HCM. ................. 12
1.1.1. Đặc điểm địa lý, địa hình địa mạo, kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc TP.
HCM ..................................................................................................................12
1.1.2. Tài nguyên nƣớc khu vực Tây Bắc TP. HCM ........................................14
1.2. Các loại hình nguồn nƣớc đang sử dụng tại khu vực Tây Bắc TP.
HCM. ..................................................................................................................... 17

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học


vi

Trường ĐH KHXH&NV

1.3. Thực trạng sử dụng nƣớc mƣa tại khu vực Tây Bắc TP. HCM. .................... 19
1.3.1 Nội dung điều tra: ....................................................................................19
1.3.2 Kết quả điều tra: .......................................................................................21
1.3.3 Đánh giá kết quả: .....................................................................................24
CHƢƠNG II. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN TÀI NGUYÊN NƢỚC MƢA KHU VỰC TÂY BẮC TP HỒ CHÍ
MINH. ....................................................................................................................... 28
2.1 Đánh giá tiềm năng tài nguyên nƣớc mƣa khu vực Tây Bắc TP HCM .......... 28
2.1.1 Đặc điểm mƣa khu vực Tây Bắc TP. HCM .............................................28
2.1.1.1 Đặc điểm chung ................................................................................28
2.1.1.2 Mạng lưới quan trắc và số liệu: ........................................................31
2.1.1.3 Lượng mưa năm ................................................................................33
2.1.1.4 Lượng mưa mùa và tháng: ................................................................37
2.1.1.5 Lượng mưa tuần: ...............................................................................40
2.1.1.6 Số ngày mưa:....................................................................................40
2.1.1.7 Mưa ngày: .........................................................................................41
2.1.1.8 Cường độ mưa: .................................................................................42
2.1.2 Đánh giá tiềm năng nƣớc mƣa: ................................................................42
2.1.2.1 Tính toán lượng nước mưa tiềm năng. ..............................................42
2.1.2.2 Những hạn chế trong khai thác tiềm năng nước mưa. ......................47
2.1.2.3 Đánh giá về tiềm năng nước mưa. ....................................................48
2.1.3 Chất lƣợng nƣớc mƣa. ..............................................................................48
2.1.3.1 Chất lượng khơng khí khu vực TP. HCM ..........................................48
2.1.3.2 Chất lượng nước mưa .......................................................................51


Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

vii

Trường ĐH KHXH&NV

2.2 Các nhân tố tác động đến tài nguyên nƣớc mƣa khu vực Tây Bắc TP
HCM ...................................................................................................................... 59
2.2.1 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu (BĐKH). .............................................59
2.2.2. Ảnh hƣởng của q trình đơ thị hóa........................................................62
CHƢƠNG 3. KHẢ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NƢỚC MƢA KHU VỰC TÂY BẮC TP HỒ CHÍ MINH. ...................................... 65
3.1 Nhu cầu thu hoạch nƣớc mƣa. ........................................................................ 65
3.2 Tính toán khả năng khai thác tài nguyên nƣớc mƣa ....................................... 67
3.2.1 Ảnh hƣởng của đặc điểm mƣa đến hệ thống thu trữ nƣớc mƣa ...............68
3.2.2 Tính cân bằng nƣớc mƣa ..........................................................................69
3.2.2.1 Cơ sở của phương pháp: ...................................................................69
3.2.2.2 Nhu cầu sử dụng nước: ....................................................................69
3.2.2.3 Lượng mưa năm đại biểu: ................................................................70
3.2.2.4 Phương pháp thực hiện: ...................................................................71
3.2.2.5 Kết quả tính cân bằng nước mưa:....................................................72
CHƢƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NƢỚC MƢA_ ĐỀ XUẤT CÁC QUI ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI
THÁC NƢỚC MƢA TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM. ................................................... 79
4.1 Các thành phần của hệ thống thu nƣớc mƣa: ................................................. 79

4.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả thu trữ và sử dụng nƣớc mƣa: ................... 82
4.2.1 Tăng cƣờng diện tích mái hứng ...............................................................83
4.2.2 Bể chứa .....................................................................................................84
4.2.3 Lắp đặt hệ thống xử lý nƣớc mƣa ............................................................87
4.2.4 Kết hợp sử dụng nƣớc mƣa với nguồn nƣớc khác. ..................................89

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

viii

Trường ĐH KHXH&NV

4.2.5 Phát triển hệ thống thu trữ nƣớc mƣa ở trƣờng học, công sở, các cơ sở
công nghiệp .......................................................................................................89
4.3 Đề xuất các quy định về quản lý và khai thác nƣớc mƣa trên địa bàn TP
HCM. ..................................................................................................................... 90
4.3.1 Các quy định, chính sách về tài nguyên nƣớc mƣa: ...............................90
4.3.1.1 Việt Nam ............................................................................................90
4.3.1.2 Quốc tế ..............................................................................................91
4.3.2 Đề xuất các quy định, chính sách về quản lý và khai thác tài nguyên
nƣớc mƣa trên địa bàn TP. HCM. .....................................................................96
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 102
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 105


Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

ix

Trường ĐH KHXH&NV

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BĐKH:

Biến đổi khí hậu

- TP. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

-THNM:

Thu hoạch nƣớc mƣa

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý



Luận văn cao học

x

Trường ĐH KHXH&NV

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Bảng phân bổ số lƣợng phiếu điều tra và tình hình sử dụng nƣớc
mƣa ............................................................................................................................21
Bảng 1.2 Kết quả điều tra về sử dụng nƣớc mƣa ......................................................23
Bảng 1.3 Qui hoạch phân bố dân cƣ năm 2025 ........................................................25
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn dùng nƣớc theo đầu ngƣời năm 2015- 2025 ...........................26
Bảng 2.1 Tần suất xuất hiện tổng lƣợng mƣa tháng ≥ 100 mm các trạm TP
HCM ..........................................................................................................................29
Bảng 2.2 Danh sách các trạm đo mƣa khu vực TP. HCM và lân cận .......................31
Bảng 2.3 Các đặc trƣng thống kê lƣợng mƣa trung bình năm các trạm khu
vực Tây Bắc TP HCM giai đoạn 1990-2009. ...........................................................35
Bảng 2.4 Lƣợng mƣa năm ứng với tần suất xuất hiện tại các trạm khu vực
Tây Bắc TP. HCM (mm) ...........................................................................................36
Bảng 2.5 Lƣợng mƣa trung bình tháng thời kỳ 1990-2009 (mm) ...........................38
Bảng 2.6 Lƣợng nƣớc ƣớc lƣợng do lƣợng mƣa năm rơi trên khu vực Tây
Bắc TP. HCM. ...........................................................................................................43
Bảng 2.7 Lƣợng nƣớc ƣớc lƣợng do lƣợng mƣa trung bình tháng 9 rơi trên
khu vực Tây Bắc TP. HCM. ......................................................................................43
Bảng 2.8 Lƣợng nƣớc ƣớc lƣợng do lƣợng mƣa ngày 30/7/2007 rơi trên khu
vực Tây Bắc TP. HCM ..............................................................................................44
Bảng 2.9 Số ngày có lƣợng mƣa các cấp khu vực Tây Bắc TP. HCM .....................45
Bảng 2.10 Lƣợng mƣa tiềm năng có khả năng thu hoạch tại các trạm khu vực
Tây Bắc TP. HCM (mm) ...........................................................................................46
Bảng 2.11 Kết quả phân tích độ pH mẫu nƣớc mƣa. ...............................................53

Bảng 2.12 Kết quả phân tích độ dẫn điện các mẫu nƣớc mƣa (đơn vị: µS/cm) ......55

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

xi

Trường ĐH KHXH&NV

Bảng 2.13 Một số chỉ tiêu nƣớc sinh hoạt và ăn uống theo QCVN 2009/BYT ......58
Bảng 2.14 Thống kê các đặc trƣng mƣa trung bình năm .........................................61
Bảng 2.15 Xu thế tăng lƣợng mƣa giai đoạn 1978-2007 ..........................................61
Bảng 2.16 Chênh lệch lƣợng mƣa 2 thời kỳ 1993-2007 và 1978-1992 ...................63
Bảng 2.17 Xu thế gia tăng cƣờng độ mƣa giai đoạn 1955-2007 ..............................63
Bảng 3.1 Lƣợng mƣa các năm điển hình khu vực Tây Bắc Thành phố HCM .........71
Bảng 3.2 Kết quả cân bằng nƣớc hứng từ diện tích 100m2 mái hứng theo năm
mƣa đại biểu: .............................................................................................................72
Bảng 3.3 Lƣợng mƣa tháng của năm đại biểu trạm Hóc Mơn (mm) ........................73
Bảng 3.4 Lƣợng mƣa tháng của năm đại biểu trạm Củ Chi (mm) ............................73
Bảng 4.1 Hệ số tổn thất đối với một số loại vật liệu làm mái hứng và ảnh
hƣởng của nó đến chất lƣợng nƣớc mƣa. ..................................................................81

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý



Luận văn cao học

xii

Trường ĐH KHXH&NV

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ vị trí khu vực Tây Bắc TP.HCM ...................................................13
Hình 1.2 Phân bổ nguồn nƣớc cấp tại các huyện khu vực Tây Bắc TP HCM ..........18
Hình 1.3 Bản đồ vị trí điểm điều tra sử dụng nƣớc mƣa ...........................................20
Hình 1.4 Hệ thống thu trữ nƣớc mƣa ở xã Nhuận Đức-Củ Chi ...............................26
Hình 1.5 Hệ thống thu trữ nƣớc mƣa ở xã Hịa Phú_Củ Chi ...................................27
Hình 1.6 Hệ thống thu trữ nƣớc mƣa qui mơ vừa ở xã Bình Mỹ_Củ Chi ...............27
Hình 2.1 Bảng đồ mạng lƣới trạm đo mƣa TP. HCM và lân cận .............................32
Hình 2.2 Biến trình lƣợng mƣa năm khu vực Tây bắc TP. HCM thời kỳ 19902009 ...........................................................................................................................33
Hình 2.3 Bản đồ phân bố lƣợng mƣa trung bình năm TP HCM giai đoạn
1990-2009..................................................................................................................34
Hình 2.4 Bản đồ phân bố lƣợng mƣa trung bình năm khu vực Tây Bắc TP
HCM ..........................................................................................................................35
Hình 2.5 Bản đồ phân bố lƣợng mƣa mùa khu vực Tây Bắc TP. HCM ...................39
Hình 2.6 Biến trình lƣợng mƣa bình quân tháng các trạm khu vực Tây Bắc
TP HCM ....................................................................................................................39
Hình 2.7 Bản đồ phân bố lƣợng mƣa ngày điển hình ...............................................41
Hình 2.8 Phân bố lƣợng nƣớc từ mƣa bình quân năm .............................................45
Hình 2.9 Phân bố lƣợng nƣớc từ mƣa bình quân tháng 9 .......................................45
Hình 2.10 Nồng độ TSP trung bình tại các trạm giai đoạn 2007-2009 ...................49
Hình 2.11 Nồng độ NO2 trung bình tại các trạm giai đoạn 2007-2009 ...................50
Hình 2.12 Nồng độ chì trung bình trong khơng khí ven đƣờng tại TP. HCM
giai đoạn 2005-2009 ..................................................................................................51


Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

xiii

Trường ĐH KHXH&NV

Hình 2.13 Mạng lƣới trạm lấy mẫu chất lƣợng nƣớc mƣa năm 2010 ......................52
Hình 2.14 Biểu đồ độ dẫn điện mẫu nƣớc mƣa năm 2010.......................................55
Hình 3.1 những vấn đề cần quan tâm khi thiết kế một hệ thống thu hoạch
nƣớc mƣa ...................................................................................................................67
Hình 3.2 Biểu đồ cân bằng nƣớc trạm Hóc Mơn_năm lƣợng mƣa ứng với tần
suất 50% ....................................................................................................................75
Hình 3.3 Biểu đồ cân bằng nƣớc trạm Hóc Mơn_năm lƣợng mƣa ứng với tần
suất 75% ....................................................................................................................76
Hình 3.4 Biểu đồ cân bằng nƣớc trạm Củ Chi_năm lƣợng mƣa ứng với tần
suất 50% ....................................................................................................................77
Hình 3.5 Biểu đồ cân bằng nƣớc trạm Củ Chi_năm lƣợng mƣa ứng với tần
suất 75% ....................................................................................................................78
Hình 4.1 Các thành phần cơ bản của hệ thống thu nƣớc mƣa ..................................79
Hình 4.2 Một hệ thống thu nƣớc mƣa ......................................................................80
Hình 4.3 Các loại máng dẫn .....................................................................................82
Hình 4.4 Sử dụng vải bạt để tăng cƣờng mái hứng và liên kết bồn chứa .................84
Hình 4.5 Các loại hình bể chứa trong hệ thống thu trữ nƣớc mƣa ............................86
Hình 4.6 Mơ hình liên kết bể chứa nƣớc mƣa...........................................................86

Hình 4.7 Mơ hình thu trữ nƣớc mƣa cho một hộ gia đình ........................................87
Hình 4.8 Lƣới lọc thô máng dẫn (a), xả bẩn (b) và hệ thống lọc nƣớc mƣa (c) .......88
Hình 4.9 Hệ thống xả nƣớc mƣa đầu cơn .................................................................89
Hình 4.10 Mơ hình thu trữ nƣớc mƣa cho nhà máy, công sở, trƣờng học... ............90

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

xiv

Trường ĐH KHXH&NV

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Phiếu điều tra hiện trạng sử dụng nƣớc mƣa ..................................... 105
Phụ lục 2.1: Đƣờng tần suất lý luận lƣợng mƣa năm các trạm .............................. 106
Phụ lục 2.2 : Tổng lƣợng mƣa năm các trạm TP.HCM giai đoạn 1990-2009
(mm) ........................................................................................................................ 108
Phụ lục 2.3 : Lƣợng mƣa bình quân tháng các trạm TP.HCM giai đoạn19902009 (mm) ............................................................................................................... 109
Phụ lục 2.4 : Số ngày mƣa trung bình các tháng trong năm các trạm TP.HCM
giai đoạn1990-2009 (ngày) ..................................................................................... 110
Phụ lục 2.5: Số ngày mƣa các cấp trong tháng, năm các trạm khu vực Tây
Bắc TP.HCM giai đoạn 1990-2009......................................................................... 111
Phụ lục 2.6: Lƣợng mƣa trung bình tuần TP.HCM giai đoạn 1990-2009
(mm) ........................................................................................................................ 112
Phụ lục 2.7: Biến trình lƣợng mƣa tuần các trạm trong khu vực giai đoạn
1990-2009................................................................................................................ 113

Phụ lục 2.8: Lƣợng mƣa ngày lớn nhất năm các trạm TP.HCM giai đoạn
1990-2009................................................................................................................ 114
Phụ lục 2.9: Bảng lƣợng mƣa ngày, tháng 7 /2007 các trạm TP. HCM (mm) ..... 116
Phụ lục 2.10: Kết quả phân tích mẫu nƣớc mƣa năm 2009 ................................... 117
Phụ lục 2.11: Kết quả phân tích mẫu nƣớc mƣa năm 2010 ................................... 118
Phụ lục 2.12: Các đặc trƣng thống kê lƣợng mƣa năm khu vực Tây Bắc
TP.HCM thời kỳ 1990-2009 ................................................................................... 119
Phụ lục 2.13: Bản đồ phân bố lƣợng mƣa tháng khu vực Tây Bắc TPHCM .......... 120
Phụ lục 2.14: Biểu đồ cân bằng nƣớc trạm An Phú ................................................ 123
Phụ lục 2.15: Biểu đồ cân bằng nƣớc trạm Phạm Văn Cội ..................................... 124

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

1

Trường ĐH KHXH&NV

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nƣớc trong tự nhiên đƣợc xem là nguồn tài ngun vơ giá đối với con ngƣời,
nƣớc đóng vai trị quan trọng đối với mọi sinh vật sống_ khơng có nƣớc, khơng có
sự sống. Mặc dù nƣớc tồn tại rất phong phú trên trái đất nhƣng lại phân bố không
đều theo khơng gian và thời gian, có nơi lƣợng nƣớc phong phú đến dƣ thừa thì có
nơi lại khơ hạn, lƣợng nƣớc tập trung trong một ít tháng (3-4 tháng) mùa mƣa
chiếm đến 70_85% lƣợng mƣa năm, trong khi mùa khơ kéo dài chỉ chiếm 20-25%.

Chính sự phân bố khơng đều này cộng với sự biến đổi bất thƣờng của nó là nguyên
nhân gây ra lũ lụt, úng ngập và các đợt hạn hán nghiêm trọng.
Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và gia tăng dân số một
cách mạnh mẽ, tài nguyên nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ suy thoái, cạn kiệt. Sự
suy thoái tài nguyên nƣớc cùng với sự gia tăng ô nhiễm nguồn nƣớc khiến cho
ngƣồn nƣớc sạch ngày càng giảm sút nhanh chóng ở nhiều nơi.
Đối với các quốc gia đang phát triển, tài ngun nƣớc đóng vai trị quan
trọng và đƣợc đặt lên hàng đầu trong việc khai thác, sử dụng và quản lý, song song
với việc phát triển thì việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc cần đƣợc quan
tâm đúng mức. Ngƣợc lại, với các quốc gia đang phát triển hoặc chậm phát triển,
vai trò của nƣớc chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ, dẫn đến việc sử dụng lãng phí và ít có
động thái để bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quí giá này.
Trên thế giới, đặc biệt ở Việt nam từ ngàn xƣa, ngƣời dân vẫn còn tập quán
thu giữ nƣớc mƣa để sử dụng. Trái lại, tại các đô thị lớn, đặc biệt là các vùng ven,
mặc dù nhu cầu sử dụng nƣớc gia tăng do tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa
song hành với sự gia tăng dân số nhanh chóng, trong khi nguồn cung chƣa đáp ứng
đủ thì nguồn tài nguyên nƣớc mƣa quí giá vẫn chƣa đƣợc tận dụng.
Khu vực Tây Bắc TP. HCM gồm hai huyện Củ Chi, Hóc Mơn, là địa bàn cửa
ngõ phía Tây Bắc TP. HCM có những nét đặc thù rất riêng của một vùng ngoại
thành, có tiềm năng to lớn về đất đai, có điều kiện thuận lợi về giao thơng thủy bộ,

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

2


Trường ĐH KHXH&NV

có sơng Sài Gịn ở phía Đơng chảy từ Bắc xuống Nam. Khu vực Tây Bắc TP.HCM
đang diễn ra q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa mạnh mẽ. Cùng với sự gia tăng
dân số nhanh chóng, ơ nhiễm mơi trƣờng do sản xuất nơng nghiệp, công nghiệp, do
chất thải sinh hoạt đã xuất hiện tại nhiều khu vực vồn dĩ trƣớc đây là những vùng
quê trong lành.
Trong điều kiện hiện nay, môi trƣờng và tài nguyên của khu vực không
những chịu áp lực to lớn của đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa tại chỗ mà còn chịu ảnh
hƣởng của xu hƣớng giãn dân, chuyển cơ sở sản xuất ra ngoại thành. Quy hoạch
chung của TP.HCM có thể thấy rõ ý đồ tạo nên các đô thị vệ tinh ngoại thành nhằm
hạn chế sự phát triển quá nhanh và giải tỏa sự tập trung quá tải ở các quận nội thị.
Khu vực Tây Bắc TP.HCM với ƣu thế về đất đai, thuận tiện về giao thông sẽ là khu
vực trọng điểm của xu hƣớng chuyển dịch đơ thị hóa này.
Sự bùng nổ phát triển đơ thị tại khu vực này đã nảy sinh nhiều vấn đề trong
môi trƣờng đô thị cần phải giải quyết trong đó có vấn đề cấp nƣớc cho : i) Các đơ
thị tập trung dân; ii) Vùng ven_nơi có sự chuyển đổi các loại hình sản xuất trong
nơng nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển kinh tế-xã hội, sự chuyển đổi các loại hình
sản xuất, quá trình tập trung dân số với mật độ cao ở các khu vực khác nhau. . . là
những nguyên nhân tạo nên nhu cầu sử dụng nƣớc có chất lƣợng đối với nhu cầu
cuộc sống ngày càng cao và bức thiết.
Trên địa bàn TP. HCM nói chung và khu vực Tây Bắc thành phố nói riêng,
nguồn nƣớc mặt hay nguồn nƣớc ngầm tầng nông bị hạn chế sử dụng do nhiều
nguyên nhân:
+ Hệ thống cấp nƣớc nông nghiệp bị hạn chế do nguồn nƣớc trên một số
kênh rạch bị ô nhiễm bởi nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt hay nhiễm
mặn.
+ Hệ thống cấp nƣớc đô thị không những không theo kịp sự phát triển của đơ
thị mà cịn bộc lộ những hạn chế về nguồn cấp và gia tăng chi phí xử lý là những


Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

3

Trường ĐH KHXH&NV

nguyên nhân làm cho tình hình sử dụng nƣớc là vấn đề lớn và trở nên cấp bách hơn
bao giờ hết.
+ Tình hình ơ nhiễm nƣớc ngầm, sự lún sụt, hạ thấp mực nƣớc ngầm và ảnh
hƣởng mặn của các mạch ngầm tầng sâu hơn do khai thác nƣớc ngầm quá mức và
không hợp lý đang là những hạn chế trong khai thác nguồn nƣớc ngầm
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới -gió mùa, khu vực Tây Bắc TP. HCM có
chế độ mƣa khá đặc sắc, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khu vực này khá cao, vào
khoảng trên 1900 mm, mƣa có cƣờng độ cao, thời gian mƣa ngắn trong ngày, trong
mùa mƣa các ngày có mƣa lại phân bố khá đều, đây là những điều kiện thuận lợi
cho việc thu trữ và sử dụng chúng có hiệu quả với qui mơ lớn.
Ngồi ra vấn đề BĐKH toàn cầu đã đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài
nguyên nƣớc, theo các số liệu ghi nhận đƣợc trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung
bình ở Việt nam tăng 0,70C, trong khi đó lƣợng mƣa tăng không đáng kể. Theo các
kịch bản BĐKH, khu vực Nam Trung bộ và Đơng Nam Bộ (trong đó có TP. HCM)
là những vùng chịu ảnh hƣởng mạnh nhất, một biểu hiện của BĐKH là làm thay đổi
tần suất xuất hiện và lƣợng mƣa hàng tháng, mùa mƣa có lƣợng mƣa tăng cao, mùa
khô lƣợng mƣa giảm đi. Nguồn nƣớc mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và
quá dƣ thừa trong mùa mƣa gây lũ lụt. Nguồn nƣớc ngầm bị suy giảm dẫn đến cạn
kiệt do khai thác quá mức và thiếu nguồn bổ sung.

Trong tình trạng nguồn cung ngày càng khan hiếm cả về nƣớc mặt và nƣớc
ngầm, nhu cầu dùng nƣớc lại tăng lên mạnh mẽ thì nƣớc mƣa là nguồn tài nguyên
rất quan trọng và phong phú lại chƣa đƣợc tận dụng. Sử dụng nƣớc mƣa đƣợc xem
là giải pháp toàn diện cho các vấn đề về tài nguyên nƣớc và môi trƣờng đô thị. Nhu
cầu nghiên cứu và tính tốn các đặc trƣng của yếu tố mƣa (các yếu tố thuận lợi hay
khó khăn, hạn chế trong tình hình biến đổi khí hậu) tạo tiền đề cho việc đánh giá về
tiềm năng khai thác nƣớc mƣa (bao gồm khối lƣợng và chất lƣợng) cùng với các
phƣơng pháp thu hứng, xử lý, lƣu trữ, sử dụng và các giải pháp về quản lý, khai
thác nguồn nƣớc mƣa là rất bức thiết. Vì vậy đề tài “Tài nguyên nước mưa vùng

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

4

Trường ĐH KHXH&NV

Tây Bắc TP.HCM và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước
mưa khu vựcThành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nước ngoài
Trên thế giới, tài nguyên nƣớc mƣa gắn liền với bộ môn thủy văn – tài
nguyên nƣớc, tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu hoàn nguyên lƣợng nƣớc mƣa về
các thủy vực sau khi đã đƣợc sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và
q trình đơ thị hóa, phƣơng pháp mƣa rào_dịng chảy (rainfall-runoff) là một điển
hình, bằng việc tính tốn dịng chảy tại mặt cắt cửa ra từ lƣợng mƣa rơi trên lƣu vực

sau quá trình tổn thất. Vấn đề khai thác, thu trữ nƣớc mƣa_ nguồn tài ngun q
giá có thể tái tạo đƣợc để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đƣợc nhiều quốc gia
trên thế giới quan tâm, nhiều nƣớc đã xây dựng bể chứa nƣớc mƣa vừa có tác dụng
giảm ngập, vừa là nguồn cung cấp nƣớc cho các nhà máy, các sinh hoạt công cộng
và bổ cập cho nguồn nƣớc ngầm. Tùy theo từng quốc gia mà mục đích và việc thu
trữ sử dụng nƣớc mƣa có khác nhau
• Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong sử dụng nƣớc mƣa, tại Tokyo nƣớc
mƣa đƣợc thu trữ , sử dụng để giảm thiểu tình trạng thiếu nƣớc, kiểm sốt ngập lụt
đơ thị và dùng cho các trƣờng hợp khẩn cấp. Đấu trƣờng Sumo-Arena là một điển
hình của hệ thống thu trữ, sử dụng nƣớc mƣa trên diện rộng, với 8400m2 mái nhà là
bề mặt hứng nƣớc và hệ thống bể ngầm 1000m3, nƣớc mƣa đƣợc trữ lại để sử dụng
cho hệ thống nhà vệ sinh và điều hịa khơng khí, đến nay đã có khoảng 750 tịa nhà
tƣ nhân và cơng cộng có hệ thống thu trữ và sử dụng nƣớc mƣa. Tháng 8 năm 1994
Hội nghị quốc tế về sử dụng nƣớc mƣa do Nhật bản đăng cai đƣợc tổ chức tại thành
phố Sumida, Tokyo, chủ đề của hội nghị này là: “Sử dụng nƣớc mƣa để cứu trái
đất_Xây dựng mối quan hệ thân thiết với nƣớc mƣa ở các thành phố”. Tại hội thảo
đã đƣa ra những chính sách và cơng nghệ liên quan đến việc sử dụng nƣớc mƣa, kết
quả lớn nhất của hội nghị là hình thành nên mạng lƣới thơng tin về sử dụng nƣớc
mƣa toàn cầu nhằm bảo vệ trái đất. Việc khai thác và sử dụng nƣớc mƣa đƣợc in

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

5

Trường ĐH KHXH&NV


thành sách “ Nƣớc mƣa và Chúng ta_100 cách sử dụng” của nhóm Raindrop, cuốn
sách nêu lên các lý thuyết chung về sử dụng nƣớc mƣa ở nhiều vùng khác nhau: đô
thị, nông thôn, các vùng đảo xa; Các ý tƣởng, kinh nghiệm trong việc thu gom, lƣu
chứa và sử dụng nƣớc mƣa từ Nhật bản và các quốc gia trên thế giới.
• Singapore, với nguồn tài nguyên đất đai hạn chế và khi nhu cầu dùng nƣớc
ngày một gia tăng, thì việc tìm nguồn nƣớc cũng nhƣ các phƣơng pháp trong thu trữ
nƣớc là một việc cấp bách, trƣớc đây đảo quốc này có 3 nguồn cung cấp nƣớc
truyền thông là tận dụng nguồn nƣớc tại chỗ (chủ yếu là các sông suối nhỏ), nhập
khẩu nƣớc từ Malaysia và lọc nƣớc biển. Khoảng 80% dân số Singapore hiện sống
trong các toà nhà cao tầng, nƣớc mƣa hứng từ các mái nhà đƣợc trữ trong các bồn
chứa trên mái đƣợc dùng cho sinh hoạt (không dùng để uống), với việc sử dụng
nguồn nƣớc mƣa và tiết kiệm năng lƣợng cho việc bơm nƣớc đã tiết kiệm đƣợc 0,21
đôla Singapore trên mỗi m3 nƣớc. Từ năm 1992, sân bay Changi của đảo quốc này
đƣa vào sử dụng hệ thống thu nƣớc mƣa từ đƣờng băng và khu vực lân cận, nƣớc
mƣa đƣợc trữ vào 2 bồn chứa lớn và đƣợc sử dụng cho vệ sinh và phịng chữa cháy.
• Tại Bangladesh, nƣớc mƣa đƣợc xem nhƣ nguồn thay thế an toàn tại các
vùng mà nguồn nƣớc ngầm bị nhiễm asen, từ năm 1997, khoảng 1000 hệ thống thu
trữ nƣớc mƣa đƣợc lắp đặt do diễn đàn các tổ chức phi chính phủ (NGO) về nƣớc
sạch và vệ sinh môi trƣờng tài trợ, nguồn nƣớc mƣa đƣợc thu trữ nhằm sử dụng cho
nhu cầu ăn uống, qua kiểm nghiệm chất lƣợng nƣớc cho thấy nƣớc mƣa có thể đƣợc
bảo quản trong vịng 4-5 tháng mà khơng bị nhiễm khuẩn, dự kiến trong thời gian
tới sẽ thúc đẩy việc sử dụng nƣớc mƣa ở khu vực đơ thị.
• Ở Châu Phi, theo những nghiên cứu mới nhất thì việc THNM có thể giải
quyết tình trạng thiếu nƣớc cho châu lục này. Từ trƣớc đến nay Châu Phi đƣợc xem
nhƣ một lục địa khô nhƣng theo đánh giá của Chƣơng trình mơi trƣờng Liên hiệp
quốc (UNEP) và trung tâm nơng lâm thế giới (ICRAF) thì Châu Phi có tiềm năng
dồi dào về nƣớc mƣa, lƣợng mƣa có thể đáp ứng lớn hơn nhiều lần so với nhu cầu,
tuy nhiên việc sử dụng nƣớc mƣa nhƣ một nguồn cung chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi


Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

6

Trường ĐH KHXH&NV

do nhiều nguyên nhân trong đó có yếu tố kinh tế: chi phí cao trong việc xây dựng hệ
thống trữ nƣớc, diện tích mái hứng khơng đủ… Tuy nhiên cũng đã có nhiều nỗ lực
tăng cƣờng các dự án THNM để cải thiện điều kiện sinh hoạt cho ngƣời dân tại một
số quốc gia Châu Phi nhƣ Botswana, Togo, Mali, Namibia, Zimbabwe, Sierra
Leone, Tanzania. . . đặc biệt là tại Kenya. Lƣợng mƣa hàng năm tại Kenya có thể
thoả mãn 6-7 lần nhu cầu của số dân khoảng 33 triệu ngƣời của nƣớc này, một dự
án thí điểm về THNM đƣợc thực hiện tại vùng Kisamese, huyện Kisamese Tây
Nam Kenya đã giải quyết đƣợc các vấn đề thiếu nƣớc tại địa phƣơng.
Nếu tại các quốc gia đang phát triển THNM đƣợc xem nhƣ một nguồn cung
cho sinh hoạt và sản xuất thì tại các quốc gia Châu Âu nƣớc mƣa đƣợc tận dụng nhƣ
một nguồn bổ trợ. Đức, Hà Lan, Đan Mạch nƣớc mƣa đƣợc sử dụng để bổ cập nƣớc
ngầm, bổ sung nƣớc cho các hồ chứa nhân tạo, tạo ra các tiểu vùng khí hậu trong
lành hơn. Tại Anh, năm 2004 đã hình thành hiệp hội THNM Vƣơng quốc Anh (The
UK Rainwater Harvesting Association) với mục tiêu khuyến khích và quảng bá
cơng nghệ THNM, cung ứng và bảo hành nguyên vật liệu, phụ tùng của hệ thống
thu nƣớc mƣa, nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng nƣớc
mƣa.
Nghiên cứu về nƣớc mƣa trên thế giới có khá nhiều, một số cơng trình tiêu
biểu về THNM phục vụ cho sinh hoạt có thể kể đến là:

- “The Texas manual on rainwater harvesting” của Tiến sĩ Hari J. Krishna,
Chủ tịch Hiệp hội hệ thống thu giữ nƣớc mƣa Hoa Kỳ. Đây là cơng trình khá chi
tiết về hệ thống thu nƣớc mƣa, tác giả đã phân tích lợi ích của việc THNM, giới
thiệu các thành phần của hệ thống nƣớc mƣa, tác giả cũng đề ra các giải pháp để
phát triển hệ thống THNM. Có thể nói đây là một cẩm nang cho các vấn đề về
THNM.
- Janette Worm và Tim van Hattum trong “Thu hoạch nƣớc mƣa để sử dụng
trong gia đình” (Rainwater harvesting for domestic use) đề cập đến các vấn đề xã
hội - kinh tế - môi trƣờng của hệ thống nƣớc mƣa phục vụ cho gia đình, các nội

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

7

Trường ĐH KHXH&NV

dung về tính tốn dung tích bể chứa, lắp đặt, bảo trì một hệ thống nƣớc mƣa cũng
nhƣ xử lý nƣớc mƣa ban đầu đƣợc hƣớng dẫn khá chi tiết. Cuốn sách thích hợp cho
các hộ gia đình ở những vùng nơng thơn tại các quốc gia đang phát triển.
Luận án tiến sĩ của Richard Michael ROEBUCK: “A whole life costing
approach for rainwater harvesting systems”, Đại học Bradford, Anh Quốc, phân tích
các khía cạnh kinh tế-tài chính của các dự án THNM của nhà ở và các cơng trình
cơng cộng (trƣờng học).
Trong nước
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong việc thu trữ và sử dụng nƣớc mƣa

cho nhiều mục đích khác nhau do các Viện, Trƣờng đại học nghiên cứu ứng dụng:
• Đề tài Nghiên cứu của Trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất: “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và xây dựng các giải pháp lƣu giữ nƣớc mƣa vào lòng đất phục vụ chống
hạn và bảo vệ tài nguyên nƣớc dƣới đất vùng Tây Nguyên” tập trung vào việc thu
nƣớc mƣa vào lòng đất ở qui mô lớn dùng để các bổ cập cho tầng nƣớc ngầm,
chống hạn hán trong mùa khô và giảm mức ngập đơ thị khi có mƣa lớn. Đề tài đã
xây dựng đƣợc cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp công nghệ thu gom nƣớc
mƣa đƣa vào lƣu trữ trong lòng đất và bổ sung nhân tạo nƣớc dƣới đất, chống lãng
phí tài nguyên nƣớc, phục vụ khai thác vào mùa khô hạn ở Tây Nguyên. Kết quả
của đề tài làm tiền đề cho việc xây dựng các cơng trình thu gom nƣớc mƣa để đƣa
vào lịng đất tới mọi hộ cơ quan, gia đình ở khu vực Tây Ngun, trên cơ sở đó giải
pháp thốt nƣớc mƣa xuống lịng đất cũng có thể áp dụng để góp phần chống ngập
úng đô thị và bổ sung nhân tạo nƣớc dƣới đất ở những vùng mà trên mặt thì dƣ thừa
nƣớc, cịn trong lịng đất thì có nguy cơ hạ thấp mực nƣớc ngầm (Hà Nội, Buôn Mê
Thuột) hoặc những vùng có nguy cơ cạn kiệt nguồn nƣớc, nguy cơ xâm nhập mặn
(TP. HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu) hay vùng nghèo nƣớc, vùng khơng có nƣớc vào mùa
khơ hạn (ven biển miền trung và Nam Trung bộ).
• Ứng dụng cơng nghệ thu trữ nƣớc mƣa để phục vụ sản xuất nông nghiệp
đƣợc triển khai nghiên cứu thông qua đề tài “Nghiên cứu giải pháp công nghệ trữ

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


Luận văn cao học

8

Trường ĐH KHXH&NV


nƣớc tại chỗ phục vụ canh tác bền vững trên đất dốc và bảo vệ đất chống xói mịn
và sa mạc hố” do Viện Nƣớc, Tƣới tiêu và Môi trƣờng (Viện Khoa học Thuỷ lợi
Việt Nam) chủ trì. Mục tiêu của đề tài là tìm ra đƣợc các loại hình thu trữ nƣớc
nhằm đảm bảo kinh phí xây dựng thấp nhất, tuổi thọ cao và dễ dàng áp dụng, quản
lý vận hành đối với ngƣời nông dân. Đề tài đã nghiên cứu và áp dụng thành cơng 3
cơng nghệ thu trữ nƣớc tại Hịa Bình và Bình Thuận, bao gồm: Thu trữ nƣớc bằng
tấm bạt nhựa có độ bền cao; thu trữ nƣớc bằng cơng nghệ xi măng vỏ mỏng; thu trữ
nƣớc bằng công nghệ xi măng - đất. cho những khu vực địa chất khác nhau, Kết quả
nghiên cứu của đề tài đƣợc kiểm chứng sau 3 năm thực hiện, đã có khoảng 50 cơng
trình thu trữ nƣớc đƣợc nhân rộng cho gần 50 hộ dân thuộc các địa bàn tỉnh Bình
Thuận, Ninh Thuận, Hịa Bình và một số dự án dự kiến áp dụng cơng nghệ này tại
Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Kết quả triển khai các giải pháp công nghệ ''Thu trữ nƣớc
mƣa phục vụ canh tác bền vững trên đất dốc, bảo vệ đất, chống xói mịn và phịng
chống sa mạc hóa'' cho thấy đây là giải pháp mới, phù hợp cho các vùng đất dốc
không đƣợc hƣởng lợi từ các cơng trình thủy lợi, đặc biệt là các vùng đất đang có
nguy cơ sa mạc hóa nhƣ vùng ven biển Nam Trung Bộ.
• Một dự án khoa học cơng nghệ thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia do
Tiến sĩ Nguyễn Bá Trinh (Viện Hoá học, Viện Khoa học Việt nam) chủ trì đã thực
hiện thành cơng cơng nghệ “Trữ nƣớc mƣa trên cát” với chi phí thấp và dễ dàng
thực hiện. Công nghệ mới này cho phép khai thác triệt để nguồn tài nguyên nƣớc
mƣa, góp phần giải quyết nguồn nƣớc cho các vùng biển, hải đảo thƣờng khan hiếm
nƣớc dùng cho sinh hoạt, trồng trọt hay những nơi mùa mƣa phân bố không đều
trong năm. Công nghệ này hiện đang đƣợc áp dụng tại huyện đảo Cát Hải (Hải
Phòng) và huyện ven biển Thạnh Phú (Bến Tre). Quy trình thực hiện trữ nƣớc mƣa
trên cát bằng việc tạo ra một hồ chứa đầy cát, và thành hồ đƣợc xử lý bằng vật liệu
chống thấm. Diện tích đào hồ cát tuỳ theo nhu cầu sử dụng và tuỳ thuộc vào lƣợng
mƣa tại địa phƣơng. Ngƣời dân có thể tự làm hồ trữ nƣớc với quy trình đơn giản,

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011


Khoa Địa lý


Luận văn cao học

9

Trường ĐH KHXH&NV

thời gian sử dụng lâu dài, chi phí thấp. Chất lƣợng nƣớc trữ đáp ứng nhu cầu nƣớc
sinh hoạt (ăn, uống).
• TP. HCM có các cơng trình nghiên cứu liên quan đến mƣa nhƣ đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh thái (ecological engineering) xây dựng hệ
thống tiêu thốt nƣớc đơ thị bền vững (SUDS), góp phần phịng chống ngập úng,
lún sụt và ơ nhiễm ở TP. Hồ Chí Minh” do PGS.TS Đồn Cảnh _Viện Sinh học
Nhiệt đới chủ trì. Khác với các dự án và chƣơng trình thốt nƣớc đơ thị trƣớc đây là
tuân theo phƣơng thức thoát nhanh nƣớc mƣa để tránh ngập với các giải pháp cơng
trình đƣợc đề xuất bao gồm: cải tạo kênh rạch, sử dụng khu vực điều tiết tự nhiên,
sử dụng hệ thống bơm tiêu, xây dựng mƣơng và cơng thốt nƣớc… Đề tài đã lựa
chọn giải pháp “ Hệ thống tiêu thốt nƣớc đơ thị bền vững_Sustainable Ubran
Drainage System (SUDS)”. SUDS là giải pháp tổng hợp các mục tiêu: i) phòng
chống ngập úng, lún sụt cơ sở hạ tầng, ii) bổ cập nguồn nƣớc ngầm, iii) giảm thiểu
ơ nhiễm mơi trƣờng và iv) xanh hố đơ thị. Nƣớc mƣa đƣợc làm sạch sau sử dụng
cũng nhƣ sau khi chảy tràn qua môi trƣờng trƣớc khi trả về với với thuỷ vực tiếp
nhận, SUDS chủ trƣơng làm chậm lại các quá trình trên và đƣa nƣớc mƣa phục vụ
cộng đồng mà không gây ngập đô thị. Đề tài đã đề xuất áp dụng các giải pháp
SUDS để tiêu thốt nƣớc mƣa cho khu vực cơng viên Hồng Văn Thụ (Quận Tân
Bình) và cơng viên Gia Định (Quận Phú Nhuận).
• Một số nghiên cứu về hiện trạng mƣa axit ở khu vực phía Nam, theo đó tập

trung nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc mƣa, phân tích các nhân tố gây nên mƣa axit
đặc biệt trong điều kiện tốc độ đơ thị hố, cơng nghiệp hố ngày càng cao ở khu
vực.
Nhìn chung các nghiên cứu về mƣa đƣợc nhìn nhận theo nhiều khía cạnh
khác nhau, thƣờng chỉ quan tâm nhiều đến mục tiêu chính của đề tài, chƣa có tính
hệ thống trong việc đánh giá tài nguyên nƣớc mƣa, trên cơ sở xem nƣớc mƣa nhƣ
một nguồn tài nguyên tái tạo quí giá, là giải pháp bổ sung hoặc thay thế khả thi cho
nguồn cấp nƣớc_ngày càng khan hiếm và đắt đỏ.

Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ TNMT –khóa 2008-2011

Khoa Địa lý


×