Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

sáng kiến kinh ngiệm bòi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.25 KB, 29 trang )

Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

MỤC LỤC
MỤC LUC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
A. PHẦN MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
B. NỘI DUNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. THỰC TRẠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
III. BIỆN PHÁP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Biện pháp 1:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Biện pháp 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Biện pháp 3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1
2
4
4
4
7
7
7
8
26
26
27
28
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy


1
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

- Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật những điều sâu
sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện qua các tác phẩm (câu chuyện bài thơ,
bài văn ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ), thậm chí một từ
ngữ có giá trị trong (câu văn, câu thơ).
- Cảm thụ văn học làm cho học sinh phát triển khả năng tư duy, óc thẩm mỹ và
cảm nhận sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Để giúp học sinh có tư duy phát triển thì hiện nay trong nhà trường Tiểu học
môn Tiếng Việt càng được coi trọng cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Để
học sinh có được các kĩ năng trên thông qua các giờ Luyện từ và câu, Tập làm văn
thì chưa đủ mà học sinh cần được bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn trong các giờ
Tập đọc và trong các buổi hoạt động ngoại khóa học sinh được tiếp xúc với thiên
nhiên, con người, thời tiết, văn hóa Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu
được ý nghĩa của các bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ và mới thấy được nét đẹp
của thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.
Gần đây việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh còn nhiều hạn chế. Ngay cả
giáo viên còn lúng túng khi dạy cảm thụ văn học cho học sinh. Nhiều giáo viên
ngại dạy Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn, kể cả những tiết dạy chuyên
đề, tiết dạy thi giáo viên giỏi. Qua đi dự giờ, thăm lớp thì hầu hết giáo viên dạy các
bài Tập đọc, Học thuộc lòng hay Luyện từ và câu, Tập làm văn cho học sinh và
chưa có một tiết dạy chuyên đề “ Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh để nâng
cao chất lượng học sinh giỏi”. Trong khi đó ở trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh
Khiêm – Cầu Giấy học sinh được giáo dục, phát triển một cách toàn diện, các em
học tất cả các môn theo quy định của Bộ giáo dục ngoài ra các em được học Tiếng
Anh (8 tiết/tuần), học Giá trị sống, tham gia các câu lạc bộ Âm nhạc, Mĩ thuật, tiết
tự chọn cờ vua , tham gia các hoạt động ngoại khóa thường xuyên. Chính vì thế
mà không có nhiều thời gian để dạy cảm thụ văn học cho học sinh mà giáo viên chỉ
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy

2
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

kết hợp lồng ghép khi dạy phân môn Tập đọc và Tập làm văn thông qua phần tìm
hiếu bài và qua các tiết trả bài của phân môn Tập Làm văn. Nhà trường chỉ bố chí
dạy bồi dưỡng vào sáng thứ bảy hàng tuần chỉ dành cho một nhóm học sinh giỏi.
Còn về phía học sinh thì bài vở nhiều, cả ngày trên lớp tối về mệt mỏi, ít thời gian
đọc sách vở, không dành nhiều thời gian học nhiều ở nhà, phần lớn học sinh thích
học Toán nhưng ngại học Tiếng Việt nhất là học Tập làm văn, càng sợ cảm thụ văn
học, đối với nhiều học sinh cảm thụ văn học rất xa lạ. Khả năng cảm thụ văn học
của các em kém, diễn đạt trên giấy còn vụng về, chưa cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của bài thơ, bài văn. Ngay từ đầu năm học khi tôi được phân công dạy lớp 5 và
được giao nhiệm vụ bồi dưỡng môn Tiếng Việt, tôi nhận thấy học sinh thường hay
mắc phải sai lầm đó là không đọc kĩ đề bài, chưa hiểu đoạn thơ, đoạn văn đã bắt
đầu làm bài và chưa khai thác được các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ, văn
đó
Nhằm khắc phục tình trạng trên và để nâng cao chất lượng dạy và học trong
nhà trường, tôi đã chọn đề tài “ Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp
5” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
3
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định:“ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy”.
Ngôn ngữ của con người phát triển chứng tỏ tư duy phát triển. Để tư duy phát triển
thì chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn luôn được chú ý và coi trọng,
đồng thời nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 là
nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt hình thành thói quen giữ

gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự dẫn dắt của thầy, cô. Những bài thơ, bài
văn hay trong sách giáo khoa đem đến biết bao điều kì thú, hấp dẫn. Tuy nhiên
muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt mỗi em cần phải tự
giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt. Các em cần có sự say mê, hứng thú khi
tiếp xúc với thơ, văn, chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế, cuộc sống và văn
học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn
văn về cảm thụ văn học. Đồng thời mỗi giáo viên khi dạy học môn Tiếng Việt phải
đạt được những mục tiêu cơ bản nhất định và cũng phải đưa ra những yêu cầu cao
hơn với những học sinh có khả năng cảm thụ văn học tốt thì việc bồi dưỡng cảm
thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 mới có hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG
Quá trình giảng dạy, tôi thấy việc dạy cho học sinh lớp 5 biết cảm thụ các bài
thơ, bài văn là rất khó khăn, còn nhiều hạn chế đối với người thầy. Nguyên nhân là
do giáo viên còn non kém về kiến thức văn học, nhiều giáo viên chưa nắm rõ mục
tiêu của tiết dạy cảm thụ, không quan tâm đến đối tượng học sinh giỏi có năng lực
cảm thụ văn học và bản thân giáo viên chưa nhiệt tình, tận tâm say mê với nghề.
Tôi đã thực nghiệm dạy học ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường Tiểu học
Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy. Kết quả khảo sát thực tế đầu năm khi học sinh
chưa được học bồi dưỡng.
KIỂM TRA (15 phút)
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
4
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Trong bài “Việt Nam thân yêu” (Tiếng Việt lớp 5-Tập 1), Nhà thơ Nguyễn
Đình Thi có viết:
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
Nêu những cảm nghĩ của em khi đọc đoạn thơ trên ?
* Kết quả:
Sĩ số lớp 24
Thang điểm
5 6 7 8 9 10
Tỉ lệ đạt
4
16,7%
7
29,2%
6
25%
2
8,3%
3
12,5%
2
8,3%
Qua bài khảo sát đầu năm, nhìn vào thang điểm trên, ta thấy số điểm giỏi nhìn
chung thấp, chiếm 20,8% điểm giỏi. Các em viết chưa hay, chưa đảm bảo được các
yêu cầu khi viết bài văn cảm thụ. Bài viết còn sơ sài, chưa nêu được biện pháp nghệ
thuật, nội dung đoạn thơ, tác giả bài thơ, chưa bộ lộ được cảm xúc của mình đối với
cảnh vật trong bài thơ “Đất nước Việt Nam”. Một số em phân tích quá dài không
đúng nội dung, còn liên miên. Một số em viết quá ngắn chỉ viết được “Đất nước
Việt Nam ta rất đẹp, có biển lúa rộng mênh mông, có cánh cò bay lả dập dờn, có
mây che đỉnh Trường Sơn sớm chiều ”Bên cạnh đó, một số em còn sai lỗi chính
tả. Ví dụ tên riêng Việt Nam, Trường Sơn cò viết việt nam, trường sơn. Viết chính
tả còn sai thì làm sao cảm nhận được các hay, cái đẹp, các giá trị nghệ thuật trong
bài. Các em làm như vậy là do chưa đọc kĩ đề, chưa đọc hiểu để cảm nhận nội

dung, các giá trị nghệ thuật trong bài hoặc do giáo viên chưa có phương pháp dạy
hướng dẫn các em cảm thụ Chính vì thế, qua thực tế giảng dạy và bằng kinh
nghiệm của mình, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp “ Dạy cho học sinh giỏi
lớp 5 biết cảm thụ văn học ” để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
5
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

II. BIỆN PHÁP
Việc bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 đòi hỏi người thầy
phải nắm được cái đích trong bài dạy mà thầy trò cùng đạt được. Người thầy trước
tiên phải có kiến thức tốt về văn chương, có phương pháp giảng dạy tối ưu, tận tâm
với nghề, đồng thời người thầy phải phát hiện được đối tượng học sinh có năng
khiếu văn ở lớp mình, biết sắp xếp thời gian, lựa chọn bài dạy một cách khoa học,
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
6
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

hợp lí, thường xuyên theo dõi quá trình học tập của học sinh để giúp các em khi
đọc bài thơ, khi nghe bài thơ bộc lộ tốt cảm xúc của mình diễn đạt trên trang giấy.
Bước đầu người thầy phải giúp học sinh hiểu được:
Thế nào là cảm thụ văn học?
Là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của
văn học thể hiện trong tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ, thậm chí một từ ngữ).
Các biện pháp cụ thể:
Biện pháp1. Phát hiện học sinh có năng khiếu cảm thụ văn học.
Tôi thấy việc phát hiện học sinh có năng khiếu không chỉ thông qua khảo sát
kiểm tra mà trong quá trình dạy đưa ra những câu hỏi thông minh, hoặc các dạng
bài tập để phát hiện học sinh, có thể qua các giờ Tập đọc, giờ Tập làm văn, qua
các môn học khác, hoặc khi giao tiếp tôi sẽ phát hiện được học sinh có năng khiếu

văn. Trong quá trình giảng dạy tôi đưa các câu hỏi bài tập nâng cao lồng ghép qua
tìm hiểu phần nội dung bài học Tập đọc hoặc qua tiết Tập làm văn để phát hiện học
sinh có năng khiếu. Nếu phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu văn thì các câu
hỏi , dạng bài tập sẽ được nâng cao hơn qua các bài học.
Biện pháp 2. Lập kế hoạch, điều chỉnh giáo án dạy và bố trí thời gian bồi
dưỡng.
Tôi đã nghiên cứu chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 gồm 35 tuần, mỗi tuần 2
bài tập đọc. Tổng là 70 bài tập đọc: 51 bài văn xuôi, 19 bài thơ.
Sau khi nắm bắt và phát hiện học sinh có năng khiếu cảm thụ văn học, tôi đã
lập kế hoạch bồi dưỡng, điều chỉnh giáo án dạy học sao cho phù hợp các đối tượng
học sinh. Tôi có thể điều chỉnh một số nội dung trong giáo án, phần nào nói nhiều,
phần nào nói ít hoặc bổ sung câu hỏi, bài tập nâng cao hoặc xây dựng kế hoạch nội
dung kiến thức theo mảng chủ điểm.
Sau khi nghiên cứu kĩ chương trình, tôi bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học
sinh,có thể lồng vào bài dạy ở lớp thông qua các môn học Tập đọc hoặc Tập làm
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
7
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

văn hoặc bố trí dạy riêng các em học sinh giỏi một tuần sắp xếp dạy từ 1 đến 2
buổi, có thể chọn đối tượng học sinh để bồi dưỡng riêng vào thứ bảy hàng tuần.
Biện pháp 3. Soạn thảo, lựa chọn 5 dạng bài tập cơ bản, ra một số đề
kiểm tra trắc nghiệm, phiếu học tập, câu hỏi gợi mở thông minh.
Chọn một số bài văn, bài thơ hay yêu cầu học sinh đọc kĩ, thuộc. Giáo viên có
thể sử dụng các hình ảnh công nghệ thông tin Slide tĩnh, động để minh họa nội
dung bài. Thông qua đó học sinh nhìn thấy và cảm nhận thấy cái hay, cái đẹp trong
bài Muốn cho các em viết được bài cảm thụ thì ngoài ra phải giúp các em nắm
chắc 4 yêu cầu.
Bốn yêu cầu cần thiết khi viết bài văn cảm thụ văn học:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm;

2. Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ, đoạn văn;
3. Nội dung chính của bài thơ, bài văn;
4. Phần giáo dục tình cảm của người viết đối với cảnh vật trong đoạn thơ,
đoạn văn.
Khi viết một bài cảm thụ văn học các em cần viết 12-15 câu, chữ đẹp, diễn
đạt trôi chảy, biết phát hiện biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp
ngữ), sử dụng từ ngữ chính xác khi viết. Nêu được nội dung chính đoạn thơ, đoạn
văn, bài thơ, bài văn. Từ đó bộc lộ tình cảm của mình với cảnh vật trong bài. Sau
khi học sinh nắm được các yêu cầu viết bài cảm thụ tôi cho học sinh tìm hiểu 5
dạng bài tập cơ bản về cảm thụ.
Những yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học:
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu bài tập (Cho học sinh đọc đi, đọc lại
nhiều lần, đọc hiểu thì mới cảm thụ được, phải trả lời được điều gì ?, Cần nêu bật
được ý gì ?)
Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hay đoạn trích được nêu trong đề
bài (dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu, ví dụ cách dùng từ, đặt câu,
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
8
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng nghệ thuật quen thuộc như: so sánh,
nhân hóa, điệp ngữ, đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu
sắc)
Bước 3: Viết đoạn văn về cảm thụ văn học:
+ Một câu mở đoạn để dẫn dắt người đọc.
+ Thân đoạn:
-Tìm hiểu về mặt nội dung
- Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật
+ Kết đoạn: Kết thúc đoạn văn.
Bước tiếp theo Người thầy còn giúp các em nhận biết 5 dạng bài về cảm thụ văn

học. Cách viết và trình bày bài làm của mình sâu sắc. Muốn làm được điều đó thì
người thầy phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, thu hút học sinh để các
em say mê với văn chương, yêu thích môn Tiếng Việt. Ngoài ra, người thầy phải
xác định công việc dạy cảm thụ văn học cần phải làm.
Năm dạng bài tập cơ bản về cảm thụ văn học:
- Dạng 1: Bài tập tìm hiểu tác dụng cách dùng từ đặt câu sinh động
- Dạng 2: Bài tập phát hiện hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả.
- Dạng 3: Bài tập tìm hiểu một số biện pháp tu từ gần gũi với học sinh tiểu
học.
- Dạng 4: Bài tập về đọc diễn cảm và sáng tạo.
- Dạng 5: Bài tập bộc lộ cảm thụ văn học qua đoạn viết ngắn.
* Muốn các em làm được 5 dạng bài tập cơ bản về cảm thụ văn học thì bản
thân người thầy phải lựa chọn các bài tập cho phù hợp, có thể xen lồng câu hỏi
luôn vào các bài tập đọc hoặc bố trí thời gian luyện thêm vào buổi học khác. Bằng
phương pháp trắc nghiệm, so sánh, hỏi đáp, gợi mở, bằng hình thức trò chơi đố
vui, giao lưu, để các em cảm thụ văn chương một cách tự nhiên, say mê, thích thú
không gò ép.
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
9
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Dạng 1: Bài tập tìm hiểu về cách dùng từ đặt câu sinh động.
Bài tập 1 : Trong bài thơ “ Sắc màu em yêu” –Tiếng Việt 5-Tập I của tác
giả Phạm Đình Ân. Từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần và có tác dụng như thế
nào?
Qua bài tập này mục đích của tôi là muốn cho các em khi học xong bài thơ các
em biết phát hiện ra từ ngữ hay. Và tôi muốn biết tại sao các em lại thích từ đó.
Bài tập yêu cầu gì ?
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Cho lớp làm vào phiếu học tập.

- Cho học sinh đọc bài của mình.
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét.
Bài của bạn viết đúng theo yêu cầu của đề bài chưa?
Từ nào được lặp lại nhiều lần mà bạn đã phát hiện ra? Lặp lại có tác dụng gì?
Em bổ sung cho bạn.
- Sau đó chữa một vài bài.
Thu phiếu học tập.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh: Trong bài thơ “ Sắc màu em yêu” của tác giả
Phạm Đình Ân. Điệp từ “em yêu” được nhắc lại nhiều lần (8 lần) có giá trị nghệ
thuật sâu sắc: vừa làm cho giọng thơ thiết tha, vừa làm nổi bật tình yêu nồng nàn
đối với sắc màu rực rỡ, màu của đất nước Việt Nam.
Tình yêu bao la của em hướng về cảnh đẹp, em yêu tất cả sắc màu Việt nam.
Em yêu thiên nhiên yêu đất nước con người Việt Nam. Tâm hồn em thật trong
sáng. Em là con người hạnh phúc.
- Giáo viên chấm bài của học sinh.
Qua bài làm của học sinh ở bài tập này tôi nhận thấy các em phát hiện từ ngữ
hay trong thơ văn còn rất kém, các em không thấy được tại sao tác giả lại dùng từ
ngữ đó và để ngầm cho ta thấy gì? Tôi tiếp tục đưa ra bài tập đối với đoạn văn.
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
10
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Bài tập 2: đoạn văn dưới đây thành công gì trong cách dùng từ ngữ? Điều
đó góp phần miêu tả nội dung như thế nào?
“Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt,tiếng lợn eng éc, tiếng gà
chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người léo xéo, thỉnh thoảng lại điểm những tiếng
ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buồn dầu, sợ sệt”
Hướng dẫn học sinh:
- Giao bài tập cho học sinh yêu cầu hai học sinh đọc.
Gợi ý:

- Từ láy nào gợi tả âm thanh ? Các em gạch chân từ đó.
- Từ láy nào gợi tả hình dáng?
- Dùng từ láy như vậy có tác dụng gì?
- Nội dung đoạn văn nói gì ?
- Cho học sinh làm bài sau đó thu bài chấm.
Qua bài làm của học sinh tôi nhận thấy đã có một số em có năng khiếu viết tốt
khi cô giáo gợi ý câu hỏi, nhưng rất ít, tôi sửa chữa và giúp các em cách phát hiện
các từ láy gợi tả bằng cách:
Giáo viên gợi ý cho học sinh: Đoạn văn thành công trong cách dùng từ gợi tả
âm thanh ( kĩu kịt, eng éc, chíp chíp, cạc cạc, léo xéo). Các từ gợi tả hình ảnh (vung
vẩy, thoăn thoắt). Điều đó góp phần miêu tả sinh động cảnh người và vật ở thôn
quê đang gồng gánh hàng họ đi chợ với không khí nhộn nhịp khẩn trương.
Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút
Đề bài:
Trong bài “Mùa thảo quả”- Tiếng Việt 5 - Tập I Nhà văn Ma Văn Kháng
tả hương thơm trong rừng thảo quả như sau:
“Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi,
đưa hương thảo quả ngọt lựng thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
11
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

thơm, cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi rừng thảo quả về, hương thơm đậm
trong từng nếp áo nếp khăn ”
Em hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm
của thảo quả chín trong đoạn văn trên?
Hướng dẫn học sinh làm bài qua các câu hỏi sau:
- Qua đoạn văn trên em thích câu nào nhất? Vì sao?
- Từ nào em thích nhất? Vì sao?
Qua bài làm của học sinh các em viết rất tốt. Đã nêu được điệp từ “thơm”

dùng các từ “thơm nồng”, “ thơm đậm” để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả
chín. Các em đã phát hiện được câu đầu tuy dài nhưng ngắt thành nhiều cụm từ
diễn tả gió mang hương thơm thảo quả bay đi lan rộng. Ba câu tiếp theo khẳng định
hương thơm thảo quả lan toả thấm đượm,thơm mãi với thời gian.
Giáo viên gợi ý cho học sinh: Tác giả lặp lại liên tiếp ba lần điệp từ “thơm”,
dùng các từ “thơm nồng”, “thơm đậm” để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả
chín, câu đầu đoạn văn tuy hơi dài nhưng được ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả
mùi thơm của thảo quả chín trong rừng bay đi xa rộng, ba câu ngắn tiếp theo càng
khẳng định hương thơm của thảo quả chín như lan toả, thâm đượm vao cả thiên
nhiên trời đất, hương thảo quả chín ủ ấp thiên nhiên trời đất. Hương thảo quả chín ủ
ấp trong từng nếp áo , nếp khăn của người đi từ rừng về, thơm mãi với thời gian.
Dạng 2: Bài tập phát hiện hình ảnh chi tiết có gợi tả:
Bài tập 1: Trong bài ca về trái đất, nhà thơ Định Hải viết:
“Trái đất náy là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giũa trới xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nao cho trái đất quay!”
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì về trái đất thân yêu?
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
12
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Mục đích tôi đưa ra bài tập này cho học sinh muốn các em phát hiện từ và từ
những câu chữ các em cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
- Yêu cầu học sinh làm bài 15 phút.
- Tôi chấm bài của học sinh.
Qua kết quả bài làm của học sinh tôi thấy các em không làm được. Một vài bài
tạm được nhưng thiếu ý.
- Tôi cho học sinh làm lại bằng cách:

Gợi ý: Em thường vẽ những gì biểu tượng cho hoà bình?
- Đoạn văn trên cho ta thấy cảnh đất nước Việ Nam như thế nào?
- Từ nào là điệp từ, điệp ngữ trong đoạn văn?
- Cho học sinh làm bài.
- Chấm, chữa, bổ sung bài làm cho học sinh.
Qua bài tập thứ hai các em làm tốt hơn, một số em viết rất tốt. Tôi ra đề kiểm tra.
KIỂM TRA (15 phút)
Bài tập 2: Cho học sinh tự làm
Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ được nhà thơ Bằng
Việt gợi tả câu thơ trong bài “Mẹ” như sau:
“ Con bị thương nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần, mà lặng lẽ
Nhà yên ắng. Tiếng chân đi rất nhẹ
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà”
Hãy nêu cảm nhận của em trong 2 khổ thơ trên?
- Thu bài, chấm và chữa bài cho học sinh.
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
13
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Qua bài tập 2 này tôi nhận thấy học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu. Chỉ có một
số ít các em nêu được một phần nội dung. Tôi gợi ý cho học sinh.
Đặt câu hỏi:
- Trong bài thơ em thích nhất từ gì? Vì sao em thích từ đó?
- Câu thơ nào miêu tả tình cảm của con với mẹ và mẹ đối với con?
- Con ở đây là ai? Mẹ ở đây là ai?

Giáo viên gợi ý cho học sinh: Hình ảnh người mẹ chiến sĩ được gợi tả qua 2
khổ thơ của nhà thơ Bằng Việt thật cảm động. Mẹ thương anh chiến sĩ, thương binh
như thương đứa con đẻ của mình. Chăm sóc anh “âm thầm” và “lặng lẽ”. Căn nhà
yên ắng chỉ có tiếng chân đi rất nhẹ của mẹ như giữ gìn, nâng niu giấc ngủ cho con.
Mẹ đem cho con “trái bưởi đào, canh tôm nấu khế” để con đỡ “xót lòng, nhạt
miệng”. Mẹ làm cho con bởi hương vị củ khoai nướng, ngô bung đậm đà tình quê
hương. Khiến cho mỗi sớm mai trong nhà vấn nương làn khói ấm. Có thể nói hình
ảnh người mẹ chiến sĩ của nhà thơ Bằng Việt qua bài “ Mẹ” là hình ảnh đẹp của
quê hương Việt Nam thân yêu.
Dạng 3: Bài tập tìm hiểu một số biện pháp tu từ gần gũi với
học sinh tiểu học (nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ).
Bài tập1: Trong bài “Về ngôi nhà đang xây” tác giả viết:
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà đang xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhô lên như một mầm cây.
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
14
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
(Đồng Xuân Lan)
- Em có cảm nhận gì trong đoạn thơ trên?

Để trả lời được câu hỏi trên giáo viên đua các câu hỏi nhỏ hỏi:
+ Tìm từ thể hiện sự so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ?
+ Nội dung đoạn thơ là gì?
+ Khi viết cảm thụ cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Cho học sinh viết bài.
Giáo viên chấm bài, nhận xét:
Giáo viên gợi ý. Bài thơ: “Về ngôi nhà đang xây” tác giả Đồng Xuân Lan rất
khéo léo sử dụng các từ ngữ thật tinh tế thể hiện sự so sánh “tựa”, “giống”, “như”
và điệp từ “ngôi nhà” được nhắc lại 4 lần. Tác giả còn nhân hoá hình ảnh ngôi nhà
đang xây là hình ảnh của trẻ nhỏ. Với một hình ảnh rất bình thường, những ngôi nhà
xây dở tác giả bài thơ muốn nói lên một điều lớn lao. Đó là ca ngợi sự đổi thay của
đất nước. Đất nước ta đang thay da đổi thịt, ngày càng có nhiều ngôi nhà mới được
xây dựng, bài thơ thể hiện một suy nghĩ của các em nhỏ là niềm tự hào đứng trước
sự thay đổi của quê hương đất nước đàng hoàng bởi những ngôi nhà mới xuất hiện.
Qua bài làm của học sinh về tìm biện pháp nghệ thuật ( nhân hoá, so sánh,
điệp từ, điệp ngữ) các em cũng được học ở lớp dưới. Do đó các em làm rất tốt. Tuy
nhiên, một số em cũng không nêu được ngôi nhà mới xây là sự đổi thay của quê
hương.
Dạng 4:Bài tập đọc diễn cảm có sáng tạo.
Bài dạy: Hạt gạo làng ta
( Trần Đăng Khoa)
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
15
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

- Giúp học sinh đọc đúng các từ ngữ trong bài: phù sa, Kinh Thầy, sen thơm,
tiền tuyến, phương xa. Biết cách ngắt nhịp các dong thơ, biết cách đọc vắt 2 câu thơ
với nhau.
- Hiểu được các từ ngữ: cá cờ, phù sa, hạt vàng.
- Nôi dung bài thơ: Bài thơ ca ngợi hạt gạo làng ta, hạt gạo mang hương quê

nhà, thấm bao công sức mồ hôi, thấm bao mồ hôi, xương máu của bà con dân cày,
của mẹ hiền, của tuổi thơ, tự hào hạt gạo làng ta là hạt vàng mang tình quê hương
trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau khi đọc xong bài tập đọc, tôi kiểm tra học thuộc lòng của học sinh và đưa
ra phiếu kiểm tra đọc hiểu bằng hình thức trắc nghiệm như sau:
PHIẾU KIỂM TRA ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH
(TRẮC NGHIỆM)
BÀI: “HẠT GẠO LÀNG TA”
(Trần Đăng Khoa)
Câu 1: Hạt gạo chứa những gì quý giá của làng quê? Chọn câu trả lời
đúng:
A. Vị phù sa của sông Kinh Thầy
B. Hương sen thơm
C. Lời mẹ hát về cuộc sống có vị ngọt bùi, đắng cay
D. Tất cả những điều nêu ở câu trả lời A, B, C
Câu 2: Điền vào chỗ trống các chi tiết trong bài cho thấy nỗi vất vả của
người nông dân khi làm ra hạt gạo.
A. Vượt qua những khó khăn trong tự nhiên
B. Vượt qua những khó khăn nguy hiểm trong chiến tranh
Câu 3: Các bạn nhỏ đã làm gì để góp công để làm ra hạt gạo? Chọn câu
trả lời đúng nhất.
A. Tát nước chống hạn
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
16
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

. Bắt sâu hại lúa
C. Gánh phân ra bón cho lúa
D. Tất cả các câu trả lời A, B, C
Câu 4: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?

A. Hạt gạo chứa đựng những gì quý giá nhất của làng quê ta.
B. Vì hạt gạo chứa đựng công sức lao động vất vả của bà con nông dân, của
các bạn nhỏ.
C. Vì hạt gạo nuôi sống con người ở khắp nơi.
D. Vì hạt gạo nuôi các chú bộ đội ăn no, đánh thắng quân thù.
E. Vì tất cả các lý do nêu trong những câu trả lời A, B, C, D.
Giáo viên đưa ra đáp án:
Câu 1: Đáp án đúng: D
Câu 2: Đáp án đúng:
A. Điền thêm là: mùa bão tháng bảy, mùa mưa tháng ba, những ngày hè nóng
như thiêu tháng sáu.
B. Điền thêm là: làm ruộng dưới làn bom đạn giặc, người ở quê hương phải
làm thay việc của người đi chiến đấu, đi làm đồng nghỉ ăn cơm ở những con hào để
tránh bom, đạn.
Câu 3: Đáp án đúng: D
Câu 4: Đáp án đúng: E
Qua phần trắc nghiệm tôi thấy học sinh làm rất tốt. Do đó tôi cho học sinh viết
bài cảm thụ một đoạn văn ngắn ở dạng bài tập 5.
Dạng 5: Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua 1 đoạn
thơ, đoạn văn ngắn.
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
17
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Mục đích của dạng bài tập này là tôi muốn học sinh đạt được là biết viết đoạn
thơ, đoạn văn cảm thụ theo 4 yêu cầu: giới thiệu tác giả và bài thơ, biện pháp nghệ
thuật, nội dung đoạn thơ, giáo dục.
Bài tập 1: Trong bài “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi xa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào?
Hình ảnh đối lập gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Cho học sinh làm bài.
- Giáo viên chấm theo biểu điểm:
Mức giỏi: Nêu được ý cơ bản thông qua từ ngữ cụ thể, diễn đạt có cảm xúc.
Mức khá: Nêu được ý chính không dẫn ra từ ngữ cụ thể, diễn đạt mạch lạc.
Mức trung bình: Nêu gần đúng, diễn đạt không rõ ràng.
Mức yếu: Tỏ ra chưa hiểu, diễn đạt dài dòng, lủng củng.
- Nhận xét bài làm của học sinh
- Giáo viên gợi ý cho học sinh:
Đoạn thơ “Hạt gạo làng ta” của Nhà thơ Trần Đăng Khoa tác giả đã sử dụng
khéo léo và tinh tế điệp từ “có” và hình ảnh so sánh “nước như ai nấu”. Hình ảnh
đối lập: “Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy”. Hạt gạo làng ta đã vượt qua, đã
từng trải qua biết bao khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
18
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được
làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ
hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên bờ /
Mẹ em xuống cấy ”. Hình ảnh đối lập ở hai dòng thơ cuối (“Cua ngoi lên bờ / Mẹ
em xuống cấy”) gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả gian truân của người mẹ khó có gì

sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo,
ta càng thêm yêu thương mẹ biết bao!.
TRÍCH ĐOẠN TIẾT DẠY
TIẾT 1:
Trong bài thơ “Chú đi tuần” của Trần Ngọc, hình ảnh người chiến sỹ đi
tuần trong đêm khuya thành phố được tả như sau:
“Trong đêm khuya vắng vẻ
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây.
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi.
Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm”
Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào? Hai dòng thơ
cuối cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ?
Hướng dẫn học sinh:
- Phát phiếu học tập cho học sinh (In bài tập ra phiếu).
- Học sinh làm vào phiếu học tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
“Đi tuần” là gì?
Chú bộ đội đi tuần trong hoàn cảnh nào?
Chú ở đây là ai?
Cháu ở đây là ai?
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
19
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Câu thơ nào nói lên tình cảm của các em thiếu nhi đối với chú bộ đội kính yêu?
Câu thơ nào nói lên tình cảm của chú bộ đội đối với các em thiếu nhi yêu dấu?
- Gọi học sinh đọc bài của mình trên bảng.
- Một học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.

Giáo viên chữa, nhận xét
Giáo viên gợi ý cho học sinh:
Đoạn thơ nói về anh chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và
thử thách: Đêm khuya vắng vẻ (khi mọi người đã yên giấc ngủ say)
Gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay. Hai dòng thơ cuối cho ta thấy
ý nghĩa thật sâu sắc và đẹp đẽ: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu
thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng gian khổ khó khăn của giá rét, đêm khuya “rét thì
mặc rét cháu ơi!” để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên “chú đi giữ
mãi ấm nơi cháu nằm”. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc
sống và tình yêu thương sâu nặng của người chiến sĩ đối với con người.
TIẾT 2:
Gạch dưới những từ ngữ cho nhân hoá khi nói về sự vật trong đoạn thơ
dưới đây:
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những chiếc xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng sông lấp loáng sông Đà.
(Quang Huy)
Hướng dẫn học sinh:
- Phát phiếu học tập cho học sinh ( In bài tập ra phiếu).
- Học sinh làm vào phiếu học tập.
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
20
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
Biện pháp nhân hoá là gì?
Em hãy tìm những từ biểu thị sự nhân hóa?

- Gọi học sinh đọc bài của mình lên bảng.
- Một học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
Giáo viên chữa, nhận xét.
Giáo viên gợi ý cho học sinh:
Biện pháp nhân hoá là biến những sự vật vô tri, vô giác mang những đặc tính
của con người. Tác giả đã dùng từ ngữ biện pháp nhân hoá: “say ngủ”, “ngẫm
nghĩ”, “sóng vai nhau nằm nghỉ”.
Tôi cho học sinh làm hai bài kiểm tra tiếp để đánh giá học sinh.
Ra một số đề kiểm tra trắc nghiệm, phiếu học tập, câu hỏi gợi mở thông minh.
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1
(Thời gian: 15 phút )
Bài thơ: “Tiếng đàn ba - la - lai – ca trên Sông Đà” của Quang Huy đã để
lại cho em những cảm xúc suy nghĩ gì?
Nếu học sinh viết chưa tốt thì giáo viên có thể gợi ý cho học sinh bằng các
câu hỏi thông minh như sau:
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh
mịch vừa sinh động trên công trường thuỷ điện Sông Đà?
Tìm hình ảnh đẹp thể hiện giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ.
- Hình ảnh “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh của con
người làm chủ kỹ thuật hiện đại như thế nào? Từ “bỡ ngỡ” có gì hay?
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2
(Thời gian: 15 phút)
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
21
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Em có cảm nhận gì về bài thơ “ Hành trình của bầy ong” của Nhà thơ
Nguyễn Đức Mậu?
Câu hỏi gợi ý:
1. Những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

2. Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ gì đặc biệt?
3. Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
4. Qua 2 câu thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3
(Thời gian: 15 phút)
Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển trong bài “Cửa sông” của Nhà thơ
Quang Huy viết:
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng chút cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhớ một vùng núi non”.
Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ
trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó?
KẾT QUẢ CÁC BÀI KIỂM TRA NHƯ SAU:
Bài số 1:
Thang điểm
Điểm 5 6 7 8 9 10
Số lượng 2 3 4 5 8 2
Tỷ lệ 8,3% 12,5% 16,7% 20,8% 33,4% 8,3%
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
22
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Bài số 2:
Thang điểm
Điểm 5 6 7 8 9 10
Số lượng 1 2 3 6 9 3
Tỷ lệ 4,2 % 8,3% 12,5% 25,0 37,5% 12,5%
Bài số 3:
Điểm

Thang điểm
5 6 7 8 9 10
Số lượng
2 8 9 5
Tỷ lệ 8,3 % 33,4% 37,5% 20,8%
Qua các bài kiểm tra thuộc 5 dạng bài tập mà tôi hướng dẫn, gợi mở cho các
em bằng hình thức câu hỏi, trắc nghiệm. Tôi rất hài lòng với bài làm của các em.
Nhiều em viết rất tốt, đảm bảo được yêu cầu khi viết bài cảm thụ, chữ viết sạch
đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, các em đã phát hiện được
những câu văn, câu thơ hay nhất trong bài văn, bài thơ. Các em cũng đã có cảm xúc
với văn chương, nói năng dùng từ hay, có cảm xúc, đồng thời các em cũng nhận
biết được giá trị của những từ ngữ hay mà tác giả sử dụng trong bài thơ, bài văn.
Các em hiểu được nó một cách tự nhiên. Các em phát hiện rất tốt các biện pháp
nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài.
Để có được những thành công bước đầu bản thân giáo viên phải biết phát hiện
có năng khiếu, từ đó lập ra kế hoạch bồi dưỡng, lựa chọn những phương pháp dạy
học phù hợp với từng dạng bài tập. Sắp xếp các dạng bài tập theo một hệ thống từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, gần gũi học sinh lắng nghe ý kiến của bạn
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
23
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

bè, đồng nghiệp. Nghiên cứu bài dạy trong chương trình, ngoài chương trình. Dạy
theo dạng, theo chuyên đề. Mặt khác, người giáo viên phải có kiến thức về văn
chương, nhiệt tình với học sinh, say mê trong bài giảng, ứng xử tình huống sư
phạm, linh hoạt trong bài dạy cũng như trong cuộc sống đời thường.
Còn đối với học sinh thì phải say mê văn chương, ham đọc sách, quan sát tốt cảnh
vật xung quanh các em, luôn luôn chú ý theo sự hướng dẫn của thầy cô, bố mẹ. Tự
các em khám phá kiến thức cuộc sống, kiến thức học tập ở trường lớp, kiến thức từ
thầy, cô bạn bè, để tích luỹ kiến thức làm tiền đề cho việc viết văn. Có được những

điều đó tôi tin chắc đề tài: “Dạy cho học sinh lớp 5 biết cảm thụ các bài thơ, văn
trong chương trình Tiểu học” của tôi bước đầu thành công. Tính khả thi của đề tài
chắc chắn có hiệu quả và cần có thêm thời gian dạy.
Ngoài ra chất lượng dạy môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Tập đọc và
Tập làm văn đã có sự thay đổi. Phần đọc hiểu học sinh trả lời rất tốt, cách diễn đạt
văn hay hơn. Kết quả như sau:
Sĩ số: 24 học sinh Tỉ lệ phần trăm Khá Tỉ lệ phần trăm Giỏi
Đầu năm 16,7% 83,3 %
Cuối năm 4,2 % 95,8 %
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
24
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

C. KẾT LUẬN
Vấn đề “Dạy bồi dưỡng cho học sinh lớp 5 biết cảm thụ các bài thơ, bài văn
trong chương trình Tiểu học nói chung và Tiếng Việt 5 nói riêng” là rất cần thiết.
Vì các em có cảm thụ văn học tốt các em mới có thể học tốt các môn khác. Học tốt
cảm thụ văn học các em mới thấy cái hay, cái đẹp trong văn chương. Cảm thụ tốt
các em có tư duy lô gíc, nhìn nhận vấn đề bao quát tổng thể, có khả năng giao tiếp
giỏi. Nhạy cảm, linh hoạt trong cuộc sống, các em phát triển toàn diện và có triển
vọng tốt. Chỉ thoáng tiếng ve kêu, hoặc bất chợt nhìn thấy hoa phượng nở, hoặc
nghe tiếng gió xào xạc, tiếng nói “thì thầm” của đất các em đã có cảm xúc để viết
văn. Hay chỉ là những hình ảnh “một con kiến chơi vơi trên dòng nước”, “khỉ mẹ
đang cho khỉ con bú bị bác thợ săn bắn chết khỉ mẹ”, các em đã có thương cảm, và
vô cùng cảm động thể hiện qua bài viết. Qua một đoạn văn ngắn các em có thể diễn
đạt thành văn xuôi, bộc lộ được sự hiểu biết về văn chương của mình. Qua hình ảnh
“Bầm”, “bà mẹ” các em đã có liên tưởng đến người thân trong gia đình mình, thấy
được sự vất vả gian truân của người mẹ. Từ văn chương các em đã hiểu được sự
quý trọng người lao động “quý trọng hạt gạo” và các sản phẩm mà người lao động
làm ra. Từ đó các em ý thức được công việc mình phải làm. Nếu các em không có

năng khiếu về văn chương làm sao các em cảm nhận được điều đó. Để có được
thành công trong việc “Dạy bồi dưỡng cho học sinh lớp 5 biết cảm thụ các bài thơ,
bài văn ” thì người giáo viên phải giỏi văn chương, nhiệt tình, linh hoạt, làm việc
khoa học, bố trí thời gian hợp lý, đưa ra câu hỏi thông minh để khích lệ suy nghĩ
của học sinh. Giáo viên phải có phương pháp tổ chức đa dạng các hình thức dạy
học. Thực hiện khẩu hiệu “ Dạy tốt - Học tốt”, “Thầy say dạy – Trò ham học”.
Nhằm giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ.
ĐỀ XUẤT
Giáo viên Nguyễn Thị Lan - Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
25

×