Tải bản đầy đủ (.pdf) (263 trang)

Truyện trinh thám trong văn học việt nam nửa đầu thế kỷ xx nghiên cứu so sánh trường hợp phú đức và phạm cao củng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 263 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------PHẠM VŨ HƯƠNG TRÀ

TRUYỆN TRINH THÁM TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRƯỜNG HỢP
PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM CAO CỦNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------PHẠM VŨ HƯƠNG TRÀ

TRUYỆN TRINH THÁM TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRƯỜNG HỢP
PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM CAO CỦNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tiến sĩ HÀ THANH VÂN



Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


BIÊN BẢN XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA
Học viên: PHẠM VŨ HƯƠNG TRÀ
Khoa: Văn học và Ngôn ngữ

Mã số học viên: 0305011231

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số chuyên ngành: 60220121

Đề tài Luận văn Thạc sĩ: TRUYỆN TRINH THÁM TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX: NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRƯỜNG HỢP PHÚ
ĐỨC VÀ PHẠM CAO CỦNG
Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ diễn ra vào 13h30 ngày 11-11-2016.

Sau buổi bảo vệ kết quả nghiên cứu và nhận được quyết định thông qua luận văn
Thạc sĩ, học viên Phạm Vũ Hương Trà đã sửa chữa luận văn theo ý kiến đóng góp của
q thầy cơ thành viên trong Hội đồng.
Kính xin sự xác nhận của Chủ tịch Hội đồng và Người hướng dẫn khoa học.

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng
PGS. TS. VÕ VĂN NHƠN

Võ Văn Nhơn

Xác nhận của Người hướng dẫn khoa học

TS. HÀ THANH VÂN

Hà Thanh Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nêu
trong luận văn là kết quả của một quá trình nghiên cứu trung thực trên cơ sở kế thừa và
phát triển thành tựu nghiên cứu của người đi trước.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Người cam đoan

Phạm Vũ Hương Trà


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học Cao học và thực hiện luận văn này, bản thân tôi không hề đơn
độc mà đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các vị tiền bối đáng kính. Tơi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô, bè bạn và gia đình – những người đã đồng
hành cùng tôi trên chặng đường nghiên cứu suốt những năm qua, đặc biệt:
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Thanh Vân – người
đã trực tiếp, hết lịng định hướng, chỉ bảo, góp ý và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Phó Giáo sư Tiến sĩ Võ Văn Nhơn và Tiến
sĩ Phan Mạnh Hùng đã nhiệt tình hỗ trợ tơi về mặt tài liệu văn bản tác phẩm để tơi có
thể thuận lợi thực hiện q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ phụ trách chương trình Cao học ở trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức nền quý báu trong hai năm tôi được học tập

tại quý trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Diễm – giáo vụ khoa
Văn học và Ngôn ngữ – đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khóa học và thực
hiện tốt quy trình bảo vệ luận văn.
Xin cảm ơn gia đình đã khơng ngừng động viên, ủng hộ và bạn bè đã luôn bên
cạnh cổ vũ, sẻ chia để tơi có thể hồn thành trọn vẹn một chặng đường ý nghĩa vừa qua.
Trân trọng.
Người viết

Phạm Vũ Hương Trà


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................ 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................................... 3
2.1.

Về truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX .......................................................... 4

2.2.

Về Phú Đức và sự nghiệp sáng tác của ông....................................................................... 9

2.3.


Về Phạm Cao Củng và sự nghiệp sáng tác của ông ........................................................ 11

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 13

3.

3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 13

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 13

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 14

4.

4.1.

Phương pháp phổ thông ................................................................................................... 14

4.2.

Phương pháp chuyên ngành ............................................................................................ 14

5.

Đóng góp của đề tài .................................................................................................................. 15


6.

Kết cấu của luận văn ................................................................................................................ 16

CHƯƠNG I: TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ
XX – VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM CAO CỦNG ............ 17
1.1.

Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX – đặc điểm và thành tựu................... 17

1.1.1.

Khái niệm truyện trinh thám ........................................................................................ 17

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................. 22

1.1.2.1.

Dòng trinh thám phiêu lưu võ hiệp xuất hiện đầu tiên ở miền Nam ...................... 22

1.1.2.2.

Dịng trinh thám hình sự duy lý đậm dấu ấn Tây phương ở miền Bắc .................. 25

1.1.3.

Đặc trưng nội dung và nghệ thuật ............................................................................... 27


1.1.3.1.

Nội dung chủ đạo ................................................................................................... 27

1.1.3.2.

Nghệ thuật đặc trưng .............................................................................................. 31

1.2. Phú Đức và Phạm Cao Củng – hai tác giả trinh thám danh tiếng của văn đàn Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX ........................................................................................................................... 36
1.2.1.

Phạm Cao Củng và tiểu thuyết trinh thám hình sự duy lý miền Bắc ......................... 36

1.2.1.1.

Phạm Cao Củng và một “văn nghiệp không tầm thường” ..................................... 36


1.2.1.2.
1.2.2.

Truyện trinh thám hình sự duy lý của Phạm Cao Củng ở miền Bắc ...................... 42

Phú Đức và tiểu thuyết trinh thám phiêu lưu võ hiệp miền Nam ............................... 44

1.2.2.1.

Phú Đức và văn nghiệp “làm sơi động báo chí một thời” ...................................... 44


1.2.2.2.

Truyện trinh thám phiêu lưu võ hiệp của Phú Đức ở miền Nam ........................... 49

CHƯƠNG II: TRUYỆN TRINH THÁM CỦA PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM CAO
CỦNG: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG .............................................. 52
2.1.

Nhìn từ phương diện nội dung ............................................................................................ 53

2.1.1.

2.1.1.1.

Một thời đại nhiễu nhương, bất phân tốt-xấu ......................................................... 53

2.1.1.2.

Hai chữ “kim tiền” làm đạo đức đảo điên .............................................................. 57

2.1.1.3.

Lòng thù hận và thiên năng cứu rỗi của cái thiện .................................................. 61

2.1.2.

Khai thác tình cảm con người ...................................................................................... 66

2.1.2.1.


Tình yêu đơi lứa và những tâm hồn đau thương .................................................... 66

2.1.2.2.

Tình cảm gia đình và những thiên kiến xã hội ....................................................... 75

2.1.2.3.

Tình thương giữa người với người và chất nhân văn trinh thám ........................... 80

2.1.3.

2.2.

Khám phá hiện thực xã hội .......................................................................................... 53

Phiêu lưu truy tìm bí ẩn ................................................................................................ 84

2.1.3.1.

Truy tìm người mất tích ......................................................................................... 85

2.1.3.2.

Truy tìm kho báu bí ẩn, vật báu thất lạc ................................................................. 90

Nhìn từ phương diện nghệ thuật......................................................................................... 95

2.2.1.


Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................................... 95

2.2.1.1.

Cấu trúc hình học trinh thám và nhân vật phản diện .............................................. 95

2.2.1.2.

Nhân vật chính diện và mẫu hình nhân vật chức năng ........................................... 97

2.2.2.

Nghệ thuật kết cấu cốt truyện ..................................................................................... 101

2.2.2.1.

Kết cấu theo thời gian tuyến tính ......................................................................... 101

2.2.2.2.

Kết cấu theo thời gian phi tuyến tính ................................................................... 104

2.2.3.

Nghệ thuật mơ tả, trần thuật ...................................................................................... 108

2.2.4.

Những thủ pháp nghệ thuật khác .............................................................................. 110


Tiểu kết ............................................................................................................................................ 115


CHƯƠNG III: TRUYỆN TRINH THÁM CỦA PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM CAO
CỦNG: NHỮNG ĐẶC TRƯNG KHÁC BIỆT ............................................. 117
3.1.

Đặc trưng phong cách truyện trinh thám Phú Đức ........................................................ 117

3.1.1.

3.1.1.1.

Kiểu nhân vật tướng cướp – hiệp sĩ ẩn danh ........................................................ 118

3.1.1.2.

Kiểu nhân vật thanh tra – thám tử bán chuyên nghiệp ......................................... 123

3.1.2.

Ngơn ngữ kết hợp giữa tính truyền thống và tính hiện đại, đậm đà phong vị Nam Bộ .
...................................................................................................................................... 130

3.1.2.1.

Ngôn ngữ thoại như là phương thức xây dựng nhân vật đặc thù ......................... 130

3.1.2.2.


Ngôn ngữ kể chân phác, giản dị, đậm chất Nam Bộ ............................................ 140

3.1.3.

3.2.

Nhân vật cận thám tử và hai kiểu mơ típ hình tượng đặc thù .................................. 117

Kết cấu trinh thám phiêu lưu võ hiệp kì tình và hình thức feuilleton đặc trưng ..... 144

3.1.3.1.

Kết cấu trinh thám lồng ghép trên nền cốt truyện đậm đặc yếu tố võ hiệp kì tình .....
.............................................................................................................................. 144

3.1.3.2.

Kết cấu tháp đoạn theo hình thức feuilleton và dung lượng biểu đạt đồ sộ ......... 154

Đặc trưng phong cách truyện trinh thám Phạm Cao Củng ........................................... 159

3.2.1.

Nhân vật thám tử chuyên nghiệp và kiểu nhân vật liên hợp đặc biệt....................... 159

3.2.1.1.

Kiểu nhân vật thám tử chuyên nghiệp đậm chất Á Đông: Kỳ Phát ..................... 159


3.2.1.2.

Kiểu nhân vật phức hợp chức năng đặc biệt ........................................................ 169

3.2.2.

Ngơn ngữ kết hợp giữa tính bác học và tính bình dân, phảng phất phong vị hoạt kê ...
...................................................................................................................................... 172

3.2.2.1.

Ngôn ngữ truyện với sự tinh giản, hiện đại, pha trộn giữa lý tính và cảm tính .... 172

3.2.2.2.

Ngơn ngữ hoạt kê như là “chất giải nhiệt” trong những tình huống căng thẳng .. 173

3.2.3.
Kết cấu trinh thám duy lý hình sự phức tạp và hình thức Việt hóa mơ hình trinh
thám phương Tây ........................................................................................................................ 177
3.2.3.1.

Kết cấu truyện phức tạp với mạng lưới dày đặc các cột mốc giả hiệu ................. 177

3.2.3.2.

Kết cấu truyện trong ý thức Việt hóa mơ hình trinh thám phương Tây ............... 182

Tiểu kết ............................................................................................................................................ 184


PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 186
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 190


PHẦN PHỤ LỤC
NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TRUYỆN TRINH THÁM
TIẾN TRÌNH VĂN HỌC TRINH THÁM THẾ GIỚI
ĐẶC TRƯNG LOẠI HÌNH CỦA TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
CHÂN DUNG TÁC GIẢ PHẠM CAO CỦNG
CHÂN DUNG TÁC GIẢ PHÚ ĐỨC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Song song với những bước ngoặt trọng đại trong lịch sử, chính trị, xã hội

nước nhà, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã vươn mình phát triển vượt bậc và đạt
được những thành tựu quý báu, mang tính chất đột phá làm thay đổi diện mạo cả một nền
văn học dân tộc. Một vài vấn đề đặc biệt tiêu biểu trong giai đoạn văn học này có thể kể
đến như: sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phong trào Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn; sự bùng nổ và sức sống mãnh liệt của văn học hiện thực phê phán; sự nảy sinh
và tác động sâu sắc của khuynh hướng cách mạng và lực lượng nhà văn – chiến sĩ,... Từ
những mầm mống manh nha trong nửa cuối thế kỷ XIX, văn học Việt Nam đã tiến hành
giai đoạn “giao thời” cải cách trong những năm 1900-1932, phát triển mạnh mẽ đến nỗi
một năm của ta “có thể kể như ba mươi năm của người” [126] trong giai đoạn 1932-1945

và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận của văn học cách mạng trong buổi đầu khởi
phát ở những năm 1945-1954. Có thể nhận thấy, những vấn đề nổi trội này đã được quan
tâm nghiên cứu trong rất nhiều cơng trình lý luận phê bình văn học ở nước ta từ xưa cho
đến nay. Tuy nhiên, bên cạnh những mạch nguồn chính yếu, chúng tơi nhận thấy ln có
những thể thức phụ đã từng ngày âm thầm hòa nhịp, tuy chưa đạt được những đặc trưng
xuất sắc về mặt thể loại nhưng cũng đã có những cống hiến đáng kể về mặt tác phẩm cho
việc cấu thành bức tranh văn học dân tộc đa dạng, phong phú, giàu sắc màu sinh động.
Một trong số đó chính là truyện trinh thám. Về vấn đề nghiên cứu truyện trinh thám nói
chung hay truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nói riêng trong nền lý luận phê
bình văn học nước nhà tuy đã được quan tâm khai thác nhưng đa số những cơng trình này
vẫn cịn nằm ở “diện” nhiều hơn “điểm” với tầm đón đợi “rộng” chứ chưa “sâu”.
1.2.
Trong thập kỉ 20, 30 của thế kỷ XX, sau phong trào dịch thuật các sách
truyện phiêu lưu bí hiểm đến từ phương Tây, ở vùng đất Nam Bộ đã xuất hiện những sáng
tác đặc biệt của chính người trí thức bản xứ mà chúng mang đậm hơi hướng trinh thám
hành động pha lẫn võ hiệp kỳ tình như một sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa Đơng – Tây.
Mở đầu cho khuynh hướng văn học mới mẻ này là tác giả Biến Ngũ Nhy, nhưng phải đợi
cho đến khi cái tên Phú Đức xuất hiện tràn ngập các mặt báo ở Sài Thành với tiểu thuyết
kiểu feulleiton đặc trưng thì truyện trinh thám võ hiệp kỳ tình mới vươn lên tới sức hút
mãnh liệt, đạt được những thành công vang dội và trở thành “thị phần” văn chương gần
như độc chiếm văn đàn lục tỉnh Nam Kỳ. Phú Đức được mệnh danh là người nắm trong


2

tay quyền sống còn của cả một tờ báo, là tên tuổi bảo chứng cho doanh số của cả một nhà
in, là người được đặc cách làm tới chức tổng biên tập chỉ vì tài viết tiểu thuyết xuất sắc,...
Cho đến nay, những thành tựu văn chương của Phú Đức (đặc biệt là các sáng tác thuộc
mảng trinh thám) mặc dù đã nhận được sự quan tâm tìm hiểu từ đơng đảo các nhà phê bình
văn học nhưng bản thân hành trình nghiên cứu này vẫn cịn đang để ngỏ nhiều vấn đề thú

vị, cần được tập trung khai thác một cách đa phương và toàn diện hơn.
1.3.
Từ ảnh hưởng của những tên tuổi nổi tiếng như Edgar Allan Poe (Mỹ),
Gaston Leroux, Maurice Leblanc, Georges Simenon (Pháp),...; từ phong trào xuất bản ồ ạt
loại hình truyện trinh thám phiêu lưu võ hiệp kì tình ở đơ thị Nam Bộ và từ thị hiếu mạnh
mẽ của một bộ phận độc giả trí thức tân tiến đương thời (những thập kỉ đầu của thế kỷ XX),
các nhà văn ở Bắc Bộ đã kết hợp nhuần nhuyễn thao tác học tập và sáng tạo để hình thành
nên những câu chuyện trinh thám “thuần Việt”, cho đăng trên các nhật báo ở Hà thành và
ngày càng nhận được nhiều phản hồi tích cực đến từ phía cơng chúng tiếp nhận. Bên cạnh
Thế Lữ, Phạm Cao Củng chính là một cái tên nổi bật khơng kém trên văn đàn trinh thám
nước nhà. Thông qua các sáng tác trinh thám của mình, Phạm Cao Củng đã phần nào thể
hiện được cả độ chuyên nghiệp lẫn tinh tế trong sáng tạo nghệ thuật, tạo ra một gia tài tinh
thần “bề thế”, góp phần khơi nguồn cảm hứng cho những thế hệ nhà văn trinh thám về sau.
Phạm Cao Củng được mệnh danh là người tiên phong, là tác giả trinh thám chuyên nghiệp
đầu tiên của Việt Nam, là “ông vua trinh thám Bắc Kỳ”. Tuy nhiên, tất cả những nghiên
cứu về tác phẩm và tác giả Phạm Cao Củng hầu như đều rời rạc mà chưa được tập hợp hay
thống nhất, chưa có một cơng trình quy mơ riêng biệt nào dành cho tác giả, chưa có một
vinh danh tinh thần cụ thể nào để xứng đáng với sự dũng cảm thể nghiệm và những đóng
góp quý báu mà Phạm Cao Củng đã cống hiến cho nền văn học dân tộc.
1.4.
Những tên tuổi nhà văn trinh thám nổi tiếng ở Việt Nam trong nửa đầu thế
kỷ XX có thể kể đến như: Biến Ngũ Nhy, Bửu Đình, Phú Đức, Nam Đình Nguyễn Thế
Phương, Phạm Cao Củng, Thế Lữ,... Cùng sáng tạo trong thời kì “tìm đường” của truyện
trinh thám, mỗi tác giả đều những ưu, khuyết riêng thể hiện rõ nét trong việc định hình về
mặt phong cách. Có thể nói, Phú Đức và Phạm Cao Củng chính là hai trong số những nhà
văn trinh thám thành công nhất ở mỗi miền Nam Bắc. Phạm Cao Củng được nhận định là
một trong những nhà văn trinh thám tiên phong có kĩ thuật sáng tác hồn thiện nhất với
hình tượng thám tử Kỳ Phát và tên cướp ngổ ngáo Tám Huỳnh Kỳ nổi tiếng ở Bắc Bộ; còn
Phú Đức lại là một trong những cây bút viết trinh thám võ hiệp đầu tiên thành danh bằng
câu chuyện về nhân vật anh hùng độc đáo Hoàn Ngọc Ẩn trong bộ tiểu thuyết kiểu

feuilleton đồ sộ nhất nhì miền Nam. Trong cùng một thời đại, với Phạm Cao Củng ở miền


3

Bắc và Phú Đức ở miền Nam, những gặp gỡ tương đồng, những đặc trưng khác biệt và
những cống hiến của hai tác giả này cho mảng văn xi kì thú hấp dẫn hòa vào dòng chảy
nền văn học dân tộc đã khơi gợi cho người nghiên cứu đam mê những đề tài nghiên cứu
đặc biệt thú vị.
1.5.
Đối với riêng bản thân người thực hiện cơng trình này, chúng tơi lựa chọn đề
tài nghiên cứu căn cứ vào những lý do chính yếu sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ niềm đam
mê truyện trinh thám, những ấp ủ về một dự định “nghiên cứu sâu sắc và toàn diện” về thể
loại truyện trinh thám với nhiều góc nhìn: tiếp cận lịch sử, tiếp cận văn hóa học, tiếp cận
tâm lý học, tiếp cận vùng miền,...; người viết khẳng định đề tài là một bước quan trọng
trong quá trình thực hiện dự định này. Thứ hai, lấy cảm hứng từ sự truyền giảng tri thức
thú vị của thầy cô, từ sự tiếp thu những thành quả nghiên cứu có giá trị của những người đi
trước, người viết nhận định đề tài là một nghiên cứu nối tiếp trên cơ sở kế thừa và phát huy.
Thứ ba, từ lòng tự hào về tinh hoa văn học dân tộc cùng niềm mơ ước được khẳng định
những giá trị nghệ thuật đặc sắc từ trong những tác phẩm từng được cho là thể loại “văn
học ba xu” một thời: tiểu thuyết trinh thám; người viết cho rằng đề tài là sự biểu hiện kín
đáo cho lòng yêu mến văn chương Việt Nam dù ở bất kì thể loại, thể tài nào. Thứ tư, từ hy
vọng khai thác và phát hiện được cả những ưu điểm lẫn hạn chế của hai phong cách trinh
thám riêng biệt cùng với khao khát được đóng góp một hướng nghiên cứu tuy không mới
nhưng thực sự thú vị từ góc nhìn phong cách tác giả trong mảng văn học trinh thám; người
viết nhận thấy đề tài là thành quả thiết thực nhất để tạo nên đóng góp khiêm tốn đó. Cuối
cùng, dựa vào khả năng phân tích tổng hợp, khái quát và phát hiện vấn đề của cá nhân,
người viết đánh giá đề tài thực sự phù hợp với tri thức và năng lực nghiên cứu riêng.
1.6.
Từ những lý do khách quan lẫn chủ quan trên, chúng tôi chọn thực hiện luận

văn Thạc sĩ với đề tài “TRUYỆN TRINH THÁM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA
ĐẦU THẾ KỶ XX: NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRƯỜNG HỢP PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM
CAO CỦNG”. Trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi sẽ tập trung vào phân tích và
tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi định hướng sau: Đâu là nhận định chân xác về
truyện trinh thám? Những đặc trưng nghệ thuật trinh thám Việt Nam có “đủ” để làm nên
phong cách? Hai sắc diện khác nhau của hai nhà văn trinh thám đã đóng góp gì cho nghệ
thuật văn chương nước nhà?

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ việc xác định những vấn đề nghiên cứu trọng tâm của luận văn Thạc sĩ, chúng tôi
lựa chọn các tác phẩm tham khảo cũng như xây dựng phần lịch sử nghiên cứu tuần tự theo
ba nội dung chính như sau: những cơng trình nghiên cứu về văn học trinh thám Việt Nam


4

từ lúc thể tài này manh nha phát triển cho đến hôm nay (những thập kỉ đầu của thế kỷ
XXI); những cơng trình nghiên cứu về tác giả Phú Đức và truyện trinh thám Phú Đức;
những cơng trình nghiên cứu về tác giả Phạm Cao Củng và truyện trinh thám của Phạm
Cao Củng. Xin nói thêm, dù trong luận văn chúng tơi có trình bày khá chi tiết về tiến trình
lịch sử văn học trinh thám của nhân loại (phần phụ lục) nhưng đây cũng chỉ là cơ sở soi
chiếu để nghiên cứu và đánh giá toàn diện hơn văn học trinh thám Việt Nam, hơn nữa các
cơng trình nghiên cứu trên thế giới về thể tài này là vô kể nên trong phạm vi có hạn của
luận văn, chúng tôi xin phép không liệt kê điểm danh trong phần lịch sử nghiên cứu như sẽ
trình bày dưới đây.

2.1.

Về truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX


Mặc dù non nửa đầu thế kỷ XX là thời gian “vàng son” của truyện trinh thám nước
nhà nhưng bản thân thể loại này hầu như khơng nhận được bất kì một sự quan tâm nào từ
giới nghiên cứu phê bình văn học. Trinh thám chỉ được “điểm mặt đặt tên”, được nhắc qua
sơ sài như là một vài sáng tác “tay trái” không mấy thành tựu của các tác giả lãng mạn hay
hiện thực nổi tiếng lúc bấy giờ như Đông Hồ, Thiếu Sơn, Thế Lữ,... Có thể đơn cử trường
hợp Hồi Thanh và Hồi Chân trong cơng trình Thi nhân Việt Nam xuất bản lần đầu năm
1942 tại Hà Nội đã trình bày phần nhận định đáng tin cậy về tác giả Thế Lữ, trong đó hai
ơng dành nhiều đánh giá tích cực cho mảng sáng tác trinh thám kinh dị của tác giả này.
Hay sớm hơn trước đó, nhà văn Khái Hưng đã viết nên một bài giới thiệu đầy nhiệt thành
và dành những lời khen tặng quý báu cho phong cách nghệ thuật trinh thám kinh dị của
Thế Lữ trong bộ Vàng và máu xuất bản đầu tiên năm 1934 bởi nhà xuất bản Đời Nay. Có
thể xem đây là những bước đầu khai mở và gợi ý đáng trân trọng cho những nghiên cứu
phê bình văn học trinh thám nước nhà về sau.
Khi tập hợp tài liệu tham khảo và tiếp thu những cơng trình nghiên cứu về văn học
trinh thám Việt Nam, chúng tôi nhận thấy lịch sử nghiên cứu vấn đề trinh thám Việt được
phân chia thành hai xu hướng mà chúng tôi tạm gọi tên là: những cơng trình nghiên cứu
khai thác trên phạm vi “diện” (tức là nghiên cứu trên bình diện khái quát hoặc phác thảo
qua như là một vấn đề nhỏ trong cả một hệ thống nghiên cứu chính quy mơ hơn) và những
cơng trình nghiên cứu khai thác nhấn mạnh vào “điểm” (tức là nghiên cứu một cách riêng
biệt và chuyên sâu chỉ về văn học trinh thám Việt Nam mà thôi). Về khuynh hướng thứ
nhất, chúng tôi tiếp thu được khá nhiều thành tựu nghiên cứu trong các từ điển văn học;
trong các sách lý luận phê bình văn học đã xuất bản; trong các bài nghiên cứu đăng trên
các báo, tạp chí, tuần san,... văn học; trong các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ đã được
các cấp hội đồng thông qua;... Về khuynh hướng thứ hai, chúng tôi nhận thấy phần lớn các


5

cơng trình tập hợp được đều dưới hình thức luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ đã được
các cấp hội đồng cơng nhận.

Những cơng trình nghiên cứu khai thác trên phạm vi “diện” (khái quát, điểm
qua):
Trong một số từ điển chuyên ngành văn học, như bộ Từ Điển văn học (3 tập) xuất bản
năm 1983 do Hà Minh Đức chủ biên, truyện trinh thám cũng đã được đưa vào và trở thành
một tiểu mục với tư các một trong các loại hình văn học Việt Nam. Trong một số từ điển
về khác như Từ điển tác gia văn học Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng xuất bản 1999 hay
Từ điển văn học (bộ mới) của Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá (chủ biên)
xuất bản năm 2005, khái niệm truyện trinh thám cũng đã được điểm đến như là một mảng
sáng tác đặc biệt của nhiều tác giả nổi tiếng cũng như được định nghĩa một cách sơ bộ về
những đặc trưng cơ bản. Đáng chú ý nhất có thể kể đến Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê
Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên và nhà xuất bản Giáo Dục ấn
hành tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992. Cơng trình này đã dành riêng mục định nghĩa
cho khái niệm truyện trinh thám, tuy nhiên mục này vẫn còn khá sơ lược: “Một loại của
tiểu thuyết phiêu lưu. Bản thân tên gọi thể loại đã làm nổi bật một vài đặc điểm của riêng
nó. Thứ nhất: nó nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính. Nhân vật chính có thể là ‘thám
tử’, là ‘mật thám’ hay ‘điều tra viên’ gì đó, nhưng đều có nghề nghiệp chung là dị la, điều
tra, khám phá cái bí mật, cịn nằm trong bóng tối. Thứ hai: chứng tỏ đây là truyện vụ án,
truyện viết về tội phạm, một loạt truyện rất phổ biến ở các nước phương Tây. Thứ ba: nó
mách bảo người sáng tác các xây dựng cốt truyện: phải giữ đến cùng những bí mật của tội
phạm để tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn ở trạng thái căng thẳng.” [81, tr.341] Có
thể nhận thấy, văn học trinh thám Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mức thơng
qua những thể hiện cịn đơn giản trong các bộ từ điển kể trên.
Ngoài từ điển, văn học trinh thám Việt Nam còn được nhắc đến trong một số sách
nghiên cứu đã xuất bản, một số bài nghiên cứu đăng trên những tờ báo, tạp chí, tuần san
văn học khác.
Trong bài viết “Truyện trinh thám” in trong tạp chí Văn học số 6-1981, Vũ Đức Phúc
đã có nhiều nghiên cứu cụ thể để vẽ nên toàn cảnh bức tranh văn học trinh thám thế giới,
đặc biệt nhấn mạnh đến các tên tuổi nổi tiếng như như BanZac, Charles Dickens, Edgar
Allan Poe, Agatha Christie,... đồng thời ít nhiều liên hệ đến văn học trinh thám Việt Nam
trong những giai đoạn đầu manh nha và phát triển.



6

Hoàng Nhân trong cuốn Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện
đại xuất bản tại Cà Mau năm 1988 đã khẳng định ảnh hưởng của văn học trinh thám Pháp
đối với quá trình sáng tác và tiếp nhận tại Việt Nam.
Những cơng trình khác có điểm qua một vài vấn đề lý thuyết loại hình và sáng tác thực
tiễn của trinh thám Việt Nam mà chúng tơi tham khảo và kế thừa có thể kể đến như: Hoài
Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp trong Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỉ XX (19001945) xuất bản tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1988; Nguyễn Văn Trung với bài viết “Về
các thể loại truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ở
Việt Nam” in trong quyển Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỉ 20 – tập 1, do nhà xuất bản
Văn nghệ và Trung tâm nghiên cứu Quốc học ấn hành tại thành phố Hồ Chí Minh năm
1999; Nguyễn Đăng Mạnh với Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 do nhà xuất
bản Đại học Quốc Gia Hà Nội phát hành năm 2000; Hoài Anh với Chân dung văn học do
nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành ở Hà Nội năm 2001; Lê Thị Đức Hạnh với bài viết
Báo chí với văn học giai đoạn 1932 – 1945 đăng trên tạp chí Văn học số 6 năm 2001; tác
giả Mai Quốc Liên (chủ biên), Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Cừ (sưu tầm và biên soạn) với
cơng trình Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Văn xuôi đầu thế kỉ: Q3, T3) xuất bản bởi nhà xuất
bản Văn học tại Hà Nội năm 2002; nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá với bài viết “Nghĩ về buổi
bình minh của tiểu thuyết Nam Bộ” in trong cơng trình Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ
XX do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành tại Hà Nội 2002; tác giả Nguyễn Q.
Thắng với cơng trình Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (tập 2) xuất bản tại thành phố
Hồ Chí Minh năm 2003; tác giả Nguyễn Kim Anh (chủ biên) với Tiểu thuyết Nam Bộ cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xuất bản tại Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2004;
tác giả Trần Hữu Tá với bài viết “Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của
văn học Việt Nam hiện đại” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 5 năm 2004; tác giả
Cao Vũ Trân trong bài viết “Geoges Simenon và tiểu thuyết trinh thám Pháp thế kỉ XX”
đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 10 năm 2004; Bùi Đức Tịnh với cơng trình Lược
khảo văn học Việt Nam từ khởi thủy cho đến hiện đại do nhà xuất bản Văn nghệ phát hành

tại Hồ Chí Minh năm 2005; Đồn Lê Giang với bài viết “Văn học quốc ngữ Nam bộ từ
cuối TK.XIX đến 1945 – thành tựu và triển vọng nghiên cứu” đăng trên tạp chí Nghiên
cứu văn học số (7) của Viện Văn học Hà Nội năm 2006; tác giả Hoàng Kim Oanh với bài
viết “Thế Lữ và năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe” đăng trên tạp chí Khoa học
xã hội số 9 năm 2009; tác giả Phan Mạnh Hùng với bài viết “Những vấn đề của văn học
đại chúng: So sánh tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ trước năm 1945 và tiểu thuyết chương
hồi” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội & Nhân văn số 52 năm 2011; v.v..


7

Ngoài ra, trong một số luận án Tiến sĩ về các vấn đề có liên quan, nhiều tác giả cũng
đã điểm qua về trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như: luận án Tiến sĩ Sự hình
thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối
thế kỉ XIX đến 1932 của Tôn Thất Dụng (1993); luận án Tiến sĩ Q trình hiện đại hóa tiểu
thuyết Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX của Cao Xuân Mỹ (2001); luận án
Tiến sĩ Đóng góp của văn học quốc ngữ ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vào tiến
trình hiện đại hóa văn học Việt Nam của Lê Ngọc Thúy (2001); luận án Tiến sĩ Tiểu thuyết
Nam Bộ cuối thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX của Võ Văn Nhơn (2008); luận án Tiến sĩ
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1932 của Phan
Mạnh Hùng (2014); v.v.. Trong các luận án này, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam
trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều đã điểm qua các tác giả, tác phẩm trinh
thám và cơng nhận sự góp mặt của loại hình này vào tiến trình phát triển văn học dân tộc.
Trong số đó, Tôn Thất Dụng đã nhắc đến một số nhà văn trinh thám như Biến Ngũ Nhy,
Bửu Đình, Phú Đức, Thế Lữ, Phạm Cao Củng,... và cơng nhận những đóng góp giá trị của
các tác phẩm trinh thám tiên phong; Cao Xuân Mỹ thử định nghĩa truyện trinh thám và đi
tìm diện mạo của trinh thám Nam Bộ trong buổi đầu phát triển; Lê Ngọc Thúy nhắc đến
loại hình trinh thám như là một trong những thành quả của tiến trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam; Võ Văn Nhơn viết riêng một tiểu mục về tiểu thuyết hành động Nam Bộ, qua
đó khẳng định bên cạnh tiểu thuyết võ hiệp thì tiểu thuyết trinh thám đã bước đầu có

những thành tựu nhất định về nghệ thuật và giá trị tiếp nhận trong xã hội Nam Kỳ những
năm đầu thế kỷ XX; Phan Mạnh Hùng thơng qua việc phân tích nghệ thuật tự sự của tiểu
thuyết Nam Bộ đã nhiều lần nhắc đến các tác giả trinh thám nổi tiếng như Phú Đức, Bửu
Đình, Nam Đình Nguyễn Thế Phương,... và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật đặc thù của
loại hình văn học đại chúng này.
Những cơng trình khai thác nhấn mạnh vào “điểm” (riêng biệt, chuyên sâu):
Năm 2005, Trần Thanh Hà bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với đề tài Nhận diện
tiểu thuyết trinh thám Việt Nam tại đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Có thể
coi đây là cơng trình nghiên cứu cơng phu đầu tiên về truyện trinh thám Việt Nam nói
riêng trong việc đối sánh với những đặc trưng của loại hình văn học trinh thám trên thế
giới nói chung. Sau đó Trần Thanh Hà cũng thực hiện biên soạn, viết lời giới thiệu và tái
xuất bản những tác phẩm trinh thám của Phạm Cao Củng, hoàn thành nhiều bài nghiên cứu
chuyên đề trinh thám trích dẫn từ luận văn để đăng tải trên các diễn dàn mạng. Trần Thanh
Hà vừa khơi gợi lại vấn đề nguồn gốc và tiến trình phát triển của văn học trinh thám Việt
Nam, vừa khẳng định vai trị và vị trí của Thế Lữ và Phạm Cao Củng trên văn đàn trinh


8

thám nước nhà, vừa thể hiện những trăn trở cá nhân về tình hình sáng tác trinh thám đương
đại của thế hệ những nhà văn trẻ.
Ngồi ra cịn có các luận văn Thạc sĩ chọn khai thác chuyên sâu về truyện trinh thám
Việt Nam như:
Luận văn Thạc sĩ Truyện trinh thám Việt Nam giai đoạn 1932-1945 của Nguyễn
Nguyên Vũ Uy (2011): nghiên cứu về văn học trinh thám Việt Nam trong hơn mười năm
phát triển trên các bình diện nội dung (qua các đề tài tình yêu, anh hùng nghĩa hiệp và anh
hùng sa vận, oán thù và danh vọng, tranh giành của cải và truy tìm kho báu, giết người
cướp của và thanh toán giang hồ) và nghệ thuật (qua các vấn đề nhân vật, ngôn ngữ và kết
cấu). Tuy cịn nhiều thiếu sót và kết câu chưa được chặt chẽ, nhưng đây chính là một cơng
trình đáng ghi nhận trong việc góp sức phục diện lại tiến trình văn học trinh thám Việt

Nam.
Luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết trinh thám ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX của Dương Thị
Hường (2012): nghiên cứu mở rộng về thời gian và thu hẹp về phạm vi nghiên cứu so với
luận văn của Nguyễn Nguyên Vũ Uy cùng với một cấu trúc logic hơn, bám sát hơn vào
những vấn đề của truyện trinh thám Nam Bộ, Dương Thị Hường đã góp cơng khẳng định
những đóng góp tiên phong về mặt nghệ thuật thể loại của các nhà văn trinh thám Nam Bộ
trong tiến trình văn học dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả cịn thực hiện thêm một chương thứ
tư (so với cấu trúc ba chương thông thường) về vấn đề tiếp nhận văn học qua ba giai đoạn
để phác họa nên toàn cảnh bức tranh tiếp nhận trinh thám Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến
nay. Đây là một luận văn khá hồn chỉnh và cơng phu, có những đóng góp tích cực cho
q trình nhận diện và khẳng định giá trị văn học trinh thám ở Nam Kỳ.
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu truyện trinh thám Việt Nam từ 1975 đến nay của Nguyễn
Thị Hạ Huyên (2015): nghiên cứu trinh thám Việt Nam dưới thiên hướng góc nhìn hậu
hiện đại, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của truyện trinh thám
Việt Nam từ năm 1957 cho đến nay trong sự đối sánh, nêu rõ những kế thừa và phát triển
của loại hình văn học này trong tiến trình văn học dân tộc. Đây cũng là một luận văn có
nhiều đóng góp cho q trình tiếp nhận và nghiên cứu văn học trinh thám hậu hiện đại Việt
Nam – một vấn đề cịn nhiều bỏ ngỏ.
Ngồi ra, bài viết “Thế Lữ và năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe” của tác giả
Hồng Kim Oanh in trên tạp chí Khoa học Xã hội số 9 năm 2012 cũng là một trong những
cơng trình có giá trị trong việc nghiên cứu trinh thám Việt Nam. Tuy chỉ trong phạm vi so
sánh truyện trinh thám của Thế Lữ với năm mẫu hình trinh thám cổ điển của Edgar Allan


9

Poe nhưng tác giả đã trình bài nội dung nghiên cứu của mình bằng một hình thức thú vị
với nhiều phát kiến mới mẻ, thực sự là một tư liệu tham khảo quý giá.
Qua những thống kê trên, chúng tôi nhận thấy công việc nghiên cứu truyện trinh thám
ở Việt Nam vẫn cịn nằm rải rác trên rất nhiều cơng trình riêng lẻ, chưa có sự tập trung cụ

thể, chưa được quan tâm đúng mức, chưa được nhìn ở góc độ tồn diện lẫn chun sâu một
cách có phương pháp và hệ thống.

2.2.

Về Phú Đức và sự nghiệp sáng tác của ông

Trước 1975, trong một loạt các bài viết trên tạp chí Văn học số ra 136 (1971) chuyên
đề về Phú Đức có hai bài viết đáng ghi nhận. Thứ nhất, tác giả Ngọa Long trong “Phú Đức
Nguyễn Đức Nhuận” cho rằng: “Bằng văn chương, Phú Đức đã tạo nên một mẫu hình đàn
ơng trong mộng của nhiều người: giỏi võ nghệ, thừa can trường, đẹp, khỏe, thông minh,
rộng rãi, hào hoa, hoạt động lanh lẹ…”. Thứ hai, Vũ Bằng trong “Cái thú nhất đời của Phú
Đức Nguyễn Đức Nhuận” lại viết về tác giả như một dạng hồi kí với tất cả tấm lòng ưu ái
và ngưỡng mộ, qua đó, chân dung Phú Đức trong lịng độc giả lại được bồi vẽ thêm bằng
những nét hoàn chỉnh hơn. [122] Ngồi ra, tồn bộ số ra của tạp chí này đều là những bài
viết đáng quý nhằm tưởng nhớ và vinh danh tác giả Phú Đức
Về sau này, tác giả Phú Đức đã được một số nhà nghiên cứu nhắc đến dưới hình thức
“điểm qua” trong một số cơng trình nghiên cứu văn xi quốc ngữ Việt Nam nói chung
cũng như văn xi Nam Bộ nói riêng:
Trong khi Tơn Thất Dụng với luận án Tiến sĩ: “Sự hình thành và vận động của thể loại
tiểu thuyết văn xuôi Tiếng Việt ở giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932” (1993) trong
phần nhận xét về nghệ thuật truyện trinh thám đã cho rằng các tác giả viết truyện trinh
thám Nam Bộ trong đó có Phú Đức chịu nhiều ảnh hưởng từ truyện trinh thám phương Tây
thì Cao Xuân Mỹ với luận văn Tiến sĩ: “Q trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” (2002) lại ưu ái nhận xét rằng: “Sau Biến Ngũ Nhy,
có nhiều tác giả viết tiểu thuyết trinh thám như Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Khuyến
Sanh, Liên Chiểu… nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Phú Đức”. [112] Sau này, trong bài
viết “Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại”,
Trần Hữu Tá cũng có cùng quan điểm với Tơn Thất Dụng khi nhận xét một cách tổng quan
rằng: “Nhiều nhà văn, như Phú Đức, Trần Quang Nghiệp, Bửu Đình, Biến Ngũ Nhy, Nam

Đình, Nguyễn Thế Phương, Lê Hoằng Mưu... chủ yếu lại chịu ảnh hưởng tiểu thuyết
phương Tây”. [129]
Tương đồng với quan niệm của Cao Xuân Mỹ, đi sâu thêm vào chi tiết và đặc trưng
thể loại, Nguyễn Huệ Chi với bài viết: “Trở lại với ba đặc điểm trong bước khởi đầu của


10

văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam Bộ” đã khẳng định dù có những nét tương đồng phong cách
sáng tác của Phú Đức và Bửu Đình nhưng cả hai nhà văn này kể ra còn tiến xa hơn Hồ
Biểu Chánh ở chỗ kết cấu câu văn mang hơi hướng hiện đại, bỏ qua nhiều hình thức biền
ngẫu.
Song song đó, tác giả Võ Văn Nhơn trong bài viết “Tiểu thuyết hành động vào đầu thế
kỉ XX ở Nam Bộ” cũng cho rằng Phú Đức là một trong những nhà văn viết truyện trinh
thám sớm nhất và thành công nhất ở Nam Bộ, đồng thời: “Trong tiểu thuyết Phú Đức, yếu
tố ái tình và võ hiệp rất đậm đặc, trong khi yếu tố trinh thám còn chưa nổi bật cho lắm [...]”
[121] cùng với những nhận xét ngắn gọn về kiểu nhân vật hành động trong tiểu thuyết của
Phú Đức.
Trong Báo cáo tổng kết kết quả đề tài Khoa học công nghệ cấp trọng điểm Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học Nam Bộ
1930-1945, Trần Hồng Ngọc và Phan Mạnh Hùng đã đưa ra những đánh giá tổng quát,
khẳng định giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác trinh thám của Phú
Đức, đồng thời cho rằng ông là tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng trinh thám của văn học
Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Bài viết này nhận định Phú Đức là một trong những tác giả
tiên phong có cơng khai sinh ra “dịng tiểu thuyết trinh thám võ hiệp đích thực cho văn học
Việt Nam hiện đại” khi xây dựng được một cốt truyện có “nội dung chứa đựng nhiều yếu
tố li kì, hấp dẫn, gay cấn trong những cuộc phiêu lưu võ hiệp của các nhân vật trai tài, gái
sắc, được lồng vào trong những câu chuyện tình thơ mộng, trong sáng của họ.” [72].
Trong “Từ điển Tác gia và văn học Việt Nam thế kỷ XX” (2003) của Trần Mạnh
Thường đã có bài viết về Phú Đức với những nhận định sau: “Tiểu thuyết Phú Đức chủ

yếu thuộc tiểu thuyết phiêu lưu, mạo hiểm, kỳ tình. Về nội dung, chủ đề khơng có gì thật
xuất sắc nhưng hấp dẫn bạn đọc vì ngơn ngữ trong sáng, lời văn khơng cầu kỳ mà bình dị”.
[140] Đây có thể xem là đánh giá một cách tổng quát, ngắn gọn khi đã nêu ra những đặc
điểm chính yếu nhất trong phong cách truyện Phú Đức.
Trong cuốn “Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” (2004), tác giả
Nguyễn Kim Anh (chủ biên) đã có bài viết với những nhận định ưu ái về sức sống của
những tác phẩm truyện trinh thám võ hiệp kì Phú Đức tình như sau: “… chưa nói đến nghệ
thuật, chỉ xét về phương diện làm việc, sức viết cuồn cuộn của một nhà văn và hệ thống đề
tài phong phú mà ơng có được cũng đủ để cho lớp hậu sinh phải suy nghĩ”. [41]
Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài viết “Phú Đức - một mẫu hình nhà văn Nam Bộ đặc
biệt đầu thế kỷ XX” (2006) cho rằng: “Bên cạnh việc tác phẩm bán chạy, Phú Đức còn tạo
ra một kiểu nhà văn, một số mẫu nhân vật, một dạng thức phổ biến tác phẩm đặc biệt trong


11

đời sống văn học Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung”. [153] Cịn Nguyễn Q. Thắng
trong “Tuyển tập Văn học Việt Nam nơi miền đất mới” (2007) với bài viết “Phú Đức nhà
văn trinh thám tiền phong Việt Nam” đã nhận định rất chi tiết rằng: “Các sự kiện trong tiểu
thuyết Phú Đức xảy ra rất dồn dập, việc nọ tiếp việc kia, nhân vật chính, nhân vật phụ đều
có một sự thống nhất, xuyên suốt từ hồi mở đầu đến lúc kết cuộc đều xảy ra rất nhịp nhàng,
thứ tự.” [134]
Trong Luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của Phú Đức” bảo vệ năm
2011 của tác giả Trần Thị Huệ, tác giả dành khá nhiều tâm sức và toàn bộ dung lượng của
một luận văn Thạc sĩ để đi sâu khai thác những vấn đề về mặt nghệ thuật viết tiểu thuyết
của Phú Đức. Tuy còn nhiều nhận định chủ quan, nhưng luận văn cũng đã có những đóng
góp nhất định cho cơng việc nghiên cứu chuyên sâu về tác giả này. [90]
Gần đây nhất là bài viết “Phú Đức – Tiểu thuyết gia feuilleton tiêu biểu của miền Nam”
(2013) của Phan Mạnh Hùng. Trong bài viết, tác giả đã trình bày một cách tổng quan về
cuộc đời cũng như nghệ thuật viết tiểu thuyết của Phú Đức (nhấn mạnh ở đặc trưng thể

dạng feuilleton) cùng với nhận xét: “Văn nghiệp Phú Đức để lại có hàng chục bộ tiểu
thuyết đồ sộ đăng báo đã đưa ơng lên vị trí dẫn đầu trong số các tác gia viết tiểu thuyết
feuilleton ở miền Nam trong thế kỷ XX.” [97]
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về tác gia Phú Đức, dù ở thể thức “điểm diện”
hay chuyên sâu, đều đã có ý thức chú trọng về đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
Tuy nhiên, đặt những tác phẩm trinh thám ấy trong sự đối sánh và cái nhìn tổng quan về
đặc trưng phong cách thì các nghiên cứu đã nêu trên phần nào cịn có nhiều hạn chế.

2.3.

Về Phạm Cao Củng và sự nghiệp sáng tác của ông

Trong quyển “Nhà văn hiện đại” (1943), Vũ Ngọc Phan đã ưu ái giới thiệu duy nhất
tác giả Phạm Cao Củng trong phần “Tiểu thuyết trinh thám” và đưa ra nhận định rằng “Cái
đặc biệt mà người ta thấy ở tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng là những nhân vật và
khung cảnh do ông sáng tạo đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người Việt Nam
ta hiện thời, không như mấy nhà tiểu thuyết trinh thám khác đi nhặt những mẩu chuyện ly
kỳ của Tây phương rồi cố gò ép vào những khung cảnh lai Việt, lai Pháp... Nếu xét truyện
trinh thám của Phạm Cao Củng trong phạm vi tương đối, người ta thấy đến nay ở nước ta,
trong loại này, tiểu thuyết của Phạm Cao Củng vẫn là những tiểu thuyết khá hơn cả”; hay
như “Trong các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và Phạm Cao Củng, chỉ
có tiểu thuyết của Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc hơn!” [126].


12

Vũ Đức Phúc trong bài viết “Truyện trinh thám” đăng trên tạp chí Văn học – số 6
(1981) một mặt trình bày lịch sử hình thành truyện trinh thám, một mặt nhắc đến Phạm
Cao Củng như người mở đầu cho truyện trinh thám Việt Nam [127].
Với bài viết “Cuộc kì ngộ giữa Phạm Cao Củng và Trình Tiểu Thanh – hai tác giả tiểu

thuyết trinh thám nửa đầu thế kỉ XX” đăng trên tạp chí Văn học số 352 (2001), tác giả
Phạm Tú Châu trong quá trình chỉ ra những điểm gặp gỡ trong phong cách sáng tác truyện
trinh thám của Phạm Cao Củng và Trình Tiểu Thanh đã khẳng định rằng: “Cho đến đầu
thế kỷ XX, văn học Việt Nam vẫn chưa có những thể loại tiểu thuyết giàu trí tưởng tượng
như võ hiệp và giàu óc phán đốn như công án của văn học Trung Quốc. Riêng về tiểu
thuyết trinh thám tới giữa những năm 20, Thế Lữ mới xuất bản một vài truyện mang yếu tố
trinh thám khác. Rồi tiếp đó là Lê Văn Trương… nhưng mà mới đến Phạm Cao Củng,
ngoài loại truyện trinh thám – suy luận, ơng cịn viết loạt truyện trinh thám – mạo hiểm
cũng rất thành cơng”; hay: “Người đầu tiên có cơng thử nghiệm việc bản địa hóa tiểu
thuyết trinh thám phương Tây thì chỉ có một mình Phạm Cao Củng. Thế nhưng bấy nay
trên diễn đàn văn học Việt Nam hiện đại [...] tác giả này lại bị bỏ quên và chỉ gần đây mới
được nói tới trong bộ “Từ điển Văn học” mới xuất bản.” [51]
Trần Thanh Hà trong bài viết “Thời vàng son của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam”
(2009) – trích từ luận văn Thạc sĩ “Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam” (Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) – đã khẳng định rằng “nhà văn trinh thám thành
danh đầu tiên trong văn học Việt Nam lại chính là Phạm Cao Củng” và “cho đến nay,
Phạm Cao Củng là nhà văn viết trinh thám series có số lượng tác phẩm nhiều nhất và thành
công nhất ở Việt Nam. Sau ông, ở miền Nam cũng có tác giả viết truyện series, song
khơng có ai để lại thành tựu đáng kể như ông.” [74]
Trên báo Lao động cuối tuần – số 33 (Thứ sáu 24/08/2012) đã đăng bài “Phạm Cao
Củng – Nhà văn trăm tuổi” với đoạn nhận định rằng: “Không chỉ bây giờ mà có lẽ từ trước
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cũng khơng có thật nhiều độc giả biết đến nhà văn
Phạm Cao Củng, bởi ông chỉ chuyên viết tiểu thuyết trinh thám, kiếm hiệp, một thể loại
mà cho đến tận hiện nay, nhiều người đọc trong đó có khơng ít nhà phê bình, nghiên cứu
văn học vẫn khơng xem là văn chương đích thực.”; và “nhiều tác phẩm là một số tiểu
thuyết trinh thám của ơng có một tầm giá trị đích thực, là một trong rất ít nhà văn đi tiên
phong trong thể loại này. Nhân vật thám tử Kỳ Phát của ông như một kỳ vọng là Sherlock
Holmes của Việt Nam là một nhân vật thành công nhất của ơng và có lẽ cũng là của thể
loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.”



13

Sau khi cuốn hồi ký của Phạm Cao Củng được người cháu gái là nhà nghiên cứu Phạm
Tú Châu xuất bản năm 2012, tên tuổi Phạm Cao Củng lại lần nữa được báo giới và các nhà
nghiên cứu phê bình quan tâm nhiều hơn. Trên nhiều diễn đàn internet đã đăng tải lại một
tác phẩm trinh thám tiêu biểu của ông. Một số bài viết vinh danh Phạm Cao Củng cũng
cùng lúc xuất hiện. Có thể kể đến một vài bài viết tiêu biểu như: “‘Vua truyện trinh thám’
Phạm Cao Củng qua đời” của Thu Hà đăng trên ; “Văn học trinh thám Việt
Nam với Phạm Cao Củng” của Lý Đợi đăng trên www.tienve.org; “Văn học trinh thám
Việt Nam: Từ thám tử Kỳ Phát đến điệp viên Nguyễn Thành Luân” của Yên Ba đăng
trên ; “Nhà văn trinh thám Phạm Cao Củng: Nổi danh cùng ‘Tiểu
thuyết ba xu’” của Trần Hoàng Thiên Kim đăng trên 1; v.v..
Ngoài ra, nhà văn Phạm Cao Củng cũng được nhắc đến trong một số cơng trình nghiên
cứu về văn xi quốc ngữ Việt Nam thời kì những năm đầu thế kỷ XX, và cũng như đã nói,
việc nhắc đến này chỉ điểm qua một cách rải rác chứ không đi sâu khai thác ở mặt phong
cách nghệ thuật truyện trinh thám của nhà văn.
Qua phần lịch sử nghiên cứu vấn đề trong phạm vi có thể tìm hiểu được mà chúng tơi
trình bày trên, chưa có cơng trình nào tập trung so sánh hai tác giả trinh thám Nam Bắc là
Phú Đức và Phạm Cao Củng trong bối cảnh văn học trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX như đề tài mà chúng tôi chọn khai thác.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp: hai phong cách viết truyện trinh thám của Phạm Cao
Củng và Phú Đức (các phạm trù khai thác: ở những đặc trưng nghệ thuật riêng; trong sự so
sánh đối chiếu với nhau; trên góc độ nhìn nhận cả những ưu điểm và hạn chế;...)
Đối tượng nghiên cứu gián tiếp: những đặc điểm nghệ thuật của truyện trinh thám Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX.


3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Các sáng tác trinh thám (và có yếu tố trinh thám) trong nửa đầu thế kỷ XX của Phú
Đức như: Non tình biển bạc, Tình trường huyết lệ, Tiểu anh hùng Võ Kiết, Đế thiêng huyền
bí, Châu về hiệp phố, Lửa lịng, Tiếng súng đêm mưa, Ngọc Lam Điền, Tơi có tội, v.v..
Các sáng tác trinh thám trong nửa đầu thế kỷ XX của Phạm Cao Củng như: Một cái tết
rùng rợn của Kỳ Phát, Bọn người săn ngọc, Chiếc gối đẫm máu, Một tai nạn thơng thường,
Luật chí cơng, Kỳ Phát giết người, Bóng người áo tím, Vết tay trên trần, Cái kho tàng nhà
1

Tất cả những bài báo mạng trên đều được người thực hiện luận văn tham khảo vào ngày 19-09-2014.


14

họ Đặng, Nhà sư thọt, Chiếc tất nhuộm bùn, Đám cưới Kỳ Phát, Đôi hoa tay của bà Chúa,
Buổi diễn tất niên của người Hổ, Quả báo, Bát cơm Siếu Mẫu, Người một mắt, Cánh cửa
sổ nguy hại, Con ma cây vả, Ơng già bn xác chết, v.v..

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.
Phương pháp phổ thông
Thống kê, phân loại: chúng tôi thực hiện thao tác thống kê, phân loại đối với các tác
phẩm của Phú Đức và Phạm Cao Củng. Dựa trên các tiêu chí có sẵn, người nghiên cứu xác
định được những trường hợp tác phẩm nào là truyện trinh thám và phân loại chúng vào
nhóm tác phẩm nghiên cứu chính.
Phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong quá trình thực hiện chọn lọc

dẫn chứng phục vụ cho các luận điểm chính. Từ việc phân tích dẫn chứng, người nghiên
cứu sẽ tổng hợp lại thành một luận điểm chung và ngược lại, từ một luận điểm chung
người viết cũng có thể triển khai phân tích thành các ý nhỏ tiếp theo. Phương pháp phân
tích, tổng hợp ln được sử dụng song song với những yêu cầu về mặt logic.
So sánh, đối chiếu: sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn đối với hai đối
tượng chính là truyện trinh thám Phú Đức và truyện trinh thám Phạm Cao Củng: so sánh
với các cấp độ quy mơ khác nhau (chi tiết, tình tiết, sự kiện,....); so sánh trên cách bình
diện khác nhau (về nội dung, về nghệ thuật); so sánh với các tiêu chí khác nhau (về mặt
thành tựu, về mặt kế thừa truyền thống, về mặt phát huy tính hiện đại,...); v.v..

4.2.

Phương pháp chuyên ngành

Tự sự học: đối với phương pháp này, chúng tôi chọn quan điểm tự sự học của Tzvetan
Todorov để áp dụng nghiên cứu hình thức tự sự của các tác phẩm trinh thám Phú Đức và
trinh thám Phạm Cao Củng: đem tác phẩm tự sự chia thành các bộ phận nhỏ, xác minh
chức năng và mối quan hệ giữa chúng, các phương thức nối kết các mệnh đề với nhau và
cuối cùng xem xét tính hợp nhất của một câu truyện kể. Áp dụng phương pháp tự sự học,
chúng tôi cũng chú ý nhiều vào các yếu tố nhân vật, hành động, sự kiện, phương thức kể
chuyện, ý nghĩa của câu chuyện,...
Phong cách học: phương pháp này được áp dụng để xác định những quy luật sử dụng
ngôn ngữ (bao gồm các yếu tố cấu thành ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...),
những quy luật xây dựng mơ típ nhân vật, cấu trúc cốt chuyện, cách thức kể chuyện,... đạt
hiệu quả nghệ thuật cao mà chúng đặc trưng cho từng tác giả. Việc xác định phong cách
song song với q trình so sánh càng làm bật lên cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, mà cụ
thể là phong cách truyện trinh thám Phú Đức và phong cách truyện trinh thám Phạm Cao
Củng.



15

Thi pháp học: tiếp cận tác phẩm trinh thám dưới góc nhìn của những vấn đề thi pháp
như cấu trúc văn bản, phương thức xây dựng nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật,
cốt truyện, đề tài, chủ đề, cảm hứng, ngôn ngữ,... Những định hướng này sẽ giúp người
nghiên cứu dễ dành thực hiện thao tác lập luận, phân tích, so sánh đối chiếu và đưa ra kết
luận cho các luận điểm chính yếu.
Văn học so sánh: phương pháp này được thực hiện theo định hướng so sánh để chỉ ra
sự ảnh hưởng của văn học phương Tây và văn học phương Đơng trong việc hình thành và
phát triển truyện trinh thám Việt Nam. Ngồi ra chúng tơi cịn thực hiện so sánh một vài
mơ hình trinh thám mà các tác giả Việt Nam áp dụng trong sáng tác với những mơ hình
văn học trinh thám cổ điển Tây Âu.
Lịch sử xã hội: tiếp cận truyện trinh thám Việt Nam, truyện trinh thám Phú Đức,
truyện trinh thám Phạm Cao Củng trong môi trường lịch sử xã hội, tái hiện trung thực bức
tranh quá khứ truyện trinh thám theo đúng trình tự thời gian và khơng gian như nó đã từng
diễn ra (quá trình manh nha, ra đời, phát triển, đỉnh cao,...).
Văn hóa học: phương pháp này được thực hiện với soi chiếu những vấn đề thuộc về
văn hóa để lý giải những biểu hiện, những khuynh hướng phát triển của văn học trinh thám
Việt Nam và phong cách của hai tác giả Phú Đức và Phạm Cao Củng, xem tác phẩm văn
học là một sản phẩm của văn hóa để thấy được dấu vết văn hóa vùng miền, văn hóa của
một giai đoạn lịch sử dân tộc từ trong tác phẩm.
Các phương pháp trên này được sử dụng kết hợp, bổ trợ cho nhau trong suốt quá trình
nghiên cứu thực hiện luận văn.

5. Đóng góp của đề tài
Khảo sát tình hình tư liệu truyện trinh thám Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ
XX (đặc biệt là ở hai tác giả Phạm Cao Củng và Phú Đức), góp phần phục dựng lại diện
mạo cho thể tài văn xi đặc biệt này.
Tìm hiểu và đánh giá lại những thiên kiến có phần ác cảm; tiếp tục cơng việc của
người đi trước, khai thác những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (thiên về đặc điểm nghệ

thuật), góp phần khẳng định những mảng màu sắc đặc biệt của bức chân dung truyện trinh
thám Việt Nam.
Thể hiện một cách tổng quát và chi tiết những đặc trưng nghệ thuật của hai phong cách
nghệ thuật viết truyện trinh thám tiêu biểu (một ở miền Bắc và một ở miền Nam) trong văn
học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX: Phú Đức và Phạm Cao Củng.


16

6. Kết cấu của luận văn
Luận văn, ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, có ba
chương chính với các nội dung như sau:
Chương I: TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX – VAI
TRỊ, VỊ TRÍ CỦA PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM CAO CỦNG
Chương này tìm hiểu những đặc điểm và thành tựu của truyện trinh thám Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX cũng như giới thiệu sơ bộ về hai tác giả Phú Đức và Phạm Cao Củng.
Đối với phần tổng quan về truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, chúng tơi tìm
hiểu ba vấn đề chính: khái niệm truyện trinh thám, quá trình hình thành phát triển văn học
trinh thám, những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của truyện trinh thám Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX. Trong phần giới thiệu hai tác giả Phú Đức và Phạm Cao Củng, chúng
tôi đặt trọng tâm vào giới thiệu và phân tích những vấn đề về quan niệm nghệ thuật và sự
nghiệp sáng tác của hai nhà văn này, đồng thời cũng khẳng định vai trò, vị trí của Phú Đức
và Phạm Cao Củng trong tiến trình hình thành và phát triển văn học trinh thám nước nhà.
Chương II: TRUYỆN TRINH THÁM CỦA PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM CAO CỦNG:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
Trong chương này, trên cơ sở nắm vững những đặc trưng riêng biệt của loại hình trinh
thám; nghiên cứu cặn kẽ, chọn lựa và tổng hợp các tác phẩm trinh thám của Phú Đức và
Phạm Cao Củng, chúng tơi chỉ ra, phân tích và đánh giá những đặc điểm tương đồng giữa
phong cách của hai nhà văn từ phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật.
Chương III: TRUYỆN TRINH THÁM CỦA PHÚ ĐỨC VÀ PHẠM CAO CỦNG:

NHỮNG ĐẶC TRƯNG KHÁC BIỆT
Trong chương này, chúng tôi chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật riêng biệt làm nên
phong cách trinh thám của mỗi tác giả ở ba phương diện: nghệ thuật xây dựng nhân vật,
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện. Mặc dù phân tách
thành hai phần riêng biệt: đặc trưng trinh thám Phú Đức và đặc trưng trinh thám Phạm Cao
Củng nhưng chúng tôi vẫn chú trọng vào mặt so sánh và đối chiếu để bám sát vào mục
đích nghiên cứu của luận văn. Qua việc phân tích phong cách trinh thám của từng nhà văn,
chúng tơi hướng đến khẳng định: Phú Đức và Phạm Cao Củng là hai nhà văn xứng đáng
với vị trí tiên phong và sự vinh danh của thế hệ sau vì những cống hiến mở đường đầy
những thể nghiệm can đảm cho văn học trinh thám nước nhà.


×