Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tư tưởng canh tân giáo dục trong phong trào đông kinh nghĩa thục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------o0o--------------

PHẠM THỊ CHÂU HỒNG

TƯ TƯỞNG CANH TÂN
GIÁO DỤC TRONG PHONG TRÀO
ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------o0o--------------

PHẠM THỊ CHÂU HỒNG

TƯ TƯỞNG CANH TÂN
GIÁO DỤC TRONG PHONG TRÀO

ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS. TRƯƠNG VĂN CHUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------o0o--------------

PHẠM THỊ CHÂU HỒNG

TƯ TƯỞNG CANH TÂN
GIÁO DỤC TRONG PHONG TRÀO

ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010


Cơng trình được hồn thành tại:
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Văn Chung
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch hội đồng:
Thư ký hội đồng:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Ủy viên:

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q1, TP. Hồ
Chí Minh. Vào lúc….giờ….phút, ngày….tháng ….năm 2010.

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là cơng trình nghiên cứu độc
lập, trung thực của bản thân, chưa từng được công bố trên bất kỳ một cơng
trình nào khác. Nếu có gì khơng đúng, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Phạm Thị Châu Hồng


năm


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................... 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................. 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 8
6. Kết cấu của đề tài ................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 10
Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG CANH TÂN GIÁO DỤC CỦA PHONG TRÀO ĐÔNG
KINH NGHĨA THỤC ............................................................................ 10
1.1. Khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa giáo dục
thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .................................... 10
1.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX ............................................................................ 10
1.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX........................................................................ 20
1.2. Tiền đề của tư tưởng canh tân giáo dục trong phong trào Đông
Kinh nghĩa thục ............................................................................ 29
1.2.1. Sự đổi mới nền giáo dục của một số quốc gia trên thế giới ....... 29
1.2.2. Bước chuyển tư tưởng về giáo dục ở Việt Nam vào cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX ............................................................................ 43



Chương 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG CANH
TÂN GIÁO DỤC TRONG PHONG TRÀO ĐÔNG KINH
NGHĨA THỤC ...................................................................................... 63
2.1. Đặc điểm, tính chất và vai trị của phong trào Đông Kinh nghĩa thục .... 63
2.1.1. Đặc điểm của phong trào Đơng Kinh nghĩa thục ....................... 63
2.1.2. Tính chất và vai trị của phong trào Đơng Kinh nghĩa thục ....... 68
2.2. Nội dung tư tưởng canh tân giáo dục của phong trào Đông Kinh
nghĩa thục ................................................................................................ 72
2.2.1. Mục tiêu và đối tượng giáo dục của phong trào Đông Kinh
nghĩa thục ......................................................................................... 72
2.2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục của phong trào Đông
Kinh nghĩa thục ................................................................................ 89
2.3. Ý nghĩa của tư tưởng canh tân giáo dục trong phong trào Đông
Kinh nghĩa thục đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay ............... 106
2.3.1. Giá trị và hạn chế của tư tưởng canh tân giáo dục trong phong
trào Đông Kinh nghĩa thục ............................................................... 106
2.3.2. Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng canh tân giáo dục trong phong trào
Đông Kinh nghĩa thục ...................................................................... 121
KẾT LUẬN ............................................................................................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 135


1

PHẦN MỞ ĐẦU

7. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập, nền giáo dục của mỗi quốc gia khơng chỉ được
xem là một tài sản vơ hình mà cịn là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của

đất nước. Ở Việt Nam, việc xây dựng, phát triển nền giáo dục tiên tiến còn
nhiều hạn chế. Bởi lẽ, nền giáo dục mới mà ta chủ trương xây dựng, như được
chỉ rõ trong các văn kiện chính thức, phải là một nền giáo dục có nội dung
tiên tiến, hiện đại và truyền thống. Hiện đại là nói đến tri thức khoa học tiên
tiến của nhân loại, đã và đang có những bước tiến vượt bậc có tác động to lớn
đến sự chuyển biến của kinh tế và xã hội; cịn truyền thống chính là những cái
hay, cái đẹp trong nền học vấn của cha ông từ hàng ngàn năm đã góp phần tạo
nên cốt cách tinh thần của dân tộc ta trong quá khứ và vẫn còn giá trị cho
cuộc sống hôm nay. Phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục truyền thống là
biện pháp tốt nhất để phát huy và làm trường tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp
của dân tộc cũng như phong phú thêm những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Ngồi ra, thế giới đang trong thời kì biến đổi cực kì nhanh chóng cùng
sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường và sự bùng nổ của khoa học,
kỹ thuật, cơng nghệ, đặc biệt là cơng nghệ truyền thơng, địi hỏi chúng ta ln
phải có sự đổi mới tư duy phù hợp. Mỗi người nói riêng và mỗi dân tộc nói
chung muốn tồn tại và phát triển thì điều đầu tiên là phải biết thích nghi, chủ
động thích nghi, chủ động tham gia một cách sáng tạo vào sự phát triển và
góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục. Trước những thách thức của thời
đại, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang địi hỏi nền giáo
dục phải có sự chuyển biến cơ bản tồn diện nhằm phát huy nội lực trí tuệ và
nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh, bền vững và có thể hội nhập
quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng trên, trong nghị quyết đại hội Đảng


2

lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của nền giáo dục nước ta trong
giai đoạn mới là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ
chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Theo phương hướng trên, nền

giáo dục chúng ta phải có trách nhiệm chú trọng phát triển đồng thời cả ba
mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Thực hiện được điều này, thế hệ chúng ta khơng chỉ có cái nhìn khách
quan, khoa học, đúng đắn hơn với di sản mà các bậc tiền nhân đã dày công
tạo dựng trong lịch sử mà cịn tìm hiểu, gìn giữ và phát huy những giá trị tích
cực trong mạch ngầm tư tưởng dân tộc, nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Điển hình: Đông Kinh nghĩa
thục – một phong trào yêu nước của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, nhưng tư tưởng yêu nước của phong trào luôn gắn liền với tư tưởng
canh tân giáo dục, canh tân văn hóa, canh tân kinh tế, canh tân đời sống xã
hội... Tìm hiểu vấn đề giáo dục trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục đầu
thế kỷ XX sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về tư tưởng của các
bậc tiền bối nói riêng và vấn đề cải cách giáo dục của dân tộc nói chung. Vì
vậy, nghiên cứu tư tưởng giáo dục trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục là
một trong những nội dung góp phần xây dựng một nền giáo dục đất nước vừa
thể hiện tính hiện đại, vừa mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc.
Chính vì những lí do trên mà tơi chọn đề tài: “Tư tưởng canh tân giáo
dục trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục” làm nội dung nghiên cứu luận
văn của mình. Đề tài có ý nghĩa khoa học thiết thực và cần thiết. Một mặt nó
góp phần giúp các nhà nghiên cứu và bạn đọc hiểu rõ hơn hoạt động giáo dục
của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Mặt khác, cũng từ cơ sở này, ta có thể
lý giải phần nào các hiện tượng, vấn đề giáo dục của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.


3

8. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Giáo dục là đề tài lâu đời được các nhà khoa học quan tâm và nghiên
cứu. Đặc biệt là các tư tưởng đổi mới, canh tân trong lĩnh vực giáo dục.

Cho nên, là một sự kiện quan trọng của cách mạng Việt Nam, vấn đề giáo
dục trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục được giới nghiên cứu quan tâm
từ khá sớm trong các sách, báo cũng như trong các tạp chí nghiên cứu khoa
học như: tạp chí Cộng sản, tạp chí Triết học, tạp chí Khoa học xã hội…
Chúng ta khơng chỉ nghiên cứu ở phong trào một dòng trào lưu yêu nước
dân tộc mà còn thể hiện tư tưởng giáo dục cứu nước ở một tầm cao mới.
Trong đó, phải kể đến những nhà nghiên cứu lịch sử, những học giả nổi
tiếng viết về phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở những thời đại khác nhau
như: Nguyễn Hiến Lê, Vũ Văn Sạch, Vũ Thị Minh Hương, Philippe Papin,
Chương Thâu, Nguyễn Đăng Tiến, Phan Ngọc Liên,… với những tác phẩm
ở nhiều lĩnh vực:
Về sử học, năm 1937, tác giả Đào Trinh Nhất cho ra mắt cuốn Đông
Kinh nghĩa thục do nhà in Mai Lĩnh ấn hành. Mặc dù còn hạn chế nhiều về
tư liệu, nhưng đây có thể coi là cơng trình sớm nhất về Đơng Kinh nghĩa
thục. Tiếp đến cơng trình của Nguyễn Hiến Lê là cuốn sách thứ hai có tên
Đơng Kinh nghĩa thục – sau luận văn cùng tên của Đào Trinh Nhất xuất
bản từ năm 1937 – được tác giả xuất bản ở Sài Gòn năm 1956. Đến năm
1974, cơng trình này đã được tái bản đến lần thứ ba – điều đó chứng tỏ sức
hấp dẫn của cơng trình đến với cơng chúng. Sau này, tác giả Chương Thâu
với tác phẩm Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu
thế kỷ XX của Nhà xuất bản Hà Nội năm 1982. Đây mới là cơng trình đầu
tiên có tính chất tổng hợp về phong trào này. Bên cạnh việc phác họa
những nét chung nhất trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam
đầu thế kỷ XX, tác giả đã dựng lại một bức chân dung khá chi tiết về Đông


4

Kinh nghĩa thục trên cả ba mặt hoạt động: văn hóa giáo dục, xã hội và kinh
tế đồng thời đưa ra những đánh giá về vị trí của Đơng Kinh nghĩa thục

trong phong trào giải phóng dân tộc. Ngồi ra, cịn có các tác giả: Trương
Hữu Qnh (2002), Đại cương lịch sử Việt Nam, Toàn tập, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Khắc Thuần (1997), Đại cương lịch sử cổ trung
đại Việt Nam, Tủ sách Đại học khoa học xã hội và nhân văn;… viết về
phong trào dưới dạng sự kiện lịch sử của dân tộc.
Bên cạnh đó, các tạp chí, tập san trong cả nước cũng xuất hiện nhiều
bài viết về phong trào. Cụ thể trong những năm 50, tập san Văn Sử Địa –
tiền thân của tạp chí Nghiên cứu Lịch sử sau này: Những cuộc vận động
Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân là phong trào tư sản hay tiểu
tư sản của Trần Huy Liệu, Tạp chí Văn Sử Địa, 1955, số 11; Góp ý kiến
vào vấn đề: Tính chất cách mạng qua các cuộc vận động Đông Du, Đông
Kinh nghĩa thục của Văn Tâm, Tạp chí Văn Sử Địa, 1956, số 15; Tính chất
và giai cấp lãnh đạo hai phong trào Đông Kinh nghĩa thục và Đơng Du của
Nguyễn Bình Minh, Văn Sử Địa, 1957, số 33, trang 19 – 39. Nhìn chung,
những bài viết đó xác định: cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ
XX, trong đó có Đơng Kinh nghĩa thục mang tính chất tư sản (dân tộc dân
chủ) nhưng chưa triệt để. Đến đầu những năm 60, Đông Kinh nghĩa thục đã
trở thành chủ đề cho một cuộc tranh luận sôi nổi của giới sử học miền Bắc
trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản: mục
đích, tính chất, xu hướng và thực chất của phong trào. Trong khi Đặng Việt
Thanh cho rằng “Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc cách mạng văn hóa
đầu tiên ở nước ta” [66, tr.14] thì có ý kiến khác lại coi Đông Kinh nghĩa
thục “chỉ là một cuộc đấu tranh tư tưởng theo hướng tư sản” [83, tr.54].
Trong đó, cuộc tranh luận xung quanh vấn đề đánh giá vị trí của Đơng
Kinh nghĩa thục trong mối quan hệ giữa hai xu hướng bạo động và cải cách


5

trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX diễn ra sôi

nổi hơn cả. Nếu như Nguyễn Anh trong luận văn đăng trên Nghiên cứu
Lịch sử số 32, năm 1961 cho rằng: “Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục
nằm trong phạm vi ảnh hưởng của xu hướng cải lương lưu hành trong cách
mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX mà Phan Châu Trinh là người tiêu biểu” [1,
tr.40] thì Nguyễn Văn Kiệm lại có ý kiến hồn tồn trái ngược: “Đơng
Kinh nghĩa thục là một bộ phận của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do
Phan Bội Châu đứng đầu, trong sự chỉ đạo trực tiếp của Phan Bội Châu”
[25, tr.42]. Trần Minh Thư (bút danh Hồ Song), trên tinh thần “cố gắng
tiến tới thống nhất nhận định về Đông Kinh nghĩa thục” đã chủ trương một
cách dung hịa khi cho rằng Đơng Kinh nghĩa thục là “một phong trào hoạt
động chủ yếu trên mặt trận văn hóa tư tưởng, chịu ảnh hưởng của cả hai xu
hướng bạo động và cải lương, nhưng ảnh hưởng của xu hướng bạo động có
phần đậm nét hơn” [78, tr.36]. Mặc dù cuộc tranh luận về Đông Kinh nghĩa
thục những năm 60 đã không thể đi đến một kết luận thống nhất nhưng đã
làm “nóng” bầu khơng khí học thuật và góp phần nâng cao một bước nhận
thức về phong trào này.
Về văn học, có các tác phẩm: Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục của Vũ
Văn Sạch, Vũ Thị Minh Hương và Philippe Papin dịch, Nhà xuất bản Văn
hoá, Hà Nội, 1997; Lương Văn Can và phong trào duy tân Đơng Du của Lý
Tùng Hiếu, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gịn, năm 2005.
Về lĩnh vực triết học, có các tác phẩm: Bước chuyển tư tưởng Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của Trương Văn Chung – Dỗn Chính,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005; Q trình chuyển biến
tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân
vật tiêu biểu của Dỗn Chính – Phạm Đào Thịnh, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2007.


6


Về lĩnh vực giáo dục, có các tác giả: Nguyễn Đăng Tiến (1996), Lịch
sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – 1945, Nhà xuất bản Giáo
dục; Phan Ngọc Liên (2006), Giáo dục và thi cử Việt Nam, Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trong những tác phẩm trên, các nhà nghiên cứu, học giả đã dịch, giới
thiệu, trình bày, phân tích và nhận định một cách khách quan và sâu sắc về
nội dung tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Đồng
thời coi đây là một tư tưởng giáo dục cần được giữ gìn, học hỏi và truyền
đạt cho mọi đọc giả. Chính điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tơi
trong q trình tìm hiểu Đơng Kinh nghĩa thục nói chung và tư tưởng giáo
dục của phong trào nói riêng.
Ngồi ra, khi nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của phong trào Đơng
Kinh nghĩa thục có nhiều hội thảo khoa học đề cập đến cũng như những bài
viết trên các tạp chí, nội san của các trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội. Điển hình, tác phẩm: 100 năm
Đơng Kinh nghĩa thục – tổng hợp bài viết của nhiều tác giả khác nhau trong
các hội thảo khoa học do nhà xuất bản Tri thức phát hành năm 2008. Qua đó
chúng ta thấy được âm vang của phong trào trong giai đoạn ngày nay.
Tuy nhiên, hầu hết các bài viết đều đề cập phong trào Đông Kinh nghĩa
thục ở những góc độ tổng hợp tất cả các vấn đề: chính trị, văn hóa, giáo dục
khác nhau hay nhằm giới thiệu sự kiện, sử liệu mà chưa có sự khảo cứu
chuyên sâu nội dung tư tưởng giáo dục của phong trào. Chính vì vậy, đây
chính là điểm khác biệt luận văn của tơi so với các bài viết trước đó, chỉ đi
sâu nghiên cứu nội dung giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục và ý
nghĩa lịch sử của tư tưởng này đối với giai đoạn giáo dục hiện nay.


7

9. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a) Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là:
-

Đánh giá tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

-

Làm rõ sự đổi mới chương trình giáo dục của phong trào Đơng

Kinh nghĩa thục về: đối tượng và mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp
giáo dục.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn cần giải quyết những
vấn đề cơ bản sau:
- Phân tích: Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng canh tân giáo dục
trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
-

Kiến giải: Nội dung và đánh giá những giá trị cũng như hạn chế

trong tư tưởng canh tân giáo dục trong phong trào Đơng Kinh nghĩa thục. Qua
đó, vận dụng tư tưởng vào xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện nay theo
quan điểm của Đảng và nhà nước ta.
c) Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đông Kinh nghĩa thục là một trong những phong trào yêu nước của
nhân dân vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhằm giành độc lập dân
tộc và dân chủ của dân tộc ta. Phong trào có nhiều hoạt động của các sĩ
phu yêu nước ở các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng,
giáo dục nhưng luận văn chỉ đề cập đến hoạt động cải cách giáo dục

trong phong trào Đơng Kinh nghĩa thục. Vì vậy, luận văn tập trung
nghiên cứu những vấn đề giáo dục trong các tác phẩm và sách giáo
khoa của hội như: Quốc dân độc bản, Nam quốc giai sự, Nam quốc địa
dư, Quốc văn giáo khoa thư, Luân lí giáo khoa thư, v.v…


8

10.

Cơ sở lý luận và phương

pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được hiệu quả tốt, luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới
quan duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với phương pháp luận
biện chứng duy vật.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so
sánh, phương pháp lịch sử – lôgic, phương pháp nghiên cứu lý luận, phương
pháp phân tích – tổng hợp phân tích các mối quan hệ để triển khai và làm nổi
bật vấn đề nghiên cứu.
11.

Ý nghĩa khoa học và

thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
Phong trào Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX được đánh giá là một
trong những phong trào yêu nước có nhiều hoạt động cải cách giáo dục tích
cực đóng góp trong nền giáo dục nước nhà. Là trường học, Đông Kinh nghĩa

thục đã thực hiện thành công việc bỏ cựu học, theo tân học; đặc biệt coi trọng
giáo dục yêu nước, bài trừ hủ tục với mục đích là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực để đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước giàu mạnh. Vì vậy,
mặc dù đã trải qua hơn 100 năm nhưng tư tưởng của phong trào vẫn còn giá
trị cho đến ngày nay.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng giáo dục trong phong trào
Đông Kinh nghĩa thục nhằm khẳng định thành công cũng như hạn chế trong
hoạt động giáo dục của phong trào qua đó rút ra bài học chính là thay đổi tư
duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà
trường. Từ đó chúng ta có cách dạy, học cũng như phương pháp, nội dung, tổ


9

chức và quản lý giáo dục khoa học, nhằm xây dựng một nền giáo dục phù hợp
hơn với yêu cầu của xã hội và cuộc sống trong kỷ nguyên nền kinh tế tri thức.
12.

Kết cấu của đề tài

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, gồm có hai chương và năm tiết.
Chương 1: Điều kiện, tiền đề và quá trình hình thành tư tưởng canh tân
giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
Chương 2: Nội dung và ý nghĩa của tư tưởng canh tân giáo dục
trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục.


10


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CANH TÂN GIÁO DỤC CỦA
PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
1.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
VÀ VĂN HĨA GIÁO DỤC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX
ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những biến đổi hết
sức to lớn.
“Trong vịng 30 năm cuối của thế kỷ XIX là thời kỳ tư bản chủ
nghĩa “tự do” chuyển sang tư bản chủ nghĩa “lũng đoạn”. Trong
thời kỳ này nền kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa có sự phát
triển cực kỳ nhanh chóng. Sức sản xuất về mặt cơng nghiệp trên thế
giới đã tăng trưởng gấp đôi trở lên. Sự tăng trưởng chẳng những là
kết quả của giai cấp tư sản các nước đã bóc lột một cách tàn nhẫn
đơng đảo nhân dân lao động trong và ngoài nước, mà còn do khoa
học kỹ thuật đã tiến bộ hết sức nhanh chóng, đặc biệt là sự phát
minh và vận dụng những loại động cơ đốt trong và động cơ điện”
[93, tr. 311]. Chính sự ra đời, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
làm cho các nước đế quốc khao khát thuộc địa để cung cấp nguyên liệu và mở
rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Do đó, “chủ nghĩa tư bản phương Tây đã
nhanh chóng kéo cả thế giới vào cơn lốc của chính nó thơng qua hoạt động
giao thương, truyền bá và cuối cùng là thực dân hóa” [86, tr.178]. Các cuộc
xâm lược của thực dân đã diễn ra và tác động rất lớn đến độc lập dân tộc của



11

nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở phương Đông và vùng Châu Á đầy tiềm
năng đã trở thành mục tiêu của các nước đế quốc. Xu thế lịch sử lúc đó đã phá
tan tình trạng cơ lập của các quốc gia, dân tộc tồn tại theo lối tự cung tự cấp
mà thay vào đó là những mối quan hệ và sự phụ thuộc tất yếu giữa các dân
tộc. Đó khơng chỉ thể hiện sự thắng thế của một mơ hình phát triển hay của
một sức mạnh vật chất mà còn tiêu biểu cho sự khẳng định và thắng thế của
những giá trị nhân đạo, nhân văn và nhân bản sâu sắc. Vì vậy, trong q trình
thực dân hóa, mặc dù được thực hiện bằng những phương tiện và thủ đoạn tàn
bạo nhằm thỏa mãn mục đích bóc lột, khai thác của giới tư bản phương Tây,
nhưng đây cũng là một con đường giao lưu văn hóa – tinh thần – trí tuệ. Qua
đó khơng chỉ mơ hình phát triển kinh tế – xã hội mà cả những giá trị văn hóa,
những tơn giáo, những trào lưu tư tưởng cách mạng nhân đạo, duy lý và giải
phóng cũng được giới thiệu và truyền bá tới các xứ sở bị thực dân hóa. Đó
khơng chỉ là phương thức lan truyền, lan tỏa ảnh hưởng của một mơ hình
phát triển mới mà cịn là “q trình thực hiện “sứ mệnh khai hóa văn minh”
của những dân tộc tiên tiến, nhằm truyền bá những giá trị văn minh, những
tiến bộ khoa học – kỹ thuật và mơ hình phát triển tiên tiến tới các xứ sở lạc
hậu” [86, tr.181].
Trong tình hình đó, các dân tộc phương Đông vẫn là quốc gia phong
kiến lạc hậu, phát triển chậm nên đứng trước nguy cơ bị các nước phương
Tây xâm lược, áp bức ngày càng trở nên lúng túng trước vấn đề sống còn của
quốc gia. Thực tiễn sinh động ấy buộc các nhà tư tưởng phải giải thích những
hiện tượng lịch sử mới nảy sinh. Đó là những quan điểm tư tưởng chính trị
bảo thủ khơng cịn phù hợp với xu thế phát triển đương thời và tình hình thực
tế của các nước phương Đơng mà cần có một hệ tư tưởng mới phù hợp, đáp
ứng yêu cầu của thời đại. Trước sức ép ngày càng phát triển, một số dân tộc
đã sớm nhận ra cục diện chính trị thế giới và xây dựng được chương trình



12

hành động phù hợp để bảo vệ chủ quyền. Vấn đề mà các nhà tư tưởng quan
tâm chính là những quan điểm chính trị nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, làm thế
nào để bảo vệ được chủ quyền dân tộc khơng bị xâm phạm? Vì vậy, nhiều
quốc gia dân tộc phương Đông đã lựa chọn con đường cải cách, duy tân, hiện
đại hóa đất nước theo mơ hình phát triển của phương Tây. Phương thức tìm
hiểu các quốc gia phương Tây nhằm nghiên cứu, học hỏi các kiến thức về
kinh tế, thống kê, luật pháp, chính trị học, khoa học – kỹ thuật,... để canh tân
đất nước thông qua giáo dục được nhiều quốc gia phương Đông sử dụng. Bởi
giáo dục thực sự khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với sự hình thành và biến
đổi các hệ giá trị văn hóa, đạo đức, chính trị của các thế hệ người nối tiếp
nhau mà còn ở ngay thế hệ đương thời của các cộng đồng dân tộc. Đây là một
phương thức đặc biệt được lựa chọn không những để ứng phó với nguy cơ
xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây mà còn giúp cho các dân tộc ở
Đơng Á thay đổi mơ hình và quỹ đạo phát triển, tự giải thốt mình khỏi sự trì
trệ và bế tắc lịch sử. Để đến đầu thế kỷ XX, sự trỗi dậy của Nhật Bản cùng
các cuộc cách mạng tư sản ở Trung Quốc và Cách mạng Tháng Mười Nga đã
tạo thành một cao trào thức tỉnh cả Phương Đơng.
Nhật Bản là một quốc gia Á Đơng có một chính thể dân chủ từ khá sớm
so với các nước Á Đơng khác, và mau chóng đạt được sự giàu mạnh, một
phần lớn là nhờ tư tưởng khai sáng có từ thời Minh Trị Duy tân bắt đầu từ
năm 1868, thời kỳ diễn ra những biến đổi lớn trong xã hội Nhật Bản, có vai
trị như bước ngoặt cho sự biến chuyển đầy ngoạn mục. Trước đó, là một
nước phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu, Nhật Bản dưới triều đại
Tokugawa sau một thời gian “mở cửa” với phương Tây, do các hoạt động
truyền đạo của các giáo sĩ can thiệp vào công việc nội bộ của Nhật Bản và
quan hệ mậu dịch với phương Tây đã đe dọa đến nền thống trị của Mạc Phủ

Tokugawa nên Nhật Bản thực thi chính sách cấm đạo, “bế quan tỏa cảng”


13

đồng thời “thi hành chính sách kinh tế hướng nội, kích thích sản xuất và tiêu
thụ tại chỗ” [56, tr.186]. Từ đây, chế độ phong kiến Nhật Bản rơi vào tình
trạng bế tắc, suy thối, có nguy cơ khơng thể chống nổi sự đe dọa từ phương
Tây. Trong giai đoạn này, để cứu vãn chế độ phong kiến đang lâm nguy, cũng
như tăng cường sự trấn áp đối với phong trào nhân dân, Mạc phủ đã tiến hành
“cải cách” với ý đồ tăng cường sức mạnh tài chính cho Mạc phủ, hạn chế lưu
thơng các loại hàng hóa, ngăn chặn sự phát triển của mối quan hệ sản xuất
vừa mới hình thành và đề phịng những phong trào nhân dân sẽ xảy ra. Sự
“cải cách” diễn ra từ năm 1842 đến năm 1843 là do một nhân vật trong “Lão
Trung” có tên gọi Thủy Dã bang chủ trì. Cuộc cải cách này liên quan đến các
mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Nội dung chủ yếu gồm: Thứ nhất,
ngăn cấm nhân dân không được tập võ nghệ và mang theo vũ khí nhằm mục
đích phịng những cuộc bạo động của nhân dân. Thứ hai, ban bố “Lệnh hồi
cư” để cưỡng bách người nông dân rời bỏ nông thơn đi làm th ở bên ngồi
phải trở về q quán cũ nhằm ngăn chặn sự phát triển của mối quan hệ sản
xuất mới. Thứ ba, ngăn cấm xa xỉ, sửa đổi phong tục nhằm cắt đứt nguồn
cung cấp hàng hóa, khơng cho hàng hóa phát triển và chặn đứng phương thức
sản xuất, sinh hoạt, tư tưởng mới. Cho nên, ngoại trừ Hà Lan, Nhật Bản đóng
cửa, hạn chế khơng tiếp xúc với thế giới bên ngồi và chỉ có thể tìm hiểu tình
hình thế giới, các mơn khoa học cũng như văn hóa của phương Tây thơng qua
các thương gia người Hà Lan. Thứ tư, xóa bỏ cơng hội ngành nghề của những
người làm thủ công tại thành thị và đánh vào những người bn bán những
món thuế rất nặng nhằm khôi phục trật tự kinh tế tự nhiên của xã hội phong
kiến. Thứ năm, giảm miễn số nợ của các Đại Danh, Kỳ Bản còn thiếu Mạc
Phủ nhằm củng cố giai cấp thống trị phong kiến. Thứ sáu, ban bố “Lệnh trưng

thu ruộng đất”, chuyển tất cả ruộng đất trong vòng mười dặm chung quanh
Giang Hộ và Osaka của các Đại Danh và Kỳ Bản thành lãnh địa của Mạc Phủ.


14

Cuộc cải cách này khơng phải nhằm thích ứng với sự phát triển của tư bản
chủ nghĩa mà chỉ là một sự điều chỉnh của chế độ phong kiến với mục đích đi
ngược dịng lịch sử để cứu vãn tình thế hấp hối của giai cấp thống trị. Do vậy,
không đầy hai năm sau thì cuộc cải cách đã bị thất bại.
Đến những năm 50 của thế kỷ XIX, các cường quốc thuộc chủ nghĩa tư
bản phương Tây bắt đầu bước chân xâm chiếm vào Nhật Bản. Quốc gia đầu
tiên mở toang được cánh cửa của Nhật Bản chính là nước Mỹ. Sau đó các
nước như: Anh, Nga, Pháp, Hà Lan… nối gót kéo tới Nhật Bản và buộc nước
này phải ký kết những bản hiệp ước bất bình đẳng như: mở cửa nhiều hải
cảng khác của Nhật để phương Tây vào buôn bán và hạ thấp mức thuế quan
đối với hàng hóa của tư bản nước ngồi nhập khẩu vào Nhật. Chính điều này
làm cho thị trường Nhật Bản tràn ngập hàng hóa nước ngồi và các ngành
nghề thủ cơng của Nhật lâm vào hồn cảnh hết sức khó khăn. Thậm chí, đời
sống của nhân dân Nhật Bản, kể cả những võ sĩ cấp thấp đều gặp khó khăn
trong đời sống. Thực tế đó đã thúc đẩy nhân dân Nhật Bản đi vào con đường
cách mạng. Lo ngại trước bước đường tương lai của tổ quốc, các võ sĩ cấp
thấp ở các Phiên tại vùng Tây Nam do được tiếp xúc rất sớm với những tư
tưởng mới của phương Tây và có lịng say mê văn hóa, khoa học của các
nước phương Tây đã nhận thức: “để cứu vãn nguy cơ cho dân tộc, cần phải
đánh đuổi thế lực của người ngoại quốc, thực hiện một chính sách mở cửa và
tiến thủ” [93, tr.62]. Nghĩa là, muốn chống lại sự xâm lược của người phương
Tây, thì cần phải học hỏi sở trường của người phương Tây, như khoa học, kỹ
thuật; chủ trương học tập những khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây.
Họ đề xướng thực học, hiệu triệu người Nhật Bản hãy học hỏi với người nước

ngoài (khoa học, kỹ thuật) và cấp thiết yêu cầu mọi người hãy đến các nước
phương Tây để tìm phương thuốc cứu nước. Cho nên, họ đã mạnh dạn áp


15

dụng quyết sách lật đổ Mạc phủ xây dựng đất nước – học tập theo Tây
phương để thực hiện chính sách nước giàu binh mạnh.
Với khẩu hiệu “Phú quốc cường binh”, “Quyết theo kịp phương Tây”
chính phủ đã thuyết phục được Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912) tuyên bố
từ bỏ những tập tục có hại, sẵn sàng học hỏi phương Tây và góp phần khiến
người Nhật trở nên tích cực, nhiệt tình với văn minh khai hóa. Nhật hồng đã
tiến hành đường lối duy tân chủ yếu ở ba điểm chính: ““Thực sản hưng
nghiệp”, “Văn minh khai hóa” và “Nước giàu binh mạnh” để làm rõ phương
châm chỉ đạo chung cho việc xây dựng quốc gia” [93, tr.83]. Trong đó, văn
minh khai hóa và phát triển giáo dục là quốc sách có ý nghĩa chiến lược quan
trọng của chính phủ Minh Trị. Nó có ý nghĩa học tập theo khoa học kỹ thuật,
văn hóa giáo dục, tư tưởng phong cách và phương thức sinh hoạt của giai cấp
tư sản phương Tây để nhanh chóng cải tạo nước Nhật từ xã hội phong kiến
thành xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng muốn học tập và tiếp thu được một
cách thực sự nền khoa học của giai cấp tư sản phương Tây, thì cần phải bắt
đầu từ giáo dục. Họ cho rằng, “văn minh khai hóa và giáo dục khơng bao giờ
có thể tách rời nhau” [93, tr.89]; nên “phát triển giáo dục là con đường để hấp
thu, tiêu hóa và vận hành khoa học kỹ thuật và văn hóa của các nước tư bản
chủ nghĩa một cách tốt nhất” [93, tr.89]. Cũng chính vì thế nên “cho dù tài
chính của chính phủ hãy cịn eo hẹp, nhưng họ khơng tiếc tiền của, sẵn sàng
bỏ tiền ra để xây dựng trường học” [93, tr.89], “đặt công tác giáo dục lên địa
vị cao nhất” [93, tr.89]. Vì vậy, nhiều phái đồn được cử sang phương Tây
nghiên cứu và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, khoa học kỹ thuật tiên tiến để
tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nước. Nhiều chuyên gia phương Tây

được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật, đưa những thành
tựu khoa học khoa học – kỹ thuật vào giảng dạy nên “lương của các chuyên
gia nước ngoài ở Nhật Bản được trả ngang với lương của bộ trưởng” [58,


16

tr.158]. Và nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành; trong đó có
việc thành lập các trường đại học với những ngành khoa học và mục tiêu đào
tạo hoàn toàn mới phục vụ cho việc hiện đại hố đất nước.
Có thể nói, cuộc cách mạng tư sản Nhật Bản 1868 là kết quả của sự
xung đột bên ngoài và những cải cách của Minh Trị Thiên Hoàng. Nền tảng
cơ bản cho phép Nhật Bản đủ sức thủ tiêu các hiệp ước bất bình đẳng, đưa
đất nước Nhật tiến lên thành một nước tư bản độc lập chính là “nhờ có tài
năng và năng lực quản lý của đội ngũ viên chức, trí thức ở các han cũng như
tiềm lực, chính sách kinh tế độc đáo của các địa phương mà Nhật Bản đã có
thể “cất cánh” đi lên” [56, tr.183]. Trong đó, thành quả cải cách giáo dục của
Minh Trị là rất nổi bật, bởi nó đã thể hiện hai điểm: Một, văn hóa tri thức
được phổ cập đến tồn dân, trình độ của quốc dân nói chung được nâng cao,
về mặt văn minh tinh thần như biết trọng của công cũng được thể hiện khá
tốt. Hai, bồi dưỡng được đông đảo nhân tài khoa học kỹ thuật và nhân tài
quản lý cơng thương nghiệp.
Bên cạnh đó, ở Trung Quốc – một đất nước có ảnh hưởng lớn thời bấy
giờ – cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ ở mọi phương diện. Trong thế kỷ
XIX, xã hội phong kiến Trung Quốc có nhiều biến động lớn – triều đình Mãn
Thanh bước vào giai đoạn sa sút, cận kề thời điểm sụt đổ. Nhưng cho đến nửa
sau thế kỷ XIX, nhà Thanh vẫn coi Trung Quốc là trung tâm của văn minh
còn các nước khác là Di, Dịch. Họ thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”
với bên ngoài, chuyên chế với bên trong. Tuy nhiên họ cũng không ngăn nổi
phong trào của Hán tộc và sự xâu xé của phương Tây. Cuối cùng, sau hiệp

ước Nam Kinh ngày 29/8/1842, Trung Quốc chấp nhận mở cửa, tự do mậu
dịch, giao thương với nước ngoài, nhường một số địa bàn cho các nước
phương Tây: “mở năm cửa biển là Quảng Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ
Môn và Thượng Hải” [34, tr.24], Hương Cảng thì bị cắt hẳn cho Anh. Trước


17

sự xâm lược của phương Tây, những phần tử tri thức tiên tiến của Trung
Quốc bắt đầu tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân, họ nhận thức được sự
suy vong của Trung Quốc đã hình thành tư tưởng chung là chỉ có học tập
phương Tây, cải tạo xã hội và văn hóa Trung Quốc mới có thể tự lập, tự
cường. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX, ở Trung Quốc đã xuất hiện
cuộc vận động học tập phương Tây, gọi là “Dương vụ vận động” gồm những
nhân vật đương thời trong triều đình Mãn Thanh như Dịch Tố, Tăng Quốc
Phiên, Lý Hồng Chương,… Họ chủ trương học kỹ thuật của phương Tây để
chế ngự người phương Tây, sử dụng một số kỹ thuật sản xuất của chủ nghĩa
tư bản phương Tây để duy trì sự thống trị phong kiến và gửi nhiều học sinh đi
học tập ở nước ngồi… Kết quả là họ khơng chế ngự được người phương Tây
xâm lược Trung Quốc, nhưng phong trào cũng có tác động tích cực trong việc
bước đầu hình thành nền công nghiệp quân sự và xây dựng hải quân, lục qn
kiểu mới, trong việc hình thành các xí nghiệp tư bản dân dụng ở Trung Quốc.
Đồng thời, giai cấp tư sản mới ra đời (một bộ phận lớn là địa chủ, quan liêu tư
sản hóa) tạo cơ sở cho các phong trào Duy Tân sau này.
Đến 1895, sau chiến tranh Trung – Nhật, cuộc đấu tranh của nhân dân
Trung Quốc tiến lên một bước, sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản mạnh dạn địi
cải cách, các nhà trí thức dịch thuật những tư tưởng tư sản tiến bộ Tây
phương, họ sáng lập nhiều học hội, học đường, nhà xuất bản, báo chí. Điển
hình là cuộc đấu tranh cách mạng Duy Tân do Khang Hữu Vi lãnh đạo, chủ
yếu đề nghị 6 điều cải cách: 1- Cải cách giáo dục, mở trường dạy từ thấp lên

cao. 2- Bỏ lối thi cũ. 3- Cải cách hành chính, bỏ bớt quan lại. 4- Mở công,
nông, thương cục, tiền tệ cục. 5- Cải cách quân đội. 6- Người dân ai cũng có
quyền gởi ý kiến lên nhà vua. Trong đó, cải cách giáo dục được đưa lên hàng
đầu và là nhiệm vụ quan trọng trong cuộc cải tổ của ông. Đề nghị này được sự
đồng tình của vua Quang Tự nên nhà vua trao cho nhóm Khang Hữu Vy,


18

Đàm Tự Đồng, Lương Khải Siêu... toàn quyền làm cuộc cải tổ ngay tại Bắc
Kinh. Nhưng Từ Hy Thái hậu dựa vào phe thủ cựu để truất ngôi Quang Tự
nên đình chỉ việc canh tân của nhà vua. Các tổ chức Cường học hội bị giải
tán, Khang Hữu Vi bỏ trốn, Lương Khải Siêu chạy sang Nhật, Đàm Tự Đồng
bị kết án tử hình. Vụ “Mậu Tuất chính biến” (1898) ảnh hưởng lớn đến các
nhà nho yêu nước và tiến bộ ở Việt Nam. Từ đó, các nhà nho Việt Nam bắt
đầu tìm hiểu “tân thư”, “tân văn” và tư tưởng tư sản Phương Tây qua sách báo
Trung Quốc, đặc biệt là qua các tác phẩm của Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu.
Khi cuộc “Biến pháp Mậu Tuất” năm 1898 bị đàn áp thì nhiều nhà tư
tưởng đã chuyển từ xu hướng cải lương sang xu hướng cách mạng. Tôn Trung
Sơn là một trong những người đã chuyển từ cải lương sang cách mạng và
cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) của người đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến các
nhà tư tưởng tiến bộ ở Việt Nam. Năm 1905, tức Quang Tự năm thứ XIII,
Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội trên cơ sở thống nhất
ba tổ chức lớn (Hoa Hưng Hội, Hưng Trung hội và Quang Phục hội) và một
số tổ chức nhỏ khác nhằm thực hiện mục tiêu Tứ Cương Lĩnh “đánh đuổi giặc
Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền” [84,
tr.35] (nghĩa là: đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân
quốc, chia ruộng đất cho dân cày). Đến năm 1906, ‘Tứ Cương Lĩnh’ được đổi
thành Chủ nghĩa Tam dân. Cương lĩnh chính trị này bao gồm: chủ nghĩa dân
tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Mặc dù đường lối của Đồng

minh hội có nhiều nhược điểm và cuộc cách mạng Tân Hợi bùng nổ muộn
hơn so với các cuộc cách mạng tư sản Âu Mỹ từ hai đến ba thế kỷ nhưng đó
lại là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đầu tiên của các nước thuộc địa và phụ
thuộc ở châu Á. Có lẽ do đặc điểm về thời gian như vậy khiến cho những nhà
lãnh đạo Tân Hợi vừa tiếp nhận tư tưởng, kinh nghiệm của phương Tây; vừa


×