Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

trả lời phản biện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.32 KB, 3 trang )

Nhóm trả lời: Chủ đề 3 - DCL Nhóm phản biện: Thiên Long
TRẢ LỜI PHẢN BIỆN NHÓM THIÊN LONG
Rất cảm ơn nhóm Thiên Long đã đọc bài làm của nhóm DCL và đưa ra một số ý kiến đóng góp.
Sau đây nhóm DCL sẽ trình bày một số vấn đề mà nhóm Thiên Long đã đưa ra:
1. Số liệu Hệ số Nợ trong hai bảng của DCL đưa ra là không thống nhất. Đây là sai sót của
nhóm DCL. Số chính xác của Hệ số nợ của DCL nắm 2011 là 72% chứ không phải là 69%.
2. Về phần Khả năng thanh toán Nợ dài hạn, nhóm DCL đã có nhận xét tổng quát và nguyên
nhân, kết luận. Do vậy nhóm DCL thấy không cần thiết chỉ tiêu nào cũng cần nhận xét ý
nghĩa của từng chỉ tiêu, vì mục tiêu tập trung là “Khả năng thanh toán lãi vay” và “Hệ số
nợ”, và ý nghĩa 2 chỉ tiêu này đã được đề cập ở phần nhận xét ban đầu cũng như phần
Nguyên nhân và Kết luận.
VD: “Qua bảng phân tích trên ta thấy DCL có rủi ro tài chính cao, đáng báo động và
khả năng thanh toán lãi vay thấp và ngày càng giảm.”
Tuy nhiên, nhóm cũng tiếp thu ý kiển của Nhóm Thiên Long và có giải trình một số chỉ
tiêu mà nhóm Thiên Long có thắc mắc như sau:
2.1. Nhóm chưa đề cập đến ý nghĩa chỉ tiêu Hệ số tự tài trợ TSDH (Vốn CSH/TSDH).
Nhóm DCL xin có phần bổ sung nhận xét như sau:
- Khả năng tự tài trợ TSDH của công ty là thấp và có xu hướng giảm (năm 2011 là
0,93 lần và giảm 0,16 lần so với năm 2010). Điều này thể hiện việc công ty tăng việc sử
dụng nợ và tài trợ tài sản dài hạn bằng nợ.
- So với các công ty Dược khác trong ngành:
Công ty Dược Cửu Long Dược Hậu Giang Dược Hà Tây Dược TƯ (VIDIPHA)
Vốn
CSH 232.129.285.783 1.381.546.863.475 119.473.523.557 244.283.914.585
TSDH 250.086.245.527 505.014.880.878 50.838.413.041 223.903.764.744
Hệ số tự
tài trợ tài
sản dài
hạn
0,93 2,74 2,35 1,09
Qua bảng so sánh trên ta thấy rằng khả năng tự tài trợ TSDH của DCL là kém nhất. Điều


này là dễ hiểu vì như đã phân tích, khác với cac công ty dược khác trong ngành, DCL duy
trì một hệ số nợ cao, do vậy có Hệ số tự tài trợ TSDH nhỏ nhất trong ngành.
2.2. Về Hệ số khả năng thanh toán Nợ dài hạn (TSDH/Nợ DH) tăng cao, nhóm đã có nhận
xét trong bài làm. Vì hệ số này tăng cao nhưng lại không thể hiện khả năng thanh toán
tốt nên nhóm DCL đã nhận xét như sau:
1
Nhóm trả lời: Chủ đề 3 - DCL Nhóm phản biện: Thiên Long
“Tuy nhiên sự gia tăng đáng kinh ngạc này lại không phải do xuất phát từ tình hình tài
chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty DCL tốt mà lại có nguyên
nhân từ việc mất cân đối về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn . Cụ thể là phần lớn vốn của
DN là do huy động nợ và chiếm tỷ trọng chủ yếu là nợ ngắn hạn ( Tỷ trọng nợ ngắn hạn/
Tổng nợ năm 2011 là 94,98%, năm 2010 là 87,94%) dẫn đến phần không nhỏ TSDH được
tài trợ bằng nguồn vốn vay nợ ngắn hạn. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua hệ số
tự tài trợ tài sản dài hạn năm 2011giảm so với năm 2010 và nhỏ hơn 1.”
2.3.Về Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2011, nhóm đã nhận xét về việc hệ số này
thấp thể hiện khả năng thanh toán cực thấp so với trung bình ngành. Còn việc ý nghĩa
của việc chỉ tiêu này rất thấp, nhóm DCL đã đề cập trên phần nhận xét ban đầu, đó là
thể hiện khả năng thanh toán lãi vay thấp và ngày càng kém đi.
2.4. Về so sánh khả năng thanh toán dài hạn với các công ty trong ngành và trung bình
ngành tốt lên hay kém đi, Nhóm DCL đã có đề cập đến trong bài, có thể nhóm Thiên
Long chưa xem kĩ, như sau:
- “Qua bảng phân tích trên ta thấy DCL có rủi ro tài chính cao, đáng báo động và
khả năng thanh toán lãi vay thấp và ngày càng giảm.”
- “Cụ thể khả năng thanh toán lãi vay ngành dược trong gia đoạn 2009-2011 có sự
giảm sút do ngành tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính và do lãi suất trong giai
đoạn này có xu hướng tăng. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay vẫn duy trì ở
mức 6,9 lần năm 2011 là một mức cao. Do đó, ngành dược phẩm nhìn chung vẫn
có khả năng thanh toán tốt, nhận được tín nhiệm của các ngân hàng và đây là
cơ sở để các doanh nghiệp của ngành có thể tiếp cận thuận lợi vốn vay ngân
hàng với lãi suất ưu đãi. Như vậy có thể nói rằng DCL đang đi ngược lại với xu

hướng chung của ngành. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng biến động
nợ dài hạn của dược Cửu Long năm 2011 giảm 2 lần so với năm 2010 (năm 2010:
60.768.501.931, năm 2011: 30.615.833.998).”
3. Về phần tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, công ty kinh doanh như thế nào khiến
cho lợi nhuận âm, thì đây là do hiệu quả kinh doanh của công ty chưa tốt, nếu Nhóm Thiên
Long muốn tìm hiểu phần này có thể sử dụng các phương pháp đánh giá Hiệu quả kinh
doanh (Chương Hiệu quả kinh doanh). Tuy nhiên nhóm DCL có thể cung cập một số thông
tin mà nhóm đã tìm được trên mạng như sau:
/>kho-khan.chn
2
Nhóm trả lời: Chủ đề 3 - DCL Nhóm phản biện: Thiên Long
4. Về phần vì sao công ty DCL theo đuổi chính sách tài chính mạo hiểm song vẫn duy trì chi
trả cố tức cao, ngược với xu thế ngành dược phẩm, thì đây chính là sự thống nhất của Ban
Quản trị và Nhà quản lý. Khi các thành viên trong Ban Quản trị và Nhà quản lý thống nhất
về tỷ lệ chi trả cổ tức và hệ số Nợ, thì họ sẽ có những lý do thích hợp. Bên cạnh đó việc
chính sách chi trả cổ tức như vậy cũng vì thiên về việc đảm bảo quyền lợi, thu nhập cho
chủ sở hữu và cổ đông của công ty. Có thể công ty ưu tiên mục tiêu/chính sách này hơn là
giữ lại lợi nhuận để đầu tư. Chính vì thế nên mới có sự việc công ty chi trước cổ tức như
nhóm DCL đã nêu. Tuy nhiên, những quyết định này lại gây ra những vấn đề về tài chính
cho công ty, do vậy cần phải thay đổi, đó là lý do tại sao 6 tháng đầu năm 2012, DCL có kế
hoạch giảm hệ số Nợ của công ty.
5. Trong phần kiến nghị, nhóm DCL có đề xuất huy động vốn qua Phát hành cổ phiếu mới và
giảm chi trả cổ tức. Thêm nữa, vì hiện tại công ty đang chi trả cổ tức theo một tỉ lệ khá cao
cho nên dù có giảm đi thì vẫn hấp dẫn. Ngoài ra, Dược Cửu Long còn là một công ty lớn
và có uy tín trong ngành dược nên NĐT sẽ khá tin tưởng, đây cũng là lí do vì sao tại thời
điểm cuối năm 2010, 2011 cũng như trong năm, khi khả năng thanh toán của DCL là
không tốt nhưng vẫn tiếp tục nhận được các khoản vay lớn từ những ngân hàng cho vay
trước đó và cả ngân hàng khác. Mặt khác, khi những dự án của công ty được khai thác tốt
hơn thì sẽ đóng góp tích cực vào việc cải thiện tình hình thanh toán và đem lại lợi nhuận
cho công ty. (trong phần cuối bài,nhóm mình đã nêu tình hình thực tế công ty đầu năm

2012, kết quả này có sự đóng góp của 2 dự án mới hoàn thành).
Đây chính là những cơ sở để nhóm DCL đề xuất giải pháp này, tuy nhiên cũng chỉ là một
trong những giải pháp mà nhóm DCL đưa ra, còn không phải là giải pháp tối ưu
Và thực tế, DCL đã không dùng giải pháp này mà thực hiện như kế hoạch 6 tháng đầu năm
như trong bài:
“Thực tế vào đầu năm 2012, DCL cũng đã nhận ra vấn đề của công ty và có kế hoạch như
sau:
Nhằm khắc phục khoản lỗ 30 tỷ đồng trong năm 2011, CTCP Dược phẩm Cửu Long
(HOSE: DCL) tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, khống chế thời gian nợ của khách hàng
từ 30-40 ngày, tối đa là 60 ngày. Công ty cũng kiên quyết giảm 30-40% số dư nợ ngân
hàng so với năm 2011.Như vậy, với các giải pháp đưa ra trên, DCL dự kiến trong quý
1/2012 sẽ thu được 3.1 tỷ đồng lãi sau thuế và nâng dần lên cho các quý tiếp theo. Đến
cuối năm 2012, công ty ước đạt 31 tỷ đồng lãi ròng.”
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×